Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó ở một số tỉnh Bắc Trung bộ và một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.29 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







VÕ THỊ HẢI LÊ





NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ðỘNG NHIỄM GIUN TRÒN
ðƯỜNG TIÊU HOÁ CỦA CHÓ Ở MỘT SỐ TỈNH
BẮC TRUNG BỘ VÀ MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC
CỦA ANCYLOSTOMA CANINUM, BỆNH LÝ HỌC
DO CHÚNG GÂY RA, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : Ký sinh trùng học thú y
Mã số : 62 62 50 05










HÀ NỘI – 2012
Công trình ñược hoàn thành tại:
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM SỸ LĂNG
2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM




Phản biện 1: PGS.TS. Phan ðịch Lân
Hội thú y


Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Thị Tho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội


Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

Trường ðại học Nông lâm Thái Nguyên




Luận án sẽ ñã ñược bảo vệ trước hội ñồng chấm luận án cấp trường
họp tại trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày tháng năm




Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia – Hà Nội
Thư viện ðại học Nông nghiệp Hà Nội


1

ðẶT VẤN ðỀ

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Theo Vũ Triệu An và Jean Claude Homberg (1977), những bệnh ký sinh
trùng ở chó là rất phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại hơn bất cứ dạng nhiễm trùng
nào khác, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và các nước đang phát triển. Việt Nam là
nước khí hậu nhiệt đới, người và động vật luôn tự nhiễm với số lượng chủng loại
nhiều và cường độ nhiễm cao (Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978). Đáng kể
nhất là những ký sinh trùng ký sinh ở đường tiêu hóa như giun đũa, giun tóc, giun
móc và sán dây, đã gây nhiều thiệt hại cho sức khoẻ và sự phát triển của đàn chó.
Một giun móc Ancylostoma caninum có thể hút 0,8ml máu/ ngày. Một số ký sinh
trùng còn có khả năng truyền lây và gây bệnh cho người như Toxocara canis, A.

caninum (Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê, 2009). Nhưng việc nuôi và phát triển
đàn chó vẫn được thả tự do, cho ăn thức ăn tận dụng nên tình trạng chó nhiễm các
loài ký sinh trùng là rất phổ biến, trong đó A.caninum nhiễm với tỷ lệ cao nhất:
75,87% (Đỗ Dương Thái và cs, 1978).
Cho tới nay, ở nước ta đã có một số tác giả nghiên cứu về giun tròn đường
tiêu hóa của chó ở một số tỉnh phía Bắc, thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh,
phía Nam có tác giả Nguyễn Hữu Hưng ở thành phố Cần Thơ. Những nghiên cứu
trước đây chỉ tập trung vào nội dung sự phân bố, dịch tễ học, tác hại của bệnh,
thuốc tẩy trừ và các biện pháp phòng bệnh. Các đặc điểm sinh học của A.caninum
và đặc điểm về bệnh lý học do A. caninum gây ra cho chó vẫn chưa được nghiên
cứu sâu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sự biến ñộng nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó ở
một số tỉnh Bắc Trung bộ và một số ñặc ñiểm sinh học của Ancylostoma
caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ”
2. Mục ñích của ñề tài
Xác định thành phần loài, mô tả một số đặc điểm dịch tễ của giun tròn
đường tiêu hóa ở chó tại khu vực Bắc Trung bộ.
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của A. caninum, bệnh lý học do A.
caninum gây ra ở chó.
Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh.


2

3. ðóng góp khoa học của ñề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài, lần đầu tiên xác định được thành phần
loài, phản ánh được tình trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó ở khu
vực Bắc Trung bộ. Đây là những kết quả mới cho khoa học.
- Nghiên cứu về A. caninum và bệnh do chúng gây ra ở chó làm phong
phú và sâu sắc các đặc điểm sinh học, bệnh lý học của bệnh do chúng gây ra ở

chó nước ta.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu học tập cho
sinh viên ngành Chăn nuôi, Thú y ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
Nông nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học trong lĩnh vực Chăn
nuôi và Thú y.
4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài về bệnh lý học do A. caninum gây ra
ở chó, thuốc điều trị và biện pháp phòng bệnh có thể ứng dụng để chẩn đoán và
phòng trừ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở chó, góp phần hạn chế tác hại của
bệnh trong thực tiễn sản xuất.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIÊU

1.1 Những giun tròn ký sinh ở ñường tiêu hóa của chó ñã ñược phát hiện
1.1.1 Họ giun ñũa chó (Ascarididae Baird, 1853)
1.1.1.1 Lịch sử phát hiện
Werner, 1782 lần đầu tiên phát hiện Toxocara canis và Toxascaris
leonina ký sinh ở ruột non của chó và chó sói. Linstow, 1902 phát hiện và mô tả
loài T. leonina.
1.1.1.2 ðặc ñiểm sinh học
Những nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết: T. canis có kích thước lớn,
màu vàng nhạt. Đầu có 3 môi. Thực quản hình trụ. Giun đực dài 50 - 100mm.
Giun cái dài 90 - 180mm. Trứng gần như tròn, vỏ xù xì, đường kính 0,068 -
0,075mm. T. leonina có kich thước nhỏ, dài, màu vàng nhạt, đầu có 3 lá môi, thực


3

quản hình trụ. Giun đực dài 4 - 8cm. Giun đực dài 4 - 8cm. Vỏ trứng dày, tròn
nhẵn, đường kính 0,075 - 0,085mm. T. canis, T. leonina ký sinh ở dạ dày hoặc

ruột non của chó nhà, hổ, báo, sư tử, mèo rừng, chó fox, cáo, chó Nhật, chó
Berger. Vòng phát triển trực tiếp. Thời gian hoàn thành vòng đời hết 26 - 28 ngày.
1.1.1.3 Dịch tễ học
T. canis, T. leonina được phát hiện ký sinh ở chó thuộc nhiều nước trên thế
giới, tỷ lệ nhiễm T. canis từ 20,4% - 58,46%, T. leonina: 29,4% - 31,8%. Giun đũa
gây tác hại và làm chết nhiều chó con từ 3 - 4 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi.
1.1.2 Họ giun móc (Ancylostomatidae Looss, 1905)
1.1.2.1 Lịch sử phát hiện
Được phát hiện lần đầu tiên bởi Froelich khi nghiên cứu giống Uncinaria
ở ruột non của cáo. Năm 1884, Railliet tìm thấy Uncinaria stenocephala. Có 3
loài giun móc: A. caninum, A. bzaziliense và U.stenocephala ký sinh ở ruột non
của chó.
1.1.2.2 ðặc ñiểm sinh học của Ancylostoma spp.
A.caninum có màu vàng nhạt. Túi miệng có 3 đôi răng lớn. Giun đực dài 9
- 12mm, túi đuôi phát triển. Giun cái dài 10 - 21mm. Trứng: 0,06 - 0,06 x 0,037
- 0,042mm. A. brazilierse nhỏ hơn A. caninum, giun đực dài 6 - 7mm, có 2 đôi
răng. Trứng có kích thước: 0,075 - 0,095 x 0,041 - 0,045mm. U. stenocephala
màu vàng nhạt, túi miệng lớn, có 2 đôi răng hình bán nguyệt. Giun đực dài 6 -
11mm, túi đuôi phát triển
.
Trứng hình bầu dục, kích thước 0,08 - 0,08 x 0,05 -
0,06mm. Ancylostoma spp và U. stenocephala có vòng đời phát triển trực tiếp


ký sinh ở ruột non của chó, mèo rừng, hổ, sư tử, báo.
1.1.2.3 Dịch tễ học
A. caninum, A. brazilience và U. stenocephala phân bố ở nhiều nơi trên
thế giới. Trong đó A. caninum phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Ở Việt Nam, A. caninum phát hiện thấy ở khắp các tỉnh, thành. Tỷ lệ nhiễm
rất cao; 95%. Chó ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm giun móc.

