Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.1 KB, 100 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa hề
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Đỗ Việt Chinh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cô giáo
Ths. Hà Thị Thanh Mai đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới UBND xã Xuân Ngọc, đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục
vụ cho khóa luận.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Đỗ Việt Chinh
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm tới 80% dân số và 70% lực lượng


lao động cả nước. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã
hội chiếm tỉ lệ cao nhất; là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy tiềm năng
cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng tình trạng trình độ văn hóa, tay
nghề, chất lượng nguồn lao động nông thôn còn thấp làm kìm hãm sự
phát triển của đất nước. Xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định có nguồn lao động dồi dào và ngày càng một tăng lên nhưng chất
lượng nguồn lao động thì chưa cao. Đây là khu vực kinh tế - xã hội phát
triển của huyện, tạo cơ hội việc làm cho người lao động lớn. Vì vậy, tôi chọn
đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã
Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”
Đề tài được nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu: Đánh giá thực
trạng chất lượng nguồn lao động và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
lao động đã được thực hiện tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao
động tại xã Xuân Ngọc.
Tất cả các số liệu nghiên cứu được thu thập từ ngày 14/01 đến ngày
02/06/2015 đối với số liệu sơ cấp và 2012 – 2014 đối với số liệu thứ cấp. Để
thu thập thông tin sơ cấp, tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 người lao động,
10 doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất và 3 lãnh đạo cộng đồng bằng những câu hỏi
soạn sẵn với nhóm thông tin chung và nhóm thông tin về nâng cao chất lượng
nguồn lao động. Để phân tích thông tin, đề tài sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phân tổ thống kê và phương pháp so sánh sau khi xử lý số liệu bằng
phần mềm MicroSoft Office Excel, Word.
Kết quả điều tra của đề tài bao gồm thực trạng chất lượng nguồn lao
động nông thôn theo tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên
iii
môn và phẩm chất tâm lý xã hội của người lao động. Nhìn chung, người lao
động xã Xuân Ngọc đã quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức
khỏe cho bản thân; trình độ học vấn ngày càng được cải thiện, chủ yếu là trình
độ trung học cơ sở; trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao nhưng lao

động chưa qua đào tạo vẫn chiếm ưu thế. Phẩm chất người lao động đã thể hiện
được đức tính cần cù, đoàn kết, tinh thần ham học hỏi, trách nhiệm với công
việc; nhưng vẫn tồn tại một số thành phần lao động ham tính tư lợi cá nhân mà
làm việc kém tính trung thực và kỷ luật trong công việc không được cao.
Các giải pháp đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng chất
lượng nguồn lao động xã Xuân Ngọc bao gồm về công tác y tế, chăm sóc
sức khỏe; nâng cao giáo dục, đào tạo và xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Nhưng, các giải pháp chưa đạt được nhiều hiệu quả; kết quả người lao động
thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động như sự phát triển
của hệ thống y tế; sự phát triển của giáo dục, đào tạo cũng như các chính sách
thu hút, đãi ngộ người lao động. Qua đó, đề tài đưa ra các giải pháp là cải
thiện, nâng cao sức khỏe; nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn
cũng như bồi dưỡng phẩm chất tâm lý xã hội cho người lao động và các chính
sách nhằm thu hút, đãi ngộ người lao động. Từ đó đưa ra các kiến nghị với
từng cấp: cấp cơ quan Nhà nước, cấp cơ quan sử dụng lao động và người lao
động.
iv
MỤC LỤC
DANH M C H PỤ Ộ viii
DANH M C CH VI T T TỤ Ữ Ế Ắ ix
PH N IẦ 1
T V N ĐẶ Ấ ĐỀ 1
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 - 2014
Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 – 2014
Error: Reference source not found
Bảng 4.1: Lực lượng lao động theo độ tuổi, giới tính xã Xuân Ngọc giai đoạn

