Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo thực hiện dự án xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp sinh học kết hợp vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH SƠN
CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP HUYỆN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015
ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THCS BÌNH AN
Tên dự án : XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG HỆ THỐNG
LỌC KẾT HỢP GIỮA BIỆN PHÁP SINH HỌC VÀ
VẬT LÝ
Lĩnh vực dự thi : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Các tác giả : Trần Tuấn Khải; Huỳnh Văn Thành
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Câu hỏi nghiên cứu 1
3. Lợi ích đề tài mang lại 2
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2
5. Lập kế hoạch thực hiện 2
6. Các công việc chính đã thực hiện 2
PHẦN II: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
I. THỰC TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4
1.1. Xử lý nước thải trong nước 4
1.2. Xử lý nước thải sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ngãi 4
II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG LỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI 5
2.1. Vật liệu lọc Sinh học 5
2.1.1. Bèo tây (Eichchrnia crassipes) 5
2.1.2. Bèo cái (Pistia stratoides L Họ: Araceae) 5
2.1.3. Thủy trúc (Cuperus alternifolius L. - Họ Cyperaceae) 7
2.2. Vật liệu lọc vật lý 7
2.2.1. Cát vàng, cát đen 7
2.2.2. Cát mangan 7


2.2.3. Than hoạt tính 7
2.2.4. Sỏi đá 8
III. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG HỆ THỐNG
LỌC KẾT HỢP GIỮA BIỆN PHÁP SINH HỌC VÀ VẬT LÝ 8
3.1. Cơ sở khoa học 8
3.2. Cấu trúc hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 8
3.3. Mô hình thực nghiệm 8
3.4. Những điều cần lưu ý 9
Trường THCS Bình An
PHẦN III: GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH
NGHIÊN CỨU 10
1. Giả thuyết khoa học 10
2. Mục đích nghiên cứu 10
PHẦN IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 11
2. Phương pháp quan sát thực địa 11
3. Phương pháp chuyên gia 11
4. Phương pháp điều tra 11
5. Phương pháp thực nghiệm 11
6.1. Phương pháp xác định độ pH 11
6.2. Phương pháp xác định P 12
6.3. Phương pháp xác định TSS 12
6.4. Phương pháp xác định NH4+ 12
6.5. Phương pháp xác định NO3- 12
6.6. Phương pháp xác định COD 12
PHẦN V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
1. Kết quả nghiên cứu 13
1.1. Mô hình thực nghiệm 13
2. Số liệu 16
PHẦN VI: KẾT LUẬN 18

1. Kết luận 18
2. Kiến nghị 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trường THCS Bình An
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban
giám hiệu nhà trường cùng tất cả thầy cô giáo trong trường THCS Bình An luôn
tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Cô giáo Nguyễn Thị Kim Nữ đã trực tiếp hướng
dẫn đề tài khoa học và giúp đỡ chúng tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn công ty TNHH một thành viên Thương mại và
dịch vụ NTV tại thị trấn Châu Ổ đã giúp đỡ chúng tôi kiểm tra chất lượng sản
phẩm của đề tài. Đồng thời gửi lời biết ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Bình An, tháng 11 năm 2014
Trưởng nhóm
Trần Tuấn Khải
Trường THCS Bình An
PHẦN I: TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Lý do chọn đề tài
Nước là một trong những tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá của
nhân loại. Không có nước thì sự sống của muôn loài trên hành tinh không thể
tồn tại.
Con người khai thác nước từ các nguồn tự nhiên và sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau như phục vụ ăn uống sinh hoạt của chính con người, nước
dùng cho các mục đích hoạt động nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, cho các
hoạt động giao thông,… Nước sử dụng cho những mục đích trên lại được thải
vào chính nguồn nước nơi mà con người đã khai thác cho mục đích sử dụng của
mình. Tất cả hoạt động đó do thiếu quản lý hay hiểu biết đã dẫn đến tình trạng ô

