Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Dạy học chuyên đề Tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.07 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


Tiểu luận
Dạy học chuyên đề Tổng hợp và phân giải
ở vi sinh vật và ứng dụng
Chuyên đề: Sử dụng sách giáo khoa trong dạy học
bộ môn Sinh Học
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC
MÃ SỐ: 60.14.01.11

Cán bộ hướng dẫn khoa học Tên học viên:
TS. Đặng Thị Dạ Thủy Trương Đình Dũng
Lớp: LL&PP DHBMSH - K22
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
HUẾ - 2014
Học viên: Trương Đình Dũng 2
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
CHUYÊN ĐỀ: VI SINH VẬT VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I. Nội dung chuyên đề
1.1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương 1, thuộc Phần 3. Sinh học Vi sinh
vật – Sinh học 10 THPT.
Môn học Lớp Bài học Nội dung liên quan
Sinh học
10 Nâng
cao
Bài 33: Chuyển hóa
vật chất và năng


lượng ở VSV.
- Khái niệm, đặc điểm vi sinh vật.
- Hô hấp và lên men
10 Nâng
cao
Bài 34: Quá trình
tổng hợp các chất ở
vi sinh vật và ứng
dụng.
- Đặc điểm của các quá trình tổng hợp
ở vi sinh vật
- Ứng dụng của các quá trình tổng
hợp ở vi sinh vật.
- Tác hại của các quá trình tổng hợp ở
vi sinh vật.
10 Nâng
cao
Bài 35: Quá trình
phân giải các chất ở
VSV và ứng dụng.
- Đặc điểm của các quá trình phân
giải ở vi sinh vật
- Ứng dụng của các quá trình phân
giải ở vi sinh vật.
- Tác hại của các quá trình phân giải ở
vi sinh vật.
10 Nâng
cao
Bài 36: Thực hành
lên men Etylic

Thực hành lên men Etylic.
10 Nâng
cao
Bài 37: Thực hành
lên men Lăctic
Thực hành lên men Lăctic.
1.2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
1. Khái niệm, đặc điểm vi sinh vật.
2. Quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.
3. Vai trò và tác hại của quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật với con
người.
4. Vận dụng một số quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật trong thực tiễn.
1.3. Thời lượng
Học viên: Trương Đình Dũng 3
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
- Số tiết học trên lớp: 3 tiết
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần làm dự án
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:
Kiến thức
- Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của vi sinh vật.
- Trình bày được quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.
- Trình bày được đặc điểm các quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
- Phân tích được vai trò và tác hại của vi sinh vật trong đời sống thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức giải thích được một số hiện tượng có liên quan.
Kỹ năng
Rèn luyện được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa.

- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp
Thái độ
- Vận dụng kiến thức nhằm lợi dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá
trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Thực hành một số ứng dụng quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi
sinh vật trong đời sống thực tiễn.
Định hướng các NL được hình thành
- NL giải quyết vấn đề.
- NL tự học
Học viên: Trương Đình Dũng 4
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
- NL hợp tác
- NL giao tiếp
- NL khoa học: quan sát, phân nhóm, định nghĩa, khảo sát…
a. Các năng lực chung
a.1. NL tự học (Là NL quan trọng nhất)
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là
+ Xác định bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
và ứng dụng trong thực tiễn.
+ Thực hành ứng dụng VSV trong lên mem rượu và lên men lăctic.
+ Tìm hiểu thực trạng và quy trình công nghệ xử lý rác bằng vi sinh vật
- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề.
a.2. NL giải quyết vấn đề
- HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để
trả lời:
+ Làm thế nào để tối ưu hóa mặt có lợi và hạn chế tối đa mặt có hại của hoạt
động chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.
+ Đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ trong gia đình.
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Internet, sách giáo khoa sinh 10,
các thông tin khác,…

