Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

đồ án hầm lò mạnh hà lầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 143 trang )

Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 1
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ngành than vẫn tiếp
tục giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân do đó việc cải tạo và mở
rộng là hết sức cần thiết.
Cũng như những tài nguyên khoáng sản khác, than là một trong những tài nguyên
không thể tái tạo được. Vì vậy cần phải có phương pháp khai thác hợp lý, tận thu triệt
để tiết kiệm nguồn tài nguyên của Quốc gia. Song song với nó là việc ứng dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm
và tăng hiệu quả kinh tế.
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Mỏ Địa chất và thực tập tại Công ty cổ
phần than Hà Lầm, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy trong bộ môn Khai thác
hầm lò, các bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình
của TS.Vũ Trung Tiến giúp bản đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành.
- Phần chung: "Thiết kế mở vỉa và khai thác mỏ than Hà Lầm từ mức +28
÷
-350
để đảm bảo sản lượng 2,2 triệu tấn/năm ".
- Phần chuyên đề: “Lựa chọn phương án mở vỉa hợp lý cho khu vực thiết kế mỏ
than Hà Lầm”.
Do thời gian hạn chế nên bản đồ án không thể tránh khỏi những sai sót về mặt nội
dung cũng như hình thức.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các giáo viên cùng với những ý kiến đóng
góp của các bạn đồng nghiệp để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo bộ môn Khai thác hầm
lò và đặc biệt là TS.Vũ Trung Tiến người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm đồ án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015.
Sinh viên thiết kế
Lưu Đình Mạnh


Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 2
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55

Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU MỎ.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU MỎ
I.1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.
I.1.1. Điều kiện địa lý khu mỏ.
Địa hình khu mỏ Hà Lầm được thể hiện trong hình I.1.
a, Vị trí địa lý.
Mỏ Hà Lầm nằm trong khoáng sàng Hà Tu – Hà Lầm, cách Tp.Hạ Long 5km
về phía Đông – Đông bắc.
- Phía Đông: Giáp mỏ Hà Tu
- Phía Tây: Giáp phường Cao Thắng – Tp. Hạ long.
- Phía Nam: Giáp đường 18A.
- Phía Bắc: Giáp mỏ Bình Minh.
Mỏ được bàn gia cho Công ty than Hà Lầm quản lý và bảo vệ, thăm dò và tổ
chức khai thác trong ranh giới tọa độ:
X: 18 200 ÷ 21 500
Y: 407 500 ÷ 410 250
b, Địa hình, sông ngòi.
Khu mỏ Hà Lầm thuộc vùng đồi núi, thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, với
độ dốc sườn địa hình từ 15
0
÷ 45
0
và tồn tại hai dạng địa hình:
+ Địa hình nguyên thủy: Nằm phía Nam và Tây nam khu mỏ, đôi chỗ bị đào
bới vì khai thác phần lộ vỉa.
+ Địa hình nhân tạo: bao gồm khai trường lộ thiên và bãi thải trung tâm khu
mỏ, đang phát triển dần về phía Đông và phía Bắc.

Trong khu mỏ có một suối chính là suối Hà Lầm và hệ thống các suối nhỏ đều
chảy về suối chính Hà Lầm đổ về phía tây và chảy ra biển. Các con suối này chỉ có
nước sau cơn mưa, còn bình thường chúng là suối cạn.
Suối Hà Lầm có long tương đối phẳng, rộng từ 2-3m, suối có nước quanh năm.
Lưu lượng nước nhỏ nhất là vào mùa khô với Q
min
=0,1 l/s; và có lưu lượng lớn nhất
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 4
vào mùa mưa với Q
max
= 114 l/s. Những ngày mưa lớn nước chảy rất mạnh. Nguồn
cung cấp nước chính cho suối là nước mưa và nước ngầm dưới lòng đất.
c, Giao thông – vận tải.
Mỏ Hà Lầm nằm trong địa phận Tp. Hạ Long có hệ thống giao thông hoàn
chỉnh cả đường bộ lẫn đường thủy. Tuyến Quốc lộ 18A chạy dọc suốt chiều dài qua
Hải Dương đến Hạ Long và lên thẳng Móng Cái. Tuyến Quốc lộ 279 nối Hạ long –
Hoành Bồ - Bắc Giang. Tỉnh lộ 329 nối Tp Hạ Long đi các huyện của Quảng ninh.
Mỏ than Hà Lầm nằm gần khu vịnh Cửa Lục, vịnh Hạ Long nên rất thuận tiện
cho việc chuyên chở hang hóa bằng đường thủy. Ngoài ra còn tuyến đường sắt Hà
Nội – Kép – Hạ long, nối từ ga Yên Viên đến tận cảng Cái Lân.
I.1.2. Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị khu vực mỏ.
Mỏ Hà Lầm nằm trong khu vực tập trung nhiều mỏ và công trường khai thác
đang hoạt động. Hệ thống hạ tầng gồm: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện,
nước, sửa chữa cơ khí, sàng tuyển than, bến cảng và các dịch vụ phục vụ đời sống
khá phát triển là các điều kiện rất thuận lợi cho quá trình xây dựng và khai thác mỏ.
Dân cư trong vùng khá đông đúc, chủ yếu là công nhân mỏ và một số làm nghề
trồng trọt, dịch vụ nằm sát với thành phố Hạ Long, dân cư chủ yếu là người Kinh và
một số dân tộc ít người khác.
I.1.3. Điều kiện khi hậu.

Khu mỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa khô.
1. Mùa mưa.
Bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22
đến 36
o
C, thường có gió mùa Đông Nam. Mùa này thường hay có bão và mưa to, có
ngày mưa tới 200mm, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 1600mm đến
2500mm. Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm từ 74% ÷ 95% lượng mưa rơi trong cả
năm.
2. Mùa khô.
Bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, mùa này thường khô hanh, lạnh
giá. Nhiệt độ trung bình từ 12
0
C đến 25
0
C, đôi khi có những ngày nhiệt độ giảm
xuống dưới 10
0
C, mùa này thường có xương mù trên các dãy núi và trên các mỏ,
thường có gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa rơi trong mùa khô rất nhỏ, thường là mưa
phùn. Lượng mưa rơi trong mùa khô chiếm từ 5% đến 26% lượng mưa trong cả năm.
I.1.4. Quá trình thăm dò và khai thác khu mỏ.
1. Công tác nghiên cứu địa chất và thăm dò.
Mỏ than Hà Lầm đã trải qua nhiều giai đoạn thăm dò:
- Báo cáo địa chất TDTM khu Hà Tu-Hà Lầm năm 1966.
- Báo cáo địa chất TDBS đến mức -150 khu Hà Tu-Hà Lầm năm 1982 .
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 5
- Báo cáo địa chất TDBS đến -300 mỏ than Hà Lầm năm 1999.