2012 – 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Số lượng lao động theo độ tuổi, giới tính xã Xuân Ngọc được điều tra
Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Thể trạng của người lao động xã Xuân Ngọc được điều tra Error:
Reference source not found
Bảng 4.4: Lực lượng lao động xã Xuân Ngọc theo trình độ văn hóa giai đoạn
2012 – 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Trình độ văn hóa của người lao động được điều tra Error: Reference
source not found
Bảng 4.6: Lực lượng lao động xã Xuân Ngọc theo trình độ chuyên môn giai đoạn
2012 – 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Trình độ chuyên môn của người lao động được điều tra Error:
Reference source not found
Bảng 4.8: Đánh giá của chủ doanh nghiệp, CSSX về phẩm chất tâm lý xã hội
của người lao động được điều tra. Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Kết quả chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng xã Xuân Ngọc giai
đoạn 2012 – 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.10: Tỷ lệ, số lượng người lao động điều tra được chăm sóc sức khỏe
Error: Reference source not found
Bảng 4.11: Chất lượng giáo dục xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 - 2014 Error:
Reference source not found
Bảng 4.12: Nguồn lực tài chính phát triển công tác dạy nghề xã Xuân Ngọc giai
đoạn 2012 – 21014 Error: Reference source not found
Bảng 4.13: Số lượng lao động tham gia đào tạo nghề xã Xuân Ngọc giai đoạn
2012 – 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.14: Kết quả đào tạo một số nghề chủ yếu cho lao động tại xã Xuân Ngọc
vi
Error: Reference source not found
Bảng 4.15: Số lao động được điều tra tham gia học nghề năm 2014 Error:
Reference source not found

Bảng 4.16: Ý kiến đánh giá của người lao động về đào tạo nghề được điều tra
Error: Reference source not found
Bảng 4.18: Ý kiến đánh giá của người lao động về tập huấn khuyến nông được
điều tra Error: Reference source not found
Bảng 4.19: Tình hình xuất khẩu lao động xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 – 2014
Error: Reference source not found
Bảng 4.20: Tình trạng việc làm lao động xã Xuân Ngọc giai đoạn 2012 – 2014
Error: Reference source not found
Bảng 4.21: Tình trạng việc làm của lao động được điều tra Error: Reference
source not found
Bảng 4.22: Quy mô học sinh, giáo viên xã Xuân Ngọc năm 2012 – 2014 Error:
Reference source not found
vii
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Ý kiến người lao động tham gia đào tạo nghề Error: Reference
source not found
Hộp 4.2: Ý kiến người lao động tham gia tập huấn khuyến nông Error:
Reference source not found
Hộp 4.3: Ý kiến người dân về việc xuất khẩu lao động tại xã Xuân Ngọc 62
Hộp 4.4: Ý kiến của người lao động đi xuất khẩu lao động về nước Error:
Reference source not found
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm y tế
BMI : Body Mass Index (chỉ số cơ thể)
BQ : Bình quân
CC : Cơ cấu
CĐ, ĐH : Cao đẳng, Đại học
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DV – TM : Dịch vụ – Thương mại

GTSX : Giá trị sản xuất
SL : Số lượng
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TN : Tốt nghiệp
TTCN – CN – XD : Tiểu thủ công nghiệp – Công nghiệp – Xây dựng
UBND : Ủy ban nhân dân
ix
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất
quyết định sức mạnh của một quốc gia. Bởi chúng ta biết rằng mọi của cải vật
chất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người.
Nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm tới 80% dân số và 70% lực lượng
lao động cả nước. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã
hội chiếm tỉ lệ cao nhất; là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy tiềm năng
cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình
CNH - HĐH đất nước. Nhưng đây cũng là thách thức lớn cho vấn đề sử dụng
nguồn lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng trình độ văn hóa, tay nghề,
chất lượng nguồn lao động nông thôn còn thấp làm kìm hãm sự phát
triển của đất nước. Chính vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng
nguồn lao động nông thôn đã trở thành mối quan tâm của nhiều địa
phương, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Xã Xuân Ngọc là ngõ cửa phía Bắc của trung tâm huyện lỵ Xuân
Trường, tỉnh Nam Định, là khu vực kinh tế - xã hội phát triển của huyện,
tạo cơ hội việc làm cho người lao động lớn. Trong thời gian qua, xã đang
nỗ lực phấn đấu, tập trung đầu tư, phát triển, đưa công nghiệp trở thành
ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết với phát triển nông nghiệp và phục vụ có

