Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình- một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.88 KB, 16 trang )

Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật hôn nhân và gia đình
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau vừa là quyền vừa là trách nhiệm của giữa
các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi
dưỡng cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ
nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định,
người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ
nuôi dưỡng với nhiều những lý do khác nhau. Khi đó để đảm bảo cuộc sống
bình thường của người được nuôi dưỡng, trong những trường hợp này, nghĩa vụ
cấp dưỡng đã được đặt ra. Đặc biệt với thực trạng hiện nay là các mối quan hệ
hôn nhân, gia đình đang xuống cấp về đạo đức một cách trầm trọng, vì vậy mà
pháp luật về cấp dưỡng lại càng cần thiết nhằm đề cao trách nhiệm của các
thành viên trong gia đình đối với nhau, nhằm bảo đảm sự ổn định, bền vững và
hạnh phúc của gia đình – nền tảng của xã hội. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn
đề này khi đi tìm hiểu đề tài sau : “Cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia
đình- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ KHÁI NIỆM QUAN HỆ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG GIA ĐÌNH.
1/ Khái niệm cấp dưỡng.
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan
hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người
chưa thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luạt này (Khoản 11
Điều 8 Luật hôn nhân gua đình năm 2000).
2/ Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng.
Từ khái niệm cấp dưỡng cho thấy cấp dưỡng là một quan hệ pháp lý có
những đặc điểm cơ bản sau:
-Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn liền với
nhân thân vì nó liên quan đến những lợi ích về tài sản. Điều đó thể hiện ở chỗ


người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, bản than người
Nguyễn Thị Nga – Trường Đại học Luật Hà Nội – Lớp N08
1
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật hôn nhân và gia đình
được cấp dưỡng cũng mong muốn có được nó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
bản thân.
-Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ tài sản đặc biệt, “không thể thay thế
bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”(Điều 50 Luật
hôn nhân gia đình năm 2000 và Điều 379 BLDS năm 2005).
-Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên
cơ sở hôn nhân , huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Phạm vi chủ thể của quan hệ
cấp dưỡng đã được quy định tại Điều 50 Luật hôn nhân gia đình.
-Quan hệ cấp dưỡng mang tính chất có đi có lại, thể hiện mối quan hệ
tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nhưng không có tính chất
đền bù và ngang giá.
-Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ phái sinh, nó chỉ phát sinh khi có
nhưng điều kiện nhất định, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được
hoặc thực hiện không đầy đủ.
3/ Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân ,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
-Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không được sống chung với
nhau. Trong quan hệ cấp dưỡng, khái niệm “không sống chung” có thể hiểu là
không có điều kiện trực tiếp chăm lo, giúp đỡ lẫn nhau, không có đời sống
chung giữa các thành viên trong gia đình do phải sống xa nhau vì lý do chính
đáng nào đó.
-Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên
nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là

người túng thiếu, khó khăn.
-Người cấp dưỡng phải có khẳ năng cấp dưỡng.
4/ Nhưng quy định chung của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng.
a/ Mức cấp dưỡng.
*Xác định theo thỏa thuận.
Theo quy định tại Điều 53 Luật hôn nhân gia đình: “Mức cấp dưỡng do
người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của
người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa
Nguyễn Thị Nga – Trường Đại học Luật Hà Nội – Lớp N08
2
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật hôn nhân và gia đình
vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa
thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”
*Xác định bằng con đường tư pháp.
Trong trường hợp giữa các bên không có sự thỏa thuận cần thiết về mức
cấp dưỡng, thì một trong các bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải
quyết. Tất nhiên, Tòa án cũng sẽ căn cứ vào nhu cầu của người có quyền được
cấp dưỡng và khả năng đáp ứng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để xác định
mức cấp dưỡng khả thi. Trong điều kiện luật không có quy định riêng, các tranh
chấp về mức cấp dưỡng được giải quyết theo luật chung về tố tụng dân sự,
nghĩa là có thể được kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, có thể được xét lại theo
trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
*Thay đổi mức cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng được thỏa thuận hoặc được ấn định bằng con đường tư
pháp không nhất thiết được cố định trong suốt thời gian cấp dưỡng: Khi có lý
do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi . Theo Điều 53 Luật hôn nhân
gia đình còn quy định: “Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay
đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận
được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
*Việc quyết định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện:

-Thứ nhất: Căn cứ vào thu nhập (bao gồm gồm lương và thu nhập thực
tế), khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 – NĐ 70/2001/NĐ-CP ngày
3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì : “Người có
khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại các điều
51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và gia đình là người có thu nhập thường xuyên
hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi
phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”.
Khoản 3 Điều 16 – NĐ 70/2001/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp
nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người, mà trong số đó có
người có khả năng thực tế và có người không có khả năng thực tế để thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người có khả năng
thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy
định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Nguyễn Thị Nga – Trường Đại học Luật Hà Nội – Lớp N08
3
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật hôn nhân và gia đình
 Đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền lợi của người
được cấp dưỡng.
-Thứ hai: Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu (nhu cầu về ăn, ở, mặc, học tập,
đi lại, chữa bệnh…) của người được cấp dưỡng.
Theo khoản 2 Điều 16 – NĐ 70/2001/NĐ-CP thì “Nhu cầu thiết yếu của
người được cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này
được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người
được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở,
mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo
đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”.
b/ Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Điều 54 Luật hôn nhân gia đình quy định: “Việc cấp dưỡng có thể được
thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần”

