Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong trường
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa Môi
trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng phân tích môi trường – Khoa
Môi trường – trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong thời gian qua
đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt quá trình phân tích mẫu phục
vụ đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Trần Sơn Tùng và ThS. Nguyễn
Bích Ngọc, là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện làm Đồ
án tốt nghiệp. Các thầy cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm
cho em suốt thời gian làm Đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy cô,
em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh
thần làm việc, thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, giúp đạt hiệu quả cao
trong công việc, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và
công tác sau này.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Đồ án tốt nghiệp.
Do thời gian thực hiện Đồ án có nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi
thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến bổ sung để đồ án được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Đức Trung
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH M  C HÌNH V 
DANH M  C T  VI  T T  T


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DO Oxy hòa tan (Disolved oxygen)
COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand)
BOD
5
Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (Bio oxygen demand)
TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)
KLN Kim loại nặng
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International
Cooperation Agency)
IMER Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Institute of Marine
Environment and Resources)
UBND Ủy ban Nhân dân
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BVMT Bảo vệ Môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
MỞ ĐẦU
Thành phố Hạ Long không chỉ được biết đến bởi di sản thiên nhiên thế giới –
Vịnh Hạ Long, mà đây còn là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị chính
của tỉnh Quảng Ninh, một cực của vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc Hà Nội
– Hải Phòng – Quảng Ninh. Cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài
nguyên phong phú, kinh tế của thành phố luôn đứng trong top đầu những thành phố
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trên địa bàn thành phố, rất nhiều ngành kinh tế
cùng phát triển và đạt hiệu quả cao: khai thác khoáng sản, vận tải, đường bộ và
đường thuỷ, cơ khí và đóng tàu, các ngành sản xuất chế biến và đặc biệt là ngành du
lịch - dịch vụ. Tuy nhiên, một mặt sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế này
đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long nói riêng và
tỉnh Quảng Ninh nói chung, mặt khác cũng tạo ra rất nhiều vấn đề nan giải hiện

nay. Đó là những mâu thuẫn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên,
đó là những vấn đề về chất thải rắn, khí thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất,
sinh hoạt, dịch vụ, …Tất cả đều đã và đang gây nên những tác động khác nhau tới
môi trường, làm suy thoái môi trường trong vùng đặc biệt là môi trường biển ven
bờ.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long đang diễn ra ngày
càng nghiêm trọng. Khu vực Cảng than Cột 8, khu neo đậu của tàu du lịch,
thường xuyên có váng dầu thải loang rộng trên mặt biển. Rác thải sinh hoạt và rác
thải công nghiệp từ các tàu du lịch, nhà bè, nhà máy, nhà hàng chưa qua xử lý trôi
nổi trên biển Vịnh Hạ Long, Tình trạng này diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng xấu
đến mỹ quan khách du lịch mà còn gây hại đối với chính sức khỏe người dân nơi
đây.
Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá chất lượng môi
trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long” nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để
đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long, làm cơ sở cho
việc quy hoạch phát triển và quản lý môi trường nơi đây.
4
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm các mục đích sau đây:
- Đánh giá được chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm môi
trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long.
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập chung vào một số nội dung chính sau:
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hạ Long
- Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ
- Quan trắc, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh
Hạ Long
- Các nguồn gây ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm nước

biển ven bờ Vịnh Hạ Long
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long [5]
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có toạ độ địa lý:
Từ 20
0
55’ đến 21
0
05’ vĩ độ Bắc;
Từ 106
0
50’ đến 107
0
30’ kinh độ Đông
Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, có trục quốc lộ 18A đi
qua; cách Hà Nội 165km về phía Tây, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180km về
phía Tây Nam; Phía Bắc - Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía Nam thông ra biển
qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía Đông - Đông Bắc giáp thị xã Cẩm
Phả, phía Tây - Tây Nam giáp huyện Yên Hưng với bờ biển dài trên 20km.
Thành phố có địa hình rất đặc biệt, khu vực tiếp giáp trực tiếp với bờ biển dài
hơn 20km, khu vực bên trong tựa vào đồi, núi. Do đặc điểm của địa hình, thành phố
chia làm hai khu vực rõ rệt là khu vực phía Đông và khu vực phía Tây, cách nhau
bởi eo biển Cửa Lục rộng 420m. Nối hai bờ Cửa Lục là là cây cầu Bãi Cháy, một
trong 05 cây cầu dây văng một mặt phẳng lớn nhất thế giới. Phía Đông thành phố là
trung tâm chính trị và công nghiệp than của Tỉnh. Phía Tây thành phố là trung tâm
du lịch - dịch vụ, đồng thời là khu công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng của
cả nước.
Thành phố Hạ Long có 20 phường, đó là: Đại Yên, Việt Hưng, Tuần Châu,

