Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá
luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng và công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đều
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
1
Trong thời gian học tập ở trường và thời gian thực tập, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ rất nhiều của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa
Kinh Tế & PTNT Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Khánh và thầy giáo CN. Phan
Xuân Tân là người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn tới UBND xã Ngọc Châu và các
cán bộ xã, các đoàn thể trên địa bàn xã đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập,
học hỏi và nghiên cứu. Qua đó, nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn
trong hoàn thiện khóa luận, cũng như thực hiện tốt công việc sau này.
Sau cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
2
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Năm 2010 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 4.5 triệu USD, chiếm 7,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp khoảng 5,3% GDP của Việt Nam
(VASEP, 2010). Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên
150 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó EU, Mỹ, Nhật là những thị trường
chủ chốt, chiếm khoảng 60% về khối lượng và 70% về giá trị xuất khẩu
(VASEP, 2010).
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có tiềm năng
và lợi thế phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, tổng diện tích các loại hình mặt
nước (mặt nước lớn, sông suối, ao hồ, ruộng trũng ) có khả năng đưa vào sử
dụng để nuôi thủy sản khoảng 26.120 ha. Trong những năm qua, ngành thủy
sản Bắc Giang đã và đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của
ngành thuỷ sản cả nước, đã thu được những thành tựu đáng kể: năm 2005
diện tích nuôi thủy sản 9.765 ha, đến năm 2011 diện tích nuôi thủy sản đạt
12.009 ha, so với năm 2005 tăng 2.244 ha (đạt tốc độ TTBQ giai đoạn 2005-
2011 là 3,28%/năm). Sản lượng nuôi thủy sản tăng từ 2005 là 6.028 tấn, đến
năm 2011 đạt 21.396 tấn, tăng 13.368 tấn so với năm 2005 (đạt tốc độ TTBQ
về sản lượng là 23,5%/năm).
Xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với dân số hơn 1.500
hộ, trên 7.000 nhân khẩu, trong đó có 1.323 hội viên nông dân, xã Ngọc Châu
có những điều kiện về tự nhiên, xã hội thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản.
Một trong những loài cá tiêu biểu của xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang đang được người dân nuôi và phát triển mạnh là cá rô phi đơn tính.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Ngọc
Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang chưa thoát khỏi tình trạng tự phát theo
phong trào, sản phẩm chủ yếu dưới dạng bảo quản sơ cấp nên chưa nâng cao
3
được giá trị gia tăng cho sản phẩm, không đáp ứng được nhu cầu truy suất
nguồn gốc. Hệ thống thương mại, tiêu thụ còn yếu kwm làm cho sản phẩm vẫn
chưa được biết đến nhiều trên thị trường. Các vấn đề liên quan đến quản lý
chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu chưa được quan tâm nhiều, đặc
biệt là các vấn đề như xác định giá trị gia tăng và mức độ phân phối lợi nhuận
trong toàn chuỗi và trong từng nhóm chủ thể tham gia chuỗi nhằm đưa ra giải
pháp phát triển hợp lý chuỗi ngành hàng, tạo sự công bằng và nâng cao lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm cá rô phi đơn tính.
Để thấy rõ được chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu cũng như
một số giải pháp đề xuất để hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng được nguồn cung cá rô
phi đơn tính ra thị trường đảm bảo thu nhập cũng như lợi nhuận phù hợp cho tất
cả các bên tham gia vào trong chuỗi giá trị, chính vì thế tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài !"#
$%&'().
Để đạt được mục tiêu chung nói trên chúng tôi đưa ra các mục tiêu cụ
thể đó là: Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói
chung và chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính nói riêng. Đánh giá thực trạng chuỗi
giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã
Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá rô phi đơn
tính tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài là nghiên cứu các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gồm: người
sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lz, người tiêu dùng.