- Báo cáo địa chất TDBS năm 2008.
2. Quá trình thiết kế và khai thác mỏ.
Mỏ than Hà Lầm đã được thiết kế và khai thác qua nhiều giai đoạn. Trước năm
1954 người Pháp đã tổ chức khai thác nhưng tài liệu cập nhật để lại rất ít. Từ sau năm
1954 mỏ đã được thiết kế khai thác như sau:
Thiết kế khai thác lò bằng +34 khu Hữu Nghị và lò bằng +29 khu Lò Đông do
Tổng công ty mỏ lập năm 1960.
Thiết kế khai thác hạ tầng -50 khu Lò Đông do công ty than Hòn Gai lập đã
được Bộ Điện và Than phê duyệt theo quyết định số: 58-ĐT/KTCB1 ngày
21/06/1975.
Thiết kế khai thác phần ngầm +34 ÷ -16 khu Hữu Nghị do Công ty than Hòn
Gai lập năm 1975.
Thiết kế khai thác lò bằng + 30 vỉa 10 do phân viện thiết kế than Hòn Gai lập
đã được công ty than Hòn Gai phê duyệt theo quyết định số: 496/THG -XDCB ngày 24
tháng 02 năm 1979.
Luận chứng kinh tế kỹ thuật bổ sung khai thác -50 vỉa 10 do phân viện thiết kế
than Hòn Gai lập đã được Bộ Năng lượng phê duyệt theo quyết định số: 246NL-
XDCB ngày 25/04/1989.
Thiết kế khai thác phần ngầm +60 ÷ +0 vỉa 11(công trường 89) do xí nghiệp
thiết kế than Hòn Gai lập đã được Tổng giám đốc Than Việt Nam phê duyệt theo
quyết định số:2035QĐ/ĐTXD ngày 09/01/1998.
Thiết kế KTTC khai thác lộ thiên khu Tây phay K đến -30 và khu Bắc Hữu
Nghi đến -40 do công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp lập đã được Tổng giám
đốc Than Việt Nam phê duyệt theo quyết định số: 1200QĐ-ĐT ngày 19/09/2000.
Báo cáo nghiên cứu khả thi duy trì và mở rộng khai thác phần ngầm –50 ÷LV
mỏ than Hà Lầm do Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp lập năm 2002 đã được
hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam phê duyệt theo quyết định số:95/QĐ-
HĐQT ngày 15/01/2003.
I.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT.
Khu mỏ Hà Lầm nằm trong khoáng sàng Hà Tu – Hà Lầm. Đây là một khu vực

đã được nghiên cứu địa chất trong nhiều năm và đã lập nhiều báo cáo thăm dò cho
từng giai đoạn.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 6
I.2.1. Cấu tạo địa chất vùng mỏ.
Địa tầng chứa than của mỏ Hà Lầm nằm trong điệp Hòn Gai (Phụ điệp giữa).
Chiều dày trầm tích thay đổi từ 500 ÷ 700m, trung bình 540m. Thành phần chủ yếu
gồm: Bột kết, cát kết, sạn kết ít sét kết cuội kết và các vỉa than .
Trong địa tầng chứa than tồn tại 9 vỉa than có chiều dày từ mỏng, trung bình đến
dày và rất dày. Các vỉa 9(6); 7(4); 6(3); 5(2) là những vỉa không duy trì liên tục trên
toàn diện tích thăm dò. Các vỉa 10(7); 11(8); 13(9); 14(10) là các vỉa than duy trì liên
tục, có trữ lượng lớn.
1. Nếp uốn.
Gồm có 3 nếp uốn lớn:
a) Nếp lồi Hà Lầm:
Phân bố ở phía Tây khu mỏ, có phương trục kéo dài theo hướng Bắc Nam, phía
Bắc bị cắt bởi đứt gãy H – H , làm cho phương trục biến đổi dần theo phương Đông
Tây. Mặt trục nghiêng về phía Đông với góc dốc 65
0
÷
70
0
, phần phía Nam khu mỏ có
hiện tượng thẳng đứng, hơi nghiêng về phía Tây. Hai cánh nếp lồi không đối xứng,
cánh Tây dốc từ 50
0
÷
60
0
, cánh Đông thoải 20

0
÷
30
0
. Trục nếp lồi là ranh giới tính trữ
lượng phía Tây khu mỏ.
b) Nếp lõm Hà Lầm:
Phát triển khá phức tạp, trên các cánh của nếp lõm tồn tại một nếp lồi và một
nếp lõm bậc 3 và nhiều nếp lồi, nếp lõm bậc cao hơn. Trục nếp lõm Hà Lầm có
phương chạy Bắc – Nam khá duy trì ở phần Bắc và trung tâm khu mỏ, tắt dần ở phần
phía Nam, mặt trục hơi nghiêng về Đông, dốc 65
0
÷
70
0
. Hai cánh nếp lõm không đối
xứng, cánh Tây thoải tồn tại nhiều nếp uốn bậc cao, độ dốc của cánh thay đổi 15
0

÷
20
0
, phần gần nhân về cánh Tây và cánh Đông của nếp lõm có độ dốc 50
0

÷
60
0
.
c) Nếp lồi 158:

Nếp lồi có phương trục gần Bắc Nam, gần trùng dọc theo phương của mặt cắt
địa chất tuyến XIII. Khu vực tuyến IX đến X
A
, trục nếp uốn bị gián đoạn do do đứt
gãy M cắt qua, 2 cánh có sự dịch chuyển ngang. Mặt trục hơi nghiêng về Đông, dốc
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 7
70
0

÷
75
0
. Hai cánh nếp lồi không đối xứng, cánh Tây có độ dốc thay đổi từ 30
0

÷
40
0
, cánh Đông phần từ tuyến I đến tuyến V độ dốc thay đổi từ 20
0

÷
30
0
, từ tuyến
VI trở về phía Nam khu mỏ có độ dốc giảm dần, thay đổi từ 20
0
xuống 10°.
2. Đứt gãy.

Đứt gãy phát triển khá phức tạp. Các đứt gãy trong khu mỏ phát triển theo 2
phương chủ yếu: Á kinh tuyến và Á vĩ tuyến
a) Đứt gãy theo phương Á kinh tuyến.
+ Đứt gãy E: Là đứt gãy thuận cắm Tây, thế nằm mặt trượt 250
0
÷
290
0

60
0
÷
70
0
, cự ly dịch chuyển 2 cánh theo mặt trượt 50
÷
60 mét.
+ Đứt gãy A: Là đứt gãy thuận, cắm Đông - Đông Bắc, thế nằm mặt trượt 50
0
÷
70
0

70
0
-75
0
, cự ly dịch chuyển 2 cánh nhỏ, từ 20
÷
30 mét.

+ Đứt gãy B: Là đứt gãy thuận, mặt trượt cắm về Đông Đông Bắc. Thế nằm
mặt trượt 45
0
÷
65
0

60
0
÷
75
0
, dốc nhiều về phía Bắc, hơi thoải về phía Nam, cự ly
dịch chuyển hai cánh theo mặt trượt thay đổi từ 20
÷
50 mét.
+ Đứt gãy K: Là đứt gãy nghịch, mặt trượt cắm về Đông - Đông Bắc, thế nằm
mặt trượt 65
0
÷
80
0

30
0
÷
45
0
.
+ Đứt gãy Hà Tu: Nằm ở Đông Bắc khu mỏ, là đứt gãy thuận, lớn, mặt trượt

cắm về Tây – Tây Nam, thế nằm mặt trượt 240
0
÷
250
0

45
0
÷
60
0
, cự ly dịch chuyển
2 cánh theo mặt trượt rất lớn 600
÷
700 mét.
b) Đứt gãy theo phương Á vĩ tuyến.
+ Đứt gãy L: Là đứt gãy thuận, cắm Bắc. Thế nằm của mặt trượt 0
0
÷
25
0

55
0
÷
60
0
, cự ly dịch chuyển theo mặt trượt 400
÷
700 mét.

