Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.4 KB, 26 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




ĐỖ THỊ ÚT




TỔ CHỨC HỆ THỐNG
BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC
ĐÀ NẴNG



Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Đà Nẵng - Năm 2014




Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG






Người hướng dẫn khoa học
:
PGS.TS HOÀNG TÙNG







Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Phản biện 2: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ



Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận
văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
họp tại Đại học Đà

Nẵng vào ngày
tháng năm






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - H
ọc liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo KTQT là những báo cáo phục vụ cho việc ra quyết
định của các nhà quản lý doanh nghiệp, thông tin báo cáo KTQT
cung cấp cho các nhà quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ
chức đề ra phục vụ cho các chức năng chủ yếu: hoạch định, tổ chức
thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.
Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) hoạt
động với quy mô khá rộng trên toàn thành phố, đến nay các đơn vị trực
thuộc công ty bao gồm: 01 Xí nghiệp sản xuất nước sạch (gồm bốn nhà
máy nước), 06 Chi nhánh cấp nước, 01 phòng kinh doanh vật tư, 01 xí
nghiệp xây lắp và các xưởng.
Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên 3 lĩnh vực:
Xây lắp, kinh doanh nước sạch và kinh doanh vật tư nhưng trong
điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn công ty phải đối mặt với những
thách thức từ nền kinh tế nhất là trong ngành kinh doanh nước sạch,

nó không được phát triển theo như lợi thế sẵn có của nó bởi những
nguyên nhân sau:
- Thứ nhât, Đà Nẵng có nguồn tài nguyên nước dồi dào,
nhưng những tác động từ quy hoạch phát triển kinh tế vùng và quy
hoạch phát triển thủy điện đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc về an toàn
cấp nước nên công ty đang đối diện với việc bội chi kinh phí, tăng
giá thành sản xuất nước.
- Thứ hai, công ty thiếu nguồn nước mặt để sản xuất, luôn bị
nước mặn xâm nhập và cạn kiệt do các nhà máy thủy điện chặn dòng đã
làm
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất nước sinh hoạt.
- Thứ ba, giá các loại vật tư hóa chất, tiền điện, tiền đầu tư cải
tạo mạng lưới cấp nước, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
2

công nghiệp cũng tăng nên chi phí sản xuất nước tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nhưng những năm qua, do tình hình kinh tế khó
khăn nên công ty chưa đề xuất tăng giá nước nhằm bảo đảm an sinh
xã hội. Vì lý do đó mà công ty đang gặp khó khăn lớn về việc phát
sinh chi phí trong sản xuất làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
Bên cạnh đó, không thể không nói đến nguyên nhân nữa là khả năng
chính của bản thân doanh nghiệp trong việc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Để hoàn thành được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong môi
trường kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn như trên, nhà quản trị
cần rất nhiều loại thông tin nhưng thông tin thể hiện trên báo cáo
cung cấp cho nhà quản trị hiện tại ở công ty chủ yếu dựa vào thông
tin do bộ phận KTTC nên các quyết định đưa ra thường lạc hậu,
thông tin không đảm bảo về chất và lượng gây khó khăn cho nhà
quản trị lựa chọn ra quyết định. Chính vì vậy, công ty mong muốn tổ

chức được một hệ thống báo cáo KTQT cung cấp các thông tin giúp
nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “ Tổ
chức hệ thống báo cáo KTQT tại Công ty TNHH MTV Cấp nước
Đà Nẵng ” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo KTQT
và tổ chức báo cáo KTQT trong doanh nghiệp SXKD.
Tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại về các báo
cáo kế toán phục vụ cho việc quản trị nội bộ tại Công ty TNHH
MTV C
ấp nước Đà Nẵng.
Đưa ra một số giải pháp để tổ chức hệ thống báo cáo KTQT
phục vụ cho chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện, chức năng
3

kiểm soát và đánh giá để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn tại Công
ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả điều
hành hoạt động kinh doanh tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận về báo cáo KTQT, thực trạng lập các báo cáo kế toán
phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp
nước Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà
Nẵng là đơn vị hoạt động kinh doanh trên ba lĩnh vực chính: Ngành
xây lắp, ngành nước và kinh doanh vật tư, lĩnh vực kinh doanh chính
là nước sạch. Vì vậy, luận văn tập trung vào công tác tổ chức hệ
thống báo cáo KTQT hoạt động kinh doanh nước sạch tại Công ty
TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng kết lý luận,
phương pháp thu thập và phân tích số liệu thực tế, phương pháp tổng
hợp, phương pháp mô tả so sánh…để hệ thống hóa cơ sở lý luận về
báo cáo KTQT, từ đó nghiên cứu thực trạng về các báo cáo kế toán
phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp
nước Đà Nẵng và đề ra các giải pháp để tổ chức hệ thống báo cáo
KTQT tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Ch
ương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo KTQT trong
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng về các báo cáo kế toán phục vụ cho nhu
4