nhiễm nguồn nước và nhiều nơi ô nhiễm trở nên trầm trọng.
Huyện Bình Sơn trong những năm gần đây có sự phát triển kinh tế - xã
hội, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức về bảo vệ môi trường. Toàn huyện
chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mới chỉ đáp
ứng khoảng 20% nhu cầu theo dân số, một số vực nước mặt bị bồi lấp và ô
nhiễm nặng,…Đặc biệt là nước sinh hoạt đây là lượng nước tiêu thụ rất lớn và
không thể thiếu được. Hiện nay, lượng nước thải sinh hoạt ngày càng tăng gây ô
nhiễm môi trường càng nặng, cần có biện pháp xử lí kịp thời. Vậy lượng nước
thải sinh hoạt này đã được xử lý như thế nào trước khi thải ra môi trường?
Đối với Huyện Bình Sơn nói riêng và nhiều khu vực nổi tiếng với hệ
thống thủy sinh phong phú, kết hợp với hệ thống lọc vật lý truyền thống vừa góp
phần vào việc cải thiện chất lượng môi trường sống vừa tăng thêm vẻ mĩ quan.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xử lý nước thải
sinh hoạt bằng hệ thống lọc kết hợp giữa biện pháp sinh học và vật lý”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Cách thức xây dựng quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống
lọc đơn giản kết hợp giữa phương pháp sinh học và vật lý như thế nào?
Trường THCS Bình An 1
- Hiệu quả và khả năng áp dụng của phương pháp này trong thực tế địa
phương?
3. Lợi ích đề tài mang lại
- Xử lý được nguồn nước thải sinh hoạt – là một tron những nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn.
- Tận dụng nguồn nước thải đã qua xử lý cho chăn nuôi và trồng trọt.
- Tiết kiệm chi phí kinh tế trong gia đình.
- Góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh – sạch - đẹp.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ 10/08/2014 đến 24/11/2014
- Địa điểm: Khu vực quanh trường THCS Bình An, xã Bình An, huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

5. Lập kế hoạch thực hiện
STT Nội dung Thời gian Sản phẩm
1 Tìm hiểu cơ sở khoa
học, thực trạng tại địa
phương và các đề tài
liên quan.
8/2014 - Xác định cơ sở khoa
học của đề tài.
- Tổng quan các vấn đề
liên quan.
2 Triển khai nội dung
đề tài
01/9/2014 –
30/10/2014
- Xây dựng được quy
trình xử lý nước thải.
- Thiết kế mô hình xử lý
nước thải.
- Khảo sát hiệu quả của
mô hình.
- Phân tích số liệu và kết
luận sơ bộ
3 Đánh giá, kết luận - Kết luận vấn đề nghiên
cứu.
- Đề xuất và kiến nghị
6. Các công việc chính đã thực hiện
Trường THCS Bình An 2
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại
địa phương.
- Xây dựng quy trình và thiết kế mô hình xử lý nước thải sinh hoạt

- Bước đầu đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
Trường THCS Bình An 3
PHẦN II: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. THỰC TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1. Xử lý nước thải trong nước
Tình hình xử lý nước thải của Việt Nam hiện nay phát triển rất chậm so
với cấp nước sạch và sự đầu tư cho hệ thống nước thải chậm hơn sự phát triển
của các khu đô thị, của các khu công nghiệp. Nhìn tổng thể, bây giờ chúng ta
mới xử lý chưa đến 10% tổng số nước thải trước khi đưa ra môi trường, như vậy
còn xấp xỉ 90% tổng lượng nước thải chưa được xử lý và tình trạng này đã và
đang gây nên tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng. Thể hiện qua việc các
con sông nội đô, ven đô đều đã bị suy thoái rất nặng, có nhiều dòng sông “chết”
không thể nuôi trồng thủy sản, không thể tưới tiêu cho nông nghiệp và càng
không thể sử dụng nguồn nước ô nhiễm này để xử lý cung cấp nước sạch được
nữa. Các con sông đã “chết” ở miền Bắc như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhuệ
còn ở miền Nam thì báo động tình trạng ô nhiễm nặng sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn Trong đó, lượng nước thải sinh hoạt vẫn chưa được xử lý, xả trực tiếp ra
môi trường, xuống sông hồ…làm cho tình hình ô nhiễm nguồn nước càng thêm
nặng hơn.
1.2. Xử lý nước thải sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện có hiệu quả Đề án bảo vệ môi trường giai
đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, các chỉ tiêu phát triển
bền vững đều đạt yêu cầu như tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải ở khu công nghiệp,
khu kinh tế và đô thị hơn 70%, ở nông thôn hơn 30%, tỷ lệ xử lý nước thải trong
các khu công nghiệp, khu kinh tế đạt hơn 66%. Riêng KCN Quảng Phú và Khu
kinh tế Dung Quất đạt 100%. Tuy nhiên, hiện tại tại các hộ gia đình vẫn chưa có
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mà thải trực tiếp nước thải ra môi trường.
Trường THCS Bình An 4
II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG LỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Vật liệu lọc Sinh học

