Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án Lịch sử 12 bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.85 KB, 6 trang )

Bài 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI MIỀN BẮC
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Có những hiểu biết về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, nhiệm vụ của cách mạng miền
Nam sau Hiệp định Pari năm 1973 nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; về ý nghĩa lịch sự và nguyên nhân thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc,tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, niềm tự hào dân
tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giávề âm mưu, thủ đoạn của địch sau Hiệp
định Pari năm 1973 về Việt Nam; điều kiện và thời cơ sau khi Mĩ rút hết quân về nước; chủ
trương, kế hoạch đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Tinh thần chiến đấu, ý chí thống nhất Tổ quốc; ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Ảnh, lược đồ trong SGK.
- Tài liệu tham khảo trong SGV.
- Tham khảo thêm Đại cương Lịch sử Viết Nam, Tập III
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: - So sánh âm mưu và thủ đoạn giữa chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược
Việt Nam hóa chiến tranh?
- Hoàn cảnh, nội dung của Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
2. Bài mới: Đặt câu hỏi: Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, cách mạng từng miền
Bắc – Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
3. Tiến trình tổ chức dạy-học.
Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần nắm


Hoạt động: Cả lớp và cá nhân.
Ở mục này yêu cầu theo dõi SGK, GV khái quát
một số ý chính sau:
+ Âm mưu của Mỹ – Nguỵ:
- Mỹ tiếp tục viện trợ QS, KT cho SG.
- Tiến hành chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ”,
mở nhiều cuộc hành quân nhằm bình định và
lấn chiếm vùng giải phóng.
+ Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam:
- Tháng 7/1973 BCH TW Đảng họp hội nghị
lần thứ 21: Tiếp tục cách mạng DTDCND bằng
bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến
công trên cả 3 mặt trận:qs,ct,ng.
+ Kết quả: - Từ 12/2/1974 – 6/1/1975 thắng lợi
trong chiến dịch đường 14 giải phóng Phước
Long.
- Dấu hiệu sự suy yếu của quân đội Sài Gòn.
+ Chính trị, ngoại giao:
- Tố cáo Mỹ – Nguỵ vi phạm Hiệp định.
I. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ – XÃ HỘI, RA SỨC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM
(Không dạy)
II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH
ĐỊNH – LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN
TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN
- 7/1973, BCH TW Đảng họp hội nghị lần thứ 21:
Tiếp tục cách mạng DTDCND bằng bạo lực cách mạng,
nắm vững chiến lược tiến công trên cả 3 mặt trận: Quân
sự, chính trị, ngoại giao.
- Cuối 1974 đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự,

trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ,
giành thắng lợi vang dội ở Phước Long (6-1-1975).
- Chiến thắng Phước Long thấy rõ sự lớn mạnh của ta và
khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu bất lực của quân đội
Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế.
III. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM,
GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC
1- Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam
Cuối 1974 đầu 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề
ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm
1975 – 1976, nhưng nhấn mạnh “cả 1975 là thời cơ” và
- Đòi thi hành các quyền tự do dân chủ.
-Ở các vùng giải phóng: khôi phục sản xuất,
tăng nguồn dự trữ chiến lược.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân.
GV khái quát chủ trương chiến lược của trong
kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam thống
nhất đất nước.
Làm rõ tại hội nghị của BCH Trung ương mở
rộng họp từ ngày 18/12/1974-08/01/1975 đã đề
ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong vòng 2
năm (1975-1976). BCT còn dự kiến nếu thời cơ
đến thì giải phóng miền Nam trong năm 1975 .
- Đầu năm 1975 khi thời cơ đến nhanh, Bộ
Chính trị quyết định thực hiện cuộc tổng tiến
công và nổi dậy, thời gian gần 2 tháng, bằng 3
chiến lược lớn.
Hoạt động: Nhóm.
GV dùng lược đồ diễn biến cuộc tổng tiến công
và nổi dậy xuân 1975, yêu cầu HS xác định vị

