Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đồ án tốt nghiệp vị trí vai trò của luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.02 KB, 28 trang )

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ
I/ KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1/ KHÁI NIỆM NGHỀ LUẬT SƯ
Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu về nghề luật sư, trên mỗi lĩnh vực khác nhau
luật sư dược hiểu, được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, song có thể khẳng
định rằng trong xã hội, luật sư là một nghề cao quý và càng được tôn vinh hơn nữa
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa mà nhà nước là của dân do dân và vì dân.
Là một nghề mà ngay từ khi mới ra đời – trước công nguyên, tại Hy Lạp và La
Mã nó được coi là nghề cao quý, những người hàng nghề luật sư hồi đó không gọi
với thuật ngữ luật sư như bay giờ mà họ được tôn thờ như những hiệp sĩ “không khí
giới”.Những hiệp sĩ này chỉ bằng ba tấc lưỡi cùng với sự hiểu biết pháp luật và xã hội
thay cho sức mạnh cơ bắp và thể lực đẻ đứng ra bênh vực cho những người thân cô,
thế cô, nghèo hèn, phụ nữ và trẻ em bị các thế lực đương thời áp bức. Các hiệp sĩ này
dần dần đông lên và tập hợp lại tại thành Roman -Ý thành một đoàn thể có quyền
biện hộ trước hoàng đế vào khoảng thế kỷ thứ IV sau Công nguyên. Đến thế kỷ thứ
VIII thì xuất hiện danh xưng luật sư do nhà vua công nhận cho 17 vị luật sư đầu tiên
có quyền biện hộ trước toà án
Chế độ phong kiến xuất hiện và phần lớn các quốc gia phong kiến đều chịu ảnh
hưởng của một số tôn giáo khác nhau. Một số quốc gia tôn giáo đã trở thành quốc
giáo, do vậy các mục đích chính trị luôn bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng tôn giáo, kể
Trang 1
cả nghề luật sư được coi là một nghề cao quý nhưng vào thời điểm này cũng bị áp lực
của chế độ kiến và quyền lực tôn giáo khống chế, đã làm lệch lạc tư tưởng và giảm
sút niềm tin trong dân chúng.
Tư bản chủ nghĩa với bản chất bóc lột mà quyền lực chính trị nằm trong tay một
số ít những nhà tư bản đã xuất hiện sau khi nhà nước phong kiến sụp đổ. Dưới chế độ
người bóc lột người thì quyền con người nhân thân và tài sản thường bị giai cấp bóc
lột xâm phạm. Từ đó nghề luật sư dần dần được khôi phục trước tiên để bảo vệ quyền


và lợi ích hợp pháp của giai cấp tư sản, sau là góp phần bảo vệ chế độ. Nghề luật sư
chính thức trở thành một nghề kiếm tiền, phục vụ khách hàng.
Nghề biện hộ ngày càng phát triển và trở thành nghề tự do được các văn bản
pháp luật của nhà nước quy định. Lịch sử nghề biện hộ ở mỗi nước gắn liền với chế
độ chính trị nước đó và phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chủ chương xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Với nền kinh tế thị trường thì
luật sư là một nghề không thể thiếu trong xã hội. Sự cần thiết của nghề luật sư trước
hết để đảm bảo thực hiện một trong các quyền hiến định của công dân. Quyền được
bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Hiến pháp 1946 của nước Việt
nam dân chủ cộng hoà non trẻ long trọng tuyên bố: “Người bị cáo có quyền tự bào
chữa lấy hoặc mời luật sư” (Điều 67). Đến Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm
1980, quyền đó được khẳng định theo hướng vùa là quyền của công dân vừa là trchs
nhiệm của nhà nước đảm bảo thực hiện “quyền bào chữa của người bị cáo được đảm
bảo” (Điều 101 Hiến pháp năm 1959 và Điều 133 Hiến pháp năm 1980).
Đến Hiến pháp năm 1992, một lần nữa nhắc lại quy định của Hiến pháp năm
1980 về quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Nhưng chế định luật sư tư bản Hiến pháp
này quy định cụ thể hơn. Điều 132 Hiến pháp năm 1992 quy định “Quyền bào chữa
của bị can, bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác
Trang 2
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa”.
Luật sư là một nghề trong xã hội, hoạt động của luật sư là trợ giúp pháp lý trong
các lĩnh vực đại diện, bào chữa trước toà; tư vấn pháp luật phổ biến, giáo dục và góp
phần hoàn thiện pháp luật.
Theo quy định tại Điều 2 Luật luật sư năm 2006 thì Luật sư là người có đủ tiêu
chuẩn điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý
theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng ).
Mọi quốc gia trên thế giới đều tồn tại nghề Luật sư, tuy nhiên, tuỳ vào chế độ

chính trị, điều kiện kinh tế, văn hoá và phong tục tập quán khác nhau mà nghề Luật
sư xuất hiện với các đặc thù khác nhau. Trên đây là một số nét sơ lược sự ra đời và
phát triển nghề luật sư ở ba quốc gia lớn trên thế giới, qua đó cho thấy sự khác biệt
của chế định Luật sư giữa các quốc gia với nhau.
Xã hội ngày một phát triển tiến bộ hơn, lịch sử ở các nước cho thấy chế định
Luật sư đã ra đời từ rất lâu. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
tin cũng như sự phát triển của kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho các quốc gia thiết
lập các mối quan hệ quốc tế với nhau, liên kết với nhau tạo nên các tổ chức quốc tế
như khối thịnh vượng chung Châu Âu EU, tổ chức thương mại toàn cầu WTO, khối
tự do mậu dịch ASIAN … Nghề Luật sư không còn là một nghề trong phạm vi ranh
giới quốc gia nữa, mà theo dó cũng phát triển để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới,
đáp ứng nhu cầu của xã hội mới. Cho nên, trên thế giới dần hình thành những tiêu chí
chung cho nghề Luật sư của các nước.
II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM
So với một số quốc gia trên Thế giới như đã trình bày ở trên cụ thể là Anh, Mỹ,
Pháp và một số nước khác như Đức, Tây Ban Nha thì Việt Nam là một nước có lịch
sử nghề Luật sư còn rất non trẻ, tính đến nay nghề Luật sư tại Việt Nam chỉ tồn tại
được khoảng 130 năm. Như vậy, so sánh với một số quốc gia trên Thế giới nghề Luật
Trang 3
sư ở Việt Nam còn rất mới. Do đó không thể tránh được những điểm hạn chế trong
pháp luật cũng như kinh nghiệm trong thực tế của các Luật sư trong qua trình hành
nghề.
1. Giai Đoạn Trước Năm 1945
Đối với pháp luật Phong kiến Nhà nước Phong kiến trung ương tập quyền đã xây
dựng cho mình một hệ thống pháp luật độc quyền. Pháp luật cho phép ít người có
quyền năng trong tay để thống trị giai cấp nông dân, áp bức bóc lột giai cấp nông
dân, áp đặt địa vị của người nông dân phải phụ thuộc vào giai cấp thống trị.
Với một Nhà nước và hệ thống pháp luật như vậy thì người nông dân chiếm đa
số trong xã hội phải phụ thuộc một cách chặt chẽ vào giai cấp địa chủ mà đứng đầu
vẫn là nhà Vua. Thêm vào đó Nhà nước Phong kiến với cơ cấu hành chính theo hệ