1.1.3 Giun tóc (Trichuris vulpis Froelich, 1789)
1.1.3.1 ðặc ñiểm sinh học
Là giun tròn có kích thước: 45 - 75mm. Trứng hình ovan, vỏ mỏng, màu


4

vàng sẫm, kích thước: 72 - 90 x 32 - 40µm, ký sinh ở manh tràng của chó, sư tử,
hổ, báo, mèo rừng. Vòng phát triển trực tiếp, thời gian hoàn thành vòng đời từ
30 - 107

ngày.
1.1.3.2 Dịch tễ học
Giun tóc phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, giun tóc được
phát hiện ở khắp các tỉnh, thành. Tỷ lệ nhiễm là 32,1% - 56,06%.
1.1.4 Giun thực quản (Spirocerca lupi Rudolphi, 1809)
1.1.4.1 ðặc ñiểm sinh học
Spirocerca lupi màu đỏ, miệng nhỏ hình 6 cạnh. Thực quản kép. Giun đực
dài 30 - 54mm. Giun cái dài 54 - 80mm. Trứng nhỏ, vỏ mỏng, hình bầu dục,
kích thước 0,035 - 0,039x 0,014 - 0,023mm, bên trong có ấu trùng. Vòng phát
triển qua các vật chủ trung gian là bọ cánh cứng, ăn phân.
1.1.4.2 Dịch tễ học
Là một căn bệnh địa phương ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ấm và
cận nhiệt đới. Tỷ lệ nhiễm từ 14,2% - 35%.
1.2 Thuốc tẩy trừ giun tròn ñường tiêu hóa của chó
Có nhiều loại thuốc: mebendazole, ivermectin và pyrantel có hiệu lực cao
với T. canis, T. leonina, U. stenocephala và A. caninum lần lượt là 91,2; 97,6;
98,7 và 91,3%, thuốc không có tác dụng phụ.
1.3 Biện pháp phòng bệnh
Phạm Sỹ Lăng và cs, (1993) đã đề xuất biện pháp phòng bệnh giun tròn

đường tiêu hoá cho chó như sau:
Định kỳ tẩy giun cho chó bằng các loại hoá dược: cứ 3 - 4 tháng tẩy 1 lần.
Thực hiện đầy đủ vệ sinh thú y trong ăn uống và môi trường nuôi chó
cảnh để tránh lây nhiễm. Thu dọn phân chó chậm nhất là 8 giờ sau khi phân
được bài tiết ra môi trường ngoài. Tẩy trùng chuồng trại theo định kỳ. Nuôi
dưỡng, chăm sóc chó để nâng cao sức đề kháng với mầm bệnh.
Chương 2
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ðịa ñiểm nghiên cứu
Nghiên cứu điều tra dịch tễ tại vùng nông thôn và thành phố thuộc các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.


5

Nghiên cứu thực nghiệm tại Bộ môn Ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh lý khoa
Thú y, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và các địa điểm nghiên cứu thuộc
các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 - 2012
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Thành phần loài giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi tại vùng nghiên cứu.
- Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi tại vùng nghiên cứu.
- Một số đặc điểm sinh học của A. caninum.
- Một số đặc điểm bệnh lý học bệnh do A. caninum gây ra ở chó.
- Thuốc tẩy trừ A. caninum và biện pháp phòng bệnh
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lấy mẫu điều tra dịch tễ học mô tả cắt ngang và
nghiên cứu thực nghiệm (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001).
2.4.1.1 Chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng: tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An
và Hà Tĩnh, mỗi tỉnh chọn 3 huyện, thành có địa hình khác nhau là thành phố,
miền núi và đồng bằng với 2 phương thức chăn nuôi chó khác nhau là nuôi
nhốt và bán thả rông. Tại mỗi huyện chọn 3 xã, phường để thu mẫu.
2.4.1.2 Cơ mẫu
Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu được lấy theo công thức điều tra dịch tễ học:
P(1 - P)
N = (1,96)
2

d
2

Tổng số mẫu nghiên cứu: 738 mẫu, trong đó mổ khám 369 chó, xét
nghiệm phân của 369 chó.
2.4.2 Phương pháp xác ñịnh thành phần loài giun tròn ký sinh ở ñường tiêu
hoá của chó nuôi tại vùng nghiên cứu
- Thu thập, bảo quản giun tròn theo phương pháp mổ khám toàn diện
đường tiêu hóa của chó của Skrjabin (1977).
- Định loại giun tròn ký sinh đường tiêu hoá của chó theo khóa định loại
của Phan Thế Việt và cs (1977).


6

2.3.3 Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường
tiêu hoá của chó
- Xét nghiệm trứng giun tròn bằng phương pháp Fulleborn.
- Phân biệt trứng giun tròn đường tiêu hóa của chó dựa vào nguồn tài liệu:
Trịnh Văn Thịnh (1963).

- Đánh giá cường độ nhiễm giun theo trị số (min) và (max). Đánh giá
cường độ nhiễm trứng /1g phân chó bằng phương pháp McMaster.
2.4.4 Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng A. caninum
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm
- Thu thập trứng A. caninum qua nuôi giun theo kỹ thuật của Đỗ Dương
Thái và cs, (1975)
- Đếm trứng theo phương pháp tự tạo
2.4.5 Phương pháp ño kích thước của trứng và ấu trùng A. caninum
- Đo kích thước của trứng và của ấu trùng bằng kỹ thuật trắc vi thị kính
(dẫn theo Nguyễn Lân Dũng, 1983).
2.4.6 Phương pháp gây nhiễm ấu trùng A. caninum giai ñoạn L
3
cho chó
Gây nhiễm ấu trùng L
3
cho chó ở 2 mức: ≈ 500 ấu trùng và ≈ 1000 ấu
trùng/chó qua đường tiêu hóa.
2.4.7 Phương pháp xác ñịnh triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A.
caninum trong thực ñịa và thực nghiệm
Theo dõi các triệu chứng lâm sàng những chó mắc bệnh do A. caninum
thu thập từ thực địa và chó được gây nhiễm, ghi chép thông tin cần thiết.
2.4.8 Phương pháp xác ñịnh bệnh tích ñại thể của chó mắc bệnh do A.
caninum trong thực ñịa và thực nghiệm
- Mổ khám những chó mắc bệnh do A. caninum từ thực địa và chó gây
nhiễm, kiểm tra bệnh tích ở các cơ quan giun trưởng thành ký sinh và ấu trùng
di hành qua.
2.4.9 Phương pháp xác ñịnh bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh do A.
caninum trong thực ñịa và thực nghiệm
- Nghiên cứu bệnh tích vi thể theo phương pháp làm tiêu bản tổ chức học
của Jones và cs, (1969).



