Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

VẬN DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC BẬC TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.99 KB, 26 trang )

1
Đề tài: VẬN DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH
HỌC BẬC TRUNG HỌC
Học phần: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Học viên: Nguyễn Thị Ái Nhi
Lớp: LL&PPDH Sinh học, K22
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trịnh Đông Thư
Nguyễn Thị Ái Nhi
2
Phần 1: MỞ ĐẦU
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm. Ngành Sinh học đi
liền với các thí nghiệm sinh học. Sinh học thực nghiệm là chìa
khóa để nâng cao hiệu quả học tập, làm rõ và củng cố lý thuyết.
Hiện nay, việc khai thác và sử dụng thí nghiệm đang được quan
tâm và phát triển theo nhiều hướng. Trong đó việc khai thác và sử
dụng thí nghiệm đơn giản tỏ ra phù hợp với thực tế dạy học ở phổ
thông.
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học giúp phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp học
sinh hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng sinh học. Góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
Do đó tôi chọn đề tài: “ VẬN DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC SINH HỌC BẬC TRUNG HỌC”
Nguyễn Thị Ái Nhi
3
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Đại cương về thí nghiệm
1.1.1. Thí nghiệm là gì?
1.1.1.1 Định nghĩa
- Thí nghiệm là những phương pháp nghiên cứu để kiểm tra


những giả thuyết khác nhau bằng những thử nghiệm và tiến hành
dưới những điều kiện được tạo ra và kiểm soát bởi các nhà nghiên
cứu. Trong suốt quá trình thí nghiệm, một hoặc một số thí nghiệm
được thay đổi (điều kiện không phụ thuộc) so với trực tự sắp xếp
thì dẫn đến kết quả là điều kiện liên quan (điều kiện phụ thuộc)
cũng thay đổi được đo lại, ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết
quả để kết luận vấn đề.
- Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm là một hệ thông tin. Nó
bao gồm một thiết bị thí nghiệm tác động qua lại chặt chẽ với bộ
phận thứ hai của hiện tực khách quan, tức đối tượng của thí
nghiệm.
- Thí nghiệm là một thử nghiệm hay quan sát đặc biệt, nó
xác nhận hay bác bỏ những vấn đề còn nghi ngờ… Được các nhà
Nguyễn Thị Ái Nhi
4
nghiên cứu tiên hành trong những điều kiện nhất định, là một
hoạt động hoặc một quá trình hoạt động để khám phá ra những
nguyên lý, hiệu ứng, kiểm tra, chứng minh, minh họa cho một vài
ý kiến hoặc sự vật chưa được biết đến hay thực hành sau bài học.
Như vậy, thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong
điều kiện hay một số điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh
hưởng của các tác động. Các chỉ số được theo dõi, ghi chép lại để
phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá hay chứng minh sau bài
học.
1.1.1.2. Các dạng thí nghiệm
1.1.1.2.1. Thí nghiệm sinh học
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ
chế sinh học để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện
tượng, đối tượng sống.
1.1.1.2.2. Thí nghiệm đơn giản

Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên
các mối quan hệ có tính nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta
có thể đánh giá tính hiệu quả của phương pháp tác động. Trong
thí nghiệm đơn giản các thành phần tham gia nghiên cứu được bố
trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm là đối chứng
không nhận được các tác động của thí nghiệm và nhóm thực
nghiệm chịu sự tác động của các điều kiện thí nghiệm.
Như vậy, tổ chức dạy học thông qua thí nghiệm sẽ đem lại một số
thuận lợi sau:
-Có thể tác động vào đối tượng nghiên cứu các điều kiện
khác nhau hay tạo ra một số hiện tượng nhằm đi sâ tìm hiểu bản
Nguyễn Thị Ái Nhi
5
chất của vấn đề cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng và
quá trình sinh học
- Theo I.P.Paplop: “Nếu quan sát chỉ thâu lượm những gì mà
tự nhiên trao cho thì thí nghiệm cho phép giành lấy ở tự nhiên
những gì mà con người cần…”
- Thí nghiệm có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động học
tập cho học sinh với các mức độ khác nhau với vai trò thông báo
hay tái hiện; tìm tòi hoặc nghiên cứu.
- Thí nghiệm có thể tiến hành một cách linh hoạt với những
thí nghiệm đơn giản ngay trên lớp hoặc các thí nghiệm phức tạp
hơn được tiến hành trong phòn thí nghiệm hay trong vườn trường
hoặc có thể ngoài thiên nhiên
1.1.2. Phân loại thí nghiệm
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thí nghiệm mà có nhiều
quan điểm phân loại khác nhau. Sau đây là một số quan điểm
phân loại của một vài lĩnh vực khoa học :
1.1.2.1. Trong nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng
cách tác động vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng
trong những điều kiện khác nhau để có thể quan sát chính xác
hơn hay cũng có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí nghiệm có
thể chia làm các dạng sau :
1.1.2.1.1. Thí nghiệm trực tiếp: Là thí nghiệm ngay trên đối
tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành
cùng một thí nghiệm như trên trong những điều kiện khác nhau.
Nguyễn Thị Ái Nhi
6
1.1.2.1.2. Thí nghiệm gián tiếp: Khi một giả thuyết không thể
kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách
dùng phép diễn dịch, suy từ giả thuyết ra những kết quả rồi kiểm
chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có tên là
phương pháp diễn dịch hay suy luận thực nghiệm.
Thí nghiệm có thể là sự khảo sát một hiện tượng trong những
điều kiện do nhà khoa học đặt ra, nhằm mục đích hoặc tìm hiểu
sụ kiện một cách chính xác hơn, hoặc kiểm chứng một giả thuyết
có liên quan với sự kiện. Vì vậy cần phân biệt 2 loại thí nghiệm
sau :
- Thí nghiệm để xem: Là loại thí nghiệm được thực hiện khi
chưa có giả thuyết, nhàm đặt được những sự kiện mới mẻ
- Thí nghiệm để kiểm chứng: Là loại thí nghiệm được thực
hiện sau khi có giả thuyết nhằm khám phá giả thuyết đúng hay
sai.
1.1.2.1.3. Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí
để làm sáng tỏ một giả thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm
soát được các hợp phần và sản phẩm của thí nghiệm cũng như
các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và định lượng
làm sáng tỏ giả thuyết đề ra.

1.1.2.1.4. Thí nghiệm đối chứng: Là thí nghiệm bố trí song
song với thí nghiệm chứng minh, chỉ khác một hợp phần tham gia
thí nghiệm hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút
ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để có được kết quả tương
tự. Ví thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo
phương pháp phân tích từng chỉ tiêu cần so sánh thành từng cặp
Nguyễn Thị Ái Nhi
7
thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đối chứng song song rồi
tổng hợp chung lại để xác minh giả thuyết.
1.1.2.1.5. Thí nghiệm lặp lại: Mỗi thí nghiệm phải bố trí lặp lại
nhiều lần để có độ tin cậy cao theo xác xuất thông kê. Kết quả
của 10 hay 20 thí nghiệm cùng một kết quả ắt sẽ thuyết phục hơn
kết quả của 1 hay 2 thí nghiệm.
Ngoài ra, tron sinh học các nhà nghiên cứu còn có một số
cách thí nghiệm riêng như sau :
- Cắt bỏ một bộ phận để xác định chức năng của bộ phận đó.
- Biến đổi môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, áp suất không
khí để xem xét những biến thí ở sinh vật.
- Thay đổi cách dinh dưỡng để ghi nhận những thay đổi ở
sinh vật.
- Chích mọt thứ thuốc hoặc một chất nào đó và sinh vật để
xem phản ứng của sinh vật
1.1.2.2. Đối với quá trình dạy học
Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử
dụng dưới những dạng chính sau đây :
1. Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên.
2. Thí nghiệm do học sinh tiến hành với những biến dạng
sau đây.
a. Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới.

b. Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến
thức vừa lĩnh hội.
c. Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau
một loạt bài và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp.
d. Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thục nghiệm đơn
giản nhưng dài ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà riêng.
Nguyễn Thị Ái Nhi
8
1.1.2.2.1. Thí nghiệm chứng minh: Thí nghiệm được sử dụng
trong nhóm trực quan với vai trò minh họa cho lời giảng của giáo
viên.
1.1.2.2.2. Thí nghiệm nghiên cứu: Thí nghiệm được sử dụng
trong nhóm trực quan với vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới
cho người học.
1.1.2.2.3. Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm được sử dụng
trong nhóm phương pháp thực hành với vai trò củng cố tri thức,
rèn luyện kỹ năng, kỷ xảo cho người học.
Một số thí nghiệm có thể sử dụng ngay trong dạy học : Trong thực
tế không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên
cá mẫu vật thật để học sinh có thể quan sát trực tiệp bằng các
giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không thể thực
hiện trên các đối tượng sống (do hạn chế thời gian, phương
tiện…). Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để học
sinh có thể hiểu sâu hơn về các hiện tượng hay quá trình sinh học
diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng thêm
các dạng thí nghiệm sau :
a. Thí nghiệm ảo :Đối với một số quá trình sinh học, khi không
thể minh họa bằng thí nghiệm thật, giáo viên có thể sử dụng thí
nghiệm ảo nhằm minh họa và củng cố cho bài học.
Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện

dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng
sinh học…xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có
đặc điểm là có tính năng tương tác cao ; giao diện thân thiện với
người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới
Nguyễn Thị Ái Nhi
9
hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay kho thu được trong phòng thí
nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay
thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người
học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung
tâm của giáo dục hiện đại.
Thí nghiệm ảo là thí nghiệm trên môi trường ảo (môi trường
số hóa) gồm mô hình ảo, phân tích băng hình, mô phỏng…nó có
vai trò là phương tiện dạy học trong quá trình dạy học, đáp ứng
đày đủ các bước, các quá trình của bài giảng. Vì vậy khi soạn giáo
án điện tử có thể kết hợp cả thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo sao
cho phù hợp logic của bài học cũng như quá trình nhận thức của
học sinh.
b. Thí nghiệm mô phỏng :
Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất của
một vấn đề khoa học (cơ chế, quá trình) mà người học không thể
tư duy trực tiếp bằng các giác quan thì chúng ta có thể sử dụng
thí nghiệm mô phỏng. Thí nghiệm mô phỏng có thể sử dụng trong
các khâu khác nhau của quá trình dạy học.
Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng để
bắt chước theo một hệ thống điển hình nào. Mặc dù không nhất
thiết phải được thực hiện trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng
khác hẳn với mô hình mẩu, trong đó người điều khiển được vận
hành trong một môi trường thực tế. Đối với thí nghiệm mô phỏng,
các mô hình được góp nhặt từ những thông tin mà hệ thống quan

tâm và sau đó phát triển thành các chương trình và thuật toán để
mô phỏng theo hệ thống. Các phương trình và thuật toán sau đó
Nguyễn Thị Ái Nhi
10
lại được chuyển đổi thành mô hình tính toán và được thực hiện
trên máy tính kỹ thuật số để phân tích.
Theo định nghĩa này thì bản chất của mô phỏng không phải
là một thí nghiệm thật hoặc thay đổi một hệ thống thật. Thay vào
đó là làm việc với mô hình toán học của hệ thống thực tế.
1.2. Yêu cầu của thí nghiệm
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên
tắc sau :
- Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm : có sự chuẩn bị
chu đáo, thí nghiệm nêm lặp lại nhiều lần để chọn ra điều
kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến và kết quả của thí
nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan
sát. Đặc biệt là kết quả của thí nghiệm.
- Thí nghiệm đơn giản vừa sức với học sinh.
- Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận
và không kéo dài nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết
học.
- Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí
nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học.
1.3. Vai trò của thí nghiệm
- Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là
cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập – nhận thức của học
sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của trò, để
rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên trừu tượng hóa

đến cụ thể trong tư duy.
Nguyễn Thị Ái Nhi
11
- Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về tao tác cho
học trò học tập mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm
học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm.
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn
để đánh giá tính chan thực của kiến thức, hổ trợ đắc lực cho tư
duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất hình thành ở học sinh
kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Vì thông qua thí
nghiệm sẽ hình thành kiến thức bộ môn (kỹ năng sử dụng kính
hiển vi, kỹ năng làm thí nghiệm…), ràn luyện một số kỹ năng vận
dụng vào thực tiễn và kỹ năng tư duy (phân tích điều kiện thí
nghiệm, nguyên nhân, kết quả đạt được của thí nghiệm)
- Thí nghiệm giúp nghiên cứu sâu sắc bản chất, cơ chế các hiện
tượng sinh học. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng
thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan
hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của hiện tượng người ta phải
tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề
xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để
nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có
của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy đủ.
- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu
của quá trình dạy học:
+ Trong nghiên cứu tài liệu mới.
+ Trong củng cố hoàn thiện kiến thức.
+ Trong kiểm tra đánh giá kiến thức.
Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm có thể sử dụng như một
biện pháp để xác định nhiệm vụ nhận thức trước khi vào bài mới
Nguyễn Thị Ái Nhi