thống nhất nguyên, ngoài quyền lực của Hoàng Đế ra, không có cơ cấu lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Cho nên xã hội Phong kiến là một xã hội hoàn toàn không có
nền dân chủ. Vì thế đất nước Việt Nam qua các triều đại Phong kiến nghề Luật sư
không tồn tại, bởi vì giai cấp thống trị cho rằng nghề Luật sư là những kẻ chọc bánh
xe, xui khiến kiện cáo, xui khiến dục biện, sẽ làm đảo lộn trật tự xã hội mà trật tự ấy
do giai cấp thống trị bằng chư quan của mình. Chính vì vậy từ năm 1930 trở về trước
người Pháp chiếm độc quyền nghề Luật sư.
Cách mạng tháng tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy tư pháp
được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ngày 10/10/1945 về tổ chức các đoàn thể
Luật sư.
Sắc lệnh ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức Luật sư cũ với một số điểm sửa đổi
cho thích hợp với tình hình mới.
Tiếp đến Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 do Sắc lệnh số 44/SL sửa đổi mở rộng
tổ chức bào chữa, cho phép công dân không phải Luật sư có thể bào chữa cho đương
sự trước toà xét xử các việc hộ và thương mại, cho bị cáo trước toà xét xử về hình.
Trang 4
Để cụ thể hoá Sắc lệnh 69/SL, Bộ tư pháp đã ban hành nghị định số 1/NĐ- VY ngày
12/1/1950 ấn định điều kiện để làm bào chữa viên và phụ cấp của bào chữa viên.
Sau khi bộ Tư pháp không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp do Toà án tối
cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Năm 1963, Văn phòng luật sư thí
điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sư Hà Nội với các nhiệm vụ được quy
định như sau:
+ Bào chữa cho bị cáo trong những vụ án hình sự và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho đôi bên đương sự trong các vụ án dân sự trước toà;
+ Giải đáp pháp luật cho nhân dân và cán bộ;
+ Làm giúp cho đương sự đơn từ và các văn kiện pháp luật như: hợp đồng, khế
ước …
+ Góp phần tuyên truyền pháp luật thông qua xét xử tại phiên toà.
2. Pháp Lệnh Tổ Chức Luật Sư Năm 1987

Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980 dều thể hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo. Song Điều 113 Hiến pháp năm 1980 còn quy định: “tổ chức
Luật
sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo và cácc đương sự khác về mặt pháp lý”. Đó
là cơ sỡ pháp lý cho việc xây dựng văn bản pháp luật về tổ chức Luật sư ở Việt Nam.
Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư.
Pháp lệnh cụ thể hoá quy định của Hiến pháp về chế định Luật sư, tạo cơ sỡ cho việc
hình thành và phát triển đội ngũ Luật sư ở Việt Nam. Có thể nói từ khi thành lập
nước đến nay, đây là văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy định về tổ chức và
hoạt động Luật sư. Pháp lệnh chứa đựng những quy định cơ bản liên quan đến tổ
chức và hoạt động của Luật sư, phù hợp với điều kiện của nước ta lúc bấy giờ.
Hoạt động tích cực của đội ngũ Luât sư bằng các biện pháp được pháp luật quy
định đã giúp Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác làm rõ sự thật khách quan,
đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền,
Trang 5
lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo và các đương sự khác, đòng thời cũng bảo vệ
và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Qua đó, các Luật sư cũng nâng cao uy tín
nghề nghiệp của mình mà biểu hiện cụ thể là ngày càng có nhiều vụ việc Luật sư
tham gia do công dân, tổ chức trực tiếp mời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
họ. Các Đoàn luật sư đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng giúp đỡ
pháp lý cho công dân, tổ chức, bảo đảm cử luật sư tham gia vụ án theo yêu cầu của
cơ quan tiến hành tố tụng, giúp đỡ miễn phí hoặc giảm phí cho người nghèo, đối
tượng chính sách.
Hình thức tư vấn pháp luật cho công dân và tổ chức đã được nay mạnh ở một số
Đoàn luật sư, có đoàn đã tổ chức thực hiện tốt hình thức giúp đỡ pháp lý quan trọng
này. Trong cơ chế thị trường, để kinh doanh có hiệu quả, đúng phấp luật các cá nhân,
tổ chức kinh tế rất cần sự giúp đỡ của Luật sư, rất cần đến dịch vụ tư vấn pháp luật. Ơ
các Đoàn luật sư đã có Luật sư giỏi chuyên thực hiện các hoạt động tư vấn trong lĩnh
vực kinh doanh.
3. Pháp Lệnh Luật Sư Năm 2001

Nếu như Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 có vai trò rất quan trọng tạo cơ sở
pháp lý cho việc hình thành đội ngũ Luật sư ở nước ta thì Pháp lệnh luật sư đã được
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25-7-2001 là bước tiến quan trọng trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế Luật sư ở nước ta, đưa chế định Luật sư của
nước ta xích gần với thông lệ Quốc tế. Pháp lệnh luật sư không chỉ nâng cao vị thế
Luật sư trong xã hội mà còn đưa Luật sư của nước ta lên ngang tầm với Luật sư của
các nước trên thế giới và trong khu vực.
Pháp lệnh luật sư năm 2001 bao gồm: lời nói đầu, 8 chương, 45 điều so với Pháp
lệnh luật sư năm 1987 có 6 chương 25 điều.
Pháp lệnh luật sư quy định về tổ chức Luật sư và hành nghề Luật sư bao gồm:
điều kiện hành nghề Luật sư, hình thức tổ chức hành nghề Luật sư, thù lao Luật sư,
quản lý hành nghề Luật sư, khen thưởng, xử lý vi phạm giải quyết khiếu nại, tố cáo
về tổ chức Luật sư và hành nghề Luật sư. Với nội dung như vậy, Pháp lệnh có tên gọi
Trang 6
là Pháp lệnh Luật sư, bỏ đi hai từ “tổ chức” so với Pháp lệnh cũ. Đây là Pháp lệnh
mới thay thế cho Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và đã thể hiện trong Điều 44
của Pháp lệnh luật sư.
4. Luật Luật Sư Năm 2006
Từ khi ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987, Pháp lệnh luật sư năm
2001 cho đén khi Luật luật sư năm 2006 ra đời, các Văn phòng luật sư đã thực sự có
những đóng góp to lớn cho hoạt động xét xử của Toà án các cấp. Hiện nay, nghành
Toà án nhân dân chưa có các số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ tham gia của Luật
sư trong các vụ án hình sự và phi hình sự. Tuy nhiên, theo thống kê trong 2 năm
(2001 và 2002), ở Toà án nhân dân thành phố Hò Chí Minh có đến 2.076/4.363 vụ án
hình sự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm có Luật sư tham gia ( chiếm tỷ lệ 47.58%). Tính
riêng 3 năm ( từ năm 2000 đến năm 2002), số lượng vụ án các loại do các Luật sư
thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh đảm nhận bào chữa theo yêu cầu của
đươc sự và theo chỉ định của Toà án lên tới 8.193 vụ. Điểm cần đặc biệt nhấn mạnh
là, vào những năm trước đây trong quan niệm của người dân và cả trong nghành Toà
án, việc Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo,

