Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

248577

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.76 KB, 20 trang )

A - LỜI MỞ ĐẦU:
Đất nước ta đang thực hiện chế độ quản lý nhà nước trên tầm vĩ mô, do đó, hệ
thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò vô cùng
quan trọng. Một mặt, hệ thống này tạo điều kiện cho nhà nước có thể quản lý sâu sát
tới tận các địa phương, mặt khác cũng giúp chúng ta định hướng đúng đắn mục tiêu
mà chúng ta đang theo đuổi – xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi
vậy, việc nắm vững tổ chức và hoạt động của hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp là
một việc làm rất cần thiết. Đây cũng là lý do nhóm chúng em lựa chọn đề tài này.
B - PHẦN NỘI DUNG:
I - Cơ sở lí luận:
1 - Khái niệm Ủy ban nhân dân:
Theo Điều 123 Hiến pháp 1992 và Điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân năm 2003 đã ghi rõ: “ Ủy ban nhân dân (UBND) do hội đồng nhân dân
(HĐND) bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương… chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. UBND chịu trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND
cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn”.
Là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,
UBND là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước vừa do HĐND
giao cho, vừa do cơ quan hành chính nhà nước giao cho trên cơ sở phân cấp quản lí
và chịu sự lãnh đạo thống nhất của chính phủ; là cơ quan hành chính nhà nước hoạt
động thường xuyên của địa phương, là bộ phận của bộ máy quản lí nhà nước ở địa
phương.
2 - Tổ chức của Ủy ban nhân dân:
1
UBND làm việc theo chế độ lãnh đạo tập thể và có phân công cá nhân chịu trách
nhiệm.
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách


nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể
UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của ủy ban nhân dân trước HĐND cùng cấp và
trước cơ quan nhà nước cấp trên. Theo điều 127 luật tổ chức HĐND và UBND thì
Chủ tịch UBND có những nhiệm vụ và quyền hạn:
“ 1. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND:
a) Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
mình và UBND dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của
UBND cùng cấp.
b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ
các vấn đề quy định tại Điều 124 của Luật này;
c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ
máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện
quan liêu, vô tách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện
tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
d) Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân
dân theo quy định của pháp luật.
2. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND;
3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; điều động,
đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực
tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND cấp dưới trực
tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công
chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý;
2
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp mình và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch
UBND cấp dưới trực tiếp;
5. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới
trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ;

6. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp
trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo UBND
trong phiên họp gần nhất;
7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
b. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Phó chủ tịch UBND là người giúp việc cho chủ tịch, được chủ tịch phân công phụ
trách, thực hiện công việc nhất định hoặc mảng công việc nhất định như: kinh tế, tài
chính, thương mại, văn hóa - xã hội… chẳng hạn: đối với ủy ban nhân dân tỉnh thành
phố trực thuộc trung ương, ngoài chủ tịch phụ trách chung còn có các phó chủ tịch
được chủ tịch phân công đảm nhiệm công việc trong các lĩnh vực như: 01 phó chủ
tịch phụ trách kinh tế, tài chính, thương mại và kinh tế đối ngoại; 01 phó chủ tịch phụ
trách văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao và các lĩnh vực xã hội khác; 01
phó chủ tịch phụ trách sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khoa học - kĩ
thuật và tài nguyên môi trường. Các phó chủ tịch chịu trách nhiệm cá nhân về việc
thực hiện nhiệm vụ của mình trước chủ tịch UBND. Thông qua hoạt động của phó
chủ tịch giúp chủ tịch UBND năm được toàn bộ hoạt động của UBND.
c. Ủy viên Ủy ban nhân dân:
Ủy viên của UBND được chủ tịch phân công phụ trách quản lí những ngành, lĩnh
vực chuyên môn nhất định như: Công an, quân sự, tổ chức, thanh tra, kế hoạch, tài
chính, văn phòng ủy ban…, phải chịu trách nhiệm cá nhân về ngành, lĩnh vực được
phân công trước chủ tịch UBND và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt
động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
3
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (không phải là thành viên của
UBND) được giao phụ trách quản lí ngành, lĩnh vực chuyên môn với các tên gọi như:
Giám đốc sở, trưởng phòng, trưởng ban…, phải chịu trách nhiệm lãnh đạo hoạt động
của các sở, phòng, ban định kì mỗi tháng một lần phải báo cáo hoạt động của ngành
mình, lĩnh vực mình phụ trách trước UBND và cơ quan quản lí chuyên môn cấp trên,
trong trường hợp cần thiết thì báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp.
Số lượng các sở, phòng, ban trực thuộc UBND phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ

công tác trong mỗi giai đoạn cũng như nhận thức của cơ quan có thẩm quyền. Hiện
nay, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
khoảng từ 20 đến 26 sở, ban , ngành và các cơ quan trực thuộc UBND; ngoài ra, cấp
tỉnh còn một số đầu mối nữa không trực thuộc UBND mà trực thuộc cơ quan quản lí
cấp trên. Chẳng hạn như sở công an, Bộ chỉ huy quân sự, Tổng cục thống kê, ngân
hàng, kho bạc, cục đầu tư phát triển, cục quản lí vốn, tài sản của các doanh nghiệp
nhà nước, bưu điện, bảo hiểm xã hội… Đối với các thành phố trực thuộc trung ương,
ngoài các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND nêu trên, còn có các cơ quan
chuyên môn mang tính chất thành thị như: sở nhà đất, văn phòng kiến trúc sư trưởng.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
thường có cơ cấu khoảng 10 đến 12 phòng, ban.
UBND xã (phường, thị trấn) thường có cơ cấu khoảng 5 ban. Ví dụ: Ban kinh tế -
kế hoạch; ban tài chính, ban văn hóa - xã hội, ban công an, ban chỉ huy quân sự.
Ngoài các ban còn có các trạm như: trạm y tế, trạm bưu điện…
Trước đây, trong cơ cấu tổ chức của UBND, còn có chức danh ủy viên thư kí ủy
ban và thường trực UBND. Nhưng theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003,
cùng với việc thành lập thường trực UBND và chức danh ủy viên thư kí của UBND
không còn nữa. Quy định trên nhằm làm cho bộ máy hành chính gọn nhẹ, giảm nhiều
tầng lớp trung gian, đồng thời nhằm tăng cường trách nhiệm của từng thành viên và
tập thể UBND.
4
Hiện nay, với xu hướng đề cao trách nhiệm cá nhân Chủ tịch UBND và sự phân
công chịu trách nhiệm trong tưng lĩnh vực công tác của các thành viên UBND, theo
tinh thần Nghị quyết trung ương khóa VIII: UBND cần được kiện toàn theo hướng
tinh gọn, giảm bớt số ủy viên là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND,
chẳng hạn: Ở cấp tỉnh, ủy viên phụ trách công an là giám đốc sở công an; ủy viên phụ
trách quân sự là trưởng ban chỉ huy quân sự…để đảm bảo tính nhanh nhạy, tăng
cường hiệu lực kiểm tra của UBND đối với hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc
UBND; xác định rõ thẩm quyền quyền hành chính cụ thể cho từng thành viên thuộc
UBND; điều chỉnh, sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn của UBND, tương ứng với

việc sắp xếp điều chỉnh lại các bộ, ngành ở trung ương theo hướng quản lí đa ngành,
đa lĩnh vực. Ví dụ: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình được thành lập
theo Quyết định số: 422/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình, ngày 03 tháng 3
năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hoá
Thông tin tỉnh Ninh Bình.
d. Tổ chức Ủy ban nhân dân trong trường hợp thay đổi cấp hoặc địa giới của các
đơn vị hành chính và trong trường hợp đặc biệt.
Theo điều 134 mục 4 luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: “Trong trường
hợp một đơn vị hành chính được thay đổi cấp quản lý hành chính hoặc trong trường
hợp thành lập một đơn vị hành chính mới, thì Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ
định UBND lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi HĐND và UBND mới được
bầu ra. Ở đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định UBND lâm
thời”.
Theo điều 137: “Trong trường hợp HĐND bị giải tán hoặc trong trường hợp đặc
biệt khác thì Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ định UBND lâm thời để đảm nhiệm
công tác cho đến khi HĐND và UBND mới được bầu ra; đối với cấp tỉnh thì Thủ
tướng Chính phủ chỉ định UBND lâm thời”.
3. Hoạt động của Ủy ban nhân dân:
5
Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND hoạt động trên nguyên tắc tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, xây dựng quy chế làm việc theo
nhiệm kì công tác, thiết lập và duy trì chế độ họp định kì hàng tháng; thảo luận tập
thể và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền.
a. Hoạt động của Ủy ban nhân dân trong các phiên họp:
Các phiên họp của UBND là hình thức hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của
UBND. Bởi thông quan các phiên họp, UBND đã thực hiện được phần lớn những
nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền do luật định.
Theo quy định trước đây cũng như hiện nay, UBND họp thường lệ mỗi tháng một
lần do UBND triệu tập và chủ tọa. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cũng
có thể triệu tập phiên họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch UBND hoặc theo đề

nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên của UBND.
Để phiên họp diễn ra thực sự dân chủ, phát huy hiệu quả, các thành viên của
UBND phải tham dự đầy đủ các phiên họp để thảo luận và quyết định những vấn đề
nằm trong chương trình phiên họp, trường hợp vắng mặt phải được sự đồng ý của
Chủ tịch UBND. Đặc biệt từ những năm 1980 trở lại đây, Quốc hội quy định trách
nhiệm của UBND trong việc mời Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và những người
phụ trách các đoàn thể nhân dân cùng cấp; trưởng ban, phó ban, phó trưởng ban các
ban của HĐND; thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND những không phải là
thành viên của UBND tham dự các phiên họp khi bàn những vấn đề có liên quan. Tại
các phiên họp, UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (điều 124 luật tổ
chức HĐND và UBND) những vấn đề sau:
“1. Chương trình làm việc của UBND;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng
năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND quyết định;
3. Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình HĐND
quyết định;
6
4. Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa
phương trình HĐND quyết định;
5. Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội; thông qua báo
cáo của UBND trước khi trình HĐND;
6. Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và
việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương”
Những vấn đề được đưa ra xem xét tại phiên họp của UBND đều được các thành
viên của UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Các quyết định của
UBND được thể hiện dưới hình thức văn bản đó là quyết định, chỉ thị.
Quyết định của UBND dùng để ban hành các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm
thực hiện pháp luật, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và nghị quyết của
HĐND cùng cấp; quyết định về nhân sự thuộc thẩm quyền của UBND để tổ chức

thực hiện và kiểm tra, thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành
pháp luật của Nhà nước…
Chỉ thị dùng để truyền đạt và hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách
của trung ương, các nghị quyết của HĐND.

b. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Hoạt động của Chủ tịch UBND được xác định là hình thức hoạt động thường
xuyên và có tác dụng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND.
Với vị trí là người lãnh đạo và điểu hành công tác của UBND, Chủ tịch UBND có
quyền triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND (kể cả các phiên họp thường lệ
và bất thường). Tại các phiên họp, Chủ tịch UBND hướng cuộc họp vào việc thảo
luận, biểu quyết những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp. Căn cứ vào những
quyết định mà tập thể UBND đã thông qua, chủ tịch UBND chịu trách nhiệm tổ chức
triển khai, kiểm tra việc thực hiện những quyết định đó.
7
Với xu hướng kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng trong quản lí
nhà nước, Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy
định rạch ròi giữa chế độ trách nhiệm tập thể của UBND với cá nhân chủ tịch UBND.
Theo đó, một số nhiệm vụ, quyền hạn trước đây do tập thể của UBND thực hiện nay
được chuyển giao cho chủ tịch UBND. Chẳng hạn, chủ tịch UBND lãnh đạo công tác
của UBND, đôn đốc, kiểm tra công việc của các thành viên UBND, các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp mình và UBND cấp dưới trong việc việc thực hiện
hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND và
quyết định của UBND cấp mình. Trong quá trình chỉ đạo, thức hiện nếu có dân xem
xét, quyết định; áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; ngăn ngừa và
kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham
nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ công chức nhà
nước trong bộ máy chính quyền địa phương; tố chức tiếp dân, xét và giải quyết các
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
Đối với chính quyền cấp dưới trực tiếp, chủ tịch UBND có quyền: phê chuẩn kết

quả bầu cử thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; điều động, miễn nhiệm, cách
chức chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. Đây là một quy định mới rất
quan trọng của Hiến pháp năm 1992 so với các Hiến pháp trước đây nhằm tăng
cường sự quản lí tập trung theo chiều dọc; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các
thành viên khác của UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,
cách chức, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ công chức nhà nước theo sự phân cấp
quản lí; đình chỉ hay bãi bỉ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp mình và những văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND
cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp
dưới trực tiếp và đề nghị HĐND dân cấp mình hủy bỏ.
Các quy định trên nhằm đề cao vị trí, vai trò của Chủ tịch UBND trong hoạt động
quản lí cũng như bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước.
c. Hoạt động của các thành viên khác thuộc Ủy ban nhân dân:
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×