Có nhiều loài thực vật khác nhau có khả năng hấp thu các chất độc hại có
trong nước thải. Có thể kể đến như:
2.1.1. Bèo tây (Eichchrnia crassipes)
Bèo tây họ vũ cửu hoa (Pontederiaceae), thân bèo mô xốp phát triển, túi
khí chứa đầy khí nên là loài thực vật thảo, mọc thẳng đứng hoặc trôi dạt theo
nước. Mùa hạ nở hoa, hoa có 6-12 hoa, cánh hoa màu tím, loa kèn, chẽ 6. Lá
tròn hoặc hình trứng, phía dưới cuống lá phình to. Bộ rễ dài, dày ngoài khả năng
lắng lọc đục bẩn, kích thích hệ vi sinh, là nơi cư trú cho hàng trăm loại vi sinh,
phiêu sinh vật có ích. Nó còn có khả năng ngậm các độc tố và kim loại nặng.
Bèo tây có khả năng làm sạch nguồn nước, phân giải chất độc. Thí
nghiệm chứng tỏ rằng 1ha mặt nước thả bèo tây, trong 24 giờ nó hút được 34kg
Na, 22kg Ca, 17 kg P, 4kg Mn, 2,1kg Phenol, 89g Hg, 104g Al, 297g kền, 321g
Stronti, Nó còn có khả năng hút và tích lũy kẽm rất mạnh, có thể phân giải
phenol và cyanua.
Hình 1: Cây bèo tây
2.1.2. Bèo cái (Pistia stratoides L Họ: Araceae)
Bèo có lá dày, mềm, tỏa theo hình hoa thị. Các lá có thể dài tới 14 cm và
không có cuống, màu xanh lục nhạt với các gân lá song song, các mép lá gợn
sóng và được che phủ bằng các sợi lông tơ nhỏ và ngắn. Thân bò liên kết cây mẹ
Trường THCS Bình An 5
và cây con. Khi trưởng thành cây có đường kính khoảng 12 cm nhưng sinh sản
rất nhanh tạo ra các cụm dày đặc và có thể trở thành cỏ dại làm cản trở sự trao
đổi khí trong mặt phân giới nước - không khí, làm giảm ôxy trong nước cũng
như ngăn cản sự chiếu sáng cho các loài thực vật sống ngầm dưới nước. Vì vậy,
cần kiểm soát sự sinh sản bằng cách vớt bỏ khỏi mặt nước. Bèo cái không giới
hạn độ sâu của nước nhưng phải đủ để rễ buông thỏng trong nước. Bèo cái có
vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng dư thừa, chúng hấp thụ phần
lớn các chất như: nitrat, phốtphát và một số chất dinh dưỡng trong môi trường
nước vì thế nó có tính năng chống ô nhiễm cho nước.
Trường THCS Bình An 6