cầu quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
Chương 3: Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT tại Công ty
TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tổ chức báo cáo
KTQT cụ thể như: Tác giả : Đỗ thị Minh Nguyệt (2012) nghiên cứu
về “ Tổ chức báo cáo KTQT tại công ty cổ phần Lương thực Đà
Nẵng ”, luận văn “Xây dựng hệ thống báo cáo KTQT ở Tổng Công
ty xây dựng công trình giao thông 5” , của tác giả Nguyễn Tấn
Thành năm (2004), …
Dựa trên những cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo KTQT, những đề
tài đã nghiên cứu trước đó tác giả đã tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận
về tổ chức báo cáo KTQT trong DNSX. Tác giả đã tập trung tìm hiểu về

đặc điểm SXKD, trình độ quản lý, mức độ phân cấp quản lý cũng như tìm
hiểu thực tế về các báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ tại công
ty để đưa ra những ưu điểm, nhược điểm về thực trạng các báo cáo phục
vụ cho công tác quản trị nội bộ mà công ty đã lập. Từ đó, tác giả tổ chức
hệ thống báo cáo KTQT tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng
phục vụ cho nhu cầu thực tế nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động
kinh doanh tại công ty.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
KINH DOANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT VÀ BÁO CÁO KTQT
1.1.1. Bản chất của KTQT và báo cáo KTQT
Theo luật kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là việc thu
5

thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị
và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Theo khoản
3, điều 4 Luật kế toán).
Báo cáo KTQT là những báo cáo phục vụ cho việc ra quyết
định của các nhà quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, bản chất của báo cáo KTQT là hệ thống thông tin
được soạn thảo, trình bày theo yêu cầu quản trị, điều hành và ra
quyết định của các nhà quản lý doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý
nắm bắt được những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động của
từng bộ phận hoặc của cả doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của báo cáo KTQT
a. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng lập kế hoạch
b. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng tổ chức thực hiện

c. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng kiểm soát,
đánh giá
d. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng ra quyết định
1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KTQT TRONG DOANH NGHIỆP
SXKD
Bộ phận KTQT được thiết lập phải đảm bảo các công việc của
KTQT như sau:






Hình 1.1: S
ơ đồ công việc KTQT trong doanh nghiệp
BỘ PHẬN KTQT
NGHIÊN CỨU
DỰ ÁN
DỰ TOÁN, PHÂN
TÍCH, ĐÁNH GIÁ
THU THẬP, XỬ LÝ
THÔNG TIN

KTQT
6

1.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
1.3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử
1.3.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
1.3.3. Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát

1.4. NỘI DUNG BÁO CÁO KTQT TRONG DOANH
NGHIỆP SXKD
1.4.1. Các báo cáo dự toán phục vụ chức năng hoạch định
a. Báo cáo dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là nhân tố tác động toàn bộ các dự toán của
doanh nghiệp. Là căn cứ để ra quyết định về sản lượng sản xuất
trong kỳ lập dự toán sản xuất. Sau khi lập dự toán sản xuất là căn cứ
để lập các dự toán NVLTT, NCTT và chi phí SXC. .
b. Báo cáo dự toán sản xuất
Nhằm xác định số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán, làm
cơ sở cho việc xây dựng các dự toán chi phí sản xuất.
c. Báo cáo dự toán chi phí sản xuất
Ngành sản xuất nước do đặc trưng không có sản phẩm dở dang
nên dự toán chi phí NVLTT, dự toán chi phí NCTT, dự toán chi phí
SXC được lập chung thành dự toán chi phí sản xuất. Dự toán này
nhằm xác định giá thành sản phẩm sản xuất dự toán theo sản lượng
sản phẩm sản xuất dự toán.
d. Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp
Nhằm xác định tổng chi phí dự kiến về chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
e. Báo cáo d
ự toán tiền
Nhằm giúp các nhà quản trị tính toán để thấy trước tình hình thừa
hay thiếu vốn cho hoạt động SXKD, từ đó có KH vay mượn để đáp ứng
7

