Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.62 KB, 141 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PTNT



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TRONG CHIẾN LƯỢC
SINH KẾ CỦA HỘ Ở THỊ TRẤN NHƯ QUỲNH, HUYỆN VĂN LÂM,
TỈNH HƯNG YÊN
Tên sinh viên : PHẠM THỊ HỒNG HẠNH
Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ
Lớp : KTA – K56
Niên khoá : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN PHƯỢNG LÊ
HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được trích rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
PHẠM THỊ HỒNG HẠNH
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân trọng cảm ơn Ban
giám đốc học viện, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng
các thầy, cô giáo đã trực tiếp truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam.


Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Nguyễn Phượng Lê đã giành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Đông thời qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng bộ, UBND thị trấn
Như Quỳnh và toản thể nhân dân thôn Như Quỳnh, Ngọc Quỳnh, Hành Lạc
và Ngô Xuyên của thị trấn Như Quỳnh. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên
cứu tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập
những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng tôi xin được nói cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để
tôi hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
Sinh Viên

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Ở Việt Nam, trong mười năm đầu của thế kỉ XXI, cùng với tiến trình công
nghiệp hóa đất nước, hiện tượng người dân từ nông thôn kéo lên đô thị tìm việc
làm không hề giảm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2008), tỉ lệ thiếu việc
làm trong cả nước là 5,1%, trong đó ở nông thôn chiếm 6,1%, còn ở thành thị là
2,34%. Di cư lao động từ nông thôn ra thành phố là một thực tế khó thể tránh
khỏi, khi công việc thuần nông không đảm bảo cuộc sống cho gia đình nông dân,
do tình trạng thiếu ruộng đất, thiếu việc làm. Trong khi đó, ở các đô thị lớn, sự
phát triển đa dạng ngành nghề và nhu cầu về dịch vụ xã hội đã không ngừng thu
hút lao động ngoài tỉnh, đặc biệt là nghề bán hàng rong.
Thị trấn Như Quỳnh là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Văn

Lâm, là nơi tiếp giáp với thành phố Hà Nội, một địa điểm thuận lợi cho việc
bán hàng rong lên thành phố. Hiện nay, công việc bán hàng rong của những
người phụ nữ sinh sống ở thị trấn Như Quỳnh không còn gì là lạ đối với
người dân nơi đây. Do tình trạng thiếu ruộng đất, thiếu việc làm người dân đã
đua nhau lên thành phố kiếm việc, công việc chủ yếu để cải thiện mức sinh kế
của hộ chính là công việc bán hàng rong. Bán hàng rong chính là một giải
pháp nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân trong thị trấn, được xem là
một hướng để xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sinh kế của các hộ dân. Bán
hàng rong là một thực trạng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu ăn
uống của người dân các thành phố lớn càng nhiều thì công việc bán hàng rong
của những người phụ nữ nông thôn lại diễn ra nhiều hơn nhằm đáp ứng đủ
cho nhu cầu đó. Trên thực tế, những người bán hàng rong thường là những
người phụ nữ có vốn trình độ văn hóa thấp, không có trình độ chuyên môn,
tay nghề. Cộng với việc dư thừa lao động ở thị trấn ngày càng nhiều, buộc họ
phải dấn thân vào con đường bán hàng rong, công việc tưởng trừng là như
iii
đơn giản lại vô cùng gian nan và vất vả, gánh nặng đó đề nặng trên vai những
người phụ nữ chân yếu, tay mềm. Thường thấy thì từ xưa đến nay người nông
dân thường chịu thương, chịu khó cặm cụi với nghề trồng lúa để tạo ra hạt
gạo nuôi sống chính mình, tạo ra của cải cũng chính nhờ vào đồng ruộng là
chủ yếu.Nhưng với những đổi thay của kinh tế, xã hội mà chỉ nhờ vào sức sản
xuất trên đồng ruộng của mình cũng không đáp ứng đủ mức chi tiêu cho cuộc
sống hiện tại. Chính vì những lý do này mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị
trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
Với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế và vai
trò sinh kế của người dân tham gia vào hoạt động bán hàng rong, đánh giá
thực trạng sinh kế và kết quả sinh kế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
kế của người dân thị trấn Như Quỳnh và đề xuất một số đối với hoạt động
buôn bán hàng rong cải thiện sinh kế cho người dân thị trấn Như Quỳnh trong

