Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty cổ phần Sông Đà 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.7 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



DƯƠNG THỊ THE




HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11


Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH






Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Phương



Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hương
Phản biện 2: TS. Trần Thượng Bích La




Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 26 tháng 03 năm 2014







Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - H
ọc liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là loại hình liên công ty xuất
hiện từ lâu ở các nước có nền kinh tế phát triển, được hiểu là tổ hợp
các công ty có tư cách pháp nhân, có mối liên kết với nhau về tài
chính, công nghệ, thị trường và các mối liên kết khác xuất phát từ
lợi ích của chính các công ty thành viên đó. Việc hình thành các
tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con là một hệ quả tất yếu cần có.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính
cũng như có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của tập đoàn
hoặc tổng công ty, đòi hỏi phải có công cụ kế toán phản ánh tình
hình này. Đó chính là Báo cáo tài chính hợp nhất.
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con, vì vậy cuối năm Công ty phải lập Báo cáo tài chính
hợp nhất. Công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty Cổ phần
Sông Đà 11 chưa được hoàn thiện về hệ thống sổ sách theo dõi chi
tiết các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến giao dịch nội bộ giữa các
công ty trong tổng công ty. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về chủ
đề Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập
Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11” để làm
luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ những tồn tại về công tác lập báo cáo tài
chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11; qua đó, đề xuất ý
ki
ến góp phần hoàn chỉnh việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở
Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung liên
quan đến lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở doanh nghiệp.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu trường hợp Công
ty Cổ phần Sông Đà 11. Số liệu minh họa lấy từ Báo cáo tài chính
hợp nhất năm 2012 và các thông tin có liên quan của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế,
mô tả, giải thích và lập luận. Khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 11 về công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất. Luận văn vận
dụng phương pháp mô tả và giải thích để trình bày tổng hợp những
đặc điểm cơ bản về công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Công
ty. Tiếp theo, phương pháp lập luận logic được vận dụng để đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp
nhất ở Công ty.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về lập Báo cáo tài chính hợp
nhất. Chương 2 liên quan đến công tác lập Báo cáo tài chính hợp
nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Hoàn thiện công tác lập Báo
cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 được trình
bày ở chương 3.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hầu hết trong các nghiên cứu đều tập trung trong ba nội dung
bao gồm: cơ sở lý thuyết về hợp nhất kinh doanh và Báo cáo tài
chính hợp nhất, khái quát chung về tổng công ty (tập đoàn) cần
nghiên c
ứu và thực trạng về công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất
tại tổng công ty, giải pháp hoàn thiện lập công tác lập Báo cáo tài
chính hợp nhất tại tổng công ty.
3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT
1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
1.1.1. Khái
niệm

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập
đoàn được
trình bày nh
ư
báo cáo tài chính c

a m

t doanh nghi

p.
Báo cáo này
đượ
c l

p trên c
ơ
sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ
và các công ty con.
1.1.2. Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính
Các doanh nghiệp nằm trong phạm vi hợp nhất bao gồm công
ty mẹ và các doanh nghiệp trong nước hay ở nước ngoài:

- Chịu sự kiểm soát độc quyền;
- Chịu sự đồng kiểm soát;
- Chịu sự ảnh hưởng đáng kể của công ty mẹ.
1.1.3. Mục đích của báo cáo tài chính hợp
nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất nhằm tổng hợp, trình bày cung cấp
và thông tin kinh tế một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,
nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài
chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ
trong năm tài chính (Theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
1.1.4. Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất gồm: i) Bảng cân đối kế toán hợp
nhất; ii) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; iii) Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ hợp nhất; iii) Bản thuyết minh báo cáo tài chính
hợp nhất.

4

1.1.5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến lập báo
cáo tài chính hợp nhất
1.1.6. Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
Kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài
chính hợp nhất để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động
kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của cả tập đoàn.
1.1.7. Kỳ lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất
Công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và
báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ hàng quý (không bao gồm
quý IV).

Báo cáo tài chính hợp nhất phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán
năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và phải
được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế
toán năm.
1.2. QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
1.2.1. Thu thập BCTC của các thực thể được hợp nhất và
thông tin giao dịch nội bộ
Căn cứ số liệu để lập Báo cáo tài chính hợp nhất là các Báo cáo
tài chính của các công ty con, kết hợp với các số liệu cho các nghiệp vụ
liên quan đến quyền kiểm soát của các công ty liên doanh, liên kết.