+ Đứt gãy M: Là đứt gãy thuận, cắm Bắc, cắt qua các tuyến X, XI. Thế nằm
mặt trượt 350
÷
10
0

55
0
÷
65
0
, cự ly dịch chuyển theo mặt trượt 30
÷
100 mét.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 8
+ Đứt gãy T: Là đứt gãy thuận, thế nằm mặt trượt: 140
0
÷
150
0

65
0
÷
70
0
, cự
ly dịch chuyển 2 cánh theo mặt trượt là 10
÷

30 mét
+ Đứt gãy G: Là đứt gãy thuận, cắm Bắc – Tây Bắc, thế nằm mặt trượt từ 320
0
÷
340
0

60
0
÷
75
0
, cự ly dịch chuyển 2 cánh theo mặt trượt từ 10
÷
35 mét.
I.2.2. Cấu tạo các vỉa than.
Mặt cắt địa chất thể hiện cấu tạo các vỉa than thể hiện trong hình I.2
Trên cơ sở tài liệu thăm dò các giai đoạn trước, kết hợp với hiện trạng thăm dò,
khai thác lộ thiên và hầm lò đến 31/12/2008 của mỏ than Hà Lầm Trong diện tích khu
mỏ than Hà Lầm tồn tại 14 vỉa than, gồm các vỉa: 14B, 14(10), 13(9), 11(8), 10(7),
9(6), 8(5), 7(4), 6(3), 5(2), 4(1), 3(1A), 2(B), 1(C). Tên vỉa ở ngoài ngoặc đơn là tên
gọi chung còn trong ngoặc là tên gọi của cũ. Trong đó có 9 vỉa có giá trị công nghiệp
14(10), 13(9), 11(8), 10(7), 9(6), 7(4), 6(3), 5(2), 4(1). Các vỉa V.14B, 8(5), 3(1a) ít
có giá trị công nghiệp nên không tiến hành tổng hợp mô tả. Đặc điểm các vỉa than của
khu mỏ than Hà Lầm theo thứ tự từ dưới lên như sau:
+ Vỉa V.4(1): Không duy trì trên toàn diện tích khu mỏ. Vỉa V.4(1) lộ ra ở phần
phía Nam thuộc phần cánh nâng của đứt gãy L - L. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.46m
(LK.1158) ÷ 7.06m(LK.53), trung bình 1.67m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi
từ 0.46m (LK.1158) ÷ 6.48m (LK.53), trung bình 1.59m. Góc dốc vỉa từ 15
0

÷ 45
0
trung bình 26
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 1 lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1058)
÷ 0.93m(TK.40), trung bình 0.08m. Vỉa 4(1) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo
đơn giản. Vỉa 4(1) có 18 công trình gặp vỉa.
+ Vỉa V.5(2): Không duy trì trên toàn diện tích mỏ. Phần phía Tây Bắc và khu
trung tâm (nếp lõm Hà Lầm) từ tuyến T.IA đến tuyến T.VIII có diện phân bố tương
đối lớn, một số khối nhỏ khác tồn tại phần phía Nam tuyến XI và phần phía Bắc T.IE
và T.IA. Khối trung tâm T.IA đến T.VIII, vỉa 5(2) phân bố từ mức cao -250m đến
-600m. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.17m(LK.B541) ÷ 8.51m(H.977), trung bình
2.51m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.17m (LK.B541) ÷ 8.51m (H.977),
trung bình 2.23m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10
0
÷ 70
0
trung bình 25
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 4
lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (TK16) ÷ 1.90m (LK.1755), trung bình
0.28m. Vỉa 5(2) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo tương đối phức tạp. Vỉa 5(2) có
41 công trình gặp vỉa.
+ Vỉa V.6(3): Lộ ra ở phía Tây Nam và Đông Bắc khu mỏ Hà Lầm. Vỉa 6(3)
hình thành hai khối: Khối phía Đông Bắc và khối phía Tây Nam khu mỏ. Chiều dày
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 9
vỉa thay đổi từ 0.20m(LK.1080) ÷ 7.47m(LK.B566), trung bình 3.00m. Chiều dày
riêng than của vỉa thay đổi từ 0.20m (LK.1080) ÷ 7.28 (LK.B566), trung bình 2.61m.
Góc dốc vỉa thay đổi từ 10

0
÷ 70
0
trung bình 27
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 4 lớp kẹp. Chiều dày
lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1040) ÷ 0.35m (LK.B563), trung bình 0.01m. Vỉa 6(3)
thuộc loại vỉa tương đối ổn định, cấu tạo đơn giản.Vỉa 6(3) có 52 công trình gặp vỉa.
+ Vỉa V.7(4): Lộ ra ở phía Bắc và Đông Bắc khu mỏ. Vỉa 7(4) là vỉa than có
chiều dày lớn, phân bố hầu khắp khu mỏ, ổn định về đường phương thế nằm của vỉa.
Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.26m (LK.1772) ÷ 49.20m (LK.649), trung bình 12.75m.
Chiều dày riêng than đổi từ 0.26m (LK.1772) ÷ 45.81m (LK.649), trung bình 11.48m.
Góc dốc vỉa thay đổi từ 10
0
÷ 60
0
trung bình 25
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 10 lớp kẹp. Chiều dày
lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1061) ÷ 7.16m(LK.NBHL-02), trung bình 1.27m. Vỉa
7(4) thuộc loại vỉa tương đối ổn định, cấu tạo phức tạp. Vỉa có xu hướng vát dần về
phía Đông Bắc và Tây Bắc dày hơn ở phía Tây Nam. Vỉa 7(4) có 101 công trình gặp
vỉa.
+ Vỉa V.9(6): Lộ ra ở phía Đông Nam và Bắc khu mỏ. Vỉa duy trì không liên
tục, có nhiều cửa sổ không than, bị tách thành hai khối chính: Khối Tây Bắc và khối
Đông Nam. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.27m (LK.1807) ÷ 14.58m (LK.44), trung bình
2.83m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.27m (LK.1807) ÷ 12.98m (LK.44),
trung bình 2.51m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5
0
÷ 75

0
trung bình 27
0
. Vỉa 9(6) có từ 0 ÷ 5
lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1040) ÷ 5.56m(LK.B500), trung bình
0.32m. Vỉa 9(6) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo tương đối đơn giản. Vỉa 9(6) có
4 công trình hào khống chế trên mặt và 84 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu.
Xen giữa trụ vỉa 9 (6) và vách vỉa 7(4) còn có vỉa 8(5). Trong các báo cáo địa
chất từ trước đến nay, vỉa 8(5) được xác định là vỉa không có giá trị công nghiệp do
mới chỉ có một lỗ khoan LK.1777 khống chế với chiều dày 1.07m không có đá kẹp.
+ Vỉa V.10(7): Lộ vỉa 10(7) xuất hiện chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc và một diện
nhỏ phía Đông Nam khu mỏ. Diện phân bố của vỉa chủ yếu từ trung tâm khu mỏ lên
phía Bắc và một phần phía Đông Nam. Vỉa 10(7) thuộc loại vỉa có chiều dày lớn.
Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.54m(LK.26SL) ÷ 31.40m (LK.B184B), trung bình 7.81m.
Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.54m (LK.26SL) ÷ 29.29m (LK.B184B),
trung bình 5.91m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5
0
÷ 70
0
trung bình 24
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 7 lớp
kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m ÷ 9.68m, trung bình 0.91m.
Vỉa10(7) thuộc loại vỉa có cấu tạo phức tạp. Vỉa 10(7) có 292 công trình khoan gặp
vỉa dưới sâu.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 10
+ Vỉa V.11-1: Phân bố trên hầu hết diện tích khu mỏ từ đứt gãy F. L về phía Bắc,
thuộc loại vỉa có chiều dày lớn nhưng không ổn định. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.38m
(LK.B5) ÷ 33.57m (B548), trung bình 5.81m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0.38m