nhu cầu về tiền.
f. Báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp

Nhằm thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại doanh nghiệp
và là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.
1.4.2. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng tổ chức thực hiện
a. Báo cáo sản xuất
Nhằm cung cấp các số liệu về tình hình sản xuất của doanh
nghiệp theo từng loại sản phẩm, hoặc theo từng đơn vị, hay lập cho
toàn doanh nghiệp.
b. Báo cáo giá thành
Loại báo cáo này KTQT thường lập đối với các doanh nghiệp
sản xuất. Báo cáo này có thể lập chi tiết theo từng đối tượng tính giá
thành, chi tiết theo từng khoản mục.
c. Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng và chi phí
QLDN
Nhằm phản ánh các khoản chi phí phát sinh, giúp nhà quản lý
kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các khoản chi phí ở lĩnh vực
bán hàng và QLDN.
d. Báo cáo doanh thu bán hàng
Nhằm cung cấp thông tin về doanh thu từng mặt hàng trong
quá trình tiêu thụ hàng hóa, giúp nhà quản lý thấy được tỷ trọng của
từng mặt hàng
e. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo này cung cấp các số liệu về doanh thu, chi phí và lợi
nhu
ận theo từng mặt hàng, từng bộ phận hay lĩnh vực kinh doanh.
8

1.4.3. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá
a. Báo cáo kiểm soát doanh thu
Nhằm giúp cho nhà quản trị kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện KH doanh thu theo từng mặt hàng và ở từng đơn vị.

Gọi : P
0
, P
1
là đơn giá bán dự toán và thực tế
Q
0
, Q
1
là sản lượng tiêu thụ dự toán và thực tế
AG là ảnh hưởng của đơn giá bán đến biến động doanh thu
AQ là ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến biến động doanh
thu
∆DT là chênh lệch doanh thu, ta có : ∆DT = AG + AQ
+ Nhân tố do giá là chênh lệch giữa giá đơn vị thực tế với giá
đơn vị dự toán nhân với sản lượng sản phẩm: AG = (P
1
– P
0
)x Q
1

+ Nhân tố do lượng là chênh lệch giữa khối lượng thực tế và
khối lượng dự toán nhân với giá dự toán: AQ = (Q
1
– Q
0
)x P
0


b. Báo cáo kiểm soát chi phí
- Kiểm soát biến phí SXC
Q
1
lượng thực tế sản xuất
Q
0
lượng dự toán sản xuất
R
1
tỷ lệ biến phí SXC thực tế (tức là biến phí SXC thực tế chi
tiêu cho một đơn vị năng lực sản xuất)
R
0
tỷ lệ biến phí SXC dự toán (tức là biến phí SXC dự toán chi
tiêu cho một đơn vị năng lực sản xuất)
AR chênh lệch chi tiêu
AQ chênh lệch hiệu quả
Ta có công thức tính chênh lệch chi tiêu và chênh lệch hiệu
qu
ả như sau:
AR = Q
1
R
1
– Q
1
R
0
= Q

1
(R
1
– R
0
)
AQ = Q
1
R
0
– Q
0
R
0
= R
0
(Q
1
– Q
0
)
9

Chênh lệch chi tiêu hay còn gọi là chênh lệch có thể kiểm soát là
kết quả từ việc chi tiêu thực tế nhiều hơn hay ít hơn mong muốn đối với
các khoản phí SXC.
Chênh lệch hiệu quả phản ánh ảnh hưởng của hiệu quả hoạt
động đến biến động của biến phí SXC
- Kiểm soát định phí SXC:
Biến động định phí SXC = Định phí SXC thực tế - Định phí SXC dự toán

c. Báo cáo kiểm soát ở các trung tâm trách nhiệm
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm doanh thu
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư
1.4.4. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng đánh giá và ra
quyết định
a. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận
- Nếu SDĐF bộ phận < phần định phí có thể loại bỏ: doanh nghiệp
nên ngừng hoạt động kinh doanh của bộ phận này.
- Nếu SDĐF bộ phận > phần định phí có thể loại bỏ: doanh nghiệp
nên duy trì hoạt động của bộ phận này cho đến khi có phương án
khác mang lại lợi nhuận nhiều hơn.
b. Định giá trong tình trạng cạnh tranh đấu thầu
Các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng cạnh tranh đấu
thầu cần phải có sự mềm dẻo về giá. Nếu giữ nguyên mức giá cố
định được định ra theo phương pháp bù đắp chi phí toàn bộ hoàn
toàn không có lợi. Doanh nghiệp cần quan tâm đến mức giá nhằm
t
ạo ra lợi nhuận thỏa đáng và cần quan tâm đến việc tăng vòng quay
của vốn trong trường hợp này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
10

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN PHỤC VỤ
CHO NHU CẦU QUẢN TRỊ NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ

NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng được hình thành
khoảng những năm 1945-1950. Sau khi thành phố Đà Nẵng được giải
phóng ( 29/3/1975), trên cơ sở tiếp quản toàn bộ cơ sở sản xuất và hệ
thống cấp nước của Thủy Cục Đà Nẵng để lại, NMN Đà Nẵng ra đời,
với sự hợp nhất hai NMN Cầu Đỏ và Trạm Sân Bay. Năm 1985, để
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phát triển, ngày
20/11/1985, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã ký
quyết định số 550/QĐ-UB thành lập Công ty Cấp nước Quảng Nam-
Đà Nẵng thay cho NMN Đà Nẵng. Vào tháng 06 năm 2010, công ty
đã chuyển mô hình tổ chức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà Nước
sang Công ty TNHH MTV nhằm nâng cao năng lực hoạt động, chất
lượng và hiệu quả QLDN.
Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY TNHH MTV CẤP
NƯỚC ĐÀ NẴNG
Tên giao dịch quốc tế: DANANG WATER SUPPLY COMPANY
(DAWACO)
Vốn điều lệ: 319.734.068.527 đồng
2.1.2. Ch
ức năng và nhiệm vụ của Công ty
a. Chức năng
b. Nhiệm vụ
11

2.1.3. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian
tới
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1
Khả năng cấp nước
(m³/ngày đêm)
205.000 205.000 325.000 325.000
2
Công suất cấp nước
bình quân
(m³/ngày đêm)
120.771 130.000 200.000 274.000
3
Tỷ lệ dân số đô thị
được dùng nước sạch
(%)
63 75 90 95
4
Tiêu chuẩn dùng
nước (lít/người/ngày)
120 150 180 200
Nguồn: CT TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
a. Tại Nhà máy nước Cầu Đỏ
b. Tại Nhà máy nước Sân Bay
c. Tại Trạm cấp nước Sơn Trà
d. Tại Nhà máy nước Hải Vân
2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
a. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý
2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.2.1. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính tại Công ty đối

với các đơn vị trực thuộc
Các đơn vị trực thuộc được công ty giao tài sản để hoạt động
được quyền quản lý, sử dụng tất cả tài sản và tài liệu hiện có của đơn
12

vị vào hoạt động SXKD theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát
triển.
2.2.2. Tổ chức kế toán tại Công ty.
a. Tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
b. Tổ chức kế toán tại Công ty
Kế toán tại công ty được thực hiện toàn bộ trên máy vi tính bằng
chương trình phần mềm kế toán Oracle, sổ sách kế toán được thiết kế
theo hình thức nhật ký chung. Công ty đang áp dụng chế độ kế toán
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của
Bộ Tài Chính.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÁC BÁO CÁO PHỤC VỤ CHO NHU
CẦU QUẢN TRỊ NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP
NƯỚC ĐÀ NẴNG
2.3.1. Báo cáo kế hoạch doanh thu và chi phí SXKD tại
công ty
a. Kế hoạch nước ghi thu và doanh thu ngành nước
Nhằm xác định tiềm lực tiêu thụ cho năm KH, làm cơ sở cho
các dự toán sản xuất nước, dự toán chi phí sản xuất.
b. Kế hoạch tỷ lệ thất thoát nước theo Chi nhánh cấp nước
Nhằm xác định tỷ lệ thất thoát nước có thể phát sinh làm cơ sở
cho dự toán nước sản xuất và dự toán chi phí.
13

Bảng 2.2: Kế hoạch tỷ lệ thất thoát nước năm 2013


Thực hiện năm 2012
năm 2008
Kế hoạch năm 2013
Chi nhánh

Sản lượng

nước ghi

thu (m³)
Doanh thu
trước thuế
(triệuđồng)

Tỷ lệ
thất
thoát
(%)
Sản lượ
ng
nước ghi
thu (m³)
Doanh
thu trướ
c
thuế
(triệu
đồng)
Tỷ lệ

thất
thoát
(%)
Hải Châu
12.974.956

67.902,62

30% 13.100.000

68.251,00

<=22%

Thanh Khê
10.069.971

47.818,04

30% 10.300.000

48.616,00

<=22%

Liên Chiểu
9.331.208

46.949,10


11,15%

9.850.000

49.348,50

<=11%

Sơn Trà

6.797.722

35.073,61

16% 6.850.000

35.213,50

<=13,5%

N.Hành Sơn

3.453.318

22.528,46

12,24%

3.650.000


23.725,00

<=12
Cẩm Lệ
5.782.441

27.265,38

30% 5.950.000

27.846,00

<=12,5%

CỘNG
48.409.616

247.537,21

49.700.000

253.000,0


Nguồn: CT TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng
c. Kế hoạch sản xuất nước
Tổng sản lượng nước sản xuất dự toán = Tổng sản lượng nước
ghi thu dự toán * (1 + tỷ lệ thất thoát nước dự kiến)
Sản lượng nước
sản xuất cho từng

nhà máy, trạm
cấp nước
=
Tổng sản lượng
nước sản xuất dự
toán
x
tỷ lệ đảm nhận
sản xuất theo
công suất tương
ứng
d. Kế hoạch giá thành sản xuất nước
Giá thành bình quân
1m
3
nước sản xuất
=

