Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Colostrum từ bò dê cừu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 51 trang )

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

6

1. Tổng quan về Colostrum
1.1. Colostrum là gì?
Colostrum, hay còn gọi là sữa non hoặc sữa đầu, là sữa do thể mẹ của tất cả các loài
động vật có vú tiết ra ngay sau khi sinh con. Colostrum là thức ăn ban đầu cho thể con
vừa mới sinh ra. Không chỉ bao gồm một số lượng lớn các thành phần dưỡng chất quan
trọng, Colostrum còn chứa các thành phần giúp cho sự hình thành và củng cố hệ miễn
dịch cho thể con mới sinh. Điều đó cho phép thể con có thể tự bảo vệ trước các tác động
xấu của môi trường xung quanh. Colostrum còn giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển
của các tế bào và cơ quan chức năng trong cơ thể.
Nếu thể con của các loài động vật như bò, dê, cừu trong vòng 12-24 giờ sau khi sinh ra
không được nhận Colostrum từ thể mẹ thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao khoảng 25%.
1.2. Thành phần Colostrum
Đối với các loài động vật khác nhau thì thành phần hoá học của Colostrum sẽ khác
nhau, ngay cả ở những động vật cùng loài cũng không giống nhau. Thành phần và chất
lượng của Colostrum ở các loài hay ở những động vật cùng loài luôn thay đổi phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: thành phần thức ăn, điều kiện chăn nuôi, sức khoẻ, trọng lượng của
con vật, loài giống và nhiều yếu tố khác.
Bảng 1.1: Thành phần Colostrum và sữa thường của bò

1.2.1. Protein
Trong colostrum có nhiều protein: Albumin, Casein,… nhưng sự khác biệt chính giữa
colostrum và sữa thường là thành phần Immunoglobulin.
Kháng thể là một nhóm chuyên biệt của protein chủ động được gọi là immunoglobulin
(Ig). Chúng là glucoprotein xuất hiện trong huyết thanh và các chất lỏng như sữa của tất
cả các động vật có vú. Kháng thể được sản xuất để chống lại các sinh vật, vật lạ ký sinh từ
bên ngoài như các vi khuẩn gây bệnh. Có năm loại yếu tố miễn dịch globulin bao gồm
IgG, IgA, IgM, IgE và IgD; trong đó IgG chiếm tỷ lệ cao nhất và có vai trò quan trọng


nhất.
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

7

Immunoglobulin là thành phần phong phú nhất trong những yếu tố miễn dịch tìm thấy
trong sữa non. Hàm lượng Immunoglobulin trong sữa non Colostrum là cao nhất so với
trong các thành phần khác của cơ thể như sữa thường, serum máu, nước mắt…
Có 5 lại kháng thể:
- IgG tăng thực bào để trung hòa độc tố (80-85% tổng kháng thể trong serum)
- IgM tăng sự thực bào đặc biệt chống lại vi sinh vật (5-10%)
- IgA bảo vệ bề mặt nêm mạc (khonagr 15%)
- IgD kích thích tế bào B để sản sinh kháng thể
- IgE kết hợp với các tác nhân dị ứng
Chức năng của các chuỗi phân tử đó là trói buộc và xâm chiếm các tổ chức lạ giúp cơ
thể thoát khỏi sự lây nhiễm và bệnh tật.
Bảng 1.2: Các thành phần chính và tỉ lệ của chúng trong Colostrum so với sữa thông
bình thường (dữ liệu từ Holmes và các cộng sự năm 2002).

Thành phần Colostrum Sữa bình thường
Tổng protein (%)
Casein (%)
Béo (%)
Carotene (ppm)
Tế bào soma (trên ml)
Tổng Immunoglbulin (%)
IgA (%)
IgG
1
(%)

IgG
2
(%)
IgM (%)
IGF-1(ppm)

IGF-2(ppm)
TGF-B(ppm)
EGF(ppm)
Lactoferrin(g/l)
Lysosyme(ppm)
Lactoperoxidase(ppm)

8-21
3-6
3-11
50-300
1-2 10
6
3-15
0.32-0.62
4.8-8.7
0.16-0.29
0.37-0.61
0.1-2
0.1-2
20-40
4-8
1.5-2
0.1-0.7

30
3-4.8
2.6-3.8
3-6
1
2-30 10
4
0.02-0.1
0.01
0.04
0.005
0.005
0.025
0.002
0.002
0.002
0.1
0.1-0.3
20

Chú thích: các kí hiệu viết tắt IGF: insulin-like growth factor; TGF: transforming growth factor;
EGF: epidermal growth factor

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

8

Bảng 1.3: Hàm lượng Immunoglobulin trong các thành phần của cơ thể




Colostrum chứa khoảng 60 enzyme, trong đó có glucose-6-phosphate isomerase,
phosphodiesterase, α-manosidase, galactosyltransferase. Enzyme lactoperoxidase có mức
tăng nhanh chóng sau khi sinh và đạt tối sau 4 ngày (0.03mg/mL) và sau đó nó giảm
xuống từ từ. Hoạt tính của enzyme phosphatase và N-acetyl- glucosaminidase trong
Colostrum cao hơn từ 5 đến 10 lần so với trong sữa. Nhóm proteinase có nồng độ
0.49g/mL. Đại diện là cathepsin D phá vỡ cấu trúc casein (α-S1, α-S2, β), -lactalbulin
nhưng không cắt được -lactoglobulin có trong Colostrum.
Colostrum cũng chứa những enzyme tính ức chế để bảo vệ các mô vú của con mẹ
chống lại sự ảnh hưởng của protein phân giải bạch cầu. Nồng độ của những enzyme này
là cao nhất trong lần cho sữa đầu tiên và sau đó giảm nhanh chống. Điển hình là α
1
-
antitripsin (250−800 µg/mL). Nhóm có phân tử lượng thấp có hoạt tính enzyme ức chế
khác (12-16 kDal) cũng tồn tại trong Colostrum nhưng không hoàn toàn có vai trò sinh lý
như: serine protease và cysteine protease, 
2
-antiplasmin…Nồng độ các enzyme này
trong Colostrum cao hơn nhiều lần trong sữa (Theo Levieux,1999)
1.2.2. Lactose
Đường có trong sữa chủ yếu là đường lactose. Do đó lactose còn được gọi là đường
sữa. Hàm lượng lactose trong Colostrum thấp hơn sữa thường.
Ngoài lactose trong sữa còn có glucose, galactose, fructose, manose.
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

9

Bảng 1.4: Các oligosaccharide có tính acid được dò bằng MALDI-TOF-MS ion âm
(matrix-assisted laser desorption/ionization time-of-flight mass spectrometry) trong
Colostrum.



