Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cau 15_Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.68 KB, 7 trang )

Câu 15: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
I. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổi địa phương (Tỉnh,
Thành Phố …) và nó khác với các nguồn lực khác (Tài chính, đất đai, công nghệ …) ở chỗ nguồn lực với
hoạt động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nghiên và trong quá trình lao động nảy sinh các vấn quan hệ lao
động và quan hệ xã hội, cụ thể hơn nguồn nhân lực của một quốc gia biểu hiện ở các khía cạnh sau đây:
* Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bọ dân cư trong xã hội
có khả năng lao động.
* Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động ở
các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
* Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì
nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố về thể lực và trí lực, thuộc những người có giới hạn tuổi từ 15 trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng thì nguồn nhân lực được thể hện qua các chỉ tiêu
quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ về mặt chất lượng được thể hiện trên các mặt trình độ văn
hoá, trình độ chính thức chuyên môn, năng lực phẩm chất Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau
nhưng nguồn nhân lực một quốc gia phản ánh các đặc điểm quan trọng sau đây:
* Nguồn nhân lực là nhân lực con người.
* Nguồn nhân lực là bộ phận của dân số, gắn với cung lao động.
Nguồn nhân lực phản ánh khả năng lao động của một xã hội
2. Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng bao gồm cả số lượng và chất lượngdân số, do vậy phát triển
nguồn nhân lực (PTNNL) về thực chất là liên quan đến cả hai khía cạnh đó. Tuy nhiên, hiện nay đối với thế
giới và đặc biệt các nước đang phát triển thì vấn đề nổi cộm là chất lượng dân số và do vậy các nghiên cứu
về PTNNL trong những thập kỷ gần đây chủ yếu nhằm vào chất lượng nguồn nhân lự, tức nhấn mạnh chủ
yếu đến nguồn vốn nhân lực. Còn đối với khía cạnh số lượng, do tốc độ tăng dân số quá mức trong những
thập niên gần đây, điều quan tâm của các chính phủ các nước đang phát triển là hạn chế gia tăng dân số.
Như vậy hướng PTNNL hiện nay đang được đặc biệt quan tâm là quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả
sử dung nguồn nhân lực.


Việc hình thành và tạo dựng nguồn vốn nhân lực của mỗi cá nhân là một quá trình thay đổi chất
lượng sức lao động. Quá trình này chủ yếu do trình độ giáo dục chính thức, kinh nghiệm, sức khỏe và dinh
dưỡng quyết định. Theo lý thuyết nguồn vốn còn người (The Human Capital Theory) thì nguồn vốn con
người được thể hiện trong năng suất lao động, rằng nguồn vốn nhân lực của một con người càng cao thì
năng suất lao động của anh ta càng cao. Nguồn vốn nhân lực được tạo ra qua quá trình đầu tư vào nguồn
nguồn nhân lực bao gồm đầu tư vào giáo dục và học học tập kinh nghiệm tại nơi làm việc, sức khỏe và dinh
dưỡng.
PTNNL, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có kỹ năng và
sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất
lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập. Một cách rõ ràng hơn, có thể nói PTNNL
là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động,
đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm,
trong khi đó thể lực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế.
Như vậy PTNNL bao gồm các quá trình phát triển giáo dục, tiếp thu kinh nghiệm, tăng cường thể lực,
kế hoạch hóa dân số, tăng nguồn khích hiệu ứng lan tỏa kiến thức trong nhân dân. PTNNL từ góc độ làm
chính sách vốn xã hội cũng như các quá trình khuyến khích hoặc tối ưu hóa sự đóng góp của các quá trình
đã nói trên vào quá trình sản xuất chẳng hạn như các quá trình sử dụng lao động, khuyến là một giải pháp
phân phối hơn là tái phân phối.
II. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Khái niệm
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận của đầu tư phát triển, nó là việc chi dùng vốn trong
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức, thể lực của
người lao động, để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất.
Đầu tư phát triển bao gồm : đầu tư những tài sản vật chất và đầu tư phát triển những tài sản vô hình.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung của đầu tư những tài sản vô hình. Đầu tư
phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau: đầu tư cho hoạt động đào tạo lực lượng lao
động, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe y tế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người
lao động …
2. Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng việc phát triển mọi

mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia. Gia nhập WTO không lâu, Việt Nam gặp nhiều thuận lợi
nhưng cũng không ít thách thức trên con đường phát triển. Trong đó có việc đầu tư phát triển nguồn nhân
lực thế nào để đạt hiệu quả ? Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung của vấn đề này để từ đó tìm ra những giải
pháp và hướng đi đúng đắn cho bài toán nan giải này. Về cơ bản, đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm
những nội dung sau:
a. Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo
* Đầu tư cho chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy là những nội dung, kiến thức sẽ được đưa vào nhà trường nhằm nâng cao tri
thức cho mỗi người tham gia khoá học. Vì vậy chương trình giảng dạy ở các cấp cần đựợc coi trọng đúng
mức.
Ở nứớc ta chương trình học ở các cấp phần lớn thể hiện trong sách giáo khoa (SGK). Đây là loại sách
cung cấp kiến thức chuẩn, phục vụ cho việc dạy và học.SGK được phân loại theo đối tượng sử dụng hoặc
chủ đề của sách. Kiến thức SGK là một kiến thức khoa học, chính xác theo một trình tự logic chặt chẽ, được
gia công kĩ lưỡng về mặt sư phạm, phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập.
Hệ thống SGK ở nước ta còn nhiều hạn chế. Trên thế giới có nhiều bộ SGK khác nhau cùng biên soạn
cho cùng một môn học, nhưng ở nước ta chỉ tồn tại một bộ sách duy nhất cho một môn học. Nội dung mặc
dù có sự nghiên cức kĩ lưỡng để phù hợp với trình độ của học sinh nhưng chưa thật sự đáp ứng được với nhu
cầu giảng dạy.
Để cải thiện tình hình nói trên Chính Phủ đã đầu tư rất nhiều cho công cuộc cải cách giáo dục. Đáng
lưu ý nhất là vấn đề cải cách sách giáokhoa. cải cách chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp: bỏ lối học thụ
động ở cấp đại học, thay vào đó là đào tạo theo hình thức mới ( hình thức tín chỉ), giúp sinh viên có thể chủ
động hơn trong cách dạy và học. Trường đại học Xây Dựng hay đại học Kinh Tế Quốc Dân là những ví dụ
điển hình cho hình thức đào tạo này.
2.1.2. Đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học.
Đại hội Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Coi đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vấn đề là làm thế
nào để có chất lượng giáo dục tốt đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Trước hết phải có một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có chuyên môn sư phạm cao.
Họ là những người hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cơ bản cho mỗi học viên tham gia khoá học. Nhà
nước cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ này, đặc biệt là đội ngũ
giáo viên mới ra trường.