÷ 29.58m, trung bình 5.01m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5
0
÷ 78
0
, trung bình 25
0
.
Vỉa11(8) thuộc loại vỉa tương đối phức tạp, ổn định về chiều dày vỉa. Vỉa có từ 0 ÷ 9
lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 5.07m, trung bình 0.80m.
Vỉa 11-1 có 273 công trình gặp vỉa.
+ Vỉa V.11-2: Khu vực phía Tây, vỉa tồn tại dưới dạng một khối được bao quanh
bởi đường chiều dày 0.8m. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.92m ÷ 15.13m, trung bình
4.69m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0.92m ÷ 10.29m, trung bình 3.98m. Góc dốc
vỉa thay đổi từ 6
0
÷ 60
0
, trung bình 26
0
. Vỉa11-2 thuộc loại vỉa ổn định về cấu tạo,
phức tạp về chiều dày vỉa. Vỉa có từ 0 ÷ 5 lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều dày lớp
kẹp thay đổi từ 0 ÷ 4.86m, trung bình 0.71m. Vỉa 11-2 có 84 công trình gặp vỉa.
+ Vỉa 13(9): Vỉa 13(9) lộ ra ở khu vực phía Tây, khu trung tâm và khu vực phía
Đông. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.16m (LK.B71) ÷ 8.96m(LK.NBHL-05), trung bình
2.93m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.16m ÷ 7.73m, trung bình 2.54m.
Góc dốc vỉa thay đổi từ 5
0
÷ 70
0
trung bình 25

0
. Vỉa có từ 0 ÷ 6 lớp kẹp, trung bình 1
lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 4.24m, trung bình 0.39m. Vỉa13(9) thuộc loại
vỉa không ổn định, cấu tạo phức tạp, không duy trì về chiều dày có nhiều cửa sổ. Vỉa
13(9) có 184 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu.
+ Vỉa 14-1: Phân bố phần trung tâm và phía Đông nếp lồi 158. Vỉa 14-1 có chiều
dày lớn, chiều dày vỉa thay đổi từ 0.75m ÷ 53.19m, trung bình 8.18m. Chiều dày riêng
than của vỉa thay đổi từ 0.75m ÷ 46.76m, trung bình 6.38m. Góc dốc vỉa thay đổi từ
7
0
÷ 72
0
trung bình 27
0
. Vỉa14-1 thuộc loại vỉa biến đổi phức tạp về chiều dày vỉa, có
từ 0 ÷ 11 lớp kẹp, trung bình 3 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 9.51m, trung
bình 1.79m. Vỉa 14-1 có chiều dày lớn, phân bố ở phần nông được khai thác lộ thiên
với khối lượng lớn nên lộ vỉa than có nhiều thay đổi so với tài liệu nguyên thủy. Khu
vực còn tồn tại lộ vỉa nguyên thủy chủ yếu ở phần phía Tây khu mỏ. Vỉa 14-1 có 141
công trình khoan gặp vỉa dưới sâu.
+ Vỉa 14-2: Vỉa 14-2 lộ ra ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông. nếp lồi
158. Vỉa có chiều dày lớn, vỉa thay đổi từ 0.33m ÷ 36.83m, trung bình 4.92m. Chiều
dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.33m ÷ 27.71m, trung bình 3.92m. Góc dốc vỉa
thay đổi từ 6
0
÷ 50
0
trung bình 25
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 11 lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều

Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 11
dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 10.33m, trung bình 1.00m. Vỉa14-2 thuộc loại vỉa không
ổn định, cấu tạo phức tạp, không duy trì về chiều dày có nhiều cửa sổ. Vỉa 14-2 có
100 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu.
+ Vỉa 14-3: Vỉa 14-3 lộ ra ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông. nếp lồi
158. Vỉa có chiều dày trung bình, vỉa thay đổi từ 0.43m ÷ 7.05m, trung bình 2.26m.
Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.43m ÷ 5.70m, trung bình 1.89m. Góc dốc
vỉa thay đổi từ 7
0
÷ 50
0
trung bình 23
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 5 lớp kẹp, trung bình 1 lớp.
Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 1.98m, trung bình 0.36m. Vỉa14-3 thuộc loại vỉa
không ổn định, cấu tạo phức tạp, không duy trì về chiều dày có nhiều cửa sổ. Vỉa 14-3
có 43 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu.
+ Vỉa 14(10) lộ thiên: Vỉa 14(10) lộ ra ở khu vực trung tâm và khu vực phía
Đông nếp lồi 158, vỉa là phần nằm trong ranh giới khai thác lộ thiên nên vỉa này
không tách chùm mà gộp chung vào 1 vỉa nên có tên là V.14(10). Vỉa có chiều dày
trung bình, vỉa thay đổi từ 0.64m ÷ 59.87m, trung bình 18.85m. Chiều dày riêng than
của vỉa thay đổi từ 0.64m ÷ 36.40m, trung bình 11.36m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 8
0
÷
57
0
trung bình 23
0
. Vỉa có từ 0 ÷ 17 lớp kẹp, trung bình 6 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay

đổi từ 0 ÷ 33.18m, trung bình 7.49m. Vỉa14(10) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo
phức tạp, không duy trì về chiều dày có nhiều cửa sổ. Vỉa 14(10) có 43 công trình
khoan gặp vỉa dưới sâu.
Bảng I.1: Đặc điểm cấu tạo các vỉa than trong khu mỏ than Hà Lầm.
Tên
vỉa
Chiều dày
tổng quát
của vỉa
(m)
Chiều dày
riêng than
(m)
Chiều dày
đá kẹp
(m)
Số
lớp
kẹp
(lớp)
Độ
dốc
vỉa
(độ)
Phân loại
Mức ổn
định
Cấu tạo
14
0,48-53,19

15,20(128)
0,48-46,76
10,52
0,00-14,17
4,48
0-17
8
0-65
23
Tương đối
ổn định
Phức tạp
13
0,16-20,67
3,59(102)
0,16-9,70
2,76
0,00-10,75
0,84
0-6
2
5-70
23
Không
ổn định
Phức tạp
11
0,97-29,75
10,46(157)
0,97-25,21

8,13
0,00-11,03
2,32
0-13
3
5-60
24
Tương đối
ổn định
Tương đối
đơn giản
10
0,66-27,82
7,40(209)
0,66-23,75
6,57
0,00-4,57
1,51
0-6
3
5-70
24
Không
ổn định
Phức tạp
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 12
9
0,35-19,84
1,76(50)

0,35-12,98
1,54
0,00-6,86
0,43
0-6
1
8-75
27
Không
ổn định
Tương đối
đơn giản
7
0,34-49,20
14,92(71)
0,34-45,81
13,46
0,00-7,91
1,45
0-10
3
10-70
26
Tương đối
ổn định
Tương đối
đơn giản
6
0,20-18,79
2,82(45)

0,20-13,34
2,32
0,00-5,45
0,50
0-4
1
10-70
26
Không
ổn định
Tương đối
đơn giản
5
0,17-8,00
2,95(35)
0,17-6,95
2,45
0,00-2,86
0,50
0-4
1
15-32
20
Không
ổn định
Tương đối
đơn giản
I.2.3. Phẩm chất than.
1. Đặc tính vật lý:
Than các vỉa của mỏ than Hà Lầm gồm 2 loại là than cám và than cục:

+ Than cám: Có màu đen ánh mờ mờ, dưới tác dụng của lực cơ học yếu than bị
vỡ vụn bở rời.
+ Than cục: Có màu đen, ánh từ bán kim đến ánh kim, vết vỡ dạng bậc thang, rất
dòn, sắc cạnh.
2. Đặc tính hoá học.
Kết quả phân tích hoá học các mẫu như sau:
+ Lưu huỳnh(S): Nhỏ nhất 0.29%, lớn nhất 0.55% trung bình 0.43%,thuộc loại
than có ít lưu huỳnh.
+ Phốt pho(P): Nhỏ nhất 0.001% lớn nhất 0.012% trung bình 0.004%.
+ Thành phần hoá học của tro than như sau:
SiO2(9.50 ÷34.56%) , Al2O3(5.80 ÷53.67%) , Fe2O3(0.74 ÷11.37%) , CaO(0.05 ÷
6.60%) , MgO(0.14 ÷ 4.98%).
3. Độ ẩm phân tích(Wpt):
+ Đặc tính kỹ thuật. động từ 1.30 ÷5.26%, trung bình 2.63% thuộc loại than có
độ ẩm thấp
+ Độ tro (A
k
) của than ở trạng thái mẫu khô tuyệt đối thay đổi trong phạm vi lớn
từ 2.91 ÷ 37.40% trung bình 17.20% thuộc loại than có độ tro trung bình.
+ Nhiệt lượng cháy (Qch) của than mỏ Hà Lầm thay đổi từ 8100 ÷ 9030 Kcal/kg
trung bình 8599 Kcal/kg.
Qua kết quả phân tích ở trên ta thấy than ở mỏ than Hà Lầm thuộc loại than có
nhiệt lượng cao và thuộc nhóm than nhãn bán Antraxit.
I.2.4. Đặc điểm địa chất thuỷ văn.
Gồm nước trên mặt và nước dưới đất:
1. Nước trên mặt.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 13
Nước trên mặt chủ yếu là nước mưa, và nước tích tụ trong các moong đã khai
thác than, như moong Hà Lầm, moong Ao Ếch, các moong này có dung tích nhỏ và ít

ảnh hưởng đến quá trình khai thác than.
2. Nước dưới đất.
Dựa trên cơ sở về nguồn gốc thành tạo, cấu trúc địa chất, thành phần thạch học,
đặc điểm chứa và thấm nước của đá, mà ta phân chia ra khu mỏ có hai đơn vị chứa
nước khác nhau:
a) Tầng chứa nước Đệ tứ (Q).
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp trong khu mỏ, và trên cùng của cột địa
tầng, trên các sườn đồi. Trên các đỉnh đồi, chiều dày tầng chứa nước từ 1
÷
2m, trên
các sườn đồi từ 2
÷
5m, trong các thung lũng từ 7
÷
10m, trung bình từ 3
÷
5m. Tầng
này có khả năng chứa nước và lưu thông tốt, nhưng tầng này nằm ở trên cao nên
không có nước, vì vậy tầng chứa nước này không gây ảnh hưởng gì cho việc khai
thác. Nguồn cung cấp nước cho tầng này là nước mưa, thoát thấm xuống dưới cung
cấp cho tầng chứa nước và các thung lũng, sông suối.
b) Tầng chứa nước chứa than T
3
(n-y) hg
2
.
Đây là tầng chứa nước chính, nó chứa các vỉa than có giá trị công nghiệp
lớn. Trong tầng này thấy các lớp đá hạt thô, hạt mịn, xen lẫn với các vỉa than. Qua các
công trình nghiên cứu về ĐCTV cho thấy nước được chứa trong các lỗ hổng, khe nứt
của các lớp hạt thô (cuội kết, sạn kết và cát kết). Các lớp đá chứa nước này chiếm

52,5% các loại đá có trong khu mỏ. Các lớp đá có hạt mịn như bột kết, sét kết, sét
than và than, có độ lỗ hổng nhỏ trong khe nứt thường bị lấp đầy các chất sét và mùn
thực vật, cho nên các lớp này không có khả năng chứa và thấm nước và gọi là lớp
cách nước.
Nước tầng chứa nước này mang tính áp lực yếu và cục bộ. Tính áp lực của
nước được thể hiện ở một số lỗ khoan gặp nước phun.
Nguồn cung cấp nước cho tầng này chính là nước mưa, miền thoát là các
moong khai thác, các hầm lò, các điểm lộ và suối. Chiều dày tầng chứa nước này từ
540
÷
700m.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 14
I.2.5. Đặc điểm địa chất công trình.
Các loại đá tham gia vào cột địa tầng khu mỏ gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột
kết, sết kết sét than và các vỉa than, sau đây chúng tôi mô tả khái quát đặc điểm từng
loại đá trên:
1. Cuội kết: Có màu trắng đến phớt hồng. Thành phần hạt chủ yếu là thạch anh
ít silic, kích thước hạt từ 5 - 12mm, xi măng gắn kết là cát thạch anh. Đá có cấu
tạo khối hoặc phân lớp dày, bị nứt nẻ mạnh.
2. Sạn kết: Màu từ xám đến xám phớt hồng, thành phần hạt chủ yếu là thạch
anh, độ hạt từ 1 - 3 mm độ lựa chọn kém. Xi măng gắn kết là cát thạch anh, silic, đá
bị nứt nẻ mạnh. Đá thường có cấu tạo khối, phân lớp dày.
3. Cát kết: Là loại đá phổ biến trong khu mỏ, màu xám tro đến xám trắng.
Thành phần hạt chủ yếu là thạch anh, độ hạt nhỏ hơn 1mm. Đá có cấu tạo phân lớp
dày, ít bị nứt nẻ.
4. Bột kết: Phân bố ở vách trụ vỉa than. Bột kết có màu xám tro đến xám đen.
Thành phần hạt chủ yếu là sét, cát độ hạt từ 0,01 - 0,1 mm, xi măng chiếm tỷ lệ 50 -
70% chủ yếu là sét. Đá có cấu tạo phân lớp, ít bị nứt nẻ.
5. Sét kết: màu xám đến xám đen, cấu tạo dạng phân lớp, bị nén ép có dạng

phân phiến. Đá kém bền vững, dễ bị vỡ vụn, bở rời.
I.2.6. Trữ lượng.
Trên cơ sở đặc điểm các vỉa than thuộc khu mỏ than Hà Lầm, có chiều dày từ
trung bình đến rất dày. Góc dốc từ thoải đến nghiêng. Các báo cáo trước đây sử dụng
phương pháp Seccang để tính toán trữ lươn gj đối với mỏ than Hà Lầm cho kết quả
chính xác và tin cậy. Vì vậy phương pháp trên được dung để tính toán trữ lượng cho
các vỉa thuộc mỏ than Hà Lầm.
Khu mỏ Hà Lầm tồn tại 14 vỉa than, bao gồm các vỉa : 14B, 14(10), 13(9), 11(8),
10(7), 9(6), 8(5), 7(4), 6(3), 5(2), 4(1) 3(1A), 2(B), 1(c). Trong đó, có các vỉa 14(10,
13(9), 11(8), 10(7), 9(6), 7(4), 6(3),5(2), 4(1) là đủ điều kiện tính trữ lượng tài
nguyên.
Trữ lượng tài nguyên các vỉa than thuộc khu mỏ than Hà Lầm được tổng hợp
trong Bảng I.2
- Bảng I.2. Tổng hợp trữ lượng tài nguyên khu vực mỏ than Hà Lầm.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 15
Tên vỉa
Cấp trữ lượng
(tấn)
Cấp tài nguyên
(tấn)
Tổng cộng
(tấn)
Chùm V.14(10)
25 277 460 7 751 671 33 029 131
V.13(9)
6 855 071 4 743 212 11 598 283
Chùm V.11(8)
31 730 756 18 051 222 49 781 978
V.11-2

