Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.31 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
MỤC LỤC
1.Các chính sách bán hàng có được quy định thành văn bản không?...............69
2.Có lập kế hoạch bán hàng theo tháng, quý, năm không?................................69
3.Các hợp đồng bán hàng đã ký có được lưu trữ khoa học và sẵn sàng khi cần
đến không?.............................................................................................................69
4.Công ty có thực hiện việc đánh số hợp đồng liên tục theo thứ tự thời gian
không?....................................................................................................................69
5.Các thông tin trong hợp đồng có được giữ gìn và bảo mật để tránh sự xâm
phạm của những người không được phép không?..............................................69
6.Các hóa đơn bán hàng chưa sử dụng có được giao riêng cho một nhân viên
chịu trách nhiệm quản lý không?.........................................................................69
9. Các hóa đơn bán hàng bị hủy bỏ có được lưu đầy đủ các liên tại quyển
không?....................................................................................................................69
10.Các bản báo giá, hoá đơn gửi cho khách hàng có được phê duyệt bởi Ban
lãnh đạo trước khi gửi cho khách hàng không?..................................................70
11. Có quy định bắt buộc phải có chữ ký của khách hàng trên các hóa đơn bán
hàng không?...........................................................................................................70
12. Có quy định hàng bán bị trả lại phải được lập thành biên bản không?......70
13.Nguyên nhân của hàng bị trả lại có được kiểm tra lại sau đó đối với những
sản phẩm cùng loại hoặc ít nhất là cùng lô hàng đó không?..............................70
14.Các nguyên nhân phát hiện và biện pháp xử lý có được báo cáo ngay lập tức
cho Ban lãnh đạo để có quyết định xử lý kịp thời không?..................................70
15.Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có phải được ký
duyệt trước khi thực hiện không?........................................................................70
16.Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có được báo cáo bằng
văn bản và kiểm tra lại với các quy định của Công ty ít nhất hàng tháng
không?....................................................................................................................70
17.Công ty có hồ sơ theo dõi các lô hàng gửi đi bán cho tới khi nhận được
thông báo chấp nhận của người mua không?......................................................70
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
18.Doanh thu bán hàng có được theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch
vụ, hàng hoá và phân tích các biến động tăng, giảm hàng tháng không?.........70
19.Các nguyên nhân gây biến động doanh thu (đặc biệt là biến động giảm so
với kế hoạch hoặc cùng kỳ) có được báo cáo ngay lập tức cho Ban lãnh đạo để
có các biện pháp điều chỉnh kịp thời không?.......................................................70
1.Công ty thực hiện kiểm kê 1 tháng/ 6 tháng / 1 quý/ 1 năm một lần (gạch
chân phương án lựa chọn).....................................................................................72
2.Công việc kiểm kê có được lập kế hoạch trước thành văn bản và có tài liệu
hướng dẫn cho các thành viên tham gia kiểm kê không?...................................72
4.Khu vực kho bảo quản có lối ra vào riêng để đảm bảo chỉ những người được
phép hoặc có nhiệm vụ liên quan mới được vào kho không?.............................72
5.Thủ kho có được đào tạo đủ kiến thức về quản lý, bảo quản hàng hoá cũng
như đảm bảo an toàn phòng cháy nổ (kho hoá chất, xăng dầu, các hàng dễ
cháy…) không?......................................................................................................72
6.Công ty có mua bảo hiểm cho tài sản, hàng hoá trong kho không?................72
PHỤ LỤC 4................................................................................................74
SOÁT XÉT BCKT TRƯỚC KHI PHÁT HÀNH...................................74
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình chung vận dụng thủ tục phân tích do công ty
AASC thực hiện.................................Error: Reference source not found
Bảng 1.1 Bảng phân tích tổng thể các khoản mục......Error: Reference source not
found
Bảng 1.2 Phân tích biến động doanh thu và giá vốn hàng bán.....Error: Reference
source not found
Bảng 1.3 Bảng tính mức trọng yếu.....................Error: Reference source not found
Bảng 1.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty ABC
..............................................................Error: Reference source not found

Bảng 1.5 Tỷ lệ lợi nhuận gộp của công ty ABC trong năm 2008 Error: Reference
source not found
Bảng 1.6 Giấy tờ làm việc về so sánh tỷ lệ lãi gộp theo dòng sản phẩm của công
ty ABC với số liệu ước tính của KTV.........Error: Reference source not
found
Bảng 1.7 So sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến.........Error: Reference
source not found
Bảng 1.8 So sánh giá vốn hàng bán thực tế với số liệu dự kiến...Error: Reference
source not found
Bảng 1.9 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán
tại công ty ABC...................................Error: Reference source not found
Bảng 1.10 Phân tích sơ bộ Báo cáo KQKD Công ty XYZError: Reference source
not found
Bảng 1.11 Bảng tính mức trọng yếu...................Error: Reference source not found
Bảng 1.12 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại công ty XYZ
..............................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.13 Bảng phân tích doanh thu và giá vốn theo quý Error: Reference source
not found
Bảng 1.14 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng.Error: Reference source not found
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
Bảng 1.15 Tổng hợp doanh thu theo đối tượng và chi nhánh......Error: Reference
source not found
Bảng 1.16 Phân tích tỷ trọng doanh thu............Error: Reference source not found
Bảng 1.17 Phân tích tỷ trọng giá vốn hàng bán.Error: Reference source not found
Bảng 1.18 Kiểm tra tính đúng kỳ doanh thu khí thô...Error: Reference source not
found
Bảng 1.19 Kết luận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và giá vốn......Error:
Reference source not found
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết.....Error: Reference source not found

