Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

giáo trình xây dựng chương trình huấn luyện nghề quản lý dịch hại tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 68 trang )

1


Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp & PTNT



GIÁO TRÌNH
Mô đun: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Mã số: MĐ 07
NGHỀ: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ

MÔ ĐUN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Mã mô đun: MĐ 07
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun
+ Vị trí:




̣
NÔNG NGHIÊ
̣
P VA
̀
PHA
́
T TRIÊ
̉


N NÔNG THÔN









GIO TRÌNH
Xây dựng chƣơng trình huấn luyện
Mã số: MĐ 07
NGHÊ
̀
QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP
Trình độ: Sơ câ
́
p nghê
̀











2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 07






















3

LỜI GIỚI THIỆU

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, ngƣời nông dân thƣờng gặp rất
nhiều trở ngại, một trong số đó là sự phá hại mùa màng của các loại dịch hại nhƣ
côn trùng, bệnh hại, cỏ dại, ốc bƣơu vàng…. Do vậy để bảo vệ mùa màng đảm
bảo năng suất chất lƣợng, ổn định sản xuất thì biện pháp phòng trừ các loại dịch
hại là việc làm hết sức thiết yếu đối với ngƣời nông dân.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại đã đƣợc áp dụng để
bảo vệ cây trồng trƣớc sự tấn công của các loài dịch hại và biện pháp sử dụng
thuốc hóa học là thông thƣờng hơn cả. Mặc dù biện pháp hóa học hiệu quả cao
trong phòng trừ nhiều loài dịch hại nhƣng nó cũng có những mặt tiêu cực, đó là
gây ô nhiễm môi trƣờng, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, tiêu diệt
thiên địch, gây mất cân bằng sinh thái, hiện tƣợng kháng thuốc và tái bùng phát
mạnh hơn của các loài dịch hại,….
Trƣớc hiện trạng đó các nhà bảo vệ thực vật phải nghiên cứu tìm ra đƣợc
những biện pháp phòng trừ dịch hại vừa hiệu quả quản lý dịch hại nhƣng đồng
thời khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của biện pháp hóa học, do đó biện pháp
“quản lý dịch hại tổng hợp” đã ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Tất cả
hƣớng đến một nền sản xuất hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trƣờng.
Giáo trình mô đun “Xây dựng chương trình huấn luyện” là một mô đun
nằm trong giáo trình sơ cấp nghề “QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP”. Mô đun
xây dựng chƣơng trình huấn luyện gồm 3 bài:
Bài 1. Lập kế hoạch huấn luyện
Bài 2. Triển khai chƣơng trình huấn luyện
Bài 3. Đánh giá kết quả huấn luyện
Giáo trình này là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “QUẢN LÝ DỊCH HẠI

TỔNG HỢP”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hƣớng dẫn giáo viên thiết
kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng
cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các
ý kiến đóng góp Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao Đẳng Nông
4

Nghiệp Nam Bộ. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các cá nhân và tập thể
nói trên đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để
hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và
các tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Văn Dũng chủ biên
2. Ngô Hoàng Duyệt hiệu chỉnh




















5

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu
3
Mục lục
5
Mô đun xây dựng chƣơng trình huấn luyện
7
BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN 6
1. Xác định nhu cầu và mục tiêu huấn luyện 7
2. Một số vấn đề cơ bản về tập huấn IPM cho nông dân tại hiện trƣờng 8
BÀI 2: TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN 14
1. Các bƣớc cơ bản triển khai chƣơng trình huấn luyện 14
2. Một số mẫu xây dựng và triển khai chƣơng trình huấn luyện 15
BÀI 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN 58
1. Mục tiêu và cách tiến hành đánh giá kết quả huấn luyện 58
2. Một số mẫu đánh giá kết quả huấn luyện 59
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 64

1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun 64
2- Mục tiêu của mô đun 64
3- Nội dung chính 65
4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 65
5- Tài liệu tham khảo 66