đương sự còn bị hạn chế rất nhiều mặt, nhiều trường hợp mang tính hình thức vì mọi
việc đã được quyết định trước khi xét xử, vai trò của Luật sư còn hết sức mờ nhạt.
Nhưng trong những năm gần đây, nhất là sau khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời,
hình ảnh của các Luật sư tham gia tố tụng trước Toà án, các cuộc tranh luận, đối đáp
gây cấn tại các phiên toà hình sự lớn đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Quan
niệm về bản chất của hoạt động Luật sư đang có chuyển biến tích cực cùng xã hội.
Vai trò của Luật sư trong thực tiễn xét xử được nhìn nhận khách quan, thiện cảm hơn.
Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ
Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư
pháp và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã tạo thêm lực đẩy lớn, khẳng
định vai trò Luật sư trong việc bảo vệ quyền con người.
Trang 7
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1/ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ
Nhận thức về vị trí, vai trò trong đời sống xã hội và về thị trường dịch vụ pháp
lý hiện ngày càng phát triển trong bản thân bạn và trong mỗi người cũng là điều rất
quan trọng. Xét về một phương diện nào đó, Luật sư là chủ thể thực hiện pháp luật
thông qua các thiết chế và khuôn khổ pháp lý, lý do nhà nước quy định và tổ chức,
được tiến hành các biện pháp pháp lý, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi cung cấp
dịch vụ pháp lý cho khách hàng, bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật . Trong
điều kiện nước ta hiện nay, sự tham gia của luật sư trong hoạt động xét xử tại toà án
không chỉ thể hiện sự bảo đảm dân chủ của tiến trình tố tụng, mà còn là cơ sở cho
việc thực hiện quyền trong hoạt động tư pháp. Có thể nói, sự tham gia của đội ngũ
Luật sư Việt Nam trong những năm qua đã có sự ảnh hưởng to lớn đến kết quả hoạt
động của Toà án, đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về luật sư hiện nay.
Với tư cách là chủ thể thực hiện pháp luật , bạn cần hiểu rõ Luật sư đóng vai trò
quan trọng trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật , thông qua các bình diện
sau :

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
Luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội, là cầu nối chuyển tải pháp luật
vào đời sống tạo thế ổn định và minh bạch trong sự phát triển xã hội. Bộ máy Nhà
nước có được sự trợ giúp pháp lý để vân hành tố tụng tư pháp với sự đối trọng cần
thiết và người dân có được chỗ dựa về mặt pháp lý bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp.
Theo phạm vi hành nghề, Luật sư có vai trò trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho bị can, bị cáo, các đương sự ; có nhiệm vụ trong hoạt động tư vấn pháp
Trang 8
luật và các dịch vụ pháp lý khác; có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng
cao ý thức pháp luật của nhân dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Luật sư có vai trò phản ánh các chuẩn mực, các giá trị xã hội, niềm tin vào
những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị con người.
Luật sư có vai trò trong việc bảo vệ thiết chế xã hội chủ nghĩa.
II/ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Qua hơn 10 năm thi hành pháp lệnh luật sư 1987 và Bộ luật tố tụng hình sự, vị
trí và vai trò của luật sư đã được xã hội công nhận và tôn trọng, cũng như hoạt động
của Đoàn luật sư cũng phần nào đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý trong nhân dân,
đặc biệt là trong tố tụng hình sự. Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 và Bộ luật TTHS
1988 đã xác định rõ vị trí và vai trò của luật sư trong TTHS, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm trong các quy định của pháp luật và Bộ luật TTHS không tránh khỏi những
nhược điểm trong pháp luật cũng như những bất cập khi áp dụng trên thực tế trong
điều kiện nền kinh tế mở cửa cùng với những thay đổi trong xã hội . Trong bối cảnh
nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới đã làm cho những quy
định của pháp luật trong đó bao gồm pháp lệnh tổ chức luật sư và bộ luật TTHS trở
nên không còn phù hợp với yêu cầu của xã hội. Điều đó gây hạn chế cho hoạt động
của luật sư nói chung và hoạt động của luật sư trong lĩnh vực TTHS nói riêng, làm
ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của luật sư đồng thời làm rào cản đối với luật sư trong
hoạt động nghề nghiệp của mình.

Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời chấm dứt hiệu lực của pháp lệnh tổ chức luật sư
1987 đã đáp ứng phần nào yêu cầu của xã hội, đánh dấu một bước quan trọng trong
sự phát triển nghề luật sư ở Việt Nam đồng thời tạo điều kiện cho quá trình hội nhập
về nghề luật sư trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự ra đời của pháp lệnh luật sư 2001, Bộ luật TTHS cũng có một số
sửa đổi, bổ sung đáng kể. Tại điều 36 Bộ luật TTHS quy định về quyền và nghĩa vụ
của luật sư đã được sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000 theo hướng mở rộng hơn quyền
Trang 9
của luật sư trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế, xã hội
thay đổi, việc quy định quyền và nghĩa vụ của luật sư như vậy vẫn còn một số bất cập
trong khi áp dụng trên thực tế, chưa phù hợp với pháp lệnh luật sư mới, làm hạn chế
rất nhiều đến vai trò của người luật sư trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Qua
phân tích nội dung những vấn đề có liên quan đến hoạt động của luật sư trong quá
trình tố tụng có thể thấy những bất cập trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng hình
sự.
1/ LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
1.1. Về Việc Tham Gia Của Luật Sư Trong Khi Khởi Tố Bị Can
BLTTHS quy định Luật sư cĩ
Điều 36 Bộ luật TTHS quy định :
“ Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp phải
giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia từ khi kết thúc điều tra”.
Như vậy, theo Điều 36 Bộ luật TTHS, khi một người bị cơ quan điều tra khởi tố,
tức là khi người đó chính thức bị cơ quan điều tra buộc tội thì có quyền mời luật sư
bào chữa cho mình, trừ một số trường hợp phải giữ bí mật điều tra. Quy định như vậy
còn một số những bất cập sau:
Thứ nhất: Trong tố tụng hình sự, việc khởi tố bị can diễn ra sau khi khởi tố vụ
án. Theo điều 38 Bộ luật TTHS, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án hình
sự khi xác định đã có dấu hiệu của tội phạm và việc buộc tội chỉ có thể được tiến
hành với mọi người cụ thể khi có căn cứ cho rằng họ đã thực hiện hành vi phạm tội.