12
hay trước một đơn vị kiến thức nào đó trong bài. Cách làm này sẽ
tạo hứng thú cho người học nhằm tìm hiểu những vấn đề mà thí
nghiệm đặt ra. Với vai trò này thí nghiệm được sử dụng khá đa
dạng tùy thuộc vào nội dung kiến thức. Có thể sử dụng thí nghiệm
của chính các nhà khoa học phát hiện ra vấn đề mà học sinh sẽ
được lĩnh hội trong bài.
Đôi khi để làm rõ hơn cho bản chất của vấn đề sẽ được học, người
dạy có thể sử dụng thí nghiệm đã được nghiên cứu một cách đầy
đủ và hoàn hảo hơn so với các thí nghiệm cổ điển. Lúc này thí
nghiệm sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình đối với quá trình
nhận thức của người học. Bởi lẽ một thí nghiệm càng chứa đựng
được nhiều dấu hiệu bản chất của một quá trình hay một hiện
tượng sinh học bao nhiêu thì thí nghiệm đó sẽ trở thành một minh
chứng thuyết phục nhất. Chắc chắn đay là cái đích mà bất kỳ
người dạy nào đều mong muốn hướng đến.
Xét ở mức độ cao hơn, thí nghiệm sẽ được biến dạng tạo thành
một tình huống có vấn đề.
Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm thường sử dụng làm
điểm xuất phát cho quá trình nhận thức. Nó là nguồn cung cấp
thông tin trong nhóm phương pháp trực quan do giáo viên biểu
diễn hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do học sinh trực
tiếp thực hiện. Do vậy, thí nghiệm có tác dụng kích thích hoạt
động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn
luyện một số kỹ năng thực hành. Thí nghiệm trong trường hợp này
mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu và được gọi là thí nghiệm
nghiên cứu hay thực hành thí nghiệm
Nguyễn Thị Ái Nhi
13
Thí nghiệm sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức

và khâu kiểm tra đánh giá. Trong vai trò này, thí nghiệm không
lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã tiến hành khi nghiên cứu kiến thức
mới mà là một biến dạng của thí nghiệm gốc hoặc trình bày một
thí nghiệm tưởng tượng.
Nguyễn Thị Ái Nhi
14
Chương 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH
HỌC BẬC TRUNG HỌC
2.1. Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học
2.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của
Protein
a. Mục đích: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của
Protein.
b. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
- Lòng trắng trứng (gà, vịt…)
- Gạch cua (Cua đồng, cua biển…)
- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ,giá để ống
nghiệm, nước cất
c. Cách tiến hành
- Lấy 2 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm một ít nước
- Lấy một ít lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm thứ nhất,
sau đó kẹp lên kẹp gỗ cho lên đèn cồn đun sôi.
- Lấy một ít gạch cua cho vào ống nghiệm thứ 2, sau đó kẹp
lên kẹp gỗ cho lên đèn cồn đun sôi.
- Quan sát hiện tượng và giải thích
d. Hướng dẫn học sinh quan sát : Quan sát sự biến đổi trạng
thái của lòng trắng trứng, gạch cua trước và sau thí đun trên
ngọn lửa đèn cồn.
e. Kết quả hoặc yêu cầu
Ống nghiệm 1: Lòng trắng trứng bị vón cục lại