Chú thích: Gal: galactose; Glc: glucose; Neu5Ac: N-acetylneuraminic acid; Neu5Gc: N-
glycolylneuraminic acid; S: sialic acid; L: lactose; LN: N-acetyl lactosamine; HexNAc: N-
acetylhexosamine; DS: sialic acid; LNH: lacto-N-hexaose.

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

10

Bảng 1.5: Các oligosaccharide trung tính được dò bằng MALDI-TOF-MS ion dương
(matrix-assisted laser desorption/ionization time-of-flight mass spectrometry) trong
Colostrum.

Chú thích: Glc: glucose; Gal: galactose; Fuc: fucose; GlcNA: N-acetylglucosamine; GalNAc: N-
acetylgalactosamine; Hex: hexose (Glc or Gal); L: lactose; FL: fucosyllactose; GL: galactosyllactose;
LNT: lacto-N-tetraose; LNFP: lacto-N-fucopentaose; LNH: lacto-N-hexaose; LNO: lacto-N-octaose;
LND: lacto-N-decaose; LN12: lacto-N-dodecaose.

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

11

1.2.3. Chất béo
Chất béo trong sữa chiếm khoảng từ 3 - 5,2% (khoảng trên dưới 40g trong 1 lít sữa)
trong đó gồm 2 loại:
- Chất béo đơn giản: hàm lượng của acid béo không bão hòa trong sữa được xác định
bởi chỉ số iod của chất béo.
- Chất béo phức tạp: các chất béo trong sữa thường có dạng hình cầu.
Bảng 1.6: Thành phần acid béo từ Colostrum của bò (Theo A. Richard Baldwin và

Herbert E. Longeneker, giáo sư khoa hóa trường đại học Pittsburgh).

1.2.4. Vitamin
Trong Colostrum hàm lượng vitamin không cao lắm. Các vitamin này thuộc 2 nhóm:
- Nhóm tan trong chất béo: A, D, E.
- Nhóm tan trong nước: B1, B2, B3, B5, B6, C.
Nhìn chung hàm lượng các vitamin nhóm B trong Colostrum thường ổn định, là do
chúng được tổng hợp chủ yếu bởi các vi khuẩn trong ngăn thứ nhất dạ dày của nhóm động
vật nhai lại và không phụ thuộc vào ngoại cảnh. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin tan trong
chất béo bị ảnh hưởng sâu sắc thành phần thức ăn và điều kiện thời tiết. Đặc biệt hàm
lượng vitamin A trong Colostrum nhiều hơn trong sữa thường.

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

12

1.2.5. Khoáng
Hàm lượng chất khoáng trong Colostrum dao động từ 8 – 10 g/l. Các muối trong sữa ở
dạng hòa tan hoặc dung dịch keo (kết hợp với casein).
Trong số các nguyên tố khoáng có trong sữa, chiếm hàm lượng cao nhất là Ca, P, Mg.
Một phần chúng tham gia vào cấu trúc micelle, phần còn lại tồn tại dưới dạng muối hòa
tan trong sữa.
Các nguyên tố khoáng khác như K, Na, Cl… đóng vai trò chất điện ly. Cùng với
lactose, chúng góp phần cân bẳng áp lực thẩm thấu của sữa trong bầu vú động vật với áp
lực máu.
Ngoài ra sữa còn có một số nguyên tố khoáng khác như : Zn, Fe, I, Cu, Mo…
1.2.6. Các thành phần khác
 Các chất miễn dịch
Trong sữa có nhiều chất miễn dịch khác nhau như antioxin, opsonin, bacteriolysin,
precipitin, aglutimin. Các chất miễn dịch này có tác dụng bảo vệ sữa khỏi bị hư hỏng.

Hàm lượng các chất miễn dịch không nhiều nhưng chúng đóng vai trò quan trọng đối với
cơ thể. Chất miễn dịch rất dễ bị phá hủy ở nhiệt độ 65 – 70
o
C. Ngoài ra sữa còn chứa một
lượng nhỏ bạch cầu.
 Các chất khí
Trong sữa tồn tại các chất khí như CO
2
(chiếm 50 – 70%), O
2
(chiếm 5 – 10%), NO
2

(chiếm 20 – 30%). Ngoài ra trong sữa còn phát hiện có NH
3
.
Trong quá trình bảo quản và chế biến sữa, hàm lượng các chất khí này thay đổi. Sự có
mặt của các khí này gây khó khăn khi gia nhiệt, làm sữa dễ trào bọt khi khử trùng.
1.3. Sự hình thành Colostrum trong cơ thể động vật.
Sự tiết sữa là một quá trình sinh lý được đặc trưng bởi sự tổng hợp, sự bài tiết sữa.
Chức năng sinh lý này được thực hiện nhờ quá trình lọc chủ động và thụ động của các
chất vô cơ, hữu cơ từ máu thông qua tuyến bài tiết của tuyến vú. Tế bào của tuyến bài tiết
tuyến vú, được gọi là phế nang, có dạng hình khối cầu, cấu trúc phân cực, có lỗ lumen
sâu; đây là nơi sữa được tiết ra. Tế bào của tuyển vú được nối với nhau bởi hàng loạt
những phân tử có bản chất protein có cấu trúc phức tạp. Những phân tử này bao gồm:
- Desmosome (D): chức năng kết nối chặt chẽ các tể bào nằm sát cạnh nhau
- Gap junction (GJ): tạo khe hở nhỏ giữa các tế bào gần nhau, cho phép các phân tử
có khối lượng nhỏ đi qua.
- Tight junction (TJ): bao quanh màng tế bào, hình thành rào chắn giữa dòng ngoại
bào cân bằng với huyết thanh máu và sữa bên trong của cấu trúc tuyến vú.

