Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Đề thi và đáp án chuyên đề phản biện tình huống dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.34 KB, 130 trang )

GIẢI ĐÊ THI DÂN SỰ
Mã số: LS.DS/TN-01/240
*
Chị Trần Thị Thúy và anh Trần Văn Vĩnh yêu thương nhau và quyết định tiến tới hôn nhân trên
cơ sở tự nguyện, được gia đình hai bên thừa nhận. Anh chị có đăng ký kết hôn và được Ủy ban nhân dân
xã Biển Bạch, nơi cư trú của chị Thúy cấp giấy đăng ký kết hôn vào ngày 15/5/1998.
Ngày cưới, cha mẹ chồng (cha mẹ anh Vĩnh) cho anh chị nữ trang gồm:
- 04 chỉ vàng 24k;
- 01 đôi bông tai bằng 2 chỉ vàng 9k;
Cha mẹ ruột chị Thúy cho vợ chồng chị 01 chỉ vàng 24k;
Ngoài ra, vợ chồng chị Thúy cũng tự tạo lập được 5 chỉ vàng 24k.
Toàn bộ tài sản này, sau ngày cưới, vợ chồng chị Thúy đã tiêu xài hết, chỉ còn lại đôi bông tai
hiện tại chị Thúy vẫn đang sử dụng và quản lý.
Hai vợ chồng có một con chung là Trần Anh Thư sinh ngày 18/6/1999, hiện cháu đang ở với mẹ.
Trước khi lấy nhau, anh Vĩnh được cha mẹ ruột cho một phần đất gồm 7 công đất nông nghiệp
tọa lạc tại ấp N, xã T, huyện H, tỉnh C. Sau ngày cưới, hai vợ chồng tiếp tục quản lý, sản xuất trên số
công đất này.
Một năm sau, vào năm 1999, vợ chồng anh Vĩnh được bố mẹ cho ở riêng, cha mẹ chồng tuyên bố
cho vợ chồng anh Vĩnh số đất nói trên. Sau đó, anh chị đã xây dựng một căn nhà trên diện tích đất này,
phần còn lại, hai vợ chồng tiếp tục canh tác. Năm 2000, anh chị được Ủy ban nhân dân cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đang sử dụng, với diện tích là 11.190 m
2
tờ bản đồ số 21, thửa số
38, tọa lạc tại ấp N, xã T, huyện H, tỉnh C.
Về tình cảm, hai vợ chồng hiện tại sống ly thân, nguyên nhân là do vợ chồng thường xuyên cãi vã
mất hạnh phúc. Theo chị Thúy thì anh Vĩnh có tính ghen tuông rồi đánh đập chị. Vợ chồng thường xuyên
bất đồng quan điểm, dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được. Sau nhiều lần được địa phương, gia
đình hòa giải mà không được. Ngày 2/tháng 5/X anh Vĩnh và chị Thúy quyết định yêu cầu Tòa án cho họ
thuận tình ly hôn. Nếu anh Vĩnh, chị Thúy nhờ anh, chị tư vấn.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Vấn đề gì mà anh, chị thấy cần thiết phải trao đổi với anh Vĩnh, chị Thúy?


Câu hỏi 2: (1 điểm)
Trên cơ sở này, hãy giúp anh Vĩnh, chị Thúy viết đơn yêu cầu gửi Tòa án.
Tình tiết bổ sung
Sau khi thụ lý yêu cầu thuận tình ly hôn, qua xác minh, Tòa án được biết anh Vĩnh và chị Thúy
kết hôn năm 1998, có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, tại Tòa án, chị Thúy cung cấp thêm thông tin là trước
khi kết hôn với chị Thúy, anh Vĩnh đã đăng ký kết hôn với chị Hồng - (một người cùng xã với anh Vĩnh).
Hai người đã có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của anh Vĩnh. Gia đình hai bên cũng
có đi lại theo đúng phong tục ở địa phương và định ngày cưới cho đôi trẻ. Trước ngày cưới, do hiểu lầm
giữa hai gia đình, nên gia đình chị Hồng không cho tổ chức lễ cưới, buộc chị Hồng phải trả lại trầu cau
dạm hỏi. Sau sự kiện này, chị Hồng bỏ đi khỏi địa phương. Anh Vĩnh cũng đã tìm kiếm chị Hồng nhưng
không được. Hai năm sau, anh Vĩnh gặp chị Thúy. Hai người đem lòng yêu nhau và sau đó đi đến hôn
nhân. Sau khi cưới, anh Vĩnh và chị Thúy đã đi đăng ký kết hôn đúng thủ tục tại Ủy ban nhân dân xã nơi
cư trú của chị Thúy. Khi yêu nhau cũng như khi cưới, chị Thúy có biết chuyện của anh Vĩnh trước khi
gặp chị, nhưng cho rằng giữa anh Vĩnh và chị Hồng chưa làm lễ cưới, chưa chung sống với nhau nên chị
Thúy cũng không quan tâm.
Anh Vĩnh thừa nhận sự việc đúng như chị Thúy đã trình bày. Theo anh Vĩnh thì anh và chị Hồng
đã đăng ký kết hôn, nhưng thực tế hai người chưa chung sống với nhau, chưa là vợ chồng. Việc này địa
phương anh cũng biết rõ nên khi anh làm thủ tục đăng ký kết hôn với chị Thúy thì địa phương không gây
khó khăn gì cho anh Vĩnh.
Xác minh tại Ủy ban nhân dân xã T, nơi cư trú của anh Vĩnh, Tòa án được biết vào năm 1995,
anh Trần Văn Vĩnh có làm thủ tục đăng ký kết hôn với chị Nguyễn Thị Hồng.
Anh Vĩnh cho biết, sau khi kết hôn do không chung sống với nhau nên anh Vĩnh và chị Hồng
cũng không làm thủ tục ly hôn tại Tòa án.
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Với tình tiết này, quan hệ hôn nhân giữa anh Vĩnh và chị Thúy sẽ được giải quyết theo thủ tục
nào?
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Trong trường hợp đó, việc thuận tình ly hôn đã được Tòa án thụ lý sẽ được giải quyết thế nào?
Tình tiết bổ sung
Về con, anh Vĩnh đồng ý với chị Thúy là nếu ly hôn, chị Thúy sẽ nuôi con là Trần Anh Thư, anh

Vĩnh có trách nhiệm cấp dưỡng.
Về tài sản, anh Vĩnh thừa nhận căn nhà trị giá 55.000.000 đồng là tài sản chung của vợ chồng.
Anh Vĩnh đồng ý nếu ly hôn, căn nhà sẽ chia đôi, mỗi người sử dụng một nửa căn nhà. Về thửa đất
11.190 m
2
là tài sản của cha mẹ anh cho riêng anh Vĩnh từ năm 1997. Khi anh Vĩnh và chị Thúy xây nhà
ở riêng thì cha mẹ anh cho anh với chị Thúy để hai người quản lý, sản xuất tạo lập cuộc sống của vợ
chồng cũng như cho con cái sau này. Nay chị Thúy có yêu cầu ly hôn thì anh đồng ý, riêng về thửa đất thì
anh không đồng ý chia cho chị Thúy theo yêu cầu của chị Thúy mà anh sẽ trả lại đất cho bố mẹ.
Các khoản nợ chung anh chị nợ: chị Nguyễn Thị Tho 02 chỉ vàng 24k, chị Thúy có trách nhiệm
trả. Khoản nợ ông Đùm: 1,5 chỉ vàng 24k, anh Vĩnh có trách nhiệm trả.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Quan điểm của anh (chị) đối với tài sản chung của vợ chồng anh Vĩnh, chị Thúy?
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Thỏa thuận về nuôi con và tranh chấp về tài sản giữa anh Vĩnh, chị Thúy có được giải quyết luôn
cùng với quan hệ hôn nhân giữa hai người hay không?
Tình tiết bổ sung
Quá trình Tòa án đang giải quyết vụ việc giữa anh Vĩnh và chị Thúy, Tòa án nhận được một đơn
đề nghị của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện H, tỉnh C. Theo đơn của Ngân hàng thì
ngày 9/8/X-2 Ngân hàng có cho anh Trần Văn Vĩnh vay số tiền 85.000.000 đồng, lãi suất trong hạn là
1%, lãi suất quá hạn là 1,5%/tháng, thời hạn vay tính đến ngày 9/8/X, bằng hình thức thế chấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số M-660711, tờ bản đồ số 21 thửa sổ 38 có diện tích 11.190 m
2
, do chị Trần Thị
Thúy và anh Trần Văn Vĩnh đứng tên chủ sử dụng.
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Yêu cầu đòi nợ của Ngân hàng có được giải quyết trong vụ việc giữa anh Vĩnh và chị Thúy mà
Tòa án đang giải quyết hay không?
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Nếu anh Vĩnh, chị Thúy đồng ý giải quyết luôn khoản nợ ngân hàng trong vụ án thì Tòa án có

giải quyết được không?
Tình tiết bổ sung
Về yêu cầu của Ngân hàng, chị Thúy cho biết chị có biết việc vay tiền Ngân hàng của anh Vĩnh,
nhưng đó là việc anh Vĩnh vay tiền giúp cha của anh Vĩnh là ông Đùm để mua máy cày sản xuất riêng
chứ không phải phục vụ cho cuộc sống chung giữa chị Thúy và anh Vĩnh. Theo chị Thúy, chị không có
trách nhiệm đối với khoản nợ này.
Câu hỏi 9: (1 điểm)
Quan điểm của anh, chị về việc xác định ai là người phải trả nợ cho Ngân hàng?
Tình tiết bổ sung
Về khoản nợ, anh Vĩnh cũng thừa nhận sự việc đúng như lời khai của chị Thúy, anh Vĩnh nhận
trách nhiệm trả khoản nợ này cho ngân hàng và chị Thúy không phải có trách nhiệm đối với khoản nợ.
Câu hỏi 10: (1 điểm)
Trình bày lập luận của anh (chị) về việc giải quyết yêu cầu đòi nợ của ngân hàng?
(Học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)
Tóm tắt hồ sơ :
-Chị Thúy đăng ký kết hôn A Vĩnh 5/1998.Có 1 con chung năm 1999.Năm 1999 bố mẹ chồng cho
đất,anh chị làm nhà,năm 2000 được cấp GCNQSDD
-A Vĩnh ghen,đánh vợ,sống ly thân,hòa giải không được.2/5/X xin thuận tình ly hôn
Câu 1-Cần thiết phải trao đổi vấn đề gì với A nh Chị
-Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng,cần gì?Muốn gì? Để giúp họ thực hiện quyền tự định
đoạt của mình.
-Căn cứ yêu cầu khách hàng,LS xác định trường hợp Anh Chị là :Thuận tình ly hôn(đ 90
LHNGD),nên tiếp tục thỏa thuận hoặc tranh chấp tại Tòa án về chia tài sản (đ 95-97-98
LHNGD) và nuôi con. (điều 92 LHNGD)
- Xác định thu nhập,điều kiện riêng về yêu cầu cấp dưỡng
-Hướng dẫn về thủ tục :Nếu tranh chấp nuôi con,tài sản thì LS hướng dẫn các bên thu thập
chứng cứ xác định tình trạng hôn nhân qua phản ánh của cha ,mẹ,cơ quan…