Giá thành tổng sản lượng nước
sản xuất chia cho sản lượng nước
sản xuất.
14

e. Kế hoạch mua sắm TSCĐ
Nhằm giúp nhà quản trị chủ động trong việc cân đối tài chính và
nguồn lực của đơn vị để đảm bảo hoạt động của Công ty.
2.3.2 . Báo cáo KTQT về tình hình thực hiện
a. Báo cáo về tiền
Báo cáo về tiền bao gồm hai loại báo cáo là báo cáo tiền gởi
ngân hàng và báo cáo quỹ tiền mặt.

b. Báo cáo công nợ phải thu khách hàng
Nhằm cung cấp thông tin chung về tình hình công nợ phải thu
của từng khách hàng.
c. Báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp
Nhằm theo dõi tình hình thanh toán cho người bán để giữ uy tín
trong kinh doanh và tạo mối quan hệ tốt để nguồn cung luôn ổn định.
d. Báo cáo nhập xuất tồn hóa chất xử lý nước
Nhằm cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất và tồn kho cuối
kỳ cho từng loại hóa chất, vật tư. Là căn cứ để nhà quản trị đánh giá
việc xuất dùng hóa chất xử lý nước có đúng như định mức tương ứng
với sản lượng nước sản xuất hay không …
e. Báo cáo tiêu thụ
Báo cáo thực hiện tại công ty chủ yếu là báo cáo kết quả tiêu
thụ và chi phí ngành nước, báo cáo doanh thu và chi phí ngành xây
lắp, báo cáo kết quả kinh doanh và chi phí của cửa hàng vật tư.
g. Báo cáo sản lượng nước sản xuất
Nhằm xác định sản lượng nước sản xuất trong năm thực hiện,
cung cấp thông tin về khả năng cung cấp nước hiện tại của các
NMN, là c
ơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất thực tế so với dự toán.
h. Phiếu tính giá thành sản xuất nước
Phiếu này được lập cho XNSX nước, tổng hợp tất cả các chi
15

phí sản xuất của NMN Cầu Đỏ, NMN Sân Bay, NMN Hải Vân và
Trạm Cấp nước Sơn Trà, chi tiết theo từng khoản mục. Công ty sử
dụng mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí
thực tế.
i. Báo cáo chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Báo cáo chi phí bán hàng và QLDN tại công ty chỉ theo dõi

đơn thuần số tiền phát sinh chứ không phân loại chi phí thành biến
phí và định phí.
k. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo này nhằm cung cấp thông tin lợi nhuận trong kỳ của
công ty.
2.3.3. Đánh giá khái quát về thực trạng lập báo cáo kế toán
phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV
Cấp nước Đà Nẵng
Tại công ty các báo cáo kế toán phục vụ cho nhu cầu quản trị
nội bộ hiện tại có ưu điểm sau:
Hiện nay việc lập báo cáo phục vụ công tác quản trị nội bộ tại
công ty chủ yếu chỉ dựa trên thông tin của KTTC. Công tác lập KH
của công ty chủ yếu dựa vào bảng đăng ký của các đơn vị và định kỳ
tổ chức lập báo cáo thực hiện gởi về phòng kế toán, sau đó phòng kế
toán tổng hợp kiểm tra và lập báo cáo cung cấp thông tin tổng hợp cho
lãnh đạo công ty. Việc tổ chức lập báo cáo kế toán phục vụ công tác
quản trị nội bộ như trên phần nào đáp ứng được nhu cầu cung cấp
thông tin cho nhà quản trị công ty, song trong công tác này còn bộc lộ
nhiều nhược điểm sau:
- Th
ứ nhất, về báo cáo kế hoạch doanh thu và chi phí SXKD:
+ Kế hoạch nước ghi thu và doanh thu ngành nước: Trên báo
cáo chỉ thể hiện chỉ tiêu sản lượng và doanh thu, chưa xây dựng chỉ
16

tiêu tỷ lệ so sánh giữa mức dự toán so với mức thực hiện năm trước.
Điều này ảnh hưởng đến tính đánh giá trong việc quản lý tiêu thụ của
công ty, nhất là ở các đơn vị trực thuộc. Để đáp ứng nhu cầu quản lý,
công ty cần phải lập dự toán một cách cụ thể, thể hiện được tỷ lệ so
sánh giữa dự toán và thực hiện năm trước.