Bảng 2.2 So sánh chỉ tiêu nghành......................Error: Reference source not found
Bảng 2.3 Đánh giá thêm qua các tỷ suất............Error: Reference source not found
Bảng 2.4 So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạchError: Reference source not
found
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ST
T
Ký hiệu viết tắt Diễn giải
1 AASC Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
2 BCKT Báo cáo kiểm toán
3 BCTC Báo cáo tài chính
4 BCDKT Bảng cân đối kế toán
5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
6 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7 KTV Kiểm toán viên
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiết yếu đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của mọi loại hình
doanh nghiệp. Kiểm toán đem lại những thông tin trung thực, hợp lý, khách quan, có
độ tin cậy cao trên báo cáo tài chính. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho
những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn hướng dẫn
nghiệp vụ và củng có nề nếp hoạt động tài chính kế toán nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho các đơn vị được kiểm toán.
Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một trong
hai Công ty kiểm toán độc lập đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991. Với bề dày kinh

nghiệm lâu năm cùng sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và toàn thể cán bộ
trong Công ty, AASC đã thực sự phát triển, đóng góp một phần đáng kể đối với sự
phát triển của ngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng và sự phát triển của nền kinh
tế đất nước nói chung
Thủ tục phân tích một trong nhứng phương pháp mà AASC đang áp dụng trong
kiểm toán BCTC, đây là một thủ tục vừa đơn giản, vừa mang lại hiệu quả cao và tiết
kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí song các bằng chứng thu thập được luôn
đầy đủ và có tính thuyết phục cao. Doanh thu và giá vốn hàng bán luôn là các khoản
mục quan trọng của báo cáo tài chính vì nó thể hiện kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong cả một thời kỳ. Mặt khác giữa doanh thu và giá vốn cũng có mối liên hệ
mật thiết với nhau, đây chính là yếu tố phù hợp nhất cho việc vận dụng thủ tục phân
tích khi thực hiện kiểm toán các khoản mục này.
Trong quá trình thực tập, với sự nhận thức rõ về vai trò của hoạt động kiểm toán,
đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kiểm toán 6 công ty AASC
và ThS. Đinh Thế Hùng, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc vận dụng
thủ tục phân tích vào trong quá trình kiểm toán, đặc biệt là khi kiểm toán các khoản
mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC. Vì thế em đã chọn đề tài
“ Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu và giá
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư
vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” làm báo cáo chuyên đề
thực tập của mình.
Báo cáo của em gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản
mục doanh thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty
TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện
Chương 2: Nhận xét và kiến nghị về việc vận dụng các thủ tục phân tích khi
thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn trong kiểm toán báo cáo tài

chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC
thực hiện
Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của các thầy cô, các anh các chị và các bạn để
em hoàn thiện tốt bài viết của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM
TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ
VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
1.1 Khái quát về vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh
thu và giá vốn hàng bán trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện
AASC là một công ty có truyền thống và kinh nghiệm hàng đầu Việt Nam trong
lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, , với sự vận dụng đầy đủ và hiệu quả các giai
đoạn kiểm toán vào quá trình thực hành và đặc biệt sự vận dụng thủ tục phân
tích trong các giai đoạn kiểm toán một cách sáng tạo, linh hoạt đã giúp KTV tại
AASC thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình.
Doanh thu và giá vốn là hai khoản mục trọng yếu trên bảng báo cáo kết quả kinh
doanh, mà việc vận dụng thủ tục phân tích cho các khoản mục trên báo cáo kết quả
kinh doanh luôn là rất hữu ích, do đó việc vận dụng thủ tục phân tích cho hai khoản
mục này sẽ đem lại hiệu quả cao
Với mỗi loại đối tượng khách hàng như khách hàng mới hay khách hàng
thường xuyên, đặc điểm sản xuất kinh doanh...mà công ty TNHH Dịch vụ Tư
vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) sẽ áp dụng các thủ tục phân tích
một cách linh hoạt khi thực hiện kiểm toán cho các khoản mục doanh thu và giá
vốn, nhưng khái quát chung thì tất cả đều tuân theo một quy trình chung khi thực

hiện. Có thể khái quát quy trình vận dụng thủ tục phân tích cho các khoản mục
doanh thu và giá vốn hàng bán do công ty AASC thực hiện theo sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình chung vận dụng thủ tục phân tích do công
ty AASC thực hiện
1.1.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
* Mục tiêu áp dụng thủ tục phân tích cho khoản mục doanh thu và giá vốn
hàng bán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 09:
“KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để
tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng rủi ro cụ thể
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
4
Chuẩn
bị kiểm
toán
TTPT
sơ bộ
Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính
So sánh thông tin
Phân tích kết quả
Thực
hiện
kiểm
toán
TTPT
chi tiết
Xác định khoản mục và sai sót kiểm tra

Xây dựng số ước tính kiểm toán
Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được
Xác định chênh lệch trọng yếu để kiểm tra
Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Đánh giá kết quả kiểm tra
Kế
thúc
kiểm
toán
Rủi ro
kiểm
toán
cao
Rủi ro
kiểm
toán
thấp
So sánh thông tin
Phân tích kết quả
Không thực hiện TTPT
TTPT
soát xét
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
Quy trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các
thủ tục kiểm toán khác.”
Như vậy rõ ràng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán thì thủ tục phân tích luôn
đóng vai trò quan trọng để KTV đánh giá các thông tin ban đầu về khách hàng, đặc
biệt là các khách hàng mới lần đầu được kiểm toán. Khoản mục doanh thu và giá vốn
luôn là những khoản mục trọng yếu cũng như thường có những sai phạm trọng yếu vì
đây là hai khoản mục trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty cũng