Câu 2- Viết đơn yêu cầu ly hôn gởi Tòa án:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Đ Ơ N X I N L Y H Ô N
Kính gửi: Tòa án Nhân dân Quận ………. -Tp H
Chúng tôi đồng ký tên yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn:
1- Chồng : Sinh ngày / / tại
CMND do Công An cấp ngày / /
Hộ khẩu thường trú tại
2 -Vợ : Sinh ngày / / tại
CMND do Công An cấp ngày / /
Hộ khẩu thường trú tại
Địa chỉ liên lạc hiên nay: ĐT
3 - Trường hợp hôn nhân:
* Chúng tôi là đã đăng ký kết hôn từ năm …… tại UBND phường … quận ………… Tp
H.
* Trong thời gian hôn nhân,vợ chồng chúng tôi sinh sống tại ……… Phường
………… Tp H .
4- Yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn
- Xét thấy tình trạng hôn nhân của gia đình chúng tôi ngày càng trầm trọng ,đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được,nên đồng ý cùng làm đơn: yêu cầu Tòa
án giải quyết việc chúng tôi thuận tình xin ly hôn
- Thực tế cả hai chúng tôi đã sống ly thân từ năm …… đến nay
- Khi ly hôn: việc nuôi con ,việc chia tài sản và thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của vợ
chồng do chúng tôi tự thỏa thuận với nhau,nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Làm tại ……………. ngày tháng năm
Người làm đơn
Chồng Vợ
Câu 3:Tình tiết bổ sụng:Trước khi kết hôn với Chị Thúy năm 1998 tại xã BB(nơi cư trú chi
Thúy),Anh Vĩnh đã từng làm đăng ký kết hôn (nhưng không sống chung)với chị Hồng vào năm
1995 tại xã T (nơi cư trú A Vĩnh).Hỏi quan hệ hôn nhân Chị Thúy-Anh Vĩnh sẽ giải quyết

theo thủ tục nào?

-Anh Vĩnh kết hôn chị Thúy năm 1998-thuộc thời điểm áp dụng hiệu lực của Luật HNGD 1986.
-Điều 8 LHNGD 1986 qui định :Việc kết hôn do UBND xã phường công nhận mọi nghi thức
kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.Nên giữa Anh Vĩnh và chị Hồng ,tuy không tổ chức
đám cưới và không sống chung,nhưng có đăng ký kết hôn nên là hôn nhân được pháp luật công
nhận.
-Điều 7-khoản a LHNGD 1986 qui định:Cấm kết hôn trong trường hợp đang có vợ có
chồng.Nên việc Anh Vĩnh – kết hôn sau với chị Thúy là trái pháp luật.
-Diều 9 LHNGD 1986 qui định:Một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án Nhân dân hủy việc
kết hôn trái pháp luật. Nên quan hệ hôn nhân chị Thúy với Anh Vĩnh giải quyết theo thủ tục việc
dân sự:Tòa án ra QD hủy việc kết hôn trái pháp luật theo yêu cầu của Anh Vĩnh hoặc Chị Thúy.
Câu 4:Việc thuận tình ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết như thế nào?
-Do Tòa án xác minh kết hôn trái pháp luật,nên theo BLTTDS (hiệu lực từ 01/01/2005 )Thẩm
phán ra quyết định không chấp nhận yêu cầu việc dân sự về thuận tình ly hôn (đ 314 và 315
BLTTDS).Đồng thời Thầm phán sẽ ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật vào năm 1998.

Câu 5:Tình tiết bổ sung: Khi ly hôn,Anh Vĩnh đồng ý cấp dưỡng để chị Thúy nuôi con.Nhà là tài
sản chung.Đất trả lại bố mẹ chồng.Nợ chung chia hai.Hỏi quan điểm đối với tài sản chung của
vợ chồng Vĩnh-Thúy?
-Về đất:năm 2000 Anh Chi được cấp GCN QSDD nên thuộc hiệu lực LDD 1993 –sdbs 1998.
Thời điểm đó,đất đai thuộc sở hữu toàn dân ,Hộ gia đình sử dụng đất ở vì lý do chuyển đi hay
không còn nhu cầu ở mới được chuyển nhượng QSDD ( đ 75 LDD 1993 ) ,nên việc trả lại đất
cho cha mẹ chồng là điều không có căn cứ pháp luật.
Theo đ118 BLDS 1995 :Quyền sữ dụng đất hợp pháp của hộ gia đình cũng là tài sản chung của
hộ.
-Căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng,nên chia hai.
Câu 6:Thỏa thuận nuôi con và tranh chấp tài sản có được giải quyết luôn với quan hệ hôn
nhân không?
- Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật(đ 9 LHNGD 1986)

+Tài sản giải quyết theo nguyên tắc: Tài sản riêng của ai thuộc quyền sở hữu người ấy.Tài
sản chung được chia theo công sức mỗi bên.Quyền lợi chính đáng bên bị lừa dối (chị Thúy) được
bảo vệ.
+Quyền lợi của con giải quyết như ly hôn.
Nên Tòa án khi ra quyết định hủy việc kết hôn sẽ giải quyết luôn tài sản và thỏa thuận nuôi con
Câu 7:Tình tiết bổ sung:Tòa án nhận đơn đòi nợ của Ngân hàng do trước đây Anh Vĩnh vay 85
triệu có thế chấp GCNQSDD.
Hỏi yêu cầu đòi nợ của Ngân hàng có được Tòa án giải quyết cùng lúc với quan hệ hôn
nhân không?
-Quan hệ hôn nhân Tòa giải quyết theo thủ tục của việc dân sự bằng QD hủy việc kết hôn trái
pháp luật
-Yêu cầu đòi nợ của Ngân hàng vì có tính tranh chấp nên được Tòa án giải quyết theo trình tự
xét xử vụ án dân sự.
Do thủ tục tố tụng khác nhau,nên Tòa án không giải quyết 2 thủ tục cùng một lúc được

Câu 8:Nếu Anh Vĩnh chị Thúy đồng ý giải quyết luôn khoản nợ Ngân hàng trong vụ án thì
Tòa án có giải quyết được không?
- Hợp đồng vay tiền năm X-2 thuộc hiệu lực áp dụng BLDS 1995,khoản 2 điều 117 BLDS 1995
qui định:Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập ,thực hiện vì lợi ích chung
của hộ làm phát sinh quyền ,nghĩa vụ của cả hộ gia dình.Do đó,khoản nợ của Ngân hàng có thể
được Tòa án giải quyết cùng với quyết định hủy hôn,trong phần quyết định chia tài sản,nếu Anh
Vĩnh Chị Thúy có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cấn trừ khoàn nợ Ngân hàng theo thủ tục việc
dân sự.
Câu 9:Tình tiết bổ sung: Chị Thúy cho biết:Việc vay tiền là mua máy cày cho cha anh Vĩnh,chị
không có trách nhiệm khoản nợ Ngân hàng.
Quan điểm ai là người trả nợ Ngân hàng?
-Nếu chi Thúy chứng minh được việc anh Vĩnh vay tiền không vì lợi ích chung của gia đình
thì không phát sinh nghĩa vụ trả nợ của chị (k2 đ117 BLDS 1995)
Câu 10:Tình tiết bổ sung:Anh Vĩnh thừa nhận trách nhiệm trả nợ ngân hàng.Lập luận về việc
giải quyết yêu cầu đòi nợ của Ngân hàng?

-Anh Vĩnh thừa nhận trách nhiệm trả nợ Ngân hàng,nên là nợ cá nhân.
-Diều 15 LHNGD 1986 qui định:Việc thực hiện giao dịch có quan hệ đến tài sản mà có giá trị
lớn thì phải được sự thỏa thuận của vợ chồng.Nên việc một mình Anh Vĩnh ký HD vay thế chấp
cả căn nhà là cơ sở để Tóa án tuyên vô hiệu phần thế chấp của Hợp đồng vay .Do đó, Ngân hàng
nên chờ Tòa án ra quyết định hủy hôn,chia ½ căn nhà cho anh Vĩnh,Tòa mới có yêu cầu Anh
Vĩnh bán nhà trả nợ,hoặc kiện đòi phát mãi tài sản thế chấp.

Mã số: LS.DS/TN-02/240
*
Theo đơn trình bày của chị Chiêm Thị Thanh Tâm, sinh năm 1967 thì năm 1990, chị và anh Trần
Đình Thạch cùng cư trú tại tổ 1, ấp 1, xã Nha Bích, huyện B, tỉnh T được hai bên gia đình tổ chức lễ cưới
theo đúng phong tục, tập quán tại địa phương.
Sau khi lấy nhau, hai người được bố mẹ cho đất làm nhà ở riêng. Năm 1992, anh chị sinh con đầu
lòng là cháu Trần Đình Long. Một năm sau, do lỡ kế hoạch, chị Tâm sinh cháu thứ hai là Trần Thu Hoa.
Do sinh con quá gần nhau, sức khỏe chị Tâm ngày càng yếu, con cái lại thường xuyên đau ốm nên kinh tế
gia đình sa sút. Nương rẫy, ruộng vườn cũng được đầu tư trồng cây, hết củ mì, đến trồng mía, nhưng một
phần do thiên tai, phần khác là do các nhà máy chế biến không bán được sản phẩm nên không thu mua
nguyên liệu càng đẩy cuộc sống của vợ chồng vào hoàn cảnh khó khăn. Năm 1997, anh Thạch nói với chị
Tâm là anh cần phải lên thành phố tìm việc kiếm sống cho gia đình. Mặc dù chị Tâm không muốn nhưng
hoàn cảnh gia đình không thể khác được. Một hai năm đầu, anh Thạch cũng có một vài lần về thăm gia
đình. Sau đó từ năm 1999 đến nay, chị Tâm không thấy anh Thạch về nhà nữa. Chị Tâm cũng đã gửi con
cho ông bà nội trông để lên thành phố tìm chồng nhưng không tìm được.
Tháng 5 năm X, chị Tâm có đơn xin ly hôn gửi Tòa án B, tỉnh T. Theo chị Tâm, là phận gái từ
khi cưới cho đến ngày hai vợ chồng có hai con chung, rồi anh Thạch ra đi, sự chờ đợi của chị cũng có
giới hạn. Xét thấy anh Thạch vô trách nhiệm với vợ con, không có thiện ý xây dựng hạnh phúc gia đình,
chị Tâm tha thiết đề nghị Tòa án cho chị được ly hôn với anh Thạch theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Anh (chị) hãy cho biết điều kiện quan trọng nhất để Tòa án có thể thụ lý yêu cầu xin ly hôn của
chị Tâm?