a.3. NL tư duy sáng tạo
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:
+ Đặc điểm của vi sinh vật là gì?
+ Những quá trình chuyển hóa vật chất nào con người có thể lợi dụng để thu
được lợi ích?
+ Làm thế nào vi sinh vật có thể tổng hợp hay phân giải các chất?
+ Quá trình chuyển hóa nào có thể biến rác thải thành phân bón?
Học viên: Trương Đình Dũng 5
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
+ ………
- Các kĩ năng tư duy:
+ Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật đến đời sống con người.
+ Thực trạng xử lý rác thải hửu cơ tại gia đình và phương hướng ứng dụng
vi sinh vật trong xử lý rác thải.
- Đề xuất được ý tưởng: về cách tổ chức, về cách trình bày,
a.4. NL tự quản lý
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các nội dung liên quan đến quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
a.5. NL giao tiếp
- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
- Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức giao tiếp
a.6. NL hợp tác
- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.
- Làm việc với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực hiện chủ đề.
a.7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
- Sử dụng các phần mềm học tập (cụ thể) trong chủ đề
- Khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin từ Internet về vấn đề vi sinh vật với
đời sống con người.

a.8. NL sử dụng ngôn ngữ
- NL sử dụng Tiếng Việt:
- Sử dụng các thuật ngữ khoa học trong chủ đề.
Học viên: Trương Đình Dũng 6
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
b. Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của môn Sinh học);
b.1. NL quan sát: mô tả, liệt kê, xác định vị trí
- Quan sát tranh hình liên quan đến chủ đề ( Các nhóm vi sinh vật, các giai
đoạn của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vsv; sơ đồ về các
quy trình ứng dụng của vi sinh vật vào đời sống thực tiễn)
- Quan sát các hiện tượng xảy ra trong quá trình lên men etilic và len men
lăctic.
- Quan sát điều kiện tự nhiên, khí hậu ở địa phương.
- Quan sát thực trạng xử lý rác thải bằng vi sinh vật.
b.2. NL phân loại:
Phân loại được nhóm các sinh vật có lợi và nhóm vi sinh vật có hại tùy theo
mục đích của con người
b.3. NL tiên đoán:
Mức độ ảnh hưởng của hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi
sinh vật đến đời sống con người.
2. Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của GV
- Sơ đồ sự phân chia sinh giới theo Whittaker và Margulis
- Kính hiển vi, một số mẫu vật thật của vi sinh vật.
- Video về các loại vi sinh vật
- Tranh hoặc Video về ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
- Tranh hoặc Video về tác hại của vi sinh vật trong đời sống.
- Phiếu học tập 1
- Thiết kế dự án: Biến rác thải hữu cơ thành phân vi sinh ở quy mô hộ gia đình.
Chuẩn bị của HS

Học viên: Trương Đình Dũng 7
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
- Các tranh ảnh về hoạt động của vi sinh vật.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của vi sinh vật.
• GV đưa ra sự phân chia sinh giới theo Whittaker và Margulis để yêu cầu học
sinh xác định giới hạn khái niệm vi sinh vật trong sinh giới.
• GV sử dụng kỹ thuật động não để yêu cầu HS nêu những hiểu biết về đặc
điểm của vi sinh vật.
• GV cùng HS tổng hợp lại những điều HS đã biết về vi sinh vật.
• GV cung cấp thông tin về môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng ở vi
sinh vật.
• Sử dụng bảng 33 trang 113 để củng cố nội dung.
• Đánh giá: sử dụng một số câu hỏi mục Công cụ đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.
• GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa quá trình chuyển hóa ở tế bào và
ở vi sinh vật.
• GV sử dụng các câu hỏi để khắc sâu kiến thức như:
Câu 1. Dựa vào đâu để phân biệt các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở vi sinh vật?
Câu 2. Vì sao một số vi sinh vật lại bị chết trong môi trường có oxy?
• Sử dụng bảng so sánh để phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Vai trò và tác hại của quá trình chuyển hóa vật chất ở vi
sinh vật trong thực tiễn.
• GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về đặc điểm quá trình tổng hợp và phân
giải ở vi sinh vật.
Học viên: Trương Đình Dũng 8
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
• GV yêu cầu HS thảo luận vai trò và tác hại của quá trình chuyển hóa vật
chất ở vi sinh vật trong thực tiễn, ghi lại các ý kiến thảo luận vào giấy.