7

2.4.10 Phương pháp xác ñịnh một số chỉ tiêu huyết học của chó mắc bệnh do
A. caninum trong thực nghiệm
- Xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh do A. caninum bằng
máy đo huyết học tự động CD - 3700.
2.4.11 Phương pháp xác ñịnh hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc
mebendazol và pyrantel
- Xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc mebendazol và pyrantel
bằng thực nghiệm.
2.5 ðối tượng và nguyên liệu nghiên cứu
2.5.1 ðối tượng nghiên cứu
- Giống chó nội (gồm các nòi khác nhau: chó vện, chó vừn, chó đen, chó
vàng) ở các độ tuổi khác nhau, nuôi tại các hộ gia đình ở vùng nghiên cứu.
- Các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó.
2.5.2 Nguyên liệu nghiên cứu
- Cốc nhựa, bình tam giác, lamen, đĩa petri, lam kính, kính hiển vi, dao
mổ, kéo, pank kẹp, găng tay, đũa thủy tinh, buồng đếm trứng McMaster.
- Dịch ruột, phân, máu, phổi, gan của chó
- Thuốc tẩy trừ giun tròn: pyrantel, mebendazole
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật trên phần
mềm Exel của máy tính. Kiểm định các tỷ lệ bằng phầm mềm dịch tễ học thú y
Epicalc 2000.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần loài giun tròn ký sinh ñường tiêu hoá của chó nuôi tại vùng
nghiên cứu

Chúng tôi đã phát hiện 7 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó tại
các điểm nghiên cứu, đó là S. lupi, T. canis, T leonina, A.caninum, A.braziliense
U. stenocephala và T. vulpis.
Một vài loài trong số chúng là những giun tròn có nguy cơ truyền lây và
gây bệnh cho người. (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996), Phạm Sỹ Lăng, (1990),
Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn Khuê, (2009).


8

Bảng 3.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ñường tiêu hoá của chó
nuôi tại vùng nghiên cứu
Tỉnh ST
T
Tên giun tròn Nơi ký sinh
Nghệ An Thanh Hoá Hà Tĩnh
1
Spirocerca lupi
(Rudolphi,1809)
Thực quản,
dạ dày
+ - +
2
Toxocara canis (Werner,
1782)
Ruột non,
dạ dày
+ + +
3
Toxascaris leonina

(Linstow), 1902)
Ruột non,
dạ dày
+ +

+
4
Ancylostoma caninum
(Ercolani, 1859)
Ruột non + +

+
5
Ancylostoma braziliense
(Faria, 1910)
Ruột non + + -
6
Uncinaria stenocephala
(Brumpt, 1922)
Ruột non + + +
7
Trichuris vulpis
(Froelich, 1789)
Manh tràng,
ruột già
+ + -
Chú thích: (-): không tìm thấy; (+): tìm thấy.
3.2 Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó tại
vùng nghiên cứu
3.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó tại vùng nghiên cứu

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
tại vùng nghiên cứu
Qua mổ khám Qua kiểm tra phân
ðịa ñiểm
Số con
kiểm tra
Số con
nhiễm

Tỷ lệ nhiễm
(%)
Số con
kiểm tra
Số con
nhiễm

Tỷ lệ nhiễm
(%)
Nghệ An
123 87 70,7

123 88 71,5

Hà Tĩnh
123 88 71,5

123 87 70,7

Thanh Hoá
123 77 62,6


123 79 64,2

Chung 369 252 68,3 369 254 68,8
Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nói chung là 68,3 % khi mổ
khám và 68,8% khi xét nghiệm phân. Tỷ lệ chó nhiễm giun tròn đường tiêu hóa
tại các địa điểm nghiên cứu không có sự khác nhau. (p > 0,05) (bảng 3.2)
3.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó theo ñịa hình
Các vùng có địa hình khác nhau (bảng 3.3), tỷ lệ nhiễm giun tròn đường
tiêu hoá của chó dao động từ 66,7% đến 73,1%, khi mổ khám và từ 60,9% -
74,8% khi xét nghiệm phân. Các vùng có địa hình khác nhau, tỷ lệ nhiễm giun
tròn đường tiêu hoá của chó không có sự khác nhau. (p > 0,05).


9

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
nuôi tại các vùng ñịa hình khác nhau
Qua mổ khám Qua xét nghiệm phân
Vùng sinh
thái
Số con
kiểm
tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số con

kiểm tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Đồng bằng 123 80 65,0 123 87 70,7
Miền núi 123 90 73,1 123 92 74,8
Thành phố 123 82 66,7 123 75 60,9
Chung 369 252 68,3 369 254 68,8
3.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó theo phương thức chăn
nuôi
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
theo phương thức chăn nuôi
Mổ khám Xét nghiệm phân
Phương thức
chăn nuôi
Số con
kiểm tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số con
kiểm
tra
Số con
nhiễm
Tỷ lệ

nhiễm
(%)
Thả rông 250 203 81,20
a
254 210 82,60
a
Nuôi nhốt 119 49 41,20
b
115 44 38,20
b
Chung 369 252 68,30 369 254 68,80
Ghi chú: các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác về tỷ lệ nhiễm, sự
sai khác có ý nghĩa thống kê(p< 0,05)
Các phương thức chăn nuôi khác nhau có tỷ lệ nhiễm giun tròn của chó
khác nhau. Chó nuôi thả tự do có nhiễm 81,2% qua mổ khám và 82,6% qua xét
nghiệm phân, cao hơn những chó nuôi nhốt: 41,2% và 38,2%. (p < 0,05).
3.2.4 Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó nuôi
tại vùng nghiên cứu
3.2.4.1 Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó theo
phương pháp mổ khám.
Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hoá của chó tại các điểm nghiên
cứu qua mổ khám (bảng 3.5) khá cao: T. canis: 26,30%, T. leonina: 20,60%, A.
caninum: 55,60%, A. braziliense :18,10%, U. stenocephala: 27,40%, S. lupi:
12,70%. T. vupis có tỷ lệ nhiễm thấp nhất: 4,10%.