Hùng Thắng, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Bãi Cháy, Hà Khách, Cao Xanh, Yết Kiêu, Hòn
Gai, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Cao Thắng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Tu, Hà
Phong, Hà Trung, Hà Lầm.
1.1.2. Địa hình, địa chất
a. Đặc điểm địa chất:
Hạ long có các dạng đá mẹ chính: đá phiến thạch, cát kết và đá vôi
Đá phiến thạch: Tùy theo địa hình và chế độ canh tác đã ảnh hưởng trực tiếp
tới quá trình hình thành đất dày hay mỏng.
Đá cát kết (sa thạch): Phân bố ở hầu hết các vùng đồi núi thành phố Hạ Long.
Đá vôi: Phân bố ở các đảo ngoài biển. Đá vôi chủ yếu ở dạng đá gốc tươi.
6
Ngoài các loại đá kể trên còn có mẫu chất phù sa phân bố ở vùng ven biển,
thường có địa hình bằng, thoải, tạo nên các loại đất có tầng dày, độ phì nhiêu khá.
b. Đặc điểm địa hình:
Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức
tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng
rõ rệt như sau:
Vùng đồi núi: Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía Bắc và Đông Bắc (phía
Bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố, gồm các dải đồi cao trung
bình từ 150 - 250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp
dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 - 20% xen giữa đồi núi là những thung
lũng nhỏ, hẹp.
Vùng ven biển: Bao gồm địa phận ở phía Nam quốc lộ 18A, đây là dải đất
hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được
bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5m.
Vùng hải đảo: Đây là toàn bộ diện tích vùng vịnh, gồm khoảng trên 1.900 hòn
đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là đảo núi đá. Riêng đảo Tuần Châu nằm phía Tây Nam thành
phố đã được nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa

đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là vùng
ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long chịu sự chi phối
mạnh mẽ của biển.
Nhiệt độ trung bình năm 23,7
0
C dao động từ 16,7
0
C - 28,6
0
C. Nhiệt độ trung
bình cao nhất 34,9
0
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 38
0
C, mùa đông nhiệt độ
trung bình thấp nhất 13,7
0
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5
0
C .
Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và
chia thành 2 mùa.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%
và thấp nhất là 68%.
Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: Gió mùa đông bắc và gió
tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là tây nam 4,5
m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió
7
mạnh nhất là cấp 9. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây ra thiệt hại, đặc
biệt là các khu vực ven biển.

Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những vùng đồi núi.
1.1.4. Thủy văn
a. Dòng chảy
Trường dòng chảy VHL – Bái Tử Long chia hai hướng chủ đạo liên quan đến
pha triều lên theo hướng Bắc - Đông, Bắc - Tây Bắc, dòng nước chủ yếu từ khu vực
phía Đông đảo Cát Bà theo hướng Nam đi vào vùng biển vịnh Hạ Long chia làm hai
hướng, hướng Bắc-Tây Bắc vào vịnh Hạ Long, vịnh Cửa Lục xuống tận phía Nam
đảo Tuần Châu, thứ hai hướng Đông - Bắc sang vịnh Bái Tử Long. Vận tốc dòng
chảy triều lên có giá trị biến đổi từ 50-100cm/s; Pha triều xuống theo hướng Nam-
Tây Nam, dòng nước từ phía Nam đảo Tuần Châu và vịnh Hạ Long chảy theo
hướng Đông-Đông Nam, dòng nước từ phía Cửa Ông và vịnh Bái Tử Long chảy
theo hướng Tây-Tây Nam sau đó kết hợp với nhau đi xuống phía Nam qua phía
Đông đảo Cát Bà.
b. Thủy triều
Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc
Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.
Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình 18
0
C đến 30,8
0
C. Biển ở Hạ Long thường có
biểu hiện xâm thực đáy của các cửa sông và biển gây xói lở biến dạng bờ biển.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [5]
1.2.1. Dân số
Dân số thành phố năm 2009 là 202.839 người đến năm 2012 là 234.592 tăng
31.753 người so với năm 2009, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 1,005% đến
năm 2012 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2009-2012 trung
bình là 1,051%.
Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2009 là 820 người/km