thời gian tới. Đề tài đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo cách tiếp cận sinh kế
bền vững, sử dụng các phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu,
phương pháp thu thập tài liệu, xử lý, phân tích thông tin và sử dụng hệ thống
các chỉ tiêu đo lường kinh tế, xã hội, môi trường để nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sản xuất của các hộ có lao động
đi bán hàng rong đều có sự chuyển biến rõ rệt. Nguồn lực sinh kế của người
dân còn thấp. Do trình độ học vấn không có, họ cũng không có lựa chọn
nào khác ngoài công việc đòi hỏi không quá cao về trình độ lẫn vốn liếng,
đó là bán hàng rong. Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chuyên môn quyết
định đến chất lượng nguồn lao động và thị trường lao động của người bán
hàng rong. Thường thì họ kinh doanh buôn bán hàng rong bằng các loại hàng
hóa như rau, củ, quả; giò, chả, cơm nắm Đây là một trong những loại mặt
hàng bán chạy nhất đối với người dân trong thị trấn Như Quỳnh.
iv
Bán hàng rong cũng là một trong những hoạt động tạo ra thu nhập cao
hơn cho người dân trong thị trấn, cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp,
kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi nhưng thu nhập từ bán hàng rong cũng không
ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, con người. Thu nhập từ bán
hàng rong được nhiều hay ít cũng dựa vào thâm niên, thời gian, chủng loại,
địa điểm , tùy vào lựa chọn của người bán hàng rong mà có mức thu nhập
khác nhau. Nguồn vốn để người dân đi bán hàng rong thường là tự có và vay
của người thân. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiên, họ có thêm nhiều
kinh nghiệm hơn trong đời sống, có thêm nhiều kiến thức kỹ năng trong giao
tiếp, ứng xử tiếp thu từ công việc buôn bán hàng rong.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của người dân thị trấn
Như Quỳnh: yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của hộ phải kể đến những
chính sách của Nhà nước, ảnh hưởng từ năng lực, kinh nghiệm trình độ của
người bán hàng rong, ảnh hưởng từ sức khỏe, môi trường sống và nơi làm
việc của người bán hàng rong.
Để cải thiện sinh kế cho người dân đề tài có đưa ra một số giải pháp

nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân như nâng cao trình độ học vấn tay
nghề, tuyên truyền vận động người bán hàng rong quan tâm đến tình trạng sức
khỏe của mình, nhằm đảm bảo cho người bán hàng rong có nơi làm việc cụ
thể, giúp công việc tạo thu nhập cho hộ được ổn định hơn. Những giải pháp
này được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH xi
DANH MỤC HỘP xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG
TRONG CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA HỘ 6
2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ 6
2.1.1 Một số khái niệm 6
2.1.2 Đặc điểm của hoạt động bán hàng rong 12

2.1.3 Vai trò của hoạt động bán hàng rong 13
2.1.4 Nội dung nghiên cứu vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh
kế của hộ 14
2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng rong 19
2.2 Cơ sở thực tiễn về hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ 28
2.2.1 Kinh nghiệm Thế giới về vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược
sinh kế của hộ 28
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến
lược sinh kế của hộ 35
2.2.3 Tổng quan về những nghiên cứu có liên quan 38
vi
2.2.4 Bài học rút ra từ nghiên cứu thực tiễn 39
PHẦN III 41
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 41
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn
Như Quỳnh 52
3.2 Phương pháp nghiên cứu 54
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 54
3.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu 55
3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu 55
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59
4.1 Thực trạng hoạt động bán hàng rong của hộ ở thị trấn Như Quỳnh 59
4.1.1 Khái quát về hoạt động bán hàng rong ở thị trấn Như Quỳnh 59
4.1.2 Khái quát về hộ điều tra 67
4.1.3 Thực trạng hoạt động bán hàng rong của hộ 70
4.2 Vai trò của bán hàng rong đối với hộ 81
4.2.1 Đóng góp về kinh tế 81