hiệu quả CNH - HÐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thấy tầm quan trọng của
việc phát triển nguồn lao động, xã đã có những chiến lược nhất định để phát
triển nguồn lao động trong những năm qua. Tuy vậy, thực tế đã và đang nảy
sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp,
lao động chất lượng cao chưa nhiều và lao động này thường không muốn ở lại
1
địa bàn để làm việc. Bên cạnh đó chính sách về nâng cao chất lượng nguồn
lao động chưa cụ thể, chưa có những cuộc điều tra thống kê thực trạng nguồn
lao động trên địa bàn xã một cách sâu sắc. Chính vì những lý do trên, tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã
Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn lao động và các giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn lao động đã được thực hiện, từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng nguồn lao động tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn
lao động và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động;
- Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn lao động và các giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn lao động đã được thực hiện tại xã Xuân Ngọc, huyện
Xuân Trường, tỉnh Nam Định;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động tại
xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về chất lượng nguồn lao động
tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Với chủ thể nghiên cứu trực tiếp là những người lao động tại xã Xuân

Ngọc, các cơ quan thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao
động tại xã bao gồm: UBND xã, phòng LĐ TB & XH, phòng kinh tế, hội phụ
nữ, hội nông dân, doanh nghiệp, CSSX …
2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung:
Nội dung của đề tài tập trung vào 3 khía cạnh gồm: đánh giá chất lượng
nguồn lao động, các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động đã được
thực hiện và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn
lao động tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
+ Phạm vi không gian:
Đề tài được tiến hành tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh
Nam Định.
+ Phạm vi thời gian của số liệu:
• Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập qua các năm 2012 – 2014.
• Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 14/01/2015 đến ngày 02/06/2015.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm lao động, lao động nông thôn
•Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con
người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó
tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và xã hội.
Theo K.Mark (1884), lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con
người và giới tự nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con
người làm trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên.

•Khái niệm lao động nông thôn
Lao động nông thôn là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các
hoạt động lao động chủ yếu ở nông thôn. Chẳng hạn như trực tiếp sản xuất
nông nghiệp, hay trực tiếp tham gia lao động vào các công ty, xí nghiệp trên
các địa bàn nông thôn
2.1.1.2 Khái niệm nguồn lao động, nguồn lao động nông thôn
•Khái niệm nguồn lao động
Theo Bộ luật Lao động (2012), nguồn lao động là toàn bộ những người
trong độ tuổi lao động (theo quy định của nhà nước: nam từ 15 - 60 tuổi, nữ
từ 15 - 55 tuổi) có khả năng lao động.
•Khái niệm nguồn lao động nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc
ở nông thôn trong độ tuổi lao động (nhà nước quy định: nam từ 15 - 60 tuổi,
4
nữ từ 15 - 55 tuổi) có khả năng lao động.
Tuy nhiên, do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của sản xuất nông nghiệp,
lực lượng lao động không hoàn toàn phụ thuộc vào độ tuổi mà chủ yếu dựa
vào khả năng lao động. Những người trên và dưới tuổi quy định nhưng có khả
năng lao động thì vẫn được coi như một bộ phận của người lao động.
2.1.1.3 Khái niệm chất lượng nguồn lao động nông thôn
Chất lượng nguồn lao động nông thôn được đánh giá qua trình độ học
vấn, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe và phẩm chất tâm lý - xã hội.
•Sức khỏe
Theo tổ chức Y tế Thế giới (2006), sức khỏe là trạng thái thoải mái
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình
trạng không có bệnh hay thương tật.
Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiện như: tiêu chuẩn đo
lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh,
tâm thần, tai, mũi, họng…
•Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến
thức phổ thông về các lĩnh vực tự nhiên và xã hội; được thể hiện qua các cấp
học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau
đại học.
•Chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực
hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào
tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ
chuyên môn kỹ thuật như:
- Người lao động qua đào tạo và chưa qua đào tạo.
5
- Cơ cấu lao động được đào tạo:
+ Cấp đào tạo
+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn
+ Trình độ đào tạo( cơ cấu bậc thợ )
•Phẩm chất tâm lý xã hội
Tâm lý của một người là các hiện tượng xúc cảm, tình cảm đến các quá
trình nhận thức như tư duy, tưởng tượng đến ý chí, nhu cầu, động cơ thúc đẩy
con người thực hiện các hoạt động này hay hoạt động khác.
Theo Trần Quốc Thành (2003), tâm lý xã hội là các hiện tượng tâm lý
chung của nhiều người diễn ra trong các nhóm xã hội, khi con người hoạt
động, giao tiếp, tác động qua lại với nhau, được quy định bởi sự tác động qua
lại và nhóm xã hội.
2.1.1.4 Khái niệm nâng cao chất lượng nguồn lao động
Nâng cao chất lượng nguồn lao động là tổng thể các biện pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao chất lượng của từng người lao động (trí tuệ, sức khỏe
và phẩm chất tâm lý - xã hội ) đáp ứng đòi hỏi về nguồn lao động cho sự phát
triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
2.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn
2.1.2.1 Đối với người lao động và gia đình của họ

