Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT VÀI KINH NGHIỆM VÀ THỦ THUẬT ĐỂ XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ANH VĂN HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.48 KB, 19 trang )

Trường THCS Ngô Gia Tự
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VÀ THỦ THUẬT ĐỂ
XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ANH VĂN
HIỆU QUẢ.
**********
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong
tất cả các lĩnh vực, thì việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào lĩnh
vực giáo dục như một phần tất yếu của cuộc sống. Sự thành công mà CNTT
đã mang lại trong công tác quản lý giáo dục, hay một số nơi đã đưa tin học
vào giảng dạy, học tập bước đầu đã được khẳng định rõ nét. Nói cách khác,
đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội
dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học
tập”. Ngược lại, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
Hơn thế nữa, qua khảo sát thực tế cho thấy nếu giáo viên biết ứng
dụng CNTT để đưa vào các bài giảng bằng giáo án điện tử một cách linh
hoạt và phong phú thì sẽ giúp cho hs và giáo viên mở rộng kiến thức, tạo
niềm say mê lao động và học tập đem đến kết quả cao hơn so với những tiết
học truyền thống bình thường. Đặc biệt đối với bộ môn Anh văn cần nhiều
âm thanh, tranh ảnh minh họa thì việc soạn giảng bằng giáo án điện tử sẽ
giúp cho giáo viên không cần thiết phải mang nhiều đồ dùng dạy học khi lên
lớp như tranh ảnh, bảng phụ, máy casstte….mà tất cả các thứ đó giờ chỉ là
“3 trong 1”.
Song, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong
giáo dục ở các trường trong nước ta còn rất hạn chế. Đặc biệt với một tỉnh
Tây Nguyên còn nghèo như Gia Lai thì việc áp dụng CNTT vào giảng dạy
mà cụ thể là giảng dạy bằng giáo án điện tử thì còn rất ít, mang tính hình
thức chỉ phổ biến ở các tiết thao giảng…một phần do còn thiếu cơ sở vật
chất, thiếu sự đam mê học hỏi và nhiệt tình, thiếu đội ngũ giáo viên có
chuyên môn Tin học, từ đó việc quan tâm đầu tư tập huấn trong trường cũng


không nhiều, bên cạnh đó phần nào do nhận thức của giáo viên còn hạn chế.
Chẳng hạn, một số giáo viên còn chưa định nghĩa đúng thế nào là giáo
án điện tử? Xây dựng một giáo án điện tử cần có những yếu tố nào? Giáo
viên phải hiểu biết ở mức độ nào về Tin học thì mới có thể tự làm một giáo
án điện tử? Đưa vào từng bài giảng ra sao? Áp dụng cho từng đối tượng
nào? Thuận lợi và khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thiết kế một bài
Nguyễn Thị Thành – Năm học 2008-2009
1
Trường THCS Ngô Gia Tự
giảng điện tử là gì? Sự phối hợp của học sinh trong quá trình xây dựng bài
giảng có giúp gì cho giáo viên và học sinh không? Hiệu quả mang lại so với
một tiết học thông thường là bao nhiêu? …Và cũng chính từ những boăn
khoăn này mà không ít giáo viên còn ngần ngại, chưa một lần dám thử sức
với giáo án điện tử cho dù cơ sở vật chất ở các trường thành phố đã có thể
đáp ứng được nhu cầu ấy.
Vậy làm thế nào để đưa CNTT thật sự đi vào các trường học thông
qua các bài giảng bằng giáo án điện tử đạt hiệu quả? Biến nó như một “món
ăn hàng ngày có đầy đủ dưỡng chất và gia vị” giúp bồi bổ cho những “mầm
xanh tương lai của đất nước” luôn khỏe mạnh, vui tươi và tích cực trong mái
trường thân thiện? Hay vì sợ những khó khăn trước mắt mà chỉ cần áp dụng
phương pháp truyền thống như bấy lâu nay cũng mang lại hiệu quả nhất
định? …Nếu vậy, điều đó chẳng khác nào chúng ta phủ nhận lại tất cả những
gì mà CNTT mang lại ?!?
Vậy nên, không cách nào khác là chúng ta phải nỗ lực tự học tập và
bồi dưỡng chuyên môn của mình để phần nào đáp ứng với nhu cầu hiện nay
như Goethe đã nói: “Hãy tự dạy mình trước rồi hãy dạy người khác.”
Do vậy bản thân là một trong những người đã mạnh dạn áp dụng
CNTT trong quá trình soạn giảng hai năm nay, cụ thể là áp dụng dạy bằng
giáo án điện tử đối với bộ môn Tiếng Anh tại Trường THCS đã mang lại
nhiều thành công hơn mong đợi. Vì thế, trong giới hạn đề tài tôi xin đưa ra