4.2.2 Thay đổi mức sống 85
4.2.2 Đóng góp về xã hội 92
4.2.3 Thay đổi nguồn lực sinh kế 96
4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ dân ở thị trấn Như Quỳnh 103
4.3.1 Ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà Nước 103
4.3.2 Ảnh hưởng từ năng lực, trình độ, kinh nghiệm của người bán rong trong hộ 107
4.3.3 Ảnh hưởng từ sức khỏe của người bán hàng rong trong hộ 107
4.3.4 Ảnh hưởng từ môi trường sống và làm việc của người bán hàng rong 110
4.4 Giải pháp cải thiện sinh kế cho người bán hàng rong 111
4.4.1 Giải pháp đào tạo nâng cao trình độ học vấn và tay nghề cho lao động bán hàng
rong tại thị trấn Như Quỳnh 111
4.4.2 Giải pháp thay đổi điều kiện làm việc cho người bán hàng rong 111
4.4.3 Giải pháp quan tâm đến sức khỏe cho người bán hàng rong 112
4.4.4 Giải pháp nâng cao đời sống tình thần cho người bán hàng rong 112
4.4.5 Giải pháp cải thiện chính sách của Chính phủ 112
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
vii
5.2. Kiến nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 118
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Như Quỳnh các năm 2012– 2014 45
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2012 – 2014 48
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2012- 2014
52
Bảng 3.4: Số lượng các hộ điều tra có lao động tham gia vào hoạt động bán hàng rong 55
Bảng 4.1 Lực lượng lao động tham gia bán hàng rong ở thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2007
– 2015 62

62
Bảng 4.2 Loại hàng bán của người dân trong thị trấn Như Quỳnh 65
Bảng 4.3 Địa điểm bán hàng mà người dân trong thị trấn Như Quỳnh hay lui tới bán 66
Bảng 4.4 Nghề nghiệp của chủ hộ và các thành viên trong hộ điều tra 68
Bảng 4.5 Thực trạng về lao động bán hàng rong tại các hộ điều tra 70
Bảng 4.6 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra trên địa bàn thị trấn Như
Quỳnh 72
Bảng 4.7 Chủng loại hàng hóa của người bán hàng rong 73
Bảng 4.8 Thâm niên bán hàng rong của người lao động 74
Bảng 4.9 Thời gian bán hàng rong một ngày của các hộ 75
Bảng 4.10 Mô hình di chuyển của người bán rong 77
Bảng 4.11 Phương tiện di chuyển của người bán hàng rong 78
Bảng 4.12 Lý do chọn hoạt động trong lĩnh vực bán hàng rong 79
Bảng 4.13 Người thay thế chị em phụ nữ bán hàng rong làm những công việc trong gia
đình của hộ 80
Bảng 4.14 Thu nhập bình quân một ngày bán hàng rong 81
Bảng 4.15 Sự thay đổi các hoạt động tạo thu nhập của các hộ điều tra 83
Bảng 4.16 Thu nhập của các hộ điều tra 84
Bảng 4.17 Sự thay đổi về chất lượng nhà ở của các hộ điều tra trước và sau khi có người đi
bán hàng rong của các hộ 86
Bảng 4.18 Tài sản trong gia đình của các hộ được điều tra 87
Bảng 4.19 Mức chi cho gia đình của người bán hàng rong 88
Bảng 4.20 Đánh giá của các hộ điều tra về sự thay đổi của hộ 89
Bảng 4.21 Đánh giá về cơ cấu chi cho gia đình của người bán hàng rong 91
Bảng 4.22 Xếp loại đánh giá mức sống của các hộ bán hàng rong 92
ix
Bảng 4.23 Sự thay đổi diện tích đất của các hộ trước và sau khi có người đi bán hàng rong
97
Bảng 4.24 Ngồn vốn của người bán hàng rong 97
Bảng 4.25 Chất lượng nguồn nhân lực của các hộ điều tra 99

