Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

hinh anh chim canh cut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.78 KB, 4 trang )

Hành vi tự sát tập thể không chỉ là hiện tượng lạ đối
với cá heo hay cá voi mà còn tìm thấy ở loài chuột.
Các nhà động vật học đã ghi nhận: Vào đầu tháng
5/1995, trên một vùng rộng chừng 10.000km2 ở khu
vực tự trị Tân Cương (Trung Quốc) đã xảy ra hiện
tượng chuột tự sát tập thể. Ở đây có loài chuột đồng
mắt rất to, dân chúng gọi là "quỷ mắt lồi". Chúng kéo
đến các ao, hồ, từng đôi một cắn đuôi nhau lao mình
xuống nước tự tử. Chỉ vài hôm sau, tại tất cả các ao
hồ trong vùng, xác chuột nổi kín mặt nước.
Trong thế giới tự nhiên, lạ lùng nhất có lẽ là cách tự
sát tập thể vì đồng loại của loài mối Globitermes
sulfureus. Khi một đàn kiến xâm nhập tổ, các chú mối
thợ phản ứng như những quân nhân quyết tử trước kẻ
thù. Bắt đầu từ vòng bảo vệ ngoài, lần lượt vào đến
trong, chúng đồng loạt co cơ bụng cho đến khi cơ thể
bị nứt ngang cổ , phóng ra một giọt nhựa dính. Kiến
bị vướng chân trong chất nhựa dính này và chết tại
chỗ. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định
được rằng mối có ý thức được hành vi tự sát của mình
hay không nhưng chúng đã thực sự hy sinh thân mình
để bảo vệ mối chúa. Điều này đồng nghĩa với việc
bảo vệ giống nòi bởi những chiến binh mối, như các
côn trùng thợ khác, không bao giờ sinh sản.
Thử đi tìm nguyên nhân
Điều gì đã khiến một số loài động vật rủ nhau cùng
tìm đến cái chết? Nhiều giả thuyết được đặt ra trước
hiện tượng tự tử tập thể này, nhưng không mang tính
thuyết phục. Chẳng hạn như, với vụ tự sát tập thể của
đàn cừu hàng ngàn con ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra gần đây
nhất. Theo tờ nhật báo Radikal của Thổ Nhĩ Kỳ thì


nguyên nhân chính của vụ này là do những người
chăn cừu ở làng Ikizler trong một thời gian dài đã lơ
là việc chăn dắt, để cho chúng phải chịu nhiều đói rét
và kết quả là cuộc tự sát của cả bầy cừu. Tuy nhiên, lý
giải này không được đông đảo giới khoa học đồng
thuận, bởi người ta cho rằng dù có thế nào thì bản
năng sinh tồn cũng chi phối mạnh mẽ cuộc sống của
vạn vật. Ở Australia, nơi thường xuyên diễn ra những
màn tự sát của động vật biển, người ta đã thành lập
một tổ chức chuyên nghiên cứu để tìm ra nguyên
nhân của hiện tượng này. Cho đến nay các nhà nghiên
cứu vẫn đang mải miết làm việc. Bộ trưởng môi
trường liên bang Australia, một trong những thành
viên của nhóm nghiên cứu này cho biết: "Hiện tượng
cá voi tự sát tập thể diễn ra khá thường xuyên dọc
theo bờ biển Tasmania và ở eo biển nối với Australia
vào thời điểm này trong năm, cũng như ở New
Zealand, nhưng thật không may cho đến giờ chúng ta
vẫn chưa biết chính xác tại sao điều đó lại xảy ra".
Đối với một số loài động vật, như loài mối, loài bọ
cạp , một số nhà sinh vật học cho rằng, bản thân
chúng sinh ra đã mang trong mình "gen tự sát". Việc
cùng tìm đến cái chết trong một số hoàn cảnh nào đó
giống như một hành động theo bản năng di truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác với sự chọn lọc tự nhiên,
sao cho có lợi nhất cho nòi giống.
Kinh nghiệm dân gian lại khẳng định hiện tượng loài
vật nào đó tự sát tập thể là dấu hiệu báo trước một
hiểm họa thiên nhiên lớn sắp xảy đến như động đất,
sóng thần, bão lốc Có quan điểm khoa học cho rằng

hiện tượng này là biểu hiện của quy luật tự nhiên về
cân bằng sinh thái: loại bỏ số khẩu dư thừa trong một
cộng đồng. Như sự tự sát của những con chuột ở Na
Uy chẳng hạn. Chúng ý thức được tình trạng thiếu
thốn thức ăn nên đã tự nguyện nhận lấy cái chết để
những con còn lại không bị chết đói. Tuy nhiên, cơ
chế nào dẫn đến hành động tự sát tập thể của những
loài vật này và hành động đó động đó thực sự "có ý
thức" hay không thì cho đến nay vẫn còn là điều bí
ẩn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×