Theo khoản 1 Điều 18 – NĐ 70/2001/NĐ-CP quy định: “Người có nghĩa
vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả
thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc bằng tài
sản. Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kỳ hàng
tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm”.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng
thực tế và người được cấp dưỡng cũng đồng ý thì nghĩa vụ cấp dưỡng có thể
được thực hiện một lần . Theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 18 – NĐ
70/2001/NĐ-CP thì: “…2. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức
cấp dưỡng một lần quy định tại Điều 54 của Luật Hôn nhân và gia đình được
thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Do người được cấp dưỡng hoặc
người giám hộ của người đó thoả thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng; b)
Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp nhận; c)
Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và
được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường
xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần; d)
Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích từ
phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Theo yêu cầu
của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng một lần có thể được gửi tại
ngân hàng hoặc được giao cho người được cấp dưỡng, người giám hộ của người
Nguyễn Thị Nga – Trường Đại học Luật Hà Nội – Lớp N08
4
Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật hôn nhân và gia đình
được cấp dưỡng quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 4. Người
được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó
như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các nhu cầu
thiết yếu của người được cấp dưỡng”.
Quy định này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, góp phần
bảo vệ thiết thực quyền lợi của người được cấp dưỡng, ngăn chặn những hành

vi phá tán tài sản, trốn tránh, trì hoãn…thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người
có nghĩa vụ cấp dưỡng, đồng thời bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng
nhanh, gọn, có hiệu quả.
Theo quy định tại Điều 19 – NĐ 70/2001/NĐ-CP: “Trong trường hợp
người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai
nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có
khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo
yêu cầu của người được cấp dưỡng”.
Thông thường cấp dưỡng một lần được thực hiện xong, nghĩa vụ cấp
dưỡng của người cấp dưỡng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên trong một số trường hợp
nhất định như đã phân tích ở trên, người được cấp dưỡng vẫn có quyền yêu cầu
cấp dưỡng tiếp. Điều này là cần thiết để đảm bảo cuộc sống của người được cấp
dưỡng trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là đối với con chưa thành
niên và cha, mẹ già yếu.
Điều 54 Luật hôn nhân gia đình còn quy định: “Các bên có thể thoả
thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp
người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu
cầu Toà án giải quyết”. Quy định này bảo đảm tính khả thi của việc cấp dưỡng.
 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định rất linh hoạt,
mềm dẻo, tạo điều kiện cho các bên dễ dàng thỏa thuận, lựa chọn cách thức
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.
c/ Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Khi bản án, quyết định về việc cấp dưỡng của Tòa án có hiệu lực, người
có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể tự nguyện thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định. Nếu thời hạn tự nguyện thi hành mà người có nghĩa
vụ cấp dưỡng không chịu thi hành thì có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành án phù hợp với quy định của pháp luật tại các Điều 55, 107 Luật hôn
Nguyễn Thị Nga – Trường Đại học Luật Hà Nội – Lớp N08
5

Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật hôn nhân và gia đình
nhân và gia đình, Điều 20 – NĐ 70/2001/NĐ-CP, Điều 12 – NĐ 87/2001/NĐ-
CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
d/ Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều
162 BLTTDS, những người sau đây có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ
đó:
-Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó.
-Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em.
-Hội liên hiệp phụ nữ.
 Bảo đảm lợi ích của người được cấp dưỡng, đặc biệt là người già và trẻ
em, vì thông thường những chủ thể này rất ít khi tự mình yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng.
II/ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG GIA ĐÌNH.
1/ Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con.
Thông thường cha, mẹ và con cùng chung sống thì họ có nghĩa vụ nuôi
dưỡng nhau, nên nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra. Nghĩa vụ cấp dưỡng
của cha, mẹ đối với con thường xảy ra trong các trường hợp sau :
Trường hợp thứ nhất: Khi hôn nhân đang tồn tại, mà cha mẹ không có
điều kiện trực tiếp nuôi con (do đo công tác xa, phải chấp hành án phạt tù, đi
điều trị bệnh lâu dài…), con được giao cho người khác trông nom thì cha mẹ
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Trong trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa
thành niên theo quy định tại Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình thì không được
thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con
nhưng vẫn phải có nghĩa vụ cáp dưỡng cho con (Khoản 3 Điều 43).
Trường hợp thứ hai: Khi cha, mẹ ly hôn.
Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng

cho con, theo quy định tại Điều 56 và Điều 92 Luật hôn nhân gia đình:
Điều 56. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn
Nguyễn Thị Nga – Trường Đại học Luật Hà Nội – Lớp N08
6

×