như phản ánh chính xác tình hình hoạt động thực tế của công ty khách hàng. Chính vì
vậy theo chuẩn mực đã nêu rõ thì có thể nhận thấy những mục tiêu khi áp dụng thủ
tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán cho hai khoản mục doanh thu và giá
vốn hàng bán như sau:
- Thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về
kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra từ kiểm toán lần trước.
Đặc biệt là các yếu tố liên quan đến các chính sách của công ty về xuất bán hàng hóa và
chính sách về ghi nhận doanh thu. Các nội dung trên cá BCTC cần chú ý có thể hiểu là
các tài khoản hàng tồn kho, các tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh….
- Tăng cường hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng và
giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của công ty
khách hàng. Hoạt động kinh doanh của khách hàng thường chịu tác động nhiều từ các
yếu tố vi mô lẫn các yếu tố vĩ mô, trong đó sự thay đổi dẫn đến thay đổi lợi nhuận
luôn có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động liên tục của công ty, do đó trong giai
đoạn này việc đánh gía các vấn đề liên quan trực tiếp đến doanh thu, giá vốn và lợi
nhuận luôn là việc cần thiết.
Việc áp dụng thủ tục kiểm toán trong giai đoạn này sẽ cho KTV nhận thấy các
yếu tố cần quan tâm đối với khoản mục doanh thu và giá vốn trước khi bước vào
cuộc kiểm toán, từ đó nhận định đánh giá rủi ro và phân bổ các ước tính cho hai
khoản mục này. Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị này là rất cần
thiết nhưng quy mô và phạm vi áp dụng của thủ tục thay đổi tùy thuộc vào phạm vi
và bản chất hoạt động cũng như sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng.
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
* Phương pháp áp dụng
Quy trình thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán nói chung và cho
khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán nói riêng bao gồm:
Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính

- Thông tin tài chính và phi tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến các thông tin trên
các BCTC nói chung và liên quan trực tiếp đến sự biến đổi của các khoản mục doanh
thu và giá vốn hàng bán nói riêng, vì vậy khi chuẩn bị kiểm toán, KTV cần thu thập
đầy đủ các thông tin tài chính và phi tài chính của năm hiện hành và những năm trước
đó. Các thông tin này bao gồm:
 Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý
 Các thông tin về tình hình kinh doanh: Các BCTC, các thông tin liên quan
đến môi trường kinh doanh, pháp luật, công nghệ ảnh hưởng tới SXKD…
 Các thông tin về hệ thống KSNB: Điều lệ, quy chế hoạt động, Sơ đồ tổ chức
bộ máy quản lý, Biên bản họp hội đồng quản trị và ban giám đốc…
 Các thông tin về thuế, về nhân sự, về kế toán
 Các chính sách tài chính của công ty: chính sách tài chính, giá cả. tín dụng
Trong đó các thông tin phi tài chính như năng lực sản xuất, số công nhân viên…
Thông tin phi tài chính chủ yếu được sử dụng để xác định sự phù hợp của số liệu trên
BCTC của khách hàng với hiểu biết của KTV về hoạt động SXKD của khách hàng
Các thông tin tài chính chính là các thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sự
đánh giá của KTV khi tiếp cận các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán. Giá
vốn hàng bán liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho, do đó mỗi sự thay đổi trong chính
sách hàng tồn kho như phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ làm thay đổi cách tính
giá vốn của hàng bán. Doanh thu cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả, môi trường bán, đối
thủ cạnh tranh…nên các thông tin là rất quan trọng thu thập thông tin tốt sẽ là tiền đề
để KTV có cái nhìn xác thực hơn về tính trung thực, hợp lý trong ghi nhận doanh thu
và giá vốn hàng bán của đơn vị
Bước 2: So sánh thông tin thu được
Sau khi đã thu thập được các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính,
KTV tiến hành so sánh, phân tích các thông tin này. Mục tiêu chủ yếu của việc phân
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
tích này là xác định các vùng có thể xảy ra rủi ro của các sai sót trọng yếu. Trong khi

thực hiện so sánh, KTV phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Những biến động bất thường hoặc những số dư tài khoản lẽ ra phải có biến
động bất thường nhưng không thấy xuất hiện.
- Những biến động bất thường của các tài khoản có liên quan mà theo xét đoán
của kiểm toán viên phải chịu ảnh hưởng từ biến động bất thường của các tài khoản
khác có liên quan.
- Xem xét mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
KTV thường sử dụng thông tin tài chính sơ bộ năm nay và thông tin tài chính
năm trước hoặc kế hoạch xây dựng cho năm nay để so sánh. Tuỳ thuộc vào quy mô
và tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng mà KTV sẽ xác định
mục tiêu và các chỉ tiêu phân tích như so sánh số biến động tuyệt đối, so sánh số liệu
kỳ này với kỳ trước, so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính
của KTV, so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu chung của ngành…Nhưng
thông thường thì bước đầu tiên KTV tiến hành so sánh số năm nay với số năm ngoái
để xem sự thay đổi về giá trị của các số dư hoặc phần trăm thay đổi năm nay và năm
trước so sánh với phần trăm thay đổi của năm trước so với năm trước đó nữa.
Trong một số trường hợp, KTV có thể so sánh số liệu năm nay với số liệu vài
năm trước đó để thấy bản chất của thông tin tài chính năm nay.
Từ việc so sánh thông tin này, KTV sẽ có được được những ý tưởng cụ thể về
sự thay đổi dự tính của thông tin tài chính năm nay so với năm trước đó.
Trong năm KTV nhận thấy số luợng hàng bán ra tăng so với cùng kỳ năm trước
nhưng doanh thu lại tăng không đáng kể chưa tương xứng với tốc độ luân chuyển của
hàng hóa. Trong trường hợp này, KTV có thể cân nhắc tới một số khả năng như: chất
lượng hàng bán đang bị giảm sút, hàng lỗi thời dẫn đến giá bán không tăng, thậm chí cần
cân nhắc cả đến khả năng doanh thu đang bị ghi giảm, ghi thiếu...
Doanh thu trong năm tăng lên đáng kể nhưng số dư tài khoản các khoản phải thu
biến động ít. Điều này có thể xem xét đến các chính sách tín dụng của đơn vị đã áp
dụng và có sự thay đổi trong năm qua, đơn vị đã có các biện pháp để thu hồi nợ tốt
hơn.
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C

