Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.44 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE
Biên soạn theo chương trình đã được ban hành tại Quyết định số
3502/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Lưu hành nội bộ)
Bà Rịa-Vũng Tàu, 8/2009
BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
Chuyên đề 1: ThS. Nguyễn Hữu Thọ
Chuyên đề 2: ThS. Nguyễn Hữu Thọ
Chuyên đề 3: Nghiêm Xuân Bính
Chuyên đề 4: ThS. Nguyễn Văn Ba
Chuyên đề 5: ThS. Nguyễn Văn Ba
Chuyên đề 6: Trần Văn Trung
Chuyên đề 7: Lại Định Quốc
2
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mở đầu
Tổng quan về chương trình
Chương trình chi tiết
Chuyên đề 1: Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông
Chuyên đề 2: Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ
thông
Chuyên đề 3: Văn hóa nhà trường
Chuyên đề 4: Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông ,
Chuyên đề 5: Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông
Chuyên đề 6: Huy động nguồn lực phát triển trường phổ
thông


Chuyên đề 7: Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ
thông
3
MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động, giáo
dục Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Toàn cầu hoá, nền kinh tế
tri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động lớn làm thay đổi vai trò
của người hiệu trưởng nhà trường. Bên cạnh đó, giáo dục nước ta còn chịu tác động sâu
sắc bởi sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định
hướng XHCN. Trong bối cảnh đó, chương trình và công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý
giáo dục (CBQLGD) cần có những đổi mới mạnh mẽ hơn để đáp ứng các yêu cầu phát
triển giáo dục và đào tạo nước nhà.
Vai trò của người hiệu trưởng đã có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ
động sang một nhà lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và
đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định
và tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ Nhà giáo và CBQL trong việc điều hành hệ
thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển. Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban
Bí thư TW Đảng ban hành Chỉ thị 40-CT/TW về xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và CBQLGD. Ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-20010”.
Công tác bồi dưỡng CBQLGD, đặc biệt là giáo dục phổ thông đã được sự quan tâm
chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như của
các tỉnh trong cả nước từ đầu những năm 1990. Năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành Quyết định 3481/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/11/1997 về chương trình bồi dưỡng
CBQLGD, trong đó có khung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trên cơ sở quyết định 3481/QĐ-
BGD&ĐT, các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD đã thực hiện bồi dưỡng hàng chục ngàn

CBQLGD các cấp và đã có những đóng góp đáng kết vào công tác quản lý giáo dục của
đất nước.
Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-
BCSĐ ngày 04/4/2007 về việc phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm giai
đoạn 2007 đến 2015 xác định nhiệm vụ (e) với nội dung: “Triển khai thực hiện đề án
đào tạo và bồi dưỡng CBQLGD các cấp, trong đó ưu tiên bồi dưỡng tất cả 35.000 Hiệu
trưởng các cấp, bậc học”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007
về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, PT, GDTX, GDCN và các trường, khoa sư phạm
trong năm học 2007-2008. Trong Chỉ thị có Nhiệm vụ 4 về xây dựng và nâng cao
4
chất lượng đội ngũ Nhà giáo & CBQLGD đã nêu rõ: “Triển khai đào tạo bồi dưỡng
các hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT để đến
năm 2010, tất cả các hiệu trưởng đều phải qua đào tạo bồi dưỡng về quản lý”.
Theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quản lý giáo
dục Việt Nam đã hợp tác với Học viện Giáo dục Singapore để đào tạo đội ngũ giảng
viên nguồn và xây dựng Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo
hình thức liên kết Việt Nam - Singapore.
Ngày 27/6/2008 Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn
số 565/SGD&ĐT-TCCB cử 5 cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh tham gia khóa đào tạo.
Theo Quyết định số 5114 /QĐ-BGDĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, 5
cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh đã tham dự khóa đào tạo giảng viên cấp tỉnh giảng
dạy chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết
Việt Nam - Singapore tại Học viện Quản lý giáo dục (Việt Nam) và Học viện Giáo dục
Singapore.
Mục tiêu của chương trình nhằm trang bị cho hiệu trưởng trường phổ thông về
đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường
trong môi trường có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động để trở thành
người hiệu trưởng biết phát huy và sử dụng những giá trị của mình và nhà trường cho sự
phát triển, nhằm đào tạo học sinh trở thành những chủ nhân mới của đất nước biết thực

hiện khát vọng đổi mới, vươn lên
Qua quá trình thực tiễn làm công tác quản lý giáo dục, quá trình được đào tạo
ở Học viện Quản lý giáo dục và ở Singapore, dựa trên kết luận của Ban tổ chức Hội
thảo khoa học về chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông ngày
29,30/7/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh và Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng
trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore của Bộ Giáo dục &
Đào tạo ban hành ngày 14/5/2009, các giảng viên nguồn cấp tỉnh đã tổ chức biên
soạn tài liệu này với quan điểm phù hợp với lý luận khoa học quản lý giáo dục, phù
hợp với thực tiễn giáo dục tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong điều kiện thời gian gấp rút, mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng
song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến
thẩm định của Học viện Quản lý giáo dục, ý kiến đóng góp của các nhà quản lý giáo
dục, của các học viên và bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Ban biên soạn
5
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM –
SINGAPORE
(Chương trình lớp giảng viên nguồn)
1. Định hướng thiết kế chương trình
Trên cơ sở Nghị quyết 08/NQ-BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo
và Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT, chương trình được thiết kế theo các nguyên tắc định
hướng sau:
- Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về lãnh đạo và quản lý trường học
cho Hiệu trưởng các trường phổ thông nước ta nhằm tạo động lực thay đổi phát triển
nhà trường;
- Hiệu trưởng phải được bồi dưỡng những nội dung dựa trên nhu cầu thực tế của các
địa phương (xem xét nhu cầu cụ thể từng cấp học của các địa phương);
- Học hỏi những kiến thức, kĩ năng, phương pháp, bài học và kinh nghiệm thực tiễn