1.2.2. Xử lý giao dịch nội bộ
Các tài liệu kế toán phục vụ cho lập Báo cáo tài chính hợp
nhất sau khi được thu thập cần phải được kiểm tra tính hợp lý và
trung thực. Trong trường hợp nếu cần có sự điều chỉnh số liệu thì cần
thiết phải xử lý trước khi tiến hành vận dụng kỹ thuật lập Báo cáo tài
chính hợp nhất.

5

1.2.3. Lập
Báo cáo tài chính hợp nhất
Theo chuẩn mực kế toán số 25, các bước cơ bản khi áp dụng
phương pháp hợp nhất như sau:
Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu không cần điều chỉnh trong Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
mẹ và các công ty con trong thực thể hợp nhất.
Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công
ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn

chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có).
Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại và chênh lệch giữa giá trị
hợp lý và giá trị kế toán của tài sản, nợ phát sinh tại thời điểm đạt
được quyền kiểm soát (nếu có).
Bước 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số
Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong thực thể hợp
nhất, cụ thể như sau:
Doanh thu, giá vốn của hàng hoá, dịch vụ cung cấp giữa các
đơn vị trong nội bộ của thực thể hợp nhất, lãi đi vay và thu nhập từ
cho vay giữa các đơn vị trong thực thể hợp nhất, cổ tức đã phân chia
và đã ghi nhận phải được loại trừ toàn bộ.
Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong
nội bộ tổng công ty đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho,
tài sản cố định, ) phải được loại trừ hoàn toàn.
Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ
đang phản ánh trong giá trị tài sản như hàng tồn kho hoặc tài sản cố
định phải được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể
thu h
ồi được.
Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên Bảng cân đối kế
toán giữa các đơn vị trong cùng thực thể hợp nhất phải được loại trừ
6

hoàn toàn.
Bước 6: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất.
Bước 7: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng
hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ.

1.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ HỢP NHẤT BÁO

CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1. Tổ chức sổ theo dõi giao dịch nội bộ, sổ kế toán
hợp nhất
Sổ kế toán hợp nhất dùng để ghi chép và lưu trữ toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã thực hiện có liên quan đến quá trình
lập Báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công ty. Các sổ kế toán này
chỉ dùng cho mục đích lập Báo cáo tài chính hợp nhất mà không
được dùng ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết để lập Báo cáo tài chính
riêng của các công ty trong tổng công ty.
1.3.2. Các tài liệu bổ sung thông tin phục vụ công tác lập
Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo chi tiết các khoản đầu tư tài chính nội bộ giữa các
công ty trong tổng công ty (các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và
dài hạn khác); Báo cáo chi tiết danh sách các công ty góp vốn trong
tổng vốn chủ sở hữu của công ty; Báo cáo chi tiết các khoản công
nợ, khoản vay nội bộ các công ty trong tổng công ty; Bảng chi tiết
tài sản điều chuyển nội bộ; Báo cáo chi tiết các khoản chia cổ tức,
chia lợi nhuận các đơn vị với nhau; Báo cáo chi tiết luồng tiền
trong nội bộ tổng công ty…
K
ẾT LUẬN CHƯƠNG 1


7

CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG
ĐÀ 11

2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý
của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
a. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 tiền thân là doanh nghiệp Nhà
nước được cổ phần hóa vào năm 2004 hiện đóng tại Tầng 7, tòa nhà
hỗn hợp Sông Đà – Hà Đông, km 10 đường Trần Phú, phường Văn
Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh
chính của Công ty là xây dựng các công trình thủy điện, đường dây
tải điện và quản lý điều hành cung cấp điện nước cho các công trình.
Do địa bàn hoạt động của các công trình nằm rải rác nên công ty tổ
chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô
vừa tập trung vừa phân tán, cơ cấu tổ chức hoạt động gồm: Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc điều hành, các phòng ban
chức năng, các công ty con, và các Chi nhánh thành viên hạch toán
phụ thuộc.
b. Đặc điểm tổ chức quản lý
Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh toàn công ty. Dưới Tổng giám đốc là 3
Phó tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc từng mặt của công
ty (kinh t
ế, kỹ thuật, thi công). Có 6 Chi nhánh thành viên hạch toán
phụ thuộc Công ty, bộ máy quản lý của các Chi nhánh thành viên
này tinh gọn hơn văn phòng Công ty và chịu sự quản lý của các
8

phòng ban chức năng cấp trên theo chiều dọc.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán
a. Bộ máy kế toán
Ngoài bộ phận kế toán tại văn phòng Công ty, tại các chi