6

MÔ ĐUN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Mã mô đun:MĐ 07

Giới thiệu:
Trong bất kỳ chƣơng trình tập huấn nào thì việc lập kế hoạch là công việc
cấp thiết đầu tiên. Trong đó việc xác định mục tiêu, nhu cầu ngƣời học và các
điều kiện cần thiết cho một lớp học đƣợc tiến hành thuận lợi là những nội dung
chính của việc lập kế hoạch.
Sau khi đã lập kế hoạch huấn luyện thì bƣớc kế tiếp là triển khai chƣơng
trình huấn luyện. Trong bƣớc này chúng ta phải thực hiện đầy đủ các nội dung
công việc và triển khai đƣợc các chƣơng trình đã xây dựng trên từng đối tƣợng
cây trồng cụ thể. Phải xác định đƣợc thời gian, địa điểm, nội dung, cách thức tiến
hành từng công việc cụ thể theo kế hoạch.
Đánh giá là khâu cuối cùng của chƣơng trình huấn luyện để biết đƣợc kết
quả của cả một chƣơng trình. Từ kết quả đánh giá chúng ta biết đƣợc mức độ
thành công của chƣơng trình huấn luyện, những thành công và những hạn chế
cấn khắc phục để chƣơng trình huấn luyện đạt kết quả tốt hơn.

BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN
Mã bài: MĐ07-1
Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Xác định đƣợc nhu cầu thực sự cần huấn luyện của đối tƣợng học viên
tại địa phƣơng.
- Lên kế hoạch chi tiết về thời gian địa điểm và các điều kiện cơ sở vật
chất cho việc huấn luyện có thể thực hiện đƣợc.\
- Mô tả và phân biệt đƣợc các đặc điểm của một lớp huấn luyện IPM tại
hiện trƣờng khác với lớp học thông thƣờng.
Nội dung chính:
7

1. Xác định nhu cầu và mục tiêu huấn luyện
1.1. Xác định nhu cầu huấn luyện
Mục tiêu:
- Xác định đƣợc mức độ cấp thiết phải tiến hành huấn luyện
- Các thành viên giải thích đƣợc các kết quả có thể đóng góp vào trong quá trình
sản xuất của họ.
- Mô tả đƣợc nhu cầu sản xuất của địa phƣơng đối với nhu cầu cần huấn luyện
trong hiện tại và tƣơng lai.
- Liệt kê những nhu cầu thay đổi trong quá trình quản lý dịch hại cần đạt đƣợc và
cách đáp ứng các nhu cầu đó.
- Chia sẻ mong đợi của các thành viên về khoá học.
- Xác định những mong đợi có thể đạt đƣợc.
- Thống nhất mục tiêu và các bƣớc chính của quá trình học tập.

1.2. Xác định đối tƣợng ngƣời học
- Là ngƣời sử dụng những kết quả của quá trình học tập, trực tiếp tham gia các
hoạt động của lớp học.
- Thực sự quan tâm và cùng có nhu cầu học tập.
- Có trách nhiệm trong việc quản lý và triển khai các các hoạt động của lớp học.
- Sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình trong quá trình học tập

- Tích luỹ, đúc kết kiến thức, kinh nghiệm để chia sẻ cho những nông dân khác.
1.3. Xác định mục tiêu và cách tiến hành
* Mục tiêu
Lập đƣợc kế hoạch huấn luyện tại cộng đồng, thống nhất các hoạt động, công cụ,
phƣơng pháp thúc đẩy, vật liệu cần thiết, trách nhiệm và thời gian.
* Cách tiến hành
- Họp nhóm thúc đẩy để xây dựng kế hoạch
- Sử dụng khung lập kế hoạch
Thời
Nội dung /Các hoạt
Công cụ/
Vật liệu/tài liệu
Trách
8

gian
động
phƣơng pháp
cần thiết
nhiệm






Để lập đƣợc kế hoạch huấn luyện IPM, nhóm thúc đẩy cần nắm chắc các
bƣớc và các công cụ sử dụng trong giai đoạn khởi xƣớng, cách tổ chức thực
hiện/làm việc tại cộng đồng trong toàn bộ quá trình khởi xƣớng.
* Lưu ý: Trên thực tế, tuỳ vào điều kiện cụ thể từng địa phƣơng, lĩnh vực ƣu tiên