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

13


Hình 1.1: Cấu trúc phế nang tuyến vú
Hình dạng và cấu trúc phân cực của tế bào tuyến vú cho thấy sự tồn tại của hệ thống
cấu trúc hỗ trợ của khung tế bào. Đây là một cấu trúc mạng lưới vi sợi vô cùng phức tạp
được gắn chặt không gian bên trong của màng tế bào.
Sự sinh trưởng và biệt hóa của tuyến vú được điều khiển bởi hormone. Có 3 giai đoạn
trong chu trình phát triển của tuyến vú: giai đoạn phát triển chính trong thời kì mang thai
được đặc trưng bởi việc hình thành phế nang tiểu thùy đơn (lobulo-alveolar), giai đoạn
tổng hợp và tiết sữa, giai đoạn co hồi được đặc trưng bởi sự thoái hóa của phế nang tiểu
thùy đơn… Trước thời kì dậy thì, các tuyến có tốc độ sinh trưởng giống như các bộ phận
khác của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi buồng trứng phát triển thì tốc độ sinh trưởng của
chúng lại lớn hơn. Trước thời kì dậy thì khoảng 0-5 tháng, xảy ra sự kéo dài của hệ thống
các ổng. Đầu thời kì dậy thì xuất hiện các oestrogen, hoormone nữ. Ban đầu các
hoormone này xuất hiện riêng rẽ, sau đó khi buồng trứng đã phát triển hoàn thiện, các
hoormone này sẽ được sản sinh cùng với progresterone, một loại hoormone sinh trưởng.
Điều này làm cho tuyến vú có sự thay đổi lớn: sự phát triển của hệ thống các ống và hệ
thống phế nang tiểu thùy đơn. Tốc độ phát triển của phế nang tiểu thùy đơn bị ảnh hưởng
bởi chế độ dinh dưỡng. nếu con vật sử dụng nguồn thức ăn có quá nhiều năng lượng trước
thời kì dậy thì sẽ làm bộ phận đệm mỡ vú phát triển quá mức và làm kìm hãm sự phát
triển của các ống nhỏ. Bất cứ yếu tố nào làm kìm hãm sự phát triển của các ống nhỏ sẽ
làm giảm khả năng hình thành và vận chuyển sữa của tuyến vú.
Tuy nhiên tuyến vú thực sự phát triển mạnh trong giai đoạn mang thai, khi đó thể tích
sẽ tăng mạnh, các tiểu thùy phát triển trong mô đệm và sự hoạt động của hoormone sinh
trưởng. Sự phát triển của phế nang tiểu thùy đơn bắt đầu vào khoảng tháng thứ ba của quá
trình mang thai, phát triển chậm trong tháng thứ 4 và tăng nhanh từ tháng thứ 5.
Các thành phần của sữa chủ yếu là được tổng hợp bởi các tế bào bài tiết của tuyến vú

từ các tiền chất được hấp thu từ quá trình tuần hoàn. Các tiền chất này được lấy trực tiếp
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

14

hoặc gián tiếp từ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Các biểu mô vú còn đóng vai
trò như TJ có lỗ nhỏ và các paracellular trở thành hoạt động, do đó cho phép qua các chất
giữa các tế bào biểu mô, hơn là qua chúng. Trong trường hợp như vậy, lactose, K, P và di
chuyển từ lumen ra dòng ngoại bào. Kết quả là trong sữa nồng độ Na và Cl sẽ tăng trong
khi nồng độ K và lactose sẽ giảm.

Hình 1.2: Sơ đồ chung thể hiện sự tổng hợp và tiết sữa
Nồng độ serum albumin cũng như hoạt tính enzyme serum (-1-antritrypsin, glutamic
oxalacetic transaminase, -glutamil transferase, N-acetyl--D-glucosaminidase) trong sữa
tăng lên cùng với sự cho qua các chất của mô bài tiết. sự rò rĩ của TJ ảnh hưởng đến hoạt
động của bộ khung tế bòa. Điều này làm giảm các tính chất động học của nó trong quá
trình vận chuyển các thành phần được tổng hợp mới đến màng ở đỉnh của tế bào bài tiết.
Sự hạn chế cuả sự tiết ra các thành phần của sữa kìm chế sự tổng hợp và làm ảnh hưởng
đến sự co hồi của các tế bào biểu mô. Quá trình co hồi liên quan đến nhiều yếu tố, trong
đó plasminogen hay plasmin, enzyme tiêu hóa fibrin đóng vai trò trung tâm. Plasmin là
một protease có nhiều trong sữa và có nguồn gốc từ máu. Nó xuất hiện trong sữa cùng với
các tiền chất. Plasminogen thường kết hợp với các casein micelle và hình thành nên cơ
chất cho hoạt tính của enzyme phân hủy protein. Sự chuyển đổi giữa plasminogen và
plasmin được điều khiển trực tiếp bởi chất kích hoạt plasminogen, gián tiếp bởi chất ức
chết plasminogen. Insulin trong huyết tương giống như yếu tố sinh trưởng sẽ đóng vai trò
như chất kết nối của hoormone sinh trưởng, tình trạng dinh dưỡng của vật nuôi cũng đóng
vai trò đáng kể trong hoạt động của chất kích hoạt plasminogen. Plasmin ảnh hưởng đến
các đặc tính của sữa và gây nên sự giảm sút của α và -casein.
Quá trình tiết sữa là sự tách bỏ sữa từ nang thông qua quá trình co lại của các tế bào
của cơ biểu mô và các ống nhỏ khi xuất hiện phản xạ tiết sữa của thần kinh nội. Hệ thống

thàn kinh nội tiết sẽ hoạt động nhờ vào thụ thể cảm giác trong vú khi hút hoặc vắt sữa,
nhờ vào kích thích có điều kiện xảy ra khi hút hoặc vắt sữa. tín hiệu thần kinh sẽ đi qua
tủy sống tới thùy sau của tuyến yên, tuyến yên tiết vào máu oxytocin, hooc môn làm tăng
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

