Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.12 KB, 21 trang )

Liờn h: Nguyn Vn Hựng T:0946734736; Mail:
A. M U
I. Lí DO CHN TI
Nh chỳng ta ó bit, phm cht o c l mt phn quan trng to
nờn giỏ tr ca mt con ngi. Ch tch H Chớ Minh ó tng núi: "Cú ti m
khụng cú c l ngi vụ dng, cú c m khụng cú ti thỡ lm vic gỡ cng
khú". Th nhng cú mt thc t au lũng hin nay l tỡnh trng xung cp v
mt o c, nim tin, lý tng ca mt b phn hc sinh. Vic hc sinh la
di ụng b, cha m, vụ l i vi thy cụ, b hc, la c quỏn xỏ, gõy g ỏnh
nhau, sa vo cỏc t nn xó hi, thm chớ phm ti khụng phi l him gp
mt s trng . Nguyờn nhõn ca tỡnh trng ny thỡ cú nhiu. Nhng iu d
nhn thy l tui ang "tp" lm ngi ln, nhn thc ca cỏc em thng
chu nh hng rt ln ca mụi trng xung quanh. Trong khi ú thc t xó
hi hin nay vn cũn xy ra nhiu hin tng suy thoỏi v o c di tỏc
ng tiờu cc ca mt trỏi nn kinh t th trng. iu ny ó tỏc ng xu ti
vic tu dng, rốn luyn o c la tui hc trũ.
Vỡ vy vic tng cng giỏo dc o c cho hc sinh hin nay l vn
vụ cựng quan trng, l trỏch nhim ca gia ỡnh, nh trng v ton xó hi.
õy l cụng vic khụng h n gin, ũi hi phi cú ch trng, bin phỏp
thớch hp, cú s ng lũng, nht trớ ca c gia ỡnh, nh trng v ton xó hi.
Là một giáo viên dạy văn trực tiếp giảng dạy ti Trung Tõm GDTX-DN Lang
Chỏnh gn 10 nm tôi tự nhận thấy việc chú trọng tới giáo dục đạo đức cho
học sinh hiện nay ti Trung Tõm ni tụi ang ging dy núi riờng v hc sinh
THPT núi chung không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn
lao, nặng nề khụng ch ca bt c ai.
Do vậy trớc vấn đề này tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề
tài: "Mt s bin phỏp tng cng giỏo dc o c hc sinh thụng qua
vic ra vn ngh lun xó hi ".
1
Tôi hy vọng rằng những nghiên cứu bớc đầu của mình sẽ góp phần tăng
cờng giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi qua thực tế kiểm nghiệm của bản


thân đã thấy có những tác dụng nhất định.
II Đối tợng, phạm vi nghiên cứu
- Đề tài quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lợng giáo dục đạo
đức cho học sinh Trung Tõm GDTX-DN Lang Chỏnh.
- Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu
một vấn đề nhỏ đó là giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc ra đề văn
nghị luận xã hội.
- Thi gian nghiờn cu: T thỏng 09 nm 2006 n nay
.
B. PHN NI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Trong nhà trờng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong
những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tơng lai của đất
nớc. Nếu đợc giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con ngời có ích cho gia
đình và xã hội. Ngợc lại các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội
trong tơng lai. Vì vậy: "Tiên học Lễ, hậu học Văn" không chỉ là khẩu hiệu mà
cũng chính là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy- học.L mt
giỏo viờn dy vn vic giỏo dc o c cho hc sinh l mt vic lm vụ cựng
cn thit bi vn hc l nhõn hc- hc vn l hc cỏch lm ngi .Việc học
làm văn nghị luận xã hội giúp học sinh có năng lực trí tuệ phát triển, hình
thành t duy hợp lý, khoa học, biết cách tìm tòi và xác định chân lý; biết cách
diễn đạt, phát biểu ý kiến của mình một cách rõ ràng. Đây chính là những vốn
sống vô cùng quan trọng trong hành trang mà các thầy cô chuẩn bị cho các em
khi bớc vào đời. Bởi sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học không phải ai
cũng theo nghiệp văn chơng nhng bất kỳ ai cũng phải đối mặt với những vấn
đề xã hội. Và phải giải thích, chứng minh, thể hiện quan điểm, lập trờng, t t-
2
ởng, tình cảm của mình trớc các vấn đề đó. Vì vậy càng phải rèn luyện cho
các em làm tốt loại văn này.
II.C S THC TIN