và mối quan tâm của cộng đồng mà thời gian khởi xƣớng tập huấn tại địa
phƣơng có thể từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, thời gian cho 1 đợt khởi xƣớng tốt
nhất là 2 ngày.
2. Một số vấn đề cơ bản về tập huấn IPM cho nông dân tại hiện trƣờng
2.1. Khái niệm tập huấn IPM cho nông dân tại hiện trƣờng
Là phƣơng pháp tập huấn theo nhóm, là một quá trình học hỏi, chia sẻ
kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực của nông dân để tự xác định và
phát triển các phƣơng thức quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả, phù hợp với
nhu cầu và điều kiện của họ. Các hoạt động học tập diễn ra tại hiện trƣờng và
kéo dài theo mùa vụ/ quá trình sản xuất một loại cây trồng nhất định.

9

Hình 7.1.1: Lớp học hiện trƣờng

2.2. Nguyên tắc của lớp học tập huấn IPM tại hiện trƣờng
Các hoạt động học tập diễn ra tại hiện trƣờng và kéo dài theo mùa vụ/ quá
trình sản xuất.
Phƣơng pháp tập huấn có sự tham gia: đào tạo có định hƣớng, vừa học vừa
thực hành.
Phù hợp với nhu cầu ngƣời học: nội dung, thông tin, tài liệu tập huấn đều
ngắn gọn, cơ bản đúc kết từ yêu cầu thực tế.
Lấy ngƣời học làm trung tâm: nâng cao kiến thức dựa trên kinh nghiệm
nông dân có sẵn, tự khám phá ý tƣởng và kiến thức mới.
Là sự giao tiếp 2 chiều: Tập huấn viên hƣớng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện để
học viên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức đã có và bổ sung, thảo luận kỹ thuật
mới.
Nâng cao tính tự quyết của học viên: Ngƣời học áp dụng kiến thức đƣợc
học vào thực tế sản xuất.
Đảm bảo tính bền vững trong đào tạo.

2.3. Đặc trƣng của lớp học IPM hiện trƣờng
Học hỏi: IPM là quá trình học hỏi, thông qua đó nông dân đƣợc nâng cao
năng lực không những về chủ đề học tập mà còn về cách thức tổ chức các hoạt
động theo nhóm, các kỹ năng giao tiếp cá nhân.
Quan sát: kết hợp những bài học, các buổi họp nhóm là quá trình quan sát,
theo dõi những thay đổi trong chủ đề học tập. Đó là cơ sở để so sánh kết quả và
trao đổi về tiến trình học tập.
Trao đổi, chia sẻ và phản hồi: là hoạt động thƣờng kỳ của nhóm, thông
qua đó các bài học, kinh nghiệm đƣợc đƣa ra. Quá trình thực hiện các chủ đề học
tập thƣờng xuyên đƣợc xem xét và thống nhất trong nhóm.
Học tập theo nhóm: mỗi lớp học có khoảng 25 – 30 nông dân tham gia cả
quá trình. Các hoạt động đều đƣợc thực hiện và ra quyết định bởi nhóm.
Đồng ruộng là lớp học: lớp học tổ chức tại mô hình trình diễn đƣợc thực
hiện trên đồng ruộng của một thành viên trong lớp, các buổi học đều đƣợc diễn
ra ở đó.
10

Trao quyền: ngƣời dân đƣợc quyền quyết định lựa chọn nội dung học tập
phù hơp, thời gian và địa điểm học tâp, chủ động thực hiện các hoạt động của
quá trình học tập.
2.4. Phƣơng pháp đào tạo và vai trò của các bên liên quan của lớp học IPM
hiện trƣờng
2.4.1. Phƣơng pháp lấy ngƣời học là trung tâm trong tập huấn
Là chiến lƣợc tạo cơ hội cho ngƣời học tham gia tích cực vào quá trình
dạy và học. Tập huấn viên đóng vai trò là ngƣời cung cấp thông tin nhƣng cũng
là ngƣời thúc đẩy quá trình học tập.
Tập huấn viên phải làm gì sử dụng phương pháp người học làm trung tâm.
Tập huấn viên nói ít hơn 70% lƣợng thời gian lên lớp.
Tôn trọng và đánh giá cao khi phát biểu ý kiến của học viên.
Phân công công việc cụ thể cho học viên thực hiện một mình hoặc theo nhóm để