+ Kế hoạch sản xuất nước: Nên xây dựng thêm chỉ tiêu tỷ lệ
đảm nhận (mức sản xuất dự toán mỗi nhà máy đảm nhận trên tổng
khối lượng nước sản xuất dự toán) để thấy được năng lực sản xuất
của từng NMN có đáp ứng đủ cho nhu cầu hiện tại hay không?
+ Kế hoạch giá thành: KH tính giá thành tại công ty đang sử
dụng phương pháp toàn bộ, không phân loại chi phí theo cách ứng xử
chi phí theo biến phí và định phí nên nhà quản trị sẽ khó khăn trong
việc quản lý chi phí, không theo dõi được các khoản biến động của
chi phí không kiểm soát được, vì vậy nên tính giá thành theo phương
pháp trực tiếp.
- Thứ hai, báo cáo KTQT về tình hình thực hiện
Các báo cáo tại Công ty hiện nay chỉ đơn thuần là những báo cáo,
thiếu nội dung phân tích, thông tin chưa được xử lý hiệu quả cho việc
đánh giá kết quả thực hiện. Các báo cáo còn khá chi tiết, chưa tổng hợp
được thông tin mang tính biến động. Các báo cáo về doanh thu, chi phí
trong quá trình thực hiện tại công ty chưa gắn kết với những chỉ tiêu KH
đặt ra, chưa có phân tích tình hình tiêu thụ nước, tình hình biến động chi
phí nên rất hạn chế khi nhà quản trị công ty đánh giá, kiểm soát các đơn
vị trong quá trình thực hiện. Vì vậy, cần xác định cách phân loại chi
phí phù hợp với đặc điểm hoạt động từng ngành. Hiện tại, chi phí
phát sinh
tại công ty được tập hợp và phân theo các khoản mục chi
phí theo phương pháp toàn bộ, phương pháp này sẽ không phản ánh
được thực trạng hoạt động của công ty, nhất là đối với ngành nước.
17

Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí SXC được tính vào giá thành
sản xuất nước. Do quy trình sản xuất nước sử dụng hệ thống máy
móc lớn, định phí SXC luôn có giá trị lớn, làm cho giá sản xuất nước
cao, và không thấy được ảnh hưởng của các biến phí đến sự biến

động chi phí sản xuất. Do đó, với việc tính giá thành và báo cáo lơị
nhuận nên sử dụng phương pháp tính giá trực tiếp. Theo đó cần tách
biệt giữa biến phí và định phí. Các thông tin này cần được theo dõi
và cung cấp thường xuyên cho nhà quản trị nhằm kiểm soát chặt chẽ
các khoản chi phí, phát huy hiệu quả các yếu tố tích cực và hạn chế
kịp thời các biểu hiện yếu kém trong các đơn vị nhằm tối ưu hiệu quả
kinh doanh toàn công ty.
Do đó, cần có bộ phận chuyên trách để thực hiện công việc này.
Báo cáo kết quả kinh doanh công ty lập được báo cáo theo từng
lĩnh vực hoạt động sau đó kế toán tổng hợp lập cho toàn công ty.
Để cung cấp thông tin đầy đủ hơn phục vụ cho việc quản lý
nội bộ tại công ty nên xây dựng các báo cáo mới cần thiết và nhà
quản trị công ty cần tổ chức hệ thống TTTN. Trong đó, quan trọng là
báo cáo dự toán tiền, các báo cáo theo TTTN. Báo cáo dự toán tiền là
việc theo dõi dòng tiền vào và dòng tiền ra để có căn cứ cân đối vốn.
Các báo cáo theo TTTN sẽ thể hiện trách nhiện và phạm vi kiểm soát
từ các đơn vị để công ty có đầy đủ thông tin quản lý hiệu quả hơn.
Hơn nữa, khi nhà quản trị đã tổ chức được hệ thống TTTN rồi
thì nhà quản lý tại các NNM, các CNCN sẽ nắm bắt được tình hình
hoạt động tại đơn vị mình và có trách nhiệm báo cáo số liệu về văn
phòng công ty. Như vậy, trách nhiệm của từng cấp được xác định và
được đánh giá bằng công cụ định lượng (các con số thể hiện trên báo
cáo). Có như vậy, việc kiểm soát hoạt động tại các NMN, các CNCN
sẽ đạt hiệu quả hơn.
18