trí và hướng tấn công chủ yếu của từng chiến
dịch, rồi nêu câu hỏi cho từng nhóm tiến hành
thảo luận.
GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Nhóm 1: Tường thuật diễn biến chính của
chiến dịch Tây Nguyên?
- Nhóm 2: Tường thuật diễn biến chính của
chiến dịch Huế – Đà Nẵng?
- Nhóm 3: Tường thuật diễn biến chính của
chiến dịch Hồ Chí Minh?
“nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải
phóng miền Nam ngay trong năm 1975”.
Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để
đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
2- Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân
1975
a- Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24 3/1975)
4/ 3/1975 ta đánh nghi binh ở Plâyku - Kontum nhằm
thu hút lực lượng địch.
10/ 3/1975 ta bất ngờ đánh Buôn Ma Thuột, đến ngày
11/ 3 ta giành thắng lợi.
12/ 3/1975 đập tan cuộc phản công của địch tại Buôn
Ma Thuột.
14-3-1975, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây
Nguyên về giữ vùng ven biển miền Trung. Trên đường rút
chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt.
Ngày 24/ 3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
Ý nghĩa: Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
của ta từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến
lược trên toàn miền Nam.

b- Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/ 3 đến 29/ 3/1975)
19/ 3/ 1975 ta giải phóng Quảng Trị.
21/ 3/1975, quân ta tấn công Huế và chặn đường rút
chạy của địch.
Ngày 26/ 3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh
Thừa Thiên.
Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào giải
HS các nhóm thảo luận, rồi cử đại diện nhóm
trình bày, nhóm khác bổ sung GV nhận xét và
chốt ý
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân.
GV nêu câu hỏi phát vấn:
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, GV nhận xét và
chốt ý, yêu cầu làm rõ các ý sau:
-Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh
giải phóng dân tộc.
- Mở ra kỷ nguyên mới: Độc lập, thống nhất, đi
lên CNXH.
HS nghe và ghi chép.
Hoạt động: Cả lớp
Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV nhận xét và chốt
ý, yêu cầu làm rõ các ý chính sau:
phóng Tam Kỳ, Chu Lai, Quảng Ngãi.
29/ 3/ 1975 quân ta từ nhiều hướng tiến công Đà Nẵng
và đến 3 giờ chiều cùng ngày thì giải phóng Đà Nẵng.
Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ven biển

miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ,
các đảo biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.
Ý nghĩa: Gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quyền,
đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên
một bước mới với sức mạnh áp đảo.
c- Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/ 4 đến 30/ 4/ 1975)
Sau thăng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà
Nẵng, Bộ chính trị trung ương Đảng quyết định giải phóng
MN trước mùa mưa.
Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ
chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân
ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang – những căn cứ
phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông:
Ngày 16- 4-1975 ta chọc thủng tuyến phòng thủ Phan
Rang.
Ngày 21- 4-1975 giải phóng Xuân Lộc.
17h ngày 26- 4- 1975, quân ta được lệnh nổ súng mở
đầu chiến dịch. 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ
vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh
chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
10 h 45’ ngày 30- 4- 1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến
vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn –
Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
11h 30’ ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên
Nguyên nhân chủ quan:
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự
đúng đắn và sáng tạo, độc lập và tự chủ.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng
lãnh đạo, truyền thống đó được phát huy cao độ
trở thành sức mạnh của cả dân tộc.
- Miền Bắc XHCN được bảo vệ vững chắc
được xây dựng củng cố và tăng lên không
ngừng về tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đã làm
tốt nghĩa vụ hậu phương đáp ứng ngày càng
lớn yêu cầu chi viện sức người, sức của cho tiền
tuyến.
HS nghe và ghi chép.
nóc dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn
thắng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận
lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 2- 5- 1975,
miền Nam hoàn toàn giải phóng.
IV- NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH
SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU
NƯỚC (1954 – 1975)
1- Nguyên nhân thắng lợi
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ
Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, phương pháp
cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập và tự chủ.
Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, tinh
thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.
Hậu phương miền Bắc vững chắc đáp ứng kịp thời các
yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông
Dương.
Sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước XHCN khác, của các lực lượng

tiến bộ trên thế giới.
2- Ý nghĩa lịch sử
Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến
tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng
tháng Tám.
Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực
dân- đế quốc ở nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ trong cả nước và thống nhất đất nước.
Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất
nước độc lập, thống nhất đi lên CNXH.
Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là
nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc
thế giới.
4. Củng cố:
- Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (chiến dịch Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng).
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-
1975).
5. Dặn dò: Học và chuẩn bị bài mới.

×