Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐA DẠNG HÓA CÁC BÀI TRONG NỘI DUNG KIỂM TRA TIẾNG ANH đối với sinh viên không chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 5 trang )

ĐA DẠNG HÓA CÁC BÀI TRONG NỘI DUNG KIỂM TRA TIẾNG ANH
ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN
Ths. Phạm Thị Thu Hương
I. Đặt vấn đề
Công tác kiểm tra đánh giá đóng một vai trò quan trọng trong công tác đào tạo của
nhà trường . Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy của
giảng viên và hoạt động học của sinh viên cho phù hợp. Do đó đòi hỏi công tác
kiểm tra đánh giá cần phải đảm bảo tính chính xác, công bằng và khách quan. Theo
Davies, P (2000: 171) đánh giá và kiểm tra là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau
trong đó đánh giá là một khái niệm rộng hơn kiểm tra. Bạn có thể đánh giá quá trình
dạy, đánh giá tài liệu, thậm chí đánh giá cả kiểm tra cũng như là quá trình học.
Một bài kiểm tra thông thường được thiết kế cho mục đích cụ thể bao gồm một bài
tập hay nhiều phần có mục tiêu cụ thể trong khi đánh giá có thể mang tính tự phát
và rất linh hoạt bao gồm các bài kiểm tra hoặc một số các hoạt động khác như quá
trình tham gia bài giảng, bài kiểm tra định kỳ, bài tập về nhà hoặc các bài tập lớn.
Học là một quá trình. Do đó giảng viên phải làm thế nào để đánh giá và kiểm tra cả
một quá trình học của người học một cách liên tục nhưng bảo đảm được độ chính
xác và khách quan. Trong phạm vi bài viết này, người viết tập trung vào vấn đề đa
dạng hóa các dạng bài trong nội dung đề thi kiểm tra đảm bảo yêu cầu, phù hợp với
trình độ học sinh trong khối lượng kiến thức của học phần.
II. Yêu cầu về nội dung đề thi
Theo quy định về công tác kiểm tra - đánh giá của Trường Đại học Hùng Vương
nội dung đề thi phải đảm bảo ba tiêu chí:
- Đề thi phải phân loại, đánh giá được năng lực, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo
của người học
- Nội dung của đề thi phải mang tính tổng hợp, bám sát và bao quát kiến thức,
chương trình môn học đã được công bố. Lời văn, câu chữ, số liệu, công thức, các
biểu mẫu, hình ảnh, sơ đồ phải chính xác, rõ ràng; các thuật ngữ phải đảm bảo tính
khoa học, chính xác, thống nhất và được sử dụng trong giáo trình chính thức của
Trường, không có sai sót. Đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực
của thí sinh và phù hợp thời gian thi .


- Đề thi được sử dụng tài liệu chỉ áp dụng khi mục tiêu là kiểm tra, đánh giá đo
lường khả năng hiểu, vận dụng kiến thức và không có câu hỏi chỉ thuần túy đo
lường khả năng nhớ kiến thức đã học của học sinh.
Theo J. B Heaton(1989:9) một bài kiểm tra ngôn ngữ có thể bao gồm những nội
dung sau
- Ngữ pháp và cách dùng
- Từ vựng (liên quan đến nghĩa từ, cấu tạo từ và sự kết hợp)
- Ngữ âm (liên quan đến âm vị, trọng âm và ngữ điệu)
- Đọc hiểu (liên quan các kỹ năng đọc: đọc lướt để tìm ý chính hoặc tìm các thông
tin chi tiết)
- Viết (liên quan đến kỹ năng viết về một chủ đề)
Đối với sinh viên không chuyên Anh ở trường đại học Hùng Vương, căn cứ vào
mục tiêu của chương trình môn học, sinh viên sẽ được kiểm tra đánh giá theo năm
nội dung chính, đó là: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu và viết. Dù ở bất cứ cấp
độ nào công cụ mà sinh viên cần để nói tiếng Anh một cách tự tin đó là ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp. Trong bốn kỹ năng cần có khi học bất cứ ngoại ngữ nào thì mới
chỉ có đọc hiểu và viết được kiểm tra trong nội dung bài thi.
III. Dạng bài trong nội dung kiểm tra
1. Ngữ âm
Phần kiểm tra ngữ âm với mục đích đánh giá các tiểu kỹ năng sau: kỹ năng nhận ra
và phát âm các âm quan trọng, đối chiếu âm, khả năng nhận ra và sử dụng loại trọng
âm, khả năng nghe thấy và tạo ra âm điệu hoặc ngữ điệu của ngôn ngữ.
Có thể thiết kế các dạng bài tập tìm từ có cách phát âm các phần được gạch chân
khác với các từ còn lại, đánh dấu trọng âm từ hoặc câu, xác định ngữ điệu của các
câu.
2. Từ vựng
Phần kiểm tra về từ vựng đo lường kiến thức về nghĩa của một số từ cụ thể cũng
như cấu trúc và sự kết hợp của từ đó tạo nên. Phần này có thể kiểm tra lượng từ
vựng chủ động (từ được sử dụng trong nói và viết) hoặc từ bị động (từ mà họ có
thể nhận ra khi họ nghe hoặc đọc). Rõ ràng là với mục tiêu này thì dạng bài được sử