Tình tiết bổ sung
Năm 2003, chị Tâm nghe có người nói gặp anh Thạch ở Campuchia, anh Thạch nói anh đang tìm
đường để đi định cư ở Mỹ hoặc ở một nước nào đó. Từ đó đến nay chị Tâm không có bất kỳ một tin tức
nào của anh Thạch. Cũng vì không có tin tức gì của con, bố mẹ anh Thạch cũng đã tuyên bố từ anh
Thạch, không coi anh Thạch là con nữa. Hiện tại không ai biết anh Thạch đang ở đâu, ở Việt Nam hay ở
nước ngoài.
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Nếu được tư vấn cho chị Tâm trước khi khởi kiện yêu cầu ly hôn, anh (chị) có thể tư vấn cho chị
Tâm như thế nào?
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Trên cơ sở này, giúp chị Tâm làm đơn yêu cầu gửi Tòa án?
Tình tiết bổ sung
Xác minh của Tòa án được biết những thông tin mà chị Tâm trình bày là đúng sự thật. Năm 1997,
anh Thạch bỏ đi khỏi địa phương và từ đó đến nay không có tin tức gì. Bản thân bố mẹ đẻ của anh Thạch
hiện cũng không biết chính xác anh Thạch đang ở đâu vì anh Thạch cũng không có liên hệ với bố mẹ.
Năm 2003, gia đình anh Thạch cũng có nhận được tin đồn hình như anh Thạch đã vượt biên ra nước
ngoài. Còn chính thức thế nào thì vợ con, bố mẹ anh Thạch đều không có tin tức gì.
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Hãy cho biết quy định của pháp luật về việc giải quyết những yêu cầu của chị Tâm?
Tình tiết bổ sung
Sau khi trao đổi, chị Tâm đồng ý với những trao đổi của anh (chị) và đề nghị anh (chị) bảo vệ
quyền lợi của chị Tâm.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy xác định những thủ tục cần thiết để
yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu của chị Tâm?
Tình tiết bổ sung
Sau ba mươi lăm ngày, kể từ ngày thông báo tìm người mất tích được công bố trên đài truyền
hình, bố đẻ của anh Thạch là ông Trần Văn Quyết đến Tòa án trình bày: Do con ông là Trần Thạch đã bỏ
nhà đi từ năm 1997, để lại một vợ và hai con cùng bố mẹ già. Thất vọng vì không nhận được tin tức của
anh Thạch, ông bà đã nhiều lần tuyên bố từ anh Thạch. Việc chị Tâm gửi đơn xin ly hôn anh Thạch và

yêu cầu Tòa án tuyên bố anh Thạch mất tích, ông bà cũng biết và không có ý kiến gì, chỉ đề nghị Tòa án
giải quyết theo pháp luật. Tuy nhiên, sau khi Tòa án có thông báo tìm kiếm người mất tích thì gia đình có
nhận được tin tức của anh Thạch. Cách đây một ngày, anh Thạch gọi điện về nhà một người quen, nhắn
rằng hiện tại anh đã định cư tại Canada và đang làm thủ tục xin về thăm gia đình. Khi đó anh sẽ ra trình
diện tại Tòa án. Ông Quyết và gia đình cũng chỉ nghe người quen nói lại, hiện tại gia đình cũng chưa liên
hệ được với anh Thạch và anh Thạch cũng chưa liên hệ với gia đình vì gia đình ông không có điện thoại.
Nhưng ông Quyết cho biết, anh Thạch sẽ liên hệ ngay với Tòa án trong một ngày gần đây.
Ngay sau khi có thông tin trên, Tòa án đã thông báo cho chị Tâm và yêu cầu chị Tâm rút lại yêu
cầu tuyên bố một người mất tích.
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Anh (chị) có đồng ý với quan điểm giải quyết của Tòa án hay không?
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Trong trường hợp khách hàng của anh (chị) cũng như bản thân anh (chị) không đồng ý với cách
giải quyết của Tòa án, anh (chị) phải làm gì?
Tình tiết bổ sung
Tháng 8/X, Tòa án nhận được thư viết của anh Thạch, gửi từ Canada. Trong thư, anh Thạch cho
Tòa biết hiện tại anh đang làm thủ tục xin về thăm gia đình, đoàn tụ cùng vợ con. Về phía chị Tâm, chị
cho biết chị cũng có nhận được tin tức về anh Thạch, nhưng chỉ là nghe nói chứ chưa được trực tiếp nhận
thông tin từ anh Thạch. Chị cho biết do anh Thạch đã bỏ rơi mẹ con chị trong nhiều năm, tình cảm và
cuộc sống của chị đã bị thương tổn quá nhiều, vì vậy chị vẫn giữ nguyên yêu cầu xin ly hôn của mình với
anh Thạch.
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Theo anh (chị) yêu cầu tuyên bố người mất tích và yêu cầu xin ly hôn của chị Tâm cần được giải
quyết thế nào về mặt thủ tục là tốt nhất cho chị Tâm?
Tình tiết bổ sung
Thái độ của chị Tâm khi biết tin về anh Thạch làm nhiều người bất ngờ. Tìm hiểu thì được biết,
sau nhiều năm tìm và chờ đợi chồng mà không có tin tức, thời gian gần đây, chị Tâm có một người bạn
trai. Người đàn ông này đã giúp đỡ mẹ con chị nhiều và chị đã quyết định gắn bó cuộc đời mình với
người đàn ông mới. Có ý kiến cho rằng, với tình tiết này, chị Tâm khó có thể xin ly hôn được với anh
Thạch, nhất là thời điểm này đã có tin tức về anh Thạch.

Câu hỏi 9: (1 điểm)
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên hay không?
Tình tiết bổ sung
Vào ngày Tòa án mở phiên tòa giải quyết yêu cầu xin ly hôn của chị Tâm, anh Thạch về nước và
cũng có mặt tại phiên tòa. Anh Thạch tha thiết đề nghị Tòa án giúp anh được đoàn tụ với vợ con. Phía chị
Tâm vẫn kiên quyết xin ly hôn.
Câu hỏi 10: (1 điểm)
Hãy trình bày những lập luận để bảo vệ quyền lợi cho chị Tâm?
(Học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)
Mã số LS.DS/TN 02-240
Tóm tắc hồ sơ:
-Chị Tâm làm đám cưới với Anh Thạch năm 1990.Từ 1999 Anh Thạch đi biệt tích không về
nhà,gia đình tìm không được.Tháng 5/X chị Tâm có đơn ly hôn.

Câu 1:Điều kiện quan trọng nhất để TA thụ lý yêu cầu xin ly hôn của chị Tâm?
-Thời điểm anh Thạch đi biệt tích thuộc hiệu lực BLDS 1995
-Khoản 1-Điều 88 BLDS 1995 qui định: Khi một người biệt tích hai năm mà không có tin
tức,Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
-Khoản 2 Điều 88 BLDS 1995:Vọ người tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án cho ly hôn.
Vậy,điều kiện quan trọng nhất để TA thụ lý yêu cầu ly hôn của chị Tâm là Anh Thạch biệt tích
hơn 2 năm, đã áp dụng các biện pháp thông báo tìm kiếm .Chị Tâm là người có quyền và lợi ích
liên quan có quyền yêu cầu TA tuyên bố chồng mất tích và xin ly hôn
Câu 2:Không ai biết Anh Thạch đang ở đâu.Anh Chị Tư vấn gì cho chị Tâm trước khi khởi kiện?
-Chị Tâm viết đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm chồng vắng mặt tại nơi cư trú (đ324
BLTTDS)
-Tòa án có quyết định chấp nhận yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm
-Công bố thông báo tìm kiếm người vắng mặt (đ328 BLTTDS)
-Chị Tâm phải viết đơn yêu cầu TA tuyên bố chồng bi mất tích (đ330 BLTTDS)
-Chờ TA thực hiện thông báo tìm kiếm trong 4 tháng (đ331 BLTT)
-Chờ TA mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố mất tích (đ332BLTTDS )

-Khi có quyết định TA tuyên bố anh Thạch mất tích,chị Tâm mới có đủ cơ sở pháp lý nộp
đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn được.
Câu 3:Giúp chị Tâm làm yêu cầu gửi Tòa án? (Đơn yêu cầu đ 312 BLTTDS)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Đ Ơ N Y Ê U C Ầ U GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Kính gủi: Tòa án Nhân dân . . . . . . . . . . .
Tôi tên
CMND do Công An cấp ngày
Hiện đang thường trú tại
Nay làm đơn yêu cầu Tòa án Nhân dân xem xét giải quyết việc
Lý do
Tên và địa chỉ người có liện quan (Nếu có)
Các thông tin khác
Ngày tháng năm
Người làm đơn yêu cầu
Tài liệu chứng cứ gủi kèm theo đơn
Câu 4:Tình tiết bổ sung:Tòa án xác minh sự thật Anh Thạch bỏ đi khỏi địa phương năm 1997.Vợ
con không biết tin tức gì,có tin đồn Anh đi vượt biên.
Cho biết qui định pháp luật vể việc giải quyết những yêu cầu của chị Tâm?
-Viện dẫn điều 88 BLDS 1995 về tuyên bố Anh Thạch mất tích
Câu 5:Xác định thủ tục cần thiết yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu chị Tâm?
-Thủ tục yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
+Đơn yêu cầu tìm kiếm
+Tài liệu chứng cứ chứng minh Anh Thạch biệt tích 6 tháng trở lên như Xác nhận
tình trạng người vắng mặt tại nơi cư trú
-Thủ tục yêu cầu tuyên bố Anh Thạch mất tích :
+Dơn yêu cầu tuyên bố mất tích (đ 330 BLTTDS)
+Chứng cứ chứng minh Anh Thạch biệt tích 2 năm trở lên
-Thủ tục yêu cầu khởi kiện

+Đơn khởi kiện xin ly hôn theo yêu cầu một bên
+Tài liệu chứng cứ chứng minh Anh Thạch biệt tích 2 năm như:QD Tòa án tuyên bố
Anh Thạch mất tích
Câu 6:Tình tiết bổ sung:35 ngày sau khi Đài truyền hình thông báo tìm người mất tích,Ba Anh
Thạch đến Tòa án trình bày: Anh Thạch từ Canada nhắn người quen báo lại cho ông biết: sắp
tới Anh Thạch sẽ về nhà và trình diện Tòa án.
Tòa án đã thông báo cho chị Tâm,yêu cầu chị rút lại yêu cầu tuyên bố một người mất tích.Anh
Chi có đồng ý với quan điểm giải quyết của Tòa án không?
-Là Luật sư,tôi không đồng ý quan điểm giải quyết của Tòa án,vì thông tin về người mất tích
thông qua lời nhắn gửi,không có cơ sở xác định,chưa thể sử dụng làm bằng chứng để Tòa án ra
quyết định không chấp nhận yêu cầu tìm người mất tích của chị Tâm được (điểm g -đ 315
BLTTDS).,nên việc Tòa đề nghị chị Tâm rút lại yêu cầu tìm người mất tích là thiếu căn
cứ ??????

