Đề kiểm tra địa lý kinh tế
Đề 1-2010
I. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất (3đ):
Câu 1: Quốc lộ 2, 3, 6 của nước ta có vai trò quan trọng trong:
a. Bảo vệ Quốc phòng – an ninh
b. Đi qua các trung tâm dân cư
c. Phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi với đồng bằng
d. Mở rộng xuất – nhập khẩu trong khu vực và trên thế giới
Câu 2: Trong nhiệm vụ vận tải hàng hóa và hành khách, loại hình giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho đời sống
sản xuất trong nước hiện nay là:
a. Đường sông, đường biển
b. Đường sắt, đường ô tô
c. Đường ô tô, đường sông
d. Đường hàng không, đường biển
Câu 3: Từ Bắc vào Nam lần lượt đi qua các đèo:
a. Đèo Ngang, đèo Pha Đin, đèo Cả, đèo Hải Vân
b. Đèo Pha Đin, đèo Cả, đèo Hải Vân
c. Đèo Pha Đin, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả
d. Đèo Cả, đèo Pha Đin, đèo Ngang, đèo Hải Vân
Câu 4: Diện tích rừng nước ta hiện nay tuy có tăng nhưng phần lớn là
a. Rừng giàu
b. Rừng nghèo
c. Rừng trung bình
d. Rừng mới trồng và rừng trồng mới phục hồi
Câu 5: Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là:
a. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ
b. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và gia súc
c. Phát triển cây đặc sản có giá trị kinh tế cao
d. Khai hoang, mở rộng diện tích
Câu 6: Dân số nước ta hiện nay đang có xu hướng già đi là do:
a. Tỷ lệ sinh giảm
b. Tỷ lệ tử tăng
c. Tuổi thọ trung bình tăng
d. Thực hiện tốt công tác dân số và tiến bộ về xã hội
Câu 7: Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để:
a. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng
b. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
c. Đảm bảo an ninh quốc phòng
d. Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ
Câu 8: Khó khăn lớn nhất về phát triển tự nhiên ở các tỉnh cực nam Trung Bộ là:
a. Địa hình phân hóa sâu sắc
b. Lượng mưa ít, dẫn đến thiếu nước, nhất là mùa khô
c. Nạn cát bay lấn vào đồng ruộng
d. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió phơn và bão
Câu 9: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:
a. Hàng tiêu dùng
b. Tư liệu sản xuất
c. Phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, )
d. Khoáng sản, nguyên liệu
Câu 10: Yếu tố nào xác định các thế mạnh về nông – lâm – ngư của duyên hải miền trung:
a. Khí hậu
b. Dân cư, lao động
c. Địa hình
d. Đường lối phát triển kinh tế
II. Điền đúng (Đ) sai (S) và giải thích ngắn gọn (3đ)
2. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất.
3. Việt Nam nằm trên một trong những trục giao thông quan trọng nhất trên thế giới hiện nay
III. Bài tập (4đ)
Theo niên giám thống kê 2007, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn của nước ta như sau
Năm
Số lao động
đang làm
việc (triệu
người)
Tỉ lệ thất
nghiệp ở
thành thị
(%)
Tỉ lệ thời gian
thiếu việc làm ở
nông thôn (%)
1996 33,8 5,9 27,7
1998 35,2 6,9 28,9
2000 37,6 6,4 25,8
2002 39,5 6,0 24,5
2006 43,3 4,3 18,2
a. Vẽ biểu đồ biểu hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta qua thời gian trên. Nhận xét.
b. Theo anh (chị) cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta trong thời gian tới.