15

co thắt tử cung trong khi sanh và kích thích tiết sữa từ tuyến sữa. Trên đường đến tuyến
vú, oxytocin làm các tế bào cơ biểu mô co thắt lại, sữa tích trữ được ép đẩy xuống ống
dẫn sữa và đi thoát ra ngoài.
1.4. Sự biến đổi thành phần Colostrum theo thời gian.
Lúc sinh nhau thai bị lọai bỏ, protein phát triển trong các tế bào lót bên ngoài của tuyến
sữa, về bản chất là có sự chuyển cơ chất từ trong máu vào tuyến sữa. Thành phần của dịch
trong tuyến sữa lúc sinh đó là Colostrum thật sự được trình bày trong ở đồ thị bên dưới:
colostrum lúc 0h (lúc sinh). Tại thời điểm đó Colostrum có hàm lượng protein tổng cao
nhất, các nhân tố phát triển có nồng độ cao nhất, cũng như là các hormone và các chất
trao đổi, chứa ít lactose, có hoạt tính sinh học tối đa.
Trong suốt 6h sau sinh, sự cân bằng của các chất này bắt đầu thay đổi theo đồ thị bên
dưới

Hình 1.3: Giá trị các thành phần trong colostrum ở 0 và 6h
Các giá trị này có thể thu được trong Colostrum bò khi cho sữa từ 0 đến 6h sau sinh.
Và bất cứ sự thu sữa nào sau 6h sẽ tạo ra sữa không thật sự là Colostrum và tạo thành sữa
chỉ đạt 20% giá trị colostrum trước đó. Điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau đây
Bảng 1.7: Sự thay đổi thành phần của Colostrum theo thời gian sau khi sinh

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

16


1.5. Ảnh hưởng của Colostrum đến hệ thống miễn dịch của động vật non.
Vai trò của sữa non trong việc phát triển tốt của con non của động vật nhai lại được
nghiên cứu trên cừu. Những loài động vật có vú như cừu phụ thuộc vào việc tiêu hóa sữa
non ngay sau khi sinh và việc hấp thụ Immunoglobulin cho sự miễn dịnh bị động tạo cho
chúng cơ hội sống sót trong việc chống lại các yếu tố gây hại trong một vài tuần đầu tiên
của cuộc sống.
Trong việc nghiên cứu miễn dịch học, 3 phương pháp được kết hợp để nghiên cứu
việc thay đổi protein huyết thanh của con non trong thời kỳ bú sữa và mở rộng ra hàng
loạt con non sau những thời gian trì hoãn nhận sữa khác nhau.
Những cừu mẹ cho con chúng sự miễn dịch chống Salmonella typhosa. Sau khi sinh,
một vài cừu con được cho bú mẹ theo cách bình thường, một vài bú sữa bò bằng bình với
các thời gian khác nhau trước khi cho uống Colostrum, còn những con khác không được
uống Colostrum.
Quan sát các con cừu cái và cừu con. 7 cừu con được cho uống Colostrum ngay khi
sinh, 6 con sau khi trì hoãn 1 khoảng thời gian 12, 24, 29, 48h và 3, 9 ngày, và 4 con
không được uống Colostrum. Huyết thanh và Colostrum của cừu mẹ lúc sinh được kiểm
tra thành phần nitơ và kháng thể.
Bảng 1.8: Sự phân bố nitơ trong serum và Colostrum của cừu cái

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

17

Bảng 1.9: Sự phân bố nitơ trong serum của cừu non

Theo bảng 1.8, thành phần Colostrum nitơ protein lúc sinh dao động trong khoảng 1
đến 4g/100ml và độ chuẩn từ 1/1000 đến hơn 1/10000. Sự thay đổi nhanh chóng thành
phần ngay sau đó được minh họa bằng dữ liệu của cừu cái 232 và 255
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn


18

Xem xét Colostrum trước khi sinh trên cừu cái 13 và 22, Colostrum của cừu 13 thu
được 3 ngày trước sinh tương đồng với các mẫu giàu nitơ và agglutinin chuẩn. Các cừu
khác như cừu cái 22, 12 ngày trước sinh chứa nồng độ chủ yếu 5g/100ml nitơ protein với
77% là nitơ globulin nhưng độ chuẩn của nó thấp hơn 1/25. Tuy nhiên, Colostrum từ cừu
cái giống nhau lúc sinh có độ chuẩn 1/1000.
 Những sự thay đổi protein huyết thanh của cừu con
Bảng 1.9 minh họa những ảnh hưởng sau sinh và khi dừng hấp thu Colostrum.
Có sự tăng lên tạm thời của sự hấp thu và liên quan tới các nồng độ sau khi tiêu hóa
Colostrum lúc sinh và sau sinh 12h.
Không thể kết luận sự thay đổi khi sự trì hoãn là 24,29 và 48h và từ từ tăng hấp thu
nhưng không liên quan tới nồng độ trên khoảng thời gian quan sát khi sự trì hoãn dài hơn
hay khi không cho dùng Colostrum.
Kết quả điện di cũng có những xu thế tương tự với thành phần protein, bên cạnh đó là
sự tăng tỉ lệ globulin khi trì hoãn 24h. Giá trị trung bình của các nồng độ globulin là xấp
xỉ 21% lúc sinh, 55% vài ngày sau hấp thu Colostrum và 33% với 5 hay 6 tuần sau đó.
 Các kết quả nước tiểu cừu non
Ở bảng 1.10 cung cấp các chỉ số thời gian tiêu hóa Colostrum. Huyết thanh protein
quá nhiều trong nước tiểu được ghi nhận khi sự tiêu hóa xảy ra lúc sinh và tới 29h sau
sinh. Việc đó sẽ không có hoặc ở mức thấp khi Colostrum được nhận sau 48h. Protein
huyết thanh đó là globulin kiềm với chất dính chuẩn. Những ảnh hưởng này không đáng
kể sau vài ngày.
Bảng 1.10: Kết quả thí nghiệm trên nước tiểu của cừu non