thảo luận, thực hành.
Biến lớp học trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu.
THV trình bày ngắn gọn, có nhiều hình ảnh, băng hình minh họa phù hợp.
Tạo điều kiện để học viên cảm thấy mình có trách nhiệm đối với việc học và sự
tiến bộ của họ.
Điều gì quan trọng trong phương pháp lấy người học làm trung tâm
Việc áp dụng phƣơng pháp lấy ngƣời học làm trung tâm không phụ thuộc
hoàn toàn vào việc chuẩn bị bài cẩn thận mà còn phụ thuộc vào lòng tin của học
viên đối với vai trò thúc đẩy của THV.
Năng lực quan trọng của THV khi áp dụng phương pháp này là khả năng
đưa ra những câu hỏi kích thích tư duy của học viên, giao nhiệm vụ rõ ràng và
tổng hợp ngắn gọn, sâu sắc.
2.4.2. Vài trò của nhóm
Là ngƣời sử dụng những kết quả của quá trình học tập, trực tiếp tham gia
các hoạt động của lớp học.
Thực sự quan tâm và củng cố nhu cầu học tập.
Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong việc quản lý, triển khai các hoạt
động của lớp học.
11

Sử dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình trong quá trình
học tập (kiểm định và trao đổi).
Tích lũy, đúc kết kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ cho những nông dân
khác.
Là trung tâm tạo nên thành công của lớp học.
2.4.3. Đối với tập huấn viên
Hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình học tập nhằm đạt đƣợc mục tiêu và
nhiệm vụ đề ra.
Áp dụng nguyên tắc học của ngƣời lớn để xây dựng và thúc đẩy quá trình
học tập của học viên.

Khuyến khích quá trình tham gia học tập, chia sẻ và phản hồi kết quả mà
không phải cung cấp thông tin hoặc đƣa những ý kiến giải thích hay những câu
trả lời.
Tập huấn viên chỉ hƣớng dẫn quá trình mà không phải hƣớng dẫn kết quả.
2.5. Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp huấn luyện IPM tại hiện trƣờng
2.5.1. Ƣu điểm
- Nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của nông dân.
- Phƣơng pháp học thông qua làm giúp nông dân dễ tiếp thu, nắm chắc kiến thức.
- Tọa điều kiện để nông dân trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giữa nông
dân với nông dân và nông dân với tập huấn viên.
- Phát huy đƣợc tính sáng tạo, tính tự quyết và chủ động trong học tập của học
viên.
- Học viên thấy đƣợc thực tế tại đồng ruộng giúp nông dân dễ hiểu, dễ nhớ, có
điều kiện để thực hành nên nâng cao đƣợc kỹ năng thực hành.
- Thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia cùng một lúc.
- Ngƣời học có điều kiện để theo dõi, phân tích đánh giá từng giai đoạn sinh
trƣởng phát triển của từng loại cây trồng/ vật nuôi nên họ đƣa ra đƣợc các kỹ
thuật phù hợp.
- Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch và ý thức trách nhiệm của
từng học viên.
- Nông dân có thể trở thành hƣớng dẫn viên.
12

2.5.2. Nhƣợc điểm
- Tốn nhiều thời gian.
- Đòi hỏi kinh phí cao.
- Đòi hỏi khâu tổ chức lớp tập huấn tốt.
- Khó đảm bảo đƣợc số lƣợng học viên ở các lần học.
- Không chủ động đƣợc kế hoạch học tập (do thời tiết, do mùa vụ, ).
- Do tập huấn nhiều lần nên làm cho nông dân dễ chán nản nếu tổ chức các buổi