7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
Với doanh thu và giá vốn hàng bán KTV có thể sử dụng các so sánh sau:
 So sánh giữa Doanh thu và giá vốn thực tế với kế hoach của đơn vị
 So sánh số liệu Doanh thu và giá vốn kỳ này với số liệu của kỳ trước.
 So sánh giữa Doanh thu và giá vốn thực tế với ước tính của KTV
 So sánh giữa Doanh thu thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có
cùng quy mô hoạt động, với số liệu thống kê định mức cùng ngành nghề..
So sánh này sẽ giúp KTV có thể hình dung được ban đầu về khả năng và thực tế
hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ. Tùy vào qui mô và tính chất hoạt động
kinh doanh của từng đối tượng, loại hình kinh doanh mà có thể áp dụng các mục tiêu,
các loại so sánh khác nhau.
Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu
Sau khi phân tích sơ bộ, KTV sẽ đánh giá kết quả so sánh ban đầu để xem xét sự
biến động của số dư tài khoản có phù hợp với nhận định và những hiểu biết của kiểm
toán viên hay không. Trong trường hợp xảy ra những biến động lớn so với dự đoán,
KTV cần thảo luận với nhà quản lý của đơn vị và xem xét tính hợp lý của lời giải
thích vế sự biến động đó. Nếu như KTV chưa hoàn toàn thoả mãn với những bằng
chứng mà mình đã thu thập được thì có thể tiến hành thêm các thủ tục phân tích ở cấp
độ cao hơn nhằm mục đích làm sáng tỏ các biến động trên một tài khoản cụ thể.
Phân tích ở cấp độ cao hơn có thể là so sánh thông tin năm hiện tại với các nguồn
thông tin độc lập hoặc nguồn thông tin chuẩn: so sánh giữa số liệu kế hoạch với số
thực hiện, so sánh giữa các hoạt động song song, so sánh giữa số liệu của khách hàng
với đối thủ cạnh tranh... hoặc có thể là tính toán các tiêu thức và tỷ số như : khả năng
thanh toán, hoạt động, sinh lời, đoàn bẩy kinh doanh...Qua đó, KTV xác định được
nguyên nhân của sự biến động của một số dư hay nhóm số dư. Điều này giúp KTV
trong việc đánh giá khả năng nhận biết rủi ro trong việc xác định rủi ro cụ thể đối với
sai sót cũng như sai sót tiềm tàng để xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể.
Sau khi đã tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích ở cấp độ cao hơn mà vẫn có
những biến động không hợp lý chưa giải thích được, KTV cần xác định tài khoản có

thể bị ảnh hưởng cũng như chỉ ra rủi ro đối với các cơ sở dẫn liệu. KTV cần ghi chú
vấn đề này khi lập chương trình kiểm toán và nhận định sai sót tiềm tàng có thể ảnh
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
hưởng tới số dư tài khoản.
Qua kết quả áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ, KTV có thể đánh giá được mức rủi
ro đối với các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán, từ đó xác định được cần tập
trung đi sâu cho yếu tố nào trong các khoản mục này.
1.1.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
* Mục tiêu áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán cho
khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 11: “ Trong quá trình kiểm
toán, nhằm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính,
KTV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai.
Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, KTV
phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán”
Như vậy mục tiêu chung của việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán nói chung và cho các khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán nói
riêng là nhằm hạn chế các rủi ro phát hiện liên quan đến các khoản mục trọng yếu
như doanh thu và giá vốn. Doanh thu và giá vốn hàng bán phản ánh trên báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh luôn gắn chặt với các chỉ tiêu thu chi tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, nhập xuất vật tư, hàng hóa...Đó là những yếu tố đồng nhất và dễ xảy ra
các sai phạm nhất.
* Phương pháp áp dụng thủ tục phân tích
Doanh thu và giá vốn là hai khoản mục trọng yếu trên bảng báo cáo kết quả kinh
doanh, mà việc vận dụng thủ tục phân tích cho các khoản mục trên báo cáo kết quả
kinh doanh luôn là rất hữu ích, do đó việc vận dụng thủ tục phân tích cho hai khoản
mục này sẽ đem lại hiệu quả cao. Cũng tuân theo quy trình chung về vận dụng thủ tục
phân tích, thông thường khi tiến hành kiểm toán cho khoản mục doanh thu và giá vốn

sẽ tuân theo các bước sau:
Bước 1: Xác định khoản mục và sai sót kiểm tra
- Xác định số dư tài khoản cần kiểm tra:
Số dư tài khoản cần kiểm tra là số dư của một tài khoản hoặc một nhóm tài
khoản trên BCTC. Việc xác định số dư tài khoản đơn lẻ hay của một nhóm tài khoản
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
để áp dụng thủ tục phân tích chi tiết là tuỳ thuộc vào mục đích và phạm vi kiểm tra
của KTV.
- Phân tách số dư tài khoản, khoản mục cần kiểm tra:
Sự phân tách số dư cần kiểm tra là việc chia nhỏ nó theo một số tiêu thức nhất
định để áp dụng so sánh các giá trị ước tính khác nhau. KTV chia nhỏ số dư cần kiểm
tra khi việc tính toán số ước tính cho số dư đó không hiệu quả và không đảm bảo
được tính chính xác và độ tin cậy hợp lý cho kết quả kiểm tra. Nếu chia nhỏ số dư
cần kiểm tra và tính toán số ước tính cho các tiểu số dư đó thì độ chính xác và độ tin
cậy của số dư ban đầu được tổng hợp lại từ các tiểu số dư sẽ hợp lý hơn, đảm bảo
không còn tồn tại sai sót báo cáo. KTV thực hiện thủ tục phân tích ở mức độ nhóm số
dư cao nhất có thể vì nếu thoả mãn được kết quả kiểm tra thì KTV sẽ không phải
thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo. Các mức độ nhóm số dư từ cao đến thấp bao
gồm: các khoản mục đơn lẻ trên BCTC, nhóm tài khoản có cùng bản chất, số dư tài
khoản riêng lẻ. Việc chia nhỏ số dư cần kiểm tra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm
toán, tăng độ chính xác của việc ước tính, dễ dàng giải thích sự khác biệt, tăng độ tin
cậy của số liệu được phân tách và xác định được bản chất của các nghiệp vụ trong số
dư được kiểm tra.
Bước 2: Xây dựng số ước tính kiểm toán
Số ước tính kiểm toán là số do KTV xác định dựa vào dữ liệu có quan hệ với
giá trị cần được kiểm tra và các mối quan hệ này phải có ý nghĩa trong việc phân tích.
Số ước tính của KTV có ý nghĩa rất quan trọng giúp KTV đưa ra những nhận xét
chính xác đối với số kiểm toán. Trong bước này chúng ta cần phải giải quyết 3 vấn đề