nhánh thành viên đều có Ban tài chính kế toán.
b. Hình thức sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng trong công ty là hình thức Nhật
ký chung, thực hiện trên máy vi tính. Dữ liệu được nhập vào phần
mềm kế toán UNESCO Acounting, ghi chép hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tuân thủ đầy đủ yêu cầu của chuẩn mực kế toán và
Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.1.3. Các khoản đầu tư tài chính của Công ty Cổ phần
Sông Đà 11
a. Đầu tư vào công ty con
Đến ngày 31/12/2012 Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đầu tư vào
ba công ty con với số vốn là 36.431.773.480 đồng.
b. Đầu tư vào công ty liên kết
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, Công ty Cổ phần Sông Đà 11
đầu tư vào hai công ty liên kết với tổng số vốn là 19.927.715.405 đồng.
c. Các khoản đầu tư tài chính khác
c1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
Giá trị khoản đầu tư ngắn hạn tính đến ngày 31/12/2012 của
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là 19.452.000.000 đồng.
c2. Đầu tư tài chính dài hạn
Giá tr
ị khoản đầu tư ngắn hạn tính đến ngày 31/12/2012 của
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là 5.000.000.000 đồng.

9

2.2. CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
2.2.1. Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất

tại Công ty
Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo
cáo:
Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Mẫu số B01-DN/HN);
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (Mẫu số
B02-DN/HN);
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Mẫu số B03-DN/HN);
Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (Mẫu số B09-
DN/HN).
2.2.2. Quy trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất
Quy trình hợp nhất báo cáo tài chính được thể hiện qua sơ đồ
sau:










Sơ đồ 2.3. Quy trình lập BCTC hợp nhất tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 11
BCTC
của văn
phòng
CTCP
Sông Đà
11

BCTC
của các
chi
nhánh
thành
viên
BCTC tổng hợp của
Công ty Cổ phần
Sông Đà 11
BCTC của các công
ty con
BCTC của các công
ty liên kết
BCTC hợp
nhất của Công
ty Cổ phần
Sông Đà 11

10

a. Thu thập Báo cáo của các đơn vị cần hợp nhất
Theo thời gian quy định của Công ty (sau 60 ngày kể từ ngày
kết thúc niên độ kế toán) các Công ty con phải hoàn tất Báo cáo tài
chính nộp về Công ty mẹ.
Đối với các công ty liên kết với Công ty Cổ phần Sông Đà 11,
cần thu thập Báo cáo tài chính năm 2012 để thực hiện điều chỉnh
khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
b. Trình tự kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất
Trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần

Sông Đà 11 như sau:
1- Cộng từng chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính của công ty mẹ
với các công ty con để hình thành báo cáo tài chính hợp nhất sơ bộ;
2- Thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu cần điều chỉnh: loại trừ
phải thu, phải trả nội bộ, loại trừ vốn của công ty mẹ ở các công ty
con, xác định lợi ích của cổ đông thiểu số, loại trừ giao dịch nội bộ;
3- Hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết;
4- Lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và bảng tổng
hợp các chỉ tiêu hợp nhất;
5- Lập báo cáo tài chính hợp nhất.
2.2.3. Tổ chức thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính
hợp nhất
a. Thiết kế, thu thập thông tin phục vụ hợp nhất báo cáo tài
chính
b. Theo dõi khoản đầu tư tài chính
(1) Theo dõi kho
ản đầu tư vào công ty con
Khi nhận được các Báo cáo tài chính riêng của các công ty con
trong phạm vi hợp nhất gửi, Phòng tài chính kế toán của công ty mẹ
11

thành lập “Tổ công tác hợp nhất” tiến hành phân công nhiệm vụ thực
hiện quá trình kiểm tra thông tin, tổng hợp thông tin trước khi sử
dụng các kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.
(2) Theo dõi khoản đầu tư vào công ty liên kết
c. Theo dõi giao dịch nội bộ
Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài
chính: Các giao dịch về vốn được phản ánh ở nhóm các tài khoản đầu
tư tài chính dài hạn, đó là các tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty
con”, tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh”, tài khoản 223 “Đầu tư vào