Câu 7: Trường hợp không đồng ý cách giải quyết Tòa án,Anh Chị phải làm gì?
-Điều 316 BLTTDS cho phép người có yêu cầu có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc
dân sự để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
-Chị Tâm phải chờ Tòa án ra quyết định không chấp nhận yêu cầu tìm kiếm người mất tích ,nếu
không đồng ý,thì làm đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn 7 ngày.
Câu 8:Tình tiết bổ sung:Tòa án nhận được thư của Anh THạch viết từ Canada gủi về cho biết
đang làm thủ tục xin về thăm gia đình,đoàn tụ vơ con.Còn chi Tâm vẩn giữ nguyên yêu câu xin
ly hôn của mình.
Theo Anh Chi yêu cầu tuyên bố mất tích và yêu cầu xin ly hôn của chị Tâm cần giải quyết thế
nào về mặt thủ tục là tốt nhất cho chị Tâm?
-Mục đích của chị Tâm là ly hôn
-Việc ly hôn có thể thực hiện theo các hướng thủ tục sau :
*-Điều 88 BLDS 1995 qui định: Khi một người biệt tích hai năm mà không có tin
tức,Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.Vợ người tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án
cho ly hôn
Hiên nay,chưa thể thực hiện theo thủ tục nầy vì Anh Thạch đã gửi thư về cho Tòa án,nên chưa

đủ điều kiện về thông tin người mất tích để Tòa tuyên bố mất tích theo đ88 BLDS 1995
* Chị Tâm làm đơn xin ly hôn theo yêu cầu của một bên theo điều 91 LHNGD
Năm 2000,trong đó căn cứ xin Tòa xét cho ly hôn theo khoản 1 đ 89 LHNGD :mục đích hôn
nhân không đạt được.????

Câu 9:Tình tiết bổ sung:Chị Tâm quyết định gắn bó đời mình với người đàn ông mới.Có ý kiến
cho rằng vì điều này mà Chị Tâm khó có thể xin ly hôn ,nhất là thời điểm đã có tin tức anh
Thạch.
Anh Chị có đồng ý với ý kiến trên không?
-Là Luật sư,tôi không đồng ý với ý kiến trên.Vì: Việc chị Tâm muốn đến người đàn ông khác
không ảnh hưởng đến quyết định Tòa án khi giải quyết ly hôn.Việc có tin tức anh Thạch chỉ làm
thay đổi thủ tục giải quyết việc ly hôn mà thôi.Còn yêu cầu ly hôn của chi Tâm là có căn cứ do
thời gian đi biệt tích của chồng đã quá lâu,dù nay,anh Thạch có ý định trở về.
Câu 10:Tình tiết bổ sung:Anh Thạch trở về và có mặt tại phiên Tòa giải quyết yêu cầu xin ly hôn
của chị Tâm.Anh Thạch đề nghị Tòa giúp Anh được đoàn tụ gia đình.Chị Tâm vẫn kiên quyết xin
ly hôn.
Trình bày những lập luận để bảo vệ quyền lợi cho chị Tâm?
-Nêu căn cứ đề nghị Tòa án cho ly hôn:
+Chứng minh việc anh Thạch “bỏ mặc vợ con trong nhiều năm ở trong nước,muốn sống
sao thì sống” là đủ căn cứ coi là tình trạng vợ chồng trầm trọng theo NQ 02/2000/NQ-HDTP
23/12/2000
+Chứng minh trong thời gian anh Thạch rời bỏ gia đình ra đi,không có bất cứ liên lạc thư
từ với vợ con,chứng tỏ :Mục đích hôn nhân khộng đạt được là không có tình nghĩa vợ
chồng,không bình đẳng nghĩa vụ của chồng trong chăm sóc con cái.
Nên đủ căn cứ yêu cầu Tòa án cho ly hôn theo điều 89 LHNGD 2000.
-Đề cập nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn theo điều 95 LHNGD ,trong đó:
+Chú trọng công sức đóng góp của chị Tâm duy trì –tu bổ tài sản suốt thời gian anh
Thạch ra đi.
+Bảo vệ quyền-lợi ích hợp pháp vợ,con chưa thành niện
+Bảo vệ lợi ích chính đáng của chị Tâm là người đang làm ăn sinh sống trên diện tích đất-

căn nhà chung của hai người.
+Việc thanh toán các nghĩa vụ chung về tài sản do chi Tâm vay mượn để nuôi con (nếu
có) trong thời gian anh Thạch vắng nhà.
-Đề nghị Tòa cho ly hôn theo yêu cầu của chi Tâm
GIẢI ĐỀ TỐT NGHIỆP
MÔN DÂN SỰ
Đề 3-8
(Bài giải mang tính tham khảo, các anh chị học viên cần phát triển thêm)
Người giải: ĐINH BÁ TRUNG
ĐỀ SỐ 3 Mã số: LS.DS/TN-03/240
*
Ngày 17/12/X-2 tại Sở giao dịch 3 - Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn tại thành phố Đ và ông Nguyễn Phước Cư địa chỉ 371 Phan Chu Trinh - thành phố Đ,
ký kết một hợp đồng vay tiền số 4120-0007/HĐ. Theo nội dung hợp đồng, Sở giao dịch 3 đồng ý
cho ông Nguyễn Phước Cư vay với số tiền 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng), thời hạn vay
6 tháng, với lãi suất 2,5%/tháng, thời hạn trả hết nợ ngày 17/06/X-1 và có gia hạn thêm 6 tháng
nữa đến ngày 17/12/X-1.
Tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng vay giữa Chi nhánh 3 với
ông Nguyễn Phước Cư là 02 ngôi nhà: Ngôi nhà số 371 Phan Chu Trinh, thành phố Đ đứng tên
ông Nguyễn Phước Cư và bà Trần Thị Thiệp được thế chấp để bảo đảm cho số tiền vay là
220.000.000 đồng (hai trăm hai mươi triệu đồng); Ngôi nhà tại xã Hoà Hải, huyện Hoà Vang -
tỉnh Q, có số nghiệp chủ số 157HH/TLHC, do UBND huyện Hoà Vang cấp ngày 16/07/1994
thuộc sở hữu của vợ chồng ông Nguyễn Quốc Trị và bà Võ Thị Lý đồng ý thế chấp cho Sở giao
dịch 3 để bảo lãnh số tiền vay 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) mà ông Cư đã vay tại Sở
giao dịch 3.
Ngày 17/5/X, Sở giao dịch 3 đến văn phòng Luật sư nhờ anh (chị) giúp đỡ về mặt pháp lý
yêu cầu ông Cư trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận hợp đồng.
Có ý kiến cho rằng việc ngân hàng nhận thế chấp tài sản của ông Nguyễn Quốc Trị và bà
Võ Thị Lý để bảo đảm khoản tiền vay của ông Nguyễn Phước Cư là không đúng thủ tục do pháp
luật quy định.

Câu hỏi 1: (1 điểm)
Ý kiến của anh (chị)?
Tình tiết bổ sung
Hợp đồng thế chấp tài sản được công chứng.
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Căn cứ vào quy định của pháp luật, bạn hãy cho biết hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu
lực pháp luật hay không?
Tình tiết bổ sung
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ông Nguyễn Phước Cư đã thanh toán các khoản tiền
lãi hàng tháng cho Sở giao dịch 3. Riêng về tiền gốc thì đến ngày 17/6/X-1, ông Cư đã thanh
toán được số nợ gốc 220.000.000 đồng do ngôi nhà 371 Phan Chu Trinh thế chấp bảo đảm. Ngay
sau khi ông Cư trả được số nợ này, Sở giao dịch 3 đã làm thủ tục giải chấp ngôi nhà số 371 Phan
Chu Trinh, thành phố Đ cho vợ chồng ông Cư. Số tiền vay 80.000.000 đồng còn lại, sau nhiều
lần được Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gia hạn ông Cư vẫn chưa
thanh toán được.
Sở giao dịch 3 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn muốn khởi kiện ra Toà án
quận H, thành phố Đ yêu cầu ông Nguyễn Phước Cư trả số tiền 80.000.000 đồng cả nợ gốc và lãi
theo hợp đồng vay được lập ngày 17/12/X-2.
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Hãy giúp Sở giao dịch 3 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn viết đơn khởi
kiện.
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Xác định các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ khởi kiện?
Tình tiết bổ sung
Tính từ ngày lập hợp đồng vay là ngày 17/12/X-2, sau khi hết hạn hợp đồng, Chi nhánh
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã gia hạn nhiều lần và hạn cuối cùng là ngày
17/4/X. Ngày 20/5/X là ngày ngân hàng khởi kiện đòi nợ ra Tòa án. Ngày 17/9/X là ngày Tòa án
mở phiên tòa sơ thẩm. Giả định mức lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời
điểm này là 0,6%/tháng.
Câu hỏi 5: (1 điểm)