là ước tính giá trị, xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được và xác định chênh
lệch trọng yếu cần kiểm tra.
Ước tính giá trị: khi tính toán giá trị ước tính, KTV cần làm việc với khách
hàng để xác định các yếu tố kinh doanh cơ bản có ảnh hưởng tới sự biến động của số
dư tài khoản nhằm tìm ra các số liệu có liên quan hợp lý và khả năng ước tính của các
mối quan hệ về số liệu. Sự hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh và tình hình kinh
tế cũng giúp KTV xác định được tính hợp lý và khả năng ước tính của các mối quan
hệ về số liệu này. Với doanh thu và giá vốn hàng bán thì ước tính giá trị xây dựng
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
trên các mối quan hệ như: doanh thu năm trước biến động tăng mạnh dẫn đến sự bão
hòa doanh thu trong năm nay, kế hoạch doanh thu năm nay quá cao hoặc quá thấp
gây sức ép cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, mối quan hệ doanh thu và
giá vốn hàng bán với các số liệu phi tài chính khác…
Bước 3: Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được
Sau khi đã tính toán được giá trị ước tính, KTV sẽ so sánh chúng với giá trị
ghi sổ của một tài khoản hoặc khoản mục cần kiểm tra. Chênh lệch giữa giá trị ước
tính và giá trị ghi sổ sẽ được dùng để đánh giá mức độ trọng yếu của số dư tài khoản.
Chênh lệch có thể chấp nhận được là thể hiện số chênh lệch tối đa có thể chấp nhận
được giữa số ước tính của kiểm toán viên và giá trị ghi sổ của một tài khoản hoặc
khoản mục được kiểm tra. KTV sử dụng xét đoán nghề nghiệp để xác định số chênh
lệch có thể chấp nhận được, từ đó nhận biết những chênh lệch trọng yếu. Để xác định
số chênh lệch có thể chấp nhận được, KTV cần xem xét các nhân tố sau:
- Giá trị trọng yếu: Giá trị trọng yếu càng thấp thì giới số chênh lệch có thể
chấp nhận được càng thấp.
- Mức độ đảm bảo: Yêu cầu mức độ đảm bảo càng cao thì chêch lệch có thể
xác định được càng nhỏ.
- Mức độ chi tiết: Mẫu chọn càng chi tiết thì số chênh lệch chấp nhận được
cần được chi tiết tương ứng với số chi tiết của mẫu chọn.

- Tính chính xác của số liệu ước tính: Nếu KTV tin tưởng vào số liệu ước tính
của mình thì giá trị số chênh lệch có thể chấp nhận được càng thấp.
Bước 4: Xác định chênh lệch trọng yếu và kiểm tra chênh lệch trọng yếu
Khi xác định được số chênh lệch, KTV cần xem xét, giải thích về sự chênh
lệch đó một cách logic. Số chênh lệch lớn hơn số có thể chấp nhận thì được coi là
chênh lệch trọng yếu và cần được kiểm tra lại. Kiểm toán viên cần quan tâm đến số
chênh lệch trọng yếu vì nó là một yếu tố cho biết có thể có sai sót tồn tại trong số dư
đang được kiểm tra. Trong trường hợp này, cần xác định và kiểm tra bản chất và
nguyên nhân dẫn đến số chênh lệch trọng yếu đó. Các bằng chứng mà kiểm toán viên
thu thập được nhằm giải thích cho số chênh lệch trọng yếu cần phải được lượng hoá
bằng giá trị số liệu cụ thể.
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
Khi thu thập bằng chứng cho số chênh lệch trọng yếu, cần xác định bằng chứng
cho toàn bộ số chênh lệch chứ không chỉ riêng cho phần chênh lệch vượt quá chênh
lệch có thể chấp nhận được. Theo đó cần lượng hoá bằng giá trị để giải thích số
chênh lệch. Trường hợp kiểm toán viên chỉ tìm được bằng chứng có thể lượng hoá
cho phần chênh lệch vượt quá chênh lệch có thể chấp nhận được thì phần còn lại, nếu
nhỏ hơn chênh lệch có thể chấp nhận được và kiểm toán viên cảm thấy yên tâm và
chấp nhận số chênh lệch nhỏ hơn đó, thì kiểm toán viên có thể kết luận về số dư được
kiểm tra mà không cần thực hiện thêm các bước kiểm tra khác
Nguyên nhân chênh lệch có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm
toán chứa đựng sai sót và cũng có thể do ước tính trong phân tích. Đối với các khoản
mục doanh thu và giá vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến các nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với nhà nước, do đó thường xuất hiện nhiều sai phạm như khai giảm doanh thu
hoặc khai tăng chi phí để nhằm giảm lợi nhuận. Những chênh lệch được tìm ra sẽ
được đem đối chiếu với mức trọng yếu đã được KTV xác định trong giai đoạn chuẩn
bị kiểm toán. Mọi sự giải thích cho sự chênh lệch được tìm ra này cần phải được xem
xét một cách cẩn trọng, KTV sẽ phải xem xét cả những nguyên nhân từ phía đơn vị