Người lao động được đào tạo và có chất lượng có cơ hội kiếm được
việc làm với mức thu nhập phù hợp để trang trải trong cuộc sống hàng và
chăm sóc gia đình hơn những người lao động không qua đào tạo. Không
những thế những người lao động được đào tạo và có chất lượng khi tìm được
công việc như mong muốn thì họ sẽ yên tâm làm việc, chú trọng vào công
việc để công việc đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao trình độ tay nghề tạo ra
nhiều sản phẩm chất lượng ngày càng cao và gia tăng thu nhập cho bản thân.
2.1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
6
Ở Việt Nam hiện nay, nâng cao trình độ cho người lao động trước hết
sẽ tạo điều kiện để khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng còn
đang tiềm ẩn như tài nguyên vốn, nghành nghề, thông qua lao động của con
người. Khi người lao động được đào tạo sẽ có việc làm, sẽ mang lại thu nhập
cho bản thân và từ đó tạo ra tích lũy. Nhà nước không những không phải chi
trợ cấp cho những người nghèo không có việc làm mà khi tạo ra việc làm cho
họ, họ có thể mang lại tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tăng tích lũy sẽ giúp
cho sản xuất được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động. Mặt khác, khi người
lao động khi có thu nhập, họ sẽ tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng sức mua cho xã
hội. Tăng tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, tức là tác động đến
tổng cung, tăng tiêu dùng sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Nước ta luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp và thiếu lao động chất lượng
nghiêm trọng. Đại bộ phận dân cư có mức sống thấp, nhiều người lao động
cần đến việc làm và việc làm hiệu quả hơn. Nâng cao chất lượng lao động ở
Việt Nam trong điều kiện hiện nay có một ý nghĩa to lớn đối với quá trình
phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao thu
nhập quốc dân.
2.1.2.3 Đối với xã hội
Nước ta đang trong quá trình phát triển, tiến tới CNH - HĐH, nâng cao
chất lượng nguồn lao động đã thành mục tiêu của Đảng, Nhà nước và mong
mỏi của mọi người lao động. Đại hội IX đã đề ra: "Nâng cao chất lượng lao

động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội, là yếu tố quyết
định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh
hóa xã hội, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu bức xúc của nhân dân, tạo việc
làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng trong cả nước".
Chính vì vậy, đào tạo đầy đủ cho người lao động có ý nghĩa rất lớn đối
với mỗi cá nhân và cả xã hội. Khi Chính phủ có chính sách đào tạo người lao
động thỏa đáng, điều đó sẽ đem đến sự công bằng cho xã hội, tạo công ăn
7
việc làm cho tất cả lao động. Từ đó mà mọi người lao động có thu nhập,
không phải lo ăn bám, hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội có
thể giảm bớt. Ngược lại, nếu không đào tạo người lao động có chất lượng,
hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ tăng lên. Điều này luôn gắn liền
với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, ma túy làm rối loạn
trật tự an ninh xã hội, tha hóa nhân phẩm người lao động.
2.1.3 Đặc điểm của nguồn lao động nông thôn
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm
của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác
với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau:
• Lao động mang tính thời vụ;
Đây là đặc điểm dặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông
thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái
sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau.
Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện
tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác
nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được
trong quá trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ
của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấ đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu
vào của qúa trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một
cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.

• Nguồn lao động nông thôn tăng theo số lượng;
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy
mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô cơ cấu của
nguồn lao động.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (2011), tính đến thời điểm năm
8
2011, dân số khu vực nông thôn có 60,96 triệu người, chiếm 69,4% dân số
cả nước.
Theo Liên Hợp Quốc (2012), dự báo đến năm 2015 dân số khu vực
nông thôn có 62,17 triệu người, chiếm 66,4% dân số cả nước.
Do sự phát triển của quá trình đô thị hóa và sự thu hẹp dần về tốc độ tăng
tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số nông thôn so
với cả nước ngày càng giảm. Mặc dù vậy, quy mô dân số cũng như nguồn lao
động ở nông thôn vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ khá cao.
•Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao.
Thứ nhất, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật:
Nguồn lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của
nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu
cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc
tế, trong đó nông nghiệp được xem là một trong những thế mạnh. Riêng lao
động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy nguồn nhân lực
nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn
của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động với trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi
dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước.
Thứ hai, sức khỏe:
Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu
cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trướng sống, môi trường làm việc,vv
Nhìn chung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết
yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khẻo của