Đề kiểm tra địa lý kinh tế
Đề 2-2010
I. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất (3đ)
Câu 1: Đi dọc bờ biển nước ta từ Bắc vào Nam sẽ gặp các bãi biển:
a. Thiên Cầm, Lăng Cô, Mũi Né, Nha Trang
b. Lăng Cô, Thiên Cầm, Nha Trang, Mũi Né
c. Thiên Cầm, Lăng Cô, Nha Trang, Mũi Né
d. Thiên Cầm, Mũi Né, Nha Trang, Lăng Cô
Câu 2: Cửa khẩu đường hàng không của Việt Nam từ Bắc vào Nam là
a. Điện Biên, Phú Bài, Nội Bài, Tân Sơn Nhất
b. Điện Biên, Nội Bài, Phú Bài, Tân Sơn Nhất
c. Điện Biên, Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Bài
d. Phú Bài, Điện Biên, Nội Bài, Tân Sơn Nhất
Câu 3: Vùng có lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao nhất là:
a. Đồng bằng sông Hồng
b. Đồng bằng sông Cửu Long
c. Đông Nam Bộ
d. Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 4: Thành tựu to lớn nhất trong việc thực hiện chiến lược hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam là:
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng CNH, HĐH.
b. Đạt được thành tựu to lớn trong việc xóa đói, giảm nghèo.
c. Giảm dần sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng lãnh thổ.
d. Mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 5: Yếu tố không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta là:
a. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng
b. Khả năng xen canh thâm vụ lớn
c. Tính mùa vụ
d. Sự phân hóa về điều kiện sinh thái nông nghiệp
Câu 6: Quá trinh chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện qua việc:
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp được cải tiến, tăng cường
b. Sử dụng nhiều máy móc, lao động
c. Các mô hình kinh tế hộ gia đình phát triển
d. Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến
Câu 7: Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là cơ sở để:
a. Phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng
b. Phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng
c. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ
d. Phát triển các ngành công nghiệp nặng
Câu 8: Đường dây tải điện siêu cao áp 500kV từ Hòa Bình đi Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng và
hoàn thành vào năm:
a. Xây dựng 1990, hoàn thành 1992
b. Xây dựng 1992, hoàn thành 1994
c. Xây dựng 1992, hoàn thành 1995
d. Xây dựng 1995, hoàn thành 1997
Câu 9: Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở ĐB sông Hồng phải gắn liền với:
a. Vùng đông dân, sức tiêu thụ lớn
b. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
c. Vùng đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm
d. Công nghệ chế biến sau thu hoạch
Câu 10: Khó khăn lớn nhất về phát triển tự nhiên ở các tỉnh cực nam Trung Bộ là:
a. Địa hình phân hóa sâu sắc
b. Lượng mưa ít, dẫn đến thiếu nước, nhất là mùa khô
c. Nạn cát bay lấn vào đồng ruộng
d. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió phơn và bão
II. Điền đúng (Đ) sai (S) và giải thích ngắn gọn (3đ)
1. Ngành Công nghiệp được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2006-2010 của nước ta là ngành chế biến lương thực -
thực phẩm.
2. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là một trong những vấn đề xã hội bức xúc của nước ta hiện nay.
III. Bài tập (4đ)
Theo số liệu thống kê 2007, giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng kinh tế của Việt Nam như sau :
Đơn vị tính: Tỷ đồng Việt Nam (theo giá thực tế)
Vùng 2000 2002 2004 2006
ĐBSH 57683,4 86529,1 154942,2 248606,8
Đông Bắc 15257,4 21878,6 36380,9 54045,3
Tây Bắc 730,6 1053,2 1648,2 2323,8
Bắc Trung Bộ 8414,9 12748,7 19140,9 26812,2
DHNTB 14508,1 18801,5 32477,0 48051,3
Tây Nguyên 3100,2 3398,3 5138,7 8528,0
Đông Nam Bộ 185592,8 267507,5 461878,
6
669622,9
ĐBSCL 35463,4 41863,3 64489,1 105205,3
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua 2 năm 2000 và 2006. Nhận xét.
b.Theo anh (chị) trong 8 vùng kinh tế của cả nước, vùng nào có lợi thế nhất về sản xuất công nghiệp? Tại sao?