4 236 938 3 764 148 8 001 086
V.11-1
27 493 818 14 287 074 41 780 892
V.10(7)
29 319 895 29 542 262 58 862 157
V.9(6)
9 571 803 9 571 803
V.7(4)
34 430 407 80 026 456 114 456 863
V.6(3)
3 147 947 15 848 920 18 996 867
V.5(2)
2 501 591 7 823 212 10 324 803
V.4(1)
5 443 895 5 443 895
Tổng:
133 263 127 178 802 653 312 065 780
I.3. Kết luận.
Dựa trên các tài liệu địa chất khu mỏ than Hà Lầm, nhận thấy đây là khu vực có
nhiều đồi núi, địa hình không bắng phẳng chứa nhiều phay-phá đứt gãy và nhiều nếp
uốn địa chất. Điều này làm cho tính chất các via than biến đổi mạnh, dẫn tới các khó
khan cho quá trình khai thác thi công.
Nên trong quá trình chuẩn bị và khai thác cần liên tục tiến hành bỏ sung điều
kiện địa chất thực tế cần thiết để khai thác đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 16
CHƯƠNG II
MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ
PHẦN CHUYÊN ĐỀ:
“LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MỞ VỈA HỢP LÝ

CHO KHU VỰC THIẾT KẾ MỎ THAN HÀ LẦM”.
II.1. GIỚI HẠN KHU VỰC THIẾT KẾ.
II.1.1. Biên giới khu vực thiết kế.
Khu vực thiết kế nằm trong giới hạn thăm dò thuộc khu Hà Lầm, có tọa độ giới
hạn: X = 18.200
÷
21.500
Y = 407.500
÷
410.250
- Phía Đông : Giáp mỏ Hà Tu.
- Phía Tây: Giáp phường Cao Thắng- thành phố Hạ Long.
- Phía Nam: Giáp đường 18A.
- Phía Bắc: Giáp mỏ Bình Minh.
Chiều sâu khu vực thiết kế: Thiết kế mức +28 đến -350 cho mỏ than Hà Lầm.
II.1.2. Kích thước khu vực thiết kế.
+ Chiều dài từ Bắc tới Nam của khai trường là 3.3km
+ Chiều dài từ Đông tới Tây của khai trường là 2.6 km
+ Tổng cộng diện tích của khai trường khoảng 8,3 km
2
II.2. TÍNH TRỮ LƯỢNG.
II.2.1. Trữ lượng trong bảng cân đối.
Trữ lượng cân đối trong khu vực thiết kế đồ án từ mức +28 ÷ -350m được xác
định theo công thức :
Z
đccđ
=

S
i

. H
'
i
. m
TB
.
γ
;
1 0,01.
CN
ch
dccd
Z
C T
Z
= = −
Tấn
Trông đó :
S
i
: Chiều dài theo phương của mỏ; S
i
= 2600 m
H
'
i
: Chiều dài theo hướng dốc của mỏ .
'
sin
i

i
H
H
α
=
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 17
H
i
: Chiều sâu thẳng đứng của vỉa trong ruộng mỏ.
α
: Góc cắm trung bình của vỉa than ; độ

γ
: Tỷ trọng của than,
γ
= 1.6 T/m
3
m
tb
: Chiều dày trung bình của vỉa; m
- Trữ lượng địa chất trong bảng cân đối của các vỉa 5, 6, 7, 9, 10, 11, 13 từ mức
+28 đến -350m được được tổng hợp qua bảng II.1.
- Bảng II.1:Bảng trữ lượng cân đối của các vỉa sẽ thiết kế khai thác.
STT
Tên
vỉa
m
(m)
S

i
(m)
H
i
(m) (độ)
γ
(T/m
3
)
Trữ lượng cân
đối (tấn)
1 V13
0,16-9,70
2,76
2600 95 23 1,6 2 790 028
2 V11
0,97-25,21
8,13
2600 270 24 1,6 22 423 190
3 V10
0,66-23,75
6,57
2600 270 24 1,6 18 120 585
4 V7
0,34-45,81
13,46
2600 330 26 1,6 42 107 187
5 V6
0,20-13,34
2,32

2600 178 26 1,6 3 918 387
6 V5
0,17-6,95
2,45
2600 82 20 1,6 2 446 080
Tổng
94 466 514
II.2.2: Trữ lượng công nghiệp.
Trong quá trình khai thác không thể lấy hết trữ lượng trong bảng cân đối do có
tổn thất phải để lại trụ bảo vệ các đường lò, các phay phá tạo sự biến đổi mạnh về
chiều dày, tổn thất tại các đường lò do rơi vãi. Do vậy khi thiết kế ta cần phải tính trữ
lượng công nghiệp.
Trữ lượng công nghiệp được tính theo thức sau:
Z
CN
= Z
đccđ
. C
Trong đó :
Z
đccđ
: Trữ lượng địa chất trong bảng cân đối.
C: Hệ số khai thác là tỷ lệ % lượng khoáng sản của trữ lượng trong bảng
cân đối lấy lên được mặt đất.
C
=
CN
dccd
Z
Z

= 1 – 0,01. T
ch
T
ch
: Tổn thất chung do nguyên nhân chủ quan và khách quan mà chúng
ta tiến hành khai thác được.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 18
T
ch
= T
tr
+ T
KT
T
tr
: tổn thất than do để lại trụ bảo vệ, lấy T
tr
= 2 %.
T
KT
: Tổn thất than trong quá trình khai thác thực tế, lấy T
KT
= 25%.
T
ch
= T
tr
+ T
KT

= 2+25 = 27 %
Do đó : C = 1 – 0,01.T
ch
=1 – 0,01.27 = 0,73
⇒ Ta có : Z
CN
= 94 466 514 . 0,73 = 68 960 554 ( Tấn ).
II.3. Sản lượng và tuổi mỏ.
II.3.1. Sản lượng.
Sản lượng khai thác hằng năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như điều
kiện thực tế của mỏ như: trữ lượng, công nghệ khai thác, điều kiện địa chất,…
Tuy nhiên dựa trên các điều kiện thực tế đã áp dụng tại mỏ than Hà Lầm thì
mức sản lượng hằng năm theo kế hoạch được giao là 2,2 triệu tấn/năm.
II.3.2. Tuổi mỏ.
Tuổi mỏ là thời gian tồn tại của mỏ, đối với khu vực thiết kế là thời gian khai
thác hết các vỉa từ mức +28 ÷ - 350m với sản lượng 2,2 triệu tấn .
Ta có, tuổi mỏ được tính theo công thức sau:
T
o
=
m
CN
A
Z
+ t
1
+ t
2
(năm).
Trong đó:


t
1
: Thời gian xây dựng cơ bản của mỏ, t
1
= 2 ÷ 3 năm (lấy t
1
= 3 năm)
t
2
: Thời gian khấu vét, tận thu của mỏ, lấy t
2
= 2 năm.
Thay số vào ta được:
T
o
= + 3 + 2

36 (năm).
Vậy thời gian tính từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản đến khi kết thúc khai thác
của mỏ thiết kế là 36 năm.
II.4. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MỎ.
Trong các ngành sản xuất nói chung và sản xuất than nói riêng, tất cả các cán
bộ công nhân viên hiện đang làm việc theo hai chế độ: đó là chế độ làm việc gián
đoạn và chế độ làm việc liên tục. Nhưng trong thời gian gần đây theo bộ luật lao động
ta chọn chế độ làm việc của Công ty như sau:
II.4.1. Bộ phận lao động trực tiếp.
- Tổng thời gian làm việc trong 1 năm là: 300 ngày.
- Số ngày làm việc trong 1 tháng là: 25 ngày.
- Số ngày làm việc trong 1 tuần là: 6 ngày.