2
, đến năm 2012
mật độ dân cư tăng lên 834 người/km
2
.
8
1.2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm (2006-2010) luôn duy trì ở mức cao và
ổn định, tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 ước đạt 11.968 tỷ đồng (giá thực tế), tăng
2,06 lần so với năm 2005, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 15,55%/năm; GDP
bình quân đầu người năm 2011 (giá thực tế) ước đạt 2.680 USD, bằng 1,61 lần năm
2005.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp-du lịch-dịch vụ-
nông nghiệp. Năm 2006: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng: 54,7%, ngành
dịch vụ và du lịch: 44,0%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,3%. Đến năm 2011, tỷ
trọng trong cơ cấu nền kinh tế tương ứng là công nghiệp và xây dựng chiếm 54,8%,
dịch vụ chiếm 44,2% và nông - lâm - thủy sản chiếm 1%.
a. Kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2012 ước đạt 13.500 tỷ
đồng, tăng bình quân hàng năm 16,5%. Trong đó công nghiệp địa phương ước đạt
814 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,4%/năm. Các doanh nghiệp có
vốn chủ đạo của nhà nước chiếm 75%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 25%.
Sản xuất than trên địa bàn Thành phố có sự tăng trưởng mạnh, sản lượng than
sạch năm 2012 đạt trên 14,2 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Bên cạnh ngành than thì thành phố Hạ Long cũng phát triển mạnh ngành công
nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy
đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, là nhà máy đóng tàu hiện
đang chuẩn bị mở rộng và tăng thiết bị để có thể đóng tàu trọng tải tới 53.000 tấn có
thiết kế lớn nhất nước ta.
Thành phố Hạ Long có nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, tổng công suất 1.200

MW đặt ngay cạnh Cầu Bang đã đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng điện cho Thành
phố và tỉnh Quảng Ninh.
b. Kinh tế dịch vụ
9
Năm 2010 trên địa bàn thành phố có 10.200 cơ sở tham gia kinh doanh dịch
vụ, tăng 3.300 cơ sở (48%) so với năm 2005, tăng 21% về số vốn đăng ký. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010 ước đạt 12.036 tỷ đồng, tốc độ
tăng bình quân 17,45%/năm.
Từ năm 2006-2009, tổng lượng khách du lịch đến Hạ Long tăng bình quân
14%/năm trong đó khách quốc tế tăng 14,2%, Năm 2012 khách du lịch đến thành
phố đạt trên 3,2 triệu lượt khách trong đó có 1,7 triệu lượt khách quốc tế tăng 1,5
lần so với năm 2005; doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng năm 2012 đạt trên
2.256 tỷ đồng, tăng 1.276 tỷ đồng so với năm 2006 (980 tỷ đồng).Tốc độ tăng bình
quân của doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng đạt 28,65% trong giai đoạn từ năm
2006-2012.
c. Hoạt động giao thông vận tải
Về giao thông, Hạ Long nằm chính giữa quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa
khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng
rất nhanh. Từ Hạ Long theo quốc lộ 10 có thể đến Uông Bí và qua Hải Phòng, Nam
Định tới đường quốc lộ 1A xuyên Việt tại Ninh Bình cũng sẽ được nâng cấp thành
đường cao tốc theo chương trình "Hai hành lang, một vành đai kinh tế".
Thành phố còn có tiềm năng lớn phát triển giao thông thuỷ. Cảng Cái Lân có
khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng xăng dầu B12 cảng chuyên
dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sâu bến 7-9m cho tàu 1 vạn
tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống
lớn nhất và duy nhất ở nước ta. Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ,
các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh. Việc cải tạo cảng
Hòn Gai thành cảng hành khách và dịch vụ tổng hợp đã thực hiện xong, độ sâu bến
7-9m, có khả năng phục vụ các tàu du lịch loại lớn của Quốc tế, đang được quy
hoạch trở thành cảng khách quốc tế trong khu vực.

1.2.3. Giáo dục, Y tế
a. Giáo dục
10
Thành phố có 3 trường đào tạo hệ Cao đẳng (Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Cao
đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm) và 4
trường Trung cấp dạy nghề, 6 trường THPT (Trường THPT Hòn Gai lâu đời nhất
thành lập năm 1959), 38 trường Trung học cơ sở, PTCS và Tiểu học.
b. Y tế
Các cơ sở ý tế trên địa bàn được đầu tư xây dựng mới và mua sắm thiết bị hiện
đại từ đầu năm 2006 đến nay như: Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Lao và
phổi, Bệnh viện Y dược cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bãi Cháy,… Đến
hết 2010, Thành phố có 19/20 trạm Y tế phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.
1.3. Tổng quan về ô nhiễm nước biển ven bờ
1.3.1. Ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài, một phần lớn
dân số sinh sống phụ thuộc vào biển. Đây cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn
đến các vấn đề tiêu cực cho môi trường nước biển hiện nay.
Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu,
báo cáo khoa học và các bài báo về vấn đề ô nhiễm biển từ các hoạt động trong bờ
đặc biệt là ô nhiễm các chất hữu cơ.
Dấu hiệu bị ô nhiễm thể hiện ở các vùng nước ven bờ bởi các tác nhân như
dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin
và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao
hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực
vật nổi ở miền trung suy giảm rõ rệt.
Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước
biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2 [7]. Hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện
tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm
chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất lượng môi trường biển thay
đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng

vùng bờ. Ở một số vùng biển khác như khu vực nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng có
dấu hiệu bị ô nhiễm KLN, COD và TSS nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, hoạt động nuôi tôm, và các hoạt động của tàu thuyền
11
trên biển. Đa số nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra vịnh
Đà Nẵng mà chưa qua xử lý. Chất lượng nước biển ven bờ xuống cấp gây ảnh
hưởng lớn đến hoạt động du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn, phát triển của hệ sinh
thái rạn san hô Đà Nẵng.
Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, các vùng biển ven bờ của Việt
Nam chịu nhiều áp lực từ các hoạt động như phát triển du lịch ven biển, phát triển
công nghiệp ven biển, khai thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động hàng hải và một
phần không nhỏ do từ việc gia tăng dân số. Dưới tác động của các áp lực này, vùng
biển ven bờ của Việt Nam có hàm lượng một số chất ô nhiễm đáng quan tâm như
TSS, COD, NH4
+
, dầu mỡ. Hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ cao ở vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, thấp ở khu vực miền Trung và có xu thế
giảm ở miền Bắc, tăng cao ở miền Nam trong giai đoạn 2005-2009. Nhu cầu oxy
hoá học có xu hướng tăng dần vào các khu vực ven biển phía nam và hàm lượng
dầu mỡ đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm do giá trị đo được tại hầu hết các điểm
đo đều vượt tiêu chuẩn so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (0,2mg/l) cho mọi mục đích sử dụng và
cao nhất ở các vùng biển miền Trung. Hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Pb,
Zn, Cd, Hg, As nằm trong giới hạn cho phép.
1.3.2. Ô nhiễm nước biển ven bờ tại Vịnh Hạ Long
Vùng biển ven bờ Vịnh Hạ Long được xác định bởi bờ vịnh dọc theo quốc lộ
18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã
Cẩm Phả). Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu
vực vịnh Hạ Long đã và đang được các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ
tập trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long,

bảo vệ các giá trị di sản thiên nhiên được thế giới công nhận.
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nước biển ven bờ
khu vực vùng đệm của vịnh Hạ Long thể hiện thông qua các thông số như nhu cầu
oxy hóa học (COD) và nồng độ nitơ amoni vượt quá giá trị tiêu chuẩn ven bờ ở gần
như tất cả các điểm lấy mẫu do ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải
12
công nghiệp. Bên cạnh đó, nước ven bờ dọc theo thành phố Hạ Long có nồng độ
dầu và mỡ tương đối cao do các hoạt động của tàu thuyền ảnh hưởng đến chất
lượng nước trong vùng đệm Vịnh Hạ Long. Tại cửa sông của suối Lộ Phong, quan
sát thấy nồng độ COD và kim loại nặng tương đối cao. Có thể nói rằng hoạt động
khai thác than tại khu vực thượng nguồn suối Lộ Phong đã ảnh hưởng tới chất
lượng nước.
Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước biển ven bờ theo mạng điểm
quan trắc của tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012 và 2013 cũng cho thấy dấu hiệu của
ô nhiễm chất hữu cơ khu vực ven biển vịnh Hạ Long do các hoạt động của khu công
nghiệp và đô thị hóa thể hiện trong thông số nhu cầu oxy sinh hóa cao với khoảng
dao động từ 5 đến 32 mg/l tập trung ở các khu vực cảng tàu du lịch Bãi Cháy, Bãi
tắm Bãi Cháy, nước biển ven bờ khu vực sau chợ Hạ Long 1, nước biển ven bờ khu
vực Cột 3, Cột 8 – cách cảng Nam Cầu Trắng 01 km [4]. Hàm lượng dầu đo được
trong các khu vực này cũng đặc biệt cao và vượt quá ngưỡng cho phép của quy
chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng cho những khu vực khác
khu vực bãi tắm và nuôi trồng thủy sản.
1.4. Các nghiên cứu về vấn đề chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long
Hạ Long là một thành phố phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội - văn hóa, các
hoạt động về bảo vệ môi trường trong những năm gần đây cũng được sự quan tâm
rất nhiều từ chính quyền địa phương và người dân.
Về lĩnh vực nghiên cứu, từ sớm đã có nhiều dự án, nghiên cứu quan trọng về
môi trường Vịnh Hạ Long. Đầu tiên phải kể đến đó là dự án Nghiên cứu môi trường
vịnh Hạ Long năm 1998 do cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện với những
kết quả sơ bộ cho thấy tiềm năng ô nhiễm vịnh Hạ Long theo sự phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Một số nghiên cứu tiêu biểu khác của tác giả Phạm
Văn Lượng (2000), Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng một số kim loại nặng trong
nước tại các điểm đặc trưng thuộc vịnh Hạ Long, Bên cạnh đó còn rất nhiều các
dự án quan trắc môi trường Vịnh Hạ Long định kỳ nhằm mục đích kiểm soát, quản
lý môi trường phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
13
Đề tài về chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long cũng trở thành một đề tài được
nhiều sinh viên, học viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn như:;
Đoàn Thị Thu Trà Trà (2006), Đánh giá ô nhiễm nước biển Vịnh Hạ Long và
nghiên cứu phương pháp giảm thiểu, luận văn thạc sĩ khoa học môi trường, Trường
Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. Nguyễn Thị Thuý Hằng, (2012), Đánh giá
thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường
Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. Và gần đây nhất, là nghiên cứu của Thạc sĩ kỹ
thuật môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho thấy các ảnh hưởng
của hoạt động của con người từ bờ đến chất lượng môi trường ven biển vịnh Hạ
Long thể hiện qua sự biến đổi của hàm lượng các kim loại nặng và các chất hữu cơ.
Các kết quả quan trắc từ các chương trình quan trắc định kì, quan trắc cho dự án bảo
vệ môi trường Vịnh Hạ Long (JICA) cho thấy khu vực ven bờ vịnh Hạ Long có
dấu hiệu của sự ô nhiễm với mức độ khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
con người và gây suy giảm hệ sinh thái. Luận văn này sẽ nghiên cứu kỹ các đề xuất
về mặt kỹ thuật cũng như quản lý để lựa chọn nhằm mục đích nâng cao tính khả thi
trong công tác giảm thiểu ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long.
1.5. Một số phương pháp nghiên cứu chất lượng nước biển ven bờ
Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực
vịnh Hạ Long đã và đang được các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ tập
trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, bảo
vệ các giá trị di sản thiên nhiên được thế giới công nhận. Đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu, báo cáo khoa học đưa ra các phương pháp khác nhau nghiên cứu,
đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ như:

+ Ứng dụng mô hình toán học phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ ở bờ phía
Tây Vịnh Bắc Bộ (Vũ Duy Vĩnh, 2007). Các mô hình toán có thể cung cấp các
thông tin như các chất gây ô nhiễm đó xuất phát từ đâu, di chuyển và biến đổi như
thế nào từ các nguồn phát thải ra các khu vực xung quanh từ đó đưa ra các dự báo,
đánh giá các tác động đó.
14
+ Xác lập bộ chỉ thị sinh vật đánh giá mức ô nhiễm biển (các nhà khoa học
thuộc Phân viện Hải dương học Hải Phòng). Bộ chỉ thị gồm các loài sinh vật thuộc
nhóm sinh vật đáy, sinh vật phù du và sinh vật thân mềm hai mảnh vỏ. Dựa vào bộ
sinh vật chỉ thị, mức độ ô nhiễm biển sẽ được đánh giá thông qua chỉ số về số lượng
loài, chỉ số mật độ, chỉ số đa dạng của sinh vật chỉ thị trong vùng khảo sát.
+ Phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng nước biển (WQI) và phân vùng ô
nhiễm từ kết quả tính WQI (Nguyễn Thị Thế Nguyên, 2014, Nghiên cứu phân vùng
chất lượng nước Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý và
sử dụng, Luận văn Tiến sĩ Khoa học môi trường). Hiện tại, Tổng cục Môi trường
mới ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán WQI cho nước mặt nhưng chưa có sổ tay
hướng dẫn tính toán WQI cho nước biển ven bờ. Do vậy, cần có thêm các nghiên
cứu xây dựng WQI phục vụ công tác đánh giá, phân vùng chất lượng nước biển.
15
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng là nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long.
Phạm vi nghiên cứu: Nước biển ven bờ ở độ xa cách 0,5 – 1km so với bờ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Căn cứ vào nội dung của đề tài, đề tài tìm hiểu và chọn lọc các tài liệu cần
thiết, liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu được tìm hiểu, thu thập gồm có:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên của vùng: vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn,
- Các tài liệu về điều kiện kinh tế vùng có ảnh hưởng đến chất lượng nước
biển ven bờ.

- Các kết quả nghiên cứu trước đây của các cơ quan, các nhà khoa học, chất
lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long như: Dự án JICA về BVMT vịnh Hạ Long
2010-2012; Các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh và quốc gia; các báo cáo kết quả
quan trắc môi trường định kỳ khu vực vịnh Hạ Long.
- Các QCVN, TCVN về nước biển ven bờ tiến hành nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm
 Lấy mẫu ngoài hiện trường
Việc lựa chọn điểm lấy mẫu cũng dựa trên mạng điểm quan trắc hiện tại bao gồm:
Mạng điểm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Mạng điểm quan trắc của dự án JICA về BVMT vịnh Hạ Long do IMER và
Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Ninh thực hiện.
Mạng điểm quan trắc của Ban quản lý vịnh Hạ Long.
Từ cơ sở lựa chọn điểm khảo sát lấy mẫu trên, đề tài này tập trung lấy mẫu như
sau:
Theo không gian: lấy mẫu nước biển ven bờ cách bờ khoảng 0,5 - 1km tại khu
vực bãi tắm Bãi Cháy, Khu vực Quảng Trường Cột 3, Khu vực Cột 8 – cách Cảng
Nam Cầu trắng 01 km.
Tần suất lấy mẫu: lấy 2 lần trong tháng 4 và tháng 5.
16
Mẫu được lấy theo điều kiện thuỷ triều sau khi nghiên cứu lịch thuỷ triều qua
Bảng thuỷ triều năm 2015 cho thấy tại thời điểm ngày 11/04/2015 có mức nước
3,7m diễn ra lúc 16-18h và ngày 02/05/2013 với mức triều là 0.7m vào lúc 8-11h.
Sơ đồ biểu diễn thuỷ triều trong 2 tháng 4 và tháng 5 như sau:
Hình 2.1. Bảng thuỷ triều khu vực Hòn Gai tháng 4 năm 2015
(Nguồn: Bảng thuỷ triều 2015 khu vực Hòn Gai)
Hình 2.2. Bảng thuỷ triều khu vực Hòn Gai tháng 5 năm 2015
Phương pháp lấy mẫu:
Vị trí lấy mẫu mô tả như sau:
Bảng 2.1. Bảng mô tả các vị trí lấy mẫu