cũng như từ những giả định và dữ liệu dùng để ước tính. Cuối cùng nếu quá trình
thực hiện thủ tục phân tích vẫn còn những chênh lệch KTV sẽ phải tiến hành kiểm tra
chi tiết.
Bước 5: Xem xét những phát hiện qua kiểm toán
Những phát hiện qua kiểm toán bao gồm những sai sót trong tài khoản, qua quan
sát hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và những vấn đề khác vì vậy bằng chứng kiểm
toán thu thập được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá lại. Nghĩa là mọi chênh lệch
được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ
sở dẫn liệu cả về mục tiêu kiểm toán và cả tình hình kinh doanh của khách hàng.
Nếu KTV tin tưởng số liệu ước tính mang tính chính xác cao thì họ có thể kết
luận kết quả phân tích đáng tin cậy và đưa ra những sai sót nhận biết được và sai sót
có thể vào phần đánh giá chung kết quả kiểm tra. Nếu nghi ngờ độ tin cậy của số ước
tính hoặc kết luận cần phải thu được sự đảm bảo cao hơn từ các thủ tục kiểm toán so
với kế hoạch ban đầu thì cần thực hiện các thủ tục thay thế khác để thỏa mãn mức độ
đảm bảo về kiểm toán. Nếu thủ tục phân tích được kết luận là không đủ tin cậy thì
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
cần thực hiện các thủ tục kiểm toán khác thay thế.
Việc đánh giá kết quả cần xác định xem chênh lệch được giải thích và chưa được
giải thích. Đối với các chênh lệch có thể giải thích bởi các sai sót phát hiện được,
KTV xác định được cụ thể sai sót đó thuộc loại nghiệp vụ nào gây nên và ảnh hưởng
tới những tài khoản nào cũng như chỉ tiêu nào trên BCTC. Đây là các sai sót có thể
nhận biết được. Trong trường hợp này, KTV có thể yêu cầu ban quản lý điều chỉnh
cho các sai sót đó. KTV cũng cần tập hợp tất cả các sai sót không được khách hàng
điều chỉnh để đưa lên phần đánh giá kết quả kiểm tra và đánh giá mức độ ảnh hưởng
tới các chỉ tiêu trên BCTC. Đối với các chênh lệch không thể giải thích được KTV
không thể định lượng hay chứng thực điều gì cho các sai sót này. Đây là dấu hiệu của
sai sót và cần được đưa lên phần sai sót có thể xảy ra trong bảng tổng hợp chung để
đánh giá tổng kết kết quả kiểm tra

1.1.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Về bản chất, thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán
cũng tương tự như thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch nhưng mục
tiêu của chúng thì hoàn toàn khác nhau. Thủ tục phân tích soát xét là để khẳng định
những thay đổi trên Báo cáo tài chính là hoàn toàn phù hợp với hiểu biết của kiểm
toán viên về khách hàng, phù hợp với bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được
trong quá trình kiểm toán và bảo đảm tất cả các thay đổi đều có thể giải thích thoả
đáng.
* Mục tiêu áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán cho
khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 14: “ Trong giai đoạn soát xét
tổng thể cuộc kiểm toán, KTV phải áp dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng
quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC với những hiểu biết của
mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp KTV khẳng định
lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản
mục trên BCTC. Trên cơ sở đó giúp KTV đưa ra kết luận tổng quát về tính trung
thực, hợp lý của toàn bộ BCTC. Tuy nhiên, quy trình phân tích cũng chỉ ra những
điểm yêu cầu KTV phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung.”
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
* Phương pháp tiến hành thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích thực hiện các bước sau: So sánh thông tin
và phân tích kết quả.
Bước 1: So sánh thông tin
Trong bước này, thủ tục phân tích sẽ giúp KTV đánh gía lại những thông tin đã
thu thập được một cách tổng quát nhất, những thông tin trong giai đoạn này sẽ được
đánh giá một cách cẩn trọng trước khi đi đến kết luận cho cuộc kiểm toán. Cũng như
trong giai đọan chuẩn bị các thông tin được đem so sánh nhưng trong giai đoạn này
thường nghiêng về giải thích cho những nhận định ban đầu khi thực hiện so sánh, thủ

tục phân tích trong giai đoạn này phải đảm bảo rằng các giải thích là logic và KTV
chấp nhận được.
Bước 2: Phân tích kết quả
Bước phân tích kết quả trong giai đoạn này của TTPT chủ yếu dựa vào hiểu biết
của KTV và những bằng chứng thu thập được trong qua trình thực hiện kiểm toán.
Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân của sai sót, KTV đưa ra kết luận sau khi thực hiện
TTPT soát xét. Nếu KTV không tìm ra được sự giải thích hợp lý thì KTV cần phải
xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm bằng chứng để làm sáng
tỏ vấn đề còn nghi vấn để đưa ra ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp.
1.2 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục
doanh thu và giá vốn hàng bán tại khách hàng ABC
1.2.1 Giới thiệu về khách hàng ABC
Công ty ABC thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số
010300317, là khách hàng năm đầu tiên của AASC. Là khách hàng mới cho nên
AASC gửi thư chào hàng nêu rõ nguyện vọng muốn được kiểm toán của Công ty,
AASC cũng tiến hành thương lượng với khách hàng về những điều khoản trong hợp
đồng như về giá phí của cuộc kiểm toán, yêu cầu kiểm toán viên, yêu cầu về công
việc thực hiện và những thông tin cần thiết khác. Sau một thời gian ngắn thì AASC
nhận được thư mời kiểm toán.
Qua tìm hiểu Công ty ABC, AASC thấy rằng đây là khách hàng tiềm năng,
nếu trở thành khách hàng thường niên của AASC thì sẽ là khách hàng khá quan
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
trọng. Trước đây ABC là khách hàng kiểm toán của Công ty kiểm toán Q. Lý do thay
đổi Công ty kiểm toán của ABC là do Công ty đã tìm hiểu thông tin về các Công ty
kiểm toán và thấy AASC cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao với mức phí hợp
lý .
1.2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
1.2.2.1 Tìm hiểu thông tin về khách hàng

