Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đầu tư phát triển nông nghiệp Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.46 KB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




PHẠM ĐĂNG KHOA





ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BÌNH ĐỊNH





Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05





TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ







Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG







Người hướng dẫn khoa học
:
TS. NGUYỄN HIỆP





Phản biện 1:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn


Phản biện 2:
TS. Hồ Kỳ Minh





Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận
văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế
họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
22
tháng 10 năm 2014.





Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - H
ọc liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế nông nghiệp luôn góp phần vào sự phát triển ổn định,
giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm việc làm và thu nhập
cho đông đảo lao động nông thôn. Không chỉ là lực đỡ quan trọng
mỗi khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn mà nông nghiệp còn
có đóng góp lớn cho công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam. Đẩy mạnh
các giải pháp để thu hút đầu tư, góp phần phát triển nền nông nghiệp
một cách bền vững là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu về đầu tư và tìm ra những giải pháp để thu hút vốn
đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong những vấn đề trọng
tâm của tỉnh Bình Định và luôn được quan tâm chú ý. Trên cơ sở

nghiên cứu về tình hình đầu tư nông nghiệp Bình Định trong thời
gian qua,về những phương hướng và giải pháp cho đầu tư trong thời
gian tới, cũng như muốn đóng góp một phần vào công cuộc đầu tư
ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định, tôi quyết định chọn đề tài nghiên
cứu: “Đầu tư phát triển nông nghiệp Bình Định” làm đề tài tốt nghiệp
thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
việc đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về đầu tư phát triển nông
nghiệp Bình Định trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp
tỉnh Bình Định hiệu quả trong thời gian tới.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển nông nghiệp Bình Định.
2
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Bình Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp - Phương pháp phân
tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc,
- Phương pháp so sánh,
- Phương pháp phân tích,
- Phương pháp tổng hợp,
- Các phương pháp khác…
5. Bố cục của đề tài
Ngoài mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia thành các chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển ngành
nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Bình
Định những năm gần đây.
Chương 3: Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển
nông nghiệp tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Nông nghiệp và vai trò của Nông nghiệp
a. Nông nghi
ệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
3
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật
nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
b. Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế
- Cung cấp lương thực thực phẩm
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế
- Tạo vốn, lao động và thị trường
1.1.2. Bản chất và đặc điểm của Đầu tư phát triển nông
nghiệp
a. Khái niệm đầu tư phát triển nông nghiệp
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ vốn
để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế

làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác.
Đầu tư phát triển nông nghiệp là việc tiến hành thực hiện một
chuỗi các hoạt động chi tiêu, hao phí các nguồn lực và trí tuệ… để
nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả nông nghiệp.
b. Đặc trưng đầu tư phát triển trong nông nghiệp
Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh huởng nhiều của
các điều kiện tự nhiên.
Khí hậu có ảnh hưởng mạnh tới kết quả của sản xuất nông
nghiệp hay kết quả đầu tư.
Rất nhiều hoạt động đầu tư trong nông nghiệp phải nghiên cứu
thời điểm đầu tư và chọn khu vực điểm điểm đầu tư.
Đầu tư trong nông nghiệp đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn,

độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các
ngành, lĩnh vực khác.
Đầu tư trong nông nghiệp có độ rủi ro cao, đây là vấn đề thiệt
4
thòi cho nông nghiệp.
1.1.3. Vai trò của đầu tư đối với phát triển nông nghiệp
- Đầu tư tạo cho nông nghiệp một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện
đại và có qui hoạch, tập trung.
- Trong thế giới hiện nay, một nền nông nghiệp hiện đại, có
năng suất, hiệu quả cao khi nó được cơ giới hoá, công nghiệp hoá
một cách cao độ.
- Đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra
cho nông nghiệp những giống cây trồng vật nuôi mới hiệu quả hơn.
- Đầu tư là đã góp phần tạo ra cho nông nghiệp một lực lượng
lao động hùng hậu có tay nghề chuyên môn và trình độ kĩ thuất cao.
- Đầu tư góp phần tạo cho nông nghiệp một cơ cấu trồng trọt
và chăn nuôi hợp lí hơn với tỷ trong chăn nuôi chiếm ngày càng cao