Trong sut nhng nm ging dy ti Trung Tõm GDTX-DN Lang Chỏnh
tụi nhn thy mt c thự õy l cỏc em hc sinh theo hc ch yu l con
em ng bo dõn tc Thỏi ,Mng c trỳ ti cỏc xó vựng cao.Chớnh vỡ vy cỏc
em phi tr v ớt c s giỏm sỏt qun lý t phớa gia ỡnh.Mt khỏc cỏc bc
ph huynh luụn cú tõm lý cho con em mỡnh i hc v phú thỏc trỏch nhim
cho cỏc thy cụ, nh trng qun lý.Trong nhng nm gn õy mc dự c
s quan tõm ca cỏc cp, ban nghnh v nh nc u t xõy dng cho Trung
Tõm nhiu khu hc ngh khang trang, ký tỳc xỏ rng rói nhng li cha u
t c s vt cht bờn trong nờn dn n tỡnh trng cú ký tỳc nhng hc sinh
vn phi tr ngoi nh dõn.õy cng l mt trong nhng vn lm au
u Ban giỏm c Trung Tõm, cỏc thy cụ trong nh trng khi cha tỡm
c hng gii quyt.Cỏc em tr ngoi thiu s qun lý nờn tỡnh trng la
c quỏn xỏ, b hc i chi in t, bi a ang xy ra, thm chớ ó cú trng
hp hc sinh vng vo t nn xó hi nh trm cp, lụ .Cỏc em ang
tui tp lm ngi ln, li thiu s qun lý cht ch t phớa gia ỡnh nờn rt
d sa vo cỏc t nn. Vic nm bt c suy ngh, tõm t, tỡnh cm ca cỏc
em l vic lm vụ cựng quan trng. Thụng qua nhng bi vn ngh lun xó hi
giỏo viờn cú th hiu c tng hon cnh ca hc sinh, nhng suy ngh ca
cỏc em t ú cú nhng hng iu chnh giỏo dc cho phự hp. Cựng vi
b mụn Giỏo dc cụng dõn thỡ õy l b mụn khụng nhng giỳp cho cỏc em
tip nhn tri thc m cũn hon thin nhõn cỏch bc vo i.Chớnh vỡ vy
tụi chn ti ny lm ti nghiờn cu ca mỡnh. Hi vng s mt phn nh
no y giỳp cho nn giỏo dc o c ca hc sinh Trung Tõm GDTX- DN
ngy cng tt hn.
3
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.Vị trí của nghị luận xã hội trong chương trình dạy học môn văn hiện
nay
Ở bậc học THCS, việc học văn nghị luận xã hội đã được quan tâm ở tất cả
các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Từ năm 2000 khi chương trình văn THPT có

sự chỉnh lý hợp nhất thì Vụ THPT đã đưa ra yêu cầu về việc giảng dạy và ra
đề nghị luận xã hội cho 3 khối học 10,11,12.Đặc biệt là ở khối 11,12.
Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã lưu ý đến việc ra
đề văn nghị luận xã hội cho cả ba khối học theo yêu cầu của chương trình
môn học nhưng thực hiện chưa thường xuyên hoặc chỉ chiếu lệ mỗi năm một
bài.
Về phía bản thân học sinh, thường có tâm lý ngại làm những đề văn
nghị luận xã hội vì nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: Là do các em còn thiếu kiến thức hiểu biết xã hội.
Thứ hai: Là do các em còn ngại thể hiện tư tưởng tình cảm của mình
(Trong khi đó văn nghị luận xã hội phải trực tiếp bộc lộ điều này).
Thứ ba: Là do không có tài liệu hoặc là ít tài liệu để tham khảo thậm
chí là để sao chép.
2. Vai trò, tác dụng của đề văn nghị luận xã hội trong giáo dục đạo đức
học sinh:
a. Đối với người được giáo dục (học sinh):
Việc ra đề văn nghị luận xã hội liên quan đến phạm trù đạo đức sẽ giúp
cho học sinh phải suy nghĩ, soi lại mình và nói lên tâm tư của mình trước mỗi
vấn đề cụ thể. Rồi tự đó mà tự điều chỉnh hành vi, cách cư xử sao cho đúng
đắn phù hợp.
b. Đối với người giáo dục (giáo viên):
Vấn đề trên sẽ giúp giáo viên có thể nắm được tâm tư, tình cảm của học
sinh. Từ đó có thể rút ra những nhận xét về con người các em. Và cũng từ đó
4
có căn cứ và biện pháp để giáo dục các em. Bởi như người ta thường nói:
"Văn là người". Bài văn cho chúng ta những thông tin đầy đủ để từ đó ta hiểu
thêm về con người, con người như thế nào thì có ý nghĩ như thế ấy. Thường
ngày các em có những suy nghĩ gì, quan tâm tới cuộc sống ra sao và cách ứng
xử như thế nào.Tất cả những cái đó vẫn có sẵn trong các em, gặp cơ hội là
được bộc lộ ra bên ngoài (qua bài viết).

Như vậy việc ra đề văn nghị luận xã hội và yêu cầu làm văn nghị luận
xã hội đối với học sinh Trung Tâm GDTX-DN nói riêng và học sinh bậc
THPT nói chung sẽ có tác dụng nhất định đối với quá trình tự tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức của các em và đối với quá trình giáo dục ,dạy dỗ, uốn nắn đạo
đức học sinh của giáo viên. Nếu hai quá trình này kết hợp với nhau một cách
hài hòa thì hiệu quả thu được sẽ rất khả quan.
IV. YÊU CẦU, CÁCH THỨC RA ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH
TÌM HIỂU ĐỀ.
Đối với giáo viên, một trong những công việc gian khó nhất vẫn là làm
thế nào ra được nhiều đề văn phù hợp với đối tượng học sinh. Đặc biệt là dưới
dạng đề văn nghị luận xã hội. Trên thực tế vì số lượng bài kiểm tra có sử dụng
đề văn nghị luận xã hội không nhiều nên phần lớn giáo viên và người chịu
trách nhiệm ra đề trong các kỳ thi thường dựa vào các đề có sẵn, in trong các
sách. Chẳng hạn như:
* Bình luận câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
* Ông cha ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Em hãy
giải thích câu tục ngữ trên.
Những đề này sẽ có tình trạng học sinh lười suy nghĩ, chỉ tìm cách chép
tài liệu hoặc khuôn theo một mẫu nào đó. Vì vậy dù đề văn có đề cập đến
phạm vi đạo đức lối sống thì cũng ít có hiệu quả trong việc giúp học sinh tự
nhận thức và cũng rất khó khăn đối với mục đích giáo dục của giáo viên là có
thể sát hơn trong việc uốn nắn học sinh.
5
Vì vậy trước vấn đề này tôi mạnh dạn đề xuất một số yêu cầu trong
việc ra đề và định hướng học sinh tìm hiểu đề.
1. Yêu cầu của việc ra đề
Các vấn đề đặt ra trong nghị luận xã hội thường rất rộng nên chúng ta
có thể vận dụng tục ngữ, ca dao, danh ngôn, những sự kiên nổi bật trong đời
sống chính trị xã hội để ra đề. Và theo tôi, ta có thể ra đề kiểm tra nghị luận
xã hội thường xuyên theo yêu cầu của môn học cho cả cấp học chứ không nên

