Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo Thực hiện Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.87 KB, 9 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH SÓC TRĂNG Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––– ––––––––––––––––––––––––
Số: 04 /BC-UBND Sóc Trăng, ngày 18 tháng 01 năm 2007
BÁO CÁO
Thực hiện Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
giai đoạn 2001-2005
––––––––––––––––––
Thực hiện Công văn số 1388/UBKHCNMT11, ngày 06/11/2006 của Uỷ ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về việc báo cáo thực hiện Đề án
tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 ban hành theo Quyết
định số 112/2001/QĐ-TTg; Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng báo cáo kết quả 5 năm
thực hiện như sau:
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI:
1. Công tác đào tạo:
Thông qua các chương trình và dự án đào tạo về CNTT, tỉnh đã phổ cập kiến
thức tin học rộng rãi cho cán bộ công chức và đạt được kết quả như sau:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo Sở ngành và UBND huyện, thị (Nhóm 1): Khoảng
65% biết sử dụng tin học văn phòng, khai thác các ứng dụng trên mạng diện rộng
của UBND tỉnh và tìm kiếm thông tin trên mạng internet; trong đó 40% có chứng
chỉ A tin học.
- Nhóm cán bộ CNTT thuộc Đề án 112 (Nhóm 2): Đây là lực lượng nồng cốt
để triển khai các hệ thống thông tin của tỉnh, Ban điều hành Đề án 112 tỉnh đã cử
100 lượt người tham dự các khoá đào tạo Công nghệ mạng thuộc Đề án 112 Chính
phủ cho 15 kỹ sư tin học (chủ yếu là chuyên viên của Trung tâm dữ liệu tin học và
một số chuyên viên của Sở ngành) để tiếp nhận các chuyển giao công nghệ, quản
trị, vận hành và bảo trì các hệ thống.
- Nhóm cán bộ kiêm nhiệm CNTT (Nhóm 3): Hầu hết các Sở, Ban ngành và
UBND huyện, thị chưa có kỹ sư tin học. Đã có 180 lượt các cán bộ kiêm nhiệm
(ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn phụ trách CNTT tại đơn vị) tham dự các lớp
chuyên đề về mạng và Internet, bảo trì thiết bị, cài đặt hệ điều hành… do Trung


tâm dữ liệu tổ chức đào tạo tại tỉnh và một số được đưa đi đào tạo theo chương
trình Đề án 112 Chính phủ. Các cán bộ kiêm nhiệm này cơ bản khắc phục được các
sự cố máy tính, các thiết bị tin học tại đơn vị.
- Nhóm người sử dụng (Nhóm 4): 90% cán bộ công chức từ Trưởng phòng
trở xuống biết sử dụng tin học văn phòng, khai thác các ứng dụng trên mạng diện
rộng của UBND tỉnh và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet; trong đó 60% có
chứng chỉ A và 15% có chứng chỉ B tin học.
Đến cuối năm 2005, gần 40% cán bộ công chức của các Sở, Ban ngành và
UBND huyện, thị được chuẩn hoá về kỹ năng tin học thông qua các khoá đào tạo
tin học của Đề án 112 Chính phủ.
(Phụ lục 1: Tổng hợp đào tạo từ 2001-2005)
2. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:
Đến cuối năm 2005, mạng diện rộng của UBND tỉnh có 24 mạng cục bộ
(LAN), kết nối được 31 đơn vị, trong đó có 15 đường kết nối cáp quang về Trung
tâm Tích hợp dữ liệu đặt tại Văn phòng UBND tỉnh. Trung tâm Tích hợp dữ liệu có
thuê 2 đường ADSL cho cán bộ, công chức của Văn phòng UBND tỉnh và Sở, Ban
ngành (có nối cáp quang về Trung tâm Tích hợp dữ liệu) truy cập khai thác thông
tin trên Internet.
(Phụ lục 2: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin)
Hiện nay, Trung tâm Tích hợp dữ liệu có 22 máy chủ, các thiết bị mạng có
khả năng quản lý kết nối từ xa và đang thử nghiệm vận hành các dịch vụ cơ bản
như: Hệ thống quản lý người dùng, quản lý tên miền, thư điện tử và hệ thống bảo
mật.
3. Cập nhật và khai thác thông tin trên mạng:
a. Nhóm cơ sở dữ liệu tra cứu:
Hiện có 5 ứng dụng đang vận hành trên mạng diện rộng của UBND tỉnh như:
Công báo Chính phủ; Văn bản pháp quy của tỉnh; Lịch làm việc của lãnh đạo
UBND tỉnh; Gửi nhận văn bản; Thư điện tử. Việc cập nhật các cơ sở dữ liệu này
như sau:
- Văn bản pháp quy và Lịch làm việc của lãnh đạo UBND tỉnh: Do Văn thư