Đề kiểm tra địa lý kinh tế
Đề 3-2010
I. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất (3đ)
Câu 1: Cửa khẩu đường bộ của Việt Nam từ Bắc vào Nam là
a. Thanh Thủy, Tây Trang, Bờ Y, Mộc Bài
b. Thanh Thủy, Tây Trang, Mộc Bài, Bờ Y
c. Tây Trang, Thanh Thủy, Mộc Bài, Bờ Y
d. Thanh Thủy, Mộc Bài, Bờ Y, Tây Trang
Câu 2: Quốc lộ dài nhất theo hướng Đông – Tây của Việt Nam là:
a. Quốc lộ 7
b. Quốc lộ 8
c. Quốc lộ 19
d. Quốc lộ 279
Câu 3: Ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong thời gian gần đây là do:
a. Nhu cầu về thực phẩm trong nước tăng nhanh
b. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi được phát triển ổn định
c. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi được đẩy mạnh
d. Thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi được mở rộng
Câu 4: Trong cơ cấu đất nông nghiệp hiện nay, loại đất chiểm tỷ trọng lớn nhất là:
a. Đất trồng cây hàng năm
b. Đất trồng cây lâu năm
c. Đất đồng cỏ chăn nuôi
d. Đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản
Câu 5: Trong thời gian gần đây, chăn nuôi bò sữa ở nước ta được phát triển mạnh ở:
a. Những nơi có nhiều đồng cỏ
b. Những vùng có nguồn lương thực dồi dào
c. Ven các thành phố lớn
d. Trong các trang trại
Câu 6: Các vùng trọng điểm về sản xuất cây công nghiệp theo thứ tự là:
a. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Miền núi trung du Bắc Bộ
b. Tây Nguyên, Miền núi trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
c. Miền núi trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
d. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Miền núi trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
Câu 7: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên khi phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là:
a. Lao động có trình độ sản xuất còn thấp
b. Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô
c. Thiếu thị trường tiêu thụ
d. Diện tích đất trông cây công nghiệp bị hạn chế
Câu 8: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích nào:
a. Cửu Long
b. Nam Côn Sơn
c. Thổ Chu – Mã Lai
d. Trung Bộ
Câu 9: Ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Trung Quốc thuộc tỉnh:
a. Lai Châu
b. Điện Biên
c. Sơn La
d. Hòa Bình
Câu 10: Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi ở Tây Nguyên là:
a. Tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm minh
b. Tích cực trồng rừng để bù đắp lại diện tích rừng đã mất
c. Chỉ khai thác rừng thứ sinh
d. Giao đất, giao rừng để nhân dân quản lý
II. Điền đúng (Đ) sai (S) và giải thích ngắn gọn (3đ)
1. Vùng kinh tế được hình thành hoàn toàn mang tính khách quan.
2. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản lớn nhất nước ta.
III. Bài tập (4đ)
Theo số liệu thống kê 2007, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản phân theo vùng kinh tế Việt Nam như sau:
Đơn vị tính: Nghìn ha
Vùng 2000 2004 2006 2007
Cả nước 641,
9
920,1 976,5 1008,0
Đồng bằng sông Hồng 68,3 84,8 94,3 97,1
Đông Bắc 29,8 42,1 46,7 47,6
Tây Bắc 3,5 5,0 5,9 6,1
Bắc Trung Bộ 30,6 45,4 50,7 51,1
Duyên hải Nam Trung Bộ 17,3 22,2 22,8 23,0
Tây Nguyên 5,1 6,6 8,5 9,1
Đông Nam Bộ 42,0 55,5 56,4 56,5
Đồng bằng sông Cửu Long 445,
3
658,5 691,2 717,5
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản phân theo vùng qua 2 năm 2000 và 2007. Nhận xét?
b. Theo anh (chị) trong 8 vùng kinh tế của cả nước, vùng nào có lợi thế nhất về nuôi trồng thủy hải sản? Tại sao?