- Số ca làm việc trong 1 ngày là: 3 ca.
- Số giờ làm việc trong 1 ca: 8 giờ.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 19
- Thời gian nghỉ giữa 1 ca và giao ca là 30 phút.
Để đảm bảo sức khoẻ và thời gian nghỉ ngơi cho công nhân ta sử dụng chế độ
đổi ca nghịch sau mỗi tuần sản xuất.
- Bảng II.2: Sơ đồ đổi ca giữa hai tuần liên tiếp.
Ca lµm viÖc
Thø 7
Chñ NhËt
Thø 2
I
II
III
(Tæ 1)
(Tæ 2)
(Tæ 3) (Tæ 1)
(Tæ 2)
(Tæ 3)
Sè giê nghØ
32
32
56
- Bảng II.3: Thời gian các ca làm việc.
Ca làm
việc
Thời gian vào ca Thời gian kết thúc ca.
I 7h 15h
II 15h 23h

III 23h 7h hôm sau
II.4.2. Bộ phận lao động gián tiếp.
1. Đối với khối hành chính sự nghiệp.
- Số ngày làm việc trong năm là 300 ngày;
- Số ngày làm việc trong tuần là 6 ngày;
- Số giờ làm việc trong ngày là 8h;
- Ngày làm việc 2 buổi theo giờ hành chính.
2. Đối với công nhân làm việc ở những bộ phận như: trạm điện, trạm quạt gió,
đội cứu hoả, đội bảo vệ, thì làm việc liên tục 365 ngày và trực 24/24 giờ.
II.5: Phân chia ruộng mỏ.
Để tiến hành khai thác một cách đều đặn và liên tục theo một trình tự nhất
định. Người ta phải tiến hành phân chia ruộng mỏ thành từng phần. Các phương pháp
phân chia ruộng mỏ được áp dụng hiện nay là: chia khoảnh, chia tầng, chia khối, chia
khu, chia cánh,
Đối với khu vực các vỉa than có góc dốc trung bình thay đổi từ 23
o
÷27
o
. Do
điều kiện thực tế tại mỏ than Hà Lầm có chiều dài theo hướng dốc rất lớn, đồng thời
có sự khác nhau rõ rết về góc dốc của vỉa giữa khu phía Bắc và phía Nam của mỏ.
Cho nên, để phân chia ruộng mỏ hợp lý và hiệu quả, ta chọn phương án phân chia
ruộng mỏ thành 2 khu vực khai thác: khu phía bắc và khu phía Nam, kết hợp với chia
tầng khai thác.
Các tầng khai thác được chọn phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất như sau:
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 20
Tầng I : Mức +28 ÷ - 26
Tầng II : Mức -26 ÷ -80
Tầng III : Mức - 80 ÷ -134

Tầng IV : Mức -134 ÷ -188
Tầng V : Mức -188 ÷ -242
Tầng VI : Mức -242 ÷ -296
Tầng VII : Mức -296 ÷ -350
II.6. MỞ VỈA.
II.6.1. Khái quát chung.
1. Khái quát chung.
Đối với ngành khai thác mỏ, việc lựa chọn phương án mở vỉa hợp lý cho khu
mỏ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Công ty. Nó quyết định tới rất
nhiều mặt từ quy mô sản xuất vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thời gian đưa mỏ vào sản
xuất, công nghệ khai thác và sự kết hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất
trong mỏ. Một phương án mở vỉa hợp lý, không những khả quan về mặt kỹ thuật mà
còn hiệu quả về kinh tế. Do vậy một phương án mở vỉa hợp lý phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Khối lượng đào các đường lò chuẩn bị là tối thiểu.
- Chi phí xây dựng cơ bản là nhỏ nhất.
- Thời gian đưa mỏ vào sản xuất là nhanh nhất.
- Phải đảm bảo về vận tải, thông gió, sản lượng.
- Phải đảm bảo khả năng ứng dụng công nghệ mới theo từng thời kỳ và khả
năng mở rộng mỏ.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở vỉa.
- Những yếu tố về địa chất mỏ.
Những yếu tố về địa chất mỏ bao gồm:
+ Trữ lượng mỏ.
+ Số lượng vỉa và tổng chiều dày, góc dốc các vỉa trong ruộng mỏ.
+ Tính chất cơ lý của đất đá xung quanh vỉa.
+ Điều kiện địa chất thuỷ văn và địa chất công trình.
+ Mức độ phá huỷ của khoáng sàng.
+ Mức độ chứa khí, độ sâu khai thác.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55

Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 21
+ Điều kiện địa hình và hệ thống giao thông vận tải.
+ Ảnh hưởng của khai thác đến môi trường xung quanh,…
- Ảnh hưởng của những yếu tố kỹ thuật:
Những yếu tố kỹ thuật bao gồm: Sản lượng mỏ, tuổi mỏ, kích thước ruộng mỏ,
trình độ cơ khí hoá, mức độ phát triển kỹ thuật, chất lượng than,…
II.6.2. Đề xuất các phương án mở vỉa.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu địa chất được cung cấp và qua khảo sát bề mặt
địa hình thực tế của khu vực thiết kế. Đồ án xin đề xuất các phương án mở vỉa cho
khu vực thiết kế như sau:
- Phương án I: Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa tầng.
- Phương án II: Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa mức.
- Phương án III: Mở vỉa bằng giếng nghiêng kết hợp xuyên vỉa tầng.
II.6.3. Trình bày các phương án mở vỉa.
A. Phương án I:
Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa tầng.
Hình II.1:
Sơ đồ và bình đồ mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp lò xuyên vỉa tầng.
* Trình tự đào lò.
- Vị trí các giếng: + Giếng chính băng tải: X : 20 300 Z : +75
Y : 408 500
+ Giếng phụ trục tải : X : 20 200 Z : +75
Y : 408 400
- Trình tự:
Dựa trên điều kiện thực tế sản xuất tại mỏ than Hà Lầm, nên ta chọn vị trí đặt
sân công nghiệp tại mức +75 m.
Từ mặt bằng mức +75 ta mở cặp giếng đứng chính(1)-phụ(2) tới mức vận tải
của tầng I ( tại mức -26) và đào sân sân ga, hầm trạm, lò vòng… tại mức vận tải và
thống gió ( mức +28) của tầng I, tiến hành đào cặp lò xuyên vỉa vận tải (6)- thông
gió(5) cho tầng khai thác tiếp cận tới các vỉa than. Đào cặp lò dọc vỉa thông gió(7,