dụng là chọn từ đúng là rất quan trọng
Ví dụ: Khoanh tròn vào chữ cái thích hợp để hoàn thành câu sau
Did you that book from the school library?
A. beg B. borow C. hire D. lend E. ask
Một loại hình kiểm tra từ vựng khác là sinh viên được yêu cầu đọc một đoạn văn và
phải thay thế các từ đã cho ở dưới đoạn văn bằng các từ tương đương trong đoạn
văn.
Có rất nhiều dạng bài để kiểm tra từ vựng của sinh viên phù hợp với trình độ của
họ. Cùng một dạng bài trắc nghiệm nhưng có thể thiết kế các dạng thức khác nhau:
chọn từ có nghĩa gần giống với từ in nghiêng trong câu cho sẵn hoặc chọn từ thích
hợp để hoàn thành câu (như ví dụ trên).
Ngoài ra có thể có các dạng thức như nhận dạng các từ không thuộc nhóm, chọn từ
không cùng một chủ đề trong một loạt từ hoặc dạng bài ghép nối .
3. Ngữ pháp
Phần kiểm tra này đo lường khả năng nhận ra các cấu trúc ngữ pháp thích hợp và sử
dụng các cấu trúc.
Ví dụ: Hoàn thành các câu dưới đây bằng cách lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn
Although it (1) quite warm now, (2) will change later today. By tomorrow
morning, it (3) much colder and there may even a little snow.
(1)A. seems B. will seem C. seemed D. had seemed
(2)A. weather B. the weather C. a weather D. some weather
(3)A. is B. will go to be C. is going to be D. would be
Đây là dạng bài trắc nghiệm bởi vì sinh viên được yêu cầu chọn một đáp án trong số
các lựa chọn. Dạng bài tập trắc nghiệm là loại bài thường xuất hiện trong phần kiểm
tra ngữ pháp nhất bởi lượng kiến thức ở phần này là tương đối nhiều.
Tuy nhiên không phải tất cả các bài kiểm tra về ngữ pháp đều là trắc nghiệm. Có
thể là loại bài yêu cầu sinh viên phải tự viết câu trả lời như ví dụ sau đây
Ví dụ: Hoàn thành các câu sau
A: does Victor Luo ?
B: I think his flat is on the outskirts of Kuala Lumpur.