Hãy tính toán số tiền gốc và tiền lãi mà Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn phải thu hồi?
Tình tiết bổ sung
Ngôi nhà tại xã Hòa Hải, Hòa Vang, tỉnh Q được xây dựng trên diện tích đất là 200 m
2
,
được cấp cho ông Nguyễn Quốc Trị và bà Võ Thị Lý. Về ngôi nhà này, UBND tỉnh Q đã có
quyết định số 1324 ngày 20/08/2005 thu hồi lô đất trên và hiện nay ngôi nhà cũng không còn
nữa. Nhưng có ý kiến cho rằng, trường hợp ngôi nhà trên vẫn còn tồn tại thì phía ngân hàng cũng
không thể yêu cầu thanh toán khoản nợ của ông Cư vì việc thế chấp trong trường hợp này là vô
hiệu.
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Quan điểm của anh (chị)?
Tình tiết bổ sung
Quá trình giải quyết vụ án, Sở giao dịch 3 phát hiện vợ chồng ông Cư có dấu hiệu bán
căn nhà mà trước đây ông bà đã thế chấp cho ngân hàng và đã được giải chấp. Sở giao dịch 3
muốn đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp không cho ông bà Cư bán nhà. Nhưng có ý
kiến cho rằng Sở giao dịch không thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Anh (chị) hãy tư vấn cho Sở giao dịch 3 về vấn đề này?
Tình tiết bổ sung
Ông Cư thừa nhận số tiền vay giữa ông và Sở giao dịch 3, số tiền đã trả cũng như số tiền
còn nợ lại của Sở giao dịch 3. Nhưng ông cho rằng ông không vi phạm hợp đồng tín dụng. Vì số
tiền 80.000.000 đồng còn nợ Sở giao dịch 3, ông Cư không có trách nhiệm phải thanh toán, mặc
dù ông là người đứng tên trong hợp đồng vay tiền và trực tiếp nhận tiền, nhưng số tiền đó do bà
Lý dùng tài sản bảo lãnh với ngân hàng để trả nợ cho ông. Theo ông Cư, sở dĩ có việc vợ chồng
bà Lý dùng nhà ở để bảo lãnh cho ông Cư vay tiền ở ngân hàng vì bà Lý có nợ ông Cư một số
tiền lớn. Khi ông Cư yêu cầu bà Lý thanh toán số tiền nợ khi đến hạn nhưng bà Lý không chịu
thanh toán. Sau nhiều lần được ông Cư gia hạn nhưng bà Lý vẫn thất hẹn không trả được nợ, ông
Cư và bà Lý thỏa thuận ông Cư sẽ vay tiền ở ngân hàng, bà Lý sẽ có trách nhiệm bảo lãnh số tiền

vay bằng tài sản thuộc sở hữu của gia đình bà. Ông Cư cũng cho biết, ông Trị là chồng bà Lý
cũng đồng ý với giải pháp này. Sau đó, ông Cư đã tiến hành thủ tục tại Sở giao dịch 3 - Chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đ, với việc thế chấp và bảo lãnh
như đã nói ở trên.
Vì vậy, ông Cư cho rằng ông không có trách nhiệm thanh toán số tiền 80.000.000 đồng
còn nợ theo hợp đồng vay cho Sở giao dịch 3 mà bà Lý là người phải có trách nhiệm thanh toán.
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Bạn có đồng ý với quan điểm của ông Cư hay không?
Tình tiết bổ sung
Bà Võ Thị Lý hiện đang chấp hành án tù tại trại giam có lời khai: Năm X-2, do có nợ ông
Cư một khoản tiền, nên khi ông Cư yêu cầu bà Lý phải dùng tài sản của gia đình bà để thế chấp
khoản tiền vay của ông Cư tại ngân hàng, bà Lý buộc phải đồng ý. Thực tế, nhà đất của vợ chồng
bà đã bị Uỷ ban nhân dân tỉnh Q thu hồi trước đó mấy tháng. Bà Lý có thông báo việc này cho
ông Cư nhưng ông Cư không tin vì cho rằng bà viện lý do để trốn tránh trách nhiệm trả nợ.
Khi ông Cư vay tiền ở Sở giao dịch 3, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Đ, bà Lý đã cùng với chồng là ông Nguyễn Quốc Trị phải đến ký giấy thế
chấp. Còn việc thực hiện thủ tục thế chấp như vậy có đúng quy định hay chưa, bà Lý cũng không
rõ.
Bà Lý cũng thừa nhận khoản nợ tiền 100 triệu đồng bà nợ ông Cư, đến thời điểm này bà
chưa thể thanh toán cho ông Cư, vì sau khi bà bị bắt và bị xét xử trong một vụ án hình sự khác,
gia đình bà tan nát, con cái mỗi người một nơi, chồng bà hiện nay ở đâu không ai biết, tài sản
hiện tại không còn gì. Về quan hệ thế chấp của bà trong vụ án dân sự ngân hàng kiện đòi nợ ông
Cư, thì bà Lý đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 9: (1 điểm)
Hãy chuẩn bị những nội dung cơ bản trong luận cứ bảo vệ quyền lợi của Chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tình tiết bổ sung
Tại phiên tòa, ông Cư vẫn giữ nguyên quan điểm là ông không có trách nhiệm gì đối với
khoản nợ còn lại vì theo hợp đồng vay, số nợ gốc này đã được bảo đảm bằng căn nhà của vợ
chồng bà Lý. Chính ngân hàng là người đã ký vào hợp đồng thế chấp với vợ chồng bà Lý. Vậy

ngân hàng phải đòi nợ vợ chồng bà Lý. Sau khi trình bày xong, ông Cư bỏ ra về. Hội đồng xét
xử đã phải hội ý về tình huống này để quyết định có phải hoãn phiên tòa hay không.
Câu hỏi 10: (1 điểm)
Là luật sư của phía ngân hàng, anh (chị) hãy trình bày lập luận của mình về việc Hội
đồng xét xử không thể hoãn phiên tòa.
Câu 1:
-Ý kiến này đúng. Áp dụng điều 342 BLDS 2005. Căn nhà này phải
thuộc quyền sở hữu của ông Cư, bà Thiệp thì ông Cư bà Thiệp mới thế chấp được.
-Trong trường hợp này, áp dụng điều 361 BLDS 2005, ông Trị, bà Lý đã
dùng căn nhà của mình để bảo lãnh khoản vay 80.000.000 đồng của ông Cư bà
Thiệp.
Câu 2:
Hợp đồng thế chấp được công chứng là đúng theo quy định điều 343
BLDS 2005. Nhưng về nội dung, nhà thế chấp là nhà ông Trị bà Lý không phải là
nhà của ông Cư bà Thiệt nên việc thế chấp căn nhà không có hiệu lực (áp dụng
điều 342, điều 122 BLDS 2005).
Câu 3: Đơn khởi kiện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Thành phố H, ngày tháng năm
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN H
Nguyên đơn:
-Cơ quan: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN PTNT TẠI TP.H
-Địa chỉ:
-Đại diện là ông/bà:
Bị đơn:
-Họ và tên: Ông NGUYỄN PHƯỚC CƯ
-Địa chỉ: 371 phường ……………………
Nội dung đơn khởi kiện:

(Nêu tóm tắt lại nội dung vụ việc)
Yêu cầu của nguyên đơn:
Yêu cầu Quý Tòa buộc bị đơn trả nợ gốc là 80.000.000 đồng và lãi phát
sinh là………………
Chứng cứ kèm theo:
-Hợp đồng vay
-Công văn trao đổi…
Rất mong được sự đồng ý của Quý Tòa.
Đại diện nguyên đơn
Câu 4:
Những giấy tờ cần thiết gồm:
1. Quyết định cử người đại diện
2. Chứng minh nhân dân
3. Hợp đồng vay tiền
4. Và các giấy tờ có liên quan
Câu 5:
Có thể xác định:
-Thời gian thực hiện hợp đồng : ngày 17.12.(x-2) đến 17.4.x
(Tính luôn thời gian gia hạn hợp đồng)
-Ngày khởi kiện : ngày 20.5.x
-Ngày xử sơ thẩm : ngày 17.9.x
-Lãi suất : 0,6%/tháng
-Nợ gốc là : 80.000.000 đồng
-Thời gian tính lãi :
+Từ ngày 17.12.(x-2) đến ngày 17.12.(x-1) là 12 tháng
+Từ ngày 17.12.(x-1) đến ngày 17.9.x là 09 tháng
Như vậy lãi sẽ là: 21 tháng x 0,6% x 80.000.000 đ = 10.080.000 đ
Tổng gốc và lãi là 90.080.000 đồng.
Câu 6:
Nhận định đúng. Vì việc thế chấp vô hiệu. (Dựa vào câu số 02).

Câu 7:
Ngân hàng không có quyền, vì căn nhà này chỉ dùng thế chấp cho khoản
vay 220.000.000 đồng đã thanh lý xong, không thế chấp cho khoản vay 80.000.000
đồng. Đối với khoản vay 80.000.000 đồng, việc thế chấp là vô hiệu. Chỉ có Tòa án
(Bằng bản án) và Thi hành án dân sự mới có quyền kê biên tài sản của vợ chồng
ông Cư (gồm cả căn nhà –nếu còn) để đảm bảo thực hiện khoản vay 80.000.000
đồng. (áp dụng điều 342, khoản 7 điều 351 BLDS 2005).
Câu 8:
Tôi không đồng ý với ý kiến của ông Tư. Ông Cư vay bà Lý là 01 quan
hệ. Bà Lý bảo lãnh thế chấp cho ông Cư là 01 quan hệ khác. Ở đây ông Cư vay
80.000.000 đồng mà không đồng ý trả nợ là không đúng. Nếu như điều kiện bảo
lãnh thế chấp phát sinh thì bên bảo lãnh, bên có tài sản thế chấp (bà Lý) sẽ phải trả
nợ thay cho ông Cư. Nhưng ở đây bà Lý ông Trị dùng nhà của mình thế chấp
(không phải là bảo lãnh) cho ông Cư nên việc thế chấp này vô hiệu. Ở đây không
có việc bảo lãnh, không có hợp đồng bảo lãnh. Do đó, khoản vay 80.000.000 đồng
ông Lý không được bảo lãnh, hay thế chấp nên ông Cư phải là người trả nợ
80.000.000 đồng và lãi phát sinh.
Câu 9:
Nội dung chính của bản luận cứ:
-Vợ chồng ông Cư và bà Lý có quan hệ làm ăn,… Bà Lý nợ ông Cư 100
triệu là có thật và chưa thanh toán được.
-Bà Lý ông Trị đã tự nguyện dùng căn nhà thuộc sở hữu của mình để thế
chấp cho khoản vay 80 triệu của ông Cư. Việc thế chấp này là sai. Đúng ra là phải
bảo lãnh. Sự sai sót này vì sự kém hiểu biết của các bên, sự tắc trách của Ngân
hàng,…Nhưng thực tế các bên đều xác định đây là sự bảo lãnh. Do đó, kính đề
nghị Tòa án chấp nhận việc bảo lãnh, buộc vợ chồng bà Lý phải có trách nhiệm trả
nợ 80 triệu và lãi,…
Câu 10:
Trong vụ án này, ông Cư là bị đơn. Ông Cư tự ý bỏ về chứ không phải
ông Cư không đến phiên tòa. Đặc biệt trước khi ra về ông Cư đã nói rõ về tư cách