10

Bảng 3.5. Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn
ñường tiêu hóa của chó qua mổ khám

Thanh Hóa (n = 123) Nghệ An (n = 123) Hà Tĩnh (n = 123) Địa điểm


Loài
giun tròn
Số
con
nhiễm

Tỷ lệ
(%)
Cường
độ
(min -
max)

Số
con
nhiễm

Tỷ lệ
(%)
Cường
độ
(min -
max)

Số
con
nhiễm


Tỷ lệ
(%)
Cường
độ
(min -
max)

Tỷ lệ
nhiễm
chung

(%)
T. canis
24 19,50 1 - 11 30 24,40 1 - 12 43 35,00 1 - 7 26,30
T. leonine
10 8,10 1 - 9 30 24,40 1 - 12 36 29,30 2 - 10 20,60
A.caninum 61 49,60
a
2 - 51 70 56,90
a
10 -54 74 60,20
a
10 - 50 55,57
A. braziliense 38 30,80 1 - 20 29 23,60 2 - 27 0 0,00 0 18,31
U.stenocephala

36 29,30 2 - 20 34 27,60 1 - 14 31 25,20 17 - 80 27,37
S. lupi 0 0,00 0 24 19,50 2 – 5 21 18,70 1 - 11 12,73
T. vulpis 2 1,60 1 - 2 13 10,60 1 – 5 0 0,00 0 4,07

Chú thích: n là số chó ñược kiểm tra. Những chữ cái giống nhau trong cùng một hàng chỉ sự
không sai khác về tỷ lệ nhiễm, sự không sai khác có ý nghia thống kê (p> 0,05)
3.2.4.2 Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa của chó theo
phương pháp xét nghiệm phân
Đã phát hiện thấy trứng của 4 loài giun tròn: T. canis, T. leonine, S. lupi, T.
vulpis và 1 họ giun móc Ancylostomatidae ký sinh ở đường tiêu hóa của chó
vùng nghiên cứu. Ancylostomatidae có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 64,20%, cường độ
nhiễm 832 trứng/gam phân. Loài T. vulpis và S. lupi có tỷ lệ nhiễm thấp (bảng
3.6).
Bảng 3.6. Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa
của chó tại vùng nghiên cứu qua kiểm tra phân
Thanh Hóa (n = 123) Nghệ An (n = 123) Hà Tĩnh (n =123)
Địa điểm


Loài
giun tròn
Số
con
nhiễm

Tỷ
lệ
(%)
Số
trứng/g
phân
Số
con
nhiễm


Tỷ
lệ
(%)
Số
trứng/g
phân
Số
con
nhiễm

Tỷ
lệ
(%)
Số
trứng/g
phân
Tỷ lệ
nhiễm
chung
(%)
Toxocara canis 38 30,9

213 39 31,7

645 40 32,5

596 31,70
Toxascaris leonine 19 15,4


163 35 28,5

355 35 28,5

322 24,13
Ancylostomatidae
71 57,7

303 67 54,5

823 79 64,2

792 58,80
Spirocerca lupi 0 0,0 0 20 16,2

207 17 13,8

210 10,00
Trichuiris vulpis
3 2,4 123 10 8,1 227 0 0 0 3,50
3.2.5 Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm các loài giun tròn ñường tiêu hóa theo lứa tuổi của chó
Tỷ lệ nhiễm T. canis của chó giảm theo lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm T. vulpis
tăng dần theo tuổi của chó. Tỷ lệ nhiễm Ancylostomatidae cao nhất ở những chó


11

từ 3 - 6 tháng tuổi, giảm dần ở chó >12 tháng tuổi. Có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm
Ancylostomatidae ở các lứa tuổi khác nhau của chó (p < 0,05) (ở bảng 3.7)
Bảng 3.7. Biến ñộng nhiễm giun tròn ñường tiêu hóa

theo lứa tuổi của chó tại vùng nghiên cứu
1 - 2 (n = 184) 3 – 6 (n = 184) 7 - 12 (n = 185) > 12 (n = 185) Tuổi
(tháng)
Loài
giun tròn
Số
con
nhiễm

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số con
nhiễm

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số
con
nhiễm

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số con
nhiễm

Tỷ lệ
nhiễm


(%)
S. lupi 0 0,0

0 0,0

25 13,51 57 30,81
T. canis 99 53,8
a
60 32,61
b
29 15,68
c
16 8,6
d
T. leonina 20 10,87 35 19,02 67 36,22 43 23,24
Ancylostomatidae 76 41,30
a
140 76,08
b
126 68,11
c
95 51,35
d
T. vulpis 0 0,0 0 0,0 10 5,43 18 9,72
Chú thích: n là số con kiểm tra. Những chữ cái khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự sai
khác về tỷ lệ nhiễm, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
3.3 Khảo sát một số ñặc ñiểm dịch tễ học bệnh do A.caninum
3.3.1 Sức ñề kháng của trứng A.caninum ở các môi trường có ñộ pH khác nhau
Bảng 3.8. Sức ñề kháng của trứng A. caninum

ở môi trường có ñộ pH khác nhau
pH
Số
lượng
trứng
Biến ñổi hình thái
Thời gian ấu
trùng sống
(ngày)
Tỷ lệ trứng phát
triển tới ấu
trùng (%)
5
Vỏ trứng nhạt màu, không thấy lớp phân
cách giữa vỏ và phôi bào. Phôi bào nhạt
màu, gần như mất màu, phôi bị chia
thành nhiều phần và dàn đều khắp trứng.
0 0
7
Trứng phát triển bình thường: phôi bào
phân chia và phát triển thành ấu trùng
> 7 92,00
9
Một số trứng bị teo hoặc bị dồn về một
bên, phôi thoát ra khỏi vỏ trứng. Đa số
trứng vẫn phát triển thành ấu trùng
5 - 6 64,00
11
100 -
110

Đa số phôi co cụm lại hoặc thoát ra khỏi
vỏ. Một số trứng bị biến dạng mất hình
trứng. Vẫn có trứng phát triển thành ấu
trùng.
2 - 3 36,00
Môi trường có pH = 5 có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển của trứng
và ấu trùng A, caninum: trứng mất màu, phôi bào bị co cụm hoặc bị phân tán khắp
trứng. Môi trường nuôi có pH = 9 làm trứng bị biến đổi hình dạng bên ngoài, méo
mó, tỷ lệ trứng phát triển thành ấu trùng là 64,00%. Môi trường pH = 11 tỷ lệ
trứng phát triển thành ấu trùng thấp, chỉ 36,00%.


12

3.3.2 Sức ñề kháng của trứng A.caninum ở các môi trường hóa chất
Bảng 3.9. Sức ñề kháng của trứng A. caninum
trong một số môi trường hoá chất
Môi trường nuôi trứng
NaCl NaOH Ca(OH)
2

Ngày
Nước
máy
3% 5% 3% 5% 3% 5%
1
Hình
thành ấu
trùng
trong

trứng
Hình
thành ấu
trùng
trong
trứng
Hình
thành ấu
trùng
trong
trứng
Hình
thành ấu
trùng
trong
trứng
Nhiều
phôi bào
Nhiều phôi
bào
Tế bào phôi
teo, co cụm
về một bên
2
Ấu trùng
L
1
Ấu trùng
L
1

Ấu
trùng L
1
Ấu
trùng L
1
trong
trứng

Ấu trùng
L
1
trong
trứng

Hình thành
ấu trùng
trong trứng
Tế bào phôi
co cụm,
không phát
triển
4
Ấu trùng
L
2
Ấu trùng
L
2
- -

- - -
7
Ấu trùng
L
3
-
- -
- - -
Chú thích: (- ) là không phát triển
Trong môi trường NaCl, ở nồng độ 3% và 5%, trứng A. caninum không
phát triển thành ấu trùng L
3
, môi trường NaOH ở các nồng độ 3%; 5% phát triển
rất kém. (bảng 3.9).
Môi trường Ca(OH)
2
nồng độ từ 3 - 5%, trứng A.caninum không thể phát
triển được, như vậy có thể dùng dung dịch Ca(OH)
2
, nồng độ từ 3 - 5% rửa cũi
hoặc chuồng nuôi chó để diệt trứng A. caninum.
3.4 Khảo sát một số ñặc ñiểm sinh học của A.caninum
3.4.1 Hình thái và sự phát triển của trứng A.caninum