TT
KH
mẫu
Mô tả vị trí lấy
mẫu
Tọa độ
Đặc điểm khu vực lấy mẫu
E N
17
1.
NB
1
Nước biển ven bờ
khu vực bãi tắm
Bãi Cháy
107°
2'46.2
4"
20°57'1
.13"
Khu vực ven bờ bãi tắm Bãi
Cháy, nơi pha loãng các dòng
thải từ bờ từ các hoạt động du
lịch và dân sinh của khu vực
Bãi Cháy
NB
2
Nước biển ven bờ
khu vực Quảng
trường Cột 3

107°
5'45.5
1"
20°56'4
4.27"
Khu vực ven bờ cột 3 cách bờ
khoảng 500m, nơi pha loãng
các dòng thải từ bờ từ các hoạt
động dân sinh khu vực Cột 3
NB
3
Nước biển ven bờ
khu vực Cột 8 -
cách cảng Nam
cầu Trắng 01 km
107°
7'50.9
2"
20°56'1
5.79"
Khu vực ven bờ cột 8 cách
cảng Nam Cầu Trắng 01 km và
cách bờ khoảng 500 m, nơi pha
loãng các dòng thải từ bờ từ các
hoạt động dân sinh, hoạt động
khai thác than khu vực Cột 8
Hình 2.3: Vị trí các điểm lấy mẫu
Các bước lấy mẫu:
Bước 1: Lựa chọn và rửa kĩ chai, lọ đựng mẫu bằng xà phòng trước khi lấy
mẫu.

Bước 2: Tráng bình bằng nước tại nơi lấy mẫu từ 2 – 3 lần, tiến hành lấy mẫu
theo tiêu chuẩn lấy mẫu nước biển ven bờ: TCVN 5998-1995 – Chất lượng nước –
Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước biển. Tránh các mẫu chất rắn như lá cây, rác,
vào trong bình.
18
NB 1
NB 2
NB 3
Vị trí các điểm lấy mẫu
Bước 3: Đậy chặt nắp bình ghi rõ thông tin mẫu đã thu (thời gian lấy mẫu,
người lấy mẫu, )
Bước 4: Bảo quản mẫu theo TCVN 5993:1995.
Bảng 2.2. Phương pháp bảo quản mẫu đối với các chỉ tiêu phân tích
STT Thông số
Chai
đựng
Điều kiện bảo
quản
Thời gian
bảo quản
tối đa
1 pH PE Không 6h
2 Nhiệt độ PE Không Không
3 Độ mặn PE Không 6h
4 Oxy hòa tan (DO) G Cố định tại chỗ 24hh
5
Xác định nhu cầu Oxy sinh
hóa (BOD
5
)

PE Lạnh 2-5
o
C 4h
6
Xác định nhu cầu Oxy hóa
học (COD)
PE Lạnh 2-5
o
C 4h
7 Chất rắn lơ lửng (TSS) PE Không 48h
8 NH
4
+
PE Lạnh 2-5
o
C 24h
9 Mn PE
Lọc ngay khi
lấy mẫu, axit
hóa đến pH < 2
1 tháng
10 Tổng Fe PE
Lọc ngay khi
lấy mẫu, axit
hóa đến pH < 2
1 tháng
11 F
-
PE Không 1 tháng
12 Pb PE