nguồn lao động cả nước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt.
9
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về chất lượng và giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn lao động nông thôn
2.1.4.1 Nghiên cứu chất lượng nguồn lao động nông thôn
•Chất lượng nguồn lao động theo tình trạng sức khỏe
Sức khỏe của người lao động chính là trạng thái về thể chất cũng như
tinh thần của con người. Nghiên cứu tình hình sức khỏe của nguồn lao động là
việc tìm hiểu cơ cấu, cấu trúc tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng… nhằm làm
rõ các khía cạnh của nguồn lao động.
Tùy vào đặc điểm của lao động có thể chia tình hình chất lượng lao
động theo thông tin tổng quát sau:
- Những người đến tuổi lao động đang tham gia vào thị trường lao động.
- Số lượng lao động nam và nữ tham gia vào thị trường lao động.
- Chỉ số khối cơ thể - tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng của người lao động.
•Chất lượng nguồn lao động theo trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của con người đối
với những kiến thức phổ thông mà họ đã được đào tạo qua trường, lớp.
Nghiên cứu thực trạng trình độ văn hóa của nguồn lao động là việc đi tìm hiểu
tỷ lệ của người lao động đã tốt nghiệp qua các cấp tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông.
•Chất lượng nguồn lao động theo trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết và khả năng thực hành về chuyên
môn, nghề nghiệp nào đó. Nghiên cứu thực trạng trình độ chuyên môn của
nguồn lao động là việc đi tìm hiểu:
- Số lượng và tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo.
- Số lượng và tỷ lệ người lao động đã được đào tạo lĩnh vực chuyên
môn, nghề nghiệp của mình qua cấp độ đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng,
đại học, sau đại học.
10

•Chất lượng nguồn lao động theo phẩm chất tâm lý xã hội
Nghiên cứu về phẩm chất tâm lý xã hội là việc đi tìm hiểu đạo đức,
phẩm chất của người lao động, bao gồm toàn bộ những tình cảm, phong tục,
tập quán, thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức
và nghệ thuật… gắn liền với truyền thống văn hóa. Một nền văn hóa với bản
sắc riêng luôn là sức mạnh nội tại của mỗi địa phương.
2.1.4.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn
Lao động là nhân tố quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất
nước. Trong đó, lao động nông thôn chiếm lượng lớn trong tổng số lao động
của cả nước, nhưng lực lượng lao động này lại yếu về chất lượng, chủ yếu là
làm nông nghiệp mang tính chất thời vụ, thu nhập thấp, trong khi đó lại chịu
sự chi phối của sự thiếu thốn về khoa học công nghệ, kĩ thuật, vốn, mặt bằng
sản xuất kinh doanh, thị trường lao động nông thôn không mấy sôi động. Chính
vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã triển khai hàng loạt các hoạt động, giải
pháp, hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao trình độ lao động cho người dân nông thôn.
Tổng hợp lại các giải pháp, ta có được các nhóm giải pháp dưới đây:
•Y tế, chăm sóc sức khỏe
Y tế, chăm sóc sức khỏe giúp cho con người phòng bệnh, kéo dài tuổi
thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng của tổ chức xã hội. Đó
là hệ thống y tế gồm nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe như BHYT, tư vấn sức
khỏe, khám chữa bệnh…qua đó, đảm bảo sức khỏe cho người lao động làm
việc cũng như cống hiến cho xã hội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao
động. Như vậy, nghiên cứu giải pháp nâng cao y tế, chăm sóc sức khỏe cho
nguồn lao động là việc đi tìm hiểu tỷ lệ và số lượng người lao động tham gia
BHYT, khám sức khỏe định kỳ hàng năm, được tư vấn chăm sóc sức khỏe
cũng như được khám chữa bệnh.
11
•Giáo dục, đào tạo
Giáo dục là hình thức học tập mà theo đó các kỹ năng, kiến thức và thói
quen được truyền từ người này đến người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục có thể chia thành các
giai đoạn như: giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và
giáo dục đại học.
Đào tạo giúp cho người lao động nâng cao trình độ, hiểu biết và có khả
năng thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp của mình. Các giải
pháp nâng cao trình độ lao động bao gồm các hoạt động:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho lao động, để họ có thể đảm nhiệm một công việc
nhất định. Nghiên cứu đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc tìm hiểu
về số lượng nghề được dạy ở địa phương, số lượng học viên học nghề, số lớp
được mở, thời gian học nghề, thời gian thực hành và cơ chế hỗ trợ.
- Tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông cho lao động nông thôn
Khuyến nông là một quá trình truyền bá những kiến thức, đào tạo
những kĩ năng mang đến cho nông dân những hiểu biết để họ có khả năng tự
giải quyết các công việc của chính mình. Khuyến nông là một trong những tổ
chức giúp Nhà nước thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Nghiên cứu về các lớp tập huấn khuyến nông
là việc tìm hiểu về số nghề nông nghiệp được tập huấn khuyến ở địa phương,
số lớp của mỗi nghề, số lượng học viên, số mô hình được xây dựng, số lao
động được đi tham quan mô hình, cơ chế chính sách hỗ trợ.
•Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động cũng là một giải pháp nâng cao trình độ chuyên
môn cho người lao động. Qua đó, người lao động sang nước ngoài sinh sống
và làm việc theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công của
12
doanh nghiệp nước ngoài. Nghiên cứu về tình hình xuất khẩu lao động là việc
đi tìm hiểu xuất khẩu sang quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như trình độ và lĩnh
vực hoạt động của người lao động.
2.1.4.3 Kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động