Bảng 3.10. Hình thái, kích thước và sự phát triển của trứng A.caninum
Nhiệt
ñộ
pH
Giai
ñoạn


Thời gian
(giờ)
Hình thái, màu sắc
Kích thước
của trứng
(mm)
1
Sau khi ra
môi trường

Hình ovan, vỏ mỏng, màu vàng nhạt,
phôi bào tạo thành khối, xếp gần kín
trứng.
2 1 – 2
Hình thái trứng không thay đổi,
trứng có 4 - 8 phôi bào
3 3 - 4
Hình thái trứng không thay đổi,
trứng có 16 - 32 phôi bào
4 10 – 11
Nhiều phôi bào hình quả dâu xếp
không kín trứng
23-
25
0
C
7,2
5 22 - 24 Hình thành ấu trùng bên trong trứng
Dài:

0,062 ±
0,0046mm;
rộng:
0,038 ±
0,0027mm


13

Trứng A.caninum (bảng 3.10) khi mới ra môi trường ngoài có hình ô van,
màu vàng nhạt, lớp vỏ nhẵn và mỏng. Tế bào phôi phân chia rất nhanh, ở nhiệt
độ 20 - 25
0
C, sau 24 giờ trứng đã phát triển tới dạng ấu trùng.
Trong quá trình phát triển, hình thái và kích thước của trứng không thay
đổi, kích thước trứng đo được: 0,062 x 0,038mm.
3.4.2 Sự phát triển của ấu trùng A. caninum ở ñiều kiện phòng thí nghiệm
Bảng 3.11. Sự phát triển của ấu trùng A. caninum ở môi trường nước máy
Môi
trường
Nhiệt độ
(
o
C)
Giai
đoạn
Hình thái của ấu trùng
Kích thước
(mm)
Thời gian

(ngày)
L
1

Hình gậy, vỏ mỏng, thực quản có
đáy hình ụ, bên trong có các tế
bào mầm xếp dọc hai bên cơ thể.
Màu xám nhạt.
0,17 ± 0,025 1,25 – 1,5
L
2

Hình gậy, vỏ mỏng, kích thước
lớn hơn A
1
. Thực quản có đáy
hình ụ. Màu xám nhạt.
0,31 ± 0,034 3,75 – 4,5
Nước
máy,
pH =
7,2
23 – 25

L
3

Hình gậy, vỏ dày. Thực quản có
hình trụ. Thấy rõ các cơ quan bên
trong. Màu xám đậm.

0,59 ± 0,026 6,25 – 8
Chú thích : Thời gian tính từ lúc bắt ñầu nuôi trứng.
Trong môi trường pH = 7,2, nhiệt độ 23 - 25
o
ấu trùng phát triển qua ba
giai đoạn: ấu trùng kỳ I (L
1
)có hình gậy, vỏ mỏng, màu xám nhạt, dài 0,17
mm. Ấu trùng kỳ II ( L
2
), hình gậy, vỏ dày, dài 0,31mm. Thời gian trứng phát
triển tới ấu trùng hết 3,75 đến 4,5 ngày. Ấu trùng kỳ III (L
3
) có chiều dài trung
bình 0,59 mm. Thời gian trứng phát triển tới ấu trùng từ 6,25 - 8 ngày.
3.4.3 Thời gian phát triển của ấu trùng A. caninum ở ñiều kiện phòng thí
nghiệm
Mùa thu, nhiệt độ từ 25 - 28
0
C, trong môi trường nứớc máy pH = 7,2, thời
gian phát triển từ ấu trùng L
1
đến L
3
hết từ 5,75 - 7,25 ngày. Mùa đông, nhiệt độ
từ 13 - 18ºC, ấu trùng phát triển từ L
1
- L
3
hết 8,5 - 10 ngày.

Mùa thu, ấu trùng A.caninum phát triển thành ấu trùng gây nhiễm nhanh
hơn so với mùa đông. (bảng 3.12)


14

Bảng 3.12. Sự phát triển của ấu trùng A. caninum
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.
Mùa thu Mùa đông
Số
thứ tự
Giai đoạn
phát triển
Nhiệt độ
(
0
C)
Thời gian phát
triển (ngày)
Nhiệt độ
(
0
C)
Thời gian phát
triển (ngày)
1 L
1
0,75 - 1,25 1,5 - 2
2 L
2

2 - 2,5 3,5 - 4
3 L
3
3 - 3,5 3,5 - 4
Thời gian phát triển
của 3 giai đoạn
25 - 28
0
C
5,75 - 7,25
13 -
18ºC
8,5 - 10
3.4.4 Giai ñoạn từ ấu trùng gây nhiễm ñến khi phát triển thành giun trưởng
thành có khả năng ñẻ trứng của A. caninum qua thực nghiệm
Bảng 3.13. Thời gian thấy trứng của A. caninum trong phân chó
sau khi gây nhiễm
STT
Số
hiệu
chó
Cường ñộ
nhiễm
(ấu trùng/chó)
Phương
pháp gây
nhiễm
Thời gian
thải trứng
(ngày)

Thời gian trứng
ñạt lượng tối ña
(ngày)
1 A1 500 16 5
2 A2 500 18 6
3 A3 500 18 6
4 A4 500 17 6
5 A5 500 19 6
6 B1 1000 18 6
7 B2 1000 17 6
8 B3 1000 17 5
9 B4 1000 15 5
10 B5 1000
Qua thức ăn

19 5
Trung bình 17,4 5,0
Thời gian tìm thấy trứng của A.caninum sớm nhất trong phân chó là 15 -
19 ngày, trung bình là 17,4 ngày.
3.4.5 Thời gian hoàn thành vòng ñời của A. caninum qua thực nghiệm
Qua theo dõi sự phát triển của trứng, phát triển của ấu trùng và gây nhiễm cho
chó xác định thời gian hoàn thành vòng đời của A.caninum cho thấy: mùa thu, nhiệt
độ từ 25 - 28
0
C, cho chó nhiễm ấu trùng L
3
qua đường tiêu hóa thì thời gian khép kín
vòng đời của A. caninum hết 21,5 - 26 ngày, mùa đông hết 24,5 - 29 ngày.