Hình 5: Cây bèo cái
2.1.3. Thủy trúc (Cuperus alternifolius L. - Họ Cyperaceae)
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Madagasca (châu Phi), có dáng đặc sắc,
mọc thành bụi dày, thẳng như cây dừa, cây cau tí hon.
Đặc điểm: Cây có thân tròn màu xanh đậm, lá giảm thành các bẹ ở gốc,
thay vào đó các lá bắc ở đỉnh lại lớn, xếp vòng xoè ra, dài, cong xuống, khá đẹp.
Cuống chung của hoa dài thẳng, xếp toả ra nổi trên đám lá bắc, hoa lúc non màu
trắng sau chuyển sang nâu. Có vai trò trong việc làm giảm ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt.
2.2. Vật liệu lọc vật lý
2.2.1. Cát vàng, cát đen
Lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn.
2.2.2. Cát mangan
Nó hoạt động như một chất oxi hóa bề mặt dung để kết tủa sắt,…. Các
chất này được tách ra khỏi nước sau khi bị oxi hóa và tạo thành chất bẩn kết tủa
bám vào bề mặt các hạt lọc.
2.2.3. Than hoạt tính
Có khả năng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật và trung hòa
các khoáng chất khó hoàn tan trong nước, khử mùi trong nước.
Trường THCS Bình An 7
Hình 6: Cây thủy trúc
2.2.4. Sỏi đá
Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước.
III. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG HỆ
THỐNG LỌC KẾT HỢP GIỮA BIỆN PHÁP SINH HỌC VÀ VẬT LÝ
3.1. Cơ sở khoa học
- Khả năng hấp thu các chất không hòa tan trong nước của nhóm thực vật
thủy sinh. Các thực vật thủy sinh có hệ rễ phát triển, có khả năng hấp thu các
chất độc hại như: …, đồng thời có khả năng làm sạch các nguồn nước bị ô
nhiễm bởi các chất hóa học.

- Khả năng lọc phèn, các chất bẩn của cát sạch, đồng thời dựa vào
khả năng hấp thụ các chất độc hại, khử mùi trong nước và oxi hóa các kim
loại nặng của cát mangan và than hoạt tính.
3.2. Cấu trúc hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Trong sơ đồ cấu trúc hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi đề xuất các mô
hình sau:
- Mô hình 1: Bể lọc thực vật  bể lọc vật lý
- Mô hình 2: Bể lọc vật lý  Bể lọc thực vật
3.3. Mô hình thực nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng áp dụng
mô hình 1 mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó, trong quá trình xây dựng mô
hình thực chúng tôi áp dụng theo mô hình 1.
Trường THCS Bình An 8
Hình 4 : Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc kết hợp
giữa biện pháp sinh học và vật lý
3.4. Những điều cần lưu ý
Trong quá trình sử dụng cần tiến hành vệ sinh bể lọc bằng cách rửa
ngược, rửa xuôi giúp các chất bẩn trôi khỏi bề mặt hạt lọc, hạn chế tối đa việc
nhiễm bẩn hạt lọc thì công dụng lọc nước của các vật liệu lọc nước sẽ tốt hơn.
Thời gian vệ sinh bể lọc phụ thuộc vào công suất, chất lượng nguồn nước đầu
vào và thời gian lọc.
Trường THCS Bình An 9
PHẦN III: GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH
NGHIÊN CỨU
1. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được hệ thống lọc kết hợp giữa biện pháp sinh học và vật lý
có chất lượng và sử dụng theo một quy trình hợp lý sẽ nâng cao khả năng xử lý
nước thải sinh hoạt, tận dụng được nguồn nước thải sinh hoạt đã qua xử lý cho
trồng trọt và chăn nuôi, từ đó tiết kiệm được chi phí sử dụng nước đồng thời góp
phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức xây dựng, quy trình và thiết kế mô hình xử lý nước
thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc kết hợp giữa biện pháp sinh học và vật lý nhằm
cải thiện môi trường nước ở địa phương.
Trường THCS Bình An 10
PHẦN IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, phân loại, tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu
liên quan tới đề tài.
2. Phương pháp quan sát thực địa
Trực tiếp quan sát các nguồn nước gây ô nhiễm môi trường và các hệ
thống xử lý nước thải ở địa phương.
3. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực
mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng
cho việc triển khai đề tài.
4. Phương pháp điều tra
- Điều tra thực trạng ô nhiễm nguồn nước và xử lý nước thải ở địa
phương.
- Thu mẫu nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải sinh hoạt tại địa phương.
5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm khả năng lọc nước của mô hình xử lý nước thải sinh hoạt đã
xây dựng được.
6. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phương pháp xác định chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng
nước
6.1. Phương pháp xác định độ pH
Độ pH là một trong những yếu tố quan trọng trong nước. Sự thay đổi giá
trị pH có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá
trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học

hay sinh học xảy ra trong nước.
Trường THCS Bình An 11
6.2. Phương pháp xác định P
Photpho có thể tồn lưu trong nước dưới dạng H
2
PO
4