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

19

Những thay đổi huyết thanh của cừu non là do sự hấp thu miễn dịch globulin từ

Colostrum. Cùng với những thay đổi trong nước tiểu cho thấy rằng sự tiêu hóa Colostrum
của cừu non trong khoảng thời gian từ 29 đến 48h sau sinh dẫn đến sự hấp thu
immunoglobulin và sự xuất hiện hay tăng thành phần điện di di chuyển.
1.6. Các bệnh lây truyền sang động vật non từ Colostrum
Retrovirus là các virus có chứa transcriptase đảo ngược, một loại enzyme cần thiết để
nhân rộng, sao chép cấu trúc di truyền của chúng. Retrovirus gây các bệnh như: ung thư ở
người, gia súc và mèo; thiếu máu ở ngựa; viêm khớp ở dê (CAE); và hội chứng suy giảm
miễn dịch ở người (AIDS) và viêm phổi OPP ở gia súc. Với một số ngoại lệ, các virus
này chỉ tác động đến một hoặc hai loài. Thực nghiệm cho thấy OPP và CAE chỉ lây nhiễm
mỗi ở cừu, dê.
1.6.1. Ovine Progressive Pneumonia (OPP)
OPP được gây ra bởi Lentivirus, một thành viên của nhóm retrovirus. Lentivirus phát
triển rất phức tạp với chủ thể. Nhiều virus và vi khuẩn chỉ ảnh hưởng đến hệ thống một cơ
thể và gây bệnh nhanh chóng dẫn đến cái chết. Ngược lại, lentivirus có thể gây bệnh trong
rất nhiều hệ thống cơ thể và gây ra các bệnh nhiễm trùng có thể có hoặc không có thể gây
tử vong. Chúng làm điều này bằng cách lây nhiễm và can thiệp với các chức năng miễn
dịch của các tế bào chuyên biệt, và bằng cách thay đổi các protein bề mặt để vô hiệu hóa
kháng thể. Tất cả các giống cừu sản xuất kháng thể chống virus, nhưng các kháng thể
không được bảo vệ.
Cừu bị nhiễm virus có thể xuất hiện một loạt các dấu hiệu lâm sàng. Trong giai đoạn
đầu của nhiễm trùng không có dấu hiệu của bệnh là rõ ràng. Theo thời gian (hai hoặc
nhiều năm) nhiều dấu hiệu tổn thương có thể trở nên rõ ràng và ảnh hưởng đến một hoặc
nhiều hệ thống cơ quan. Cừu bị giảm cân rõ rệt mặc dù vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng.
OPP cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây thoái hóa não.
OPP mang virus viêm phổi ở trong các mô và chất dịch của cừu. Các tế bào này có
thể là nguồn lây truyền bệnh: truyền qua đường máu, tinh trùng, trứng, phôi thai, hoặc
tinh dịch.
Các virus không thể tồn tại hơn một vài ngày ở môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong
điều kiện khô, nóng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở cừu, virus gây bệnh được truyền qua sữa non và
sữa nhưng khả năng lây sang cừu non trong tử cung là rất thấp. Giữa các loài động vật
lớn, thông qua hô hấp, tiếp xúc trực tiếp cũng có khả năng lây lan nhưng rất thấp.
Hiện nay, các xét nghiệm huyết thanh là những phương pháp thực tế nhất để phát hiện
OPP. Tại Iceland, mỗi năm OPP gây chết khoảng 105.000 cừu và giết khoảng 650.000
con khác. Không có cách điều trị hiệu quả để loại bỏ OPP, vì vậy khi có các triệu chứng
nên báo với bác sĩ thú y để có các khuyến nghị cụ thể. Kháng sinh có thể được dùng để
điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp để có thể kéo dài sự sống con vật một vài tuần.
Vắc xin chữa OPP hiện vẫn chưa được nghiên cứu thành công.
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

20

1.6.2. Caprine Arthritic Encephalitis (CAE)
CAE là một căn bệnh viêm khớp, viêm não của dê do virus gây ra. CAE lần đầu tiên
được phát hiện ở Anh năm 1982. Nó là nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể kinh tế cho
ngành chăn nuôi bò, dê.
CAE chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp, não và ngay cả phổi.
Các đặc điểm cua bệnh CAE:
- Giai đoạn ủ bệnh dài.
- Khả năng truyền nhiễm cao.
- Khó khăn trong việc chẩn đoán các dấu hiệu lâm sàng.
- Không có thuốc chữa đặc trị.
- Không có vắc xin phòng ngừa
Ảnh hưởng của CAE:
- Chi phí tiêu hủy.
- Vật non bị chết.
- Thiệt hại cho tiềm năng xuất khẩu hàng hóa.
- Nếu không phát hiện kịp thời sẽ lây lan nhanh chóng cho cả đàn gia súc và cho cơ
thể non thông qua Colostrum.