trong chương trình bồi dưỡng của Học viên Giáo dục Singapore, lựa chọn áp dụng có
chọn lọc vào thực tiễn giáo dục Việt nam.
- Sau quá trình thực hiện bồi dưỡng tập huấn, cần thực tiếp tục thực hiện công tác tư
vấn giám sát hỗ trợ các Hiệu trưởng đổi mới lãnh đạo và quản lý ở các trường học
2. Mục tiêu của chương trình
2.1 Mục tiêu chung
Phát triển năng lực của Hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam về lãnh đạo và quản
lý nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động
để trở thành người hiệu trưởng biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị
nhà trường và bản thân cho sự phát triển nhà trường, đào tạo học sinh trở thành những
công dân có phẩm chất và năng lực thực hiện đổi mới, phát triển đất nước trong thế kỷ
21.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường năng lực cho hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam về đổi mới tư
duy lãnh đạo và quản lý, gắn tầm nhìn với hành động trong các lĩnh vực hoạt động chủ
yếu của nhà trường như phát triển đội ngũ, lập kế hoạch chiến lược, văn hoá nhà trường,
huy động nguồn lực và phát triển toàn diện học sinh.
- Tăng cường năng lực tư vấn/giám sát việc thực hiện đổi mới lãnh đạo trường học
cho cán bộ làm công tác quản lý giáo dục tại các Sở GD & ĐT và các phòng giáo dục.
- Tăng cường năng lực giảng dạy về lãnh đạo và quản lý trường học cho các giảng
viên nguồn cấp quốc gia và cấp tỉnh
6
3. Tiếp cận xây dựng chương trình
Chương trình được xây dựng dựa trên tiếp cận mô hình quản lý ưu việt được
phát triển từ đầu năm 2000 ở châu Âu (EFQM), và mô hình trường học ưu việt (SEM)
và chương trình đào tạo các nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế của Singapore. Đây cũng sẽ
là cơ sở để thiết kế khung giám sát đánh giá theo kết quả.
Mô hình quản lý ưu việt EFQM của châu Âu: European Foundation for Quality
Management (EFQM Excellence Model)
Mô hình quản lý trường học ưu việt SEM của Singapore:

7
Các giảng viên nguồn Viêt Nam được tập huấn tại Singapore một chương trình
02 tuần với các chuyên đề như sau:
• Lãnh đạo mang tính chuyển đổi
• Phát triển tổ chức và lãnh đạo sự thay đổi
• Lãnh đạo công tác giảng dạy
• Khuyến khích, động viên tích cực dạy và học
• Văn hoá nhà trường
• Hỗ trợ, tư vấn nghề nghiệp
• Nghiên cứu thực tế tại một số trường phổ thông
• Thăm, nghiên cứu các cơ sở giáo dục
• Tìm hiểu văn hoá Singapore
Chương trình tập huấn tại Singapore được xây dựng dựa trên tiếp cận mô hình
trường học ưu việt và chương trình đào tạo các nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế của
Singapore. Thực chất đây là mô hình xuất phát từ châu Âu và Bắc Mĩ được Singapore
nghiên cứu tiếp thu và bổ sung. Đây cũng sẽ là cơ sở để thiết kế khung giám sát đánh
giá theo kết quả.
Trên cơ sở chọn lựa các mô hình quản lý giáo dục của các nước phát triển, vận
dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển, các giảng viên
Việt Nam đã chọn lựa mô hình quản lý giáo dục chất lượng như sau:
Hướng đến kết quả đầu ra

Theo khung này, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng bao gồm 5 cụm vấn đề và 8
chuyên đề :
8
Các
Quy trình
lấy
học sinh
làm

trung tâm
Chuyên đề
7
Các
Quy trình
lấy
học sinh
làm
trung tâm
Chuyên đề
7
Lãnh đạo
Chuyên đề
1, 2, 3
Lãnh đạo
Chuyên đề
1, 2, 3
Phát triển
đội ngũ
Chuyên đề 5
Phát triển
đội ngũ
Chuyên đề 5
Lập Kế hoạch
Chiến lược
Chuyên đề 4
Lập Kế hoạch
Chiến lược
Chuyên đề 4
Nguồn lực

Chuyên đề 6, 8
Nguồn lực
Chuyên đề 6, 8
Kết quả
Phát triển
Đội ngũ
Kết quả
Hoạt động
&
Quản lý
Đối tác
&
Kết quả
Về mặt Xã hội
Các
Kết quả
hoạt động
chính
Đổi mới & Phát triển
1. Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông.
2. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông
3. Văn hóa nhà trường
4. Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông
5. Lãnh đạo phát triển đội ngũ
6. Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông
7. Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông.
8. Ứng dụng CNTT trong quản lý trường phổ thông
9. Nghiên cứu thực tế
4. Mô tả chương trình
4.1. Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông là chuyên đề nhằm giới