• Sau đó GV phát cho các nhóm HS phiếu học tập có bảng về vai trò và tác
hại của vi sinh vật trong thực tiễn, yêu cầu HS xem video hoặc tranh ảnh về
hoạt động phân giải và tổng hợp ở vi sinh vật để hoàn thành phiếu học tập.
Phiếu học tập 1: Hãy quan sát tranh ảnh/video về vai trò và tác hại của vi sinh vật
trong thực tiễn và hoàn thành bảng sau (Thời gian: 15 phút).
Đoạn
phim
Vai trò Tác hại Nội dung cụ thể
1
2
3
4
5
6
• HS tự so sánh phiếu học tập đã hoàn thành với các ý kiến thảo luận ban đầu
của nhóm và tự đánh giá những gì đã học được.
• GV khắc sâu kiến thức cho người học bằng các câu hỏi sau:
Câu 1. Có hoạt động nào của vi sinh vật chỉ có lợi hay không? Vì sao?
Câu 2. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật có gây hại cho đời sống con người hay
không? Vì sao? Cho ví dụ
Câu 3: Bột giặt sinh học là gì? So sánh bột giặt sinh học với bột giặt hóa học.
Học viên: Trương Đình Dũng 9
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
Câu 4: Tại sao vi sinh vật phải tiết enzim vào môi trường?
• GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết? để bổ sung kiến thức
• Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật
Tổ chức dạy học dự án.
Tên dự án: Biến rác thải hữu cơ thành phân vi sinh ở quy mô hộ gia đình.
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)

Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề
về việc các rác thải hữu cơ
xuất hiện nhiều trong gia
đình, nhưng chỉ có thể đem
bỏ đi sau khi sử dụng.
- Một số hộ gia đình phải
mua phân bón hóa học để
bón cho vườn, vừa gây hại
môi trường lại vừa không an
toàn thực phẩm.
- Nhận biết chủ đề dự án.
Xây dựng các
tiểu chủ đề/ý
tưởng
- Tổ chức cho học sinh phát
triển ý tưởng, hình thành các
tiểu chủ đề.
- Thống nhất ý tưởng và lựa
chọn các tiểu chủ đề.
- Hoạt động nhóm, chia sẻ các
ý tưởng.
- Cùng GV thống nhất các
tiểu chủ đề nhỏ.
+ Hoạt động phân giải của vi
sinh vật
+ Phân sinh học.
Học viên: Trương Đình Dũng 10
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
+ Vi sinh vật với xử lý rác
thải hữu cơ.

Lập kế hoạch
thực hiện dự án.
- Yêu cầu học sinh nêu các
nhiệm vụ cần thực hiện của
dự án.
- GV gợi ý bằng các câu hỏi
về nội dung cần thực hiện.
+ Loại rác thải nào trong gia
đình có thể chế biến thành
phân vi sinh.
+ Nhóm vi sinh vật nào có
thể sử dụng? Đặc điểm quan
trọng của chúng là gì?
+ Quy mô của dự án như thế
nào?
+ ………………………
- Từ đó gợi ý cho HS các
nhiệm vụ cần thực hiện.
- Căn cứ vào chủ đề học tập
và gợi ý của GV, HS nêu ra
các nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thảo luận và lên kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm
vụ; Người thực hiện; Thời
lượng; Phương pháp, phương
tiện; Sản phẩm).
+ Thu thập thông tin
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng
(nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý

thông tin
+ Viết báo cáo
+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông
tin
- Điều tra, khảo
sát hiện trạng
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp
đỡ các nhóm (xây dựng câu
hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
phiếu điều tra, cách thu thập
thông tin, kĩ năng giao
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế
hoạch.
Học viên: Trương Đình Dũng 11
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
tiếp )
- Thảo luận
nhóm để xử lý
thông tin và lập
dàn ý báo cáo
- Hoàn thành
báo cáo của
nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ các
nhóm (xử lí thông tin, cách
trình bày sản phẩm của các
nhóm)

- Từng nhóm phân tích kết
quả thu thập được và trao đổi
về cách trình bày sản phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm
của nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược biến rác thải hữu cơ
thành phân sinh học
Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả và phản hồi
- Gợi ý các nhóm nhận xét,
bổ sung cho các nhóm khác.
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Trình chiếu Powerpoint.
- Trình chiếu dưới dạng các
file video.
- Các nhóm tham gia phản hồi
về phần trình bày của nhóm
bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa
vào các kết quả thu thập được
từ mỗi nhóm và ghi kiến thức
cần đạt vào vở.
Học viên: Trương Đình Dũng 12
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
Nhìn lại quá
trình thực hiện
dự án
- Tổ chức các nhóm đánh
giá, tuyên dương nhóm, cá
nhân.

