Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

luận văn quản trị nhân lực Vấn đề thù lao cho công nhân viên ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hà Thủy.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.63 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
MỤC LỤC
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
MỞ ĐẦU
Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình
sảnxuất.
Lao động của con người trong phát triển kinh tế xã hội có tính chất
hai mặt:Một mặt con người là tiềm lực của sản xuất, là yếu tố của quá
trình sản xuất, còn mặt khác con người được hưởng lợi ích của mình là
tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng
với số lượng, chất lượng và kết quả lao động.Tiền lương là nguồn thu
nhập của công nhân viên chức, đồng thời là những yếu tố CPSX quan
trọng cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Quản lý lao động tiền lương là một yêu cầu cần thiết và luôn được
các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất là trong điều kiện chuyển đổi cơ
chế từ cơ chế bao cấp sang. Em đã nhận rõ vấn đề này và lựa chọn đề
tài: Vấn đề thù lao cho công nhân viên ở công ty cổ phần đầu tư và
phát triển Hà Thủy.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô,
các chú trong công ty. Em cũng xin cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Thu
Hườngđã hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực tập, giúp em
hoàn thành tốt đề tài thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP


Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hà Thủy
Tổng giám đốc: Phùng Vinh Quang
Địa chỉ: 36A Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 04.38513973
Fax: 04.38513990
Mã số thuế: 0100103697
Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
Lịch sử phát triển:
Công ty được thành lập ngày 12/11/1985, gồm 3 chi nhánh hoạt
động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động chính là nhận thầu các
ao hồ trong thành phố, thả cá, nuôi cá và tiêu thụ. Trải qua 27 năm
thành lập và phát triển, cùng với những biến đổi về cơ cấu đất, hồ tại
thành phố Hà Nội, doanh nghiệp đã phát triển không ngừng và hiện đã
mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như xây dựng, dịch vụ,
vui chơi giải trí. Hiện doanh nghiệp đang nhận thầu 4 hồ lớn tại Hà Nội
bao gồm: hồ Đống Đa, hồ Thành Công, hồ Thiền Quang, hồ Giảng Võ.
Doanh nghiệp cổ phần hóa ngày 26/4/2005.
Chức năng của doanh nghiệp: Nuôi cá, đánh bắt các sản phẩm
thủy sản tại các hồ công ty được nhận. Tổ chức các dịch vụ, hoạt động
công cộng quanh hồ như làm công viên, khu vui chơi giải trí quanh hồ.
Thực hiện đúng các lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký với nhà nước.
Nhiệm vụ:

Công ty phải đẩy mạnh công tác kinh doanh, tự hạch
toán, kinh doanh phải có lãi, bảo toàn được vốn, đạt doanh thu, không
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
2
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
để mất vốn và công nợ trong kinh doanh. Thực hiện quyền lợi và nghĩa

vụ đối với người lao động theo đúng qui định. Thực hiện các báo cáo
thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ lên hội đồng quản trị, chịu trách
nhiệm về độ chính xác của nó. Công ty có nghĩa vụ phải thực hiện các
khoản phải nộp đối với Nhà nước như: các loại thuế, bảo hiểm.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
3
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO TRONG DOANH
NGHIỆP
I. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh
hưởng đến công tác thù lao:
1.

Mặt hàng sản xuất:
Công ty cổ phần đầu tư & phát triển Hà Thủy là một doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngoài
ra, công ty còn đầu tư phát triển thêm ngành dịch vụ vui chơi giải trí,
làm công viên; khai thác triệt để không gian xung quanh các hồ do công
ty nhận thầu nuôi cá. Các mặt hàng chính của công ty bao gồm:
STT Tên mặt hàng
Sản lượng bình
quân/năm
1 Cá chép 55576 kg
2 Cá trôi 40391kg
3 Cá rô phi 49099.5kg
4 Cá mè 50520kg
Ngoài ra còn cách mặt hàng dịch vụ giải trí quanh hồ, hoặc trong
điều kiện cho phép, cho các doanh nghiệp khác thuê làm nhà hàng, bể
bơi… Tổ chức hoạt động cho thuê bơi thuyền, đạp vịt trên hồ. Nhưng

trong khuân khổ bản báo cáo này, chỉ đề cập đến mặt hàng chính của
doanh nghiệp là nuôi cá, và các sản phẩm về cá của doanh nghiệp.
2.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Đặc thù của doanh nghiệp là làm việc trên mặt sông nước, ao hồ,
nên công cụ lao động công ty trang bị cho nhân viên cũng mang đặc thù
này. Cụ thể, ở mỗi hồ cá công ty trang bị:
- Xuồng máy 15ml: 3 chiếc
- Xuồng lớn: 1 chiếc
- Xe ô tô madga: 1 chiếc
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
4
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
- Máy vi tính: 2 chiếc
- Máy in: 1 chiếc
- Nhà điều hành: 1
- Nhà thuyền: 1
- Hệ thống chiếu sáng đêm cho cá
- Công cụ phục vụ cho việc nuôi và đánh bắt cá
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đầu tư về phần an toàn lao động,
phần không thể thiếu khi làm việc tiếp xúc trực tiếp với nước là phao,
áo phao và các trang phục chống thấm nước. Tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân viên lao động sản xuất. Khối văn phòng cũng được trang bị
đầy đủ về các dụng cụ văn phòng phẩm. Mặc dù doanh nghiệp hình
thành từ rất lâu, theo truyền thống là các công tác quản lý hầu hết được
thực hiện trên giấy tờ, sổ sách, đội ngũ quản lý cấp cao cũng thuộc các
thế hệ trước. Nhưng đó chỉ là tồn tại trong những năm đầu. Doanh
nghiệp đã không ngừng đầu tư cho nhân viên tham gia các khóa học,
nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như phát triển thêm các kỹ năng làm