một vài kinh nghiệm, thủ thuật và giải pháp khắc phục những khó khăn
thường gặp mà tôi đã đúc kết trong quá trình soạn giảng bằng Power Point
để mong được chia sẽ cùng quí thầy cô cũng như nhận được sự đóng góp quí
báu của các đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm hơn để tôi ngày càng hoàn thiện
và giúp cho các em hs của mình ngày có nhiều bài học sinh động hơn, hiệu
quả hơn. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm và thủ
thuật để xây dựng giáo án điện tử bộ môn Anh Văn hiệu quả”.
Nguyễn Thị Thành – Năm học 2008-2009
2
Trường THCS Ngô Gia Tự
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lý luận và thực tiễn
*/ Quan điểm của Đảng và Nhà Nước
Ứng dụng CNTT vào cuộc sống đã được đề cập rất lâu và rất cụ thể
trong Chỉ thị 58 như: "Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp
phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc
đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế .”.
Đối với ngành giáo dục, Chỉ thị 29 nêu rõ : "Ứng dụng và phát triển CNTT
trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí
giáo dục" . Hay “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả
các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công
cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Chỉ thị
08/2003 của Bộ bưu chính viễn thông, ngày 02/06/2003 : "Đưa Internet đến
tất cả các trường đại học, cao đẳng, THCN, THPT trên phạm vi cả nước và
kết nối tới các trường THCS và TH ở những nơi có điều kiện". Đặc biệt trong
năm học này, năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục
giai đoạn 2008-2012. Năm học được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng

dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
Song, để thực hiện mục tiêu trên được hiệu quả thì điều tối thiểu là
mỗi trường phải có ít nhất một bộ máy tính và một chiếc máy chiếu
(projector), một phòng học âm thanh hay một phòng học phải được trang trí
phù hợp để học bằng máy chiếu hiệu quả. Nhưng phần lớn, máy tính và máy
chiếu tối thiểu thì có nhưng để có một phòng học nghe-nhìn hiệu quả thì đa
số các trường chưa trang bị được do thiếu cơ sở vật chất. Hầu hết các giáo
viên đều tự xoay sở trong các phòng học ở lớp chật hẹp hay phòng hội
trường rộng lớn có nhiều ánh sáng chiếu vào…
Vì thế để có thể ứng dụng CNTT thành công nhất, mỗi giáo viên
chúng ta không còn ngần ngại hay sợ sệt gì mà thay vào đó là tự học hỏi, tìm
tòi, sáng tạo để có thể làm sao ứng dụng CNTT thật nhanh và hiệu quả vào
trong từng đơn vị bài học có chất lượng. Từ đó phần nào đáp ứng được nhu
cầu hiện nay cũng như góp phần xây dựng hoàn thiện chủ đề mà Bộ giáo dục
và đào tạo đã phát động.
2/ Thực trạng vấn đề
Mặc dù đã hiểu rõ hiệu quả mà CNTT mang lại cũng như các chỉ thị
của Bộ giáo dục và đào tạo nhưng phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo
án điện tử vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực
Nguyễn Thị Thành – Năm học 2008-2009
3
Trường THCS Ngô Gia Tự
hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên
các slide trong các giờ học là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ
đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị
mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ
phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với
phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 50%, trong khi hiệu quả
của phương pháp multêmedia (nhìn - nghe) lên đến 90%. Việc sử dụng

phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để
tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách
dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo
phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công
việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư
liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một GAĐT tốt, từng cá
nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc như tự đi tìm hình ảnh
minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường
đưa ra để tránh né việc thực hiện dạy bằng CNTT.
Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi
có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang
tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông.
Mục đích sử dụng máy tính, máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ
được áp dụng trong các tình huống này.
3/ Yêu cầu cần thiết để làm giáo án điện tử
Mặc dù giáo án điện tử (GAĐT) chưa được các trường học đón nhận
rộng rãi, chưa thực sự phổ biến, nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí
học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải
chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ
cần “click” chuột? Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả
thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài
mới này. Cụ thể, người thầy cần phải:
- Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint hoặc Violet.
- Biết cách truy cập Internet.
- Có khả năng sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh
động, cắt các file âm thanh như SWF Text 1.4, Convert media,
Sothink SWF Quicker….