- Các nhóm tự đánh giá, đánh
giá lẫn nhau.
Nêu ý tưởng phổ
biến mô hình
biến rác thải
thành phân sinh
học tại địa
phương.
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng
các nhóm.
- GV cho các nhóm thảo luận
và lựa chọn một ý tưởng tốt
nhất, phù hợp nhất với điều
kiện
- Nhóm trưởng báo cáo kết
quả tổng hợp ý tưởng về chiến
dịch tuyên truyền ở địa
phương
4. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề
Mức độ nhận thức Các NL

hướng tới
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
ND1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của vi sinh vật.
- Nêu được khái
niệm vi sinh vật .
- Nêu được các đặc

trưng cơ bản của vi
sinh vật.
- Nêu được các kiểu
dinh dưỡng ở vi sinh
vật.
- Giải thích
được tại sao
nói “Vi sinh
vật có khả
năng phân bố
rộng”.
- Nhận biết
được một số
nhóm vi sinh
vật dựa theo
kiểu dinh
dưỡng.
- Phân biệt
được đặc
điểm của các
nhóm vi sinh
vật theo kiểu
dinh dưỡng.
- Quan sát vi
sinh vật dưới
kính hiển vi.
- Làm tiêu
bản vsv
- KN quan
sát, so sánh.

- Kĩ năng
phân loại,
phân nhóm
- Kĩ năng
định nghĩa
- Năng lực
GQVD
ND 2: Quá trình chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.
Học viên: Trương Đình Dũng 13
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
- Nêu được định
nghĩa chuyển hóa
vật chất ở vi sinh
vật.
- Trình bày được đặc
điểm cơ bản của quá
trình hô hấp và lên
men
- Giải thích
được tại sao
đối với nhóm
vi sinh vật kỵ
khí không thể
sinh sống
trong môi
trường có
oxy.
- Phân biệt
được 3 kiểu
chuyển hóa

vật chất: lên
men, hô hấp
hiếu khí và
hô hấp kỵ
khí.
- Giải thích
được cơ sở
khoa học của
việc muối
rau, củ quả.
- Giải thích
được nguyên
tắc sản xuất
một số sản
phẩm có sử
dụng hoạt
động lên men
ở vi sinh vật.
- Kĩ năng
quan sát.
- NL GQVĐ
ND3. Đặc điểm các quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
- Nêu được một số
đặc điểm quá trình
tổng hợp các chất ở
vi sinh vật và ứng
dụng.
- Nêu được một số
đặc điểm quá trình
phân giải các chất ở

vi sinh vật và ứng
dụng.
- Nêu được tác hại
- Giải thích
được một số
ứng dụng quá
trình tổng
hợp các chất
ở vi sinh vật
- Giải thích
được một số
ứng dụng quá
trình phân
giải các chất
ở vi sinh vật
- vận dụng
quá trình
phân giải và
tổng hợp các
chất ở vi sinh
vật vào đời
sống thực
tiễn.
- Ứng dụng
quá trình
phân giải và
tổng hợp các
chất ở vi sinh
vật vào đời
sống thực

tiễn.
- Thực hiện
các dự án có
liên quan.
-KN so sánh
- NL GQVĐ
Học viên: Trương Đình Dũng 14
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
của quá trình phân
giải đối với đời sống
con người.
- Giải thích
được vì sao
quá trình
phân giải ở vi
sinh vật gây
hại rất lớn
cho con
người.
- Giải thích
được cơ sở
khoa học của
bột giặt sinh
học, gôm
sinh học.
5. Công cụ đánh giá
5.1. VI SINH VẬT – NUÔI ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG ?
Từ lâu người ta đã biết cây họ đậu có khả năng phục hồi và duy trì độ phì của
đất. Đặc tính quý giá của cây họ đậu có được là do cây có khả năng cộng sinh với một
loại vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây. Năm 1988, một nhà khoa học người Hà Lan