việc mới, khoa học và trình độ cao. Từ năm 2004, rất sớm so với các
doanh nghiệp làm về nông nghiệp thủy sản khác, công ty đã vi tính hóa
toàn bộ quá trình quản lý, cũng như các khâu kỹ thuật.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
5
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
3.

Quy trình công nghệ sản xuất:
•Trại cá giống:DN có trại cá giống của riêng mình, cá giống được
lựa chọn kỹ càng và nuôi ở các Trại cá giống. Sau khi được lựa chọn,
phân loại. Cá giống sẽ được đưa đến mỗi hồ trong 4 hồ công ty quản lý
theo kế hoạch đã được đề ra trước.
•Hồ thả cá: Tùy theo diện tích, đặc điểm mỗi hồ và kế hoạch đã
có từ trước. Cá giống sẽ được thả nuôi ở Hồ nuôi cá. Mỗi hồ sẽ nuôi từ
3 đến 4 loại cá.
•Quản lý, chăm sóc ao: Quá trình này cá sẽ được nuôi lớn để đạt
đến cân nặng tiêu chuẩn cho từng loại cá. Đồng thời DN cũng thường
xuyên kiểm tra, tổ chức bảo vệ cá khỏi những bệnh thường gặp cũng
như tránh không để người dân quanh hồ câu cá, đánh bắt trái phép làm
giảm chất lượng cá cũng như số lượng cá trong hồ.
•Kiểm tra, nghiệm thu: Khi đã đủ ngày nuôi, mỗi loại cá sẽ được
kiểm tra, nghiệm thu. Nếu đạt tiêu chuẩn, cá sẽ được đánh bắt để
chuyển sang khâu tiêu thụ.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
6
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
•Đánh bắt, phân loại: Tổ chức giăng lưới bắt cá. Sau đó phân loại
cá theo các tiêu chí đề ra để tận dụng hết số cá thu hoạch được cuối quy
trình sản xuất.

•Tiêu thụ: Sau khi được phân loại, tùy theo những tiêu chí đề ra,
Cá sẽ được chia thành 2 phần chính. Với những con cá khỏe mạnh,
giống tốt sẽ được đưa về trại cá giống, quay vòng quy trình sản xuất,
phần còn lại sẽ đem tiêu thụ, bán cho người dân, người bán buôn làm
lương thực thực phẩm hoặc bán cho các hộ chăn nuôi gia súc (với
những con cá nhỏ) để làm thức ăn gia súc.
4.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
•Tổng giám đốc: : Quyết định toàn bộ kế hoạch sản xuất và kinh
doanh của công ty, kế hoạch về ngân sách và vay nợ, tăng vốn pháp
định, chuyển nhượng, kéo dài thời gian hoạt động, tạm ngừng hoạt
động, chỉ định thay đổi bãi nhiệm phó giám đốc, kế toán trưởng và một
số quyền hạn khác.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
7
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
•Các phó giám đốc: Do giám đốc bổ nhiệm, mỗi phó giám đốc
tương đương với 1 trưởng phòng, chịu trách nhiệm quản lý đơn vị mình
quản lý (văn phòng, xí nghiệp cá, trung tâm vui chơi giải trí). Giúp việc
cho Tổng giấm đốc, chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình.
•Văn phòng: Trụ sở đặt ở 36A Hoàng Cầu. Chịu trách nhiệm xử lý
các vấn đề về giấy tờ, sổ sách. Đảm bảo các hoạt động của DN diễn ra
trôi chảy.
•Xí nghiệp cá: Gồm 4 xí nghiệp ở 4 hồ DN thả cá (hồ Đống Đa, hồ
Giảng Võ, hồ Thành Công, hồ Thiền Quang). Thả cá giống, nuôi cá,
kiểm tra tình hình cá kịp thời báo về VP khi có vấn đề. Tổ chức đánh
bắt và tiêu thụ bước một.
•Phòng Tài chính – kế toán (TC - KT) : Kết hợp cùng các đơn vị
đối chiếu thu hồi công nợ, quyết toán các chi phí khoán cho các đơn vị.

Đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ
bản. Thường xuyên phân tích hiệu quả kinh tế, xây dựng kế hoạch tài
chính năm tiếp theo.
•Phòng Tổ chức hành chính (TCHC) : Có nhiệm vụ xây dựng
phương án trả lương cho hợp lý và hiệu quả. Duy trì, kiểm tra việc thực
hiện nội qui, qui chế vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm và
phòng chống cháy nổ. Giám sát việc sửa chữa ( nếu có ). Chủ trì và
phối hợp các phòng chức năng.
•Tổ đội cá: Chịu trách nhiệm nuôi, đánh bắt và tiêu thụ cá ở bước 1.
•Tổ bảo vệ: Nhân viên an ninh, làm công tác bảo vệ về người và
tài sản của công ty. Các nhân viên an ninh thay ca làm việc 24/24. Có
nhiệm vụ bảo vệ cá, xe cộ mà mọi tình hình diễn ra trong phạm vi
doanh nghiệp quản lý. Đặc biệt là tại các hồ cá. Bởi bên cạnh việc khai
thác lòng hồ nuôi cá, doanh nghiệp còn tận dụng không gian quanh hồ
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
8
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
làm điểm vui chơi giải trí, nên khâu bảo đảm an ninh cũng là một trong
những khâu cần đặc biệt chú ý.
•Phân tích về bộ máy hoạt động và quản lý của công ty cổ phần
đầu tư & phát triển Hà Thủy: Bộ máy của công ty được tổ chức, sắp xếp
theo mô hình tổ chức hỗn hợp. Ưu điểm lớn nhất của mô hình tổ chức
hỗn hợp này là sự kết hợp các mô hình, cho phép công ty lợi dụng được
các ưu điểm của mô hình tổ chức chính đồng thời ít ra cũng giảm được
ảnh hưởng của các nhược điểm của nó. Ngoài ra, mô hình tổ chức hỗn
hợp còn một ưu điểm lớn nữa mà công ty đang khai thác rất tốt. Đó là
giúp xử lý được các tình huống hết sức phức tạp, nó có tác dụng rất tốt
đối với các công ty lớn, gồm nhiều chi nhánh ở các địa điểm khác nhau,
khả năng quản lý bị chia nhỏ và cần có được những quyết định mang
tính chất tức thì ở từng chi nhánh, cho phép chuyên môn hóa một số cơ

cấu tổ chức.
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình tổ chức hỗn hợp là: nếu tổ
chức không hợp lý, khoa học dễ dẫn đến bộ máy cồng kềnh, cơ cấu
phức tạp, có thể dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp quá nhỏ và
có thể làm tăng thêm yếu điểm mỗi mô hình hơn là khai thác ưu điểm.
Tuy vậy, sử dụng đúng đắn mô hình tổ chức hỗn hợp sẽ mang lại hiệu
quả cao, giảm được các nhược điểm tồn tại nói trên.
5.

Số lượng, chất lượng, kết cấu lao động:
•Số lượng lao động:
Năm 2008 2009 2010 2011
Số LĐ 69 71 72 73
Số lượng lao động trong doanh nghiệp qua 4 năm khá ổn định,
xoay vùng trong khoảng 70 lao động. Việc thay đổi số lượng lao động
qua các năm chỉ bởi việc nghỉ việc của các cá nhân, chủ yếu nằm ở khối
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
9
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
lao động phổ thông và những lao động trẻ, là những đối tượng chưa ổn
định hoặc chưa muốn ổn định vị trí làm việc. Không phải do việc điều
chỉnh cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp. Chính vì vậy số lượng thay đổi
hàng năm rất ít và có xu hướng phục hồi sau đó. Năm 2008 là 69 lao
động, sang năm 2009 tăng dần lên và có 71 người, đến cuối năm
2011thống kê doanh nghiệp có tất cả 73 lao động.
•Chất lượng lao động:
Chất lượng lao động(hay nói cách khác là trình độ lao động) trong
doanh nghiệp khá ổn định và ở mức cao, hàng năm doanh nghiệp vẫn
đầu tư nâng cao trình độ cho nhân viên, đặc biệt là các nhân viên ở khu
vực quản lý, kỹ thuật. Vì những nhân viên này sau khi được đào tạo về,

sẽ áp dụng được trực tiếp những gì học được vào việc làm, đồng thời
cũnglà cầu nối kiến thức, truyền lại cho những nhân viên khác làm cũng
trong một nhóm. Năm 2008 có 18 lao động trình độ ĐH, đến nay là 19,
trình độ CĐ từ 11nhân viên năm 2008lên 12 nhân viên ở năm 2011. Sự
biến đổi về chất lượng chủ yếu nằm ở bộ phận lao động gián tiếp là
những người làm công việc quản lý, nghiên cứu. Đầu tư trực tiếp về
trình độ cho những người này cũng là gián tiếp đầu tư cho các lao động
mới, các lao động ở trình độ trung cấp và phổ thông.
•Cơ cấu lao động:
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
10
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
Giới tính 2008 2009 2010 2011
Nam 49 50 50 51
Nữ 20 21 22 22
Tổng 69 71 72 73
Vì tính chất công việc, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp
chủ yếu làm việc trên bề mặt ao hồ, làm việc ngoài trời. Lao động trực
tiếp chiếm đa số, yêu cầu sức khỏe, chịu đựng thời tiết tốt. Chính vì
những nguyên nhân đó mà lượng lao động nam tham gia là chủ yếu,
chiếm khối lượng gấp 2 lần lao động là nữ.Lao động nữ chủ yếu làm
việc trong các bộ phận thuộc văn phòng, bộ phận phục vụ và khu
nghiên cứu, nuôi cá giống.
6.