trong tổng giá trị ngành nông nghiệp.
1.2. NỘI DUNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Lựa chọn mục tiêu và định hướng đầu tư phát triển
nông nghiệp
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu. Cần rà soát, lựa chọn
mục tiêu và định hướng ĐTPTNN phù hợp với yêu cầu phát triển thị
trường hàng hóa nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2.2. Tổ chức huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp
a. Vốn hay còn gọi là nguồn lực tài chính được thừa nhận như
là trung tâm của quá trính sản xuất vật chất trong mọi xã hội.
- Thúc đẩy sự hình thành thị trường tài chính ở nông thôn.
- Góp ph
ần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn.
- Thúc đầy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển.
- Thúc đẩy quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
5
- Thúc đẩy phát triển ngành nghề truyền thống, tạo việc làm
cho người lao động.
b. Vốn đầu tư được huy động, hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau và có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại. Tuy
nhiên, chúng đều được hình thành trên cơ sở huy động các nguồn lực
trong và ngoài nước.
• Nguồn vốn trong nước:
• Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1.2.3. Phân bổ các nguồn vốn đầu tư phát triển nông
nghiệp
Khi vốn không được bố trí, phân bổ hợp lý, đầy đủ sẽ dẫn đến
những hạn chế sau:
Một là, thiếu vốn đầu tư, nên cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ

sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
Hai là, do hạn chế của việc thiếu vốn đầu tư nên việc mở rộng
các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó
khăn và diễn ra chậm chạp.
Ba là, nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp dồi dào,
nhưng trình độ thấp.
Bốn là, thiếu vốn để phát triển, nông dân nước ta vẫn là tầng
lớp nghèo nhất trong xã hội.
Năm là, chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa đạt yêu cầu và
sức cạnh trạnh thấp trên trường quốc tế.
1.2.4. Triển khai các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp
- Đối với ngành trồng trọt và chế biến nông sản
-
Đối với ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi
- Đối với ngành trồng rừng – chế biến gỗ
- Đối với ngành thủy sản
6
1.2.5. Quản lý giám sát hoạt động đầu tư
• Mục tiêu của quản lý đầu tư được xem xét dưới hai góc độ:
- Về vĩ mô: Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của
chiến lược phát triển ngành trong từng thời kỳ nhất định; Huy động
tối đa và sự dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước;
- Về vi mô: Đó là việc đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao
nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất trong một giai đoạn nhất định.
• Các nguyên tắc quản lý đầu tư bao gồm các nguyên tắc sau:
- Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị, kinh tế; kết hợp hài hòa
giữa hai mặt kinh tế, xã hội.
- Tập trung dân chủ:
- Đòi hỏi mỗi ngành kinh tế phải được đặt dưới một sự lãnh
đạo thống nhất của nhà nước

- Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương, vùng
lãnh thổ
- Kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
- Tiết kiệm và hiệu quả
- Phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng
1.3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.3.1. Kết quả của hoạt động đầu tư
Kết quả của hoạt động đầu tư được thực hiện ở khối lượng quy
mô vốn đầu tư được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động
hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm.
a. Quy mô khối lượng vốn đầu tư thực hiện
b. Tài s
ản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ
tăng thêm

7
1.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư
a. Khái niệm:
• Hiệu quả tải chính (E
tc
) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp
ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và
nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng cho các chu
kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung.
• Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi
ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh
tế xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội

• Các tiêu chuẩn đánh giá
Để xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội, phải
dựa vào các tiêu chuẩn: Nâng cao mức sống của dân cư ; Phân phối
lại thu nhập ; Gia tăng số lao động có việc làm ; Tăng thu và tiết
kiệm ngoại tệ ;
• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư ở
tầm vĩ mô
- Tổng giá trị sản xuất (GO)
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- Chỉ tiêu số lao động có việc làm
- Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc
vùng lãnh thổ.
- Chỉ tiêu ngoại hối ròng
- Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế
c. Ngoài ra, có th
ể sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích
hiệu quả của các hoạt động đầu tư nông nghiệp:
- Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầu tư
8
thực hiện của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
- Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầu tư
- Chỉ tiêu tỷ lệ GDP/GO
- Chỉ tiêu tình hình thực hiện vốn đầu tư
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.4.1. Thực trạng ngành nông nghiệp địa phương
1.4.2. Tiềm năng phát triển nông nghiệp địa phương
1.4.3. Hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp
1.4.4. Năng lực các bên hữu quan trong phát triển nông nghiệp
1.4.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH ĐỊNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH
ĐỊNH
2.1.1. Những tiềm năng về điều kiện tự nhiên và chính trị
xã hội cho hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh
Bình Định
a. Những tiềm năng về điều kiện tự nhiên
b. Về vị trí địa lý
c. Về đặc điểm khí hậu
d. Về đất đai (thổ nhưỡng)
e. V
ề tài nguyên nước
g. Về dân số
h. Về chính trị xã hội
9
2.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư cho phát triển
ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định
Bình Định đang là tỉnh mà phần lớn dân số đang sống ở nông
thôn và hơn nữa số lao động toàn tỉnh đang hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp là vô
cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với tỉnh.
Bảng 2.1: Tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng sản
phẩm toàn tỉnh (theo giá so sánh 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
2009 2010 2011 2012 2013
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 7572 9129 12657 13774

GDP toàn tỉnh

21735 26396 35297 41016
Tỷ lệ 34.8% 34.6% 35.9% 33.6%
(Nguồn: Theo niên giám thống kê Bình Định)
Nhận xét:
Qua hai bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho ta thấy tỷ lệ lao động
trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ
lệ cao trong tổng nguồn lao động của tỉnh (mỗi năm chiếm hơn 50%
tổng số lao động). Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội
tương đối nhanh. Ngoài ra tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp
vào tổng sản phẩm toàn tỉnh tuy có giảm nhưng cũng đóng góp
không nhỏ trong tổng GDP toàn tỉnh.
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Thực trạng mục tiêu và định hướng đầu tư phát
triển nông nghiệp
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã
ti
ến hành tập trung xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể
ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
10
2020; quy hoạch phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020; quy
hoạch phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020; quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thủy sản Bình Định đến năm 2020; quy hoạch
chuyên ngành cây mía giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030; quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020; quy hoạch Bảo tồn
khu rừng đặc dụng An Toàn giai đoạn 2011 - 2020
Về các dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp Bình Định, hiện
nay tỉnh đã xây dựng xong danh mục mục dự án kêu gọi đầu tư vào
nông nghiệp cho giai đoạn 2015 - 2020. Tổng cộng có 13 dự án với

tổng mức đầu tư 3.803 tỷ đồng cho giai đoạn 2015 - 2020, trong đó:
- Lĩnh vực trồng trọt: 05 dự án; tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng
- Lĩnh vực chăn nuôi: 02 dự án; tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng
- Lĩnh vực Lâm nghiệp: 02 dự án; tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng
- Lĩnh vực thủy sản: 04 dự án; tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng
2.2.2. Thực trạng tổ chức huy động vốn đầu tư phát triển
nông nghiệp
Từ năm 2009 đến năm 2013, tổng nguồn vốn đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn là 8.038,3 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách Trung ương : 6.274,9 tỷ đồng
+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia : 2.690,3 tỷ đồng
+ Vốn ngân sách tỉnh : 1.415,4 tỷ đồng
+ Vốn tín dụng : 226,6 tỷ đồng
+ Vốn đầu tư của DNNN : 52,3 tỷ đồng
+ Vốn nước ngoài : 86 tỷ đồng
+ Vốn khu vực dân góp và các thành phần kinh tế: 1.814,3 tỷ đồng
Các ngu
ồn vốn trên đã được bố trí trong kế hoạch hàng năm và
đã thực hiện giải ngân đúng tiến độ.
Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn Bình Định vẫn chưa có dự án
11
FDI nào có quy mô lớn, công nghệ cao, có khả năng thúc đẩy sự phát
triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đa số dự án FDI thuộc lĩnh
vực công nghiệp có quy mô nhỏ, dây chuyền thiết bị, công nghệ
cũng thuộc dạng trung bình…
Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, việc
thu hút ĐT cần phải được tăng cường hơn nữa.
2.2.3. Thực trạng phân bổ các nguồn vốn đầu tư phục vụ
phát triển nông nghiệp
a. Nguồn vốn trong nước

Tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn ĐTPTNN có xu hướng
tăng, giai đoạn 2009 – 2011 là 96%, đến năm 2012, 2013 là 98%.
• Thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
- Cân đối ngân sách do địa phương quản lý:
Trong giai đoạn 2009 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) bình quân hàng năm khá cao, đạt 10.1%, cao hơn bình quân
chung cả nước.
Tỷ trọng vốn ĐTPTNN trong tổng chi phí đầu tư phát triển từ
ngân sách nhà nước có xu hướng tăng lên cùng với việc tăng nguồn
thu. Năm 2013, vốn chi ĐTPTNN ước đạt 324,92 tỷ đồng, chiếm
23,3% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, gấp hơn 3,6 lần so
với năm 2009. Tuy nhiên, mức chi ngân sách cho ĐTPTNN còn thấp
so với nhu cầu vốn.
- Vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn:
Vốn ngân sách trung ương đầu tư cho phát triển nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh những năm qua liên tục tăng mạnh qua các năm.
T
ổng vốn đầu tư giai đoạn 2009 -2011 đạt 783,8 tỷ đồng, chiếm 39%
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đến năm 2013 đạt 1717,2 tỷ
đồng gấp 2,2 lần vốn ĐTPTNN của giai đoạn 2009 -2011. Nguồn
12
vốn này chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi lớn, đê trung ương,… và đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn để tạo
ra động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
• Thu hút vốn đầu tư tín dụng ngân hàng:
Huy động vốn tín dụng cho đầu tư phát triển có tốc độ tăng
trưởng khá, giai đoạn 2009 - 2011 đạt bình quân 18.1%/năm.
Riêng vốn tín dụng ngân hàng cho ĐTPTNN giai đoạn 2009 -
2011 đạt 70,3 tỷ đồng, chỉ chiếm …% vốn tín dụng cho đầu tư phát
triển, chiếm 3,5% trên tổng vốn ĐTPTNN; năm 2012 đạt 56,6 tỷ

đồng, chiếm 6% vốn ĐTPTNN; tương tự, năm 2013 đạt 99,6 tỷ
đồng, chiếm 3%; ước 2014 chỉ đạt 58,5 tỷ đồng, chiếm 2%.
• Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh giảm nhanh chóng trong những năm vừa qua nên huy động cho
đầu tư phát triển từ khu vực này rất hạn chế. Giai đoạn 2009 - 2013
đạt 20,1 tỷ, chiếm 1% vốn ĐTPTNN; năm 2012 đạt 18,9 tỷ đồng,
chiếm 2%; năm 2013 đạt 13,3 tỷ đồng, chiếm 0,4% và ước năm 2014
đạt 11,7 tỷ đồng, chiếm 0,4%. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư sửa
chữa nâng cấp các công trình thủy lợi, sản xuất giống, nuôi trồng
thủy sản,…
• Thu hút vốn đầu tư từ các khu vực dân cư và các thành phần
kinh tế: Tổng vốn huy động khu vực dân cư và các thành phần kinh
tế cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2011 đạt 649,1 tỷ
đồng, chiếm 32,3% tổng vốn ĐTPTNN; năm 2012 đạt 368 tỷ đồng,
chiếm 39%; năm 2013 đạt 797,2 tỷ đồng, chiếm 24% và ước thực
hi
ện 2014 đạt 672,8 tỷ đồng, chiếm 23%.
b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Mặc dù có nhiều lợi thế về tự nhiên và nguồn lực nhưng tính
13
đến trước năm 2001 trên địa bản tỉnh chưa thu hút được nguồn vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Đến giữa năm 2001, nhờ công tác
thu hút các nguồn vốn nước ngoài bắt đầu được chú trọng nên đến
hết năm 2013 toản tỉnh có 53 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép
đầu tư, trong đó ngành nông nghiệp có 14 dự án (13 dự án ODA, 1
dự án FDI). Kết quả thu hút được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Định
ĐVT: tỷ đồng
Tổng số