Phuơng pháp giáo dục hay còn gọi là phương pháp giảng dạy là cách thức sử dụng các nguồn lực trong
giáo dục như: giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để truyền đạt kiến thức cho
người học.
Ở nước ta hiện nay đã hình thành và phát triển nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như
- Phương pháp giáo dục truyền thống: Giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kĩ năng còn người học
tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên đọc, học sinh chép và hầu như chỉ học lượng kiến thức mà
giáo viên cho ghi, hoàn toàn không có sự sáng tạo.
- Phương pháp giáo dục hiện đại: Giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học sinh là người tự
tìm hiểu kiến thức. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn học viên phải tự học hỏi, tự tìm tòi qua sách báo
và các phương tiện khác. Theo phương pháp này thì học sinh chủ động hơn trong cách học, vì vậy tăng khả
năng sáng tạo, tìm tòi của học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên ở nước ta thì phương pháp giáo dục truyền thống vẫn phổ biến hơn cả. Chúng ta đã đang và
dần dần thay chuyển đổi sang phương pháp học mới nhưng còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại không ít
những bất cập. Phương pháp giảng dạy kiểu mới có nhiều ưu điểm nhưng đòi hỏi sự hoàn thiện về cơ sở vật
chất nên rất cần sự đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ vào công tác này.
Đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy là hai yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục. Đây là một trong những điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức
hiện nay. Ý thức được điều này, Nhà nước rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, cập nhật và vận dụng các
phương pháp giảng dạy trong nhà trường cũng như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng dạy.
* Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục.
Cơ sở hạ tầng giáo dục là những điều kiện vật chất, phương tiện giảng dạy đáp ứng nhu cầu giáo dục.
Nhà nước đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho việc xây dựng nhà trường, đầu tư trang thiết bị nâng cao chất
lượng dạy và học, mua sắm bàn ghế mới, đầu tư cho phương pháp giảng dạy mới như giảng dạy bằng slide,
trình chiếu power-point.
Để đầu tư cho giáo dục đào tạo cần một lượng vốn rất lớn, điều đó có thể nằm ngoài khả năng ngân
sách của chính phủ, vì vậy phải tạo điều kiện tối đa cho các thành phần kinh tế khác đầu tư cho giáo dục.
Bên cạnh đó, ở những vùng sâu vùng xa miền núi, chi phí của việc xây dựng trường học rất tốn kém, lợi
nhuận từ việc đầu tư cho giáo dục cũng không hấp dẫn tư nhân tham gia nên nhà nước phải đứng ra đầu tư.
Hay các trường chuyên, trường năng khiếu; trường, lớp dành cho người tàn tật; trường giáo dưỡng cũng thế,
đều cần có sự đầu tư trực tiếp từ nhà nước.

b. Đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau
thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm
riêng, đó là:
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Chính vì
không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế
không lường trước được.
Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà
chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu quyết định
cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều
trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa
chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa phương pháp điều
trị.
Chính vì những đặc điểm trên của ngành y tế mà việc đầu tư phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe phải
được quan tâm một cách đặc biệt để phát triển nguồn nhân lực hoạt động một cách có hiệu quả. Đầu tư vào
lĩnh vực y tế đứng trên góc độ của một nền kinh tế bao gồm những lĩnh vực sau:
* Đầu tư xây dựng bệnh viện ở các tuyến.
Việc đầu tư xây dựng bệnh viên tổ chức tuyến điều trị theo ba cấp độ chuyên môn như sau:
* Tuyến 1( tuyến chăm sóc sức khỏe cơ bản ban đầu hay tuyến huyện): thực hiện các kỹ thuật chăm
sóc sức khỏe cơ bản, mang tính đa khoa;
* Tuyến 2( tuyến tỉnh ): chăm sóc sức khoẻ với các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa
chuyên ngành; là tuyến kỹ thuật cao hơn Tuyến 1 và tiếp nhận người bệnh do Tuyến 1 chuyên đến.
* Tuyến 3( tuyến trung ương ): tuyến cuối cùng trong bậc thang điều trị, thực hiện các kỹ thuật chuyên
khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ tuyến dưới chuyển đến.
Ngoài các bệnh viện công lập như trên còn phải khuyến khích việc hình thành và phát triển các bệnh
viện theo hướng đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, khuyến khích thành lập các bệnh viện bán công,
dân lập, tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài nhưng bệnh viện công vẫn giữ vai trò chủ đạo. Nhất là bệnh viện
chuyên khoa nhằm thực hiện chính sách xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế. Tuy nhiên, hệ
thống bệnh viện công vẫn đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là phát triến các kỹ thuật cao, đảm bảo cung cấp các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

* Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế chăm sóc sức khoẻ.
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả và chất lượng của công
tác y tế, do vậy cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng của các thiết bị này; bao gồm các loại
thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng cho các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
Việc đầu tư vào lĩnh vực này cần chú ý đến những nội dung sau:
- Trang thiết bị y tế là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi yêu cầu khắt khe về kĩ thuật, vì vậy
cần có kinh phí lớn thì mới có được sự đầu tư hiệu quả.
- Đầu tư phải trọng tâm trọng điểm nhằm đạt được hiệu quả, khoa học và kinh tế. Xây dựng kế hoạch
đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất trang thiết bị y tế trong nước có ưu thế.
- Tạo môi trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc
các ngành, các địa phương tham gia sản xuất trang thiết bị y tế. Khuyến khích dung sản phẩm trong nước,
giảm dần nhập khẩu.
- Có chính sách khuyến khích ưu tiên đối với việc cử cán bộ đi đào tạo về nghiên cứu sản xuất trang
thiết bị trong nước.
Bộ Y tế thành lập cơ sở nghiên cứu với sự tham gia của các cơ sở trực thuộc nhằm nghiên cứu khả
năng ứng dụng của các trang thiết bị y tế, các phương pháp chẩn đoán điều trị mới trên thế giới để có thể áp
dụng vào Việt Nam .
* Đầu tư cho đội ngũ cán bộ y tế.
Việc đầu tư cho cán bộ y tế là cần thiết vì các trang thiết bị chỉ là những phương tiện hỗ trợ cho việc
khám chữa và chẩn đoán bệnh tật cho người bệnh, còn lực lượng chủ chốt trong ngành vẫn là đôi ngũ cán bộ
y tế.
Cần tiến hành đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo ngay từ trong nhà trường. Việc đào tạo phải được
kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đầu tư trang bị các công cụ phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy.
Liên quan đến tính mạng con người nên chuyên môn của đội ngũ này có vai trò cực kì quan trọng.
Có những chính sách khuyến khích như cấp học bổng, tổ chức các chương trình du học cho các sinh
viên y khoa có thành tích học tập tốt, nhằm nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm.
Bên cạnh yếu tố chuyên môn nghiệp vụ thì phẩm chất người bác sĩ cũng là yếu tố quan trọng không
kém. “Lương y như từ mẫu”, đôi ngũ cán bộ y tế phải là những người hết lòng và tận tâm chăm sóc người
bệnh. Để làm đươc điều này thì đội ngũ y tế phải được chi trả và phụ cấp đúng với trình độ của họ, giúp họ
chi trả những chi tiêu thiết yếu trong cuộc sống.

* Đầu tư cho công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức sức khoẻ.
Đây là công tác quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh tật cho người dân.Công
tác này cần chú trọng ngay từ cấp cơ sở thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; thông qua cán
bộ y tế ở cáp cơ sở cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng người dân có thể cập nhật kịp thời
những loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao cũng như nguy hiểm cho toàn xã hội, để từ đó có những biện
pháp phòng và chống kịp thời.
c. Đầu tư cải thiện môi trường làm việc cho người lao động
Môi trường lao động là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của người lao động. Nghiên cứu
vấn đề này chúng ta sẽ đề cập đến các nội dung cơ bản sau:
* Đầu tư cải thiện điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế được biểu hiện thông qua các
công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp
xếp bố trí chúng trong không gian và thời gian xác định. Sự tác động qua lại giữa chúng trong mối quan hệ
với người lao động tại chỗ làm việc tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Trong phần này chúng ta sẽ đề cập tới 3 vấn đề, đó là bảo hộ lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
- Bảo hộ lao động: là tổng hợp tất cả các hoạt động trên mặt luật pháp,kinh tế xã hội… nhằm mục đích
cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho
người lao động.
Nội dung chủ yếu của bảo hộ lao động là an toàn lao động, vệ sinh lao động và cả những vấn đề về
chính sách đối với người lao động ( vấn đề lao đông nghỉ ngơi, vấn đề lao động nữ, vấn đề bồi dưỡng độc
hại). Biết được điều này chúng ta cần có chính sách đầu tư đúng đắn nhằm nâng cao công tác bảo hộ cho
người lao động.
- Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động từ bên ngoài
của các yếu tố nguy hiểm gây chết người hoặc làm tổn thương chức năng hoạt động của một bộ phận nào đó
trên cơ thể.
Tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng đên điều kiện vật chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của
người lao động, gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp. Vì thế nhà nước và doanh nghiệp cần
có những biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường xuyên kéo dài của các yếu tố