phòng Hành chính cập nhật ngay vào hệ thống sau khi văn bản phát hành (Lịch làm
việc thường được cập nhật vào chiều thứ 5 hoặc sáng thứ 6 hàng tuần cho tuần làm
việc tiếp theo). Các văn bản pháp quy đã được nhân viên phòng Hành chính phối
hợp với Trung tâm Lưu trữ và Trung tâm Dữ liệu tin học rà soát cập nhật đầy đủ từ
lúc thành lập tỉnh (năm 1992) đến nay.
- Gửi nhận văn bản: Các văn bản sau khi được phát hành (được lưu trữ trong
chương trình quản lý văn thư), Văn thư chuyển văn bản đến nơi nhận qua đường
mạng máy tính. Các văn bản này khi đến nơi nhận sẽ được sắp xếp theo thời gian,
nơi gởi, thể loại… nhằm thuận tiện cho việc tra cứu thông tin.
Các ứng dụng trên được xây dựng bằng phần mềm Lotus notes, các văn bản
mới phát sinh sẽ tự động chuyển về các đơn vị được kết nối với Văn phòng UBND
tỉnh.
b. Nhóm chương trình ứng dụng điều hành tác nghiệp:
Ngoài các ứng dụng trên, Văn phòng UBND tỉnh có xây dựng một số ứng
dụng để theo dõi các lĩnh vực có liên quan giữa các Sở, ngành và Văn phòng
UBND tỉnh như: Quản lý Đăng ký kết hôn với người nước ngoài; Quản lý Đăng ký
giao nhận con nuôi; Quản lý Đăng ký khai sinh có nhân tố nước ngoài; Quản lý Cải
chính Hộ tịch (Sở Tư pháp) và Quản lý cấp Giấy phép Quyền sử dụng đất (Sở Tài
nguyên và môi trường). Các ứng dụng này có các chức năng tương tự nhau: Sở
2
nhập hồ sơ và lập tờ trình Chủ tịch UBND tỉnh theo mẫu rồi gửi qua mạng đến Văn
phòng UBND tỉnh, văn thư tiếp nhận cho số công văn đến chuyển hồ sơ cho
Trưởng phòng Hành chính phân chuyên viên xử lý, xem xét trình Chủ tịch (Phó
Chủ tịch) ký phát hành; văn thư Văn phòng UBND tỉnh cập nhật thông phát hành
và trả hồ sơ về Sở qua mạng (văn bản gốc vẫn chuyển bằng bưu điện).
c. Chương trình quản lý văn thư:
Văn phòng UBND tỉnh đưa chương trình quản lý văn thư viết bằng Foxpro
từ năm 1994; đến năm 2000 hệ thống chuyển sang Lotus notes theo định hướng của
Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ và được vận hành đến nay. Hệ thống đáp ứng
được các yêu cầu của Văn phòng như:

Đối với lãnh đạo: Xác định được tình hình tiếp nhận và xử lý văn bản của
Văn phòng như: Các văn bản đến; các văn bản đang xử lý do bộ phận nào đang xử
lý; các văn bản đã phát hành.
Đối với chuyên viên: Xác định được văn bản được phân công xử lý, lập
phiếu trình xin ý kiến lãnh đạo; lập phiếu chuyển thông báo ý kiến của lãnh đạo
đến các Sở, Ban ngành và UBND huyện, thị.
Đối với Phòng Hành chính: Theo dõi được văn bản đến, văn bản phát hành
(theo dõi trên máy, không vào sổ). Hàng tuần in thông báo tuần gồm các văn bản
đến của Trung ương và văn bản phát hành của Chủ tịch UBND tỉnh gởi đến Sở,
Ban ngành và UBND huyện, thị.
Hiện nay, mỗi chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh đã được trang bị 1 máy
tính nên các hệ thống trên đã phát huy hiệu quả trong việc đưa ứng dụng tin học
vào công tác quản lý. Tuy nhiên đối với một số Sở, Ban ngành và UBND huyện, thị
nhiều nhân viên sử dụng chung một máy tính, thậm chí một phòng chỉ có 1 đến 2
máy, do đó việc khai thác thông tin trên mạng vẫn còn hạn chế và chương trình
quản lý văn thư chỉ triển khai được ở mức độ đơn giản hơn như: Văn thư nhập văn
bản đến, theo dõi người xử lý, nhập văn bản phát hành, in văn bản đến, văn bản
phát hành trình lãnh đạo.
Nhìn chung các hệ thống trên, bước đầu đã phát huy được hiệu quả của nó,
giúp cho cán bộ công chức của các Sở, ngành và UBND huyện thị khai thác và trao
đổi thông tin với nhau.
(Phụ lục 3: Danh mục các ứng dụng đang vận hành)
d. Triển khai phần mềm dùng chung:
Để chuẩn bị triển khai 3 phần mềm dùng chung thuộc Đề án 112 (hệ thống
quản lý hồ sơ công việc, hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế xã hội, trang thông tin
điện tử điều hành tác nghiệp), Ban điều hành Đề án 112 tỉnh đã thành lập Đoàn
khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành
Công văn số 1579/CV.HC.04, ngày 29/11/2004 về việc hướng dẫn triển khai Đề án
112 trên địa bàn tỉnh; đồng thời chuẩn bị các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cán
bộ kỹ thuật để tiếp nhận phần mềm dùng chung từ Ban Điều hành 112 Chính phủ.