Tỷ
trọng (%)
Tổng số
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số
595 100 1051 100 2183 100
Gồm:
- Nguồn FDI 67 11.18 223 21.2 1455 66.67
- Vốn ODA 468 78.62 700 66.6 605 27.7
- NGO 61 10.2 128 12.2 160 7.33
Trong đó:
Nông, lâm,
ngư nghiệp 14 100 15.2 100 31.4 100
Gồm:
- Nguồn FDI 15 48
- Vốn ODA
14 100 15.2 100 16.4 52
Nguồn: Sở NN&PTNT
TH giai đoạn 2009
- 2011
TH năm 2012 TH năm 2013
Vốn đầu tư
nước ngoài


Ngoài ra, nếu xét trong nội bộ ngành nông nghiệp, qua số liệu
trong bảng 2.3. ta thấy, vốn đầu tư phát triển chủ yếu tập trung vào
xây dựng các công trình thủy lợi và có chiều hướng tăng rõ rệt qua
các năm; vốn đầu tư cho thủy lợi giai đoạn 2009 - 2011 đạt 1256 tỷ
đồng, chiếm 62,5% vốn ĐTPTNN; đến năm 2013 đạt 2238,8 tỷ
đồng, chiếm 67,4% và bằng gần gấp 2 lần ĐTPTNN cả giai đoạn
2009 - 2011; ước thực hiện năm 2014 đạt khoảng 1977,3 tỷ đồng,
chiếm 67,6%. Trong khi đó, vốn đầu tư cho lâm nghiệp, thủy sản và
các l
ĩnh vực khác chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Tổng vốn đầu tư phát
triển lâm nghiệp giai đoạn 2009 - 2011 đạt 180,9 tỷ đồng, chiếm 9%;
14
thủy sản đạt 168,8 tỷ đồng, chiếm 8,4%; trạm trại nông nghiệp đạt
367,8 tỷ đồng, chiếm 18,3%; nước sạch 38,2 tỷ đồng, chiếm 1,9%.
2.2.4. Thực trạng công tác triển khai các dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
a. Kết quả phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
Tính đến năm 2013, toàn tỉnh có 22.872 cơ sở sản xuất công
nghiệp ở nông thôn, tăng 4.054 cơ sở so với năm 2008. Đến nay,
toàn tỉnh có 66 làng nghề được công nhận theo Nghị định
66/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Số làng nghề được quy hoạch phát
triển đến năm 2020 là 38 làng nghề, trong đó có 05 làng nghề gắn
với phát triển du lịch.
Dịch vụ ở nông thôn đang được tăng cường nhanh về tốc độ
phát triển, tạo ra thành quả bước đầu về kết quả của sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn.
b. Kết quả đầu tư nâng cấp hạ tầng phục vụ trực tiếp nông
nghiệp; các cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật; cơ sở chế biến
bảo quản phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp
- Về lĩnh vực thủy lợi: Giai đoạn 2006-2013, đầu tư cho nông