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

21


2. Quy trình công nghệ sản xuất Colostrum dạng bột































Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột colostrum




S

a
C
olostrum

Chu
ẩn bị nguy
ên li
ệu

Rây

S
ấy

Đ
ồng hóa


Cô đ
ặc

Thanh trùng

Chu
ẩn hóa

Bao
gói

Bao bì

Bột
C
olostrum

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

22

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
2.1.1. Mục đích: chuẩn bị
Chuẩn bị cho quá trình chuẩn hóa
2.1.2. Các biến đổi
- Vật lý: khối lượng giảm
- Sinh học: loại được phần lớn các vi sinh vật
2.1.3. Thiết bị
Lọc membrane hình bảng/tấm
2.1.4. Phương pháp thực hiện

Hệ thống lọc đơn giản cũng cho phép giảm lượng vi sinh cho Colostrum mà không cần
nhiều bước tiền xử lý và mất hoạt tính của protein nên ở quá trình này lọc là phương pháp
xử lý chủ yếu.
Colostrum được thu từ động vật có vú, có thể là dê, bò cừu. Những con này phải được
chủng ngừa trước chống các thể gây bệnh. Colostrum được thu hoạch sớm ngay sau khi
sinh, khi đó Colostrum chứa lượng IgG là tối đa, thường là trong vòng 3 ngày, tốt nhất là
48h sau sinh. Colostrum không cần thiết phải lạnh đông rồi sau đó rã đông thận trọng
trước khi vào quy trình, mà nên tránh nhiệt độ cao. Sau đó được tinh khiết bằng cách lọc
bề sâu hay lọc membrane để loại bỏ cặn trước rồi vào bước siêu lọc.
Quá trình siêu lọc là quá trình phân tách bằng áp suất dùng membrane để phân tách
những thành phần trong dung dịch hay những chất lơ lửng dựa vào sự sai khác kích thước
cơ bản. Mặc dù những mẫu có kích thước lớn hơn không cần thiết lọc sâu hay siêu lọc
nhưng ta dùng biện pháp này để chắc chắn giữ được chất lượng Colostrum. Phương pháp
siêu lọc cho phép dung dịch đi qua membrane, còn những phần có kích thước lớn hơn
kích thước màng lọc bị giữ lại trên bề mặt membrane.
Thiết bị membrane chảy theo tiếp tuyến có thể chảy thành đường thẳng hay hỗn loạn
phụ thuộc vào thiết kế kênh chảy tiếp tuyến cho dòng chảy nguyên liệu. Kênh mở hay
kênh nhập liệu có dạng thẳng cho phép chảy dòng trong kênh, ngược lại chảy hỗn loạn
khi kênh dẫn hẹp.
Membrane được sử dụng trong kênh nhập liệu là membrane hình bảng/tấm. Ưu điểm
của thiết bị này là lắp ráp, vệ sinh đơn giản. Kích thước của lỗ sao cho có thể ngăn vi
khuẩn hay các vi sinh vật nhưng cho phép các protein như IgG đi qua. Kích thước phù
hợp là 0.1-0.5m, tốt nhất là 0.2-0.45m. Có thể dùng polysulfone, cellulose đặc biệt là
fluorocarbon polymer. Polyvinylidene flouride (PVDF) membrane cũng đặc biệt phù hợp
cho việc lọc Colostrum.
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

23



Hình 2.2: Thiết bị membrane hình bảng/tấm
Để tăng diện tích lọc và tốc độ lọc thì nhiều tấm được kết hợp với nhau. Thường là
100-200 lít Colostrum được lọc với khả năng lọc 10-50 l/m
2
h ở áp suất 0.5-3bar, tốt nhất
là 1bar. Phần nước lọc ra chứa protein, béo nhưng phần lớn vi khuẩn hay vi sinh vật gây
hại cùng các thành phần thô cặn được loại bỏ.
Để giữ lượng vi sinh vật ở mức thấp, quá trình nên thực hiện trong điều kiện nhiệt độ
thấp. Ví dụ, thông thường ta lọc ở nhiệt độ thấp khoảng 2-10
0
C. Việc bơm Colostrum vào
thiết bị lọc cũng ở nhiệt độ thấp và không được vượt quá 40
0
C. Phương pháp này giúp
loại bớt vi sinh vật mà không gây hại các thành phần có giá trị dinh dưỡng như hormone,
nhân tố phát triển, lactoferrin, đặc biệt là các kháng thể IgG, IgA và IgM.
2.2. Chuẩn hóa.
2.2.1. Mục đích.
Hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa.
2.2.2. Các biến đổi.
- Vật lý: khối lượng thay đổi.
- Hóa học: nồng độ béo thay đổi.
2.2.3. Thiết bị.
Máy ly tâm siêu tốc loại dĩa.
2.2.4. Phương pháp thực hiện.
Sau khi qua máy, có hai dòng thoát ra: một dòng sữa gầy và một dòng cream. Sau đó
một phần cream được phối trộn ngược trở lại với dòng sữa gầy để hàm lượng chất béo
trong sữa đạt đúng giá trị yêu cầu.
Máy ly tâm siêu tốc loại dĩa dùng để phân li huyền phù có hàm lượng pha rắn nhỏ
hoặc phân ly nhũ tương khó phân ly. Máy ly tâm siêu tốc loại dĩa dùng để tách bơ trong

sữa, tinh luyện dầu thực vật và lắng trong các chất béo.
Bộ phận chủ yếu của máy là rôto gồm các dĩa chồng lên nhau với một khoảng cách
thích hợp. Nếu phân li nhũ tương trên các dĩa đều có khoan lỗ, ở dĩa giữa các lỗ phải nằm
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

24

trên đường thông thẳng đứng, qua đó sản phẩm ban đầu đi vào khe hở giữa các dĩa.
Khoảng cách giữa các dĩa 0,4-1,5mm. Dĩa trên được giữ nhờ các gân trên mặt ngoài của
dĩa dưới. Ðộ nghiêng của dĩa nón cần đủ đảm bảo để hạt vật liệu trượt xuống tự do
(thường góc nửa đỉnh nón từ 30-50
0
)

Hình 2.3: Máy ly tâm kiểu dĩa nhập liệu ở đỉnh
Máy có thể làm việc gián đoạn hoặc liên tục. Máy làm việc gián đoạn trong trường
hợp tháo bã bằng tay. Do dung tích khoảng không gian của lớp bùn phân li không lớn nên
máy ly tâm tháo bã bằng tay sử dụng hiệu quả khi thành phần hạt lơ lửng đến 0,05% thể
tích.
Ưu điểm của loại này là mức độ phân ly cao, thể tích roto lớn. Nhược điểm là cấu tạo
và lắp ráp khó, nhất là với môi trường ăn mòn.