Yếu tố khác:
•Tài chính: Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua tổng
số vốn, nợ của doanh nghiệp:
- Tổng số vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ
- Số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2011 không

chia: 296.000.000 VNĐ
- Lợi nhuận doanh nghiệp đạt được là thấp. Tuy nhiên năm 2011 là
một năm khó khăn với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng, có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản, làm ăn thua
lỗ. Trong điều kiện này doanh nghiệp làm ăn không bị thua lỗ là điều
đáng mừng, cho thấy triển vọng phát triển của công ty CP ĐT&PT Hà
Thủy vẫn còn rất lớn, ngành thủy sản ở VN vẫn là một trong những
ngành tiềm năng lớn của nước ta.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
11
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
•Nguyên vật liệu: Doanh nghiệp có một lợi thế lớn so với các
doanh nghiệp cùng ngành là doanh nghiệp tự lo về vấn đề nguyên liệu,
điều này giúp doanh nghiệp giảm đáng kể về CPSX.Tiêu thụ sản phẩm:
Doanh nghiệp có hệ thống khách hàng trung thành. Điều này giúp cho
lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm khá đều:
Đơn vị 2008 2009 2010 2011
Doanh thu Tr.đ 2,775 2,942 2,920 3,156
Nhìn vào bảng ta thấy doanh hàng năm doanh nghiệp đạt được
khá đều, vẫn chịu ảnh hưởng khách quan từ bên ngoài vào doanh thu
hàng năm nhưng đều nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Đồng
thời doanh thu hàng năm vẫn tăng dần theo đà tăng chung.
II.Thực trạng về công tác thù lao tại doanh nghiệp:
1.

Hệ thống trả công lao động tại doanh nghiệp:
Doanh nghiệp áp dụng hệ thống thang bảng lương theo quy chuẩn
của nhà nước quy định. Cụ thể như sau:
Quỹ tiền lương của Công Ty là toàn bộ số tiền lương trả cho cán
bộ công của Công Ty. Hiện nay Cty CP ĐT&PT Hà Thủy xây dựng quỹ

tiền lương trên tổng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 22%.
Hàng tháng phòng kế toán tổng hợp toàn bộ doanh số bán hàng và cung
cấp dịch vụ của tất cả các văn phòng đại diện sau đó nhân với 36%. Đó
là quỹ lương của Công Ty tháng đó.
Ví dụ: Doanh thu của công ty tháng 12 năm 2011 đạt 263.
000.000đồng thì quỹ lương của công ty sẽ là 263.000.000 x 36% =
94.000.000 đồng.
2008 2009 2010 2010
Doanh thu 2,775 2,942 2,920 3,156
Quỹ lương 999 1,059 1,051 1,136
Quy định về đơn giá tiền lương tính cho sản phẩm, công việc của
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
12
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
Công Ty được tính như sau:
Quy định về tiền lương khoáng (mỗi tháng): Ởhồ Thanh Công tiền
lương khoán cho tháng 12 của 3 người Hưng, Long, Tùng là 5.150.000.
Tháng 12 Hưng làm 24 công, Long làm 26 công Tùng làm 26 công. Vậy
đơn giá lương ngày của 3 người sẽ là:
5.150.000 / (24 + 26 + 26) = 67.763 đồng
Quy định về tiền lương tính theo thời gian: Là số tiền lương trả cho
người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương trong một
đơn vị thời gian. Như vậy tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào 2
nhân tố ràng buộc là: Thời gian làm việc và mức tiền lương trong một
đơn vị thời gian. Hình thức tính lương này dễ thực hiện, chỉ căn cứ vào
lương tháng và hệ số thời gian làm việc thực tế.
Tiền lương trả cho công nhân viên theo tháng, bậc lương đã sắp
xếp lương tháng là số tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ cấp
(nếu có).
Hình thức tiền lương này được áp dụng trả cho nhân viên làm việc