-
, HPO
4
2-
, PO
4
3-
, các
polyphotphat và photpho vô cơ. Ở nồng độ thấp chúng là các chất dinh dưỡng
thực vật thủy sinh, khi ở nồng độ cao, các chất này gây ô nhiễm góp phần thúc
đẩy hiện tượng phú dưỡng ở ao, hồ.
6.3. Phương pháp xác định TSS
Chất rắn lơ lững (TSS): là trọng lượng khô của phần chất rắn còn lại trên
giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít mẫu nước qua phễu lọc Gooch rồi sấy khô ở
1300C - 1500C tới khi trọng lượng không đổi. Đơn vị tính bằng mg/l.
6.4. Phương pháp xác định NH
4
+
6.5. Phương pháp xác định NO
3
-


Xác định nitrat bằng phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic
6.6. Phương pháp xác định COD
- Dựa vào khả năng oxy hóa mạnh của KMnO
4
trong môi trường axít.
- Dựa vào lượng KMnO
4
cho vào mẫu nước thử ban đầu và lượng KMnO
4
còn lại sau phản ứng ta có thể xác định được lượng chất hữu cơ có trong mẫu
nước thử.
Cơ chế phản ứng:
Trong môi trường axit MnO
-
4
tham gia phản ứng oxy hoá các hợp chất
hữu cơ:
MnO
-
4
+ 5e + 8H
+
= Mn
2+
+ 4H
2
O
Lượng MnO
-
4

còn dư sau phản ứng được xác định bằng dung dịch
(COOH)
2
2MnO
-
4
+ 5(C
2
O
4
)
2-
+ 16H
+
= 2Mn
2+
+ 10CO
2
+ 8H
2
O
Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
trong một đơn vị mẫu nước (mg/l) thành CO
2
và H
2
O. COD biểu thị lượng chất
hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. Như vậy, chỉ số COD luôn luôn có giá trị
cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi
sinh vật. Tỷ lệ BOD và COD thường xấp xỉ từ 0,5 - 0,7.

Trường THCS Bình An 12
PHẦN V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả nghiên cứu
1.1. Mô hình thực nghiệm
Hình 5: Mô hình thực nghiệm
Hình 6: Mô hình thực nghiệm
Trường THCS Bình An 13
- Bình 1: Bình lọc sinh học: Sử dụng bèo cái để hấp thụ phần lớn các chất
như: nitrat, phốtphát và một số chất dinh dưỡng trong môi trường nước, để bèo
tăng khả năng hấp thụ chất bẩn nên để nước thải trong bình 1 trong vòng 1 tuần
đến 10 ngày, sau đó mới mở van xả tiếp sang bình 2.

a, Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
b, Nước thải sinh hoạt đã lọc trong bình lọc sinh học 10 ngày
Hình 7: Bình lọc sinh học
- Bình 2, 3,4: Bình lọc vật lý
+ Bình 2: Cát sạch  cát mangan  Sỏi nhỏ sỏi lớn.
Trường THCS Bình An 14

Hình 8: Bình lọc thứ 2 Hình 9: Bình lọc thứ 3
+ Bình 3: Than hoạt tính  Sỏi
+ Bình 4: Sỏi nhỏ  Sỏi trung  Sỏi lớn
Hình 10: Bình lọc thứ 4
Trường THCS Bình An 15
- Bình 5: Nước thải đã qua xử lý
Chú ý: Ngăn cách giữa các lớp là lớp bông.
2. Số liệu
Chúng tôi đã tiến hành xử lý mẫu nước thải giặt quần áo.
- Do điều kiện phân tích số liệu khó khăn nên chúng tôi chỉ mới đưa đến
cơ sở lọc nước sạch ở thị trấn Châu Ổ để kiểm tra trực quang bằng phương pháp