tham gia tố tụng của mình và bà Lý. Bà Lý chính là người bảo lãnh nên bà Lý phải
trả nợ thay. Đúng là ông Cư là người đã ký hợp đồng vay nhưng sự vắng mặt của
ông Cư trong trường hợp này không đủ cơ sở để hoãn phiên tòa. Khoản 1 điều 200
BLTTDS quy định: “Bị đơn phải………phiên tòa.”
ĐỀ SỐ 4 (Mã số LS.DS/TN-04/240)
Mã số: LS.DS/TN-04/240
*
Chị Hoàng Thị Định kết hôn với anh Hà Thanh Chiến năm 1982, trên cơ sở tự
nguyện, có đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã. Vợ chồng chung sống hạnh phúc tại xã
T, huyện C, tỉnh H đến năm 1997 thì phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân là do chị Định
nghi ngờ anh Chiến có quan hệ bất chính với người đàn bà khác. Từ đó, vợ chồng thường
xuyên xô xát, cãi vã nhau. Gia đình hai bên, chính quyền địa phương và các đoàn thể giúp
đỡ nhiều lần nhưng tình cảm vợ chồng không hàn gắn được. Tháng 7 năm X, chị Định có
đơn xin ly hôn.
Về con chung, vợ chồng chị Định có hai con chung:
- Cháu Hà Thị Thanh Hương sinh năm 1983;
- Cháu Hà Mạnh Thắng sinh năm 1985.
Hiện tại, hai cháu ở với mẹ.
Về tài sản chung: Một nhà cấp 3 diện tích 93,79 m
2
trên diện tích đất 137 m
2
(đất
thuê 40 năm); một nhà bán mái diện tích sử dụng 24,9 m
2
và một số tài sản khác. Tổng giá
trị tài sản được xác định khoảng gần 200 triệu đồng.
Về các khoản nợ: Vợ chồng có các khoản nợ như sau:
- Nợ Ngân hàng nông nghiệp tỉnh H cả gốc và lãi tính đến ngày 31/11/X-1 là
81.918.700 đồng;

- Nợ bà Hoàng Thị Tâm số tiền 50 triệu đồng;
- Nợ anh Nguyễn Văn Dự số tiền 15 triệu đồng;
- Nợ anh Hoàng Thanh Bình số tiền 8 triệu đồng;
- Nợ anh Nguyễn Văn Kiên số tiền 8 triệu đồng.
Ly hôn, chị Định xin được nuôi hai con, yêu cầu anh Chiến hàng tháng đóng góp
500.000 đồng nuôi con.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Trao đổi với chị Định những nội dung cần thiết trước khi khởi kiện?
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Anh (chị) hãy giúp chị Định viết một đơn khởi kiện trên cơ sở những nội dung đã
trao đổi thống nhất với chị Định?
Tình tiết bổ sung
Anh Chiến cũng thừa nhận thời điểm kết hôn và quá trình chung sống, mâu thuẫn
giữa vợ chồng anh đúng như chị Định đã trình bày. Nguyên nhân mâu thuẫn là do tính
tình không hợp, chị Định lại thường xuyên ghen tuông vô cớ. Anh Chiến cũng đồng ý xin ly
hôn với chị Định.
Về con chung: Anh Chiến nhất trí để chị Định nuôi con. Hàng tháng, anh Chiến
đóng góp mỗi tháng 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng chẵn)
Về tài sản chung: Nhất trí với chị Định, nhưng anh Chiến xin được sử dụng toàn bộ
tài sản và thanh toán chênh lệch tài sản cho chị Định 100 triệu đồng. Anh Chiến chịu trách
nhiệm thanh toán tất cả các khoản nợ, bao gồm nợ Ngân hàng, nợ anh Bình, nợ chị Tâm,
nợ anh Dự, nợ anh Kiên. Tổng số tiền nợ là 103.918.000 đồng.
Chị Định cũng nhất trí với anh Chiến về việc phân chia tài sản như đề xuất của anh
Chiến.
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Với tư cách là luật sư bảo vệ cho chị Định, anh (chị) tư vấn cho chị Định cũng như
anh Chiến phải làm gì để thỏa thuận của hai người có cơ sở chấp nhận?
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Trên cơ sở đó, xác định những chứng cứ, tài liệu mà anh (chị) cần phải giúp chị
Định bổ sung trong hồ sơ khởi kiện.

Tình tiết bổ sung
Lời khai của chị Trần Thị Cúc là người đại diện theo ủy quyền cho Ngân hàng nông
nghiệp tỉnh H ngày 4/9/X như sau: Ngày 11/11/X-5, Ngân hàng nông nghiệp tỉnh cho vợ
chồng anh Chiến, chị Định vay 80 triệu, lãi suất 1,05%/tháng, thời hạn trả nợ 4/12/X. Khi
vay có thế chấp tài sản là nhà đất của vợ chồng anh Chiến. Quá trình vay nợ, vợ chồng anh
Chiến thực hiện đúng nghĩa vụ. Tất cả các khoản lãi đều được trả đầy đủ theo đúng hợp
đồng vay. Riêng tiền gốc thì vợ chồng anh Chiến phải thanh toán khi đến hạn. Tính đến
ngày 31/11/X-1, vợ chồng anh Chiến phải trả gốc và lãi là 81.918.700 đồng. Quan điểm của
Ngân hàng là nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng anh Chiến sẽ theo đúng hợp đồng vay. Trường
hợp anh Chiến, chị Định không thực hiện thì sẽ xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật.
Quan điểm của Tòa án thì cho rằng, do đây là vụ án ly hôn của vợ chồng anh Chiến,
chị Định nên quan hệ tài sản của vợ chồng, trong đó có khoản nợ chung cần được giải
quyết luôn trong vụ án ly hôn này.
Phía khách hàng của anh (chị) là chị Định cũng muốn Tòa án giải quyết luôn khoản
tiền nợ của Ngân hàng.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Quan điểm của anh, chị về vấn đề trên?
Tình tiết bổ sung
Lời khai của chị Tâm ngày 4/9/X như sau: Chị Tâm có cho vợ chồng anh Chiến, chị
Định vay 50 triệu đồng làm nhiều lần. Các lần vay đều có mặt đầy đủ cả hai vợ chồng. Vì
quen biết nên chị Tâm cho vợ chồng anh Chiến vay không tính lãi. Nay anh chị ly hôn, chị
Tâm đề nghị hai người phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ cho chị Tâm.
Lời khai của anh Dự ngày 4/9/X: Ngày 10/2/X-5, anh Dự cho vợ chồng anh Chiến
vay 15 triệu. Khi vay, hai bên thỏa thuận lãi suất là 1%. Vợ chồng anh Chiến đã trả đều
lãi. Nay vợ chồng ly hôn, anh Dự đề nghị vợ chồng phải có trách nhiệm trả nợ cho anh Dự.
Cùng ngày 4/9/X, Tòa án còn lấy lời khai của anh Kiên. Anh Kiên cho biết ngày
10/1/X-3, anh Kiên có cho vợ chồng anh Chiến vay 8 triệu đồng, lãi suất 1%/tháng. Vợ
chồng anh Chiến thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả lãi hàng tháng. Nay vợ chồng ly hôn, anh
Kiên yêu cầu vợ chồng anh Chiến phải có trách nhiệm trả nợ cho anh.
Anh Bình cũng cho biết khoảng tháng 10/X-4, anh Bình có cho vợ chồng anh Chiến

vay 8 triệu đồng. Vì quen biết nên anh Bình không tính lãi, hẹn khi nào có tiền thì trả.
Nhưng nay vợ chồng ly hôn, anh Bình đề nghị vợ chồng anh Chiến phải có trách nhiệm trả
nợ cho anh Bình.
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Hãy cho biết hướng giải quyết đối với những khoản nợ trên?
Tình tiết bổ sung
Quá trình giải quyết, Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ nhưng không thành. Cả chị
Định và anh Chiến đều cương quyết xin ly hôn. Đồng thời hai bên cũng thỏa thuận được về
người nuôi con là chị Định và anh Chiến hàng tháng chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con
là 500.000 đồng. Hai bên cũng thỏa thuận toàn bộ tài sản chung sẽ thuộc quyền quản lý của
chị Định, chị Định có trách nhiệm thanh toán cho anh Chiến số tiền chênh lệch là 70 triệu
đồng. Chị Định có trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản nợ chung của vợ chồng.
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Có ý kiến cho rằng, trong vụ án ly hôn này, con chung giữa anh Chiến và chị Định
đều đã trưởng thành. Bố mẹ không còn phải có trách nhiệm đối với con nên không cần
thiết phải giải quyết quan hệ đối với con trong vụ án này.
Ý kiến của anh (chị)?
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Đối với việc giải quyết quan hệ về nợ chung vợ chồng, có ý kiến cho rằng, chưa đủ
cơ sở để Tòa án công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng.
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó hay không?
Tình tiết bổ sung
Trên cơ sở sự thỏa thuận của anh Chiến, chị Định, Tòa án đã ra quyết định công
nhận thuận tình ly hôn giữa chị Định và anh Chiến, trong đó bao gồm cả quyết định về
quan hệ hôn nhân, về con, về tài sản và nợ chung đúng như nội dung trên.
Câu hỏi 9: (1 điểm)
Căn cứ quy định của pháp luật, hãy cho biết Tòa án ra quyết định công nhận thuận
tình ly hôn trong trường hợp này có đúng hay không?
Tình tiết bổ sung
Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, chị Định, anh Chiến vẫn

giữ nguyên các quan điểm. Phía các chủ nợ giữ nguyên yêu cầu đòi nợ. Riêng đại diện ngân
hàng cũng giữ nguyên yêu cầu là chưa buộc vợ chồng anh Chiến, chị Định phải trả nợ
trước thời hạn.
Câu hỏi 10: (1 điểm)
Hãy trình bày những lập luận cơ bản để bảo vệ quyền lợi của chị Định?
Câu 1:
-Giải thích, động viên chị hàn gắn tình cảm gia đình
-Giải thích hậu quả việc ly hôn
-Giải thích quyền lợi, nghĩa vụ của các bên khi giải quyết ly hôn
Câu 2: Đơn xin ly hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Huyện C, ngày tháng năm
ĐƠN XIN LY HÔN
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN C
Nguyên đơn:
-Họ tên:
-Địa chỉ:
Bị đơn:
-Họ và tên:
-Địa chỉ:
Nội dung đơn khởi kiện:
(Nêu tóm tắt lại nội dung vụ việc)
Yêu cầu của nguyên đơn:
Yêu cầu Quý Tòa giải quyết các yêu cầu sau:
-Về hôn nhân: Cho ly hôn
-Về tài sản:
-Về con chung:
Chứng cứ kèm theo:
-Giấy kết hôn