ở các bộ phận gián tiếp sản xuất như nhân viên quản lý đơn vị, nhân
viên quản lý phân xưởng, nhân viên làm việc tại văn phòng, kế toán
Những nhân viên không có điều kiện xác định khối lượng công việc
hàng ngày.
Mức lương theo tháng Các khoản
Lương tháng = bảng lương + phụ cấp
đã thỏa thuận (nếu có)
Tiếp đó là việc tính các khoản trích theo lương với người lao động:
- Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH): Dùng để chi trả cho người lao
động trong thời gian nghỉ do ốm đau theo chế độ hiện hành BHXH phải
được tính là 20% BHXH tính trên tổng quỹ lương trong đó 16% tính
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
13
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 6% do người lao động
đóng góp tính trừ vào lương, công ty nộp hết 20% cho cơ quan bảo
hiểm.
Tổng quỹ lương của công ty tháng 12 là:
94.000.000 đồng
Theo quy định công ty sẽ nộp BHXH với số tiền là:
94.000.000 x 16% = 15.040.000 đồng
Trong đó người lao động sẽ chịu là:
94.000.000 x 6% = 5.640.000 đồng
Cụ thể với CBCNV thì kế toán chỉ tính và trừ 6%. Anh Lê Văn
Thành số lương nộp bảo hiểm là:
900.000 đồng
Vậy số tiền nộp BHXH sẽ là
900.000 x 6% = 54.000 đồng.
Số tiền mà công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
sẽ là:

900.000 x 16% = 144.000 đồng
- Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT): Dùng để chi trả cho người tham gia
đóng góp trong thời gian khám chữa bệnh. 4.5% BHYT tính trên tổng
quỹ lương trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công
ty còn 1.5% người lao động chịu trừ vào lương.
Theo quy định công ty sẽ nộp BHYT với số tiền là:
94.000.000 x 4.5% = 4.230.000đồng
Trong đó người lao động sẽ chịu là:
94.000.000 x 1.5% = 1.410.000 đồng
Anh Lê Văn Thành số lương nộp bảo hiểm là:
900.000 đồng
Vậy số tiền nộp BHYT sẽ là
900.000 x 1.5% = 13.500 đồng
Và công ty phải chịu 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là:
900.000 x 3% = 27.000 đồng
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
14
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Dùng để trả 1 khoản duy nhất
cho người lao động trong trường hợp thôi việc. Phần này gồm 2% và sẽ
chia đều cho doanh nghiệp và người lao động:
94.000.000 x 1% = 940.000 đồng
Anh Lê Văn Thành số lương nộp bảo hiểm là:
900.000 đồng
Vậy số tiền nộp BHTN sẽ là:
900.000 x 1% = 9.000 đồng
Tại công ty Hà Thủy có 3 khoản trích theo lương BHXH, BHYT
và BHTN sẽ trừ luôn vào lương của người lao động khi trả theo quy
định của nhà nước. BHTN sẽ và BHTN người lao động có thể đóng
hoặc không.

2.

Hình thức trả công của doanh nghiệp

:
Việc chi trả lương ở Công Ty do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn
cứ vào các chứng từ: “Bảng Thanh Toán Tiền Lương”, “Bảng Thanh Toán
BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho công nhân viên. Công
nhân viên khi nhận tiền phải ký tên vào bảng thanh toán tiền lương. Nếu
trong một tháng mà công nhân viên chưa nhận lương thì thủ quỹ lập danh
sách chuyển họ tên, số tiền của công nhân viên đó từ bảng thanh toán tiền
lương sang bảng kê thanh toán với công nhân viên chưa nhận lương.
VD:
•Trả lương khoán: Thực hiện với các nhân viên an ninh.Tại tổ đội
cá hồ Thành Công, doanh nghiệp khoán cho 3 nhân viên an ninh tại địa
điểm công tác này là 5.150.000 đồng. sau đó các nhân viên sẽ tự chia
hoặc dựa trên khoản lương khoán cố định, doanh nghiệp sẽ chia làm 3
phần theo số ngày công mỗi người làm.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
15
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
Nhìn vào bảng lương, ta thấy lương khoán cho 3 nhân viên an ninh
làm việc tại cơ sở kinh doanh Hồ Thành Công có lương khoán là
5.150.000 đồng. Vũ Văn Hóa và Nguyễn Văn Thuận làm việc đủ 26
công/tháng nên nhận đủ lương là 1.762.000 đồng, sau khi trừ các khoản
phải nộp theo quy định, cuối tháng sẽ nhận được tổng cộng 1.612.000
đồng. Còn Bùi Hoàng Hiệp do nghỉ 2 ngày, chỉ hoàn thành 24
công/tháng nên chỉ nhận được 1.626.000 đồng, sau khi nộp các khoản
theo quy định, cuối tháng sẽ nhận tổng cộng 1.488.000 đồng.
•Lương theo hợp đồng thỏa thuận (tính thành lương ngày): Hình