chiếu lệ mỗi năm một bài
Tôi nhận ra rằng tất cả những gì xung quanh ta đều có thể có tác dụng
giáo dục. Vì vậy chúng ta nên sưu tầm, vận dụng những câu ca dao, tục ngữ,
những câu danh ngôn, châm ngôn về cuộc sống, những sự kiện chính trị -xã
hội để có thể có "Vốn" cho việc ra đề văn góp phần vào việc giáo dục. Đồng
thời cũng nên hướng dẫn cho các em biết về công việc trên để các em có thể
tự nhận thức, tự chiêm nghiệm và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
Quay trở lại với yêu cầu của việc ra đề văn nghị luận xã hội, tôi xin
được đề cập một cách cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đề văn cần phải thể hiện tính đúng đắn chính xác và phù
hợp. Điều này có nghĩa là đề ra phải trích dẫn đúng câu chữ và đúng quy
cách. Nếu không sẽ khiến cho học sinh khó hiểu hoặc hiểu sai lệch vấn đề.
Hơn nữa là đề văn phải phù hợp với trình độ, năng lực học sinh. Không ra
những đề văn vượt khó tầm hiểu biết của các em. Đề văn đúng kiểu bài với
những yêu cầu rõ ràng, sáng sủa cũng là một phẩm chất cần có của yêu cầu
này.
Thứ hai: Đề văn nghị luận xã hội phải đánh trúng đối tượng, tức là khi
ra đề giáo viên phải nắm bắt trước tình hình học sinh để hướng vào những vấn
đề thuộc phạm trù đạo đức mà ở tập thể hoặc cá nhân học sinh đang có những
biểu hiện tiêu cực.
Thứ ba: Đề ra phải "vừa quen vừa lạ". Đề văn quen tức là học sinh có
thể hiểu được, tự mình suy nghĩ và tự mình nói lên tâm tư tình cảm hoặc cách
đánh giá của mình. Còn đề lạ tức là đề văn phải kích thích được sự suy nghĩ
độc lập và khả năng sáng tạo của học sinh - ngăn chặn được tình trạng sử
6
dụng tài liệu và bắt trước máy móc. Chẳng hạn cùng một vấn đề bàn luận là
tinh thần đoàn kết nhất trí có thể ra những đề như:
Đề 1: Ông cha ta có câu: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Em hãy chứng minh.

Đề 2: Người xưa có câu: "Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền"
Em hãy chứng minh.
Đề 3: Người xưa từng quan niệm: "Một hòn bắt chẳng nên non.
Ba hòn chụm lại nên cồn Thái Sơn"
Em hãy chứng minh.
Hoặc cùng bàn luận về vấn đề biết ơn những người đã tạo dựng những
thành quả cho mình hưởing thụ có thể có các đề như:
Đề 1: Em hãy suy nghĩ về đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn"
Đề 2: Ông cha ta từng dạy rằng: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kể cho dây mà trồng"
Em hãy giải thích.
Đề 3: Em hãy bình luận câu tục ngữ : "Uống nước sông nhớ mạch
suối".
Một điểm cần lưu ý là khi ra đề văn Nghị luận xã hội hướng tới mục
đích giáo dục đạo đức, giáo viên phải chú ý đến cả mục đích rèn luyện kỹ
năng, thao tác cho học sinh theo yêu cầu của văn nghị luận nói chung như:
giải thích, chứng minh, bình luận
2. Cách thức ra đề văn nghị luận xã hội:
Khi ra đề giáo viên sử dụng phương pháp phân loại để có thể ra những đề
văn phù hợp vừa phát huy tính tích cực lại cũng có thể ngăn chặn đẩy lùi
những tiêu cực.
a. Phân loại đối tượng: Đối tượng được đề cập đến để phân loại ở đây
là học sinh.
*) Đối với tập thể học sinh:
7
Ta nên chọn những vấn đề cập nhật, nóng hổi bức thiết nhất của đời
sống xã hội- Đặc biệt có liên quan đến đạo đức, lối sống, niềm tin, lý tưởng
của học sinh để ra đề. Nhưng cũng cần quan tâm đến những vấn đề chung cho
nhận thức của tất cả học sinh. Theo quan điểm cá nhân thì qua việc ra đề phải
làm thế nào giúp học sinh tái hiện lại được những gì mà các em đã thấy về đời