công ty liên kết”. Đối với các giao dịch nội bộ về mua bán, thanh toán
vật tư, hàng hóa, tài sản cố định; các giao dịch về đi vay và cho vay;
các giao dịch về chi trả cổ tức… mang bản chất của mối quan hệ kinh
tế giữa các pháp nhân độc lập nên sử dụng các tài khoản 131 “Phải
thu khách hàng” và tài khoản 331 “Phải trả người bán” trong quá
trình thanh toán các giao dịch nội bộ này.
Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài
chính: Sổ kế toán chi tiết được mở chi tiết theo dõi khoản đầu tư theo
từng đối tác đầu tư.
2.2.4. Lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty CP Sông
Đà 11
a. Hợp nhất báo cáo tài chính với công ty con
Khi nhận báo cáo tài chính của 3 Công ty con, Tổ công tác
hợp nhất thực hiện cộng ngang tương ứng số liệu của các chỉ tiêu
trong Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty mẹ và số liệu trên Báo
cáo tài chính của các Công ty con để hình thành báo cáo tài chính
h
ợp nhất sơ bộ (chưa điều chỉnh các chỉ tiêu cần điều chỉnh). Tiếp
theo, Tổ công tác hợp nhất thực hiện các bút toán loại trừ các chỉ tiêu
có liên quan để có báo cáo hợp nhất cuối cùng với Công ty con.
12

Trình tự được trình bày dưới đây:
a1. Điều chỉnh khoản mục “Phải thu khách hàng”,“Phải trả
người bán”
Điều chỉnh khoản mục “Phải thu khách hàng”
Sau khi cộng dồn khoản phải thu khách hàng của Công ty mẹ
và các Công ty con để có được bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ,
phải thu khách hàng chưa loại trừ nội bộ phải được loại trừ phần phải
thu khách hàng nội bộ. Tổng số tiền khoản phải thu khách hàng (Tài

khoản 1311) đến ngày 31/12/2012 trong bảng cân đối kế toán hợp
nhất sơ bộ là 385.681.649.938 đồng.
Phải thu khách hàng - Phải trả người bán nội bộ trong toàn bộ
công ty liên quan đến số tiền nợ giao dịch thương mại giữa công ty mẹ -
công ty con và giữa các công ty con với nhau là 48.763.743.934 đồng.
Để tránh trùng lắp, kế toán thực hiện bút toán loại trừ khoản
phải thu khách hàng nội bộ 48.763.743.934 đồng ra khỏi mục “Phải
thu khách hàng” trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ. Sau khi
loại trừ, khoản mục Phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2012 là
336.917.906.004 đồng.
Điều chỉnh khoản mục “Phải trả người bán”
Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ, tổng số tiền khoản
phải trả cho người bán (Tài khoản 3311) đến ngày 31/12/2012 là
222.372.633.457 đồng.
Như đã đề cập ở trên, khoản Phải thu khách hàng - Phải trả
người bán nội bộ ở Công ty là 48.763.743.934 đồng. Khoản phải trả
người bán nội bộ này phải được loại trừ. Do vậy, kế toán thực hiện
bút toán lo
ại trừ khoản phải trả nội bộ trên Bảng cân đối kế toán hợp
nhất sơ bộ số tiền 48.763.743.934 đồng. Sau khi loại trừ, khoản mục
Phải trả cho người bán tại ngày 31/12/2012 là 173.608.889.523 đồng.
13

a2. Điều chỉnh khoản mục “Người mua trả tiền trước”, “Trả
tiền trước cho người bán”
Điều chỉnh khoản mục “Người mua trả tiền trước”
Sau khi cộng dồn khoản mục “Người mua trả tiền trước” của
Công ty mẹ với các công ty con, khoản mục này trong bảng cân đối kế
toán hợp nhất sơ bộ bao gồm cả phần “Người mua trả tiền trước” của
các giao dịch nội bộ. Do đó cần phải thực hiện bút toán điều chỉnh

giảm khoản mục này. Tổng số tiền người mua trả trước (Tài khoản
1312) đến ngày 31/12/2012 là 100.858.570.166 đồng.
Khoản trả trước nội bộ trong toàn bộ Công ty liên quan đến số
tiền ứng trước giữa Công ty mẹ - Công ty con là 14.113.452.582 đồng.
Để tránh trùng lắp, kế toán thực hiện bút toán loại trừ khoản
trả trước nội bộ 14.113.452.582 đồng ra khỏi mục “Người mua trả
tiền trước” trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ. Sau khi loại
trừ, khoản mục Người mua trả tiền trước tại ngày 31/12/2012 là
86.745.117.584 đồng.
Điều chỉnh khoản mục “Trả trước cho người bán”
Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ, tổng số tiền khoản
trả trước cho người bán (Tài khoản 3312) đến ngày 31/12/2012 là
54.854.716.540 đồng.
Như đã đề cập ở trên, khoản trả trước nội bộ (tài khoản 1312,
3312) ở Công ty là 14.113.452.582 đồng. Khoản trả trước nội bộ này
phải được loại trừ. Do vậy, kế toán thực hiện bút toán loại trừ khoản
trả trước nội bộ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ số tiền
14.113.452.582 đồng. Sau khi loại trừ, khoản mục trả trước cho
ng
ười bán tại ngày 31/12/2012 là 40.741.263.958 đồng.
a3. Điều chỉnh khoản “Phải thu khác”, “Phải trả phải nộp khác”
Sau khi cộng dồn mục “Phải thu khác”, “Phải trả phải nộp
14