- Biết cách sử dụng projector.
Nguyễn Thị Thành – Năm học 2008-2009
4
Trường THCS Ngô Gia Tự
Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng CNTT
vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời
là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác
nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu
cầu trên thì thật tuyệt vời.
Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng
xem nếu một người không có khái niệm gì về CNTT liệu họ có bật máy tính
lên và chọn cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài
liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi
khác hay xoá một tài liệu nào đó khi không còn dùng?... Nghĩa là dù ít hay
nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình.
Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày
lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày
trên màn chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint
hay phần mềm Violet (trong giới hạn đề tài tôi chỉ đề cập đến phần mềm
thông dụng nhất vẫn là Power point). Đây là một phần mềm nằm trong bộ
MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở
mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc,
font chữ, tôi thiết nghĩ rằng giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên
nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint
cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Tôi
xin đưa ra một số ví dụ khi dạy Tiếng anh đối với hs khối 8 như sau:
Ví dụ khi tổ chức một hoạt động Warm up trước khi bắt đầu một bài
học mới, thay vì với phấn trắng bảng đen và một vài gợi ý giáo viên yêu cầu
hs đoán ra từ cần tìm trong trò chơi Hang man hoặc Shark atttacked. Nhưng
số lượng hs tham gia rất ít và không hào hứng. Cũng trò chơi ấy với giáo án

điện tử tôi thiết kế như một trò chơi Chiếc nón kỳ diệu trên truyền hình. Với
hình ảnh và âm thanh sôi động, hầu như tất cả hs đều chăm chú và tham gia
vào hoạt động một cách hiệu quả. Cụ thể ví dụ trong tiết Read-Unit 5-
English 8 khi Warm up với từ Vocabulary chẳng hạn.
Nguyễn Thị Thành – Năm học 2008-2009
5
Trường THCS Ngô Gia Tự
Đây là một trong những hoạt động vui và giúp ôn lại từ mà một số em
như: Nguyễn Thế Quyền, Nguyễn Thanh Vương, Đặng Thái Phận… hs cá
biệt của lớp 8.6 rất thích và bộc bạch. Các em cho rằng sợ “Chú cá” kia “ăn
thịt” khi chưa tìm ra từ đúng quá nên các em rất cố gắng để suy nghĩ cùng
các bạn. (thông thường trên bảng đen không thú vị như thế nên các hs cá biệt
như em ít quan tâm).
Thứ ba, ngoài những nội dung trên, hình ảnh minh họa được đưa vào
bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách
thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí
học tập, giảng dạy mới mẻ.Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh
của các đối tượng (văn bản, hình ảnh...) được thiết lập có thứ tự. Có thể dòng
chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ
dưới lên, khi từ trên rơi xuống...chẳng hạn trong giờ học Tiếng Anh khi khơi
gợi một bài học với chủ đề mới, hoặc dạy từ mới, giáo viên cho học sinh
xem hình ảnh để đoán ngữ cảnh hoặc từ mới trước, sau đó mới hiển thị kết
quả trên màn hình, như thế vừa tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên
bảng, vừa hạn chế mang nhiều tranh ảnh và bảng phụ, đồng thời tăng khả
năng tư duy cuả học sinh.
Ví dụ tôi đã áp dụng để giới thiệu bài: The lost shoe-Unit 4-Read-E.8
Hay ví dụ khi tôi dạy từ vựng cũng vậy. Không cần giáo viên phải gợi
ý hay giải thích dài dòng, tôi chỉ cần cho các em xem một hình ảnh động
“con trâu đang gặm cỏ” một cách trực quan và sinh động vì vậy các em cho
Nguyễn Thị Thành – Năm học 2008-2009

6
Bức ảnh xuất
hiện đầu tiên
để các em
đoán nội
dung sắp
học. Sau đó
gv mới giới
thiệu từng
phần một
bằng cách
cho chử chạy
lần lượt xuất
hiện theo.
Trường THCS Ngô Gia Tự
dù có yếu kém mức độ nào các em cũng có thể nói ra hoạt động của con
trâu. (Dạy từ vựng trong Unit4-Write-English8)
Một ví dụ khác cho thấy giáo viên sử dụng giáo án điện tử rất tiện lợi
khi củng cố bài hoặc làm bài tập như thay vì phải chuẩn bị bảng phụ để làm
bài tập Gap Fill hay True/False sau khi đọc bài, giờ đây giáo viên thiết kế
trên các slide một cách đơn giản, gọn nhẹ. Mọi thứ giờ chỉ là “3 trong 1”.
Mặc khác với một chút âm thanh hs cảm thấy rất phấn khởi nếu trả lời đúng
thì được kèm theo tiếng vỗ tay, nếu trả lời sai thì một âm thanh hài hước
khác…Như vậy có sai các em cũng vui cười thoải mái. Cụ thể như trong tiết
Read-Bài 4-Tiếng Anh 8:
Nguyễn Thị Thành – Năm học 2008-2009
7

×