Bảng 4.26 Mức độ thay đổi quan hệ xã hội của hộ bán hàng rong 101
Bảng 4.27 Tình trạng sức khỏe của người bán hàng rong trong hộ 110
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững 7
Hình 3.1: Bản đồ thị trấn Như Quỳnh 41
Đồ thị 4.1 Quy mô của hoạt động bán hàng rong ở thị trấn Như Quỳnh giai
đoạn 2007 – 2015 60
Đồ thị 4.2 Quy mô lao động bán hàng rong phân theo các thôn trong trong thị
trấn Như Quỳnh giai đoạn 2007 - 2015 64
Đồ thị 4.3 Địa điểm buôn bán của người bán hàng rong 76
Đồ thị 4.4 Cách thức chữa bệnh của người bán hàng rong 108
xi
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Tâm lý lo lắng của người bán hàng rong khi có lệnh cấm bán
trên một số tuyến phố 105
Hộp 4.2 Tâm trạng lo lắng khi phải vừa lo bán hàng, vừa lo chạy công an
106
Hộp 4.3 Lo lắng về tình trạng sức khỏe của người bán hàng rong 108
Hộp 4.4 Cách ứng xử của người bán hàng rong 111
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANLT : An ninh lương thực
BQ : Bình quân
CBXH : Công bằng xã hội
CC : Cơ cấu
CD : Chuyên dụng
CEO : Tổng giám đốc điều hành
CM : Chuyên môn
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP : Chính phủ
DFID : Bộ phát triển quốc tế Anh
DT : Diện tích
ĐVT : Đơn vị tính
ISEC : Viện nghiên cứu thay đổi kinh tế và xã hội
KCN : Khu công nghiệp
KD – DV : Kinh doanh – dịch vụ
KT – XH : Kinh tế - xã hội
LĐ : Lao động
NN : Nông nghiệp
QĐ : Quyết định
SK : Sinh kế
SL : Số lượng
SLF : Khung sinh kế bền vững
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổng thông
UBND : Ủy ban nhân dân
WB : Ngân hàng thế giới
WCED : Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
xiii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với cơ chế quản lý mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển
mình mạnh mẽ, vận động theo cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước.
Nền kinh tế thị trường mở cửa cho phép người dân tự chủ tham gia vào quá
trình buôn bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tự chủ trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Vấn đề lao động nông thôn di cư ra thành thị và các khu công
nghiệp tìm kiếm việc làm là vấn đề có tính xã hội, phụ thuộc khá lớn vào quá
trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Và không thể phủ nhận vai
trò tích cực của làn sóng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu

công nghiệp nhất là đối với các nước kinh tế chậm phát triển khi thu nhập và
điều kiện sống còn có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị.
Đã từ lâu, bán hàng rong được xem là một “nghề” kiếm sống của những
người lao động. Thực tế quan sát tại các thành phố,các khu du lịch chúng ta
có thể nhận thấy rằng số lượng người bán hàng rong là không nhỏ. Người bán
rong là những người từ nhiều vùng quê khác nhau tập trung làm nghề bán
hàng qua các phố để kiếm sống. Với số vốn ít ỏi, họ thường bán những mặt
hàng như hàng ăn, sách báo, rau quả Hàng ngày, những người bán rong đi
khắp các ngõ, ngách, các tuyến phố ở trung tâm bán hàng để kiếm sống và
phụ giúp gia đình. Họ luôn phải đối mặt với các nguy cơ như ế hàng, cướp
giật, trộm cắp, tai nạn giao thông, bị bắt phạt… khiến cho tâm trạng của họ
không khỏi lo lắng. Đặc biệt từ khi có lệnh cấm bán hàng rong trên các tuyến
phố thì hoạt động bán hàng rong của họ gặp không ít những khó khăn, trở
ngại vì không còn được tự do đi bán trên các phố, nếu vi phạm mà công an
bắt được thì người bán rong sẽ phải chịu nộp phạt. Điều này khiến cho tâm
trạng của những người bán rong luôn bất an lo lắng.
1
Bán hàng rong là một hiện tượng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói riêng và những nước đang phát triển nói
chung. Đây cũng được xem là một nỗi lo ngại của công tác quản lý đô thị. Nó
nảy sinh trước tình trạng thiếu lao động giản đơn ở thành phố, dư thừa lao động
ở nông thôn. Đặc biệt là mức thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn.
Và vì vậy thành thị trở thành điểm hấp dẫn cho những lao động dư thừa ở nông
thôn, đặc biệt là những phụ nữ ở nông thôn, những người luôn sẵn tính chịu
thương, chịu khó, nhẫn nại. Mặt khác, quan hệ xã hội, khả năng thích ứng và hòa
nhập cũng là một vấn đề cần quan tâm. Tham gia vào quá trình buôn bán hàng
rong thường là những người phụ nữ, họ được xem là nhóm xã hội dễ bị tổn
thương trong xã hội đô thị. Công việc của họ đang góp phần sản xuất ra của cải
vật chất cho xã hội và cung cấp một số dụng cụ cho cư dân đô thị.
Hoạt động bán hàng rong trên những thành phố lớn như Hà Nội cũng là