Lọc ngay khi
lấy mẫu, axit
hóa đến pH < 2
1 tháng
13 Dầu mỡ G
Axit hóa đến
pH < 2, bảo
quản lạnh 2-
5
o
C
1 tháng
Chú thích: PE: Chất dẻo
G: Thủy tinh
 Phân tích trong phòng thí nghiệm
a. Phương pháp xác định các chỉ tiêu đo nhanh pH, nhiệt độ, độ mặn
Sử dụng máy Hach với các đầu đo, pH, nhiệt độ, độ mặn đo và ghi kết quả.
b. Phương pháp xác định hàm lượng NH
4
+
(TCVN 5988:1995)
Nguyên t`c
19
Ion amoni phản ứng với hypoclorit và phenol tạo phức màu xanh đậm trong
môi trường kiềm, chất xúc tác là nitroprusside. Đo độ hấp thụ quang ở bước sóng
640nm.
Tiến hành
Lập đường chuẩn:
Chuẩn bị 6 bình định mức 25ml, đánh số từ 0-5 và làm các bước như bảng
dưới đây:

0 1 2 3 4 5
C dãy chuẩn (mgN/l) 0 0,05 0,1 0,4 0,8 1,2
V(ml) dung dịch làm việc 0 0,25 0,5 2 4 6
Dung dịch phenol 1 1 1 1 1 1
Dung dịch xúc tác 1 1 1 1 1 1
Dung dịch hỗn hợp 2 2 2 2 2 2
Định mức đến vạch 25ml bằng nước cất. Để tạo màu ổn định rồi đem đo Abs ở
bước sóng 640nm.
Lập phương trình đường chuẩn Abs = aC + b (C là nồng độ NH
4
+
mgN/l)
Số liệu lập đường chuẩn xác định hàm lượng NH
4
+
Hình 2.4. Dãy chuẩn NH
4
+
(mgN/l)
Phương trình đường chuẩn
Y = 1.2082x – 0.0508 với (R
2
=0.9984)
Trong đó: Y là giá trị Abs đo được
20
x là nồng độ đo được (mgN/l)
Phân tích mẫu môi trường
Tiến hành các bước tương tự như đối với đường chuẩn, thay dung dịch chuẩn
bằng 2ml mẫu môi trường.
Đo Abs của mẫu môi trường

Nếu mẫu môi trường nằm ngoài khoảng của đường chuẩn thì phải pha loãng
mẫu môi trường.
Tính kết quả
Từ Abs của mẫu môi trường đo được tính C
đo
)/( lmgN
a
bAbs
C
đo

=
C
mẫu
= C
đo
x f (mgN/l)
Trong đó:
C
đo
: là nồng độ NH
4
+
trong mẫu môi trường (mgN/l)
f : là hệ số pha loãng
c. Xác định BOD (TCVN 6001–1:2008)
Nguyên t`c
Mẫu nước cần phân tích được xử lý sơ bộ và pha loãng với những lượng khác
nhau của một loại nước loãng giàu oxy hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí, có
ức chế sự nitrat hóa.

Ủ mẫu ở nhiệt độ 20°C trong một thời gian xác định, năm ngày hoặc bảy
ngày, ở chỗ tối, trong bình đầy và nút kín. Xác định nồng độ oxy hòa tan trước và
sau khi ủ. Tính khối lượng oxy tiêu tốn trong một lít mẫu.
Cách tiến hành
Mẫu môi trường
Chuẩn bị 8 bình thủy tinh tối màu loại 250ml.
Hút chính xác 10ml mẫu đã được xử lý cho vào bình pha loãng.
Thêm nước pha loãng có cấy vi sinh vật định mức đến vạch.
Chia các bình thành 2 dãy:
+ Dãy bình thứ nhất: Xác định nồng độ oxi hòa tan của từng bình (DO
1
).
+ Dãy bình thứ hai: Cho vào tủ ủ trong bóng tối ở nhiệt độ (20± 2)
o
C trong 5 ngày
sau 5 ngày lấy ra rồi xác định nồng độ oxi hòa tan (DO
5
).
21
Làm song song với mẫu trắng.
Hình 2.5. Dãy bình ủ phân tích BOD
5
Tính kết quả
BOD
5
= [( DO
1
– DO
5
)

MMT
– (DO
1
– DO
5
)
MT
] x f (mgO
2
/l)
Trong đó:
MMT: mẫu môi trường
MT: mẫu trắng
f: hệ số pha loãng (f = 1)
d. Xác định COD bằng phương pháp Pemanganat (TCVN 4565-88)
Nguyên t`c
Dựa trên việc oxi hoá các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch
Kalipemanganat 0,1N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi. Lượng dư
Kalipemanganat được chuẩn độ bằng axit ascorbic 0,1N.
Tiến hành
Hút 100 ml mẫu cho vào bình tam giác dung tích 250 ml, cho thêm 3 viên bi
thuỷ tinh. Sau đó thêm 1 ml H
2
SO
4
đặc, 10 ml KMnO
4
0,1N.Sau đó đem đun sôi
dung dịch trên bếp điện và để sôi 10 phút.
22