Nhìn chung, qua tìm hiểu thực trạng về công tác lập báo cáo
phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ tại công ty cho thấy những hạn
chế nêu trên chủ yếu xuất phát từ ban lãnh đạo công ty, chưa thấy
được vai trò quan trọng của việc cung cấp thông tin KTQT phục vụ

cho việc kiểm soát, đánh giá hoạt động từng đơn vị thành viên. Việc
tổ chức hệ thống báo cáo KTQT tại công ty là cần thiết nhằm đáp
ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản trị nội bộ, nâng cao
hiệu quả điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO
KTQT TẠI CÔNG TY
Qua phần khái quát và đánh giá thực trạng về lập báo cáo kế
toán phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ tại công ty đã được trình
bày ở chương hai và kết hợp với phần lý luận về báo cáo KTQT đã
được trình bày ở chương một đã nêu bật những tồn tại trong tổ chức
báo cáo KTQT của công ty. Hơn nữa, công ty đang đối diện với việc
bội chi kinh phí, tăng giá thành sản xuất nước… Tuy vậy, nhưng
những năm qua, do tình hình kinh tế khó khăn nên công ty chưa đề
xuất tăng giá nước nhằm bảo đảm an sinh xã hội. Vì lý do đó mà
công ty đang gặp khó khăn lớn về việc phát sinh chi phí trong sản
xuất nên yêu cầu về thông tin kế toán cho công tác quản lý đóng vai
trò càng quan trọng trong việc đối phó với những thay đổi thất
19

thường của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận công ty.
Các báo cáo hiện tại của công ty chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu
công tác quản trị cho ban lãnh đạo công ty. Từ những vấn đề nêu
trên, thiết nghĩ ban lãnh đạo công ty cần nhanh chóng triển khai tổ

chức hệ thống báo cáo KTQT nhằm nâng cao hiệu quả điều hành
hoạt động của các đơn vị trực thuộc cũng như toàn công ty.
3.2. CƠ SỞ TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KTQT TẠI
CÔNG TY
3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm
Với mạng lưới hoạt động toàn thành phố gồm: Một XNSX
nước sạch, một xí nghiệp xây lắp, một xưởng nước uống đóng chai,
sáu CNCN, một phòng vật tư và cùng các phòng ban quản lý tại công
ty thì để đảm bảo quản lý có hiệu quả đòi hỏi công ty phải có thông
tin đầy đủ được báo cáo từ các đơn vị, các đơn vị báo cáo là các
TTTN.
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức hệ thống trách nhiệm
3.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Hình 3.2: Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán quản trị tại Công ty
3.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO LẬP BÁO CÁO
KTQT TẠI CÔNG TY
* Nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ cho chức năng hoạch định
của nhà quản trị.
Công ty luôn xây dựng các chỉ tiêu cho kỳ hoạt động tiếp theo,
thể hiện trên các báo cáo KH. Các chỉ tiêu được xây dựng căn cứ trên
dòng thông tin kết quả hoạt động kỳ trước, chỉ tiêu nhà nước giao và
th
ảo luận nhất trí của công ty. Công ty tiến hành hoạch định cho các
KH hằng năm .
20

* Nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ chức năng tổ chức
thực hiện thực hiện.
Một KH được đánh giá tốt hay không cần phải căn cứ vào thực
tế kết quả thực hiện.

* Nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ chức năng kiểm soát,
đánh giá.
KTQT có chức năng kiểm soát hoạt động SXKD. Việc kiểm
soát của KTQT được thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ và các quy
chế quản lý nội bộ của công ty.
3.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KTQT TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG
3.4.1. Các báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng hoạch
định
a. Báo cáo dự toán tiêu thụ
Là báo cáo dự toán quan trọng, có ý nghĩa quyết định để công
ty đạt được mục tiêu kinh doanh, là căn cứ để xây dựng các dự toán
khác.
b. Báo cáo dự toán sản xuất nước
Nhằm xác định sản lượng nước sản xuất theo dự toán, là cơ sở
để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất.
Tổng sản lượng nước sản xuất dự toán = Tổng sản lượng nước
ghi thu dự toán * (1 + tỷ lệ thất thoát nước dự kiến)
Sản lượng nước sản xuất cho từng nhà máy, trạm cấp nước = Tổng
sản lượng nước sản xuất dự toán * tỷ lệ đảm nhận sản xuất theo công
suất tương ứng.
c. Báo cáo d
ự toán giá thành
Hoạt động sản xuất nước sạch có đặc điểm là không xác định
tồn kho và sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu cấu thành là nước mặt
21

hay nước ngầm, chi phí chủ yếu phát sinh là hóa chất xử lý nước.
Báo cáo dự toán giá thành được thiết lập tương tự như lập KH
tính giá thành ở chương 2 nhưng phân loại chi phí theo cách ứng xử