khác” của công ty mẹ với các công ty con, hai khoản mục này trong
bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ bao gồm cả phần “Phải thu
khác”, “Phải trả phải nộp khác” trong nội bộ thực thể hợp nhất. Do
đó cần phải thực hiện bút toán điều chỉnh giảm hai khoản mục này.
Điều chỉnh khoản mục “Phải thu khác”
Khoản phải thu khác (Tài khoản 1388) đến ngày 31/12/2012 là

18.295.798.090 đồng. Trong đó, khoản phải thu khác nội bộ là
2.340.000.000 đồng. Do vậy, kế toán thực hiện bút toán loại trừ khoản
phải thu khác nội bộ, trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất thể hiện
khoản phải thu khác tại ngày 31/12/2012 là 15.955.798.090 đồng.
Điều chỉnh khoản mục “Phải trả phải nộp khác”
Khoản phải trả phải nộp khác (Tài khoản 388) đến ngày
31/12/2012 là 48.281.479.651 đồng. Trong đó, khoản phải trả khác
nội bộ là 2.403.684.918 đồng. Do vậy, kế toán thực hiện bút toán loại
trừ khoản trả khác nội bộ, trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất thể
hiện khoản phải trả phải nộp khác tại ngày 31/12/2012 là
45.877.794.733 đồng.
a4. Xác định lợi ích của cổ đông thiểu số
- Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số trong năm 2012
được tính như sau:
+ Quỹ đầu tư phát triển tính đến ngày 31/12/2012 là
47.451.220.624 đồng. Trong đó, phần quỹ đầu tư phát triển của 3
công ty con là 5.451.935.805 đồng. Do đó, trên Bảng cân đối kế toán
hợp nhất của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 khoản mục quỹ đầu tư
phát triển là 41.999.284.819 đồng.
+ Qu
ỹ dự phòng tài chính tính đến ngày 31/12/2012 là
6.501.669.503 đồng. Trong đó, phần quỹ dự phòng tài chính của ba
công ty con là 1.806.710.104 đồng. Do đó, trên Bảng cân đối kế toán
15

hợp nhất của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 khoản mục quỹ dự phòng
tài chính là 4.694.959.399 đồng.
Giảm khoản mục Quỹ dự phòng tài chính : 1.806.710.104
Giảm khoản mục Quỹ đầu tư phát triển : 5.451.935.805
Tăng khoản mục Lợi ích của cổ đông thiểu số : 7.258.645.909

a5. Điều chỉnh vốn chủ sở hữu
Tổng vốn đầu tư của chủ sở hữu tính đến ngày 31/12/2012 là
173.972.170.000 đồng. Trong đó, vốn đầu tư của Công ty Cổ phần
Sông Đà 11 trong ba công ty con là 94.003.200.000 đồng. Giá trị vốn
đầu tư vào 3 công ty con phải được loại trừ khỏi khoản mục vốn đầu
tư của chủ sở hữu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ. Sau
khi loại trừ, giá trị khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu trong Bảng
cân đối kế toán hợp nhất cuối cùng tại ngày 31/12/2012 là
79.968.970.000 đồng.
Trong bảng cân đối kế toán hợp nhất sơ bộ, thặng dư vốn cổ
phần tính đến ngày 31/12/2012 là 35.746.580.408 đồng, trong đó có
khoản mục thặng dư vốn cổ phần tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 -
Thăng Long là 5.000.000.000 đồng. Công ty Cổ phần Sông Đà 11 có
tỷ lệ quyền biểu quyết 36% trong Công ty Sông Đà 11 - Thăng
Long. Do vậy, khi hợp nhất khoản mục thặng dư vốn cổ phần của
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 kế toán phải loại trừ 64% thặng dư vốn
cổ phần của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 - Thăng Long (tương ứng
3.200.000.000 đồng). Như vậy, khoản mục thặng dư vốn cổ phần
trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất cuối cùng sau khi loại trừ của
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là 32.546.580.408 đồng.
Bút toán
điều chỉnh giảm như sau:
Giảm khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 94.003.200.000
Giảm khoản mục thặng dư vốn cổ phần : 3.200.000.000
16