Như vậy, trước khi khởi tố bị can, người đó đã bị tình nghi là phạm tội và có thể bị cơ
quan điều tra bắt giữ. Nhưng phải đến khi khởi tố bị can hay khi người này chính
thức bị buộc tội thì mới có quyền mời luật sư bào chữa cho mình. Pháp luật tố tụng
có một số nước ( như nước Mỹ) cho phép luật sư tham gia tố tụng từ khi người bị tình
nghi phạm tội bị bắt giữ, nghĩa là trước khi khởi tố bị can. Những người bị tình nghi
là phạm tội và bắt giữ cho đến trước khi khởi tố bị can, trong thời gian này họ đã bị
Trang 10
hạn chế một số quyền công dân, cụ thể là quyền tự do đi lại. Vậy tại sao pháp luật
không cho phép họ có quyền mời luật sư được bào chữa cho mình ngay từ thời điểm
này? Nếu luật sư được tham gia tố tụng từ thời điểm này, luật sư sẽ có thẩm quyền có
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định không, trong quá trình bắt giữ và tạm
giam có xảy ra những tiêu cực làm ảnh hưởng tới quyền của công dân hay không,
giám sát thời hạn tạm giữ, tạm giam có đúng với thời hạn do pháp luật quy định
không. Mặt khác được tham gia của luật sư tại thời điểm này góp phần giúp các cơ
quan tiến hành tố tụng hạn chế những sai sót trong quá trình bắt giữ và tạm giam bị
can.
Thứ hai: Luật quy định “… trong trường hợp phải giữ bí mật điều tra đối với tội
xâm phạm an ninh quốc gia … người bào chữa tham gia từ khi kết thúc điều tra”.
Đây là một quy định thiếu cơ sỡ pháp lý. Quyền tự do bào chữa, nhờ người khác
bào chữa của bị can, bị cáo được hiến pháp ghi nhận, là quyền hiến định của công
dân. Nếu theo quy định của điều luật trên, pháp luật đã hạn chế quyền tự bào chữa
hoặc nhờ người khác bào chữa mà Hiến pháp đã trao cho công dân. Việc giữ bí mật
điều tra trong quá trình điều tra là trách nhiệm của cơ quan điều tra, với những biện
pháp do pháp luật quy định, cơ quan điều tra có trách nhiệm tìm ra sự that của vụ án.
Trong quá trình điề tra, nếu có những tình tiết liên quan đến bí mật quốc gia, cơ quan
điều tra có trách nhiệm giữ bí mật chứ không vì việc giữ bí mật đó mà làm hạn chế
quyền của công dân. Mặt khác, người bị buộc tội là xâm phạm đến an ninh quốc gia
trước khi bản án xét xử của toà án có hiệu lực pháp luật, họ vẫn chưa phải là tội
phạm. Do đó, họ vẫn còn tư cách của một công dân, họ bình đẳng như những bị can,
bị cáo khác. Trong khi các bị can, bị cáo khác có quyền nhờ luật sư bào cữa thì họ

không thể. Hơn nữa những vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thường là những vụ án
mang tính chất nghiêm trọng và phức tạp, nếu không cho phép luật sư tham gia từ
đầu trong vụ án này thì gây rất nhiều khó khăn cho các luật sư trong việc thu thập
nhưngữ bằng chứng của vụ án, cũng như việc lập ra những phương án, kế hoạch để
bào chữa cho bị can, bị cáo. Như thế sẽ không thể bảo vệ một cách hữu hiệu cho thân
chủ của mình trước toà. Để đảm bảo quyền cá nhân và phát triển nguyên tắc dân chủ
Trang 11
trong công tác xét xử, nâng cao hơn vị trí, vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự
can phải giải quyết vấn đề cho phép luật sư tham gia tố tụng đối với tất cả các vụ án
trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng. Sẽ hữu hiệu hơn nếu luật quy định chặt chẽ
về
trách nhiệm của luật sư trong việc giữ những bí mật liên quan đến vấn đề an ninh
quốc gia mà khi tham gia quá trình điều tra luật sư biết được.
Pháp luật TTHS hiện hành quy định người bào chữa có quyền tham gia tố tụng
từ khi khởi tố bị can. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít luật sư được mời tham gia vụ án từ
thời điểm này, chỉ có một số vụ án lớn, có tính chất điển hình, các bị can có khả năng
kinh tế … luật sư mới được mời ngay từ khi bị can bị khởi tố. Có thể kể đến một số
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
- Trình độ iểu biết pháp luật của các bị can, bị cáo còn hạn chế. Không mấy ai
biết được người bào chữa có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Vì vậy, hầu
như họ không nhờ người bào chữa từ thời điểm này. Ví dụ anh Bùi Minh Hải tại
Đồng Nai: Anh cho biết mình hoàn toàn không biết có quyền đó, anh cứ nghĩ khi bị
khởi tố thì quyền sinh, quyền sát thuộc về cơ quan điều tra, còn luật sư anh tưởng cứ
phải ra toà mới giúp. Hay vụ án Tăng Văn Muộn bị toà án nhân dân huyện Mộ Đức –
Quảng Ngãi tuyên án phạt tù về tội bức tử. Sau khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân
dân tỉnh Quảng Ngải mở phiên toà giám đốc thẩm và tuyên anh vô tội, được hỏi tại
sao anh không kháng cáo sau khi xét xử sơ thẩm, anh đã trả lời: “ Suốt ngày đi đốn
củi đong gạo nuôi con, có biết gì về pháp luật đâu”.
- Người dân Việt Nam chưa có thói quen sống và làm việc theo phấp luật, cưa
có thói quen nhờ người bào chữa và chưa thấy rõ vai trò của người bào chữa trong

các vụ án hình sự. Ơ những nước có nền tư pháp tiên tiến, trong phần lớn các vụ án,bị
can, bị cáo luôn cần có luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình. Cau đầu tiên thường thấy
các bị can nói với cơ quan điều tra là: tôi sẽ không nói gì cho đến khi luật sư của toi
có mặt. Người dân Việt Nam trong một số vụ án cứ nghĩ rằng mình đã phạm tội, bằng
chứng rành rành rồi can gì đến luật sư cho tốn kém, có luật sư cũng không thay đổi
Trang 12
được gì. Thực tế không phải như vậy, trong rất nhiều vụ án có sự tham gia của luật sư
từ khi khởi tố bị can đã tránh được một số sai lầm của cơ quan điều tra cũng như bảo
vệ đựơc quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong giai đoạn này.
- Vì một lý do nào đó mà cơ quan tiến hành tố tụng không giải thích quyền và
nghĩa vụ của bị can khi khởi tố bị can, hoặc giải thích mà không rõ ràng, cụ thể làm
cho các bị can không hiểu, không biết mình có những quyền và nghĩa vụ gì trong tố
tụng, vì vậy trong đa số các vụ án bị can không mời luật sư bào chữa cho mình từ khi
khởi tố bị can.
- Thu nhập của người dân còn thấp, không phải ai cũng có khả năng thuê luật sư
trong các vụ việc mà họ vướng phải. Vì thế cũng hạn chế phần nào số lượng vụ án có
luật sư tham gia.
1.2. Thực Tiễn Về Sự Tham Gia Của Luật Sư Trong Quá Trình Điều Tra
Vụ An Hình Sự
Khoản 2 Điều 36 Bộ luật TTHS quy định: “ người bào chữa có quyền có mặt khi
hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những
hoạt động điều tra khác”. Trong nghị định 89/CP ngày 01/11/1998 của chính phủ
cũng quy định người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc
người bào chữa khác nhưng phải do cơ quan đang thụ lý án quyết định.
Pháp luật quy định như trên đã làm hạn chế quyền tham gia của luật sư trong quá
trình điều tra vụ án hình sự, cũng như làm hạn chế tính chất dân chủ trong hoạt đọng
tố tụng làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị can,bị cáo. Sở dĩ Bộ luật
TTHS quy định như vậy là muốn đảm bảo cho quá trình điều tra thu được kết quả
cao, luật cho phép các cơ quan điều tra được dùng các biện pháp nghiệp vụ để điều
tra tội phạm, phòng ngừa việc tiết lộ thông tin về kết quả điều tra ra ngoài qua việc