một trong những chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn
Lâm,tỉnh Hưng Yên. Ta thường thấy từ xưa đến nay người nông dân thường
chịu thương, chịu khó cặm cụi với nghề trồng lúa để tạo ra hạt gạo nuôi sống
chính mình,tạo ra của cải cũng chính nhờ vào đồng ruộng là chủ yếu Nhưng
với những đổi thay của kinh tế, xã hội mà chỉ nhờ vào sức sản xuất trên đồng
ruộng của mình cũng không đáp ứng đủ mức chi tiêu cho cuộc sống hiện tại.
Vì muốn gia đình ấm no, hạnh phúc các con được sống cuộc sống sung
túc và được cắp sách đến trường mà người người nông dân ở đây phải tìm
thêm mức thu nhập khác cho gia đình cũng chính nhờ vào công cuộc đổi
hướng mưu sinh bằng nghề bán hàng rong trên Hà Nội để mong sao có mức
thu nhập cao hơn trên đồng ruộng. Thu nhập của người dân trong thị trấn
được cải thiện, người lao động dư thừa không có việc làm cũng giảm đi. Hoạt
động bán hàng rong thường kinh doanh mất rất ít vốn và thuận lợi là địa bàn
hoạt động cũng không cách nhà khá xa nên rất nhiều người dân trong thị trấn
đã quay sang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này.
2
Từ những phân tích trên, tôi chọn đề tài: “Vai trò của hoạt động bán
hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá vai trò và đóng góp của hoạt động bán hàng rong đối với sinh
kế của các hộ dân ở thị trấn Như Quỳnh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của hoạt động bán
hàng rong đối với sinh kế của hộ.
- Đánh giá thực trạng vai trò của hoạt động bán hàng rong đối với sinh
kế của hộ dân ở trị trấn Như Quỳnh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động bán hàng rong
của hộ.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sinh kế của hộ ở thị trấn Như
Quỳnh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về vấn đề bán hàng rong tại Hà Nội như thế nào?
- Thu nhập từ việc bán hàng rong tại Hà Nội có đáp ứng được nhu cầu
cuộc sống hàng ngày của hộ trong thị trấn hay không?
- Những khó khăn mà họ gặp phải khi bán hàng rong tại Hà Nội là gì?
- Vấn đề an ninh việc làm bán hàng rong hiện nay tại Hà Nội ra sao?
- Nghiên cứu vị trí, vai trò của người dân trong sản xuất kinh doanh ở
thị trấn và hoạt động bán hàng rong có ảnh hưởng gì đến tình hình kinh tế
trong thị trấn không?
- Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ dân trong
thị trấn?
- Ngoài hoạt động bán hàng rong đem lại thay đổi mức sống cho hộ dân
3
trong thị trấn còn có hoạt động nào khác thay thế cải thiện mức sống không?
- Những người tham gia vào hoạt động bán hàng rong có phải phụ nữ là
chủ yếu không? Họ có vai trò quan trọng gì trong gia đình và mức thu nhập
của họ có làm thay đổi mức sống cho gia đình không? Có được coi trọng
không, có tầm ảnh hưởng ra sao?
- Họ có đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế xã hội, cộng đồng, gia đình?
- Những giải pháp và vai trò cụ thể của hoạt động bán hàng rong trong
chiến lược sinh kế của hộ trong thị trấn có ảnh hưởng như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đóng góp của hoạt động bán hàng
rong đối với sinh kế của hộ trên chủ thể là những người bán hàng rong tại Hà
Nội và sinh sống ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi nội dung