thiệu với học viên: lý do phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông; những định
hướng chiến lược, các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục và lựa chọn mô hình
quản lý trường phổ thông; vai trò lãnh đạo, quản lý và những nội dung cơ bản cần thay
đổi trong lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông là một tiến trình nhằm
xây dựng cầu nối giữa tầm nhìn và hành động. Các nhà lãnh đạo thường cố gắng thực
hiện sự thay đổi mà chưa chú ý nhiều đến chiến lược của sự thay đổi. Trong nhiều tình
huống, mọi người không sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, thay vì đó, họ thường có thái độ
phản kháng. Chuyên đề sẽ giúp người học nắm được cách thức và hướng giải quyết
những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi.
4.3. Văn hoá nhà trường đề cập đến khái niệm, đặc trưng của văn hoá nhà trường
nhằm giúp hiệu trưởng trường phổ thông định hình thành công các giá trị văn hoá cốt
lõi, từ đó phát huy tiềm năng nguồn, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
4.4. Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông trình bày cách xác định khung
chiến lược của nhà trường để định hướng các chương trình hành động (như phát triển
đội ngũ, huy động nguồn lực và các chương trình hướng tới phát triển toàn diện HS…)
trong điều kiện tăng cường vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường.
9
4.5. Phát triển đội ngũ trong nhà trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở
các chuyên đề của khóa học tại Singapore, kết hợp với thực tiễn nhà trường phổ thông
Việt Nam trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay cũng như trong tương lai. Nội dung
của chuyên đề đề cập đến việc xác định vai trò của đội ngũ trong sự phát triển nhà trường,
vai trò lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông trong việc phát triển đội ngũ
và một số nội dung cơ bản trong lãnh đạo phát triển đội ngũ. Trong đó tập trung vào các
vấn đề: xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ; hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và
nhân cách; thu hút giáo viên có chất lượng về trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ
và đánh giá đội ngũ.
4.6. Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông nhằm cung cấp cho người
học kiến thức về nguồn lực, vai trò của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực, các
kinh nghiệm huy động nguồn lực. Từ đó giới thiệu cho học viên kỹ năng xây dựng kế

hoạch huy động tối đa các nguồn lực phát triển trường phổ thông.
4.7. Xuất phát từ bối cảnh, thực tiễn quản lý giáo dục ở Singapore và Việt Nam,
Lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông có nội dung đề
câp tới những vấn đề: Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện
học sinh phổ thông trong nhà trường thân thiện, học sinh tích cực; lãnh đạo và quản lý
hoạt động dạy học; lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục; hình thành và phát triển
năng lực lãnh đạo cho học sinh.
4.8. Nghiên cứu thực tế bao gồm các chương trình tham quan, học tập thực tiễn
lãnh đạo và quản lý giáo dục trong nước và nước ngoài.
Trong mỗi chuyên đề bao gồm: thời lượng, mô tả chuyên đề; mục tiêu, nội dung,
kế hoạch giảng dạy và tài liệu tham khảo.
Các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông (đối tượng người học chương
trình này) là các CBQL phần lớn đã qua bồi dưỡng về quản lý, đã được hỗ trợ phát triển
kỹ năng quản lý ở các khoá bồi dưỡng khác do đó chương trình chủ yếu tập trung vào
trang bị cho hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam về đổi mới tư duy lãnh đạo, quản
lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi
(nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, quá trình toàn cầu hóa, tiến trình hội
nhập quốc tế, ) của Việt Nam.
Nội dung và phương pháp thực hiện chương trình phù hợp với thực tiễn và các
tình huống quản lý của Việt Nam và của từng địa phương.
5. Tổ chức thực hiện
Quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình gồm các bước sau:
- Đào tạo giảng viên nguồn cấp quốc gia, là các giảng viên đến từ các trường đại
học. Trong năm 2008, đã đào tạo được 150 giảng viên nguồn cấp quốc gia đến từ các
trường đại học đại diện các vùng miền của cả nước.
10
- Giảng viên nguồn cấp tỉnh: là các cán bộ lãnh đạo cấp sở giáo dục, phòng giáo
dục, hiệu trưởng trường phổ thông va các giảng viên từ các trường cao đẳng. Theo kế
hoạch, năm 2008 đã đào tạo 5 giảng viên nguồn cấp tỉnh cho mỗi tỉnh. Tổng số giảng
viên nguồn cấp tỉnh là 330 người.

- Giảng viên nguồn cấp quốc gia và cấp tỉnh có trách nhiệm tham gia thiết kế, góp
ý, điều chỉnh chương trình, tài liệu và phương thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và điều kiện thực tế của địa phương.
- Giảng viên nguồn cấp tỉnh và giảng viên nguồn cấp quốc gia có nhiệm vụ trực
tiếp bồi dưỡng hiệu trưởng phổ thông với sự hỗ trợ, tư vấn, giám sát của giảng viên
nguồn cấp quốc gia, các chuyên gia của Học viện Giáo dục Singapore và Học viện
QLGD Việt Nam .
- Thực hiện tiếp tục các khoá đào tạo tư vấn giám sát cấp tỉnh để hỗ trợ quá trình
bồi dưỡng hiệu trưởng, thiết kế khung giám sát đánh giá dựa trên kết quả, hỗ trợ công
tác quản lý của hiệu trưởng về sau.
11
CHUYÊN ĐỀ 1
ĐỔI MỚI LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(School Leadership and Management Innovation)
THỜI LƯỢNG: 10 tiết (4 tiết lý thuyết, 6 tiết thực hành)
MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ
Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông là chuyên đề nhằm giới thiệu với
học viên:
o Lý do phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông;
o Những định hướng chiến lược, các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục
(GD) và lựa chọn mô hình quản lý trường phổ thông;
o Vai trò lãnh đạo, quản lý và những nội dung cơ bản cần thay đổi trong lãnh
đạo và quản lý trường phổ thông trước bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề học viên sẽ:
o Giải thích được tính tất yếu và sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo, quản lý
giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng trong bối cảnh kinh tế – xã hội toàn
cầu hiện nay;
o Đề xuất được những lĩnh vực cần tạo ra sự thay đổi trong lãnh đạo và quản lý
tại cơ sở đang công tác;