Ống nghiệm 2: Gạch cua cũng bị vón cục lại
Yêu cầu: Giải thích hiện tượng xảy ra ?
Nguyễn Thị Ái Nhi
15
2.1.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm chứng minh có sự quang hợp
a. Mục đích
Dùng để đặt vấn đề vào bài 7: Quang hợp - Sinh học 11 nâng cao
b. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
- Tranh ảnh về thí nghiệm của Priestly
c. Cách tiến hành và kết quả
Dùng hai chuông thủy tinh, một bên để vào một chậu cây và bên
kia để một con chuột, sau một thời gian cả hai đều chết, nhưng
nếu để chúng chung lại với nhau thì chúng đều sống
d. Hướng dẫn học sinh quan sát
e. Yêu cầu
Học sinh giải thích : Phải chăng cây xanh đã tạo ra oxy cung cấp
cho chú chuột ?
2.1.3. Thí nghiệm 3 : Sự vận chuyển thụ động các chất qua
màng sinh chất
a. Mục đích :
Hiểu được khái niệm vận chuyển thụ động
Nguyễn Thị Ái Nhi
16
Nhận biết được thế nào là khếch tán, phân biệt khuếch tán thẩm
thấu với khếch tán thẩm tích.
b. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
Miếng da ếch sống, phểu thủy tinh, chậu thủ tinh, nước lọc,
mực.
c. Cách tiến hành
Lấy một miếng da ếch sống, bịt kín miệng một phểu thủy

tinh, sao cho mặt trong úp vào miệng phểu. Đặt úp miệng
phểu vào một chậu thủy tinh chứa nước. Sau đó rót mực vào
ống phểu.
d. Hướng dẫn học sinh quan sát: Theo dõi màu nước trong
chậu và mực nước trong phểu.
e. Kết quả hoặc yêu cầu
Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng và giải thích.
2.1.4 Thí nghiệm 4: Lên men Êtylic
a. Mục đích
Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về quá trình lên men etylic
- Tiến hành được các bước thí nghiệm lên men etylic.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng bố trí thí nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, giải thích các hiện
tượng gặp trong thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
Nguyễn Thị Ái Nhi
17
- Rèn luyện kỹ năng làm bảng thu hoạch sau khi thực hành.
Thái độ:
- Có ý thức vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn đời
sống, sản xuất (làm rượu ).
b. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
+ 3 ống nghiệm (có đánh số 1, 2, 3).
+ Bánh men giã nhỏ và rây lấy bột mịn hoặc nấm men thuần
khiết.
+ 20 ml dung dịch đường kính (saccarozo) 10%.
+ 20 ml nước lã đun sôi để nguội.
c. Cách tiến hành

+ Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3 : 1gam bột bánh men hoặc
nấm men thuần khiết.
+ Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.
+ Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm
3.
+ Nút chặt các ống nghiệm lại, sau đó để các ống nghiệm trên ở
nhiệt độ 30 – 32
o
C, quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống
nghiệm.
d. Hướng dẫn học sinh quan sát
e. Kết quả
Ống nghiệm thứ 1: Không có bọt khí nổi lên, có mùi đường
Ống nghiệm thứ 2: có bọt khí, có mùi men rượu
Ống nghiệm thứ 3: Không có bọt khí nổi lên, không có mùi
Yêu cầu học sinh giải thích các hiện tượng trên?
Nguyễn Thị Ái Nhi
18
2.1.5. Thí nghiệm 5 : Sự vận chuyển nước và muối khoáng
trong thân
a. Mục đích
Chứng minh được nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên
thân nhờ mạch gỗ.
b. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
Đối tượng: 3 nhánh hoa cúc trắng (hoặc hoa huệ trắng, hoặc hoa
hồng trắng,…).
Dụng cụ: Dùng 3 ống nghiệm, ốn nhỏ giọt, kéo, dao lam, lam kính,
kính hiển vi…
Hóa chất: Mực màu xanh, màu đỏ, nước cất
c. Cách tiến hành