- Một số khái niệm về hàng rong, bán hàng rong.
- Hoạt động bán hàng rong diễn ra ở đâu, thời gian, địa điểm cụ thể.
- Nêu khái quát chung về tình hình buôn bán hàng rong ở các đô thị và những
chính sách của nhà nước cho hoạt động buôn bán này.
- Điều tra một số mặt hàng kinh doanh của người bán hàng rong.
- Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động bán hàng rong và những ảnh
hưởng của nó đến môi trường xung quanh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động bán hàng rong trong chiến
lược sinh kế của các hộ dân ở thị trấn Như Quỳnh.
- Phân tích đánh giá hiệu quả trong mức thu nhập của các hộ dân khi tham
gia vào hoạt động bán hàng rong của thị trấn.
- Tìm hiểu đôi nét về thực trạng cuộc sống của phụ nữ nông thôn bán
hàng rong trên Hà Nội: họ là ai, quê quán, trình độ học vấn, tuổi, tình trạng
gia đình, số con
4
1.4.2.2 Phạm vi không gian
- Trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.
1.4.2.3 Phạm vi thời gian
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số, lao
động, độ tuổi.
- Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu: số liệu bao gồm những thông tin
cập nhật ở các tài liệu đã công bố qua các năm, tập trung chủ yếu từ năm 2008
đến năm 2014 và số liệu điều tra trực tiếp từ các cơ quan hỗ trợ và đối tượng
tiếp nhận hỗ trợ (thông qua phiếu điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn )
Thời gian thực hiện đề tài: Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2015
đến tháng 5 năm 2015
5
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
RONG TRONG CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA HỘ

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế
của hộ
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về sinh kế
Theo khái niệm của DFID: “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự
tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những
quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt
được các mục tiêu và ước nguyện của họ” (DFID, 2001).
Theo khái niệm trên, chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt
động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực có sẵn
của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao
động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.
Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho
phát triển nhằm đẩy mạnh tiến độ giảm nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu
rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên
nhân của đói nghèo, phác họa những mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau
của nghèo đói, giúp xác lập ưu tiên tốt hơn những hoạt động giảm nghèo.
2.1.1.2 Sinh kế bền vững và khung sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế bền vững lần đầu được đề cập trong báo cáo
Brundtland (1987) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED).
Một sinh kế được cho là bềnvững khi con người có thể đối phó và khắc phục
được những áp lực và cú sốc.Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng
và tài sản ở cả hiện tại và trongtương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
6
Hiện nay, sinh kế bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mục tiêu cao nhất của quá trình kinh tế ở
các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng
đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó vào trong mối quan hệ với phát triển

bền vững. Các nghiên cứu và phân tích về sinh kế hiện nay cơ bản được thực
hiện dựa trên nền tảng một khung phân tích hết sức khoa học và logic được
gọi là khung phân tích sinh kế bền vững.
Khung sinh kế bền vững (SLF) do DFID (2001) và một số tổ chức xây
dựng là một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế. Khung
sinh kế giúp tổ chức, nghiên cứu, xác định và thiết kế các hoạt động hỗ trợ.
Theo khung này các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào
những nguồn lực sinh kế sẵn có trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất
định ở địa phương. Sử dụng khung sinh kế để lên kế hoạch cho những hoạt
động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của
những hoạt động hiện tại. Khung sinh kế bền vững có dạng như Sơ đồ 2.1
Nguồn: DFID, (2001)
Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững
Tự nhiên
Tài chính
Xã hội
Vật chất
Con người
Bối cảnh
dễ tổn
thương
- Xu hướng
- Thời vụ
- Cú sốc,
chấn động
(trong tự
nhiên và
môi trường,
thị trường,
chính trị,