o Có niềm tin và quyết tâm đổi mới lãnh đạo và quản lý các hoạt động GD
trong trường phổ thông.
NỘI DUNG
1 Sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn
cầu hoá và hội nhập
(The necessity for school leadership and management innovation)
1.1 Sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông nhìn nhận
trên phương diện lý luận giáo dục và quản lý giáo dục
• Lãnh đạo như là việc lái con thuyền hướng tới đích.
• Quản lý như là việc làm cho con thuyền nổi và chạy được trên mặt
nước.
Cả hai cần phải cân đối hài hòa
12
1.1.1 Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với phát triển kinh tế-xã hội (KT-
XH)
o GD là phương tiện cải biến xã hội tạo tiền đề về nhân lực có tri thức
cho phát triển KT-XH
o KT-XH luôn luôn đặt ra các yêu cầu mới và tạo điều kiện mới cho GD
phát triển đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH.
Nếu không có nền tảng vững chắc về giáo dục, về phát triển nguồn nhân lực thì
không một quốc gia nào có thể duy trì mức tăng trưởng cao. Từ đó, chúng ta hiểu rằng
giáo dục phải nằm ở vị trí hạt nhân trung tâm của chiến lược phát triển KT-XH và chiến
lược con người.
Tăng trưởng kinh tế cao dẫn tới tăng các nguồn lực tiềm tàng dành cho giáo dục.
Nó là chìa khoá để mở cửa cho giáo dục. Tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm, tăng tiền
lương thực tế, tăng mức hoàn trả cho kỹ năng của lực lượng lao động và như vậy làm
tăng nhu cầu về giáo dục. Tăng trưởng kinh tế cao tác động đến cả mặt cung lẫn mặt cầu
về các dịch vụ giáo dục.
Kết quả tốt nghiệp của học sinh lớp 12 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
các năm 2009, 2008, 2007

Năm 2009 2008 2007
Tỷ lệ 84.35 74.54 81.19
Chú ý: GD phát triển theo sự phát triển KT-XH nhưng không theo tỷ lệ
thuận với sự phát triển KT-XH.

Bất cứ một nền kinh tế nào muốn tăng trưởng đều cần đến 3 yếu tố cơ bản: Vốn,
công nghệ, nhân lực mà công nghệ, nhân lực đều xuất phát từ nền giáo dục mà ra. Đầu
tư cho giáo dục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này dẫn đến sự thống nhất
về mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát triển KT-XH. Mặc
dù chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát triển kinh tế có mục tiêu riêng, mục
tiêu tự thân của nó song chúng đều có mục tiêu chung là phát triển xã hội. Mối quan hệ
giữa chúng ở đây biểu hiện: Nếu có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn sẽ tạo điều
kiện tiền đề, vật chất để giải quyết vấn đề giáo dục. Ngược lại, nếu giải quyết tốt vấn đề
giáo dục bằng những chiến lược phù hợp sẽ tạo nên những thành tựu về kinh tế.
13
Trong phát triển kinh tế, con người đóng vai trò hai mặt: Một mặt con người là
người hưởng thụ, ở đây con người sinh ra nhu cầu và tăng cầu cho kinh tế. Theo khía
cạnh này, con người là mục tiêu phát triển kinh tế. Mặt khác, con người cung cấp đầu
vào cho quá trình sản xuất tức là phát triển kinh tế. Theo khía cạnh này, con người là
động lực của sự phát triển. Giáo dục giúp con người hướng vào sự phát triển và rèn
luyện năng lực, phẩm chất trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
Như vậy: Phát triển GD và phát triển KT-XH có tính “cân bằng động” cho nên GD
nói chung và nhà trường nói riêng phải luôn tự điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu phát
triển KT-XH và vận dụng được những điều kiện mới mà KT-XH mang lại cho GD
1.1.2 Các chức năng của nhà trường phổ thông đối với sự phát triển KT-XH
o Chức năng chính trị
o Chức năng kinh tế/kỹ thuật
o Chức năng con người/xã hội
o Chức năng GD
Trước sự thay đổi không ngừng của xã hội thì mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã

hội luôn có những yêu cầu mới đối với hoạt động GD của nhà trường. Nhà trường phải
có sự thay đổi để thực hiện các chức năng nói trên.
Tỷ lệ % học sinh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bỏ học từ năm học 2005-2006 đến
năm học 2008-2009

Năm học Tiểu học THCS THPT
2005-2006 0,08 1,2 1,6
2006-2007 0,12 1,5 2,4
2007-2008 0,15 1,8 2,5
2008-2009 0,14 1,46 1,88

Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học tuy không quá cao nhưng tăng dần từ năm
2005 đến năm 2008. Tỷ lệ này đã giảm hẳn trong năm 2009.
1.2 Sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông nhìn nhận
trên phương diện thực tiễn phát triển giáo dục toàn cầu
1.2.1 Kinh tế tri thức, sự phát triển KH&CN, xu thế hội nhập và cơ chế thị
trường là đặc trưng chủ yếu của thời đại
Thế giới đang chuyển nhanh từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế tri
14
thức, từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tinh thần. Do xu thế toàn cầu hóa và
cơ chế thị trường nên thời đại ngày nay có nhiều nét đặc trưng đa dạng:
o Giá trị của tài sản trí tuệ chiếm tỷ lệ rất lớn so với tái sản hữu hình
o Khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão
o Mức độ toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng
o Sự hình thành các trung tâm kinh tế, khoa học- kỹ thuật
o Sự thay đổi trong lao động xã hội
o Sự hợp tác và lòng tin để phát triển KT-XH ở mỗi quốc gia
o Sự mạo hiểm là vấn đề quan trọng của nền kinh tế tri thức
o Tính đổi mới và sáng tạo là một dạng tài sản quý giá nhất
Xu thế phát triển KT-XH thời đại ngày nay đã đặt ra cho GD tạo ra những con người

có nhân cách thích ứng với: một thế giới phát triển tri thức; một thế giới hòa nhập xã
hội; một thế giới mà mỗi con người luôn luôn phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, nhưng lại luôn bị ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa, khoa học, công nghệ giữa
các cộng đồng, các dân tộc, các quốc gia; một thế giới đang bùng nổ về dân số, ô nhiễm
môi trường và các giá trị về con người đang bị nguy cơ khủng hoảng.
1.2.2 Những cơ hội và thách thức đối với phát triển KT-XH và phát triển
giáo dục toàn cầu
Cơ hội và thách thức đối với phát triển KT-XH và phát triển GD toàn cầu thể hiện
chủ yếu ở các mối quan hệ:
o Giữa toàn cầu và cục bộ
o Giữa phổ biến và riêng lẻ
o Giữa truyền thống và hiện đại
o Giữa dài hạn và ngắn hạn
o Giữa sự cần thiết về cạnh tranh và bình đẳng về cơ may
o Giữa trình độ phát triển phi thường về kiến thức và khả năng con
người tiếp thu nó
o Giữa trí tuệ và vật chất
1.2.3 Xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục toàn cầu
o Qúa trình GD phải hướng tới người học
Tính cá thể của người học được đề cao.
Coi trọng mối quan hệ giưã lợi ích của người học với mục tiêu phát triển KT-XH của
cộng đồng, xã hội.
Nội dung GD phải sáng tạo, theo nhu cầu người học.
PPGD là cộng tác, hợp tác giữa người dạy và người học, công nghệ hoá và sử dụng
tối đa tác dụng của công nghệ thông tin và truyền thông.
Hình thức tổ chức GD đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền
15
kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học.
Đánh giá kết quả học tập trong trường học phải đổi mới để thực sự có những phán
quyết chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học.

o Thực hiện có hiệu quả các trụ cột của GD: Học để biết; Học để làm;
Học để chung sống; Học để làm người; Học suốt đời.
o Đổi mới QLGD và đổi mới quản lý nhà trường:
o Với quan điểm GD cho tất cả – Tất cả cho GD ( Education for All –
All for Education) các quốc gia phát triển luôn thực hiện cải cách GD, đổi mới về tư duy
QLGD, chuyển từ quản lý mệnh lệnh sang quản lý chủ yếu bằng pháp luật, Đổi mới
phương thức QLGD, chuyển phương thức quản lý một chiều, trên xuống sang tương tác
lấy đơn vị cơ sở làm trung tâm. Đổi mới cơ chế QLGD, chuyển từ cơ chế tập trung,
quan liêu, bao cấp sang cơ chế QLGD phân cấp, tự chủ và tự chị trách nhiệm.
1.2.4 Khái quát về thực trạng giáo dục Việt Nam
o Những thành tựu:
Hệ thống GD quốc dân thống nhất, đa dạng và tương đối hoàn chỉnh
Quy mô GD tăng nhanh bước đầu đáp ứng được yêu cầu xã hội
Chất lượng GD trong các cấp học và trình độ đào tạo có chuyển biến
Xã hội hóa GD có tác dụng rõ rệt
Công bằng trong GD được cải thiện
Nguyên nhân:
Truyền thống hiếu học của dân tộc
Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Sự ổn định chính trị và thành quả kinh tế
Đầu tư cho GD từ ngân sách Nhà nước tăng
Sự nổ lực của đội ngũ nhà giáo.
o Những yếu kém:
Chất lượng GD đại trà còn thấp
Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền còn mất cân đối
Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa thừa và chưa đồng bộ
Cơ sở vật chất thiếu, lạc hậu
Chương trình và phương pháp GD chậm đổi mới
QLGD còn kém hiệu quả.
Nguyên nhân:

Tư duy GD chậm đổi mới
Cơ chế QLGD chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường
Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực cưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới.
Đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng
16
So ánh với nước ngoài:
+ GDP của Việt Nam và Chỉ số phát triển giáo dục EDI (Educationl for
Development Index)
Chỉ số phát triển HDI (Human Development Index) của Việt Nam
Tên nước 1994 1999 2004
Hàn Quốc 0,93 (15/175) 0,95 (18/162) 0,98 (11/177)
Singapore 0,85 (66) 0,87 (56) 0,91 (45)
Thái Lan 0,80 (85) 0,84 (70) 0,86 (82)
Malayxia 0,76 (98) - 0,84 (94)
Inđônêxia 0,76 (99) 0,79 (88) 0,83 (99)
Philipin 0,89 (34) 0,91 (36) 0,89 (59)
China 0,73 (106) 0,80 (81) 0,84 (94)
Việt Nam
Việt Nam
0,80 (86)
0,80 (86)
0,84 (71)
0,84 (71)
0,81 (100 )
0,81 (100 )
- Chỉ số GD được xây dựng trên tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên và

Năm
Chỉ số

1994 1999 2004
GDP 147/175 120/175 121/177
EDI 86/175 71/162 100/177
Nước
Hàn
quốc
Trung
quốc
Thái Lan
Mông
cổ
Việt Nam
Indo-
nesia
Phili-
pin
Myan-
mar
Chỉ số
0,990
(4)
0,930
(54)
O,921
(60)
0,916
(62)
0,914
(64)
0,912