nông thôn
Nghiên cứu kết quả của việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng cho lao động nông thôn là việc tìm hiểu thực trạng lao động việc làm
sau khi áp dụng những giải pháp giải quyết việc làm, từ đó thấy được chất
lượng thực hiện các giải pháp như thế nào. Đó chính là việc xác định kết quả
của việc thực hiện các hoạt động giải pháp nâng cao chất lượng ở trên. Cụ thể
là tình trạng việc làm của người lao động: việc làm ổn định, thiếu việc làm,
chưa có việc làm.
2.1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lao động nông thôn
Chất lượng nguồn lao động liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, do đó phải
chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố và dưới đây là những yếu tố có ảnh
hưởng lớn nhất:
a) Sự phát triển của hệ thống y tế
Sự phát triển của hệ thống y tế quyết định đến các dịch vụ chăm sóc y
tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng;
qua đó, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lao động, là nền tảng cho
người lao động phát triển về khả năng trí tuệ cũng như quyết định đến chất
lượng của cả quá trình sản xuất.
Theo Phạm Minh Hạc (2011), thể lực là trạng thái sức khỏe của con
người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách
bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lực, thần
kinh, cơ bắp trong lao động. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn ngày
càng đóng góp vai trò quyết định trong sự phát triển chất lượng lao động,
song sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền
13
thể lực khỏe mạnh. Chăm sóc sức khỏe là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng
cao chất lượng lao động, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con
người.
Sức khỏe làm tăng chất lượng của lao động cả hiện tại và tương lai,
người lao động có sức khỏe có thể mang lại những lợi ích trực tiếp bằng việc

nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang làm việc.
Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của người lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố: dinh dưỡng, di truyền, các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe. Bên cạnh
đó, yếu tố thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình
hình sức khỏe của người lao động.
b) Sự phát triển của giáo dục, đào tạo
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động thì sự phát
triển của giáo dục, đào tạo là yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ trực tiếp
ảnh hưởng đến trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động
thực hành của người lao động mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và
tuổi thọ của người dân bởi vì giáo dục đào tạo cơ bản phát triển năng lực học
tập, giải thích thông tin và thích nghi tri thức vào điều kiện, môi trường sống
của mỗi người. Sự phát triển của giáo dục, đào tạo trực tiếp ảnh hưởng thông
qua đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục, đào tạo cũng như năng lực của
hệ thống giáo dục, đào tạo.
c) Chính sách thu hút, đãi ngộ người lao động
Chính sách thu hút, đãi ngộ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
cống hiến, đến sự hăng hái của người lao động đối với người sử dụng lao
động. Do đó, ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như năng
suất của người lao động. Chính sách thu hút, đãi ngộ được thể hiện qua các
chính sách thi tuyển, tuyển dụng cũng như tiền lương, tiền thưởng, quà tặng…
đối với người lao động.
14
2.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng nguồn lao động
2.2.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn lao động của một số
nước trên thế giới
Bí mật về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, Nhật Bản, các nước
phương Tây trong những năm giữa của thế kỷ XX, hiện tượng những “con
hổ”, “con rồng” ở khu vực Đông Á phần lớn đều nhờ vào nguồn lao động có
chất lượng. Chính vì vậy, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng

trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu nhất thiết phải học hỏi kinh nghiệm về
đào tạo nguồn lao động của những quốc gia này.
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ đã xác định rõ phương châm “nguồn nhân lực là trung tâm của mọi
sự phát triển”. Để giữ vị trí siêu cường về kinh tế và khoa học, công nghệ,
chiến lược nguồn nhân lực tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, nguồn lao
động và thu hút nhân tài. Trong đào tạo nguồn lao động, Mỹ đã xây dựng một
hệ thống giáo dục với hai đặc trưng là tính đại chúng và tính khai phóng, hệ
thống giáo dục Mỹ đặc biệt coi trọng giáo dục đại học, cao đẳng, đảm bảo cho
mọi người dân có nhu cầu đều có thể tham gia vào các chương trình đào tạo
cao đẳng, đại học. Ở Mỹ, hệ thống các trường cao đẳng, đại học cộng đồng
phát triển mạnh đảm bảo tính đại chúng trong giáo dục đại học, các trường
này hướng vào đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động, hiện ở Mỹ 78%
có khoảng dân số tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ở
Mỹ, phát triển cả những trường đại học cộng đồng và đại học nghiên cứu. Tỷ
lệ các trường nghiên cứu và đại học cộng đồng là 1/30, nghĩa là cứ 1 trường
đại học nghiên cứu thì có tới 30 trường đại học cộng đồng. Trong giáo dục đại
học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt. Các trường đại học
khẳng định mình bằng chính chất lượng giảng dạy và tự xây dựng thương
hiệu riêng cho mình. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng
và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Cùng với việc đầu tư
15
nhiều tiền từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nguồn lao động thì Mỹ còn huy
động được nhiều nguồn lực khác từ trong xã hội vào công tác đào tạo nguồn
lao động. Các công ty ở Mỹ cũng rất chú ý phát triển nguồn lao động, đào tạo
nhân công. Năm 1992, chi phí đào tạo nhân công ở các công ty là 210 tỷ
USD; năm 1995 chi phí đó lên tới 600 tỷ USD, năm 2000 là trên 800 tỷ USD
và đến nay lên tới gần 1.000 tỷ USD.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Hệ thống sau trung học gồm trường đại học tổng hợp, cao đẳng, cao

đẳng công nghệ cũng như trường đào tạo chuyên ngành có nhiệm vụ trực tiếp
đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trường cao đẳng công nghệ và đào tạo
chuyên ngành nhận đầu vào là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Các cơ sở
giáo dục sau trung học phải tuân thủ các quy định của Bộ giáo dục về tiêu
chuẩn thành lập trường cao đẳng, cao đẳng công nghệ, đại học.
Nhằm huy động các nguồn lực từ xã hội cho công tác đào tạo nhân
lực, đào tạo nguồn lao động, Chính phủ Nhật khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho sự hình thành hệ thống giáo dục đào tạo nghề trong các công
ty, doanh nghiệp.
Không chỉ là một quốc gia có nền giáo dục phát triển mà Nhật cũng rất
coi trọng việc tiếp thu các kinh nghiệm, thành tựu về đào tạo nguồn nhân lực
của các quốc gia phát triển khác, việc cử người đi học tập ở nước ngoài được
Nhà nước chú trọng, khuyến khích, với nhiều nguồn kinh phí khác nhau, sử
dụng kinh phí của Nhà nước, người đi học, của chủ sử dụng lao động, của đối
tác nước ngoài khác.
2.2.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Là một nước không giàu tài nguyên, Hàn Quốc cũng sớm xác định việc
phát triển nguồn lao động chính là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế
của đất nước. Thực tế, giáo dục đã chuyển Hàn Quốc thành một quốc gia có
nguồn lao động dồi dào, được giáo dục tốt, có kỷ luật cao và kỹ năng lành
16

×