luật sư tiếp xúc với bị can, bị cáo nhằm hạn chế tình trạng luật sư tiết lộ thông tin cho
bị can, bị cáo tạo điều kiện cho bị can, bị cáo chuẩn bị sẵn kế hoạch đối phó với cơ
quan điều tra, che giấu tội phạm, tiêu huỷ chứng cứ, tẩu tán tài sản … Tuy nhiên, việc
dựa trên những lý luận này để đưa ra quy định như trên là không thuyết phục. Cơ
Trang 13
quan điều tra bằng biện pháp nghiệp vụ pháp luật cho phép để điều tra tìm ra sự thật
của vụ án, bảo vệ pháp luật. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp các biện pháp
nghiệp vụ mà cơ quan điều tra sử dụng là các biện pháp bức cung, dùng nhục hình và
một số biện pháp nghiệp vụ khác mà pháp luật TTHS không cho phép để lấy lời khai
của bị can, bị cáo và thu thập chứng cứ dẫn đến việc làm sai lệch hồ sơ vụ án, làm
cho kết quả xét xử không đúng người, đúng tội, xử oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm.
Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, vì vậy khi quyền lợi của công dân được đảm
bảo thì lợi ích nhà nước mới được đảm bảo, và ngược lại.
Trên thực tế, việc tham gia của luật sư trong cả quá trình điều tra gặp rất nhiều
khó khăn. Trong khi luật quy định luật sư có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra
viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác, việc
thực hiện quyền này của luật sư không phải dễ dàng. Luật quy định đây là quyền của
người bào chữa, nhưng lại bỏ ngõ không quy định trách nhiệm của điều tra viên phải
tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền này, vì thế được tham gia khi hỏi cung bị
can cũng như trong các hoạt động điều tra khác luật sư luôn phải phụ thuộc vào điều
tra viên. Thực tế cho thấy, cơ quan điều tra với trách nhiệm điều tra vụ án do đó họ
luôn muốn kết thúc điều tra một cách nhanh chóng, vì vậy trong quá trình điều tra họ
có thể sử dụng những biện pháp mà pháp luật không cho phép để điều tra. Trong
những trường hợp đó họ không muốn sự có mặt của luật sư. Luật cũng quy định
người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can. Đây là quyền của người bào
chữa mà không cần sự cho phép của điều tra viên. Tuy nhiên luật không quy định
trách nhiệm của điều tra viên phải thông báo chính xác thời gian, địa điểm hỏi cung
bị can. Vì thế, để được tham gia vào việc hỏi cung bị can thì luật sư rất vất vả và mất
thời gian. Điều tra viên lúc thì hẹn lúc này, lúc lại hẹn khi khác để thực hiện việc hỏi
cung bị can, còn luật sư cứ phải chạy theo điều tra viên, cho đến lúc luật sư cảm thấy

mỏi mệt không thể chạy theo nữa thì bỏ hẳn ý định tham gia hỏi cung bị can, và như
thế quyền tham gia của luật sư trong hoạt động này không được đảm bảo.
Quan điểm của một số điều tra viên cho rằng nếu luật sư tham gia từ giai đoạn
điều tra thì sẽ tạo ra những khó khăn trong việc phát hiện tội phạm, đảm bảo bí mật
Trang 14
điều tra, bảo quản chứng cứ … Theo báo cáo kết quả điều tra cơ bản về hoạt động
của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo quyền dân chủ của công dân và trật tự an
toàn xã hội do viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ tư pháp thực hiện thí điểm tại
Hà Nội năm 1999 có
42,86% số điều tra viên cho rằng sự tham gia vào giai đoạn điều tra là cần thiết còn
57,47% số điều tra viên cho rằng không cần thiết, trong đó có 86,67% cho rằng sự
tham gia của luật sư gây khó khăn cho quá ttrình điều tra; 13,33% cho rằng luật sư
không giúp ích được gì cho bị can. Theo kết quả điều tra như trên thì đa số điều tra
viên cho rằng sự tham gia của luật sư là không cần thiết. Thực tế này phản ánh tư
tưởng cũng như nhận thức chưa tién bộ của một số điều tra viên đó. Sự tham gia của
luật sư trong quá trình điều tra không phải là một bean đói lập với hoạt động điều tra
mà giúp mở rộng những nguyên tắc dân chủ trong tố tụng hình sự, nâng cao chất
lượng điều tra vụ án hình sự, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Cũng trong khoản 2 Điều 36 Bộ luật TTHS quy định luật sư có quyền đưa ra
chứng cứ của mình. Đây là quy định chưa rõ ràng, không thống nhất với những quy
định về chứng cứ trong Bộ luật TTHS. Thế nào là chứng cứ do luật sư thu thập?
Những chứng cứ luật sư thu thập có được xem là bằng chứng trước toà ? Tại Điều 48
Bộ luật TTHS quy định: “ Chứng cứ là những gì có that được thu thập theo trình tự
do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra , Toà án, Viện kiểm sát dùng làm chứng
cứ …”. Tại Điều 49 quy định: “ để thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi về nhũng vấn đề có
liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, khám xét …”. Theo quy định của hai điều
luật này, chứng cứ chỉ có thể được thu thập bởi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án. Như vậy, những bằng chứng do luật sư thu thập không được Bộ luật TTHS coi là
chứng cứ, vì luật sư không phải là cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ và

những bằng chứng thu thập được cũng không theo trình tự thu thập do luật TTHS quy
định. như thế, công cụ quan trọng nhất để luật sư có thể bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của thân chủ mình trước pháp luật là bằng chứng lại không được quy định
Trang 15
một cách rõ ràng dẫn đến tình trạng những bằng chứng mà luật sư thu thập được chỉ
có ý nghĩa tham khảo, gây khó khăn rất nhiều cho công tác bào chữa của luật sư.
Một vấn đề nữa gây khó khăn không ít cho hoạt động của luật sư là việc tiếp can
hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra. Luật quy định luật sư được đọc hồ sơ và ghi
chép những điều cần thiết sau khi kết thúc điều tra,nhưng luật không quy định trách
nhiệm của cơ quan điều tra phải thông báo cho luật sư biết việc đã kết thúc điều tra.
Vì vậy, hầu hết các cơ quan điều tra sau khi kết thúc điều tra không thông báo cho
luật sư biết việc đã kết thúc điều tra gây khó khăn cho luật sư trong việc đọc hồ sơ và
ghi chép những điều cần thiết. Hơn nữa, việc quy định luật sư chỉ được ghi chép
những điều cần thiết trong hồ sơ vụ án đã làm hạn chế sự đóng góp của luật sư trong
việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Đa số các toà án chỉ cho luật sư ghi chép hồ
sơ bằng tay chứ không được đưm hồ sơ đi photo, gây nhiều phiền toái cho luật sư. Có
nhiều vụ án không đơn giản, đọc qua hồ sơ một lần không phát hiện những tình tiết
mấu chốt mà phải đọc, nghiền ngẫm nhiều lần mới tìm ra được, có khi về nhà vào
những giờ phút nhập tâm nào đó mới đánh giá chính xác sự việc, chưa kể trong nhiều
trường hợp phải trực tiếp cầm bản chính thì mới cảm nhận đầy đủ, cũng có nhiều vụ
án hồ sơ rất nhiều như vụ án Minh Phụng – Eppyco luật sư không thể chép nỗi hồ sơ
bằng tay. Bên cạnh những hạn chế trong quy định của pháp luật, trong thực tế, quyền
này của luật sư cũng gặp khá nhiều khó khăn. Không hiểu vì một lý do nào đó mà các
cơ quan tiến hành tố tụng rất “ngại” đụng luật sư. Vì vậy, việc để các luật sư tiếp can
hồ sơ vụ án các cơ quan này không muốn, thường xảy ra tình trạng từ chối bằng
nhiều lý do hoặc miễn cưỡng cung cấp, cung cấp không đầy đủ gây phiền toái cho
luật sư trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án.
2/ LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ
Kết thúc giai đoạn điều tra, hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát mở ra sự bận rộn
của luật sư, luật sư có cơ hội tiếp xúc với những gì trước đây vốn thuộc về bí mật