Ngoài ra, có rất nhiều dạng bài có thể thiết kế để kiểm tra nội dung ngữ pháp như
tìm và sửa lỗi, sắp xếp lại trật tự, ghép cặp và nối, viết lại câu đảm bảo nghĩa không
thay đổi. Với mỗi dạng thức này có thể thiết kế nhiều dạng bài tập khác nhau.
4. Đọc hiểu
Phần này kiểm tra các kỹ năng đọc của sinh viên như đọc lướt để tìm ý chính hoặc
đọc để tìm thông tin chi tiết hoặc đoán từ/cụm từ qua ngữ cảnh. Bao gồm các dạng
bài:
- Trả lời các câu hỏi theo nội dung bài đọc
- Dạng bài đúng/ sai: là dạng bài được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra đọc hiểu.
- Dạng bài trắc nghiệm
- Sắp xếp lại trật tự câu theo nội dung bài đọc
- Ghép nối: sinh viên đọc một đoạn văn mô tả một hình ảnh hoặc một mô hình, sau
đó phải tìm bức tranh mô tả nội dung đọc đó.
- Điền trống: Cho một đoạn văn sau đó yêu cầu sinh viên tìm một từ thích hợp điền
vào. Hoặc cho một số lựa chọn để sinh viên tự chọn từ thích hợp.
5. Viết
Phần này kiểm tra khả năng sử dụng vốn từ và cấu trúc đã học để tự viết về một chủ
đề đã học trong chương trình. Sinh viên có thể viết được một lời nhắn, một lá thư
hoặc một đoạn văn.
Đối với nội dung này, giáo viên có thể thiết kế theo hai dạng chính:
- Viết tự do: Cho một chủ đề và sinh viên viết theo chủ đề đó (một lời nhắn, một lá
thư hoặc một đoạn văn)
- Viết có kiểm soát: Giáo viên yêu cầu viết theo định hướng, chẳng hạn trong lời
nhắn, lá thư hoặc đoạn văn phải có câu đầu hay đoạn đầu nói về nội dung gì để có
thể kiểm soát được nội dung bài viết. Giáo viên cũng có thể cho một đoạn văn mẫu
sau đó yêu cầu sinh viên viết một đoạn văn có sử dụng các gợi ý, hoặc sử dụng các
gợi ý và hoàn thành đoạnvăn
III. Kết luận
1. Một số gợi ý trong quá trình thiết kế bài kiểm tra
- Trước khi thiết kế bài kiểm tra, giáo viên phải tổng hợp những kiến thức đã học

của học phần và xem xét những phần nào sẽ kiểm tra sinh viên.
- Phải cân đối lượng kiến thức cũng như trọng số điểm của từng phần bởi nếu quá
nhiều điểm ở phần này sẽ khiến học sinh học lệch, học không đều.
- Đa dạng hóa các nội dung kiểm tra cho từng phần, có những dạng bài nào để kiểm
tra và xem xét mức độ khó dễ của từng dạng bài để cân đối mức điểm ở các đề kiểm
tra khác nhau.
- Tránh tạo những 'cái bẫy' để 'lừa' học sinh lựa chọn những đáp án sai hoặc kiểm
tra những kiến thức (từ vựng hoặc ngữ pháp) chưa bao giờ dạy. Điều này có vẻ phù
hợp với mục tiêu phân loại học sinh và thường áp dụng cho sinh viên khá giỏi.
Chúng ta nên thiết kế những nội dung kiểm tra để tìm ra xem học sinh biết gì sau
quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
2. Kết luận
Công tác kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục. Với một lượng kiến thức của mỗi học phần và với yêu cầu kiểm tra những kiến
thức học trong chương trình và để đáp ứng số lượng đề cho ngân hàng đề thi của
nhà trường , việc đa dạng hóa các nội dung thi cho mỗi phần thi là cần thiết và hiệu
quả. Nó giúp cho người dạy phải đa dạng hóa các hoạt động dạy đồng thời đòi hỏi
người học cũng phải tích cực hơn trong quá trình học. Hơn nữa, nội dung kiểm tra
cũng phong phú hơn và bớt sự đơn điệu.
Cuối cùng, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp)
và kết hợp các hình thức kiểm tra một cách linh hoạt có thể giúp cho giáo viên đánh
giá học sinh một cách chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Clive,Ox et al. 1997. New English File (Pre - intermediate Teacher's book). Oxford
University Press
Davies, P . 2000. Success in English Teaching. Oxford University Press
Hedge, T. (2000). Teaching and Learning in the Language Classroom. Oxford:
Oxford University Press
J. B Heaton. 1989. Writing English Language Test. Longman
Ur, P. (1996). A Course in Language Teaching. Cambridge: Cambridge University

Press.

×