chi phí, cách phân loại sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng quản lý chi phí
hơn, theo dõi các khoản biến động của chi phí không kiểm soát được,
đồng thời có KH giảm chi phí có thể kiểm soát được.
d. Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
- Chi phí bán hàng: Phân ra thành biến phí và định phí.
- Chi phí quản lý: Phân ra thành biến phí và định phí.
e. Báo cáo dự toán tiền
Dự toán tiền là một trong những dự toán quan trọng của doanh
nghiệp, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán tại đơn vị.
g. Báo cáo dự toán kết quả kinh doanh
Nhằm xác định trước tình hình hoạt động công ty có thể đạt
được chung cho tất cả các hoạt động SXKD của đơn vị, thể hiện kỳ
vọng của nhà quản trị về hoạt động của doanh nghiệp, là công cụ
QLDN, ra quyết định và đánh giá tính khả thi của các dự toán bộ phận.
3.4.2. Các báo cáo phục vụ cho chức năng tổ chức thực
hiện
Ngoài các báo cáo được trình bày trong chương 2, cần bổ
sung, thay đổi cách trình bày các báo cáo sau:
a. Báo cáo chi phí nguyên vật liệu, điện tiêu thụ sản xuất
nước
Nhằm xác định tổng chi phí nguyên vật liệu, điện tiêu thụ
phát sinh trong quá trình sản xuất nước, cung cấp thông tin để nhà
qu
ản lý tại công ty có thể kiểm soát chi phí và có cơ sở đánh giá hiệu
quả tiết kiệm chi phí so với KH, điều chỉnh nếu cần thiết.

22

b. Báo cáo chi phí sản xuất
Báo cáo chi phí sản xuất trong kỳ nên phân loại chi phí theo

cách ứng xử, việc phân loại này rất quan trọng trong công tác quản
trị nội bộ. Cách phân loại này sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng quản lý
chi phí hơn, theo dõi được các khoản biến động của chi phí không
kiểm soát được đồng thời có KH giảm chi phí có thể kiểm soát được.
c. Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Nhằm phản ánh các khoản chi phí phát sinh về bán hàng và
quản lý, giúp nhà quản lý kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các
khoản chi phí trong quá trình hoạt động.
d. Báo cáo doanh thu bán hàng
Nhằm cung cấp thông tin về doanh thu từng lĩnh vực hoạt
động trong quá trình tiêu thụ, giúp nhà quản lý thấy được tỷ trọng
của từng lĩnh vực kinh doanh trong tổng doanh thu.
Trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch cũng vậy, báo
cáo tổng hợp nước tiêu thụ cũng cung cấp thông tin về doanh thu
theo từng mục đích sử dụng nước cũng như theo giá để giúp cho nhà
quản lý thấy được tỷ trọng của từng mục đích sử dụng nước, từng giá
trong tổng doanh thu tiêu thụ nước.
e. Báo cáo kết quả kinh doanh
Nhằm để phân tích giữa các kỳ với nhau, giữa các bộ phận
khác nhau trong cùng một doanh nghiệp về doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp đạt được trong một kỳ, có thể lập theo
tháng, quý hoặc năm của doanh nghiệp.
23

3.4.3. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát và
đánh giá
a. Báo cáo kiểm soát chi phí
* Báo cáo kiểm soát biến phí SXC
Dựa vào lý thuyết ở chương 1, ta có công thức tính như sau:

Chênh lệch chi tiêu : AR = Q
1
R
1
– Q
1
R
0
= Q
1
(R
1
– R
0
)
Chênh lệch hiệu quả: AQ = Q
1
R
0
– Q
0
R
0
= R
0
(Q
1
– Q
0
)

* Báo cáo kiểm soát định phí SXC
Biến động định phí SXC = Đinh phí SXC thực tế - Định phí SXC dự toán
b. Báo cáo kiểm soát doanh thu
Dựa vào lý thuyết ở chương 1, ta có công thức tính chênh lệch
doanh thu:
∆DT = AG + AQ
+ Nhân tố do giá là chênh lệch giữa giá đơn vị thực tế với giá
đơn vị dự toán nhân với sản lượng sản phẩm: AG = (P
1
– P
0
)x Q
1

+ Nhân tố do lượng là chênh lệch giữa khối lượng thực tế và
khối lượng dự toán nhân với giá dự toán: AQ = (Q
1
– Q
0
)x P
0

c. Báo cáo kiểm soát ở các trung tâm trách nhiệm
Hình 3.1 sơ đồ mô hình tổ chức hệ thống trách nhiệm
- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


KẾT LUẬN
Thông tin luôn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành
công của các doanh nghiệp, nhất là DNSX. Hầu hết các báo cáo cung

×