(65)
O,904
(70)
0,805
(91/127)
17
trên tỷ lệ ghi danh theo học các bậc tiểu học, trung học và đại học gộp lại
- Chỉ số GD được xây dựng thay đổi từng năm, vì vậy ta không nên so
sánh chỉ số GD các năm mà chỉ so sánh chỉ số GD giữa các khu vực, giữa các quốc
gia theo tửng năm.
- Công thức tính chỉ số GD: G = a/3 + 2b/3, trong đó a là tỷ lệ % người lớn và
trẻ em nhập học các cấp từ 6 đến 24 tuổi, b là tỷ lệ % người lớn biết chữ.
- Chỉ số phát triển con người HDI được cấu thành từ 3 chỉ số: chỉ số phát triển
kinh tế K, chỉ số phát triển giáo dục G, chỉ số tuổi thọ trung bình/năm T.
- Công thức tính chỉ số phát triển con người HDI: HDI = (G + K + T)/3, trong đó:
G = (a + 2b)/3
K = (lg GDB – lg 100)/(lg40000 – lg100), GDB=tổng sản phẩm quốc nội.
T = (Tuổi thọ thực tế – trừ tuổi thọ min(25))/( Tuổi thọ max (85)-trừ tuổi thọ min)
2 Định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 (Directions
for Vietnam education by 2020)
Chiến lược
Chiến lược là phương châm, kế hoạch dụng binh có tính toàn cục của các nhà
quân sự. Lúc đầu khái niệm chiến lược được dùng trong quân sự dần dần nó được sử
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác.
Chiến lược phát triển giáo dục
Chiến lược phát triển giáo dục là sự cụ thể hoá lý tưởng về lĩnh vực giáo dục
nhằm thực hiện lý tưởng đó một cách toàn cục, suốt giai đoạn dài, theo một tư tưởng
nhất định.
Khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục ta phải xác định và lựa chọn những
mục tiêu phát triển dài hạn của hệ thống giáo dục cùng với những con đường, những

biện pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu đó.
Từ đó ta có thể hình dung cấu trúc của chiến lược bao gồm:
+ Tư tưởng chiến lược.
+ Mục tiêu chiến lược.
+ Nội dung hoạt động (Có thể bao gồm những con đường để thực hiện mục tiêu).
18
+ Kế hoạch và chương trình hành động.
+ Các điều kiện thực hiện.
Văn bản chiến lược giáo dục
Khi nói đến chiến lược là nói đến cấp quốc gia, còn thực hiện chiến lược là từng
địa phương. Giáo dục ở đây là nền giáo dục chứ không phải là sự giáo dục. Phát triển
giáo dục là phát triển nền giáo dục quốc gia, đó là một nền giáo dục đáp ứng được yêu
cầu về quy mô, số lượng, chất lượng, hiệu quả giáo dục và có cái mới trong giáo dục.
Sau khi xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế, tình hình giáo dục, các quan
điểm, mục tiêu, đặt chúng trong một sự thống nhất từ đó làm cơ sở tiền đề để làm văn
bản chiến lược phát triển giáo dục. Văn bản chiến lược phát triển giáo dục khác với
chiến lược phát triển giáo dục. Cái cốt lõi của chiến lược phát triển giáo dục là mục tiêu
và phương châm để đạt tới mục tiêu đã được đặt ra.
Con đường ra đời chiến lược phát triển giáo dục (các căn cứ)
Căn cứ khoa học
Chiến lược phát triển giáo dục lấy lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển giáo dục phải
dựa vào các khoa học giáo dục như: Khoa học về quản lý, quản lý giáo dục, kinh tế học
giáo dục, quản lý nguồn nhân lực, quản lý trường học …
Căn cứ vào đường lối của Đảng về phát triền kinh tế xã hội
Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt nam khẳng định mục tiêu tổng quát của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 – 2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại hoá”. “Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có

thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có
những bước nhảy vọt”.
Căn cứ vào chiến lược của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục –
đào tạo, khoa học công nghệ và nền văn hoá
Từ đường lối chung Đảng ta có các chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ và phát triển nền văn hoá Việt nam tiên
19
tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Sự phát triển của giáo dục phải đặt trong sự phát triển kinh
tế - xã hội.
Mục 2.2 và 2.3 có thể gộp chung lại gọi là cơ sở chính trị gồm các văn kiện, chủ
trương, đường lối của Đảng về kinh tế và giáo dục.
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý
Chiến lược phát triển giáo dục phải lấy Hiến pháp và pháp luật trong đó có luật
giáo dục, luật chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em làm căn cứ. Nội dung của chiến lược
không được thoát ly tách rời những luật này.
Căn cứ vào xu thế giáo dục thế giới
Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế ảnh hưởng đến xu thế toàn cầu hoá
nhiều lĩnh vực khác trong đó có giáo dục – đào tạo. Xu thế toàn cầu hoá trong giáo dục
đó là nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, đào tạo
nguồn nhân lực, học để biết, học để làm, học để cùng chung sống. Giáo dục Việt Nam
không thể tách rời những xu thế này vì vậy trong quá trình xây dựng chiến lược phát
triển giáo dục phải tính đến xu thế giáo dục thế giới, bối cảnh quốc tế và quốc gia.
Căn cứ vào tình hình giáo dục Việt Nam
Căn cứ vào trạng thái, tình hình giáo dục nước ta ở thời điểm làm chiến lược.
Nền giáo dục nước ta hiện nay có một số đặc trưng cơ bản đó là: Một nền giáo dục toàn
dân, nâng cao dân trí, nội dung, phương pháp thể hiện tính nhân văn và đang được đổi
mới. Tuy nhiên, tình hình giáo dục của nước ta đang còn nhiều bất cập như: Chất lượng,
hiệu quả còn thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, phương tiện dạy học còn lạc hậu, ngành
giáo dục chưa có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết những thách thức mới.
Căn cứ vào dự đoán xu thế của giáo dục và nhà trường trong vòng 20 năm tới,