15

3.5. Khảo sát một số ñặc ñiểm bệnh lý do A. caninum gây ra ở chó
3.5.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực ñịa
Bảng 3.14. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh
do A.caninum trong thực ñịa
STT Các triệu chứng lâm sàng
Số chó theo
dõi (con)
Số chó có
biểu hiện
(con)
Tỷ lệ
(%)
1 Gầy còm, lông xù, xơ xác 31 65.96
2 Giảm hoặc bỏ ăn 27 57.45
3 Nôn mửa 9 19.15
4 Bụng phình to 16 34.04
5 Táo bón xen kẽ ỉa chảy, phân có máu 23 48.94
6 Có triệu chứng thần kinh, run rẩy
47
7 14.89
Chó mắc bệnh do A.caninum (bảng 3.14) thấy, chó gầy còm, lông xù, xơ
xác, ăn uống thất thường, nôn mửa, giảm hoặc bỏ ăn, táo bón xen kẽ ỉa chảy, phân
có máu là những triệu chứng phổ biến, số ít chó có triệu chứng thần kinh.
3.5.2 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực
nghiệm
Theo dõi 10 chó được xác định có cường độ nhiễm trứng A. caninum cao > 500
trứng/g phân sau khi gây nhiễm thực nghiệm (bảng 3. 15).
Bảng 3.15. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh

do A. caninum trong thực nghiệm
Triệu chứng lâm sàng
Số chó theo
dõi
Số chó biểu
hiện
Tỷ lệ (%)
Gầy còm, chậm lớn 10 100
Ăn uống ít hoặc bỏ ăn 9 90
Lông xù, xơ xác 10 100
Phân nâu đen hoặc có máu tươi 9 90
Nôn mửa 8 80
Nằm bệt, không đi lại được 4 40
Chảy máu mũi 0 0
Run rẩy hoặc co giật
10
1 10
Kết quả cho thấy chó mắc bệnh do A. caninum biểu hiện chủ yếu là gầy
còm, chậm lớn, đa số chó bỏ ăn, lông xù, xơ xác. Trong phân luôn có máu tươi
hoặc có màu nâu đen Những con có biểu hiện bệnh nặng thường nôn mửa, nằm
bệt, không đi lại được.Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum


16

trong thực nghiệm tương đồng với triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh trong
thực địa.
3.5.3 Bệnh tích ñại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực ñịa.
Bảng 3.16. Bệnh tích ñại thể của chó mắc bệnh
do A. caninum trong thực ñịa

STT Biểu hiện bệnh ở các cơ quan
Số chó
mổ khám
(con)
Số chó có
bệnh tích
(con)
Tỷ lệ
(%)
1 Xác gầy 14 100.00
2 Da, niêm mạc nhợt nhạt 10 71.43
3 Phổi xung huyết, xuất huyết 11 78.57
4
Ruột non viêm, xung huyết, có nhiều
điểm xuất huyết tụ máu. Thành ruột
non dày lên.




14

14 100.00
Quan sát trong thực địa (bảng 3.16) chó nhiễm giun móc: xác gầy, da,
niêm mạc nhợt nhạt ruột non xung huyết, xuất huyết, niêm mạc ruột viêm, phổi
xung huyết và xuất huyết. Bệnh tích phổ biến là xác gầy, da, niêm mạc nhợt
nhạt. Phổi xung huyết, xuất huyết.
3.5.3 Bệnh tích ñại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm
Bảng 3.17. Bệnh tích ñại thể của chó mắc bệnh
do A. caninum trong thực nghiệm

Cơ quan, phủ
tạng có bệnh tích
Chó được gây nhiễm 500
ấu trùng/con
Chó được gây nhiễm 1000 ấu
trùng/con
Ruột non
Viêm, xung huyết, có
nhiều điểm xuất huyết
Viêm, xung huyết, có nhiều điểm
xuất huyết. Thành ruột non dày, cứng
Phổi Xung huyết và có sẹo
Xung huyết, xuất huyết và có nhiều
vết sẹo
Kết quả từ bảng 3.17 cho thấy, những chó gây nhiễm ở mức ≈ 1000 ấu
trùng thì bệnh tích ở các cơ quan phủ tạng trầm trọng hơn so với gây nhiễm ≈
500 ấu trùng. Bệnh tích rõ nhất là niêm mạc ruột non xuất huyết từng đám lớn ở
tá tràng, thành ruột non bong tróc từng mảng lẫn với máu và dịch ruột. Phổi


17

viêm và có nhiều vết sẹo. Kết quả theo dõi trong thực nghiệm là khá phù hợp
với bệnh tích đại thể của những chó bị bệnh do A.caninum trong thực địa.
3.5.5. Bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực ñịa
Bảng 3.18. Biến ñổi bệch tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh
do A. caninum trong thực ñịa
Mức ñộ
+ ++ +++
Tổng số block

có bệnh tích
Bệnh tích

Tổng số
block
theo dõi
Số
block

Tỷ lệ
(%)
Số
block

Tỷ lệ
(%)
Số
block

Tỷ lệ
(%)
Số
block
Tỷ lệ
(%)
Tế bào biểu mô
niêm mạc ruột
bị phá hủy
9 25,0 12 33,3 15 41,7 36 100
Lông nhung đứt

nát
6 16,7 15 41,7 11 30,5 32 87,50
Đỉnh lông
nhung hoại tử
12 33,3 9 25,0 5 13,9 26 72,20
Thâm nhiễm tế
bào viêm
8 22,2 9 25,0 6 16,7 23 63,90
Thâm nhiễm
bạch cầu ái toan

7 19,4 4 11,1 2 5,6 13 36,10
Lát cắt ruột có
giun móc

36
8 22,2 9 25,0 4 11,1 21 58,30
Kết quả nghiên cứu cho thấy: biến đổi bệnh lý vi thể chủ yếu xuất
hiện ở niêm mạc ruột non: tế bào biểu mô bị phá hủy, lông nhung dứt nát,
đỉnh lông nhung bị hoại tử. Có hiện tượng thâm nhiễm các tế bào viêm và
bạch cầu ái toan.

3.5.6. Bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm
Bệnh tích vi thể (bảng 3.19) chủ yếu là ở: tế bào biểu mô niêm mạc ruột
bị tổn thương, lông nhung gãy, đứt nát, đỉnh lông nhung hoạt tử, niêm mạc ruột
non xung huyết, xuất huyết, có sự xâm nhiễm các tế bào viêm và thâm nhiễm
các bạch cầu ái toan ở vùng hạ niêm mạc ruột.


18


Bảng 3.19. Biến ñổi bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh
do A.caninum trong thực nghiệm
Mức ñộ
+ ++ +++
Tổng số Block
có bệnh tích
Bệnh tích
Số
Block
nghiên
cứu
Số
block
Tỷ lệ
(%)
Số
block
Tỷ lệ
(%)
Số
block
Tỷ lệ
(%)
Số
block
Tỷ lệ
(%)
Tế bào biểu mô
niêm mạc ruột bị

phá huỷ
7 25,00 9 32,14 12 42,86 28 100
Lông nhung đứt
nát, tổn thương
5 17,86 11 39,28 8 28,57 24 85,71
Đỉnh lông nhung
ruột hoại tử
9 32,14 7 25,00 4 14,29 20 71,43
Thâm nhiễm tế bào
viêm ở vùng hạ
niêm mạc ruột
8 28,57 3 10,71 4 14,29 15 53,57
Thâm nhiễm bạch
cầu ái toan
5 17,86 4 14,29 2 7,14 11 39,29
Lát cắt ngang vùng
ruột có giun móc
ký sinh
28
6 21,42 7 25,00 4 14,29 17 60,71
Bệnh tích vi thể chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm phù hợp
với bệnh tích vi thể ở những chó mắc bệnh trong thực địa.
3.6 Xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc bệnh do A.caninum.
3.6.1 Một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của chó mắc bệnh do A.caninum trong thực
nghiệm
Kiểm tra một số chỉ tiêu của hệ hồng cầu của chó mắc bệnh do A. caninum
và cho khỏe, tạo cơ sở cho việc chẩn đoán qua chỉ tiêu huyết học.
Chó mắc bệnh do A. caninum, số lượng hồng cầu: 4, 89 triệu/mm
3
, giảm đi

nhiều so với chó khoẻ. Hàm lượng huyết sắc tố: 11,05 (g%), trong khi đó hàm
lượng này ở chó khoẻ là 13,88 g%.
Ở chó bệnh tỷ khối huyết cầu: 31,11%, nồng độ huyết sắc tố: 19,62% đều
giảm so với chó khoẻ. Chó bị bệnh, thể tích trung bình của hồng cầu đo được là
63,61 (µm
3
), ở chó khỏe là 62,07 µm
3
. Như vậy, thể tích trung bình hồng cầu ít
bị ảnh hưởng (bảng 3.20)