điện phân cho dòng điện một chiều đi qua, lớp kim loại nặng bị tách ra nổi lên
trên khoảng 1 – 2 phút, dựa vào màu sắc các loại kim loại chúng tôi đã xác định
được:
Các kim loại
nặng
Màu sắc Đơn vị Nước thải
trước khi xử lý
Nước thải sau
khi xử lý
Sắt Màu vàng (mg/l) 3,02 0,3
Đồng Xanh (mg/l) 2,03 1
Nhôm Trắng (mg/l) 1,2 0,8
Chì, thủy
ngân
Đen (mg/l) 1,005 0,05
- Đồng thời, sử dụng quỳ tím để đo độ ph của nước thải thấy được rằng ở
cả 3 mẫu:
+ Nước thải trước khi xử lý: Biến đổi màu quỳ tím thành màu xanh
chứng tỏ độ pH rất cao do môi trường kiềm từ xà phòng.
+ Nước thải sau khi xử lý: Không biến đổi màu quỳ tím  Chứng tỏ độ
pH đã ổn định khoảng 7, tạo thành môi trường kiềm.
- Mùi nước:
+ Nước thải trước khi xử lý: Mùi xà phòng rất đậm đặc.
+ Nước thải sau khi xử lý: Mùi xà phòng không còn nữa.
Trường THCS Bình An 16
- Màu nước:
+ Nước thải trước khi xử lý: Màu xám vẫn đục
+ Nước thải sau khi xử lý: Nước trong, không có màu.
* Tuy đã nghiên cứu về cách xác định hàm lượng các chất như Photpho,
chất rắn lơ lửng (TSS), NH

4
+
, NO
3
-
, COD trong nước thải tuy nhiên do điều kiện
xử lý số liệu còn hạn chế nên chưa được phân tích.
Trường THCS Bình An 17
PHẦN VI: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Hệ thống lọc đã làm giảm được lượng các chất độc hại, màu nước và
mùi nước chứa trong nước thải sinh hoạt.
+ Cây sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện ô nhiễm. Các kết quả
theo dõi về chỉ tiêu sinh trưởng của cây đều cho thấy chiều dài thân tăng trưởng
nhanh, lá phát triển tốt.
+ Nước thải sinh hoạt của từng hộ gia đình sau xử lí cho kết quả tốt: pH
được duy trì ổn định từ 6,9 - 7,5; hàm lượng kim loại nặng giảm đi nhiều. Màu
nước trong hơn và mùi cũng giảm đi.
- Nước thải sau khi tái sử dụng đem tưới cây, cây sinh trưởng và phát
triển một cách bình thường.
- Hệ thống lọc đơn giản, các nguyên liệu dễ tìm nhưng mang lại hiệu quả
xử lý nước thải cao cho hộ gia đình. Đồng thời, tiết kiệm được một khoảng chi
phí cho gia đình trong việc sử dụng nước. Mặt khác, có thể giải quyết được một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
2. Kiến nghị
- Cần tăng cường áp dụng biện pháp sinh học và vật lý để xử lí nước,
trong đó cần kết hợp nhiều loại thực vật thủy sinh để tăng hiệu quả xử lí, đặc
biệt là các loài bèo cái, bèo tây và thủy trúc.
- Trong quá trình xử lí cần thăm dò tốc độ sinh trưởng của các loài thực

vật thủy sinh vì sự phát triển của chúng cũng là 1 điều đáng lo ngại sẽ lấn chiếm
đến diện tích.
- Thời gian xử lí: 20 ngày đến 1 tháng cho kết quả tốt.
- Cần xử lý thêm các số liệu đã thực nghiệm để đánh giá chính xác chất
lượng của sản phẩm.
Trường THCS Bình An 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Thảo Nguyên, Luận văn xử lý nước thải mỹ phẩm bằng công
nghệ Sinh học, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
2. luatvn.net
3. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012
4.
5.
Trường THCS Bình An 19

×