Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.56 KB, 5 trang )

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN NGÀNH ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC


TÓM TẮT
Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới
kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm
tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao
năng lực sáng tạo trong học tập. Trong khuôn khổ bài viêt này chúng tôi đã đề cập đến một số vấn
đề như: vai trò của phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên, phân tích
được thực trạng đổi mới kiểm tra đánh giá sinh viên theo cách tiếp cận năng lực ở ngành Địa lí.
Ngoài ra bài viết còn đưa ra được một số giải pháp nâng cao phương pháp kiểm tra, đánh giá quá
trình học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực.
1. MỞ ĐẦU
Trong suốt học kì giảng dạy giáo viên có nhiều cơ hội để đánh giá tình hình học tập của
sinh viên, từ đó sử dụng dữ liệu thông tin này để tạo ra những thay đổi có lợi cho việc giảng dạy.
Việc sử dụng đánh giá mang tính chẩn đoán nhằm cung cấp phản hồi cho giáo viên và sinh viên
trong suốt quá trình giảng dạy được gọi là đánh giá quá trình. Dạng đánh giá này được xem là trái
ngược với dạng đánh giá tổng kết, thường diễn ra sau một quá trình giảng dạy và đòi hỏi có những
đánh giá quá trình học tập đã xảy, kết quả thu được từ dạng đánh giá này phát huy tính tích cực
của người học, phù hợp với định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
của người học. Ngoài ra bài viết còn đưa ra được một số giải pháp nâng cao phương pháp kiểm
tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực.
2. NỘI DUNG
2.1. Vai trò của phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh
viên
Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình,
giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn
rất nhiều. Quá trì nh đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nguồn nuôi dưỡng
hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng


sinh viên sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được… Điều
này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi sinh viên trong tương
lai.
Tại sao người ta nói kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc
dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối
cùng của quá trình dạy và học, thì sinh viên chỉ tập trung vào những gì giáo viên ôn và tập trung
vào những trọng tâm giáo viên nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập giáo viên cho trước… Và
như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó.
Khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định
rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem sinh viên có đạt mục tiêu học tập,
giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm gì?
Làm thế nào để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học nếu không có đánh giá
phản hồi từ học sinh?
Cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn: các phản
hồi được xem như một phần của đánh giá quá trình giúp cho người học nhận thức được các lỗ
hổng về kiến thức, hiểu biết hay kỹ năng mà họ đang có so với mục tiêu được mong đợi của họ và
đánh giá quá trình hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu. Thông
tin phản hồi hiệu quả có đặc điểm: Mô tả sinh viên đã làm tốt những gì, chỉ ra những gì cần cải
thiện, cung cấp hướng dẫn cho các bước tiếp theo để cải thiện quá trình học tập. Sinh viên được
cung cấp cơ hội để phản ánh lại giáo viên. Sinh viên học cách đánh giá từ việc giáo viên cung cấp
các thông tin phản hồi và hướng sinh viên định hướng việc học tập cua bản thân. Thông tin phản
hồi được thực hiện sau khi sinh viên đã được hướng dẫn học tập và giúp các em thu thập xử lí các
thông tin để đánh giá.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ
hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, và khả năng vận dụng của người học. Đối với sinh viên, nhân vật
trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát
triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, sinh viên tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để
có phương pháp tự mình thay đổi lại cách học của bản thân. Mục đích và tác dụng của phương
pháp này được xác định như sau:
Xác định kết quả theo mục tiêu đã đề ra: giáo viên thông qua đó có thể biết

được mức độ sinh viên lĩnh hội kiến thức chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với mục tiêu
mình đặt ra trong giảng dạy.
Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của sinh viên: khi giáo viên
biết sinh viên đang tiến triển trong quá trình học như thế nào, và gặp khó khăn ở chỗ nào, giáo
viên có thể sử dụng những thông tin này để điều chỉnh việc giảng dạy cần thiết, chẳng hạn như
dạy lại hay thử các phương pháp khác, hay cung cấp cho sinh viên thêm nhiều cơ hội hơn nữa để
thực hành. Những hoạt động này có thể giúp cho việc học tập của sinh viên thành công, hoàn
thiện hơn.
Giúp cho bản thân người giáo viên trong công tác quản lý và giảng dạy tốt hơn : bản thân
người giáo viên có thể đút rút kinh nghiệm trong suốt cả quá trình dạy và đánh giá, từ đó điều
chỉnh lại cách dạy của mình để hoàn thiện hơn, giúp sinh viên dễ dàng đạt được các mục tiêu từ
bài học.
2.2. Thực trạng đổi mới kiểm tra đánh giá sinh viên theo cách tiếp cận năng lực ở ngành Địa