nghiệp, nông dân và nông thôn về lĩnh vực thủy lợi đã góp phần đưa
số lượng, khối lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh
tăng lên.
- Về cơ sở hạ tầng dịch vụ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
+ Giai đoạn 2006-2013, trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở sản
xuất giống cây trồng cấp tỉnh và 72 HTXNN thuộc 9 huyện và TP
Quy Nhơn đang sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng trên
địa bàn tỉnh; có 03 cơ sở nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống vật nuôi;
+ Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 43 đơn vị sản xuất, cung ứng
15
giống cây lâm nghiệp và 01 Trung tâm giống thủy sản thuộc tỉnh với
02 cơ sở nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất và chuyển giao TBKT
giống thủy sản, …
c. Kết quả đầu tư nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, khoa học,
kỹ thuật phục vụ nông-lâm-ngư nghiệp
Tính đến nay có 4 dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ nông-lâm-ngư nghiệp với tổng mức vốn đầu tư
19.689.913.024 đồng.
d. Kết quả đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến, bảo quản phục vụ
nông-lâm- ngư nghiệp
Những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích
nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản phục vụ nông-
lâm-ngư nghiệp.
e. Kết quả đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng theo tiêu chí nông
thôn mới
g. Kết quả đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao năng
lực phòng chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu
Đã xây dựng hoàn chỉnh 160 km đê kè chống lũ lụt và sạt lở;
bảo đảm an toàn 161 hồ chứa nước, sửa chữa nâng cấp 19 hồ chứa

nước; bảo vệ và trồng mới 222.340 ha rừng đầu nguồn, 150 ha rừng
ngập mặn, độ che phủ đạt 48,7 %.
h. Kết quả thực hiện chương trình dự án trọng điểm trong
đầu tư phát triển nông nghiệp
Trong những năm qua tỉnh Bình Định đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong ĐTPTNN.

Đề án chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng để đạt hiệu quả
cao trong giai đoạn 2008-2013
• Đề án phát triển chăn nuôi – thủy sản theo hướng tập trung
16
nâng cao chất lượng – quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường
2.2.5. Thực trạng công tác quản lý, giám sát hoạt động đầu tư
- Nguồn lực đầu tư của tỉnh chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách
tỉnh, ngân sách TW bổ sung có mục tiêu cho tỉnh và ngân sách các
địa phương và đóng góp của nhân dân.
- Việc quản lý vốn đầu tư thực hiện các quy định hiện hành
của nhà nước.
- Đánh giá:
* Mặt tích cực đã thực hiện được:
+ Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Bộ,
Ngành TW đã kịp thời hỗ trợ vốn đầu tư cho việc thực hiện các
Chương trình, dự án của ngành Nông nghiệp & PTNT
+ Từng bước cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và
trang thiết bị của các cơ quan, đơn vị trong ngành
+ Năng suất, chất lượng hàng hóa nông, lâm,thủy sản ngày
càng tăng
+ Từng bước xoá đói giảm nghèo đời sông một bộ dân cư
vùng sâu, vùng xa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, cải thiện
chất lượng cuộc sống, …

+ …
* Mặt chưa làm được:
+ Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách khuyến khích DN
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hạn chế,
+ Nguồn vốn hỗ trợ thấp, chưa đáp ứng nhu cầu XD phát triển
+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát
tri
ển SX trong tình hình mới.
+ Hệ thống điện nông thôn phần lớn xuống cấp không đạt tiêu
chí theo tiêu chí Bộ tiêu chí quốc gia về hệ thống lưới điện nông thôn
17
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.1. Các kết quả đạt được
- Cơ cấu nội bộ ngành có những chuyển biến tích cực theo
hướng sản xuất hàng hóa, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt;
tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ. Năng suất các loại
cây trồng tăng cao qua các năm, trong đó năng suất cây lúa đều đạt
năm sau cao hơn năm trước;
- Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
tiếp tục có nhiều tiến bộ và đạt hiệu quả.
- Những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích
nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản phục vụ nông -
lâm - ngư nghiệp
- TW và UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản để thực hiện
chính hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý, tạo các điều
kiện để hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm bớt khó khăn cho nông dân
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát
triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
a. Những hạn chế
- Giai đoạn 2009 - 2013, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp Bình