Để nắm được cơ sở lý luận của để tài, trong nghiên cứu tôi đã đưa ra
một số khái niệm liên quan bao gồm: Chuỗi giá trị; Tác nhân; Sản phẩm; Cá
rô phi và đặc điểm cá rô phi đơn tính; Phân loại phương pháp nghiên cứu về
chuỗi giá trị; Vai trò phân tích chuỗi giá trị; Đặc điểm chuỗi giá trị thủy sản;
4
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập
thông tin qua các tài liệu đã đăng trên sách báo, đề tài khoa học, ấn phẩm,
internet, các báo cáo của địa phương kết hợp với thu thập số liệu trực tiếp qua
điều tra bằng bộ phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn. Các số liệu thu thập được xử lý và
tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
Qua quá tình nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi thu được một số kết
quả cụ thể như sau: (1) Nghiên cứu chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc
Châu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói
chung cũng như chuỗi giá trị cá rô phi nói riêng. (2) Sự hình thành phát triển
của chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu đã mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã
hội quan trọng như thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, xóa đói, giảm nghèo, phân công lại lao động nông thôn và tạo
ra sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm giữa các nhà sản xuất kinh doanh với
người tiêu dùng. Tại xã Ngọc Châu, cá rô phi được sản xuất theo quy mô gia
đình, xản xuất cá rô phi quy mô trang trại chưa xuất hiện. (3) Cá rô phi xã
Ngọc Châu được tiêu thụ qua 3 kênh chính. Trong chuỗi giá trị cá rô phi, giữa
các tác nhân đã có những mối liên kết, chia sz thông tin sản xuất thị trường
với các mức độ khác nhau, Sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân
cho thấy có sự hợp lý nhất định, Tuy nhiên, chuỗi giá trị cá rô phi vẫn còn có
những hạn chế như: các mối liên kết còn lỏng lzo, kết cấu tổ chức của chuỗi
giá trị còn tách biệt, tác nhân chính trong chuỗi vẫn là người sản xuất mà chủ
yếu là các hộ nông dân, các tác nhân khác như: người thu gom, bán buôn, bán
lz và đặc biệt là người tiêu dùng có tác động rất ít tới sự phát triển của chuỗi.
Chuỗi giá trị cá rô phi gần như mang tính một chiều, sở dĩ như vậy là do các
yếu tố ảnh hưởng sau: các yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan như rủi ro
về thời tiết, khí hậu, rủi ro về dịch bệnh, giá cả…khó đề phòng. Để hoàn thiện
và phát triển chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu trong các năm tới cần
5
nghiên cứu triển khai nhóm giải pháp cho toàn chuỗi và cho từng tác nhân
tham gia chuỗi. Do thực tế các nghiên cứu về chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa
dịch vụ còn ít, số liệu chưa cập nhật. Xuất phát từ ý nghĩa thúc đẩy phát triển
kinh tế của chuỗi, tôi xwt thấy cần có các nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung
ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất cá rô phi. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu
đánh giá sâu hơn về nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng cá rô phi.
(4) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất cũng như ảnh hưởng tới chuỗi giá
trị cá rô phi xã Ngọc Châu, những yếu tố tác động đến có những mặt xấu
nhưng cũng có những mặt tích cực, có 2 yếu tố chính ảnh hưởng tới chuỗi giá
trị và quá trình sản xuất cá rô phi của người sản xuất đó là yếu tố chủ quan và
yếu tố khách quan. Trong yếu tố chủ quan thì các yếu tố như: đất đai, kỹ
thuật, cơ chế quản lý có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại cũng như phát triển bền
vũng của chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu. Trong yếu tố khách quan thì
các yếu tố như: khí hậu, chính sách… có tác động trực tiếp tới người sản xuất
từ đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chuỗi giá trị cá rô phi. (5) Từ phân tích thực
trạng, yếu tố ảnh hưởng đề tài có đề xuất một số giải pháp như: Các giải pháp
chung cho chuỗi giá trị, giải pháp hạn chế yếu tố ảnh hưởng, giải pháp về
quản lý, giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về kỹ thuật sản xuất.