chiến
tranh…)
Chính sách,
tiến trình
- Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách công,
các động lực,
các qui tắc
- Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư nhân
- Các thiết chế
công dân, chính
trị và kinh tế (thị
trường, văn hoá)
Các chiến
lược SK
- Các tác nhân
xã hội (nam, nữ,
hộ gia đình,
cộng đồng …)
- Các cơ sở tài
nguyên thiên
nhiên
- Cơ sở thị
trường
- Đa dạng
- Sinhtồn hoặc

tính bền vững
Các kết quả SK
- Thu nhập nhiều hơn
- Cuộc sống đầy đủ
hơn
- Giảm khả năng tổn
thương
-ANLT, CBXH được
cải thiện
- Tăng tính bền vững
của tài nguyên thiên
nhiên
- Giá trị khôngsử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ
7
Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng
cường các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với
nhau như thế nào, SLF không phải là mô hình chính xác trong thực tế mà chỉ
đưa ra một cách tư duy về sinh kế và luôn được đặt trong trạng thái động,
không có điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho người
sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhân gây ra
nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng. Có thể đó là những cú sốc và các xu
hướng bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc thiếu
cơ bản các tài sản sinh kế.
Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con
người đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng kiếm sống cũng như để
đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Những mục tiêu và mong muốn
mà con người đạt được gọi là kết quả sinh kế. Đây là những thứ con người
muốn đạt được trong cuộc sống kể cả trước mắt cũng như lâu dài.

Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế
của con người và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Thành phần cơ bản
của khung sinh kế gồm: Bối cảnh dễ tổn thương; các nguồn lực sinh kế; chính
sách, thể chế; các chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế.
Bối cảnh dễ tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người.
Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu
hướng chủ yếu như xu hướng dân số, xu hướng kinh tế quốc gia, quốc tế, hay
cũng như bởi những cú sốc về con người, thiên tai. Chính điều này khiến
những sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm soát được. Như vậy,
những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương rất quan trọng vì chúng có
tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà
với chúng sẽ mở ra cơ hội để theo đuổi những chiến lược sinh kế có lợi.
Các nguồn lực hay tài sản sinh kế: Tiếp cận sinh kế cần tập trung
trước hết và đầu tiên với con người để có thể đạt được sự hiểu biết chính xác
8
và thực tế về sức mạnh của con người, cách họ cố gắng biến đổi chúng thành
kết quả sinh kế hữu ích.
Khung sinh kế xác định năm loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó con
người tạo ra những sinh kế. Năm tài sản sinh kế đó bao gồm nguồn vốn con
người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật thể, nguồn vốn
tài chính.
• Nguồn vốn con người
Nguồn con người là yếu tố giúp con người có khả năng theo đuổi
những chiến lược tìm kiếm thu nhập, mục tiêu kế sinh nhai của họ, bao gồm
kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe Ở mức độ gia đình
nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. Vì là
yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai nên đây là nguồn vốn quan trọng nhất, là
điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực còn lại.
• Nguồn vốn xã hội
Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội: sự hợp tác trong sản xuất, trong