sống xã hội. Từ đó giúp các em tự nhận thức. Vấn đề tái hiện lại rất quan
trọng, nó giúp cho con người ta lâu nay có thể là thờ ơ, không hiểu sẽ đi đến
nhận thức được nhiều điều từ những vấn đề tưởng chừng như là rất cũ. Và từ
đó mà có sự vận động thay đổi trong chính bản thân mình. Chẳng hạn:
Đề 1: Có người đã cho rằng: "Tất cả những gì trong phim, truyện và
trên sân khấu đều đáng để cho chúng ta học tập".
Em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Tác dụng của đề giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá và
cách thức học hỏi khi tiếp cận những vấn đề xã hội.
Đề 2: Em có suy nghĩ gì về nghề nghiệp tương lai của mình?
Đề văn giúp cho việc giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Đề 3: Ông cha ta có câu: "Tiên học lễ hậu học văn"
Em hãy giải thích và bình luận câu nói trên.
Tác dụng của đề giáo dục cho học sinh về đạo đức lễ nghĩa.
*). Đối với học sinh cá biệt:
Những biểu hiện ở đối tượng học sinh này đang là một vấn đề nhức
nhối hiện nay. Các em thường vi phạm đạo đức, bê trễ việc học hành, sa vào
những tệ nạn xã hội vì vậy với bộ môn văn (và cả ở những bộ môn khác) việc
các em làm bài kiểm tra kém chất lượng hoặc thiếu bài kiểm tra là điều
thường xuyên xảy ra. Trong những trường hợp này chúng ta nên yêu cầu các
em làm đủ bài kiểm tra bằng những đề văn nghị luận xã hội . Nhưng cũng tùy
vào từng đối tượng học sinh để ra đề văn phù hợp. Chẳng hạn như:
- Với đối tượng học sinh gặp nhiều chuyện đau buồn dẫn đến bi quan,
chán nản, có suy nghĩ tiêu cực, ta có thể ra những đề như:
8
Đề 1: Em hãy bình luận câu nói sau đây của L.Lêônốp: "Tất cả mọi
chiến thắng đều bắt đầu từ sự chiến thắng bản thân mình"
Đề 2: A.Xêlốt người Ý quan niệm rằng: "Người ta làm cho cuộc đời
thành cao quý ở ngay trong lò đào luyện của tai ương".
Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề này.

Những đề văn thuộc dạng này, theo tôi có thể giúp các em nhìn nhận về
xã hội, gia đình, con người và chính bản thân mình để từ đó mà sống, học tập
và làm việc một cách có ích.
- Với những học sinh ngổ ngáo hay bỏ giờ, la cà quán xá, vô lễ với ông
bà, cha mẹ, thầy cô, hay gây gỗ đánh nhau, cờ bạc rượu chè ta cần nắm bắt
những "điểm yếu" của các em để "tấn công" giúp cho các em nhận ra sai lầm
của mình. Ví dụ:
Đề 1: Thang Nhược Sỹ từng quan niệm: "Không lấy bậy - tay thơm,
không nói bậy - miệng thơm, không nghĩ bậy - tâm thơm".
Em hãy giải thích về quan niệm trên.
Đề 2: Có người đã cho rằng: "Tiền bạc là phương tiện của những
người thông minh, là mục đích của những kẻ ngu ngốc"
Em hãy giải thích và chứng minh câu nói trên.
Đề 3: Ê-Pic-Tét (HyLạp) đã từng dạy con rằng: "Không được cho phép
mình hưởng bất kỳ thú vui nào mà chỉ được hưởng những thú vui không có gì
xấu".
Hãy giải thích tại sao ông ấy lại dạy con như thế.
b. Phân loại đề phù hợp với đối tượng và mục đích của việc ra đề (kể
cả mục đích rèn luyện kỹ năng thao tác như giải thích, chứng minh, bình
luận).
Khi phân loại đề, giáo viên phải căn cứ vào tình trạng đạo đức của học
sinh hiện nay để có thể phân ra thành những nhóm đề phù hợp. Qua khảo sát
thực tế tôi nhận thấy học sinh Trung Tâm GDTX-DN hiện nay có nhiều biểu
hiện sa sút về mặt đạo đức lối sống như: không vâng lời ông bà, cha mẹ, nói
dối gia đình lấy tiền la cà quán xá, vô lễ với thầy cô. Không coi trọng việc học
hành, tu dưỡng đạo đức, có tư tưởng sống gấp rất cá nhân, ích kỷ. Có một bộ
9
phận học sinh hiểu rất mơ hồ về lĩnh vực chính trị - xã hội. Chẳng hạn như về
chiến tranh, về lịch sử dân tộc. Có em còn cho rằng: "Đó là bịa thêm chứ
không hoàn toàn là sự thật". Về nghề nghiệp các em không biết cách định

hướng. Điều đáng buồn là có những học sinh sống, học tập mà không hề biết
đến mục đích sống, lý tưởng sống là gì? Khi được hỏi mục đích đi học của
em là gì thì nhiều em trả lời một cách rất tự nhiên rằng: "Đi học để lấy cái
bằng lớp 12 "; "Đi học để sau này khỏi phải làm ruộng". Một thực tế nữa là
có những học sinh không may vấp ngã thì lâm vào tình trạng bi quan chán
nản, không tự mình đứng dậy được nên đành tặc lưỡi: "Mặc kệ đến đâu thì
đến". Đó là những biểu hiện rất nguy hại, nếu không có sự can thiệp, giúp đỡ
kịp thời thì tương lai các em sẽ như thế nào?
Trước thực tế đó (Trên cơ sở vấn đề mình đang quan tâm) tôi đã tiến
hành phân loại được một số nhóm đề như sau:
Nhóm 1: Giáo dục học sinh chăm chỉ, cần cù chống thói lười biếng, dựa
dẫm.
Đề 1: B.Phran klin đã nói rằng: "Lười biếng làm mòn rỉ trí tuệ và thân
thể".
Em hãy chứng minh.
Đề 2: Em hiểu như thế nào về câu ngạn ngữ sau: "Người ở không giết
thì giờ rồi thì giờ sẽ giết lại người ở không"
Đề 3: Nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) đã nói rằng: "Trên đường thành
công không có vết chân của người lười biếng"
Em hãy bình luận câu nói trên.
Nhóm 2: Giáo dục tình cảm gia đình, thầy- trò, tình yêu quê hương đất
nước.
Đề 1: Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Con cái ngoan làm cho cha mẹ
hạnh phúc, con cái hư là kẻ đào mồ chôn cha mẹ chúng"
Em hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ trên?
Đề 2: Ông cha ta thường nói: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ là
thầy, nửa chữ cũng là thầy). Quan niệm đó có còn đúng với xã hội hiện nay
không?
10
Đề 3: Tục ngữ Việt Nam có câu: "Con hơn cha là nhà có phúc"