a6. Điều chỉnh doanh thu, giá vốn nội bộ
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sơ bộ,
tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 ở
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là 952.856.695.097 đồng. Trong đó,

doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nội bộ năm 2012
trong lĩnh vực xây lắp là 87.950.568.182 đồng, ngoài lĩnh vực xây lắp
là 670.724.924 đồng (Trích số liệu từ Bản thuyết minh Báo cáo tài
chính hợp nhất năm 2012 của Công ty Cổ phần Sông Đà 11). Do vậy,
để tránh việc ghi nhận doanh thu trùng lặp, kế toán thực hiện bút toán
loại trừ phần doanh thu nội bộ 88.621.293.106 đồng, trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sơ bộ. Sau khi loại trừ, khoản mục
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 trong báo
cáo kết quả kinh doanh hợp nhất là 874.497.688.136 đồng.
Bút toán điều chỉnh giảm:
Giảm khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ :
88.621.293.106 đồng
Giảm khoản mục Giá vốn hàng bán (Giá vốn nội bộ):
88.621.293.106 đồng
b. Báo cáo tài chính hợp nhất khoản đầu tư vào công ty
liên kết
Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ phần sở hữu trong năm 2012 của
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 trong hai công ty liên kết là Công ty
Cổ phần Kỹ thuật điện Sông Đà và Công ty Cổ phần Xây lắp và Dịch
vụ Sông Đà là không đổi . Về giá trị vốn góp cuối năm 2012 không
thay đổi so với cùng kỳ năm 2011, tuy nhiên khoản mục đầu tư vào
công ty liên k
ết trên báo cáo tài chính hợp nhất được điều chỉnh chi
tiết như sau:
17

Đố
i với giá trị phần sở hữu trong Công ty Cổ phần Kỹ thuật
điện Sông Đà:
*Tăng khoản mục đầu tư vào công ty liên kết: 779.676.856

Tăng phần lãi hoặc lỗ trong năm: 716.220.376
Tăng do điều chỉnh lợi nhuận: 63.456.480
*Giảm khoản mục đầu tư vào công ty liên kết: 76.321.001
Giảm do phân phối quỹ khen thưởng, phúc lợi, thù lao: 76.321.001
Đối với giá trị phần sở hữu trong Công ty Cổ phần Xây lắp và
Dịch vụ Sông Đà:
*Tăng khoản mục đầu tư vào công ty liên kết: 1.229.340.734
Tăng phần lãi hoặc lỗ trong năm : 1.229.340.734
*Giảm khoản mục đầu tư vào công ty liên kết : 1.262.190.880
Giảm do điều chỉnh lợi nhuận : 42.771.138
Giảm do phân phối quỹ khen thưởng, phúc lợi, thù lao: 225.819.742
Giảm do chia cổ tức : 993.600.000
c. Bảng tổng hợp điều chỉnh
Bảng tổng hợp điều chỉnh được lập để tổng hợp các chỉ tiêu
trong Báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con trong
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đồng thời phản ánh tổng ảnh hưởng
của các bút toán loại trừ và điều chỉnh khi hợp nhất đến mỗi chỉ
tiêu trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
d. Báo cáo tài chính hợp nhất cuối cùng
d1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến Bảng cân
đối kế toán hợp nhất của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 gồm:
- Các kho
ản phải thu, phải trả nội bộ;
- Lợi ích của cổ đông thiểu số;
- Khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con;
18

d2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến hợp nhất

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, gồm:
- Điều chỉnh doanh thu nội bộ;
- Điều chỉnh giá vốn nội bộ;
- Điều chỉnh lợi nhuận chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch
nội bộ;
- Điều chỉnh doanh thu hoạt động tài chính;
- Điều chỉnh chi phí tài chính;
- Điều chỉnh phần lãi, lỗ trong công ty liên doanh, liên kết;
- Điều chỉnh lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
d3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở hợp
nhất Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và của các công ty
con phải trên cơ sở thống nhất toàn bộ về phương pháp lập. Công ty
Cổ phần Sông Đà 11 và các công ty con đều thống nhất lập Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Do vậy, khi hợp nhất
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì Tổ công tác hợp nhất sẽ tiến hành
cộng gộp các chỉ tiêu tương ứng để có được Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ hợp nhất.
d4. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
Khi lập thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cần phải trình
bày bổ sung một số thông tin theo quy định của chuẩn mực số 25,
chuẩn mực số 07 và chuẩn mực số 08. Bên cạnh đó, do nhu cầu về
quản lý nên thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cần phải trình
bày m
ột số mẫu biểu quy định của ngành nhằm giúp cho đối tượng
sử dụng thông tin đánh giá đúng tình hình tài chính cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
19