điều tra nên luật sư đừng coi nhẹ giai đoạn truy tố này. Đã từng có một thời gian dài,
có một quan niệm không thành văn cho rằng giai đoạn quyết định truy tố thực chất là
sự lặp lại và chuyển hoá nội dung bản kết luật điều tra và luật sư hầu như không tham
Trang 16
gia vào giai đoạn này, nếu có chỉ là sự nới rộng quyền gặp mặt bị can trong trại tạm
giam hơn giai đoạn điều tra. Mặt khác, Bộ luật TTHS đã thiết lập cơ chế tham gia
ngay từ đầu của Viện kiểm sát với trách nhiệm kiểm tra việc giải quyết các đơn tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan điều tra. Với tư cách là cơ
quan tiến hành tố tụng, viện kiểm sát con có quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị
can, yêu cầu coq quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can… Nên sự can dự
của viện kiểm sát và Kiểm sát viên ngay từ khi vụ án được khởi tố, gắn chặt với trách
nhiệm của cơ quan điều tra và điều tra viên. Vì thế nhiều trường hợp, nhiều luật sư có
tâm lý phó mặc, ngại tiếp xúc, không tích cự trển khai các công việc thuộc phạm vi
nghề nghiệp trong giai đoạn quyết định truy tố, mà chủ yếu dừng lại ở việc nghiên
cứu hồ sơ, đề xuất việc bảo lãnh tại ngoại, cung cấp thêm một số tài liệu, chứng cứ do
mình thu thập được … Thật ra đây là rào cản vô hình mà đôi khi do chính các luật sư
tự tạo ra khi cho rằng Viện kiểm sát sẽ gây khó khăn.
Khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án hình sự, Kiểm
sát viên phải kiểm tra ngay các văn bản về thủ tục tố tụng, các biện pháp ngăn chặn
đã áp dụng báo cáoViện trưởng, Phó viện trưởng áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện
pháp ngăn chặn … Ở đây có một số vấn đề việc chuyển vụ án để thực hành quyền
công tố và Kiểm sát xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền đang nảy sinh nhiều vướng mắc,
bất cập trong thực tiễn.
Trong lịch sử nghề luật sư, đã có quan niệm cho rằng luật sư và công tố viên là
địch thủ trời sanh, danh giới của họ không thể lấp đầy. Vì thế chúng ta phải hình
thành quan niệm và xác định phạm vi mối quan hệ phối kết hợp bình đẳng và minh
bạch trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng sự that khách quan trong hoạt
động tố tụng hình sự giữa luật sư và Kiểm sát viên là hết sức cần thiết.
3/ LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ
Phiên toà xét xử là giai đoạn quan trọng và mang tính quyết định đối với một vụ

án hình sự. Để phiên toà xét xử diễn ra một cách khách quan và đạt được hiệu quả
cao, Bộ luật TTHS quy định một cách cụ thể về trình tự của phiên toà cũng như trình
Trang 17
tự xét hỏi, phát biểu khi tranh luận và đối đáp giữa phiên toà trong đó có sự tham gia
của Luật sư. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của Luật sư trong phiên toà xét xử chưa được
xem xét, đánh giá một cách đúng đắn, gây nhiều hạn chế cho Luật sư khiến Luật sư
không thể hiện hết vai trò và vị trí của mình trong việc bào chữa.
+ Về cách bố trí chỗ ngồi cho luật sư:
- Bố trí ở phía trước thấp hơn chỗ ngồi của Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên
các luật sư ngồi chung một hàng ghế độc lập với các bị cáo. Với vị trí ngồi như vậy
luật sư thây mình bị lép vế so với ông Kiểm sát viên. Không thể nói rằng vi trí ngồi
của luật sư trong phiên toà xét xử là không quan trọng, nó thể hiện hình thức của
phiên toà, mà hình thức thường thể hiện nội dung của sự việc. Sắp xếp chỗ ngồi của
luật sư như thế nào để đảm bảo cho các luật sư có điều kiện tốt nhất để thể hiện khả
năng của mình, sự tự ty của luật sư khi trình bày bài bào chữa, tranh luận trước toà
cũng như hình ảnh của luật sư trong con mắt mọi người khong bị lu mờ và xem
thường là vấn đề cần được xem xét. Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại phiên toà
Luật sư và Kiểm sát viên bình đẳng với nhau. Một bên là buộc tội còn một bên là bào
chữa bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Vì vậy vấn đề sắp xếp chỗ ngồi của Luật sư thấp
hơn chỗ ngồi của Kiểm sát viên làm mất đi tính cách bình đẳng, Luật sư cảm thấy vị
trí của mình thấp hơn vị trí của kiểm sát viên, do đó trong phần tranh luận Luật sư có
nghĩa vụ trình bày với Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên, chứ không phải tranh luận
trực tiếp, còn hạn chế rất nhiều kỹ năng hùng biện của luật sư trong phần tranh luận
dẫn đến công các bào chữa không cao.
Mặt khác việc sắp xếp chỗ ngồi của Luật sư như vậy vô tình đã làm hạn chế tính
dân chủ của phiên toà. Bị cáo cùng những người tham dự phiên toà sẽ nghĩ rằng
HĐXX cùng với Viện kiểm sát đứng về một phía, còn bị cáo và Luật sư đứng về một
phía. Không phân biệt đựơc vai trò của Kiểm sát viên là giữ quyền công tố còn
HĐXX mang tính chất như là trọng tài đứng giữa hai bên đưa ra phán quyết khách
quan, công bằng.

+ Về phần tranh luận, bài bào chữa của Luật sư trướng Toà.
Trang 18
Đây là hoạt động quan trọng nhất của Luật sư trong cả quá trình làm công tác
bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Trong việc này không
phải đơn giản đòi hỏi người Luật sư không những phải am hiểu đầy đủ những kiến
thức pháp luật liên quan đến những vấn đề, mà còn phải có những kinh nghiệm, kỹ
năng hành nghề khác: kỹ năng thể hiện, tài hùng biện, sự nhạy cảm và linh hoạt trong
mọi tình huống diễn biến vụ án phần tranh luận, trình bày trước Toà của Luật sư là
sản phẩm của trí tuệ, sản phẩm của tinh thần tích cực, lòng kiên trì, cùng với tâm tư
tình cảm của người Luật sư trong suốt quá trình tố tụng. Những chứng cứ, tình tiết
cùng với những lạp luận mà Luật sư đưa ra trước Toà góp phần cho việc xem xét
được khách quan nhanh chóng, công bằng, có tính quyết định đến Toà án.
Ơ một số nước có nền Tư pháp phát triển, tại phiên toà xét xử, Luật sư rất được
coi trọng, là trung tâm chú ý của mọi người. Số phận của bị cáo hoàn toàn phụ thuộc
vào tài năng của Luật sư. HĐXX thực hiện đúng chức năng của mình là lắng nghe và
xem xét một cách khách quan những lý lẽ và chứng cứ mà Luật sư đưa ra cũng như
những lý lẽ và chứng cứ do bên công tố đưa ra. Trên cơ sỡ đó đưa ra những phán
quyết công bằng. HĐXX có nghĩa vụ tôn trọng lắng nghe ý kiến của Luật sư, chỉ
được ngắt lời trong những trường hợp pháp luật cho phép.
Ơ nước ta, luật TTHS quy định cho Luật sư quyền phát biểu khi tranh luận tại
Điều 192. Theo quy định này, luật sư có đầy đủ các quyền mà pháp luật cho phép, thế
nhưng trong quá trình tranh luận, những ý kiến nào liên quan đến vụ án hoặc những ý
kiến nào không liên quan thì phải còn xem xét. Ơ đây, luật quy định chủ toạ phiên toà
có quyền cắt những kiến nghị không liên quan đến vụ án và như vậy việc xem xét ý
kiến có liên quan đến vụ án hay không chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của chủ toạ phiên
toà, nếu chủ toạ thấy ý kiến không cần thiết hoặc đã đề cập rồi, hay Luật sư đã nói
nhiều mất thời gian thì cắt ngang không cho nói tiếp. Hoặc ngược lại, Chủ toạ không
cắt ý kiến của Luật sư nhưng “ không thèm nghe” mặc kệ cho Luật sư, HĐXX coi
như đã biết không quan tâm đến ý kiến của Luật sư. Cho nên tình trạng Luật sư “kêu”
mình không được tôn trọng trước toà, vị trí chỗ ngồi thấp hơn, thẩm vấn thì bị cắt,