thức trả lương này áp dụng cho những nhân viên làm việc tại văn
phòng, không thể thay thế được vị trí làm việc của nhau như nhân viên
an ninh hay các lao động làm việc tại các tổ đội cá, các lao động trực
tiếp. Đối tượng nhận lương ngày là các nhân viên làm việc tại văn
phòng(kế toán, tài vụ )
Phòng kế toán gồm 4 người: 1 kế toán trưởng, 2 kế toán viên làm
công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, tính
toán, bổ sung và điều chỉnh hợp lý các khoản chi tiêu, trong đó có tiền
lương và các khoản khác, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng thu
nhập cho đơn vị và người lao động. Và 1 nhân viên thu mua, trực thuộc
phòng kế toán, nhận các yêu cầu thu mua về nguyên liệu sản xuất, bổ
sung kịp thời tư liệu sản xuất cho các đơn vị sản xuất (các hồ cá cũng
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
16
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
như toàn bộ các phòng ban trong công ty). Dựa theo thỏa thuận ban đầu
giữa trưởng bộ phận và giám đốc với người lao động. Dựa theo quỹ
lương, và cấp bậc lương. Công ty đưa ra thỏa thuận mức lương với
người lao động.
Kế toán trưởng của công ty là bà Trịnh Thị Minh Thu, lương thỏa
thuận là 4.000.000 đồng, 2 kế toán viên là Nguyễn Thị Minh Tâm và
Nguyễn Thị Hoa cùng hưởng mức lương là 2.500.000 đồng, 1 nhân viên
thu mua là ông Phạm Văn Hùng hưởng mức lương là 2.000.000 đồng.
Kế toán sẽ lập bảng lương như sau.
Nhìn vào bảng lương ta thấy kế toán trưởng theo thỏa thuận ban
đầu nhận được 4.000.000 đồng/ tháng, làm đủ 26 công/tháng nên nhận
đủ lương, sau khi tính các khoản phải nộp, cuối tháng nhận được
3.660.000 đồng. Có 1 nhân viên kế toán và 1 nhân viên thu mua làm
không đủ 26 công, cụ thể bà Nguyễn Thị Hoa làm 25/26 công, nên sau
chỉ nhận được 2.403.800 đồng, sau khi trừ các khoản phải nộp, cuối

tháng nhận được 2.199.500 đồng, ông Phạm Văn Hùng làm 23/26 công,
nhận được 1.769.200 đồng, cuối tháng sau khi trừ các khoản phải nộp
nhận được 1.618.800 đồng.
Điểm khác biệt của 2 hình thức trả lương này nằm ở tổng quỹ
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
17
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
lương phải trả cho người lao động. Với hình thức lương khoán, doanh
nghiệp khoán cho 1 đội lao động 1 khoản lương nhất định mỗi tháng. Ở
đây là đội nhân viên an ninh là 5.150.000 đồng/ tháng. Doanh nghiệp sẽ
thực hiện phân chia giúp người lao động theo tổng số công người lao
động phải thực hiện trong tháng. Trường hợp có người nghỉ thì số
người còn lại sẽ phải làm thay việc của người nghỉ. Do vậy lương theo
đơn giá sẽ bằng tổng lương khoán chia cho số công của cả 3 người.
Lương tháng mỗi người sẽ bằng Lương theo đơn giá nhân với số công
mà nhân viên đó thực hiện được trong tháng, trừ đi các khoản phải nộp
ra số tiền nhận được cuối tháng của người lao động. Với hình thức trả
lương theo tháng, mỗi cá nhân sẽ được thỏa thuận mức lương với người
sử dụng lao động trước thời điểm ký hợp đồng lao động. Mức lương
thỏa thuận sẽ chia cho số công người lao động phải thực hiện trong
tháng ra lương theo đơn giá. Sau đó nhân với số công người lao động
thực hiện trên thực tế, ra số lương trong tháng đó, trừ đi các khoản phải
nộp theo quy định ra số tiền người lao động nhận được sau mỗi cuối
tháng.
3.

Tình hình khuyến khích tài chính (thưởng):
•Hình thức khuyến khích tài chính: Tại công ty Hà Thủy hiện đang
có 3 hình thức khuyến khích tài chính chủ yếu. Đó là thưởng lương phụ
thêm theo lợi nhuận thu được của doanh nghiệp, thưởng lễ tết và các

khoản trợ cấp.Hình thức khuyến khích đầu tiên sẽ được trả sau mỗi quý
hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi kế toán tính lợi nhuận cộng dồn
3 tháng, sẽ trích ra 5% lợi nhuận, trả cho người lao động. 2 hình thức
còn lại sẽ được trả ngay bằng tiền mặt.
•Đối tượng áp dụng: toàn bộ công nhân viên đang làm việc tại
công ty.
•Nguồn chi: Với hình thức hưởng lương phụ thêm theo lợi nhuận
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
18
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
thu được, doanh nghiệp sẽ trích 5% lợi nhuận cộng dồn của quý trả cho
người lao động, nhằm khuyến khích lao động hăng say, tăng năng suốt
lao động. Bởi người lao động sẽ được hưởng lợi từ chính thành quả lao
động mình đạt được dựa trên mức lợi nhuận đạt được của toàn doanh
nghiệp.
Với các khoản thưởng lễ tết gồm có:
- Thưởng tết dương: 200.000 đồng cho toàn bộ nhân viên.
- Thưởng tết âm: Chia làm 2 đối tượng. Nhân viên làm việc trên 6
tháng tính từ thời điểm ký hợp đồng chính thức tại doanh nghiệp được
hưởng 100% tháng lương. Nhân viên làm việc dưới 6 tháng tính từ thời
điểm ký hợp đồng chính thức được hưởng 50% tháng lương.
- Thưởng 30/4 – 1/5: 200.000 đồng cho toàn bộ nhân viên.
- Thưởng ngày phụ nữ Việt Nam (20/10), quốc tế phụ nữ (8/3):
200.000 đồng cho toàn bộ nhân viên nữ.
- Ngoài ra còn các khoản thưởng theo ngày sinh nhật, tổ chức đám
cưới công ty cũng có những hình thức khuyến khích tài chính khác.
Các khoản thưởng này được trích trực tiếp từ lợi nhuận công ty
trả cho người lao động.
•Ngoài ra công ty còn các hình thức khuyến khích về mặt tinh
thần:

- Khi các công nhân viên có các đợt nghỉ dài ngày hay khi công
việc kinh doanh của Công ty chưa vào vụ thì Công ty thường tổ chức
các buổi đi tham quan dã ngoại hay đi nghỉ mát cho công nhân
viên.Những nơi được lựa chọn để đi thường là do sự đề xuất của Công
đoàn Công ty. Công ty luôn đề ra mục tiêu để người lao động có từ 5
đến 6 kỳ đi nghỉ mỗi năm.Đặc biệt là Công ty luôn chi trả mọi chi phí
cho các kỳ nghỉ.
- Công ty luôn tổ chức các giải đấu thể thao cấp Công ty cho các
công nhân viên và được tổ chức thành 2 cấp là cấp cán bộ quản lý và
cấp công nhân viên.Các giải đấu được gây dựng thành phong trào có
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
19
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
tính chất sâu rộng đã tạo nên một phong trào luyện tập thể thao trong
toàn Công ty.Các giải đấu có phần thưởng là cúp lưu niệm, bằng khen
và tiền thưởng nên đã tạo được sự hào hứng cho những người tham gia.
- Hàng kỳ khi tổng kết hoạt động kinh doanh, Công ty luôn có
những buổi liên hoan tổng kết và đã có những sự động viên bằng tinh
thần cho người lao động như: biểu dương những cá nhân, tập thể có
thành tích tốt, tặng bằng khen và trao tặng trước hội nghị.
Có thể nói Công ty Hà Thủy đã kết hợp và sử dụng rất tốt các hình
thức khuyến khích bằng vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực cho
người lao động trong Công ty.Qua các hình thức khuyến khích này,
Công ty có thể nâng cao được năng suất lao động của công nhân viên và
cũng tạo nên sự tin tưởng của người lao động đối với Công ty.
III. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động:
1.

Công tác tuyển dụng:
Tuyển dụng nhân viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với một

doanh nghiệp vì nó quyết định số lượng, chất lượng của cán bộ công
nhân ciên trong Công ty có hợp lý hay không. Nhận thức được vấn đề
đó nên Công ty Hà Thủy thực hiện việc tuyển dụng nhân viên là xuất
phát từ nhu cầu lao động.
Nguồn tuyển dụng chính của công ty chủ yếu từ các trường đại học, cao
đẳng hoặc trung cấp (tùy thuộc vào vị trí cần tuyển mà trưởng phòng nhân sự
sẽ quyết định trình độ người được tuyển, ngoài ra công ty còn huy động nhân
lực từ nguồn nội bộ trong (đó chính là các công nhân viên trong công ty được
cử đi đào tạo nâng cao tay nghề), hoặc tuyển từ bạn bè, con em nhân viên
trong công ty. Các nguồn mà công ty sử dụng ở trên nói chung đều giới thiệu
các lao động đáp ứng được nhu cầu về trình độ cũng như đạo đức. Ngoài ra
những nhân viên đang làm việc trong công ty thường biết rất rõ yêu cầu nhân
lực cho vị trí còn trống. Do đó chính họ vô hình chung đã là một chuyên gia
sơ tuyển nhân sự cho công ty khi lựa chọn người ứng cử để giới thiệu cho vị
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
20
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
trí còn trống.
Cách tuyển dụng mà công ty đang áp dụng một mặt sẽ giảm được chi phí
do không phải đăng quảng cáo để thông báo một mặt sẽ tìm kiếm được những
lao động có tay nghề cao ngay khi họ vừa tốt nghiệp. Hơn nữa công ty lại có
thể thắt chặt hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhân viên khi họ giới
thiệu người lao động vào làm,như thế sẽ tạo cho nhân viên của mình cảm thấy
các quyền lợi giành cho họ lớn hơn, như con họ sẽ có cơ hội vào làm việc tại
công ty, và họ cảm sẽ cảm nhận được lòng tin mà doanh nghiệp đặt vào
họ.Như vậy có thể tiết kiệm được thời gian tìm kiếmlao động và tận dụng
được nguồn chất xám đã được đào tạo một cách chính quy trong nhà trường.
Các nguồn tuyển dụng này đã chứng tỏ được ưu thế của mình qua đó chứng tỏ
hướng tuyển dụng của công ty là phù hợp.
Tuy nhiên, cách tuyển dụng này cũng có một số nhược diểm đáng kể