có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Những người làm việc trong môi trường độc hại, ô
nhiễm thường mắc phải bệnh nghề nghiệp. Để hạn chế vấn đề này nhà nước và các doanh nghiệp cần tổ
chức tốt công tác bảo hộ cho người lao động và có những chính sách ưu đãi phù hợp đối với những đối
tượng này.
* Vấn đề trả lương đúng, đủ cho người lao động.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho
người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp.
Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt. Chính vì vậy tiền lương không chỉ là vấn đề thuần
tuý về kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Trả tiền lương
không đúng và đủ cho người lao động có thể gây ra đình công, bất mãn trong thái độ làm việc của công
nhân… Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Ở nước ta mức lương tối thiểu hiện còn chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người lao động. Bên
cạnh vấn đề trả lương đúng đủ cho người lao động, nhà nước và các doanh nghiệp đang có những giải pháp
nhất định để hoàn chỉnh vấn đề tiền lương, tạo ra động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng
lao động của mình.
* Đầu tư nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động.
Ngoài những điều kiện vật chất thì yếu tố tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động.
Nhận thức được điều này các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao đời sống tinh thần của cộng nhân viên
bằng các hoạt động thể thao, giải trí, văn nghệ… Những hoạt động này đã ảnh hưởng gián tiếp đến chất
lượng lao động và năng suất lao động trong mỗi DN.
3. Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Coi vốn nhân lực là một lĩnh vực có thế đầu tư, cần phân biệt sự khác nhau giữa lĩnh vực đầu tư
này với các lĩnh vực đầu tư thông thường khác. Kết quả của đầu tư phát triển nhân lực không phải sự tăng
lên ngay về tài sản cố định mà là sự tăng lên về tài sản trí tuệ và tài sản sức khỏe. Các kết quả đạt được đó
góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất xã hội, rồi qua đó người lao động sẽ tác động người lại các tài sản
cố định khác làm chúng tăng lên.
Một khác biệt quan trọng nữa là ta có thể mua bán, trao đổi và dùng vốn tài sản như một khoản thế
chấp khi vay tiền trong khi ta không thể làm được như vậy với vốn con người. Ta chỉ có thể thuê vốn con
người. Điều này lý giải phần nào tại sao như chúng ta thấy chỉ có một khoản vay tư nhân hạn chế dành cho
các sinh viên học lên đại học.

Lợi ích có được từ đầu tư vào nhân lực mang một số đặc trưng khác hẳn với các loại đầu tư khác.
* Đầu tư vào nguồn nhân lực không hề bị giảm giá trị trong quá trình sư dụng mà ngược lại càng được
sử dụng nhiều, khả năng tạo thu nhập và do vậy thu hồi vốn càng cao.
* Đầu tư vào nguồn nhân lực có chi phí tương đối không cao trong khi đó khoảng thời gian sử dụng lại
lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của một đời người.
* Các hiệu ứng gián tiếp, và hiệu ứng lan tỏa cỉa đầu tư và vốn nhân lực là rất lớn. Trình độ nhân lực
trung bình ở một nước cao hơn cũng cho phép tăng trưởng kinh tế tốt hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các
vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác.
* Đầu tư vào con người không chỉ là phương tiện để đạt thu nhập mà còn là mục tiêu của xã hội, giúp
con người thưởng thức cuộc sống đầy đủ hơn.
* Đầu tư vào con người không chỉ do tỷ lệ thu hồi đầu tư trên thị trường quyết định.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các lợi ích thu được từ đầu tư vào nguồn vốn nhân lực thu được chỉ trong
điều kiện được sử dụng hiệu quả và có môi trường phát triển phù hợp và thuận lợi. Ngược lại sẽ là sự lãng
phí đầu tư. Trong mọi sự lãng phí, lãng phí nguồn nhân lực con người là mất mát to lớn và đáng sợ nhất.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn.
Nhắc đến đầu tư là phải nhắc đến vốn. Vốn là yếu tố quan trọng và không thể thiếu đươc của đầu tư.
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để
đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Có nguồn vốn dồi dào, có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn thì yêu cầu
đối với nguồn nhân lực ngày càng cao. Vì vậy, việc huy động vốn cho nền kinh tế cũng góp phần làm tăng
quỹ cho việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước
ngoài.Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn trong nền kinh tê?
- Năng lực tăng trưởng kinh tế: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút vốn. Yếu tố tăng
trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong
nước và nước ngoài. Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Khi năng lực
tăng trưởng được đảm bảo năng lực tích luỹ của nền kinh tế sẽ gia tăng, khi đó quy mô nguồn vốn trong
nước sẽ được cải thiện, đồng thời đó cũng là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư.
Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của đất nước