6
!" #$
Bảng 1.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 13
Bảng 3.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất xã Ngọc Châu 3 năm 2012 – 2014 37
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Ngọc Châu 2012 - 2014 39
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã Ngọc Châu 2012 - 2014 41
Bảng 3.4 Số mẫu phỏng vấn hộ 31
Bảng 3.5 Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky and Morris48
7
Bảng 3.6 Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất 49
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi cá rô phi trên địa bàn xã Ngọc Châu 51
Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ cá rô phi đơn tính trên địa bàn xã Ngọc Châu. 52
Bảng 4.3 Đặc điểm các hộ nuôi cá rô phi đơn tính trên địa bàn xã 57
Bảng 4.4 Tình hình tiêu thụ cá của hộ nuôi cá rô phi đơn tính trên địa bàn xã. .58
Bảng 4.5 Giá trị gia tăng trong 100 kg cá của hộ trong năm 59
Bảng 4.6 Đặc điểm về tác nhân trung gian người thu gom 62
Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ cá của tác nhân thu gom 62
Bảng 4.8 Hình thức giao dịch của tác nhân thu gom với các tác nhân khác 63
Bảng 4.9 Giá trị gia tăng trong 100 kg cá của tác nhân thu gom 64
Bảng 4.10 Đặc điểm về tác nhân trung gian người bán buôn 65
Bảng 4.11 Giá trị gia tăng trong 100 kg cá của tác nhân bán buôn 66
Bảng 4.12 Đặc điểm về tác nhân trung gian người bán lz 68
Bảng 4.13 Giá trị gia tăng trong 100 kg cá của tác nhân bán lz trong năm.68
Bảng 4.14 Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá tri cá rô phi xã
Ngọc Châu 70
Bảng 4.15 Thu nhập thuần của các tác nhân trong chuỗi giá tri cá rô phi xã
Ngọc Châu 71
Bảng 4.16 Hiện trạng về nguồn vồn của các tác nhân trong chuỗi giá trị 76
8
!" %&"'"
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính Ngọc Châu 53
Hình 3.1. Bản đồ khái quát xã Ngọc Châu 34
Hình 4.1 Hình thức giao dịch của hộ với các tác nhân 59
Hình 4.2 Hình thức giao dịch của tác nhân bán buôn với các tác nhân khác 66
9
!" "()
*+, !-
1 BQ : Bình quân
2 CN : Công nghiệp
4 ĐVT : Đơn vị tính
7 GO : Giá trị sản xuất
6 GPr : Thu nhập thuần
5 GTTS : Giá trị thủy sản
8 IC : Chi phí trung gian
9 Kg : Kilogam
10 TB : Trung bình
12 TSCĐ : Tài sản cố định
11 TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
3 UBND : ƒy ban nhân dân
13 VA : Giá trị gia tăng
10
."/
012
34345678+69:;<=
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Năm 2010 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 4.5 triệu USD, chiếm 7,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp khoảng 5,3% GDP của Việt Nam
(VASEP, 2010). Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên
150 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó EU, Mỹ, Nhật là những thị trường
chủ chốt, chiếm khoảng 60% về khối lượng và 70% về giá trị xuất khẩu
(VASEP, 2010).
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có tiềm năng
và lợi thế phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, tổng diện tích các loại hình mặt
nước (mặt nước lớn, sông suối, ao hồ, ruộng trũng ) có khả năng đưa vào sử
dụng để nuôi thủy sản khoảng 26.120 ha. Trong những năm qua, ngành thủy
sản Bắc Giang đã và đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của
ngành thuỷ sản cả nước, đã thu được những thành tựu đáng kể: năm 2005
diện tích nuôi thủy sản 9.765 ha, đến năm 2011 diện tích nuôi thủy sản đạt
12.009 ha, so với năm 2005 tăng 2.244 ha (đạt tốc độ TTBQ giai đoạn 2005-
2011 là 3,28%/năm). Sản lượng nuôi thủy sản tăng từ 2005 là 6.028 tấn, đến
năm 2011 đạt 21.396 tấn, tăng 13.368 tấn so với năm 2005 (đạt tốc độ TTBQ
về sản lượng là 23,5%/năm).
Xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với dân số hơn 1.500
hộ, trên 7.000 nhân khẩu, trong đó có 1.323 hội viên nông dân, xã Ngọc Châu
có những điều kiện về tự nhiên, xã hội thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản.
Một trong những loài cá tiêu biểu của xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang đang được người dân nuôi và phát triển mạnh là cá rô phi đơn tính.