Đối với Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng thì
việc cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực luôn được
quan tâm và đề cao, đặc biệt từ khi chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo
theo học chế tín chỉ.
Theo tinh thần đổi mới, từ năm học 2010-2011, Bộ môn Địa lí đã thực hiện bước đầu
bằng việc đa dạng hóa hình thức thi học phần từ 100% tự luận sang cơ cấu: 70% tự luận, 30% vấn
đáp, thực hành. Và từ kì 2 năm học 2014-2015 chuyển sang cơ cấu: 60% tự luận, 30% vấn đáp,
thực hành và 10% trắc nghiệm. Việc đa dạng hóa hình thức thi nhằm mục đích tăng cường đánh
giá quá trình học và tự học của sinh viên. Tuy nhiên khó khăn trong việc thực hiện đa dạng hóa là
lần đầu áp dụng hình thức trắc nghiệm nên chưa có sự định lượng chính xác về mức độ phù hợp
với ngành nghề cũng như năng lực học sinh.
Một trong những vấn đề khi thực hiện đổi mới là không chỉ đánh giá học sinh qua các kì
thi mà đánh giá cả quá trình học của sinh viên. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì khi đánh giá
được quá trình ta mới có thể đánh giá chính xác năng lực của sinh viên. Vì vậy, ngoài bài thi kết
thúc học phần, bài kiểm tra giữa kì thì điểm kiểm tra thường xuyên cũng có ý nghĩa lớn. Điểm
kiểm tra thường xuyên được giáo viên chú ý từ nội dung đến hình thức bài kiểm tra. Về hình thức

có thể là bài thực hành, có thể là bài tiểu luận, có thể là bài tập thảo luận nhóm, có thể là báo cáo
bằng phương tiện hiện đại Dù là dưới hình thức nào thì giáo viên trong bộ môn đã có cố gắng
nhất định nhằm giúp sinh viên vừa có khả năng tự nghiên cứu, học tập độc lập, vừa có khả năng
làm việc hợp tác theo nhóm. Đồng thời giáo viên cũng cố gắng rèn luyện kĩ năng báo cáo, thuyết
trình và kĩ năng làm việc với các phương tiện, công nghệ hiện đại cho sinh viên. Sinh viên ngành
Địa lí ngoài việc sử dụng thành thạo tin học văn phòng còn có kĩ năng làm việc với các phần mềm
hỗ trợ như GIS, IMindMap, Violet, Encarta,
Tuy nhiên trong quá trình đổi mới, giáo viên cũng còn gặp nhiều khó khăn. Chúng ta vẫn
quen lối đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo lối truyền thống là kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Tuy nhiên, hiện nay trong chuẩn đầu ra đã công bố thì sinh viên khi ra trường phải có đầy đủ 8
phẩm chất năng lực:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức
- Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục
- Năng lực giáo dục
- Năng lực dạy học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực đánh giá trong giáo dục
- Năng lực hoạt động xã hội
- Năng lực phát triển nghề nghiệp
Hiện nay, các giảng viên trong bộ môn đang từng bước chuyển sang đánh giá năng lực
sinh viên theo 8 tiêu chí trên.
Tuy nhiên do đội ngũ giảng viên đa số còn trẻ, đang trong quá trình nâng cao trình độ nên
khi đổi mới, nâng cao kiểm tra đánh giá sinh viên theo cách tiếp cận năng lực chưa thực sự hiệu
quả.
2.3. Giải pháp nâng cao phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên
theo hướng tiếp cận năng lực
Để nâng cao phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên theo hướng
tiếp cận năng lực, Bộ môn Địa lí đang từng bước thực hiện như tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên
môn cho tất cả các giảng viên, thảo luận các phương pháp giảng dạy phù hợp:
- Phương pháp đánh giá sinh viên thông qua thuyết trình theo nhóm

- Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả và thảo luận lớp học
- Phương pháp cho bài kiểm tra và bài tập về nhà nhằm nâng cao năng lực tự học của sinh
viên
- Phương pháp đối thoại trong lớp học
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp viết tiểu luận
- Đánh giá hồ sơ dạy học.
Đồng thời nâng cao chất lượng đề thi học phần, cách thức đánh giá quá trình học của sinh
viên, đảm bảo quy trình khép kín khi duyệt đề thi. Bên cạnh đó khuyến khích tư duy sáng tạo của
sinh viên qua từng bài giảng, tăng cường các hình thức học ngoại khóa, thảo luận, học tập theo
nhóm, tăng cường khả năng báo cáo, thuyết trình, khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Ngoài ra Bộ môn được đề nghị bổ sung hình thức làm bài tập lớn thay thi, cộng điểm vào kết quả
học tập cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nhằm khuyến khích sinh viên tham gia.
3. KẾT LUẬN
Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên, giáo viên và đặc biệt
là đối với cán bộ quản lí. Để chất lượng giáo dục ngày càng đi lên, bản thân mỗi giảng viên phải
tự tìm ra cho mình một phương pháp đánh giá tích cực và phù hợp với thực tiễn, từ đó đưa ra
được kết quả chính xác, giúp sinh viên tự tin trong học tập. Với phương pháp đánh giá kiểm tra
quá trình, có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của khâu đổi mới kiểm tra đánh giá trong
quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Angelo and Cross, Classroom Assessment Techniques: A Handbook for College Teachers,
1993.
2. Herman, Aschbacher, and Winters, A Practical Guide to Alternative Assessment, 1992.
3. PGS.TS.Lê Đức Ngọc, Bài giảng kiểm tra đánh giá trong giáo dục, năm 2005.
4. Trần Thị Tuyết Oanh, Tăng cường năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
NXB giáo dục Việt Nam, năm 2002.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, năm 2014.

×