đã phân lập được vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu và vi khuẩn này được
nhà khoa học Fank B. (người Đức) năm 1089 đặt tên là Rhizobium. Loại vi khuẩn này có
khả năng cố định nitơ khí trời thành đạm hợp chất. Trong quá trình cộng sinh với cây họ
đậu, vi khuẩn cung cấp hợp chất đạm cho đất và cây, còn cây cung cấp các sản phẩm
quang hợp cho vi khuẩn.
Câu hỏi 1: Dựa vào kiểu dinh dưỡng có thể xếp vi khuẩn Rhizobium vào nhóm
nào?
A) Quang tự dưỡng.
Học viên: Trương Đình Dũng 15
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
B) Quang dị dưỡng.
C) Hóa tự dưỡng.
D) Hóa dị dưỡng.
ĐÁP ÁN: C
Câu hỏi 2:
Giải thích lý do chọn đáp án ở câu hỏi 1?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN: Vì vi khuẩn này sử dụng nguồn năng lượng từ các chất vô cơ và nguồn
cacbon chủ yếu là CO
2
Câu hỏi 3: Khả năng cố định nitơ khí trời thành đạm hợp chất ở vi khuẩn
Rhizobium thuộc kiểu chuyển hóa vật chất nào ở vi sinh vật ?
A) Hô hấp hiếu khí.
B) Hô hấp kị khí.
C) Lên men.
D) Không thuộc 3 kiểu chuyển hóa vật chất nói trên.
ĐÁP ÁN: A Hô hấp hiếu khí.
Câu hỏi 4:

Bác Năm dự định trồng hoa cúc đề bán trong dịp tết. Nghe mọi người bảo phân vi
sinh vừa tốt cho cây vừa thân thiện cho môi trường. Bác sử dụng loại phân vi sinh có
thành phần chủ yếu là vi khuẩn Rhizobium để bón cho cây. Theo em kết quả sẽ như thế
nào? Vì sao?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN: Hoa cúc sẽ không phát triển tốt so với bón các loại phân khác.
Học viên: Trương Đình Dũng 16
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
Do vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong rễ của nhóm cây họ đậu, mà hoa cúc không
thuộc nhóm này. Vì vậy khi bón phân vi sinh vào đất thì Rhizobium sẽ không hoạt động
và bị chết. Hàm lượng đạm trong đất vì vậy mà không tăng lên.
Câu hỏi 5:
Trong quá sinh trưởng, cây cần được cung cấp các chất dinh dưỡng vô cơ như N,
P, K… Do đó, có ý kiến cho phân vi sinh cung cấp chất dinh dưỡng cho cây từ xác vi
sinh vật. Nhận xét của em về ý kiến trên.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN: Sai. Xác vi sinh vật không có khả năng cung cấp chất dinh dương cho cây. Mà
về bản chất, phân vi sinh chứa các vi sinh vật còn sống, có khả năng chuyển hóa các chất
phức tạp thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Câu hỏi 6: Để phát huy tối đa hoạt động của nhóm vi khuẩn nốt sần rễ đậu, trong canh tác
cần chú trọng những khâu nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN: Vì nhóm vi khuẩn Rhizobium thuộc nhóm hiếu khí và sống cộng sinh trong rễ