bào chữa thì không được lắng nghe, ý kiến không được ghi nhận trong bản án.
Trang 19
Đây là một thực tế tiêu cực do những nguyên nhân chủ quan không là ít trong
các Toàn án nhân dân, thể hiện thái độ coi thường Luật sư, coi hoạt động của Luật sư
trong tố tụng là một chế định hình thức gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.
Thực tế xét xử có sự tham gia của Luật sư cho thấy sự tham gia tố tụng của Luật
sư đã thực sự mang lại hiệu quả cho bị can, bị cáo chứ không hề mang tính hình thức
như mọi người thường nghĩ.
Theo báo cáo của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước năm 2006 về tình hình Luật sư
tham gia các vụ án hình sự:
Án nhờ: có 1.125 vụ.
An chỉ định : có 510 vụ. Trong đó
-Luật sư tham gia ở giai đoạn điề tra: có 85 vụ.
- Luật sư tham gia ở giai đoạn truy tố: có 46 vụ.
- Luật sư tham gia ở giai đoạn xét xử: có 379 vụ.
Như vậy hoạt động của người bào chữa nói chung và của Luật sư nói riêng đã
góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, thể hiện dân
chủ đồng thời bảo vệ tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa.

Kết Luận
So với những năm trước đây, quyền bào chữa của bị can, bị cáo ngày càng được
thực hiện có hiệu quả hơn, cũng như vị trí, vai trò của Luật sư trong TTHS ngày được
khẳng định và có vị trí cao hơn. các cơ quan tiến hành tố tụng đã tôn trọng và tạo điều
kiện để Luật sư và các bị can, bị cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố
tụng. Khong ít Luật sư đã làm việc bằng cả lương tâm và trách nhiệm, tài năng của
mình, có phong cách bào chữa đầy cá tính, những lập luận chặt chẽ và sắc sảo, đưa ra
những chứng cứ bảo vệ bị can, bị cáo, có tính thuyết phục giúp HĐXX đánh giá và
kết luận chính xác về bảo đảm công bằng, dân chủ trước toà.
Mặc dù đã đạt được những kết qủa nhất định trong việc thực hiện quyền bào
chữa của bị can, bị cáo, nhưng nhìn chung số lượng và chất lượng bào chữa vẫn còn

Trang 20
nhiều bất cập. Những chứng cứ do người bào chữa đưa ra đôi khi không được cơ
quan tiến hành tố tụng chấp nhận, người bào chữa chưa thực sự tham gia từ giai đoạn
điều tra, thời gian dành cho việc tranh luận tại phiên toà quá ít, ảnh hưởng không nhỏ
đến việc xác định sự thật khách quan và quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
CHƯƠNG III
NHỮNG VƯỚNG MẮC CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ
TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
I/ NHỮNG VƯỚNG MẮC
Qua thời gian thực tập tại Văn phòng luật sư Vinh & Tình thuộc Đoàn luật sư
tỉnh Bình Phước mặc dù thời gian rất ngắn nhưng cũng đủ để tôi trao đổi với các Luật
sư trong Văn phòng luật sư Vinh & Tình và các Luật sư trong Đoàn luật sư tỉnh Bình
Phước cùng tham khảo Báo cáo tổng kết hoạt động Đoàn luật sư năm 2006 và
phương hướng hoạt động năm 2007 từ đó có những nhận xét, đánh giá như sau:
Nhìn chung hoạt động nghề nghiệp của luật sư và công tác của Đoàn luật sư
trong năm 2006 đã có bước phát triển mới. Chất lượng hoạt động nghề nghiệp cao
hơn, thuận lợi hơn, uy tín của các luật sư thành viên Đoàn luật sư Bình Phước được
“thăng hoa” hơn. Số lượng thành viên và số lượng tổ chức hành nghề thuộc Đoàn
được phát triển đều, ngày càng được củng cố và nâng cao hơn về kỹ năng nghề
nghiệp.
Việc chấp hành Điều lệ Đoàn và các Quy Chế, Quy định của Đoàn thể đề ra đều
được nghiêm túc, kịp thời.
Truyền thống đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đồng nghiệp của
các luật sư thành viên trong Đoàn đã được duy trì và ngày càng phát triển.
Ban chủ nhiệm, Hội đòng khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn cũng như luật sư
thành viên, bên cạnh hoạt động nghề nghiệp, đã luôn luôn bám sát các mục tiêu và
Trang 21
nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Phước để phục vụ tốt,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, đựơc lãnh đạo tỉnh Bình Phước tin tưởng.
Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề còn tồn tại mà Đoàn cần phải nghiêm túc

xem xét để ngày càng hoàn thiện hơn công tác quản lý và nâng cao chất lượng nghề
nghiệp của Luật sư.
1)- Luật sư còn thụ động chưa thường xuyên rèn luyện kỹ năng hành nghề
Tính thụ động của luật sư thể hiện rõ nhất là không thường xuyên học tập, rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp nên không thể đáp ứng được một số nhu cầu phát sinh của
thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý hiện nay.
2)- Sự mất cân đối của Luật sư chuyên hoạt động tranh tụng và tư vấn
pháp luật cho doanh nghiệp; giữa lĩnh vực hình sự và dân sự, kinh tế…
Sự mất cân đối giữa Luật sư chuyên hoạt động tranh tụng và tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay là một vấn đề cần được Ban chủ nhiệm quan
tâm, hướng tới cho thành viên Đoàn khắc phục, vì nhu cầu tư vấn pháp luật cho các
doanh nghiệp ngày càng lớn mà lực lượng luật sư chuyên cho lĩnh vực này hiện nay
của Đoàn còn quá mỏng. Song song đó, còn có sự mất cân đối giữa các Luật sư
chuyên về hình sự và chuyên về dân sự, kinh tế cũng là vấn đề cần xem xét để đảm
bảo khả năng cung ứng dịch vụ pháp lý một cách đồng bộ.
3)- Chưa đầu tư đúng mức cho việc tích luỹ cơ sở dữ liệu pháp luật phục
vụ nghề nghiệp
Sự đầu tư cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ cho hoạt động tranh tụng và tư vấn
của các tổ chức hành nghề trong Đoàn còn quá ít, hầu như chưa được quan tâm nên
không đảm bảo sự đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật cho hoạt động hành nghề.
Khiếm khuyết này một mặt do kinh phí và nhân lực của Đoàn chưa đủ sức, mặt khác
do các tổ chức hành nghề chưa quan tâm.
4)- Còn yếu và hạn chế về ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp
Trang 22
Ngoài một số luật sư có khả năng tốt về ngoại ngữ đang đi du học ở nước ngoài
(Võ Hà Duyên, Trần Thị Bảo Nga, Lê Thụy Phuong Thảo …) còn lại đại đa số còn
yếu về ngoại ngữ nên khả năng làm việc trực tiếp với khách hàng là người nước
ngoài trong tương lai sẽ còn rất hạn chế. Đây là một trong những vấn đề mà Đoàn cần
xem xét có hướng tăng cường nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của Luật sư trong
quá trình hội nhập hiện nay.