các tổ chức, tập thể các mối quan hệ xã hội. Có tác động làm tăng cả uy tín và
khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với các thể chế chính trị,
kinh tế và cộng đồng. Vốn xã hội được phát triển thông qua mạng lưới và các
mối liên kết với nhau, tính thống nhất, đoàn kết của các tổ chức, các mối quan
hệ dựa trên sự tin tưởng và ảnh hưởng lẫn nhau.
• Nguồn vốn tự nhiên
Vốn tự nhiên cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống
của con người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên như đất đai,
nguồn nước, các nguồn năng lượng, các loại khoáng sản, rừng. Trong khung
sinh kế bền vững, mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên và các tồn tại có sự
gắn kết thực sự. Nhiều thảm hại tàn phá kế sinh nhai của người nghèo thường
xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên hay tính mùa ảnh hưởng lớn đến những
9
biến đổi trong năng suất và giá trị của nguồn vốn tự nhiên qua các năm.
• Nguồn vốn vật chất
Vốn vật chất gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ
cho sinh kế như giao thông, hệ thống thủy lợi, nhà ở, các phương tiện sản
xuất, đi lại, thông tin. Vốn vật chất có chi phí rất cao nên việc cung cấp một
dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời của con người và còn phải đủ
trong một thời gian dài.
• Vốn tài chính
Vốn tài chính thể hiện nguồn lực tài chính được con người sử dụng để
hướng tới mục tiêu sinh kế của họ, bao gồm hai nguồn chủ yếu là vốn sẵn có
và dòng tiền đều. Đây là yếu tố trung gian của sự trao đổi và cần phải được
thực hiện để đạt được một nền tảng sinh kế quan trọng. Do vậy, khi nghiêm
cứu về vốn tài chính, cần quan tâm đến khả năng tiếp cận nguồn lực này của
người dân và cách thức họ sử dụng chúng.
Chính sách và thể chế: Các chính sách và thể chế liên quan đến bối
cảnh và có những tác động mạnh lên mọi khía cạnh của sinh kế. Đó là các
chính sách, dịch vụ của nhà nước, các tổ chức dựa vào cộng đồng, các cơ

quan địa phương và khu vực tư nhân. Các chính sách và thể chế là thành
phần quan trọng trong khung sinh kế bởi chúng cho ta thấy những thể chế,
những chính sách và tổ chức định hình cho các loại hình tài sản sinh kế
của người dân, cách thức mà người dân tiếp cận và áp dụng để theo đuổi
mục đích của riêng mình.
Chiến lược sinh kế: là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ,
bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành
viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất của hộ (Seppala, 1996).
Để duy trì hộ, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau, theo
Seppala chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại:
Chiến lược tích lũy: là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng
10
và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích lũy giàu có.
Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động
tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động của cộng đồng và an
sinh xã hội.
Chiến lược tồn tại: là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo
thu nhập chỉ để tồn tại mà không tích lũy.
Kết quả sinh kế: Đó là những thứ mà con người muốn đạt được trong
cuộc sống cả trước mắt lẫn lâu dài. Kết quả sinh kế thể hiện trên chỉ số như
cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tổn thương
giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Như vậy, khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp chúng ta nâng
cao sự hiểu biết về đời sống, đặc biệt sự thay đổi sinh kế của họ khi có những
tác động, những cú sốc. Sự thay đổi sinh kế ở đây chính là sự thay đổi các
nguồn lực, khả năng mà con người có được và các quyết định nhằm để kiếm
sống cũng như để đạt được các mục tiêu và mong muốn của họ.
Trong nghiên cứu này, tôi dựa vào lý thuyết khung sinh kế bền vững
(SLF) để phân tích sự thay đổi khả năng tiếp cận các nguồn tạo sinh kế, tác

động của sự thay đổi này đến sinh kế của các hộ gia đình có người đi bán
hàng rong. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị để giảm thiểu những tác
động tiêu cực của bán hàng rong đến sinh kế các hộ gia đình ở nông thôn.
2.1.1.3 Khái niệm buôn bán hàng rong
Buôn bán hàng rong là một bộ phận của khu vực phi chính thức về bản
chất là một dạng hoạt động buôn bán để kiếm sống của một bộ phận người
dân nhằm đáp ứng những nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa giá rẻ tiện lợi và
tiết kiệm thời gian cho cư dân đô thị. Buôn bán hàng rong là khái niệm để chỉ
các hoạt động mua bán, kinh doanh của người dân có liên quan đến vỉa hè,
đường hẻm khu vực đông dân cư (không phải là tại các chợ, nơi được quy
11

×