Dùng 3 ống nghiệm
- Ống nghiệm 1: Chứa nước pha mực đỏ
- Ống nghiệm 2: Chứa nước pha mực xanh
- Ống nghiệm 3: Chứa nước bình thường
Dùng kéo cắt chéo thân của 3 cành hoa cúc trắng, sau đó cắm 3
cành hoa đó vào 3 ống nghiệm. Khoảng 20 phút sau quan sát
màu sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
Sau đó lấy dao lam cắt ngang thân một lát thật mỏng, cho lên lam
kính, để dưới kính hiển vi để quan sát.
d. Hướng dẫn học sinh quan sát
e. Kết quả hoặc yêu cầu
- Ống 1: Hoa có màu đỏ, mạch gỗ có màu đỏ.
- Ống 2: Hoa có màu xanh, mạch gỗ có màu xanh.
- Ống 3: Hoa vẫn trắng, mạch gỗ không có màu.
Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển lên thân nhờ
mạch gỗ.
2.1.6.Thí nghiệm 6 : Chức năng của nhân tế bào
Nguyễn Thị Ái Nhi
19
a. Mục đích
- Chứng minh được nhân là nơi chứa đựng thông tin di truyền của
tế bào, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
b. Cách tiến hành
Phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi sau đó lấy nhân
của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Sau nhiều lần thí
nghiệm người ta đã thu được các con ếch con từ các tế bào đã
chuyển nhân.
d. Hướng dẫn học sinh quan sát
Quan sát đặc điểm của ếch con được tạo ra
e. Kết quả

Ếch con mang đặc điểm của nòi B
2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học bậc trung
học
2.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của
Protein
a. Mục đích
Dạy phần nhỏ : Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của Protein,
trong mục I. Cấu trúc Protein – Bài 9: Protein – Sinh học 10 nâng
cao
b.Tiến trình tổ chức
Sau khi học xong các bậc cấu trúc của phân tử Protein, GV sẽ
tổ chức thí nghiệm để tìm hiều yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu
trúc không gian ba chiều của Protein.
GV làm thí nghiệm, cho học sinh quan sát hiện tượng và yêu
cầu giải thích ?
Nguyễn Thị Ái Nhi
20
GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng sau:
- Câu hỏi 1: Lòng trắng trứng, gạch cua có bản chất là gì?
- Câu hỏi 2: Ở nhiệt độ thường, lòng trắng trứng và nước
gạch cua có bị vón cục lại không?
- Câu hỏi 3: Nhiệt độ có vai trò gì trong các hiện tượng
trên?
2.2.2. Thí nghiệm 2: Chứng minh có sự quang hợp
a. Mục đích
Dùng để đặt vấn đề vào bài 7: Quang hợp - Sinh học 11 nâng cao
b.Tiến trình tổ chức
GV chiếu hình 1 đặt vấn đề vào bài 7: Quang hợp - Sinh học 11
nâng cao bằng thí nghiệm sau:
1772, Joseph Priestley (người Anh), làm thí nghiệm (Hình 1) dùng

hai chuông thủy tinh, một bên để vào một chậu cây và bên kia để
một con chuột, sau một thời gian cả hai đều chết, nhưng nếu để
chúng chung lại với nhau thì chúng đều sống.
Vậy phải chăng cây xanh đã tạo ra oxy cung cấp cho chú chuột
Nguyễn Thị Ái Nhi
21
2.2.3. Thí nghiệm 3: Sự vận chuyển thụ động các chất qua
màng sinh chất
a. Mục đích
Dạy mục I. Vận chuyển thụ động – Bài 11 – Sinh học 10 cơ bản
b. Tiến trình tổ chức
GV tiến hành biểu diễn thí nghiệm:
- Lấy một miếng da ếch sống, bịt kín miệng một phểu
thủy tinh, sao cho mặt trong úp vào miệng phểu. Đặt úp
miệng phểu vào một chậu thủy tinh chứa nước. Sau đó rót
mực vào ống phểu. Theo dõi màu nước trong chậu và mực
nước trong phểu
Sau đó đăt câu hỏi:
- CH 1: Hãy quan sát và cho biết hiện tượng gì đã xảy ra?
- CH 2: Vì sao nước ngoài chậu đi vào phểu và mực từ phểu ra
ngoài?
- CH 3: Theo em hình thức vận chuyển như thế có tiêu tốn
năng lượng của tế bào cơ thể không?
- CH 4: Vậy thế nào là vận chuyển thụ động?
- CH 5: Vận chuyển thụ động diễn ra theo nguyên lý nào?
- Học xong phần này, GV yêu cầu học sinh hãy giải thích một
số hiện tượng sau:
- Tại sao khi ngâm sấu với đường, sau một thời gian cả nước
và sấu đều có vị chua, ngọt.
- Tại sao rau muống chẻ ngâm vào nước sẽ bị cong lại theo