5)- Lực lượng chưa đủ để xoá trắng địa bàn các huyện còn thiếu tổ chức
hành nghề
Tổng số Luật sư trong Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước là 59 Luật sư với 16 tổ
chức hành nghề Luật sư phân bổ nhưng không đều, vẫn còn nhiều địa bàn thiếu tổ
chức hành nghề Luật sư. Đó là các huyện Chơn Thành, Bù Đốp, Lộc Ninh, Bình
Long nên trong thời gian tới Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước cần tìm nguồn quy hoạch
nhân sự tại các địa bàn trên để đưa đi đào tạo nghề luật sư hoặc kết nạp vào Đoàn để
có được tổ chức hành nghề ở các địa bàn này.
6)- Việc chấp hành Nội quy và Điều lệ Đoàn
Một số tổ chức hành nghề thực hiện đầy đủ thủ tục hành nghề theo quy định của
pháp luật hành nghề luật sư như: thành lập ra mà không hoạt động hoặc hoạt động
cầm chừng; khai báo và nộp thuế không đầy đủ, không báo cáo hoạt động định kỳ về
cho Đoàn, báo cáo về cho Sở Tư pháp không thường xuyên; quản lý, hướng dẫn
người tập sự hành nghề luật sư chưa đạt hiệu quả.
Một số luật sư thực hiện án chỉ định chưa nghiêm túc, chưa đúng theo “Quy
trình thực hiện án chỉ định” như: chậm nghiên cứu hồ sơ, chậm làm thủ tục bào chữa
tại các cơ quan tố tụng có trưng cầu hoặc không tham gia vào đúng lịch bào chữa, xét
xử … để các cơ quan tố tụng phải nhắc, hỏi về Ban chủ nhiệm nhiều lần.
7)- Ban chủ nhiệm Đoàn chưa tổ chức được thường xuyên các ho i nghị
chuyên đề triển khai các văn bản pháp luật mới; hội nghị trao đổi kinh nghiệm nghề
nghiệp, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng hành nghề cho Luật sư thành viên;
Trang 23
8)- Công tác thi đua – khen thưởng của Đoàn chưa được triển khai sâu
rộng và thường xuyên để khuyến khích, động viên các thành viên phấn đấu nâng cao
trình độ nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quyền và nghĩa vụ thành viên.
Kịp thời khen thưởng và phổ biến các cá nhân tiên tiến và các tổ chức hành nghề điển
hình cho toàn Đoàn học tập.
II/ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
1.Xây dựng các chuẩn mực cho tổ chức hành nghề luật sư :
Mỗi tổ chức hành nghề Luật sư có thể xây dựng riêng một số chuẩn mực và quy

chế hoạt động (nội quy), nhưng để thấm nhuần các chuẩn mực đó vào thực tiễn hoạt
động nghề nghiệp là một điều khó khăn. Trách nhiệm này trước hết thuộc về người
đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư .
Về mặt pháp lý, người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư là người đại diện
theo pháp luật phải chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động của tổ chức hành
nghề luật sư. Văn phòng luật sư do một Luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động
theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, nên Trưởng Văn phòng phải phải chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Tương tự như
vậy, Giám đốc công ty luật cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động và
nghĩa vụ của công ty luật khi được các thành viên đề cử hoặc là Giám đốc công ty
luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Họ phải bao quát toàn bộ hoạt động của tổ
chức hành nghề luật sư, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng người trong quá
trình hoạt động, phải thoả thuận với các Luật sư thành viên và cộng tác khi nhận bào
chữa, tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì phải báo cáo cho
người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư theo dõi và kí giấy giới thiệu liên hệ với
các cơ quan chức năng. Muốn duy trì được sự vận hành nhất quán và thông suốt,
người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư phải gương mẫu trong việc tuân thủ các
chuẩn mực do mình đề ra, tạo không khí sinh hoạt dân chủ nhưng nghiêm khắc trong
Trang 24
hành nghề, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến do những vi phạm pháp luật và
đạo đức nghề nghiệp.
Để có thể tạo nên sự kết dính trong hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư ,
cần hướng đến các mặt sau đây:
- Trên cơ sở phân công trách nhiệm, quản lý tốt nguồn thu nhập và phân phối,
cần có chính sách phân phối hợp lý như một đòn bẩy tích cực.
- Từng buớc xây dựng hệ thống đánh giá một cách công bằng về hiệu quả, chất
lượng cung cấp dịch vụ, củng cố uy tín của bản thân Luật sư và tổ chức hành nghề
luật sư, có chế độ kiểm tra định kỳ, khắc phục khuyết điểm, phát huy những mặt tích
cực, sáng tạo
- Tạo các đòn bẩy kích thích lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tu dưỡng, rèn

luyện ; vừa chú trọng khen thưởng về vật chất, vừa khuyến khích khen thưởng về vật
chất, vừa khuyên khích khen thưởng về tinh thần thông qua việc bình chọn điển hình
tiêu biểu , tham gia các hoạt động xã hội , từ thiện hoặc ứng cử vào các tổ chức dân
cử …
- Xây dựng chương trình đào tạo tại chỗ, thông qua việc tích cực nghiên cứu,
tham gia hội thảo, tham gia góp ý các dự án luật, nâng cao trình độ ngoại ngữ, cử
Luật sư tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài .
2. Bồi dưỡng tố chất và nâng cao nhận thức chính trị , trình độ nghiệp vụ ,
học vấn , xây dựng cốt cách “văn hoá Luật sư”
Một trong những sai lầm hiện nay trong quản lý và hoạt động của tổ chức hành
nghề Luật sư là coi nhẹ công tác bồi dưỡng các tố chất nội lực của đội ngũ Luật sư và
nhân viên, mơ hồ về nhận thức chính trị, nặng về pháp lý hình thức mà quên đi vai trò
của người Luật sư là chủ thể hưỡng dẫn pháp luật của xã hội, đến các quan niệm
đúng đắn về thái độ tuân thủ pháp luật, ứng xử đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương
phản chiếu các giá trị nhân bản của con người. Cần kích thích tinh thần ham học hỏi,
cố gắng phấn đấu của Luật sư thành viên, cộng tác, người tập sự hành nghề và nhân
viên trong tổ chức hành nghề Luật sư để có được những kiến thức nghiệp vụ nâng
Trang 25

×