làm chiến lược là phải dự báo, dự báo càng chính xác thì chiến lược càng có giá trị thực
tiễn, đạt được mục tiêu. Mô hình nền giáo dục trong tương lai phải là một nền giáo dục
đa cấp học, liên thông, mọi người đều có cơ hội học tập và học suốt đời. Nội dung của
nó có sự biến đổi lớn do ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật và vì vậy mục tiêu, tính chất,
phương pháp đào tạo cũng có sự thay đổi.
20
Như vậy, theo cách phân tích này thì có 6 căn cứ để xây dựng chiến lược phát
triển giáo dục. Các căn cứ này có mối liên hệ qua lại và bổ sung cho nhau tạo nên một
chỉnh thể vẹn toàn để phát triển giáo dục.
Một văn bản chiến lược phát triển giáo dục (và nói chung là một văn bản chiến
lược) có 3 nội dung:
+ Trước chiến lược: Văn bản nói gì? Căn cứ vào đâu? Căn cứ những cái gì?
+ Khi làm chiến lược: Bản thân chiến lược đó là gì?
+ Sau khi làm chiến lược: Với chiến lược như thế thì việc thực hiện chiến lược
như thế nào? Đó là chương trình và kế hoạch hành động quốc gia, chương trình và kế
hoạch hành động của từng địa phương thực hiện chiến lược phát triển giáo dục.
Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
Sau 20 năm đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, hiện trạng nền kinh tế nước ta đang
có sự phát triển nhanh chóng và có những điểm cần chú ý như sau:
+ Đó là một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
+ Là một nền kinh tế đang hội nhập và có khả năng hội nhập cao với nền kinh tế
thế giới.
+ Cơ cấu ngành nghề đang dịch chuyển theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ.
+ Bình ổn về tài chính và các chính sách kinh tế, chính sách đầu tư.
+ Nhiều thể chế kinh tế được đổi mới.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Cũng từ chỗ kinh tế phát triển dẫn đến xã hội có sự phân hoá giàu nghèo, làm
tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư. Mặc dù có sự phân
hoá nói trên nhưng xã hội rất ổn định và phát triển. Niềm phấn khởi, tin tưởng của toàn

dân, tinh thần tự hào dân tộc của mọi người Việt rất cao. Xã hội cũng đòi hỏi giáo dục
phải phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, định hướng lại
quan niệm về các giá trị, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách mới, năng lực mới.
2.1 Quan điểm chỉ đạo
1) Phát triển GD là nhằm tạo lập nền tảng và động lực CNH, HĐH đất nước,
bảo đảm để Việt Nam có đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2) Phát triển nền GDcủa dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu, là nhiệm
21
vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.
3) GD vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi
người.
4) Hội nhập quốc tế về GD phải được đẩy mạnh dựa trên cơ sở bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc để xây dựng một nền GD giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.
5) Xã hội hóa GD là phương thức phát triển GD tiến đến một xã hội học tập.
6) Phát triển dịch vụ GD và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống GD là
một trong các động lực phát triển GD.
7) GD phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp.
2.1.1 Mục tiêu tổng thể phát triển giáo dục đến năm 2020 (xem dự thảo
chiến lược)
2.1.2 Các mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục (xem dự thảo chiến lược)
2.1.3 Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông
Mục tiêu giáo dục phổ thông (Điều 27 Luật GD)
- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản.
- Phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam XHCN.
- Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2 Các giải pháp phát triển giáo dục
2.2.1 Giải pháp đổi mới quản lý giáo dục

2.2.2 Giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục
2.2.3 Nhóm giải pháp về chương trình và tài liệu giáo dục
2.2.4 Giải pháp về đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá kết quả học tập
2.2.5 Giải pháp về kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục
2.2.6 Giải pháp xã hội hóa giáo dục
2.2.7 Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục
2.2.8 Giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu xã hội
2.2.9 Nhóm giải pháp hỗ trợ đối với các vùng miền và người học
Mạng lưới trường, lớp, số lượng học sinh phổ thông của tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu năm học 2008-2009
22
Cp hc Trng Lp Hc sinh
Cụng
lp
Ngoi
cụng lp
Cụng
lp
Ngoi
cụng lp
Cụng lp Ngoi
cụng lp
Tiu hc 140 1 2799 33 82783 1050 (1.25%)
THCS 73 0 1784 5 66191 131 (0.2%)
THPT 27 3 839 82 33785 2084 (5,8%)
Cn cú gii phỏp tng s lng trng, lp, hc sinh t thc c 3cp
hc: Tiu hc, THCS v THPT.
3 Hiu trng trng ph thụng: ngi lónh o v qun lý nh trng (School
principal: the school manager and leader)
3.1 Nhỡn nhn t cỏc quan im v mụ hỡnh mi v qun lý nh trng

3.1.1 La chn mụ hỡnh qun lý
1) So sỏnh hai quan im v qun lý nh trng
Mọi quốc gia trên thế giới đang đổi mới quản lý nhà trờng theo
hng lấy nhà trờng làm cơ sở (School - Based Management)
DANH MC
Bn nghip v qun lý ca Trng/Phũng/S
Quan điểm
Quan điểm