Tuỳ từng khách hàng (khách hàng thường niên hay khách hàng năm đầu tiên) mà
KTV tiến hành thu thập một phần hay toàn bộ những thông tin về khách hàng. Đối
với những khách hàng thường xuyên, mọi thông tin về khách hàng đã được thu thập
vào những lần kiểm toán trước đó và được lưu trữ trong “Hồ sơ thường niên” tại
Công ty. Do vậy, KTV chỉ thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh trong
năm kiểm toán đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kế toán. Đối với khách
hàng kiểm toán năm đầu tiên như ABC, KTV phải thu thập toàn bộ những thông tin
về khách hàng đó từ khi thành lập cho đến khi kiểm toán BCTC.
a. Quá trình hình thành phát triển
Công ty ABC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 010300317, đăng ký lần đầu ngày 11/12/2001, đăng ký thay đổi lần thứ
nhất ngày 20/4/2003, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/04/2005 và đăng ký thay
đổi lần thứ 3 ngày 11/5/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, cụ
thể:
Tên công ty: ABC
Tên giao dịch: ABC joint stock company
Vốn điều lệ: 54.000.000.000 VNĐ
* Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng văn phòng, bao bì, bao dệt PP, chai PET;
Xuất nhập khẩu trực tiếp;
- Kinh doanh thiết bị và vật tư ngành nhựa, giấy, văn phòng phẩm;
- Kinh doanh thiết bị ngành in;
- In bao bì và nhãn mác các loại;
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
- Mua bán nguyên, nhiên vật liệu phi nông nghiệp.
* Danh sách cổ đông sáng lập (Đại diện):
1. Nguyễn Đức Quảng
2. Nguyễn Thị Hồng

3. Phạm Tiến Vinh
4. Trần Công Độ
* Đại diện theo pháp luật:
- Thành viên: Phạm Tiến Vinh
- Chức danh: Giám đốc
* Chi nhánh: Không
* Văn phòng đại diện: Không
* Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty ABC tại thời điểm lập
BCTC năm 2009 gồm:
Họ và tên Hội đồng quản trị Ban giám đốc
Nguyễn Đức Quảng Chủ tịch Hội đồng quản trị
Nguyễn Thị Hồng Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Phó Giám đốc
Phạm Tiến Vinh Ủy viên Hội đồng quản trị Giám đốc
Trần Công Đô Ủy viên Hội đồng quản trị Phó giám đốc
Phạm Xuân Phương Kế toán trưởng
* Địa chỉ trụ sở chính của công ty: Trụ sở chính Công ty: Số 536A Phường V,
Quận M, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: xxx
Fax : yyy
* Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của Công ty cho kỳ
hoạt động từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 của Công ty là 6.650.913.243
VNĐ. Trong năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là có xu hướng
tốt. Doanh thu bán ra cao hơn rất nhiều so với năm 2008 trong mối quan hệ với giá
vốn hàng bán. Điều này dẫn đến lợi nhuận của năm 2009 là tăng so với năm 2008.
b. Chế độ kế toán áp dụng
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC.
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng

* Chế độ sổ kế toán: Công ty tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung.
* Niên độ kế toán: Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1/2009 và kết thúc
vào ngày 31/12/2009.
* Đơn vị tiền tệ hạch toán: Công ty sử dụng đồng Việt Nam (VNĐ) làm đơn vị
tiền tệ để hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính.
* Hạch toán ngoại tệ: Sổ sách kế toán của Công ty được phản ánh bằng Đồng
Việt Nam (VNĐ). Các đồng tiền khác VNĐ được gọi là ngoại tệ. Các nghiệp vụ
thanh toán bằng ngoại tệ được ghi theo nguyên tệ và được quy đổi sang VNĐ theo tỷ
giá thực tế tại thời điểm phát sinh ngoại tệ. Mọi khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá của
các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ hoạt động được hạch toán vào doanh thu hoạt động
tài chính (TK 515) hoặc chi phí hoạt động tài chính (TK 635).
* Ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng của Công ty được ghi nhận trên cơ
sở hàng hóa, dịch vụ hoàn thành, phát hành hóa đơn tài chính theo quy định và được
khách hàng chấp nhận thanh toán mà không kể đến việc đã thu được tiền hay chưa.
Là đơn vị lần đầu được kiểm toán bởi công ty do đó các thủ tục phân tích phải
được áp dụng một cách kỹ lưỡng đặc biệt đối với khoản mục doanh thu và giá vốn
nhằm đưa ra các kết luận chính xác cho các khoản mục này nói riêng và cho toàn bộ
BCTC nói riêng.
Khi thực hiện đánh giá về hệ thống KSNB của công ty ABC, KTV sẽ vận dụng
chương trình kiểm toán chung của công ty để đánh giá tính hiệu lực của hệ thống
KSNB của công ty khách hàng. Những câu hỏi dưới đây nhằm trợ giúp cho việc đánh
giá hệ thống KSNB của khách hàng để giúp KTV xác định mức độ trọng yếu khi
kiểm toán BCTC của khách hàng. Nhưng câu hỏi này không chỉ cung cấp cho KTV
sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng mà còn giúp cho KTV trong việc lập
kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán.
Trước tiên KTV cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu
trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng. Mỗi câu hỏi cần
được trả lời bằng cách điền vào các cột dòng tương ứng.
Có = có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng

không được áp dụng
Không áp dụng = thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời “Có” thì cần thu thập các bản copy văn bản quy
định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy tờ làm việc khác.
Với những thủ tục có câu trả lời “Không” hoặc “Không áp dụng” cần chỉ rõ ảnh
hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần kiến nghị trong thư quản lý để
hoàn thiện hệ thống KSNB. (Dẫn chứng về chương trình kiểm toán để đánh giá tính
hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty ABC được thể hiện trong hệ thống
câu hỏi đối với chu trình bán hàng và khoản mục hàng tồn kho phụ lục 2 trang 70 và
phụ lục 3 trang 73).
Từ hệ thống bảng đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị, KTV nhận thấy các thủ
tục kiểm soát có vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách có hiệu quả
trong suốt năm cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kể
phát sinh. Đơn vị đã thực hiện tốt việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố liên quan đến
lưu kho, xuất kho và bán hàng, điều này làm cho rủi ro kiểm soát đối với các khoản
mục doanh thu và giá vốn hàng bán được đánh giá ở mức thấp, chính vì vậy để đạt
được rủi ro mong đợi, rủi ro phát hiện đối với các khoản mục này sẽ được đánh giá ở
mức cao hơn. Do đó KTV cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc áp dụng các
phương pháp kiểm toán khi đi vào thực hiện kiểm toán các khoản mục doanh thu và
giá vốn hàng bán.
Sau khi đưa ra được những đánh giá tổng quan về tính hiệu lực của hệ thống
KSNB của công ty ABC, KTV sẽ đưa ra được bảng phân tích tổng thể các khoản
mục. Bảng phân tích tổng thể này là việc KTV áp dụng phương pháp phân tích ngang
để tìm ra các chênh lệch, nhận xét và đánh giá ban đầu về các chênh lệch này, từ đó
khoanh vùng rủi ro kiểm toán, nhấn mạnh những điểm KTV cần chú ý trong giai
đoạn thực hiện kiểm toán.