Định chỉ đạt 6274,9 tỷ đồng, bằng 12,9% tổng vốn đầu tư của nền kinh
tế (48465,8 tỷ đồng), quá thấp so với mức bình quân của cả nước.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý
- Đầu tư vào khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
chưa được quan tâm đúng mức
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn nhiều yếu kém
- Ch
ất lượng sản xuất của ngành nông nghiệp còn thấp
b. Nguyên nhân của những hạn chế
- Đất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán là trở ngại lớn nhất cho sự
18
phát triển nông nghiệp Bình Định
- Những khó khăn tử phía nguồn lao động phục vụ sản xuất
nông nghiệp
- Sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản thấp và không ổn
định
- Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của nông nghiệp.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. CÁC CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp đến năm 2020
3.1.2. Phương hướng và các mục tiêu phát triển nông
nghiệp những năm tới
a. Phương hướng
b. Các mục tiêu chủ yếu năm 2020.
3.1.3. Dự báo sự thay đổi các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển nông nghiệp Bình Định

a. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020
- Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 13-14%,
- Thời kỳ 2016-2020 mức tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 15%
-…
b. Dự báo dân số, lao động, thu nhập và đô thị hóa
- Dự báo, tốc độ tăng dân số khoảng 0,9% giai đoạn 2011-2015
và 0,6% giai
đoạn 2016-2020, quy mô dân số Bình Định đến năm
2015 khoảng 1,558 triệu người, năm 2020 khoảng 1,605 triệu người.
- Cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch nhanh để đáp ứng nhu cầu
19
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- GDP/người của tỉnh Bình Định đến năm 2015 khoảng 2.000
USD và năm 2020 khoảng 4.000 USD.
- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh dự kiến đạt khoảng 35% vào năm
2015 và khoảng 52% vào năm 2020.
c. Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn năm
2015 và 2020
Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa
bàn tỉnh
Dự báo các năm
TT Chỉ tiêu Năm 2010
2015 2020
Dân số (người) 1.489.700

1.558.000

1.605.000

1 Thóc để chế biến gạo (tấn) 432.968


426.440

413.600

2 Ngô (tấn) 36.787

44.332

52.022

3 Rau các loại (tấn) 171.269

183.336

189.901

4 Quả các loại (tấn) 104.246

137.498

146.070

Nguồn:Bộ Nông nghiệp và PTNT - Quy hoạch tổng thể nông nghiệp cả nước
d. Dự báo thị trường tiêu thụ một số sản phẩm trồng trọt chủ yếu
e. Dự báo về các tiến bộ khoa học và công nghệ có thể áp dụng
g. Dự báo về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển trồng trọt
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.2.1. Xác định mục tiêu và định hướng đầu tư phù hợp

Quy hoạch là công cụ định hướng phát triển không gian của
Nhà nước đối với hoạt động đầu tư
a. Về trồng trọt
-
Đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp, nông thôn và xóa đói, giảm nghèo ở mỗi địa phương.
- Đầu tư phát triển sản xuất trồng trọt trên cơ sở khai thác tối
20
đa lợi thế về đất đai, khí hậu, kết cấu hạ tầng ; gắn kết chặt chẽ với
công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung, ưu tiên phát triển các loại cây nguyên liệu
phục vụ chế biến.
- Đầu tư phát triển sản xuất trồng trọt phải theo chiều sâu, tăng
giá trị gia tăng và bền vững
- …
b. Về chăn nuôi
- Tỉnh cần tận dụng tối ưu các tiềm năng, lợi thế, huy động tối
đa các nguồn lực, để phát huy vai trò của ngành sản xuất chính trong
nông nghiệp Bình Định.
- Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại
trong chăn nuôi, gia trại, trang trại công nghiệp,…
- Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán ở hộ gia
đình sang chăn nuôi trang trại - gia trại với quy mô hợp lý
- Từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi
giá trị gia tăng, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn
nuôi, người chế biến và người tiêu thụ, …
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn
nuôi theo hướng trang trại, gia trại - công nghiệp;…
- …
c. Về thủy sản