Hình 2.4: Máy ly tâm kiểu dĩa nhập liệu ở đáy
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

25

2.3. Thanh trùng
2.3.1. Mục đích: bảo quản
2.3.2. Các biến đổi.

- Vật lý: nhiệt độ tăng, độ nhớt giảm.
- Hóa học: chất dinh dưỡng tổn thất, biến đổi không đáng kể do điều kiện thanh trùng
không quá khắc nghiệt.
- Hóa lý: độ hòa tan tăng, có sự bốc hơi nước.
- Hóa sinh: vô hoạt enzyme, đặc biệt là nhóm bền nhiệt lipase.
- Sinh học: vi sinh vật giảm.
2.3.3. Thiết bị.
Thiết bị thanh trùng bản mỏng.
2.3.4. Phương pháp thực hiện.

Hình 2.5: Thiết bị truyền nhiệt bản mỏng
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

26

Bộ phận chính của thiết bị là những tấm bản hình chữ nhật với độ dày rất mỏng và
được làm bằng thép không rỉ. Mỗi tấm bản sẽ có 4 lỗ tại 4 góc và hệ thống các đường
rãnh trên khắp bề mặt để tạo sự chảy rối và tăng hệ số truyền nhiệt. Khi ép các tấm bản
mỏng lại với nhau, trên bộ khung của thiết bị sẽ hình thành hệ thống vào và ra cho mẫu
khảo sát và chất tải nhiệt. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, các nhà sản xuất sẽ bố trí đường
dẫn thích hợp.

Hình 2.6: Ví dụ về sơ đồ dòng chảy của nguyên liệu và chất tải nhiệt trong thiết bị
truyền nhiệt bản mỏng ( 42/24


)
Colostrum sẽ lần lượt đi qua 2 vùng, mỗi vùng gồm 4 khoang được ký hiệu là
2
4


.
chất tải nhiệt sẽ lần lượt đi qua 4 vùng, mỗi vùng gồm 2 khoang được ký hiệu là
4
2

.
2.4. Cô đặc.
2.4.1. Mục đích: khai thác.
Tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiêm chi phí năng lượng cho qua trình sấy
sữa tiếp theo.
2.4.2. Các biến đổi.
Hàm lượng nước giảm đi rõ rệt, nồng độ chất khô tăng lên.
2.4.3. Thiết bị.
Thiết bị cô đặc dạng màng rơi 4 cấp.










Nguyên liệu
Chất tải nhiệt
H
ì
nh

2.7
:
Thiết bị cô đặc màng chảy xuôi thẳng đứng

Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

27

2.4.4. Phương pháp thực hiện
Colostrum cần cô đặc, sau khi được gia nhiệt sơ bộ, đi vào phía trên của thiết bị cô đặc
từ phía trên và sẽ chảy xuống tạo một lớp màng mỏng bao lấy bề mặt truyền nhiệt. Bề mặt
truyền nhiệt là thân các ống hình trụ đứng được đặt trong thiết bị bốc hơi. Tác nhân gia
nhiệt đi phía ngoài các ống truyền nhiệt gia nhiệt cho dung dịch tuần hoàn phía trong ống.
Sản phẩm đạt nồng độ yêu cầu được lấy ra ở đáy thiết bị một phần. Phần lớn sữa được đi
qua buồng bốc hơi thứ, hơi nước bốc lên dẫn qua thiết bị ngưng tụ baromet. Hệ thống gắn
kèm bơm chân không duy trì áp suất chân không trong thiết bị.
Thông số công nghệ: Colostrum sau khi cô đạt hàm lượng chất khô 45-55%.
2.5. Đồng hóa.
2.5.1. Mục đích.
Làm giảm kích thước và phân bố đều các hạt béo trong Colostrum.
2.5.2. Các biến đổi.
- Vật lý: sự giảm kích thước của các hạt cầu béo, nhiệt độ tăng.
- Hóa học: có thể xảy ra phản ứng Maillard hoặc phản ứng caramel hóa do nhiệt độ
tăng.
- Hóa lý: các hạt cầu béo phân bố đều hơn trong pha liên tục, bề mặt tiếp xúc pha tăng.
- Hóa sinh: nhiệt độ tăng có thể làm 1 số enzyme bị vô hoạt.
2.5.3. Thiết bị.
Sử dụng thiết bị đồng hóa 2 cấp.
2.5.4. Phương pháp thực hiện.
Dùng bơm piston bơm mẫu nguyên liệu vào thiết bị đồng hóa .Bơm sẽ tăng áp lực cho

Colostrum tại đầu vào của khe hẹp .Người ta sẽ tạo một đối áp lên dòng Colostrum để
tăng độ bền của trụ sinh lực 1. Đối áp này được duy trì bởi một bơm thủy lực sử dụng
dầu. Khi đó áp suất đồng hóa sẽ cân bằng với áp suất dầu tác động lên piston đối áp.
Vòng đập được gắn với bộ phận tạo khe hẹp sao cho mặt trong của vòng đập vuông
góc với lối thoát ra của cream khi rời khe hẹp. Như vậy, một số hạt của pha phân tán sẽ va
vào vòng đập, vỡ ra, giảm kích thước. Phương pháp đồng hóa áp lực cao là phương pháp
phổ biến nhất. Kích thước hạt phân tán giảm nhờ vào ba cơ chế: thuyết xâm thực khí
,thuyết vi xoáy và tác động cơ học.

Hình 2.8: Thiết bị đồng hóa 2 cấp
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

28

Thông số công nghệ:
- Kích thước khe hẹp: 0,1 mm
- Áp suất khi vào khe hẹp thứ nhất: 200bar
- Áp suất khi vào khe hẹp thứ hai: 50bar
2.6. Sấy.
2.6.1. Mục đích: khai thác và bảo quản.
2.6.2. Các biến đổi.
- Vật lý: nhiệt độ tăng.
- Hóa lý: sự bốc hơi nước.
- Hóa học: xảy ra phản ứng Maillard, caramel.
- Hóa sinh: vô hoạt các enzyme.
- Sinh học: tiêu diệt vi sinh vật.
2.6.3. Thiết bị.
Máy sấy phun 2 giai đoạn.