cây. Do đó để vi khuẩn Rhizobium có thể hoạt động tôt nhất cần tạo sự thoáng khí và
chống ngập úng. Nên chú ý nghĩa vào khâu làm đất và tưới tiêu.
Câu hỏi 7:
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã sản xuất các loại phân bón
vi sinh, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, một số bán ra thị trường thế giới. Doanh
thu toàn cầu của phân bón vi sinh dự kiến sẽ đạt 10.298,5 triệu USD vào năm 2017. Tuy
nhiên số lượng phân bón vi sinh còn ít so với phân hóa học trên thị trường.
Các nguyên nhân nào sau đây có thể là ưu điểm của phân bón vi sinh đối với phân
bón hóa học? Khoanh tròn có hoặc không ứng với mỗi nguyên nhân
Học viên: Trương Đình Dũng 17
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
Nguyên nhân Có hoặc không
Thành phần chất dinh dưỡng cung cấp cho cây Có / Không
Nguyên liệu sản xuất Có / Không
Thời gian bảo quản Có / Không
Năng suất và sản lượng thu hoạch Có / Không
Mức độ ảnh hưởng đối với môi trường Có / Không
ĐÁP ÁN: Có/có/không/không/có
5.2. DÙNG RÁC THẢI NUÔI CÂY TRỒNG ?
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt
động, sản xuất của con người và động vật. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ
và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất.Vậy có bao giờ bạn nghĩ mình có
thể biến những thứ gây ô nhiễm môi trường này thành một thứ có ích hay không?
Để thực hiện ý tưởng này, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm biến rác
thải hữu cơ trong gia đình thành phân sinh học. Dưới đây là thí nghiệm mà các bạn đã
tiến hành.
1. Chuẩn bị vật liệu:
- 2 thùng nhựa 5l có nắp đậy.
- Rác hữu cơ có trong gia đình: xác thực vật, xương cá, cơm nguội,…
- Dụng cụ : dao, kéo, dùi,…

2. Cách tiến hành:
- Thùng 1: Cho đầy rác hữu cơ vào thùng 1 sau đó đậy nắp kín. Sau 2 tuần mở nắp thùng
quan sát.
- Thùng 2:
Học viên: Trương Đình Dũng 18
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
+ Trên thân thùng và đáy thùng đục các lỗ có đường kính 1cm.
+ Cho vào thùng rác hữu cơ có trong gia đình.
+ Tưới một ít nước lên bề mặt rác, sau đó sử dụng que trộn đều.
+ Đậy nắp thùng. Sau 2 tuần mở nắp thùng quan sát.

Câu hỏi 1: Nhóm vi sinh vật chính nào tham gia vào quá trình biến rác hữu cơ thành
phân sinh học?
A) Nấm.
B) Vi-rut.
C) Vi khuẩn.
D) Động vật nguyên sinh.
ĐÁP ÁN: C. Vi khuẩn.
Câu hỏi 2: Đặc điểm của nhóm vi sinh vật lựa chọn ở câu 1?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN: Là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, hấp thu và chuyển hóa chất dinh
dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
Câu hỏi 3: Cơ sở khoa học của việc làm phân bón sinh học ở đây là gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
ĐÁP ÁN: Nhờ các hoạt tính phân giải của vi sinh vật mà xác động vật và thực vật

trong đất được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó chính vi
sinh vật tạo nên độ phì nhiêu của đất. Đây là cơ sở khoa học của việc chế biến rác
thải thành phân bón.
Học viên: Trương Đình Dũng 19
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
Câu hỏi 4: Dự đoán hiện tượng xảy ra ở thùng 1 và thùng 2 sau 2 tuần? Giải thích
Thùng 1 Thùng 2
Hiện tượng quan sát
Giải thích
ĐÁP ÁN:
Thùng 1 Thùng 2
Hiện tượng quan sát
- Có mùi hôi
- Quan sát thấy ấu trùng của
một số loài côn trùng gây
hại.
- Các rác thải không được
phân giải.
Không có mùi hôi.
- Có rỉ nước ở đáy thùng.
- Các rác thải hữu cơ bị phân giải
thành các phần nhỏ.
Giải thích
Do quá trình phân giải kỵ
khí, các rác thải hữu cơ phân
giải yếm khí gây mùi hôi và
không phân giải rác hoàn
toàn.
Ở đây xảy ra quá trình phân giải
hiếu khí (có sự lưu thông khí ở các