19

Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu của chó mắc bệnh
do A. caninum trong thực nghiệm
Chó nhiễm giun móc (n=10) Chó khoẻ (n=10)

Chỉ tiêu theo dõi

± m
x
Khoảng biến
ñộng

± m
x

Khoảng biến
ñộng

Số lượng hồng cầu
(triệu/mm
3
)
4,89 ± 0.41 3.94 - 6.12 6.27 ± 0.35 5.54 - 8.13
Hàm lượng huyết sắc
tố (g%)
11,05 ± 0.28 9.22 - 12.31 13.88 ± 0.25 12.95 - 15.41
Tỷ khối huyết cầu (%) 31,11 ± 0.42 29.15 - 38.63 38.92 ± 0.27 35.31 - 52.38
Thể tích trung bình
của hồng cầu (µm
3
)
63,61 ± 0.39 56.96 - 66.01 62.07 ± 0.33 57.12 - 65.47

ợng huyết sắc tố trung
bình hồng cầu (pg)
19,02 ± 0.29 16.05 - 25.17 34.11 ± 0.35 30.91 - 37.02
Nồng độ huyết sắc tố
trung bình hồng cầu (%)
19,62 ± 0.22 16.87 - 21.15 23.05 ± 0.12 20.05 - 28.17
3.6.2 Một số chỉ tiêu bạch cầu và công thức bạch cầu của máu chó mắc bệnh
do A. caninum trong thực nghiệm
Bảng 3.21. Công thức bạch cầu trong máu chó mắc bệnh
do A. caninum trong thực nghiệm
Chó nhiễm giun móc (n=10) Chó khoẻ (n=10)
Chỉ tiêu theo dõi
± m
x
Biến ñộng

± m
x

Biến ñộng
Số lượng bạch cầu
(nghìn/mm
3
)
14,65 ± 0,33 11,45 - 18,80 9,46 ± 0,34 7,23 -11,35
Bạch cầu đa nhân trung
tính (Neutrophile, %)
68,16 ± 0,29 66,78 - 73,14 63,21 ± 0,18 58,93 - 66,25
Bạch cầu ái toan
(Eosinophile, %)
7,05 ± 0,15 6,85 - 7,57 5,70 ± 0,22 5,03 - 6,69
Bạch cầu đơn nhân lớn
(Monocytes, %)
3,32 ± 0,19 3,09 - 5,12 3,75 ±0,24 3,11 - 5,13
Lâm ba cầu
(Lymphocytes, %)
21,04 ± 0,32 18,11 - 24,26 26,83 ± 0,25 25,02 - 28,07
Bạch cầu ái kiềm
(Basophile, %)
0,43 ± 0,05 0,35 -1,14 0,51 ± 0,05 0,40 - 1,12
Chó mắc bệnh do A. caninum thì bạch cầu ái toan tăng cao, tăng khoảng
1350 tế bào/µl. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng rõ rệt, trung bình 68.16 ± 0.29%,
dao động trong khoảng 66,78 – 73,14%. Bạch cầu ái toan: 7,05 ± 0,15% tăng nhiều
so với chó khoẻ: 5,70 ± 0,22%



20

Tuy nhiên một số chỉ tiêu sinh lý máu khác của chó bệnh: tỷ lệ bạch cầu ái
kiềm, lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân lớn đều giảm
3.7 Xác ñịnh hiệu lực của thuốc
3.7.1 Hiệu lực của mebendazole và pyrantel tẩy trừ A. caninum trong thực
nghiệm
Bảng 3.22. Hiệu lực tẩy A.caninum của mebendazole và pyrantel
cho chó trong thực nghiệm
Số hiệu chó Thuốc điều trị
Số giun ra theo
phân (con)
Số giun trong
ruột chó
Tổng số giun
(con)
A1 39 7 46
A2 36 0 36
A3 43 3 43
A4 39 0 39
A5
mebendazole
(30 mg/kgP)
45 0 45
Tổng 202 10 212
B1 75 0 75
B2 81 3 84
B3 78 0 78
B4 96 6 102
B5

Pyrantel
(10 mg/kg P)
81 4 85
Tổng 411 13 424
Hiệu lực tẩy A. caninum của thuốc mebendazole là 95,28%. Tỷ lệ sạch
giun là 3/ 5 chó. Tỷ lệ hiệu lực của thuốc pyrantel là 96,90%. Tỷ lệ sạch giun là
3/5 chó.
3.7.2 Hiệu lực của mebendazole và pyrantel ñối với chó nhiễm A. caninum
trong thực ñịa
Bảng 3.23. Kết quả tẩy A.caninum của mebendazole và pyrantel
cho chó trong thực ñịa
Hiệu lực của thuốc Độ an toàn của thuốc
Sạch trứng
sau 4 ngày
Sạch trứng
sau 7 ngày
Sạch trứng
sau 21 ngày
Có phản ứng Số chết
Phác
đồ
tẩy
Số
chó
được
tẩy
Số
chó
%
Số