một chiều nhất định?
2.2.4. Thí nghiệm 4: Lên men Êtylic
a. Mục đích:
Nguyễn Thị Ái Nhi
22
Sử dụng để củng cố kiến thức, kỹ năng thông qua Bài thực hành
thí nghiệm - bài 36: “Thực hành: Lên men Êtylic” - Sinh học 10
Nâng cao
b.Tiến trình tổ chức
- GV chia lớp thành nhóm để làm thí nghiệm
- GV trình bày mục tiêu bài thực hành, trình bày các nguyên liệu,
dụng cụ, hóa chất cần cho thí nghiệm.
Sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho học sinh xem, yêu cầu
học sinh làm theo nhóm.
-GV giới thiệu mẫu đã chuẩn bị (trước 4 giờ), cho học sinh quan
sát và đặt hỏi các câu hỏi:
+ GV đưa ống nghiệm thứ 1 lên và gọi một HS lên hỏi: ống
nghiệm 1 có bọt khí nổi lên không? Có mùi gì không? Em có thể
giải thích vì sao?
+ GV đưa ống nghiệm thứ 3 lên và gọi một HS lên hỏi: ống
nghiệm 3 có bọt khí nổi lên không? Có mùi gì không? Em hãy giải
thích hiện tượng đó?
+ GV đưa ống nghiệm thứ 2 lên và gọi một HS lên hỏi: ống
nghiệm 2 có bọt khí nổi lên không? Có mùi gì không? Em có thể
giải thích hiện tượng đó như thế nào?
Vậy điều kiện để lên men êtilic là gì?
-GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng thu hoạch
BẢN THU HOẠCH
1) Hãy điền hợp chất hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
Đường CO

2
+ X + Năng lượng (ít)
Nguyễn Thị Ái Nhi
Nấm men
23
 X
là:
……………………………………………………………………………
2) Điền các nhận xét vào bảng: có (+), không (-).
* Từ bảng trên rút ra kết luận điều kiện lên men êtylic là gì?
 Kết luận:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

2.2.5. Thí nghiệm 5: Sự vận chuyển nước và muối khoáng trong
thân
Nguyễn Thị Ái Nhi
Nhận xét Ống nghiệm
1
Ống nghiệm
2
Ống nghiệm
3
Có bọt khí CO
2
nổi
lên
Có mùi rượu

Có mùi đường
Có mùi bánh men
24
a. Mục đích
Dạy mục I. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan – Bài 17:
Vận chuyển các chất trong thân – Sinh học 6
b.Tiến trình tổ chức
GV trình bày mục tiêu, dụng cụ, đối tượng, hóa chất và cách tiến
hành thí nghiệm.
Sau 20 phút cho học sinh quan sát và đặt các câu hỏi:
- Các cánh hoa đổi màu chứng tỏ điều gì ?
- Khi quan sát dưới kính hiển vi ta thấy mạch gỗ của thân
bị nhuộm màu chứng tỏ điều gì?
- Qua thí nghiệm này em rút ra kết luận gì?
2.2.6. Thí nghiệm 6: Chức năng của nhân tế bào
a. Mục đích
- Dạy mục I.2. Chức năng nhân tế bào – Bài 14. Tế bào nhân thực
– Sinh học 10 nâng cao
- Ra bài tập về nhà Bài 14. Tế bào nhân thực – Sinh học 10 nâng
cao
Nguyễn Thị Ái Nhi
25
b.Tiến trình tổ chức
b.1. Dạy mục I.2. Chức năng nhân tế bào – Bài 14. Tế bào
nhân thực – Sinh học 10 nâng cao
GV đưa ra thông tin cho học sinh:
Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm phá nhân của tế bào
trứng ếch thuộc nòi A rồi sau đó lấy nhân của tế bào trứng ếch
thuộc nòi B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm người ta đã thu
được các con ếch con từ các tế bào đã chuyển nhân. Nhà khoa

học nhận thấy các con ếch tuy phát triển từ trứng của nòi A (tế
bào được cấy nhân) nhưng lại mang đặc điểm của nòi B.
GV hỏi: Em hãy cho biết kết quả thí nghiệm đã chứng minh nhân
có vai trò gì?
b.2. Ra bài tập về nhà Bài 14. Tế bào nhân thực – Sinh học
10 nâng cao
Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi
A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con
được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm
chứng minh điều gì?
Nguyễn Thị Ái Nhi

×