-Giấy tờ về tài sản
-Giấy tờ có liên quan khác…
Rất mong được sự đồng ý của Quý Tòa.
Nguyên đơn
Câu 3:
Vợ chồng cần làm văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, trình
Tòa án xem xét.
Câu 4:
Giấy tờ:
1. Giấy kết hôn
2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu
3. Giấy tờ nhà đất
4. Giấy tờ vay mượn
5. Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản
6. Giấy tờ khác
Câu 5:
Điều 424 BLDS 2005 quy định rất chung chung. Nếu trong hợp đồng
vay có quy định là sẽ chấm dứt hợp đồng khi li hôn thì hợp đồng này sẽ chấm
dứt, Tòa án giải quyết luôn, còn không quy định thì hợp đồng vay này đương
nhiên còn hiệu lực thi hành.
Câu 6:
-Vay bà Tâm nhiều lần 50 triệu không lãi
-Vay ông Bình 10.(x-4) 08 triệu không lãi
(Hai trường hợp này áp dụng k1, điều 477 BLDS 2005)
-Vay ông Dự 10.2.(x-5) 15 triệu 1% lãi
-Vay ông Kiên 10.1.(x-3) 08 triệu 1% lãi
(Hai trường hợp này áp dụng k2, điều 477 BLDS 2005)
Cả 04 trường hợp này: Các bên cần thỏa thuận thống nhất, nếu
không vẫn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Câu 7:

Con của họ đã thành niên, không tàn tật, không bị mất hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự, theo điều 92 Luật HNGĐ 2000 thì họ không có trách
nhiệm nữa. Tuy nhiên, trong bản án ly hôn vẫn phải ghi là con đã thành niên,

Câu 8, và Câu 9: Áp dụng điều 90 Luật HNGĐ về thuận tình ly hôn.
Câu 10:
Lập luận cơ bản bảo vệ chị Định:
-Hôn nhân tự nguyện, có con chung, có tài sản chung
-Nay do mâu thuẫn….
-Mà ai bên đã thuận tình ly hôn, đã thỏa thuận được về con chung và
tài sản chung
> Đề nghị Tòa cho ly hôn.

ĐỀ SỐ 5 (Mã số LS.DS./TN-05-/240)
Mã số: LS.DS/TN-05/240
*
Ngày 2/4/2002, Vợ chồng bà Nguyễn Thị M và ông Phạm Văn P, trú tại số 2, ngõ 16,
Đường Nguyễn Ngọc Nại, quận T, thành phố N và bà Trần Thị T, trú tại 72, Đường
Nguyễn Viết Xuân, quận T, thành phố N có thoả thuận mua bán một căn nhà mái bằng 01
tầng diện tích 80 m
2
trên tổng diện tích 100 m
2
. Người bán là vợ chồng bà M, ông P; người
mua là bà T. Nguồn gốc căn nhà này là do cơ quan quân đội cấp cho vợ chồng bà M và ông
P từ năm 1982. Giá ngôi nhà và đất được hai bên thỏa thuận là 1.700.000.000 đồng (một tỷ
bảy trăm triệu đồng).
Cùng ngày hai bên có làm giấy giao nhận một số tiền là 200.000.000 đồng (hai trăm
triệu đồng) và hẹn khi nào bên mua bàn giao nốt số tiền còn lại thì bên bán sẽ giao nhà.
Việc bàn giao số tiền trên có sự chứng kiến của anh Phan Hồng Vinh, người hàng xóm của

bà T, đồng thời số tiền được giao tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp quận T. Số tiền
cũng được chuyển vào tài khoản cá nhân của bà M tại Chi nhánh ngân hàng này. Giấy giao
nhận không ghi thoả thuận thời gian cụ thể giao nốt tiền mà chỉ thoả thuận khi nào bà T
bán được ngôi nhà của mình tại 343 Bạch Đằng, quận H, thành phố H thì sẽ trả hết cho vợ
chồng bà M.
Theo bà M, sau nhiều lần yêu cầu bà T thanh toán nốt số tiền còn lại thông qua anh
Vinh, nhưng không thấy bà T trả lời. Cho nên, ngày 4/8/2002 bà M làm hợp đồng mua bán
chính ngôi nhà đã thoả thuận bán cho bà T với anh Chu Xuân A với giá 2.000.000.000 đồng
(hai tỷ đồng). Hợp đồng này chưa được công chứng, chứng thực, nhưng hai bên trên thực
tế đã bàn giao nhà ngay sau khi ký hợp đồng. Anh A đã phá ngôi nhà cũ và xây thành 02
căn hộ 04 tầng và lại bán ngay cho 02 chủ khác vào tháng 6/2003 với giá 3.200.000.000
đồng (ba tỷ hai trăm triệu đồng).
Biết được sự việc, bà T đã phản đối vì không nhận được yêu cầu nào của bà M và đề
nghị bà M tôn trọng hợp đồng đã ký kết. Thực tế hai bên cũng làm giấy mua bán, tuy giấy
tờ mua bán chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Bà T cũng đã thanh toán cho
bà M số tiền là 200.000.000 đồng. Nhưng bà M không chấp nhận, vì thực tế bà cũng đã bán
nhà và bàn giao nhà cho người khác từ năm 2002. Ngày 20/5/X Bà T muốn khởi kiện yêu
cầu bà M thực hiện hợp đồng mua bán đã ký kết với bà T.
Bà T nhờ anh (chị) tư vấn.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Theo anh (chị) bà T có nên khởi kiện bà M hay không?
Tình tiết bổ sung
Bà T cho biết sở dĩ có chuyện bà M bán nhà trong suốt thời gian dài như vậy mà bà
không có ý kiến gì vì trong thời gian này bà T không sinh sống ở thành phố N mà đang
sống cùng con trai ở thành phố M. Qua một người quen là anh Vinh, bà T biết vợ chồng bà
M có nhu cầu bán nhà nên thông qua anh Vinh, bà đã thỏa thuận mua nhà với vợ chồng bà
M. Khi mua có viết giấy nhưng trong giấy mua không nói đến thời hạn kết thúc hợp đồng
mua vì thực tế bà T chưa thực sự có nhu cầu về chỗ ở. Bà T cho rằng người có lỗi trong
trường hợp này là vợ chồng bà M, nhưng do nhà đã bán, người mua đã xây nhà mới, đã
chuyển qua nhiều chủ khác nên bà T quyết định yêu cầu bà M trả lại cho mình số tiền đã

giao là 200.000.000 đồng.
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Ngoài số tiền 200.000.000 đồng, bà T có quyền yêu cầu bà M phải chịu khoản tiền
phạt hợp đồng do không thực hiện hợp đồng hay không?
Tình tiết bổ sung
Bà M thừa nhận các nội dung như bà T trình bày, nhưng không đồng ý cho rằng bà
M là người có lỗi. Theo bà M, sau khi nhận tiền của bà T từ tháng 4/2002, bà đã nhiều lần
liên lạc với bà T yêu cầu thanh lý hợp đồng vì vợ chồng bà đang cần tiền nhưng không thấy
bà T trả lời. Trước đó bà M có thỏa thuận miệng với bà T là sau ba tháng, nếu bà T không
trả nốt tiền thì bà M sẽ bán nhà nếu gặp khách. Từ đó đến giờ, bà T mới gặp bà để yêu cầu
đòi nhà thì bà không thể chấp nhận được vì bà M đã bán nhà cho người khác. Bà M đồng ý
sẽ trả lại cho bà T 200.000.000 đồng, nhưng hiện tại số tiền đó được gửi ở ngân hàng chưa
đến kỳ rút tiền và hẹn khi nào đến hạn rút tiền thì sẽ trả dần cho bà T, mỗi lần 30.000.000
đồng. Bà T không đồng ý. Trên thực tế, từ đó đến nay, bà M vẫn chưa trả tiền cho bà T.
Ngày 5/6/X, bà T đã khởi kiện ra Toà án yêu cầu bà M trả lại số tiền 200.000.000 đồng và
bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Anh (chị) hãy giúp bà T làm đơn khởi kiện.
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Xác định những giấy tờ cần thiết kèm theo đơn khởi kiện.
Tình tiết bổ sung
Bà M uỷ quyền cho luật sư Nguyễn Văn K, trưởng Văn phòng luật sư X có trụ sở
tại 90 Tô Hiệu, Quan hoa, quận C. thành phố N. Trong biên bản lấy lời khai lần 2, luật sư
K cho rằng bà T không phải là người trực tiếp giao dịch mua bán với thân chủ của mình.
Do đó, Luật sư đề nghị Toà án xác định nhân thân và tư cách của nguyên đơn, đồng thời
không công nhận chứng cứ do nguyên đơn đưa ra - đó là Giấy biên nhận số tiền
200.000.000 đồng mà nguyên đơn khai rằng là do chính bà M viết.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Theo anh (chị) đề nghị của luật sư K có ý nghĩa gì cho việc bảo vệ quyền lợi của bà
M hay không?