Đến nay, Ban quản lý dự án phần mềm dùng chung thuộc Đề án 112 phối
hợp với Công ty Cổ phần tin học Sao Việt (do Ban Điều hành 112 Chính phủ chỉ
3
định) đã triển khai được 12 đơn vị và các phần mềm này đang được các đơn vị vận
hành thử nghiệm.
(Phụ lục 4: Danh sách các đơn vị đã triển khai phần mềm dùng)
4. Cập nhật khai thác thông tin trên trang Web của tỉnh:
Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND tỉnh giao nhiệm vụ “Xây dựng Website
phổ biến thông tin tỉnh Sóc Trăng trên mạng Internet” nhằm giới thiệu rộng rãi tiềm
năng và cơ hội đầu tư của tỉnh đến bạn bè trong và ngoài nước; đồng thời là
phương tiện để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh
thông qua việc giới thiệu các chính sách ưu đãi và các dự án ưu tiên đầu tư của
tỉnh. Đến ngày 15/04/2004, Website đã được đưa vào sử dụng, địa chỉ truy cập là:
.
5. Kinh phí đầu tư:
Tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2001-2005 là: 10.177 triệu đồng (Mười
tỷ, một trăm bảy mươi bảy triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Trung ương là 4.250
triệu đồng; ngân sách địa phương là: 5.927 triệu đồng.
III. PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Rà soát lại các văn bản liên quan về công nghệ thông tin để kịp thời điều
chỉnh và ban hành các văn bản mới phù hợp về quản lý vận hàn hệ thống tin học.
2. Trung tâm dữ liệu tin học thuộc Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở
Nội vụ rà soát lại trình độ tin học của cán bộ, công chức trong tỉnh để tổ chức đào
tạo thông qua các chương trình dự án để chuẩn hoá trình độ tin học và nâng cao kỹ
năng sử dụng máy tính.
3. Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục xây dựng và mở rộng hệ thống mạng diện
rộng của tỉnh giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 01/QĐ.HC.05, ngày
04/01/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.
4. Tiếp tục hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu theo hướng dẫn triển khai
của Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ.

5. Tiếp tục hoàn thiện các phần mềm quản lý đang được vận hành theo yêu
cầu của người sử dụng.
6. Rà soát lại các vướng mắc trong việc triển khai các phần mềm dùng chung
tại các đơn vị đã triển khai thử nghiệm, báo cáo với Ban Điều hành Đề án 112 tỉnh
và Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ .
IV. KIẾN NGHỊ:
1. Tiếp tục cho mở các lớp đào tạo tin học ứng dụng thuộc Đề án 112 trong
năm 2006 (trong năm 2005 đào tạo được khoảng 400 CBCC, do tỉnh chỉ có 1 cơ sở
đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định của Ban Điều hành Đề án 112 Chính
phủ).
4
2. Tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ kiêm nhiệm CNTT của các Sở, Ban
ngành và UBND huyện, thị. Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với trình độ
của họ, để khắc phục được các sự cố máy tính đơn giản tại đơn vị, góp phần duy trì
hoạt động hệ thống mạng tin học của tỉnh.
3. Các phần mềm dùng chung cần được xây dựng ở nhiều mức độ áp dụng
khác nhau như: Đơn giản, tương đối, hoàn chỉnh… để đơn vị được triển khai có thể
chọn lựa mức độ áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế như: Về khả năng sử
dụng máy tính, cơ sở vật chất, thói quen làm việc… Đồng thời hệ thống phải được
nâng cấp lên mức độ cao hơn khi đơn vị yêu cầu (do điều kiện làm việc được cải
thiện…). Các phần mềm phải được vận hành thử nghiệm thực tế trong một khoảng
thời gian tương đối dài (3 tháng, 6 tháng…) để đánh giá tính ổn định. Khi phần
mềm đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng, lúc đó triển khai rộng rãi sẽ dễ
dàng và mang lại hiệu quả cao.
4. Trung Tâm tích hợp dữ liệu được cài đặt các dich vụ cơ bản (Thư điện tử,
danh bạ người dùng, hệ thống các cơ sở dữ liệu...) để phục vụ yêu cầu trao đổi, tra
cứu và cập nhật thông tin. Măt khác, Trung Tâm tích hợp dữ liệu tỉnh là đầu mối
tiếp nhận thông tin, là nơi lưu trữ tập trung dữ liệu. Do vậy, để đảm bảo yêu cầu
phục vụ của Trung Tâm tích hợp dữ liệu phải Có kinh phí hàng năm để duy trì nâng
cấp hệ thống và bổ sung các thiết bị bảo mật.



TM . ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nơi nhận:
- Vụ khoa học của VP QH;
- Lưu: TH, LT.

Trương Minh Chánh
5

×