Đề kiểm tra địa lý kinh tế
Đề 4
I. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất (3đ)
Câu 1: Dãy núi nào là ranh giới khí hậu của miền Bắc và
Nam
a. Kẻ Bàng
b. Hoành Sơn
c. Tam Điệp
d. Bạch Mã
Câu 2: Thứ tự từ Bắc vào Nam là các rừng quốc gia:
a. Cúc Phương, Ba Bể, Bạch Mã, Phù Mát
b. Cúc Phương, Ba Bể, Phù Mát, Bạch Mã
c. Ba Bể, Cúc Phương, Phù Mát, Bạch Mã
d. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Phù Mát
Câu 3: Sự khác biệt lớn nhất trong hướng sử dụng đất
nông nghiệp ở ĐBSH với ĐBSCL là:
a. Khả năng thâm canh, tăng vụ
b. Đa dạng hóa cây trồng
c. Tập quán, khả năng canh tác
d. Khả năng cải tạo và mở rộng diện tích rất hạn chế
Câu 4: Mô hình sản xuất đặc trưng của sản xuất hàng hóa
ở nước ta là:
a. Hợp tác xã
b. Kinh tế hộ gia đình
c. Kinh tế trang trại
d. Mô hình sản xuất V.A.C
Câu 5: Thành phần kinh tế đóng góp tích cực vào sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay là:
a. Quốc doanh và hợp tác xã
b. Kinh tế hộ gia đình và trang trại
c. Kinh tế hộ gia đình và hợp tác xã nông – lâm –
ngư nghiệp
d. Trang trại và hợp tác xã nông – lâm – ngư nghiệp
Câu 6: Để tiến hành cuộc Cách mạng xanh trong nông
nghiệp thì cơ sở vật chất thiết yếu ban đầu cần sớm hoàn
chỉnh là:
a. Các công trình thủy lợi tưới tiêu nước
b. Mạng lưới cơ sở cơ khí hóa chất phục vụ nông
nghiệp
c. Các cơ sở nghiên cứu giống vật nuôi
d. Câu a và b dung
Câu 7: Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng
điểm là:
a. Có thế mạnh lâu dài
b. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển
c. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô
lớn
d. Mang lại hiệu quả cao, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị
sản xuất công nghiệp
Câu 8: Vùng có diện tích trông mía lớn nhất ở nước ta là:
a. Bắc Trung Bộ
b. Duyên hải Nam Trung Bộ
c. Đông Nam Bộ
d. Đông bằng sông Cửu Long
Câu 9: Loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên đất
bazan và đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ của nước ta
là:
a. Cao su
b. Chè
c. Cà phê
d. Hồ tiêu
Câu 10: Nhóm ngành công nghiệp không thuộc cách phân
loại hiện hành ở nước ta hiện nay là:
a. Công nghiệp chế biến
b. Công nghiệp chế tạo máy
c. Công nghiệp khai thác
d. Công nghiệp sản xuất phân phối điện, ga nước
II. Điền đúng (Đ) sai (S) và giải thích ngắn gọn (3đ)
1. Các điều kiện sinh thái của Việt Nam không có sự
phân hóa theo thời gian và không gian.
2. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp là tính tập trung
cao theo lãnh thổ.
III. Bài tập (4đ)
Theo niên giám thống kê 2007, lao động phân theo các
ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2006 như sau:
Đơn vị: Nghìn người
Năm Chia ra
Nông-lâm
-ngư nghiệp
Công nghiệp
-xây dựng
Dịch vụ
2000 24481,0 4929,7 8198,9
2002 24455,8 6084,7 8967,2
2004 24430,7 7216,5 9939,1
2006 24172,3 8296,9 10966,9
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh
tế ở nước ta qua 2 năm 2000 và 2006. Nhận xét?
b. Anh (chị) hãy phân tích những lợi thế và hạn chế của
nguồn lao động Việt Nam đối với sự nghiệp công nghịêp
hóa và hiện đại hóa đất nước.