Tình tiết bổ sung
Vì biết được bị đơn có tài khoản cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp Quận T, bà T
muốn đề nghị Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài khoản của bà M.
Mặt khác, bà T cho rằng số tiền trong tài khoản của bị đơn có thể không đủ số tiền để trả
cho bà, nên bà T muốn Tòa án áp dụng thêm biện pháp kê biên tài sản là ngôi nhà mà bà
M đang cư trú.
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Quan điểm của anh (chị) đối với yêu cầu của bà T về việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời?
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Trên cơ sở quan điểm này, hãy giúp bà T làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời?
Tình tiết bổ sung
Quá trình giải quyết, ngoài yêu cầu đòi bà M phải trả lại số tiền 200.000.000 đồng,
bà T còn đề nghị Tòa án giải quyết bồi thường thiệt hại tính theo tỷ lệ số tiền đã giao so với
giá trị nhà đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Đồng thời còn yêu cầu bà M phải trả lãi đối
với số tiền 200.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Yêu cầu của bà T có cơ sở chấp nhận không?
Tình tiết bổ sung
Trong phần mở đầu phiên tòa, sau khi đã kiểm tra căn cước của đương sự, bà M đã
tự ý bỏ về không tiếp tục tham gia phiên tòa mà không nêu ra bất kỳ lý do nào. Hội đồng
xét xử đã hoãn phiên tòa.
Câu hỏi 9: (1 điểm)
Không đồng ý với việc hoãn phiên tòa, anh (chị) phải làm gì?
Tình tiết bổ sung
Tại phiên tòa, bà M không thừa nhận chữ viết và chữ ký của bà trong giấy biên
nhận số tiền 200.000.000 đồng. Hội đồng xét xử công bố biên bản lấy lời khai ngày
11/11/2005, người được lấy lời khai là bà M, trong đó bà M thừa nhận vào khoảng năm
2002, bà có thỏa thuận bán nhà cho bà T và có viết giấy biên nhận số tiền 200.000.000

đồng. Bà M cho rằng, hiện tại bà đã già hiện nay 73 tuổi, trí nhớ không minh mẫn, lúc nhớ,
lúc quên nên đã nhận là có viết giấy biên nhận số tiền của bà T. Thực ra bà không nhận
tiền của bà T và cũng không viết giấy biên nhận. Bà M đề nghị Tòa án cho hoãn phiên tòa
để giám định chữ viết của bà M.
Không đồng ý với yêu cầu của bà M vì cho rằng bà M làm vậy là để cố tình kéo dài
thời gian kết thúc vụ án, kéo dài thời gian phải thanh toán tiền cho bà T nên đề nghị Tòa
án không chấp nhận yêu cầu của bà M.
Câu hỏi 10: (1 điểm)
Hãy trình bày lập luận của mình tại phiên tòa về vấn đề trên
Câu 1:
Bà T không nên khởi kiện vì:
-Hợp đồng mua bán nhà không có công chứng -> vô hiệu về hình
thức -> Xử lý vô hiệu: Các bên trả lại những gì đã nhận, bà T chỉ nhận được
200.000.000 đồng (Nếu bà T chứng minh được bà k có lỗi thì mới được bồi
thường. Mà để chứng minh được, đây là điều khó).
-Bà M đã bán nhà, nhà này bị đập bỏ, xây thành 02 nhà mới, lại
được bán cho 02 chủ mới, nghĩa là không còn nhà để bán cho bà T nên bà T
không thể yêu cầu bà M tiếp tục bán cái nhà không còn tồn tại
-Việc kiện tụng tốn thời gian, công sức, tiền bạc,…Tốt nhất bà T nên
thương lượng để lấy lại tiền
Câu 2:
Bà T không thể phạt vi phạm hợp đồng:
-Có hợp đồng đâu mà đòi phạt?
-Sự vi phạm hình thức hợp đồng có cả lỗi của bà T
-Việc mua bán nhà đã vô hiệu
-Hơn nữa, nếu giả sử có hợp đồng hợp pháp, mà 02 bên không thỏa
thuận việc phạt ghi trong hợp đồng thì cũng pó tay, không thể đương nhiên
phạt vi phạm hợp đồng
Áp dụng điều 410, 422 BLDS 2005.
Câu 3: Đơn khởi kiện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Quận T, ngày tháng năm
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN T
Nguyên đơn:
-Họ tên: Bà T
-Địa chỉ:
Bị đơn:
-Họ và tên: Bà M
-Địa chỉ:
Nội dung đơn khởi kiện:
(Nêu tóm tắt lại nội dung vụ việc)
Yêu cầu của nguyên đơn:
Yêu cầu Quý Tòa buộc bị đơn trả nợ gố là 200.000.000 đồng và bồi
thường thiệt hại……
Chứng cứ kèm theo:
-Hợp đồng vay
-Giấy tờ khác
Rất mong được sự đồng ý của Quý Tòa.
Nguyên đơn
Câu 4:
Các giấy tờ gồm:
1. Giấy tay vay tiền
2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu
3. Sự xác nhận của người làm chứng
4. Thư từ trao đổi,…
Câu 5:
Luật sư K được bà M ủy quyền muốn:
-Xác định bà T không phải là nguyên đơn >ông Vinh sẽ là nguyên

đơn
-Giấy biên nhận là giả giám định
Cách này có thể làm cho vụ việc kéo dài, bà M được chiếm dụng tiền
của bà T lâu hơn, gây nhiều khó khăn cho bà T
Câu 6:
Yêu cầu này là chấp nhận được. Áp dụng theo quy định tại điều 99,
khoản 10, 11 điều 102 BLDS 2005.
Câu 7:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Quận T, ngày tháng năm
ĐƠN
YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN T
Kính thưa Quý Tòa,
Tôi tên: T
Địa chỉ:
Là bị đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tiền được Tòa án thụ
lý số…………………
Bị đơn trong vụ án này là………………. Bà M thiếu tôi………….
Được biết bà M có……………
Theo qui định của pháp luật, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của tôi cũng như để vụ án được giải quyết thuận lợi, mau chóng, tôi kính đề
nghị Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT đối với bà M bao gồm:
-Biện pháp phong tỏa nhà………………
-Biện pháp phong tỏa tài khoản…………
Rất mong được sự đồng ý của Tòa án. Tôi thành thật cảm ơn.
Người làm đơn (nguyên đơn)
Bà T
Câu 8:

Bà T yêu cầu bà M:
-Trả 200.000.000 đồng: chấp nhận được
-Bồi thường thiệt hại: Nếu có thiệt hại và chứng minh được
-Lãi của 200.000.000 đồng: Không chấp nhận, do hợp đồng vô hiệu,
chỉ trả lại tiền đã trao
Câu 9:
Không có cơ sở hoãn. Áp dụng khoản 1 điều 208 và điều 200
BLTTDS.
Câu 10:
Áp dụng điều 91 BLTTDS, sự giám định là cần thiết để làm sáng tỏ
vụ án.

ĐỀ SỐ 6 (Mã số LS.DS/TN-06/240)
Mã số: LS.DS/TN-06/240
*
Vào lúc 19h10 ngày 19/2/X, tại đường Quốc Phòng thuộc thôn 4 Điện Dương, huyện
Đ, tỉnh H giữa xe môtô do Trần Văn Công điều khiển với xe môtô do Nguyễn Văn Vinh
điều khiển chở phía sau cháu Nguyễn Quang 5 tuổi và Nguyễn Thị Ba. Hậu quả là cả ba
người trên xe của Vinh đều bị thương nặng.
Diễn biến như sau: Tối hôm đó, Công đi mua thức ăn cho tôm. Sau khi mua xong
thức ăn cho tôm, Công điều khiển xe môtô chạy về hướng thôn 5 Điện Dương, đoạn đường
quốc phòng rộng 3m và dọc 2 bên đường là khu vực dân cư, Công cho xe chạy với tốc độ
55km/h (lời khai của Công). Khi đến đoạn đường chợ chiều thuộc thôn 4 xã Điện Dương,
Công phát hiện hướng ngược chiều có xe môtô do Nguyễn Văn Vinh điều khiển chở phía
sau là Nguyễn Quang 5 tuổi và Nguyễn Thị Ba đang chạy đến nhưng chạy giữa đường.
Thấy vậy, Công lấn trái và bọc qua bên phải xe môtô ngược chiều để tránh. Khi bọc qua
phải thì va vào dọc theo bên phải xe ngược chiều nên làm cho xe của Vinh ngã qua trái và
nằm gần giữa đường bên phải theo hướng đi của Vinh, còn xe của Công điều khiển chạy
luôn về phía trước và đâm qua bên trái đường dài 20m10 mới nằm lại. Qua hiện trường để
lại có nhiều mảnh vỡ nhựa của đèn, yếm xe bị bể và điểm cày xước của xe của Vinh điều

khiển, vị trí này cách mép đường bên trái hướng đi xe của Vinh là 1m70, cũng như biên
bản khám hai xe đều thấy hai xe bị bể các dụng cụ như trên. Xác minh các mảnh vỡ của xe
cho thấy đó là điểm va chạm của xe.
Hậu quả của tai nạn:
- Trần Văn Công: Gãy xương đùi trái đoạn 1/3 trên, gãy đầu trên xương chày phải
phức tạo, kèm gãy xương mác, gãy 1/3 dưới xương quay tay phải, gãy các xương bàn tay
2,3,4,5 và xương đốt một ngón 3 bàn tay phải. Đã được giám định thương tích là 50%.
- Nguyễn Văn Vinh: Gãy kín đầu dưới xương mác chân phải được giám định
thương tích là 9%.
- Nguyễn Thị Ba: Gãy kín đi lệch đoạn 1/3 dưới xương cánh tay phải, gãy đầu dưới
xương quay tay phải được giám định thương tích là 28%.
Riêng cháu Quang năm tuổi may mắn không bị sao.
Cơ quan công an đã kết luận:
“Căn cứ vào hiện trường để lại, các dấu vết để lại trên hai xe và tài liệu trong hồ sơ thì
nguyên nhân của tai nạn là do:
- Trần Văn Công điều khiển xe môtô chạy vượt quá tốc độ cho phép và chạy lấn sang
phần đường bên trái nên đã va vào xe môtô ngược chiều để xảy ra tai nạn.
- Đối với Nguyễn Văn Vinh trong vụ tai nạn này không có lỗi vì Vinh đã đi đúng phần
đường quy định. Riêng bản thân không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo
Nghị định 39/CP của Chính phủ.
Như vậy, hành vi của Trần Văn Công đã vi phạm khoản 1 Điều 9 Luật giao thông
đường bộ Việt Nam đã được Quốc hội khoá 9 Kỳ họp thứ X thông qua ngày 29/6/2001, nhưng
vì thương tích của người bị hại còn thấp chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với Trần Văn Công.
Do đó công an huyện Đ xử lý hành chính đối với Trần Văn Công. Về trách nhiệm dân
sự thì bản thân Công có trách nhiệm bồi thường cho bên bị hại theo chứng từ hợp lệ, do hai
bên thỏa thuận hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Kết luận điều tra của cơ quan công an đã được thông báo tới các đương sự.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Hồ sơ vụ tai nạn có được cơ quan công an chuyển sang để Toà án giải quyết về trách

nhiệm bồi thường dân sự hay không?
Tình tiết bổ sung
Sau khi được cơ quan thông báo, gia đình người bị hại đã làm đơn khởi kiện Trần
Văn Công ra Toà án.
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Những người bị hại có thể làm chung một đơn khởi kiện hay mỗi người phải làm
riêng một đơn khởi kiện?

×