Hình 2.9: Máy sấy phun 2 giai đoạn

2.6.4. Phương pháp thực hiện.
Colostrum sau khi đồng hóa được đưa vào vòi phun trở thành những hạt nhỏ li ti trong
buồng sấy, đồng thời không khí nóng cũng được đưa vào. Thời gian tiếp xúc giữa sữa và
không khí nóng rất ngắn nên nhiệt độ sữa không quá cao.
 Giai đoạn 1:
Khoảng 75% lượng không khí nóng với nhiệt độ 270-280
0
C sẽ được đưa vào buồng
sấy chính tại các vị trí xung quanh vòi phun sữa, 25% lượng không khí nóng còn lại với
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

29

nhiệt độ 100-150
0
C sẽ đi qua lưới phân bố và tỏa đều xuống bên dưới từ trần buồng sấy.
Các hạt sữa sẽ được hình thành trong buồng sấy với độ ẩm dao động từ 6-14% và rơi
xuống băng tải đặt bên dưới. Độ ẩm của không khí trong buồng sấy ảnh hưởng quyết định
đến cấu trúc và kích thước hạt sữa thành phẩm. nếu độ ẩm không khí trong buồng sấy quá
thấp, các hạt sữa có kích thước rất nhỏ và trở nên rời rạt do chúng không thể kết dính lại
với nhau. Ngược lại nếu độ ẩm quá cao, hiện tượng kết dính các hạt sữa xảy ra mạnh mẽ
làm tăng kích thước của chúng. Kết quả là sữa bột không đạt độ mịn, độ đồng nhất về
kích thước và cấu trúc của hạt.
 Giai đoạn 2:
Băng tải vận chuyển sữa bột từ buồng sấy chính qua buồng sấy phụ. Tốc độ chuyển
động của băng tải là 1m/ph. Khi đó dòng tác nhân sấy trên đường thoát ra khỏi thiết bị ở
cửa đáy sẽ đi xuyên qua lớp sữa bột trên băng tải và tách thêm một lượng ẩm nửa trong
các hạt sữa. Độ ẩm sữa bột giảm xuống còn 3-10%. Tại buồng sấy phụ người ta đưa
không khí nóng vào với nhiệt độ 110-140
0

C. Dòng tác nhân sấy này sẽ đi xuyên qua lớp
sữa bột trên băng tải rồi thoát ra ngoài dưới đấy buồng. nhiệt độ khí thoát 74-76
0
C.
Sau cùng băng tải sẽ đưa sữa bột vào buồng làm nguội. Người ta dùng tác nhân làm
nguội là không khí đã qua tách ẩm có nhiệt độ từ 15-20
0
C. Dòng tác nhân làm nguội cũng
sẽ được thổi xuyên qua lớp sữa bột trên băng tải rồi theo cửa thoát bên dưới để ra ngoài.
Trung bình có khoảng 5% lượng sữa bột thoát ra theo dòng khí thải, chúng sẽ được thu
hồi nhờ hệ thống cyclon. Người ta cũng bớ trí bộ phận thu hồi nhiệt từ khí thải để tiết
kiệm năng lượng cho qua trình sấy.
Với hệ thống này, độ ẩm bột sản phẩm từ buồng sấy phun được hiểu chỉnh cao hơn 2
– 5% so với giá trị độ ẩm cuối cùng. Phần ẩm còn lại cần tách sẽ được bốc hơi tiếp trong
thiết bị sấy tầng sôi.
Mặc dù giai đoạn sấy tầng sôi cũng tiêu tốn một năng lượng nhất định, tuy nhiên hệ
thống sấy phun hai giai đoạn giúp tiết kiệm được trung bình 10% so với máy sấy phun
một giai đoạn.
Đề tài: Colostrum từ bò, dê, cừu GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn

30


Hình 2.10: Mô hình hệ thống sấy phun 2 giai đoạn
Cấu tạo thiết bị sấy phun 2 giai đoạn.
 Cơ cấu phun:.
Chọn cơ cấu phun bằng khí động, còn được gọi là cơ cấu phun hai dòng.
Mẫu nguyên liệu được bơm vào đầu phun theo ống trung tâm. Tác nhân sẽ theo ống ở
phần biên đầu phun đi vào buồng sấy. Trong trường hợp này góc phun dao động từ 20 –
600 phụ thuộc vào cấu tạo của đầu phun.

Ưu điểm của cơ cấu phun bằng khí động là có thể sử dụng cho các mẫu dạng huyền
phù hoặc các mẫu có độ nhớt cao (Colostrum đã cô đặc). Năng suất hoạt động của đầu
phun bằng khí động có thể lên đến 1000kg nguyên liệu/h. Tuy nhiên, đầu phun khí động
tiêu tốn nhiều năng lượng.
 Buồng sấy :
Buồng sấy là nơi hòa trộn mẫu sấy (dạng sương mù) và tác nhân sấy (không khí nóng).
Buồng sấy phun có thể có nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là buồng sấy
hình trụ đứng, đáy côn. Kích thước buồng sấy (chiều cao, đường kính ) được thiết kế
phụ thuộc vào kích thước các hạt lỏng và quỹ đạo chuyển động của chúng tức phụ thuộc
vào cơ cấu phun sương sử dụng.
Dựa vào hướng chuyển động của dòng nguyên liệu và tác nhân sấy trong buồng sấy,
ta có 3 trường hợp sau đây:
 Dòng nguyên liệu và tác nhân sấy chuyển động cùng chiều.
 Dòng nguyên liệu và tác nhân sấy chuyển động ngược chiều. (*)
 Dạng hỗn hợp.
Trong trường hợp sấy Colostrum, sử dụng trường hợp (*) : Đầu phun nguyên liệu
được bố trí trên đỉnh buồng sấy và các giọt lỏng sẽ chuyển động theo chiều từ trên xuống.
Ngược lại, cửa vào của tác nhân sấy được bố trí ở phần bên dưới thiết bị và không khí
nóng sẽ chuyển động theo chiều từ dưới lên trên. Thông thường, cửa thoát chính cho bột

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×