phải đảm bảo nền kinh tế đó trước hết là nơi an toàn cho sự vận động của nó và sau nữa là nơi có khả năng
sinh lợi cao. Nhắc đến môi trường kinh tế vĩ mô chúng ta phải đề cập đến các yếu tố:thuế và các công cụ tài
chính, lãi suất và tỉ giá hối đoái, ổn định giá trị tiền tệ
- Lãi suất và tỉ giá hối đoái: đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư mà
còn ảnh hưởng đến dòng chảy của các nguồn vốn và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định.Lãi
suất càng cao tiềm năng của các nguồn vốn đầu tư càng lớn. Đối với tỉ giá hối đoái, thực tế cho thấy giá
đồng nội tệ càng giảm khả năng thu lợi từ đồng nội tệ càng lớn. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất
đầu tư vào hàng xuất khẩu, và như vậy thì sức hấp dẫn vốn nươc ngoài sẽ càng lớn.
Thuế và các công cụ tài chính khác là một trong những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến khuyến
khích đầu tư và tái đầu tư từ lợi nhuận. Ở nước ta ảnh hưởng của thuế thu nhâp doanh nghiệp đến đầu tư
chưa được thể hiện rõ nét, nhưng với các nước thu nhập cao trên thế giới đây là yếu tố khá quan trọng khi
các doanh nghiệp tiến hành đầu tư.
3.2.Các chính sách của nhà nước cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư cho
nguồn nhân lực nói riêng, bao gồm các chính sách đầu tư cho giáo dục, y tế, môi trường, điều kiện làm
việc…,chính sách thu hút vốn hiệu quả. Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
hoạt động đầu tư nhân lực.
Trong đầu tư cho giáo dục nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích học sinh sinh viên như: học
bổng, du học nước ngoài… hay các chính sách đầu tư xây đựng cơ sở vật chất hạ tầng cũng như trang thiết
bị phục vụ cho công tác giảng dạy, chăm sóc sức khoẻ…
Với mỗi giai đoạn khác nhau thì các chính sách của nhà nước cũng có những nét khác biệt nhất định,
gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Trong điều kiện CNH-HĐH nước ta hiện
nay thì chính sách đầu tư cho nguồn lao động chất lượng cao cũng không phải là điều khó hiểu. Để huy động
hiệu quả nguồn vốn đâu tư, nhà nước đã có những chính sách và giải pháp hợp lý đồng bộ như việc đa dạng
hoá các hìn thức và phương tiện huy động vốn, tạo môi truờng chính trị ổn định nhằm thu hút vốn có hiệu
quả, nâng cao hiêu quả đầu tư.
3.3.Các yếu tố quốc tế.
Hệ thống giáo dục nước ngoài là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Chúng ta đã liên doanh-liên kết, hợp tác-đào tạo với nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, và
đã thu về những thành tựu rất đáng tự hào.Bên cạnh đó yếu tố vốn nước ngoài (chủ yếu do viện trợ chính

thức ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) cũng góp phần không nhỏ trong đầu tư phát triển nhân lưc.
Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì yếu tố quốc tế là một trong những nhân tố có tác động trực tiếp đến
hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

×