- Phát huy lợi thế phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất
hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội
nhập kinh tế quốc tế;
-
Đầu tư phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền
vững
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng
21
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.2.2. Thúc đẩy và hợp lý hóa hoạt động huy động vốn đầu tư
*Đối với nguồn vốn trong nước:
Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tạo động lực thu hút các
nguồn vốn của nhân dân, tăng thêm niềm tin cho nông dân khi thực hiện
các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Hiện nay lượng vốn đầu tư
còn thấp, ở mức 1,3 – 1,5%/ngân sách; cần tăng lên 2,5 – 3%.
Cần tạo cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ nông dân và
doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Đó là những ưu tiên
về thuế, đất đai, hỗ trợ sản xuất… nhằm giảm bớt những rủi ro vào
lĩnh vực này.
*Đối với nguồn vốn nước ngoài.
- Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Cần hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích FDI vào
ngành chế biến nông, lâm sản, trồng rừng – chế biến gỗ, chăn nuôi -
sản xuất thức ăn gia súc
- Về thu hút vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các
nguồn vốn khác
Đối với các dự án được bố trí vốn đề nghị các chủ đầu tư cần
sớm hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
để giải ngân.
Đối với dự án đã được Chính phủ chấp nhận đưa vào danh

mục vận động các nhà tài trợ, các chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ
và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ để hoàn chỉnh hồ sợ theo yêu cầu
của nhà tài trợ.
Ngoài ra t
ỉnh cần tạo môi trường thuận lợi để tranh thủ khai
thác các dự án của các tổ chức phi chính phủ.

22
3.2.3. Phân bổ hợp lý các nguồn vốn đầu tư
Tăng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho ngành nông nghiệp
tương xứng với vai trò, vị trí và đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng của
ngành. Đầu tư cho cho công nghiệp phục vụ nông nghiệp sản xuất
phân bón.
a. Về Trồng trọt
- Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô
lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá
trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền.
- Duy trì và sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa để bảo
đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững trong sử dụng
phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp
b. Về Chăn nuôi
- Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển
chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại
- Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, hạn
chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả;
- Áp dụng hệ thống quản lý kiểm soát nguy cơ ô nhiễm đất và
nước
c. Về Thủy sản

- Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực;
tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ
hội thị trường;
- Gi
ảm dần, tiến tới ổn định sản lượng khai thác thủy sản gần
bờ; quản lý khai thác theo kích cỡ; khuyến khích phát triển mô hình
đồng quản lý nguồn lợi ven bờ
23
- Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá
trị sản phẩm;
- Có cơ chế hỗ trợ người nghèo tham gia chuỗi giá trị và
chương trình bảo hiểm nông nghiệp;
- Thiết lập khu bảo tồn biển và bảo tồn nội địa;
d. Về Lâm nghiệp
- Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng
năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học
- Tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện
tích rừng của cả tỉnh, phát triển trồng rừng sản xuất thành một ngành
kinh tế có vị thế quan trọng
- Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên
- Phát triển và tăng cường quản lý hệ sinh thái đặc dụng, bảo
vệ quỹ gen, bảo đảm đa dạng sinh học và các mô hình bền vững
3.2.4. Quản lý tốt các dự án đầu tư
* Quản lí chặt công tác thẩm định, thực hiện dự án đầu tư
* Phối kết hợp tốt các cơ quan có liên quan đến đầu tư
* Quản lí chặt chẽ quá trình huy động vốn và sử dụng vốn đầu
tư dân cư
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động đầu tư
Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với
hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện của các

dự án. Xử lý dứt điểm những dự án không triển khai thực hiện khi đã
hết thời hạn, dự án mà nhà đầu tư bỏ trốn để tạo cơ hội cho nhà đầu
tư mới. Tăng cường sử dụng các công cụ tài chính (báo cáo tài chính
đã được kiểm toán độc lập), cơ chế giám định, cơ chế định giá thông
qua các tổ chức có chức năng để nâng cao hiệu quả công tác giám sát
hoạt động đầu tư.

×