Mới
Mới
Đổi mới
Đổi mới
t
t


duy quản lý
duy quản lý
Bằng mệnh lệnh,
Bằng mệnh lệnh,
hành chính
hành chính
Bằng pháp luật
Bằng pháp luật
Đổi mới
Đổi mới
ph
ph

ơng thức quản lý
ơng thức quản lý
Một chiều
Một chiều
từ trên xuống
từ trên xuống
T
T


ơng tác, lấy đơn vị cơ sở làm
ơng tác, lấy đơn vị cơ sở làm


trung tâm.
trung tâm.
Đổi mới
Đổi mới
cơ chế quản lý
cơ chế quản lý
Tập trung,
Tập trung,


quan liêu, bao cấp
quan liêu, bao cấp
Phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự
Phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự



chịu trách nhiêm;
chịu trách nhiêm;
23
1.Quản lý tài chính, tài sản
1.1.Quản lý tài chính
1.1.1. Lập kế hoạch tài chính
1.1.2. Lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước
1.1.3.Tổ chức, thực hiện thu/chi
1.1.4.Lập báo cáo tài chính
1.2.Quản lý tài sản
1.2.1.Mua sắm, bổ sung tài sản
1.2.2.Tính khấu hao, tăng giảm giá trị TSCĐ
1.2.3.Kiểm kê, thanh lý tài sản
2.Quản lý học sinh
2.1.Quản lý hồ sơ học sinh
2.1.1.Nhập học
2.1.2.Theo dõi biến động
2.1.2.1.Chuyển đi, chuyển đến
2.1.2.2.Bỏ học/Thôi học
2.1.2.3.Theo dõi kỷ luật
2.1.2.4.Nghỉ học dài hạn có lý do
2.1.2.5.Chuyển lớp
2.2.Quản lý quá trình học tập rèn luyện
2.2.1.Đăng ký môn, chủ đề tự chọn
2.2.3.Theo dõi chuyên cần
2.2.4.Theo dõi điểm & xếp loại hạnh kiểm, học lực và danh hiệu
2.2.5.Quản lý học nghề
2.3.7.Quản lý kết quả thi HSG các cấp
2.2.6. Tổ chức bài kiểm tra định kỳ, thi học kỳ
2.2.7. Thi (xét) tốt nghiệp

2.2.8.Thi lại và RLTH
2.3.Các hoạt động khác
2.3.5.Xét thi đua tập thể
2.3.8.Thi tuyển sinh
3.Quản lý cán bộ
3.1.Quản lý hồ sơ cán bộ
3.2.Chất lượng công tác
3.2.1.Phân công công tác
3.2.2.Theo dõi thực hiện quy chế, nhiệm vụ chuyên môn
3.2.2.1.Theo dõi thực hiện quy chế, nhiệm vụ chuyên môn
3.2.2.2.Theo dõi công tác kiêm nhiệm
3.2.2.3.Theo dõi hoạt động của các tổ chuyên môn
3.2.2.4.Theo dõi giáo viên nghỉ
3.2.2.5.Theo dõi nghỉ dạy học để nhà trường tham gia các hoạt động khác
3.2.2.6.Theo dõi công tác kiểm tra nội bộ
3.2.2.7.Theo dõi công tác nhân viên hành chính
3.2.3.Sáng kiến kinh nghiệm và thi giáo viên giỏi
24
3.2.3.1.Sáng kiến kinh nghiệm
3.2.3.2.Thi giáo viên giỏi
3.3.Đào tạo bồi dưỡng
3.4.Quản lý chế độ chính sách
3.4.1.Tính tiền vượt giờ
3.4.2.Chấm công
3.4.3.Nâng lương
3.4.4.Làm sổ BHXH
3.4.5.Nghỉ chế độ
3.4.6.Luân chuyển cán bộ
3.5.Đánh giá xếp loại
3.6.Tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ

3.6.1.Tuyển dụng cán bộ
3.6.2.Bổ nhiệm, đề bạt cán bộ
4.Quản lý thư viện, thiết bị
4.1.Quản lý thiết bị
4.1.1.Mua sắm thiết bị
4.1.2.Sử dụng thiết bị
4.1.3.Kiểm kê, thanh lý
4.2.Quản lý thư viện
4.2.1.Chỉ đạo hoạt động thư viện
4.2.2.Mua sắm trang bị
4.2.3.Bảo quản lưu trữ
4.2.4.Quản lý thẻ thư viện
4.2.5.Hoạt động mượn đọc
4.2.5.1.Mượn sách
4.2.5.2.Thuê sách
4.2.6.Tra cứu, tìm kiếm
4.2.7.Kiểm kê, thanh lý
4.2.8.Quản lý thư viện điện tử
5.Quản lý hành chính
5.1.Công tác kế hoạch
5.1.1.Xây dựng kế hoạch
5.1.1.1.Dự kiến KH năm học
5.1.1.2.Xây dựng KH học kỳ/Tháng/Tuần
5.1.2.Tổ chức thực hiện
5.1.3. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh
5.2.Công tác tổng hợp , báo cáo
5.2.1.Báo cáo thống kê đầu năm
5.2.2. Báo cáo thống kê giữa năm
5.2.3. Báo cáo thống kê cuối năm
5.2.4.Báo cáo Sơ kết học kỳ I

5.2.5.Báo cáo tổng kết năm học
5.2.6.Báo cáo chuyên đề, đột xuất
5.3.Công tác Hành chính quản trị
25

×