11
Tuy nhiên trong quá trình phát triển nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Ngọc
Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang chưa thoát khỏi tình trạng tự phát theo
phong trào, sản phẩm chủ yếu dưới dạng bảo quản sơ cấp nên chưa nâng cao
được giá trị gia tăng cho sản phẩm, không đáp ứng được nhu cầu truy suất
nguồn gốc. Hệ thống thương mại, tiêu thụ còn yếu kwm làm cho sản phẩm vẫn
chưa được biết đến nhiều trên thị trường. Các vấn đề liên quan đến quản lý
chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu chưa được quan tâm nhiều, đặc
biệt là các vấn đề như xác định giá trị gia tăng và mức độ phân phối lợi nhuận
trong toàn chuỗi và trong từng nhóm chủ thể tham gia chuỗi nhằm đưa ra giải
pháp phát triển hợp lý chuỗi ngành hàng, tạo sự công bằng và nâng cao lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm cá rô phi đơn tính.
Để thấy rõ được chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu cũng như
một số giải pháp đề xuất để hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng được cung cá rô phi
đơn tính ra thị trường đảm bảo thu nhập cũng như lợi nhuận phù hợp cho tất cả
các bên tham gia vào trong chuỗi giá trị, chính vì thế tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài !"#$
%&'().
34>?66@69:;<=
*+,+* #
Nghiên cứu chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của chuỗi mang lại lợi ích hợp lý hơn cho các tác nhân
tham gia chuỗi.
*+,+, #./
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói chung
và chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính nói riêng.
- Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
12
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại
xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang.
34ABC6@
#-343BC=-+6@
BC6@ $-+6@
1. Các tác nhân tham gia vào trong
chuỗi giá trị?
2. Tình hình sản xuất cá rô phi đơn
tính tại xã Ngọc Châu và các thành
phần tham gia vào trong chuỗi giá
trị?
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi
giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc
Châu?
1. Có nhiều tác nhân trực tiếp và
gián tiếp đang tham gia vào trong
chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã
Ngọc Châu.
2. Tại xã Ngọc Châu cá rô phi đơn
tính được sản xuất và tiêu thụ hiệu
quả với sự hoạt động hiệu quả của
các tác nhân trong chuỗi giá trị cá rô
phi đơn tính xã Ngọc Châu.
3. Các yếu tố như: văn hóa, chính
sách, thông tin, thể chế, có ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực tới chuỗi
giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc
Châu.
13
34DEFG=8HI6@
*+0+*1234#
- Nghiên cứu các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gồm: người sản
xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lz, người tiêu dùng.
*+0+,56#7
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị, đánh
giá tình hình tiêu thụ và sản xuất cá rô phi, các tác nhân tham gia vào trong
chuỗi giá trị và các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã
Ngọc Châu.
- Phạm vi không gian: Xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian của số liệu: + Số liệu thứ cấp năm 2012-2014
+ Số liệu điều tra năm 2015.
14
."/
JKL"MN
>43OPQRSRT
,+*+*UPEVWI
Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị, hay còn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một
khái niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần
đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh
của ông như sau: “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty
hoạt động trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của
chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào
đó. Chuỗi các hoạt động mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia
tăng của các hoạt động cộng lại”.
Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi
giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động
cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm,
thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự
biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân
phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng” và một
chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để
tạo ra tối đa giá trị cho chuỗi.
Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp
hoặc nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động
thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các
hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối,
marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết
nối người sản xuất với người tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung
15
giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức
hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người
sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để
biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh
nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Các tiếp cận theo nghĩa
rộng không xem xwt đến các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến
hành, mà nó xem xwt cả các mối liên kết ngược xuôi cho đến khi nguyên liệu
thô được sản xuất và kết hợp với người tiêu dùng cuối cùng.
b. Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm
hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình.
Có thể hiểu rằng tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp… tham gia
trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân
làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, người chế
biến, người tiêu thụ…)
- Tác nhân tinh thần (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy…)
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập
hợp các chủ thể có cùng một loại hoạt động. Ví dụ, tác nhân “nông dân” để
chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất
cả cá hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm
vi không gian phân tích. Có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành
hàng, một chuỗi nhất định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều chuỗi giá
trị, nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc dân. Có thể phân loại các tác nhân
thành một số nhóm tuỳ theo bản chất hoạt động chủ yếu trong ngành hàng
như sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và
phân phối.
16
Thực tế cho thấy, một tác nhân có thể có nhiều hoạt động khác nhau.