như sau:
•Do sử dụng nguồn tuyển dụng chính là từ các trường học nên các lao
động chủ yếu là chưa có kinh ngiệm. Kiến thức họ được trang bị là chủ yếu từ
sách vở,trong khi đó trình độ đào tạo của Việt Nam chưa tương xứng với trình
độ thực tế đòi hỏi.Do vậy có thể khi tuyển dụng Công ty phải đào tạo họ thêm
một thời gian nữa hoặc phải cử người hướng dẫn họ.Như vậy phần nào đã tạo
nên sự hạn chế trong nguồn tuyển dụng này.
•Việc sử dụng nguồn nhân lực từ các mối quen biết của các nhân vô
hình chung tạo nên sự cứng nhắc trong nguồn tuyển dụng và trong quá trình
tuyển dụng có thể sẽ dẫn tới thiên vị, chủ quan. Mặt khác do chỉ tiêu ưu tiên
cho con, người thân của nhân viên trong công ty, nên nhiều khi các ứng viên
không đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn được tuyển vào làm. Còn những
người không quen biết mà có năng lực thật sự thì có thể bị loại hoặc không có
cơ hội để tham gia thi tuyển.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
21
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
Tuy nhiên qua các phân tích ở trên ta có thể thấy công tác tuyển
dụng của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu về lao động trong quá
trình sản xuất kinh doanh
2.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động trong công ty được thực
hiện qua những bước sau:
- Đối với các lao động vừa được tuyển dụng, nếu trình độ chưa đáp
ứng được yêu cầu của công việc thì doanh nghiệp bố trí cho họ học các
lớp đào tạo ngắn ngày về nghiệp vụ mà họ được bố trí.
- Đối với các lao động do nâng cấp máy móc thiết bị mà không đáp
ứng được yêu cầu mới của công việc thì doanh nghiệpbố trí cho họ đi

học các lớp chuyển giao công nghệ hay doanh nghiệp tự bố trí hay liên
hệ với các cơ sở đào tạo để kết hợp đào tạo cho công nhân viên.
- Đối với các nhân viên được cử vào các vị trí công tác mới Công
ty bố trí cho họ đi học các lớp nghiệp vụ nâng cao để đáp ứng được yêu
cầu đòi hỏi của công việc mới.
- Đối với các công nhân viên khác trong Công ty, Công ty luôn yêu
cầu họ tinh thần tự học hỏi, tự nâng cấp kiến thức cho bản thân bằng
cách khuyến khích và tạo điều kiện cho họ khi tham gia các khoá học
nâng cao nghiệp vụ.
Những lao động sau khi được đào tạo đã có thể đáp ứng được yêu
cầu của công việc mới. Công tác đào tạo của doanh nghiệp là rất tốt, nó
giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động nâng cấp trình độ của người lao
động trong khi đó các nguồn đào tạo lại rất phong phú.Như vậy có thể
nói công ty đã theo sát được yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
22
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
23
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD – Th.s Nguyễn Thu Hường
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG
TẠI DOANH NGHIỆP
Trong mỗi thời kỳ phát triển cuả xã hội, luôn hình thành những tổ
chức lao động phù hợp mà ở đó mỗi người phải luôn cố gắng, nỗ lực.
Khi điều kiện thay đổi, hình thức đã có trở nên lỗi thời, mọi người
không còn tích cực lao động nữa, xã hội rơi vào tình trạng bế tắc và
một hình thức mới, thích hợp sẽ ra đời. Đó là quy luật phát triển chung
của xã hội trong thời đại hiện nay, do mức độ phát triển cao của tự do
cá nhân, hình thức lao động bắt buộc không còn thích hợp nữa(trừ lao

động cải tạo). Mọi người đều có thể tự quyết định làm gì và làm như
thế nào trong điều kịên cụ thể.
Trong trường hợp lao động riêng biệt, người lao động tự làm và tự
hưởng thành quả cuả mình. Trong trường hợp lao động tập thể, lao
động làm thuê, việc đánh giá lao động và phân phối, trả công trở thành
một vấn đề hết sức quan trọng.
Do vậy, quản lý lao động là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự
phát triển toàn diện của con người, cải thiện điều kiện làm việc cho
người lao động góp phần biến lao động thành nhu cầu đầu tiên cuả con
người. Đồng thời giúp cho việc tăng năng suất lao động trên cơ sở sử
dụng có hiệu quả các tiềm năng về sức lao động trong doanh nghiệp, sử
dụng triệt để sức lao động không chỉ là tập trung hết thời gian lao động
của mỗi người mà bên cạnh đó phải đảm bảo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng lao động, tránh tiêu hao lao động lãng phí đảm bảo tăng năng
suất lao động vì mục tiêu chính là " tăng năng suất lao động là thước đo
trình độ tổ chức quản lý lao động".
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
24

×