tập huấn không tốt và thiết kế nội dung không thiết thực.
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Lập kế hoạch cho một chƣơng trình tập huấn IPM
Cách thức tiến hành:
- Chia thành nhiều nhóm: mỗi nhóm từ 3-5 học viên
- Nội dung: Lập kế hoạch cho một chƣơng trình tập huấn IPM
- Địa điểm: phòng học, tại ruộng, vƣờn đang sản xuất
- Viết báo cáo kết quả thực hiện
Cụ thể nhƣ sau:
- Cách thức: mỗi học viên đƣợc nhận các dụng cụ điều tra, giấy, viết
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 học viên
- Hình thức trình bày: báo cáo số liệu
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở xây dựng kế hoạch nội dung,
phƣơng pháp, địa điểm và thời gian thực hiện.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Lập đƣợc bản kế hoạch chi tiết chƣơng
trình tập huấn IPM
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Nội dung nội, phƣơng pháp, địa
điểm và thời gian thực hiện.
Chi tiết, rõ ràng, phân bổ hợp lý nội dung
và thời gian thực hiện
Tính khả thi
Có khả năng thực hiện
13

Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
- Lập một bảng kế hoạch chi tiết huấn luyện IPM


14

BÀI 2: TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Mã bài: MĐ07-2
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này ngƣời học có khả năng:
- Triển khai đƣợc một chƣơng trình huấn luyện cụ thể đảm bảo đúng tiến
độ và chất lƣợng.
- Tổ chức lớp học lý thuyết tại phòng học và kỹ năng thực hành điều tra
ghi chép ngoài đồng ruộng.
- Xây dựng và triển khai đƣợc một chƣơng trình huấn luyện cụ thể cho
từng đối tƣợng cây trồng.
Nội dung chính:
1. Các bƣớc cơ bản triển khai chƣơng trình huấn luyện
Bƣớc 1: Tổ chức lớp huấn luyện
- Ổn định tổ chức lớp huấn luyện, phân nhóm
- Giới thiệu mục đích và nội dung lớp huấn luyện
Bƣớc 2: Xây dựng chƣơng trình tập huấn
- Thời gian tiến hành
- Địa diểm tiến hành
- Các dụng cụ hỗ trợ tập huấn
- Các nội dung tập huấn
Bƣớc 3: Triển khai nội dung huấn luyện
- Phát tài liệu huấn luyện
- Hƣớng dẫn lý thuyết
- Hƣớng dẫn thực hành
15

2. Một số mẫu xây dựng và triển khai chương trình huấn luyện
2.1. Nội dung chƣơng trình tập huấn lớp IPM trên cây rau

Tuần 1
- Kiểm tra đầu khóa
- Khai giảng
- Ổn định tổ chức lớp
- Khái niệm IPM
Tuần 2
- Hƣớng dẫn phƣơng pháp điều tra - phân tích HST
- Điều tra HST (hệ sinh thái)
- Hệ sinh thái ruộng rau- Chức năng sinh vật.
- Trò chơi
- Kỹ thuật trồng rau
- Hƣớng dẫn nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 3
Tuần 3
- Điều tra - phân tích HST
- Vai trò tác dụng của các loại phân bón
- Phƣơng pháp ủ phân chuồng
- Trò chơi
- Kỹ thuật trồng rau (Tiếp theo)
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch.
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 4
Tuần 4
- Điều tra - phân tích HST
- Thí nghiệm cắt lá lần 1: sau trồng 25 ngày
- Sinh lý cây rau giai đoạn cây con
- Trò chơi
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 5
16


Tuần 5
- Điều tra - phân tích HST
- Thiên địch là gì
- Thí nghiệm ảnh hƣởng thuốc trừ sâu đên thiên địch
- Văn nghệ IPM
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 6
Tuần 6
- Điều tra - phân tích HST
- Sinh lý cây rau giai đoạn phát triển thân lá
- Văn nghệ IPM
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 7
Tuần 7
- Điều tra - phân tích HST
- Thí nghiệm cắt lá lần 2: Sau trồng 40 ngày
- Biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp
- Văn nghệ IPM
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 8
Tuần 8
- Điều tra - phân tích HST
- Sinh lý cây rau giai đoạn ra hoa và quả
- Văn nghệ IPM
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 9
Tuần 9
- Điều tra - phân tích HST
- Vòng đời và chuỗi thức ăn
- Văn nghệ IPM

- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
17

- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 10
Tuần
10
- Điều tra - phân tích HST
- Biện pháp sử dụng thuốc hóa học và vi sinh
- Văn nghệ IPM
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 11
Tuần
11
- Điều tra - phân tích HST
- Sinh lý cây rau giai đoạn thu hoạch
- Đánh giá nguy có rủi ro và hành động
- Văn nghệ IPM
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 12
Tuần
12
- Điều tra - phân tích HST
- Điều tra nông thôn
- Văn nghệ IPM
- Báo cáo kết quả nuôi sâu hại và thiên địch
- Tổng kết buổi học - Kế hoạch tuần 13
Tuần
13
- Điều tra - phân tích HST
- Tổng kết số liệu - chuẩn bị biểu bảng

- Báo cáo thử
Tuần
14
- Kiểm tra cuối khóa
- Hội thảo đầu bờ

18

2.2. Nội dung chƣơng trình tập huấn lớp IPM trên cây bông
TUẦN
NỘI DUNG
01
-Tổ chức lớp
-Kiểm tra đầu khoá
-Giới thiệu (hệ sinh thái) HST
-Khai giảng
-Tổ chức lớp học - Dụng cụ học tập
-HST và chức năng sinh thái sinh vật
-Trò chơi
-Khái niệm IPM
-Đánh giá buổi học, kế hoạch tuần 2.
02
-Điều tra phân tích HST.
-TN (thí nghiệm) bộc phát rầy rệp.
-Phân tích HST.
-Phân bón và cách bón phân .
-Sinh lý cây bông giai đoạn sau gieo 35 ngày .
-Trò chơi.
-Insect zoo (vƣờn nuôi côn trùng).
-Thu phiếu điều tra ND.

-Đánh giá buổi học , kế hoạch tuần 3.
03
-Điều tra HST.
-TN cắt bông lần 1 ( 40-45 NSG)
-Kiểm tra bộc phát rầy rệp.
-Hƣớng dẫn TN rễ mạch dẫn.
-Báo cáo phân tích HST.
-Trò chơi.
19

-Insect zoo
-Thảo luận rễ và mạch dẫn.
-Đánh giá bộc phát rầy,rệp.
-Đánh giá buổi học , kế hoạch tuần 4.
04
-Điều tra HST.
-TN cắt nụ lần 1 (45-50 NSG).
-TN ảnh hƣởng TTS đến con ngƣời.
-Báo cáo phân tích HST.
-Trò chơi.
-Thảo luận ảnh hƣởng TTS (thuốc trừ sâu).
-Báo cáo Insect zoo (vƣờn nuôi côn trùng)
-Đánh giá buổi học, kế hoạch tuần 5.
05
-Điều tra HST.
-TN cắt lá lần 2 (60 NSG).
-Báo cáo phân tích HST.
-Trò chơi.
-Quản lý cỏ dại.
-Báo cáo Insect zoo

-Đánh giá buổi học , kế hoạch tuần 6.
06
-Điều tra HST.
-TN cắt nụ lần 2 (60 NSG).
-TN ảnh hƣởng TTS đến Thiên địch.
-Quan sát TN ảnh hƣởng TTS đến thiên địch .
-Báo cáo phân tích HST.
-Trò chơi.
-Thảo luận ảnh hƣởng TTS .
-Báo cáo Insect zoo
20

-Văn nghệ.
-Đánh giá buổi học, kế hoạch tuần 7.

Hình 7.2.1:Trò chơi trong lớp học

Hình 7.2.2: Trò chơi ngoài hiện trƣờng
07
-Điều tra HST.
-Quan sát TN cắt nụ, cắt lá.
-Báo cáo phân tích HST.
-Trò chơi.
-ảnh hƣởng của thời tiết đến cây trồng.
-Báo cáo Insect zoo
21

-Đánh giá buổi học, kế hoạch tuần 8.
08
-Điều tra HST.