2.2.5. Những tồn tại về công tác lập báo cáo tài chính hợp

nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Mặc dù Tổ công tác hợp nhất đã có những cố gắng để dần
hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên, hiện nay
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong khâu tổ chức theo dõi
chi tiết các giao dịch nội bộ và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
chỉ dừng lại ở bước cộng tổng các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ của công ty mẹ và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các công ty
con mà chưa loại trừ một số chỉ tiêu cần điều chỉnh. Cụ thể là đối với
các luồng tiền luân chuyển nội bộ trong Công ty chưa được loại trừ
trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: Tiền chi đầu tư góp vốn
vào đơn vị khác; Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia;
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Đối với công tác theo dõi khoản đầu tư vào công ty liên kết, Tổ
công tác kế toán hợp nhất chưa mở sổ “Sổ kế toán chi tiết theo dõi
khoản đầu tư vào từng công ty liên kết”, “Sổ theo dõi phân bổ các khoản
chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết”.
Việc tổ chức kế toán ở các công ty thành viên chưa đáp ứng được
yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết cho việc tổng hợp báo cáo tài chính
do chưa hướng dẫn theo dõi chi tiết việc cung cấp nội bộ giữa công ty
mẹ với công ty con và giữa các công ty con với nhau. Chưa thiết lập
được hệ thống kiểm soát nội bộ có tác dụng bảo đảm độ tin cậy và tính
hợp lý của thông tin được sử dụng cho quá trình tổng hợp.
Ngoài ra, công tác kiểm tra tài chính của Công ty Cổ phần
Sông Đà 11 đối với các đơn vị thành viên chậm làm cho việc lập báo
cáo tài chính t
ổng hợp không kịp thời và số liệu có thể có nhiều sai
sót (do chưa kiểm tra, đối chiếu).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
20


CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
3.1. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
3.1.1. Lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ chuẩn
mực, chế độ kế toán có liên quan
a. Phải tuân thủ pháp luật, cơ chế chính sách kế toán của
Việt Nam, phù hợp với đặc điểm tổ chức, đặc điểm hoạt động của
Công ty
b. Đảm bảo dựa trên hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam về
Báo cáo tài chính hợp nhất
3.1.2. Lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải đáp ứng được
yêu cầu thông tin của người sử dụng
a. Hoàn thiện Báo cáo tài chính hợp nhất vừa đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu cung cấp thông tin cho các quyết định kinh tế
vừa phải đáp ứng được nguyên tắc khả thi và hiệu quả
b. Đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả
c. Đảm bảo phù hợp với trình độ của các đơn vị, dễ làm, dễ
hiểu (tính khả thi cao)
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHỤC VỤ LẬP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 11
3.2.1. Tổ chức tài khoản và sổ kế toán chi tiết theo dõi các
giao dịch nội bộ
a. Chi ti
ết các tài khoản theo dõi giao dịch nội bộ
Tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 kế toán chưa mở chi tiết các
tài khoản liên quan đến giao dịch nội bộ. Cuối năm tài chính, sau khi
21


các đơn vị thành viên có liên quan gửi Báo cáo tài chính về Công ty
Cổ phần Sông Đà 11, khi đó Tổ công tác kế toán hợp nhất tiến hành
cộng dồn các chỉ tiêu tài chính tương ứng sau đó tách giao dịch nội
bộ. Như vậy, công việc của Tổ hợp nhất sẽ rất vất vả, dễ sai sót. Vì
thế, Tổ công tác kế toán hợp nhất cần yêu cầu kế toán mở các tài
khoản chi tiết như tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
nội bộ; tài khoản giá vốn hàng bán nội bộ; tài khoản phải thu nội bộ;
tài khoản phải trả nội bộ; tài khoản phải thu khác nội bộ; tài khoản
phải trả khác nội bộ…Các tài khoản này nhằm chi tiết các thông tin
giao dịch nội bộ trong Công ty nhằm phục vụ công tác lập Báo cáo
tài chính hợp nhất của Công ty.
a1. Chi tiết tài khoản phải thu phải trả
a2. Chi tiết tài khoản doanh thu
a3. Chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán
b. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán có liên quan
Thiết kế các sổ kế toán chi tiết theo dõi các thông tin liên quan
đến quan hệ công ty mẹ - công ty con và ghi chép các giao dịch nội
bộ, bao gồm:
b1. Sổ kế toán chi tiết theo dõi vốn góp vào các công ty con
Đối với việc phản ánh giá vốn đầu tư và tỷ lệ lợi ích kinh tế
vào từng công ty con riêng rẽ. Công ty mẹ sử dụng sổ kế toán hợp
nhất: Sổ kế toán chi tiết theo dõi vốn góp vào các công ty con.
b2. Sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu, phải trả và vốn
vay trong nội bộ Công ty
Khi ghi chép sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu, phải trả
và v
ốn vay trong nội bộ Công ty, kế toán cần lưu ý các khoản phải
thu, các khoản vay ghi số dương, các khoản phải trả, các khoản trả
tiền vay ghi số âm.