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?
Nhóm 3: Giáo dục lối sống lành mạnh, sống có niềm tin, mục đích lý
tưởng.
Đề 1: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đua đòi ăn chơi của một số bạn
trong trường?
Đề 2: Nhà thơ Tố Hữu thường căn dặn thanh niên: "Thanh niên phải
biết ước mơ và hành động" Em hiểu như thế nào về lời căn dặn đó?
Đề 3: Theo em, sống như thế nào là có lý tưởng?
Nhóm 4: Giáo dục lòng nhân từ, tính tiết kiệm, sự thận trọng, chín chắn
trong mọi việc
Đề 1: Người Việt Nam có câu: "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói"
Em hiểu như thế nào về câu nói này?
Đề 2: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: "Ăn có nhai nói có nghĩ".
Đề 3: Giải thích câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"
Nhóm 5: Giáo dục ý thức tự lập, tự chủ và sức mạnh chiến thắng bản
thân.
Đề 1: Có người đã cho rằng: "Trên đường vốn đã có bao nhiêu dấu
chân. Vấn đề là ở chỗ mình phải mạnh dạn bước tới, tìm thấy đường đi cho
riêng mình".
Em hiểu như thế nào về câu nói trên?
Đề 2: L.Lê-ô-nốp cho rằng: "Tất cả mọi chiến thắng đều bắt đầu từ sự
chiến thắng bản thân". Em hãy chứng minh
Đề 3: Người Anh có câu ngạn ngữ: "Nhượng bộ không phải là bạn
mình; nhận lỗi không phải là nhục nhã".
Em hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này.
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề (Định hướng)
a. Mục đích
Tìm hiểu đề là bước đầu tiên trong quá trình làm một bài văn nghị
luận. Là bước xác định phương hướng, tìm ra một cái đích mà trong quá trình
làm bài học sinh phải đạt cho được. Nói một cách rõ ràng hơn học sinh phải

11
tìm hiểu đề để xác định đúng đắn hướng làm bài, nội dung, thể loại (kiểu bài)
và phạm vi tư liệu sử dụng theo yêu cầu của người ra đề.
Những đề văn nghị luận xã hội đặc biệt là đề bài đề cập đến vấn đề đạo
đức thường được diễn đạt dưới những cách nói bóng bẩy, hình ảnh. Điều này
ít nhiều gây khó khăn cho học sinh. Nhưng nếu có sự gợi ý, hướng dẫn của
thầy cô trong quá trình tìm hiểu đề thì chắc chắn các em sẽ tự nhận thức rồi
suy ngẫm để nói lên được tâm tư nguyện vọng của mình.
b. Hướng dẫn cụ thể để học sinh tìm hiểu đề.
Thứ nhất: Cần hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu nội dung, đây là
yêu cầu khó xác định nhất. Thực chất của yêu cầu này là học sinh phải xác
định cho được mình phải viết cái gì trong bài văn. Chẳng hạn với đề bài:
"Thanh niên phải biết ước mơ và hành động" thì định hướng về nội dung là:
Bàn về phương hướng sống của thế hệ trẻ: Phải biết ước mơ và hành động.
Muốn xác định được yêu cầu về mặt nội dung, người viết có thể dựa
vào mặt ngôn ngữ của đề như những từ ngữ quan trọng, những hình ảnh hoặc
sử dụng từ ngữ một cách hình ảnh để tìm hiểu nghĩa đen của chúng. Chẳng
hạn:
Đề 1: Em hãy bình luận câu tục ngữ : "Có chí thì nên"
Những từ cần chú ý là: Từ "Chí" nói lên lòng quyết tâm, sự kiên trì. Từ
"Nên" nói về sự thắng lợi, thành công có được. Từ đó rút ra nội dung của đề
là: Yêu cầu bàn về bản lĩnh sống nếu kiên trì, quyết tâm thì sẽ thắng lợi, thành
công.
Đề 2: Em hãy giải thích câu tục ngữ : "Uống nước sông nhớ mạch
suối"
Sông hình thành từ nhiều con suối, do đó uống nước sông (Hưởng thụ
thành quả) cần nhớ tới nguồn cội ( Người làm ra thành quả đó).
Yêu cầu nội dung của đề: Bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lý đó là lòng biết ơn
những người đã làm nên thành quả cho mình hưởng thụ.
12