Vì vậy, khi phân tích tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các tác
nhân tham gia trong từng chuỗi giá trị với chức năng cụ thể cho chính xác,
tránh hiện tượng bỏ sót hay phân tích trùng lặp nhiều lần hoạt động của các
tác nhân.
Trong phân tích chuỗi giá trị theo luồng hàng, người ta thường chia
thành các tác nhân sau: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn,
người chế biến, người bán lz, người tiêu dùng cuối cùng.
c. Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của
mình, trừ những sản phẩm bán lz cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác
chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động
kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú
về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích
sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy
tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên.
,+*+,68/
Cá rô phi (tên tiếng Anh Tilapia) là tên gọi chỉ chung cho các loài cá
nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ, đây là giống cá
thuộc họ Cichlidae gồm nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu
Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là Cá rô phi
đỏ (Oreochromis sp), cá rô phi xanh (Oreochromis aureus) và rô phi
vằn(Oreochromis niloticus). Là loài cá có giá trị kinh tế và thông dụng
trong bữa ăn, cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và nhiều loài đã trở
thành loài xâm lấn.
17
!"#$%&"!'!
18/9:
Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song
song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía
trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sọc trắng
chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
Môi trường sống:Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh
thái gần giống nhau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-32
0
C,
thích hợp nhất là 25-32
0
C. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất
cao từ 8-42
0
C, cá chết rwt ở 5,5
0
C và bắt đầu chết nóng ở 42
0
C. Nhiệt độ càng
thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi
trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có
độ muối từ 0-40%. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25%) cá tăng
trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.
PH: Môi trường có độ PH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá
có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4.
Oxy hoà tan: Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước
đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy. Yêu cầu hàm
lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với
tôm sú.
18/6;<<3=6>3?+
Tập tính ăn: Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du ( tảo và động vật
nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi , kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng
thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật
thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế
biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột
18
lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng. Trong thiên nhiên cá thường ăn từ
tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.
Sinh trưởng: Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết
hợp với thức ăn chế biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến
tháng thứ 5.
,+*+@.BRXH8FO8W86@<6YWZ[
Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong
các tài liệu về chuỗi giá trị, luồng nghiên cứu đầu tiên là luồng nghiên cứu
của Filiere, thứ hai là luồng nghiên cứu về chuỗi giá trị của Porter và cuối
cùng là luồng nghiên cứu của Kaplinsky.
Trong khi phân tích sử dụng linh hoạt các phương pháp và cũng có thể
kết hợp cả 3 phương pháp trên để phân tích một chuỗi giá trị.
Luồng tư tưởng nghiên cứu thứ nhất là phương pháp Fìliere gồm các
trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu phương
pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang
phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu làm công cụ
để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là
cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ chức trong bối cảnh các nước phát triển.
Theo luồng nghiên cứu này, khung Filiere chú trọng đặc biệt đến cách các hệ
thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương
mại, xuất khẩu và tiêu dùng cuối cùng.
Do đó khái niệm chuỗi giá trị của Filiere luôn bao hàm nhận thức kinh
nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng
hóa và xác định những người tham gia vào hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi
Filiere hoàn toàn tương tự như khái niệm chuỗi giá trị mở rộng đã trình bày ở
trên. Phương pháp chuỗi có hai luồng, có vài điểm chung với phân tích chuỗi
giá trị đó, gồm:
19
Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề
tạo thu nhập và phân phối lợi nhuận trong chuỗi hàng hóa, và phân tách các
chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế
để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp
của nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng”.
Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal Porter
về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh
giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong
mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý
tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như
sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng hoặc dịch vụ
có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào? Hay ta
làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách
hàng sẵn sàng mua với giá cao hơn, hoặc chiến lược tạo sự khác biệt trên thị
trường?. Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một
khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế
cạnh tranh thực tế và tiềm tàng của mình để dành lợi thế trên thị trường. Hơn
thế nữa Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu
nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một
loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều
hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp
góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt
động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.
Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá tri, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi
nhuận. Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý
và công nghệ của doanh nghiệp. Đây là những bộ phận cấu thành để tạo ra
các sản phẩm có giá trị cho người mua. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng
giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị. Mỗi
20
hoạt động giá trị đều có thu mua đầu vào, nhân lực và một hình thái công
nghệ nào đó có thể thực hiện chức năng của nó. Mỗi hoạt động giá trị cũng sử
dụng và sáng tạo ra thông tin, chẳng hạn như dữ liệu khách hàng, thông số
hoạt động… Trên phương diện tài chính hoạt động giá trị cũng có thể tạo ra
những sản phẩm tồn kho, các khoản phải thu và nguồn vốn.