7’) và lò dọc vỉa vận tải(8,8’) về hai cánh của tầng khai thác. Đào rãnh thoát gió nối
với giếng đứng chính. Đào cặp lò thượng cắt(10,11) nối lò dọc vận tải lên lò dọc vỉa
thông gió để tạo lò cắt ban đầu cho tầng khai thác. Đào lò song song(12, 12’) và
họng sáo (13, 13’) để phục vụ khai thác.
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 22
Sau khi đào lò xây dựng cơ bản, lò chuẩn bị sản xuất cho tầng 1 xong đi vào
khai thác, ta tiếp tục đào giếng sâu đến mức -80 để chuẩn bị cho tầng 2. Các tầng
tiếp theo được chuẩn bị tương tự như tầng 1
* Vận tải .
Đất đá và than trong quá trình đào lò xây dựng cơ bản sẽ được vận chuyển bằng
trục tải skip. Trong quá trình khai thác, than ở lò chợ được vận chuyển bằng máng
trượt ra ngoài máng cào, goòng tại lò dọc vỉa và xuyên vỉa vận tải mức -26 ra sân
giếng và được trục tải tải lên mặt đất. Vật tư, thiết bị được vận chuyển thông qua
giếng phụ qua xuyên vỉa thông gió đến lò dọc vỉa thông gió rồi đi vào lò chợ.
* Thông gió.
Gió sạch từ ngoài trời qua giếng phụ vào lò xuyên vỉa vận tải -26 rồi vào tiếp
dọc vỉa vận tải, qua họng sáo và lò song song đi lên lò chợ. Gió bẩn đi ra từ lò chợ
qua dọc vỉa than, qua dọc vỉa thông gió, xuyên vỉa thông gió mức +28, đến giếng
phụ qua rãnh gió qua quạt ra ngoài.
Khi khai thác tầng tiếp theo thì các đường lò xuyên vỉa, dọc vỉa mức vận tải của
tầng I làm các đường lò thông gió của tầng II. Các tầng khai thác cũng áp dụng
tương tự như trên.
* Công tác thoát nước.
Trong đường lò xuyên vỉa vận tải, dọc vỉa vận tải đào hệ thống thoát nước tự
chảy, với độ dốc 4 % ÷ 5%. Nước được dồn vào hệ thống hầm bơm tại chân giếng
để bơm theo đường ống dẫn ra ngoài.
* Khối lượng đào lò.
- Khối lượng đường lò phương án I được tổng hợp trong bảng II.4.
Bảng II.4. Thống kê số lượng đường lò phương án I.

Stt Tên đường lò
Số
lượng
Tiết diện
(m
2
)
Tổng chiều
dài (m)
Loại vật liệu Tuổi
(năm)
1 Giếng chính 1 23,7 425 Bê tông 36
2 Giếng phụ 1 23,7 425 Bê tông 36
3 Lò XV +28 1 16,8 1250 Thép SVP-27 5,14
4 Lò XV 6 16,8 6131 Thép SVP-27 10,28
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 23
-26 ÷ -296
5 Lò XV -350 1 16,8 786 Thép SVP-27 5,14
6 Sân ga 8 20,6 200 Bê tông 10,28
B. Phương án II:
Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa mức.
Hình vẽ II.2:
Sơ đồ và bình đồ mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp lò xuyên vỉa mức.
* Trình tự đào lò.
- Vị trí các giếng:
+ Giếng chính băng tải: X : 20 300 Z : +75
Y : 408 500
+ Giếng phụ trục tải : X : 20 200 Z : +75
Y : 408 400

- Trình tự :
Từ mặt bằng mức +75 ta mở cặp giếng đứng chính(1)-phụ(2) tới mức vận tải
của mức I (mức -80) và đào sân sân ga, hầm trạm, lò vòng… tại mức vận tải và
thống gió ( mức +28) của mức I, tiến hành đào cặp lò xuyên vỉa vận tải (4)- thông
gió(5) cho tầng khai thác tiếp cận tới các vỉa than. Đào cặp lò dọc vỉa thông gió (7,
7’) ra hai cánh của tầng và một phần cặp lò dọc vỉa vận tải (9,9’). Đào cặp lò thượng
chính(11)-phụ(12) từ mức -80 lên mức -26 (mức vận tải tầng đầu tiên của mức I) và
lò thượng (6) lên đến dọc vỉa thông gió. Tiếp tục đào cặp lò dọc vỉa (8, 8’) về hai
cánh của tầng khai thác. Đào rãnh thoát gió nối với giếng đứng chính. Đào cặp lò
thượng cắt (14,14’) nối lò dọc vận tải mức -26 lên lò dọc vỉa thông gió để tạo lò cắt
ban đầu cho tầng khai thác. Đào lò song song (13, 13’) và họng sáo (15, 15’) để phục
vụ khai thác.
Sau khi đào lò xây dựng cơ bản, lò chuẩn bị sản xuất cho tầng 1 xong và đi vào
khai thác, ta tiếp tục đào cặp dọc vỉa (9, 9’) ra hai cánh của tầng để chuẩn bị cho
tầng dưới của mức I.
Các mức tiếp theo được chuẩn bị sau khi sắp khai thác xong mức I và được tiến hành
tương tự như mức I.
* Vận tải .
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 24
Đất đá và than trong quá trình đào lò xây dựng cơ bản sẽ được vận chuyển bằng
trục tải skip. Trong quá trình khai thác, than ở lò chợ được vận chuyển bằng máng
trượt ra ngoài máng cào, goòng tại lò dọc vỉa và xuyên vỉa vận tải mức -26 ra lò
thượng chính, để đưa xuống mức -80 ra lò xuyên vỉa vận tải, và ra sân giếng, rồi
được trục tải tải lên mặt đất. Vật tư, thiết bị được vận chuyển thông qua giếng phụ
qua xuyên vỉa thông gió đến lò dọc vỉa thông gió rồi đi vào lò chợ.
* Thông gió.
Gió sạch từ ngoài trời qua giếng phụ vào lò xuyên vỉa vận tải -80 rồi vào tiếp dọc
vỉa vận tải, qua họng sáo và lò song song đi lên lò chợ. Gió bẩn đi ra từ lò chợ qua lò
dọc vỉa thông gió, xuyên vỉa thông gió mức +28, đến giếng phụ qua rãnh gió qua quạt

ra ngoài.
Khi khai thác tầng dưới của mức I thì ta sẽ sử dụng lò dọc vỉa mức vận tải của
tầng 1làm dọc vỉa thông gió của tầng 2. Đường đi của gió sạch và gió bẩn tương tụ
như tầng 1.
Các mức khai thác tiếp theo cũng áp dụng tương tự như mức I.
* Công tác thoát nước.
Công tác thoát nước trong mỏ áp dụng chế độ tự chảy từ trong các đường lò có
độ dốc 4-5% về các hố thu nước ở chân giếng, và được bơm lên mặt đất.
* Khối lượng đào lò.
- Khối lượng đường lò phương án II được tổng hợp trong bảng II.5.
Bảng II.5. Thống kê số lượng đường lò phương án II.
Stt Tên đường lò Số
lượng
Tiết diện
(m
2
)
Chiều dài
(m)
Loại vật liệu Tuổi
(năm)
1 Giếng chính 1 23,7 425 Bê tông 36
2 Giếng phụ 1 23,7 425 Bê tông 36
3 Lò XV +28 1 16,8 1250 Thép SVP-27 10,28
4 Lò XV -80 1 16,8 1422 Thép SVP-27 20,56
5 Lò XV -188 1 16,8 1650 Thép SVP-27 20,56
6 Lò XV -350 1 16,8 786 Thép SVP-27 15,42
7
Lò thượng
chính-phụ

1 16,8 2100 Thép SVP-27 10,28
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55
Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 25
8 Sân ga 5 20,6 200 Bê tông 20,56
Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55

×