Bảng 1.1 Bảng phân tích tổng thể các khoản mục
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán
Auditing and accounting financial consultancy service company limited.
Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện:
Khoản mục: Ngày thực hiện:
Bước công việc:
Bảng phân tích tổng thể các khoản mục
Đơn vị: VNĐ
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
Các chỉ tiêu phân tích Năm Chênh lệch
2009 2008 Tuyệt đối %
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
107.571.726.267 98.563.259.941 9.008.466.326 109,1
Các khoản giảm trừ
doanh thu
3,136,203,532
33.930.111
39.360.253 -5.430.142 86,2
Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
107.537.796.156 98.523.899.688 9.013.896.468 109,1
Giá vốn hàng bán 88.496.498.272 81.103.354.125 7.393.144.147 109
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ

19.041.297.884 17.420.545.563 1.620.752.321 109,3
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
6.329.788.168 5.258.560.649 1.071.227.519 120,4
`Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
6.650.913.243 5.458.686.277 1.192.226.966 121,8
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
4.988.184.932 4.195.511.031 792.673.901 121,8
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế/ doanh thu (%)
4,64 5,54 - 0,9 83,75
Tỷ suất doanh thu/ tài
sản (%)
3,15 3,02 0,13 104,3
Doanh thu trong năm 2009 tăng 9.008.466.326 đồng tương đương với tốc độ tăng 109,1% so với
năm 2008, giá vốn hàng bán tăng 7.393.144.147 đồng tương ứng với tốc độ tăng 109%. Điều này
cho thấy tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn trong kỳ là tương thích đã tạo ra sự gia tăng trong
cả doanh thu và giá vốn. Tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản tăng năm 2009 là 3,15% tăng 0,13% trong
khi tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ doanh thu năm 2009 là 4,64% giảm 0,9% so với năm 2008 điều
này cho thấy sự gia tăng giữa doanh thu và lợi nhuận là chưa phù hợp.
Người kiểm tra
Ngày kiểm tra
Doanh thu và giá vốn là những khoản mục thường dễ xảy ra các sai phạm như
khai khống hoặc khai thiếu, đặc biệt là trong trường hợp cần phải đạt được lợi nhuận
theo kế hoạch đã được lập thì việc này rõ ràng sẽ gây ra sức ép cho ban giám đốc, do
đó trong những tháng có doanh thu và giá vốn biến động bất thường thường sẽ ẩn
chứa khả năng sai phạm cao khi kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn. Chính vì
vậy KTV phân tích biến động doanh thu giữa các tháng là cần thiết.

SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ths. Đinh Thế Hùng
Bảng 1.2 Phân tích biến động doanh thu và giá vốn hàng bán
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán
Auditing and accounting financial consultancy service company limited.
Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tham chiếu
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện
Bước công việc: xem xét biến động DT – GVHB các tháng Ngày thực hiện:
Tháng Doanh thu
Tỷ
trọng
Giá vốn
Tỷ
trọng
1 9.143.596.727 8,5% 7.699.195.349 8,7%
2 8.928.453.275 8,3% 7.345.209.356 8,3%
3 9.036.025.001 8,4% 7.345.209.356 8,3%
4 8.820.881.548 8,2% 7.168.216.360 8,1%
5 8.928.453.275 8,3% 7.433.705.855 8,4%
6 8.928.453.275 8,3% 7.345.209.356 8,3%
7 8.605.738.096 8,0% 7.168.216.360 8,1%
8 8.067.879.465 7,5% 6.548.740.872 7,4%
9 8.283.022.917 7,7% 6.902.726.865 7,8%
10 8.820.881.548 8,2% 7.168.216.360 8,1%
11 9.789.027.084 9,1% 7.876.188.346 8,9%
12 10.219.313.989 9,5% 8.495.663.834 9,6%
Tổng 107.571.726.267 100% 88.496.498.272 100%
Doanh thu và giá vốn hàng bán biến động tương đối đều giữa các tháng trong
năm. Tỷ lệ doanh thu và giá vốn ở các tháng đầu năm và cuối năm cao hơn một chút

so với các tháng còn lại. Cụ thể tháng 12 công ty có doanh thu đạt 10.219.313.989
đồng (hay 9,5%) là mức doanh thu cao nhất. Tháng 12 cũng là tháng mà giá vốn ở
mức 8.495.663.834 đồng (hay đạt tỷ trọng 9,6%) đây là mức cao nhất trong cả năm.
Trong khi tháng 8 có mức doanh thu và giá vốn hàng bán nhỏ nhất. Như vậy doanh
thu và giá vốn biến động tương thích giữa các tháng trong năm 2009
Từ những nhận định đánh giá về doanh thu, giá vốn và lợi nhuận như ở trên,
KTV có thể xác định lại một số vấn đề cần quan tâm khi tiến hành kiểm toán các
khoản mục doanh thu và giá vốn tại khách hàng ABC như sau:
- Quan hệ biến động giữa doanh thu và giá vốn hàng bán có thực sự hợp lý không?
- Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu trong năm 2009 giảm so với năm
SVTH: Nguyễn Văn Linh Kiểm toán 48C
20

×