Các hoạt động giá trị có thể chia làm hai loại chính đó là:
- Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan
đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như
những công tác hỗ trợ sau bán hàng.
- Các hoạt động hỗ trợ sẽ bổ sung cho hoạt động sơ cấp và tương tự
chúng cũng hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung ứng mua hàng đầu vào, công
nghệ, nguồn nhân lực và các chức năng khác trong toàn doanh nghiệp.
Luồng tư tưởng mới đây nhất là phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái
niệm chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa đã được Kaplinsky
và Morris đã quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa, người ta nhận
thấy khoảng cách thu nhập trong nội địa và giữa nước ngoài tăng lên. Các tác
giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình
này, nhất là trong một viễn cảnh năng động. Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ chi
tiết các hoạt động trong chuỗi, phân tích chuỗi giá trị sẽ thu thập được thông
tin, phân tích được những khoản thu nhập của các bên tham gia trong chuỗi sẽ
là tổng thu nhập của chuỗi giá trị. Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm
sáng tỏ việc các công ty, vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn
cầu như thế nào? Hình thức phân tích này sẽ giúp xác định được kết quả phân
phối của các hệ thống sản xuất toàn cầu, các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao
năng suất và hiệu quả các hoạt động và do đó đặt mình vào con đường tăng
trưởng thu nhập bền vững.
Sản phẩm cá rô phi đơn tính còn ở dạng giản đơn, các mối liên kết giữa
các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lz. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tôi
21
tiếp cận chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính theo lý thuyết Filiere và phương pháp
của Porter trong điều kiện các tác nhân tham gia thị trường hiện chỉ ở thị
trường nội địa và sản phẩm cá rô phi đơn tính chưa được phân phối và phát
triển đạt được các yêu cầu của toàn cầu hóa.
,+*+0A(B
Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào
trong số các tác nhân tham gia trong chuỗi. Bốn khía cạnh trong phân tích
chuỗi giá trị được áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ
một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán
một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm
của những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi,
đặc điểm việc làm, khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong
nước và nước ngoài (Kaplinsky và Morris 2001). Những chi tiết này có thể
thu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA,
phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp.
Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định
sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân
tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai
được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được
hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn. Điều này đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh của các nước đang phát triển (và đặc biệt là nông nghiệp), với
những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổn thương trước quá trình
toàn cầu hóa (Kaplinsky và Morris 2001). Có thể bổ sung phân tích này bằng
cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm
của những người tham gia.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc
nâng cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế
22
sản phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng
sản phẩm. Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của
các bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại.
Các vấn đề quản trị có vai trò then chốt trong việc xác định những hoạt động
nâng cấp đó diễn ra như thế nào. Ngoài ra, cơ cấu của các quy định, rào cản
gia nhập, hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh
hưởng đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra.
Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị
trong chuỗi giá trị. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ
và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị
quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có
thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai
lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành.
,+*+C18/D >
Có nhiều quan điểm cũng như những nghiên cứu về chuỗi giá trị và có
những quan điểm về đặc điểm chuỗi giá trị khác nhau trong những quan điểm
đó thì theo như Lambert and Cooper (2000) một chuỗi giá trị có bốn đặc
trưng cơ bản:
Thứ nhất, chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên
trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
Thứ hai, một chuỗi bao gồm nhiều tác nhân độc lập nhau, do vậy cần
thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
Thứ ba, một chuỗi giá trị bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có
định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý.
Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang
lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của
mình. Nếu xem chuỗi GTTS là một chuỗi giá trị nông sản, thì một chuỗi giá
trị nông sản gồm các tác nhân cung cấp đầu vào, sản xuất và phân phối nông
23
sản thực phẩm (Bijman, 2002). Chuỗi này chứa đựng đồng thời dòng vật chất
và dòng thông tin. Chuỗi giá trị thủy sản nói chung khác với chuỗi giá trị của
các ngành khác ở các điểm:
- Đối tượng sản xuất là sinh vật, phải tuân theo quy luật sinh học và
quy luật tự nhiên, do vậy làm tăng tính biến động và rủi ro;
- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ hư hỏng
và sự thay đổi chất lượng, phẩm cấp sản phẩm khi chuyển dịch trên chuỗi,
nên mỗi sản phẩm khác nhau yêu cầu chuỗi khác nhau;
- Thái độ của xã hội và người tiêu dùng ngày càng quan tâm về an toàn
thực phẩm và vấn đề môi trường.
Trong một chuỗi, sự phối hợp có thể dưới nhiều hình thức: hợp nhất
dọc, hợp đồng dài hạn hoặc giao dịch trực tiếp trên thị trường. Các nghiên cứu
gần đây đã chỉ ra rằng chuỗi GTTS nói riêng và nông sản-thực phẩm nói
chung, các giao dịch đang có sự thay đổi (Bijman 2002). Hầu hết các lĩnh vực
trong ngành nông sản thực phẩm đang dịch chuyển theo hướng liên kết dọc.
Theo Zuurbier (2000), phối hợp dọc là một quá trình phối hợp các giao dịch
thị trường giữa nhà cung cấp và khách hàng. Phối hợp dọc trong kinh doanh
nông nghiệp và ngành thực phẩm bao gồm một số hoặc nhiều giao dịch trao
đổi các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp giống hoặc vốn tới người nông dân,
hoặc trao đổi nguyên liệu nông sản giữa nông dân và người chế biến hoặc sản
phẩm tươi sống giữa nhà bán buôn với người bán lz hoặc giữa người bán lz và
người tiêu dùng.
,+*+EF<
Phân tích chuỗi GTTS là quá trình phân tích, đánh giá sản phẩm thủy
sản từ nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh để thấy được bức tranh về dòng chảy sản
phẩm, dòng thông tin, dòng tiền, các tác nhân liên quan tới sản phẩm, quan hệ
của các tác nhân với nhau và giá trị tăng thêm tại mỗi mắt xích. Từ đó có thể
khám phá và xác định một cách đầy đủ những hạn chế và khó khăn cản trở
24
trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vị trí cạnh tranh của các tác
nhân tham gia vào chuỗi. Chính vì vậy, phân tích chuỗi giá trị thủy sản bao
gồm những nội dung cụ thể sau.
Thứ nhất, lập bản đồ chuỗi GTTS là xây dựng một sơ đồ có thể quan
sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị thủy sản. Các bản đồ này có
nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành
chuỗi, dòng chảy (thông tin, tiền, sản phẩm) và những mối liên kết của họ
cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này.
Thứ hai, phân tích đánh giá kết quả thực hiện chuỗi GTTS là phân tích
mức độ mà một chuỗi GTTS đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cuối
cùng bằng các chỉ tiêu về thời gian, sản phẩm và chi phí. Để đánh giá kết quả
thực hiện của chuỗi giá trị thủy sản cần đánh giá được 4 lĩnh vực: (1) Kết quả
và hiệu quả: Là phải đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi
chuỗi GTTS và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau; xác định việc phân phối
lợi ích của các tác nhân tham gia trong chuỗi GTTS; Xác định ai có lợi ích từ
sự tham gia trong chuỗi; Tác nhân nào có thể có lợi từ các hỗ trợ của các tổ
chức. (2) Tính linh hoạt: Là tiêu chí đo lường sự thỏa mãn của khách hàng và
khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại sản phẩm cũng như sự
năng động trong phân phối. (3) Khả năng đáp ứng: Là tiêu chí đo lường khả
năng chuỗi giá trị đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Bất kể khách
hàng nào mà đang được phục vụ, chuỗi giá trị phải đáp ứng được các mong
đợi của khách hàng đó. (4) Chất lượng sản phẩm: Chỉ tiêu chất lượng của sản
phẩm trong lý thuyết thường chia thành thuộc tính chất lượng bên trong và
bên ngoài. Tổng hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài xác định hành vi
mua bán (Jongen 2000).
Thứ ba, quản trị chuỗi GTTS là các mối quan hệ giữa các bên tham gia
và các cơ chế, thể chế thông qua đó các hoạt động điều phối phi thị trường
được thực hiện.
25