-Kiểm tra TN cắt nụ, cắt lá
-Vẽ - phân tích HST.
-Trò chơi.
-Đánh giá sự rủi ro giữa NKT và hành động.
-Báo cáo Insect zoo
-Đánh giá buổi học , kế hoạch tuần 9.
09
-Điều tra và phân tích HST.
-Quản lý bênh cuối vụ.
-Trò chơi.
-Báo cáo Insect zoo
-Đánh giá buổi học ,kế hoạch tuần 10
10
-Điều tra HST.
-Kiểm tra TN cắt nụ ,cắt lá
-Vẽ - phân tích HST.
-Trò chơi.
-Quản lý rầy xanh cuối vụ.
-Báo cáo Insect zoo
-Đánh giá buổi học, kế hoạch tuần 11.
22


Hình 7.2.3: Trò chơi ngoài hiện trƣờng

Hình 7.2.4: Văn nghệ trong khi học
11
-Kiểm tra ruộng.
-Vòng đời và mạng lƣới thức ăn.
-Tổng kết Insect zoo

-Chuẩn bị bế giảng.
-Đánh giá buổi học.
12
-Kiểm tra cuối khoá.
-Lễ bế giảng.

23

2.3. Nội dung chƣơng trình tập huấn lớp IPM trên cây lúa
TUẦN
NỘI DUNG
GIAI
ĐOẠN
Tuần 1:
- Khai giảng.
- Kiểm tra đầu khóa.
- Chuyên gia là gì?Nội dung 4 nguyên tắc IPM.
7 NSS
Tuần 2:
- Quan sát Hệ sinh thái.
- Hƣớng dẫn điều tra HST
- Chuẩn bị dụng cụ nuôi Sâu hại – Thiên địch.
14 NSS
Tuần 3:
- Phân Tích Hệ sinh thái.
- Sinh lý cây lúa giai đoạn Mạ - Đẻ nhánh.
- Nuôi Sâu hại-Thiên địch Ký sinh ngoài đồng
- Thí nghiệm cắt lá lần 1.
21 NSS
Tuần 4:

- Phân tích Hệ sinh thái.
- Hƣớng dẫn vẽ côn trùng .
- Kỹ thuật sử dụng thuốc 4 đúng.
- Kiểm tra Insectzoo (vƣờn nuôi côn trùng).
28 NSS
Tuần 5:
- Phân tích Hệ sinh thái.
- Đặc tính của các loại phân bón: PC, N, P, K, Vi
lƣợng.
- Kiểm tra Insectzoo.
35 NSS
Tuần 6:
- Phân tích Hệ sinh thái.
- Sinh lý cây lúa giai đoạn tƣợng khối sơ khởi.
- Thí nghiệm cắt lá lần 2.
- Kiểm tra Insectzoo.
42 NSS
Tuần 7:
- Phân tích Hệ sinh thái.
49 NSS
24

- Quản lý bệnh.
- Thiên Địch là gì ?
- Kiểm tra Insectzoo.
Tuần 8:
- Phân tích Hệ sinh thái.
- Sự phát triển của chuột và ngừa chuột.
- Kỹ thuật bón phân cho các loại giống lúa.
- Kiểm tra Insectzoo.

56 NSS
Tuần 9:
- Phân tích Hệ sinh thái.
- Vòng đời và chuỗi thức ăn.
- Thí nghiệm cắt lá lần 3.
- Kiểm tra Insectzoo.
63 NSS
Tuần 10:
- Phân tích Hệ sinh thái.
- Sinh lý cây lúa giai đoạn Trỗ - Phơi màu.
- Ôn tập Quy trình kỹ thuật canh tác lúa.
- Kiểm tra Insectzoo.
70 NSS
Tuần 11:
- Phân tích Hệ sinh thái.
- Đánh giá sự rủi ro.
- Tổng hợp kết quả nuôi sâu.
77 NSS
Tuần 12:
- Kiểm tra cuối khóa.
- Gặt mẫu.
- Chuẩn bị các báo cáo.
85 NSS
Tuần 13:
- Hội Thảo đầu bờ.
- Bế giảng
92 NSS
25



Hình 7.2.5: Lễ bế giảng lớp học

2.4. Nội dung chƣơng trình tập huấn lớp IPM quản lý bệnh trên cây lúa
Tuần 1:
-Thi công ruộng học tập.

Hình 7.2.6: Câu lạc bộ IPM
Tuần 2:
-Khai giảng.
-Phân công và chuẩn bị các thí nghiệm đồng ruộng.
-Phƣơng pháp điều tra thí nghiệm.
Tuần 3:
-Điều tra hệ sinh thái.

×