chó
%
Số
chó
%
Số
chó
%
Số
chó
%
1 15 12 80,00

14 93,30

14 93,30

0 0,00 0 0,00
2 15 11 73,00

14 93,30

14 93,30

1 6,60 0 0,00


21

Hiệu lực tẩy A. caninum của mebendazole rất cao, tỷ lệ sạch trứng từ 80 –

93,3% . Không có chó nào có phản ứng phụ. Thuốc pyrantel, liều 10mg/kg P, tỷ
lệ sạch trứng ở ngày thứ 7 là 93,3%. Chỉ 1 chó có phản ứng phụ (bảng 3.23).
3.8 ðề xuất biện pháp phòng bệnh
3.8.1 Diệt ký sinh trùng ở chó
Từ kết quả xác định hiệu lực của thuốc mebendazole và pyrantel tẩy trừ
A. caninum ở chó vùng nghiên cứu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trước, chúng tôi đề nghị thuốc tẩy trừ và lịch tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa
của chó như sau:
Người nuôi chó nên lựa chọn thuốc mebendazole và pyrantel vì hai loại
thuốc này có phổ tác dụng rộng và hiệu lực tẩy trừ cao với các giun tròn đường
tiêu hóa của chó như T. canis, T. leonina, A. caninum và cả T.vulpis.
- Lịch tẩy trừ giun đũa T. canis, T. leonina nên áp dụng lịch tẩy trừ của
các tác giả trong nước đã đề xuất là 2 lần tẩy trong 1 năm, lần thứ nhất nên tẩy
vào cuối mùa xuân, lần thứ hai nên tẩy vào cuối mùa thu cho cả chó con và chó
trưởng thành với mức liều 10mg/kg P với pyrantel và 10 đến 22mg/kgP của chó
với mebendazole.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất lịch tẩy trừ A. caninum cho chó
ở vùng nghiên cứu như sau:
- Chó nuôi nhốt chuồng nên tẩy 2 lần trong 1 năm, lần thứ nhất nên tẩy vào
cuối mùa xuân, lần thứ hai nên tẩy vào cuối mùa thu cho cả chó con và chó trưởng
thành với mức liều 10mg/kg P với pyrantel và 30mg/kgP của chó với mebendazole.
Những chó nuôi nhốt thường xuyên được gia chủ vệ sinh chuồng cũi, thức
ăn được vệ sinh và tỷ lệ, cường độ nhiễm qua kiểm tra ở mức thấp nên tẩy 2 lần
trong 1 năm là phù hợp.
Chó nuôi thả tự do nên tẩy trừ A. caninum 3 lần trong năm. Liều lượng và
thuốc tương tự như trên.
3.8.2 Diệt ký sinh trùng ở môi trường bên ngoài
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và kế thừa kết quả của các tác giả đi
trước, chúng tôi đề xuất một số biện pháp diệt trừ trứng và ấu trùng giun ở môi
trường như sau:



22

- Tuyên truyền vận động nhân dân bỏ thói quen nuôi chó thả rông.
- Sân chơi và bãi tập của chó cần đảm bảo vệ sinh thú y.
- Hàng ngày phải thu dọn phân chó ở chuồng hoặc cũi nhốt chó để xử lý.
Chúng tôi khuyến cáo người nuôi chó nên dùng nước vôi 3% rội, rửa nền
chuồng và cũi nuôi chó.
3.8.3 Phòng bệnh cho chó

3.8.3.1 Phòng bệnh bằng vệ sinh
Đảm bảo thức ăn nước uống của chó được sạch, tránh nhiễm trứng giun.
3.8.3.2 Phòng bệnh bằng nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng theo khoa học: cho chó ăn khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ lượng
và chất dinh dưỡng như protid, khoáng và vitamin.
3.8.3.3 ðiều trị bệnh do giun móc
Dùng mebendazole với liều 30mg/kg P, dùng trong 3 ngày liên tục cho
uống vào buổi sáng, hiệu quả tẩy trừ giun móc rất cao, thuốc lại an toàn, sử dụng
đơn giản. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc khác như: pyrantel, ivermectin, …
để tẩy giun móc.
Trong quá trình tẩy giun móc nên kết hợp với một số thuốc điều trị
triệu chứng: atropin, gastrobamate, prometazin, phnergan vitamin K, theo
liều chỉ dẫn.
Trợ sức: Dùng dung dịch sinh lý mặn ngọt, đường đẳng trương, ưu
trương, cho uống oresol, tiêm 1 trong các loại thuốc trợ tim như Cafein,
Spartein, vitamin B
1
và vitamin C.


KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
1. Kết luận
1. Đã xác định được 7 loài giun tròn đường tiêu hoá của chó là Toxocara
canis, Toxascaris leonina, Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense,
Uncinaria stenocephala, Trichuis vulpis và Spirocerca lupi. Loài Spirocerca
lupi lần đầu tiên được tìm thấy tại tỉnh Nghệ An, chưa tìm thấy loài này ở tỉnh
Thanh Hoá. Ở tỉnh Hà Tĩnh chưa tìm thấy loài T. vulpis và A. braziliense
2. Chó ở các địa điểm nghiên cứu đều nhiễm giun tròn đường tiêu hoá,


23

tỷ lệ nhiễm chung dao động từ 68,30 % đến 68,80%. Không có sự sai khác
về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở các vùng có địa hình khác
nhau. Tuy nhiên, có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giun tròn của chó ở các
phương thức nuôi chó khác nhau. (p< 0,05).
Mổ khám thấy chó nhiễm T. canis là 26,3%, T. leonina: 20,60%, A.
caninum: 55,60%, A. braziliense: 18,10%, U. stenocephala: 27,40% ,và S. lupi:
12,70%. Loài T. vupis có tỷ lệ nhiễm thấp nhất, chỉ 4,10%. Loài A. caninum có
tỷ lệ nhiễm cao nhất: 55,60%, cường độ nhiễm từ 10 - 50 giun/chó và không có
sự sai khác về tỷ lệ nhiễm loài giun này ở các địa điểm nghiên cứu.
Xét nghiệm phân chó, tỷ lệ nhiễm T. canis, T. leonina, Ancylostomatidae,
S. lupi, T. vulpis lần lượt là 31,70%; 24,13%; 58,80%; 10,00%; 3,50%. Trong đó
Ancylostomatidae có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 54,5% -64,2%, cường độ nhiễm từ
303 - 823 trứng/gam phân.
Mọi lứa tuổi của chó đều nhiễm Ancylostomatidae, chó từ 3 đến 6 tháng
tuổi nhiễm cao nhất, tỷ lệ nhiễm là 70,80%. Chó từ 1 - 2 tháng tuổi nhiễm T.
canis cao nhất: 72,35%, giảm dần ở chó 3 - 6 tháng tuổi, chó > 12 tháng tuổi
nhiễm thấp nhất: 6,50%. Tỷ lệ nhiễm T. vulpis tăng dần theo lứa tuổi của chó.
3. Môi trường pH = 5, pH = 11, đa số trứng A. caninum biến dạng, tế bào phôi

co cụm hoặc thoát ra khỏi vỏ. Số ít trứng vẫn phát triển thành ấu trùng. Dung
dịch Ca(OH)
2
3 - 5% có tác động mạnh nhất đến sự tồn tại và phát triển của trứng.
4. Ở nhiệt độ 23 - 25
0
C, trong môi trường pH = 7,2 thời gian từ khi trứng phát triển tới
ấu trùng L
1
khoảng 27 - 30 giờ. Kích thước của trứng đo được: 0,062 x 0,038 mm.
Ấu trùng A. caninum phát triển qua 3 giai đoạn. Ấu trùng L
1
hình gậy, vỏ
mỏng, xám nhạt, thực quản hình ụ phình ở đáy, dài: 0,17 ± 0,025mm. Ấu trùng
L
2
có hình gậy, vỏ dày, màu xám, thực quản hình trụ, dài: 0,31 ± 0,034mm. Ấu
trùng L
3
có hình gậy, vỏ dầy, màu xám đậm, thực quản hình trụ, quan sát thấy rõ
các cơ quan bên trong, ấu trùng dài: 0,59 ± 0,026mm.
Thời gian phát triển từ ấu trùng L
1
đến L
3
trong khoảng 5,75 - 10 ngày.
tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Thời gian hoàn thành vòng đời của A. caninum dao động từ 21,5 - 29 ngày.
5. Triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh do A.caninum là chó gầy còm, lông

×