Lấy bình ra khỏi bếp điện, nhanh chóng thêm vào đó chính xác 10 ml axit
H
2
C
2
O
4
0,1N. Lắc đều, chuẩn độ ngược lượng axit dư bằng KMnO
4
đến khi dung
dịch xuất hiện màu hồng nhạt (bền 10s) thì dừng chuẩn độ.
Ghi V
1KMnO4
đã dùng
Tiến hành làm tương tự với 1 mẫu trắng. Thay mẫu môi trường bằng nước cất.
Ghi V
2KMnO4
đã dùng
Tính kết quả
COD = (mg/l)
Trong đó:
N: Nồng độ đương lượng của Dung dịch KMnO
4
dùng chuẩn độ (N)
V
1
: Thể tích dung dịch KMnO
4
để chuẩn độ mẫu môi trường (ml)
V

2
: Thể tích dung dịch KMnO
4
để chuẩn độ mẫu trắng (ml)
V: Thể tích mẫu lấy để phân tích (ml)
e. Xác định Mn, Pb bằng phương pháp AAS (TCVN 6193:1996)
Nguyên t`c
Dùng năng lượng ngọn lửa C
2
H
2
– không khí để nguyên tử hóa tất cả các dạng
hợp chất của nguyên tố Mn, Pb thành đám hơi nguyên tử, chiếu chùm tia đơn sắc từ
đèn catot rỗng của các nguyên tố trên vào đám hơi nguyên tử, khi đó mỗi nguyên tố
sẽ hấp thụ những tia nhất định. Sau đó nhờ bộ phận thu và phân ly phổ hấp thụ ta
chọn và đo cường độ vạch phổ phân tích để phục vụ cho việc định lượng nó.
Tiến hành
• Xử lý mẫu
Lọc mẫu càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy mẫu qua màng lọc có đường kính
lỗ là 0,45mm và axit hóa ngay bằng dung dịch HNO
3
đặc đến pH nằm trong khoảng
từ 1 đến 2. Trước khi lọc các bộ lọc phải được rửa kĩ bằng dung dịch HNO
3
1,5M
rồi tráng lại bằng nước cất.
• Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn: Với mỗi kim loại cần chuẩn bị dãy dung dịch
chuẩn bao gồm ít nhất 4 dung dịch có nồng độ nằm trong khoảng nồng độ cần xác
23

định của mỗi nguyên tố. Dãy dung dịch chuẩn của mỗi nguyên tố được chuẩn bị
bằng cách pha loãng dung dịch chuẩn gốc 1000ppm với dung dịch HNO
3
0,03M.
Chuẩn bị mẫu trắng: Sử dụng dung dịch HNO
3
0,03M
Bật máy quang phổ hấp thụ nguyên tử theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Đo Abs của dãy dung dịch chuẩn (với mẫu trắng làm phần zezo)
Lập phương trình đường chuẩn Abs = aC + b (C: nồng độ của nguyên tố cần
xác định tính theo ppm hay mg/l)
Tiến hành đo Abs của mẫu
Từ giá trị Abs đo được của mẫu sẽ tính được nồng độ C của nguyên tố cần xác
định trong mẫu.
Lưu ý: Sau mỗi lần đo Abs của bất kỳ mẫu nào phải tráng rửa hệ thống ống
dẫn bằng dung dịch HNO
3
0,03M trước khi đo Abs của mẫu tiếp theo.
f. Xác định tổng hàm lượng Sắt theo phương pháp trắc quang (TCVN 6177:1996)
Nguyên t`c
Chuyển toàn bộ các dạng sắt về sắt tan (Fe
2+
và Fe
3+
)
Khử toàn bộ lượng Fe
3+
về Fe
2+
Trong môi trường axit (pH = 2,5 – 9) Fe

2+
tác dụng với thuốc thử 1.10
phenalthrolin tạo thành phức màu da cam – đỏ, cường độ màu tỷ lệ thuận với hàm
lượng Fe
2+
có trong mẫu. Độ hấp thụ quang đo được ở bước sóng λ = 510nm.
Tiến hành
• Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị 6 bình định mức 25ml có đánh số từ 0 đến 5
Tiến hành xây dựng đường chuẩn
24
Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định tổng s`t
0 1 2 3 4 5
Dung dịch Fe
2+
chuẩn làm
việc (ml)
0 0,5 1 1,5 2 3
H
2
O 10 10 10 10 10 10
Dung dịch Hydroxyl –
amoniclorua (ml)
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Dung dịch đệm axetat (ml) 2 2 2 2 2 2
Thuốc thử 1.10 –
phenantrolin (ml)
1 1 1 1 1 1
Định mức đến vạch, để yên sau 15 phút đem đo Abs ở bước sóng 510nm
Lập phương trình đường chuẩn Abs = aC + b

Hình 2.6. Dãy chuẩn Fe (mg/l)
Phương trình đường chuẩn
Y = 0.114x – 0.0051 với (R
2
=0.9992)
Trong đó: Y là giá trị Abs đo được
x là nồng độ đo được (mg/l)
• Phân tích mẫu môi trường
25

×