lỗ trên thành thùng), ngoài ra với
độ ẩm thích hợp và không có sự ứ
nước trong thùng tạo điều kiện cho
vi sinh vật hiếu khí phân giải rác
hữu cơ thành các phần nhỏ hơn.
Câu hỏi 5: Các ý kiến sau là đúng hay sai?
A) Chế biến phân bón sinh học là con người đã lợi dụng quá trình phân giải các chất
ở vi sinh vật
Học viên: Trương Đình Dũng 20
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
B) Phân bón sinh học còn có tên gọi khác là phân bón vi sinh.
C) Nhóm vi sinh vật biến rác hữu cơ thành phân sinh học có kiểu dinh dưỡng là hóa
tự dưỡng.
D) Tất cả các phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào vi sinh vật, xúc tác bởi enzim
được gọi chung là chuyển hóa vật chất.
E) Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật thông qua nguồn năng lượng và chất
nhận electron.
ĐÁP ÁN: ĐÚNG/SAI/SAI/ĐÚNG/ĐÚNG.
5.3.
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng
thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị
trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc
có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia
nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô
nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng
như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây
hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.
Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè
thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao

thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động
vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi
sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc
Sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh
trùng hoặc độc tố, dịch tiết của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực
phẩm. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở khắp mọi nơi
trong không khí, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng hay giao mùa cũng làm các vi khuẩn
trong thức ăn phát triển nhanh hơn ngoài ra thì vào các dịp Tết thi nguy cơ ngộ độc cũng
thường xuyên xảy ra.

Học viên: Trương Đình Dũng 21
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
Câu 1: Theo em, an toàn thực phẩm là gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN:
Là việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp
phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng
bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các
nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Câu 2: Các nhận xét sau là đúng hay sai?
a) Vi sinh vật là nguyên nhân duy nhất gây ngộ độc thực phẩm.
b) Các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao.
c) Các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều do quá trình tổng hợp của vi sinh vật.
d) Ở 100
0
C hầu hết vi sinh vật gây hại đều bị loại bỏ?
e) Tủ lạnh có thể bảo quản thực phẩm rất lâu mà không lo hoạt động của vi sinh vật.

ĐÁP ÁN: SAI/ ĐÚNG/ SAI/ ĐÚNG/SAI
Câu 3: Bố mẹ Nam đi công tác xa, trước khi đi mẹ Nam đã chuẩn bị rất nhiều đồ ăn cho
Nam và để sẵn trong tủ lạnh và dặn Nam phải hâm lại thức ăn trước khi sử dụng nếu
không sẽ bị đau bụng. Nam cho rằng thức ăn đã nấu chín rồi để vào tủ lạnh thì đảm bảo
an toàn, vì vậy không cần phải hâm lại trước khi sử dụng.
Nhận xét ý kiến trên của Nam và giải thích.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Học viên: Trương Đình Dũng 22
Chuyên đề: Sử dụng SGK trong dạy học Sinh học
ĐÁP ÁN: Ý kiến của Nam là không đúng. Bởi tủ lạnh chỉ có tác dụng kìm hãm hoạt
động của vi sinh vật chứ không tiêu diệt được vi sinh vật. Các vi sinh vật có trên thức ăn
vẫn hoạt động ở mức độ tối thiểu. Nếu Nam không hâm lại thức ăn, các vi sinh vật có thể
sẽ phát triển gây hư hỏng thực phẩm dẫn tới việc ngộ độc thức ăn khi sử dụng.
Câu hỏi 4: Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt động. Vì sao khi
bảo quản hoa quả, người ta thường bảo quản chúng trong dung dịch đường?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN: Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt động. Tuy nhiên,
nếu hàm lượng đường ở mức độ cao ngược lại sẽ kìm hãm hoạt động của vi sinh vật (Do
chênh lệch áp suất thẩm thấ giữa trong và ngoài tế bào). Do đó, trong một số trường hợp
con người sử dụng đường để bảo quản thực phầm.
Câu hỏi 5: Cần làm gì khi phát hiện có người bị ngộ độc thực phẩm.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN: HS đưa ra được một số bước sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm:
Ví dụ:
- Ngừng sử dụng thực phẩm.
- Gây nôn cho bệnh nhân.
- Bổ sung nước và chất điện giải.
- Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- ………………………………
Học viên: Trương Đình Dũng 23

×