22

b3. Sổ chi tiết theo dõi mua - bán hàng hóa, dịch vụ trong nội
bộ Công ty
Đối với công tác kế toán thu thập thông tin các nghiệp vụ giao
dịch nội bộ về mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội bộ
Công ty cần mở sổ theo dõi chi thiết như minh họa ở Bảng 3.3
b4. Sổ kế toán chi tiết theo dõi phần lợi ích cổ đông thiểu số
Theo dõi phần lợi ích của cổ đông thiểu số, Công ty mẹ mở sổ
kế toán chi tiết theo dõi phần lợi ích cổ đông thiểu số.
b5. Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty
liên
kết
Sổ kế toán chi tiết các khoản đầu tư vào công ty liên kết phải
theo dõi những chỉ tiêu sau: Giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty
liên kết; Khoản điều chỉnh vào cuối mỗi năm tài chính tương ứng với
phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên
kết; Phần điều chỉnh tăng (giảm) khoản đầu tư theo giá trị thay đổi
của vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được phản ánh
vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết;
Khoản điều chỉnh do Báo cáo tài chính của nhà đầu tư và công ty
liên kết được lập khác ngày; Khoản điều chỉnh do nhà đầu tư và công
ty liên kết không áp dụng thống nhất chính sách kế toán.
b6. Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi
mua khoản đầu tư vào công ty liên kết
Sổ này là một phần của hệ thống sổ kế toán chi tiết phục vụ
cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất dùng để theo dõi
quá trình phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu
t
ư vào công ty liên kết (nếu có). Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh

lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết phải theo dõi
các chỉ tiêu: Nội dung phân bổ, tổng giá trị chênh lệch phát sinh khi
23

mua khoản đầu tư, thời gian khấu hao tài sản cố định hoặc phân bổ lợi
thế thương mại, giá trị phân bổ định kỳ.
Cơ sở số liệu để ghi vào sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh
lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết là các chứng
từ có liên quan đến giao dịch mua khoản đầu tư, các tài liệu xác định
giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được và lợi thế thương
mại hoặc phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể
xác định được lớn hơn giá mua khoản đầu tư (nếu có).
3.2.2. Tổ chức theo dõi khoản đầu tư vào công ty liên kết
Trên cơ sở các sổ chi tiết đã theo dõi ở trên, cuối năm tài chính
Tổ công tác hợp nhất lập “Báo cáo hợp nhất đầu tư vào công ty liên
kết” tổng hợp các số liệu cần thiết để lên Báo cáo tài chính hợp nhất.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết được bao
gồm trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở
hữu từ ngày bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể cho đến ngày ảnh hưởng
đáng kể kết thúc. Khoản đầu tư vào công ty liên kết được thể hiện trên
Báo cáo tài chính hợp nhất theo chi phí đầu tư ban đầu và điều chỉnh
cho các thay đổi trong phần lợi ích trên tài sản thuần của công ty liên
kết sau ngày đầu tư. Nếu lợi ích của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
trong khoản lỗ của công ty liên kết lớn hơn hoặc bằng giá trị ghi sổ
của khoản đầu tư thì giá trị khoản đầu tư được trình bày trên Báo cáo
tài chính hợp nhất là bằng không trừ khi Công ty Cổ phần Sông Đà 11
có các nghĩa vụ thực hiện thanh toán thay cho công ty liên kết.
3.2.3. Tổ chức theo dõi ảnh hưởng của giao dịch bán tài
sản cố định trong nội bộ Công ty
Theo Chu

ẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và
kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư số
161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì

×