Thứ hai: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu về mặt hình thức. Đây
thực chất là định hướng về phương pháp làm bài, thể loại làm bài. Thông
thường thì yêu cầu này thường được diễn đạt bằng những từ ngữ cụ thể như:
Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích nhưng cũng có thể được thể hiện
ở các dạng khác như : hãy làm sáng tỏ, hãy minh họa (kiểu bài chứng minh);
Em hiểu như thế nào? Tại sao lại nói như vậy? Thế nào là? (kiểu bài giải
thích); Hãy cho biết ý kiến? Ý kiến của em như thế nào? Em có suy nghĩ gì?
(kiểu bài bình luận) Có một số trường hợp yêu cầu thể loại bị giấu kín (để
chìm). Chẳng hạn như:
Đề 1: Tác hại của thuốc lá
Đề 2: Không thầy đố mày làm nên
Những đề này khó khuôn vào một thao tác nghị luận cụ thể, người viết
cần phải sử dụng hỗn hợp các thao tác, chủ yếu là giải thích, chứng minh và
bình luận.
Có những đề yêu cầu nội dung đã rõ nhưng không thuộc các kiểu bài
nghị luận đã học. Ví dụ: "So sánh mối quan hệ thầy- trò ở thời phong kiến và
thời hiện đại". So sánh là một thao tác của tư duy logic nhằm chỉ ra những nét
giống và khác nhau của sự vật hiện tượng thông qua những tiêu chí so sánh cụ
thể. Trong văn nghị luận kiểu bài này hàm chứa các thao tác : giải thích, đối
chiếu, liên hệ, chứng minh, bình luận.
Những dạng đề trên rất cần sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, nếu
không học sinh sẽ khó nắm bắt dẫn đến xác định sai phương pháp làm bài.
Thứ ba: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu tài liệu (Còn gọi là
phạm vi dẫn chứng). Đa số các đề văn nghị luận xã hội không thể hiện rõ yêu
cầu này. Do đó việc lấy dẫn chứng không bị bó hẹp, có thể lấy bất kỳ dẫn
chứng nào trong đời sống. Chẳng hạn:
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"
Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng trong đời sống.
Đề 2: "Cách sử dụng thời gian rỗi là thước đo chân chính sự giàu có
của con người" (K. Marx)

13
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng trong đời sống thực tế.
Tất nhiên vẫn có những đề nêu rõ yêu cầu này. Chẳng hạn :
Đề 1: Từ thực tế học tập, tu dưỡng của bản thân em hãy chứng minh
rằng: "Không thầy đố mày làm nên"
Phạm vi tài liệu: Từ thực tế học tập, tu dưỡng của bản thân.
Đề 2: Hãy nói lên ý kiến của em về tình trạng học sinh bỏ giờ, trốn tiết
ở trường em
Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng từ trường học của mình.
Đề 3: Qua những hiểu biết về thực tế và lịch sử, em hãy chứng minh:
"Chiến tranh đã gây nên và để lại những hậu quả hết sức nặng nề và thảm
khốc"
Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng từ thực tế và lịch sử trong và ngoài nước.
Trong ba nội dung trên thì việc hướng dẫn cho học sinh xác định yêu cầu
về mặt nội dung là quan trọng nhất. Vì yêu cầu này khó xác định, nếu không
hướng dẫn, khơi gợi thì học sinh dễ phạm lỗi viết lan man, không tập trung
hoặc lạc đề. Đồng thời đây cũng là cơ hội để giáo viên thực hiện được một
phần nào đó mục đích của việc ra đề là tập trung vào giáo dục đạo đức học
sinh bởi định hướng để học sinh tự nhận thức cũng là một khâu của quá trình
giáo dục.
V. VỀ VIỆC CHẤM, TRẢ BÀI.
Đây là dịp tốt nhất để chúng ta nắm được đời sống tâm lý, cách nhìn
nhận của học sinh về các vấn đề xã hội và những bộc lộ thuộc về cá tính hay
đạo đức của từng em để từ đó có phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp.
1. Chấm bài:
Ngoài việc đánh giá chất lượng và chữa những sai phạm trong bài làm
của học sinh theo yêu cầu của công tác giảng dạy Văn, giáo viên cần chú
trọng đến việc phát hiện, phân loại bài làm của học sinh để có hướng giáo dục
phù hợp. Cụ thể:

a. Phân loại bài làm về mặt hình thức: (Bố cục, kết cấu, chữ viết,
cách dùng từ, diễn đạt…) thành các loại sau:
- Bài làm có hình thức tốt
- Bài làm có hình thức trung bình
14
- Bài làm chưa đạt yêu cầu về hình thức.
b. Phân loại bài làm về mặt nội dung:
- Bài làm đảm bảo yêu cầu nội dung, có thiên hướng tích cực
- Bài làm thể hiện rõ cá tính hoặc bộc lộ những tâm sự thầm kín của các
nhân học sinh.
- Bài làm chưa đạt về nội dung hoặc thể hiện những nhận thức sai lầm.
Khi ra đề văn Giáo viên nên thể hiện dụng ý của mình. Chẳng hạn
trong lớp học sinh có hiện tượng bỏ học, bỏ giờ, cần phải tìm hiểu nguyên
nhân. Nếu ra đề văn đề cập đến vấn đề đó khi chấm bài chúng ta sẽ nắm bắt
được nguyên nhân hoặc ít ra cũng có thể tìm hiểu được tâm tư tình cảm của
đối tượng về vấn đề mà giáo viên đang quan tâm.
Ơ lớp 11B khóa học 2008-20011 khi tôi ra đề văn "Suy nghĩ của em về
nghề nghiệp tương lai", em Lò Thị Diên - một học sinh cá biệt, hay bỏ giờ đã
viết: "Em đã ước mơ trở thành cô giáo để đưa cái chữ đến với những đứa
trẻ nhà nghèo ở bản em. Nhưng đã muộn mất rồi. Em đành để cho mình trượt
dài, trượt mãi sang thế giới bên kia" Đây là bài viết thể hiện tâm lý bi quan,
chán nản, tuyệt vọng do có những nhận thức sai lầm. Nếu không kịp thời phát
hiện "Chữa trị" thì hậu quả sẽ khôn lường.
Như vậy việc phân loại bài làm nhất là về phương diện nội dung có thể
nói là việc làm hữu ích vì thực chất cũng chính là sư phân loại đối tượng học
sinh để tìm ra các đối tượng cần quan tâm giúp đỡ, giáo dục.
2. Trả bài
Chương trình của bộ môn Văn trong nhà trường có một đặc điểm là có
thêm các tiết trả bài. Đây cũng là một tiết học nên giáo viên phải thực hiện
đầy đủ tuần tự các bước lên lớp như:

- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
- Nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của bài làm
- Chữa lỗi về hình thức và nội dung
- Công bố kết quả
- Bài tập vận dụng
15
Giờ trả bài là khâu cuối cùng hoàn chỉnh mục đích của việc ra đề văn.
Vì vậy, ở bước thứ nhất giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện việc tìm
hiểu đề lại. Sau đó giáo viên nhấn mạnh vấn đề mà đề bài yêu cầu, chỉ ra
những dẫn chứng thực tế trong đó có những biểu hiện mang tính tính cực lẫn
tiêu cực có liên quan đến đề.
Sau khi nhận xét chung và chữa một số lỗi về hình thức và nội dung
trong bài làm của học sinh, giáo viên có thể đọc một số bài văn tiêu biểu đã
được phân loại khi chấm bài và cho các học sinh khác nhận xét. Đó cũng là
một lần giáo dục các em.
Riêng đối với những học sinh có nhận thức sai lầm, lệch lạc hoặc có
tâm sự riêng thì tùy từng trường hợp cụ thể giáo viên có thể gặp gỡ, trao đổi
ngoài giờ.
VI .KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Kết quả chung
Thực hiện ý tưởng của mình, trên cơ sở bám sát chương trình phân môn
Làm văn, từ năm học 2006-2007 đến nay tôi đã thường xuyên ra đề văn Nghị
luận xã hội cho tất cả các lớp mà tôi được phân công giảng dạy tại Trung
Tâm. Đồng thời tôi cũng đã trao đổi vấn đề này với các đồng nghiệp, được
các cô nhất trí cao và cùng thực hiện ở các lớp khác. Kết quả là chất lượng
giáo dục đạo đức và một số mặt khác trong Trung tâm được nâng lên một
cách rõ rệt.
Theo thống kê của Trung Tâm GDTX-DN Lang Chánh, kết quả rèn
luyện đạo đức của học sinh từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011
như sau:

XL
N.H
Tốt
(Tỷ lệ%)
Khá
(Tỷ lệ%)
Trung bình
(Tỷ lệ%)
Yếu
(Tỷ lệ %)
Kém
(Tỷ lệ%)
2006- 2007 60,3 25,6 13,6 0,5 0,00
2007- 2008 62,5 24,5 12,6 0,4 0,00
2008- 2009 65,5 20,5 13,6 0,4 0,00
2009- 2010 66,3 25,5 7,9 0,3 0,00
2010-2011 68,5 24,3 7,0 0,2 0,00
16
Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của mỗi người là cả một quá trình thường
xuyên liên tục và phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì vậy những con số trên chỉ là
những kết quả bước đầu và cũng chưa nói lên được điều gì lớn. Tuy vậy cũng
là sự động viên, khích lệ bản thân trong quá trình nghiên cứu.
2. Kết quả cụ thể ở một số lớp và cá nhân học sinh.
a . Đối với tập thể lớp
Tôi đã tiến hành ra đề văn nghị luận xã hội thuộc các nhóm đề đã
phân loại cho tất cả các lớp được phân công giảng day.
*Lớp 11B năm học 2009- 2010:
Lớp có một bộ phận học sinh có ý thức học tập kém không nghe lời bố
mẹ, thầy cô. Khi kiểm tra bài viết số 1 tôi đã ra đề: Ngạn ngữ Trung quốc có
câu "Con cái ngoan làm cho cha mẹ hạnh phúc, con cái hư là kẻ đào mồ chôn

cha mẹ chúng".
Kết quả khảo sát vềt tinh thần ý thức học tập trên lớp ở bộ môn văn sau
khi trả bài như sau:
Thái độ học
tập
Trước khi ra đề Sau khi trả bài
SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ%
Tập trung
22/34 64,7 30/34 88,2
Thiếu tập
trung
12/34 35,3 4/34 11,8
Bỏ giờ
4/34 11,8 0 0
Bèn häc sinh thêng xuyªn bá giê nãi tíi ë trªn lµ c¸c em: Lê Xuân
Mạnh, Lê Văn Thảo, Phạm Văn Phong, Lò Văn Trường . Khi làm đề văn này
các em đã thể hiện suy nghĩ và nhận thức của mình:
Bài văn của học sinh Lê Xuân Mạnh có đoạn viết:
"Hạnh phúc của con tìm được là nhờ những nếp nhăn, những nỗi nhọc nhằn
hằn sâu trên khuôn mặt mẹ, những sợi tóc bạc của cha… và chúng ta phải
biết tìm niềm hạnh phúc cho cha mẹ… Chúng ta phải biết ý thức trong từng
việc làm của mình. Phải đi đến nấc thang của sự thành đạt. Cha mẹ luôn dõi
theo từng bước chân của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải học hành chăm chỉ,
giỏi giang thì đó chính là niềm hạnh phúc của cha mẹ…."
17
Trong thực tế vẫn có những bài văn viết sáo không xuất phát từ nhận thức,
tâm tư, tình cảm của mình. Nhưng đó không phải là tất cả. Những học sinh kể
trên sau bài làm đó đã có những thay đổi rõ rệt cả về ý thức học tập và tư cách
đạo đức.
* Ở lớp 11A năm học 2009- 2010 để thăm dò việc định hướng nghề

nghiệp của học sinh, khi kiểm tra bài viết số 5 tôi đã ra đề : "Suy nghĩ của em
về nghề nghiệp tương lai" . Kết quả khi chấm bài có:
- 20/40 (50%) học sinh đã có định hướng nghề nghiệp.
- 14/ 40 (35%) học sinh còn phân vân chưa biết chọn nghề gì.
- 6/40 (15%) học sinh còn chưa nghĩ đến.
Kết quả trên cho thấy một vấn đề đáng lo ngại nên phần bài tập vận
dụng sau giờ trả bài tôi đã ra đề : "Em hãy giải thích lời căn dặn của Tố Hữu
với thanh niên "Thanh niên phải biết ước mơ và hành động". Từ đó nói lên
ước mơ của mình về nghề nghiệp sau này".
Khi chấm bài, kết quả là:
Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%)
Biết định hướng 35/40 87,5
Còn phân vân 5/40
12,5
Chưa nghĩ đến 0
0
Trong đó phần đông các em đã xác định được mục tiêu, lý tưởng sống và
mục đích của việc chọn nghề nghiệp.
*Kết quả rèn luyện đạo đức (Hạnh kiểm) của một vài lớp trong một
vài năm thực hiện thử nghiệm.
Lớp 11A năm học 2009- 2010
XL
T. G
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
HKI 34/41 82,9 7/41 17,1 0 0 0 0
HK II 37/41 90,2 4/41 9,8 0 0 0 0
CN 37/41 90,2 4/41 9,8 0 0 0 0
Lớp 11C năm học 2010- 2011:
18

XL
T. G
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL Tỷ lệ
SL Tỷ lệ
SL Tỷ lệ SL
Tỷ lệ
HK I 34/45 75,5 10/45 22,3 1 2,2 0 0
HK II 38/45 84,4 7/45 15,6 0 0 0 0
CN 38/45 84,4 7/45 15,6 0 0 0 0
b. Đối với học sinh cá biệt.
Do hạn chế về mặt thời gian , tôi chỉ xin nêu một số ví dụ tiêu biểu:
- Trường hợp em Lê Thị Phương(Lớp 12A năm học 2009-2010) là một
học sinh hay bi quan, chán nản do hoàn cảnh gia đình (nhà nghèo, bố mẹ ly
thân). Khi không đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi của Trường , Phương đã
bỏ học ở nhà . Biết vậy tôi đã yêu cầu em làm đề văn:
"Em có suy nghĩ gì về những câu thơ sau:
-"Trên đời này chết chẳng có gì là mới
Nhưng sống trên đời cũng chẳng mới gì hơn"
(Ê xê nin)
Sau khi làm bài, Phương đã nhận thức được vấn đề và từ đó về sau em
đã vui vẻ hẳn lên, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, không sống khép
mình như trước nữa.
- Lê Thái Bình (Lớp 11B năm học 2011 -2012) là một học sinh có ý
thức học tập kém, hay ngủ trong giờ học hoặc trốn tiết, đối với thầy cô thì vô
lễ, coi thường các thầy,cô : Sau khi làm đề văn "Em hãy nói lên suy nghĩ của
mình về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta", Bình đã nhận thức
được vấn đề. Tự thấy bản thân lâu nay có những sai lầm, khuyết điểm. Sau đó
em đã trực tiếp đến gặp và xin lỗi một cô giáo trong trường mà trước đó em
đã có thái độ vô lễ. Cũng từ đó trở đi, Bình đã chú ý hơn trong học tập và trở

nên lễ phép với thầy cô. Đến cuối năm học Bình đã giành lại được tình cảm
tin yêu của thầy cô và bạn bè.
C. KẾT LUẬN ,ĐỀ XUẤT
Việc dạy - học và ra đề văn nghị luận xã hội đang là một vấn đề được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Nếu như loại văn này được quan tâm đúng mức
từ nội dung bài học cho đến cách thức ra đề, các bước chấm trả bài thì chắc
chắn sẽ có những tác dụng nhất định đối với việc giáo dục đạo đức học sinh.
19
Nói đến văn Nghị luận xã hội tức là nói đến nhận thức, sự tự ý thức. Vậy nên
việc ra đề văn Nghị luận xã hội với mong muốn giáo dục đạo đức cho học
sinh kết quả có thể thấy ngay được khi các em còn học ở trường nhưng cũng
có thể phải trải qua thời gian và sự trải nghiệm của bản thân các em khi đã rời
khỏi ghế nhà trường.
Thông qua dạng văn này thầy có thể hiểu được trò, trò thể tự hiểu mình,
hiểu được cả những gì thầy dạy và nhận thức được mình phải làm gì. Đó là sự
kết hợp của hai quá trình giáo dục và tự giáo dục mà cái được chính là sự thay
đổi, sự lớn lên trong mỗi học sinh.
Sau một thời gian thử nghiệm, tôi thấy học sinh có những chuyển biến
tích cực về tư cách đạo đức. Vì thế mà việc học tập của học sinh đã có những
tiến bộ nhất định. Có rất nhiều cách thức để giáo dục học sinh. Vấn đề mà tôi
đưa ra chỉ là một khía cạnh nhỏ. Còn chủ yếu là sự giáo dục có sự kết hợp
giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bởi như ai đó đã nói: "Người thầy
hình thành nhân cách học sinh gần giống như nhà điêu khắc tạo nên tác
phẩm của mình nhưng bằng một thứ chất liệu sống và phải trải qua một qúa
trình tham gia của nhiều người chứ không thể sáng tác một mình"
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ







Thanh Hóa, ngày14 tháng3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thanh Hợi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đỗ Ngọc Thống - Đề văn học sinh giỏi THPT và một số vấn đề cần lưu ý.
2. Nhà xuất bản Giáo dục- Làm văn 10 (sgk cũ).
3. Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc s ph¹m- Phương pháp ôn luyện thi ngữ văn theo chủ
điểm.
4. Từ điển thuật ngữ Tiếng việt.
20
5. Nhà xuất bản giáo dục- Sách giáo khoa Ngữ văn 11,12 tập 1,2.
21

×