Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

kết quả thẩm vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.19 KB, 19 trang )

MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
(VNGO-FLEGT)





BÁO CÁO
Kết quả tham vấn cộng đồng
về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái.




Đơn vị thực hiện
: - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng, chuyển giao
khoa học và công nghệ Tây Bắc
- Chương trình Phát triển Nguồn lực Nông thôn
Việt Nam








Tháng 11/2012
0



1

1. Đặt vấn đề
1.1 Lý do và sự cần thiết
Hiện nay EU là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ lớn của Việt Nam,
chiếm khoảng 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010, Nghị viện và Hội đồng
Châu Âu đã ban hành Quy chế 995/2010 ngày 20/10/2010 về kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp
pháp nhập khẩu vào thị trường EU. Theo quy định này, từ tháng 3/2013, các lô hàng xuất
vào EU không có giấy phép FLEGT sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Nhằm thích ứng
với các quy định mới của EU về nguồn gốc gỗ hợp pháp và đảm bảo giữ vững và mở rộng thị
trường EU cho đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan đàm phán “Hiệp định đối
tác tự nguyện (VPA)” về FLEGT với EU. Một trong những nội dung quan trọng nhất của
Hiệp định VPA là định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam và danh mục hàng hóa gỗ và sản
phẩm gỗ Việt Nam xuất vào thị trường EU.
Mạng lưới các tổ chức dân sự xã hội Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và
thương mại lâm sản (CSO-FLEGT) được hình thành vào tháng 1 năm 2012, và hiện nay gần
30 tổ chức dân sự (CSO) ở khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam của Việt Nam tham gia.
Mục tiêu của mạng lưới là thúc đẩy sự tham gia, đóng góp hiệu quả của các CSO và cộng
đồng vào quá trình đàm phán và thực thi giám sát Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về
Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Chính phủ Việt
Nam và Liên minh Châu Âu (EU), từ đó góp phần thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam, thúc đẩy chính sách cho phép cộng đồng địa
phương sống trong rừng và dựa vào rừng được tiếp cận, sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng một cách công bằng và bền vững.
Theo thông tin từ Phái đoàn đại diện của chính phủ Việt Nam tham gia đàm phán với EU
đã qua vòng 2, các vấn đề xoay quanh tính hợp pháp của gỗ, thực thi lâm luật và thương mại
gỗ đã có ý kiến tham vấn từ các cơ quan quản lý ngành các cấp, các doanh nghiệp chế biến,
thương mại gỗ, hiện nay còn thiếu phần tham vấn từ các cộng đồng cũng là phần nội dung

không thể thiếu được trong văn bản, tài liệu. Để đảm bảo đầy đủ và hoàn chỉnh tài liệu phục
vụ cho vòng đàm phán thứ 3 của Chính phủ, quá trình tham vấn cộng đồng được thực hiện
bởi sự tham gia của Mạng lưới VNGO&FLEGT trên 1 số tỉnh được chọn tại 3 vùng Bắc –
Trung – Nam của Việt Nam.
1.2 Tổng quan về địa điểm tham vấn
1.2.1 Tỉnh Yên Bái
Yên Bái là 1 tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc VN, có diện tích rừng khá lớn và đa dạng, trong đó
nổi bật là loại hình rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, sông Hồng và sông Chảy.
Tỉnh Yên Bái gồm có 9 huyện, thành phố và thị xã; dân số có 752 922 người thuộc 30 dân
tộc khác nhau; trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (54 %)
- Kinh tế rừng của Yên Bái được xác định là ngành mũi nhọn góp phần nuôi sống hơn 700
ngàn người dân trên địa bàn tỉnh.
- Đất rừng (2011) diện tích đất rừng của Yên Bái có 413.681,7 ha, trong đó Rừng tự nhiên có
235.511,1 ha chiếm 57%, Rừng trồng có 178.170 ha chiếm 43%; Độ che phủ rừng 59,6%
2

1.2.2 Tổng quan về huyện Văn Chấn:
Là 1/9 đơn vị hành chính nằm trong tỉnh Yên Bái, Văn Chấn là 1 huyện lớn, mang đầy đủ
các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đại diện cho tỉnh cách thành phố Yên Bái 70km về
phía Tây. * Về xã hội: Văn Chấn có 31 xã, thị trấn với dân số 144.152 người thuộc 4 dân tộc
chính và 1 số dân tộc ít người khác. Điều kiện sống của người dân ở đây chủ yếu phụ thuộc
vào đồi rừng: Chè, sắn, ngô nương, trồng rừng và bảo vệ rừng. Các con đường QL 37, 32
chạy qua nối liền các tỉnh Tây Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai với Hà Nội… thuận tiện
cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa của người dân trong huyện với các nơi.
* Về tự nhiên: Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 1.224.000 ha
- Trong đó đất nông nghiệp 86.787 ha chiếm 7.09% đất tự nhiên
- Đất SX NN 15.943 ha chiếm 18,3% đất Nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp 70.630ha chiếm 81,74% đất nông nghiệp
- Rừng sản xuất 48.390ha chiếm 68,51% đất lâm nghiệp
- Rừng phòng hộ 22.239 ha chiếm 31,49% đất lâm nghiệp

-Dân số người (2009)trong đó nam chiếm 49,42% nữ 50.58%
1.2.3 Tổng quan về xã Thượng Bằng La
Xã Thượng Bằng La nằm ở phía Tây nam của huyện Văn Chấn, cách trung tâm Huyện
Văn Chấn là 32 km
- Phía Đông giáp với xã Minh an huyện Văn Chấn.
- Phía Bắc giáp với thị trấn Nông Trường Trần Phú huyện Văn Chấn.
- Phía nam giáp với xã Mường Cơi, Tân Lang – Phụ Yên - Sơn La.
- Phía Tây giáp với xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn.
* Về đặc điểm xã hội: Xã có 20 thôn, 2037 hộ và dân số hiện có 8026 người
Trên địa bàn xã có 5 dân tộc chính cùng 1 số dân tộc ít người khác cùng sinh sống, trong đó
chiếm tỷ lệ đông nhất là người Kinh và người Tày
- Xã có 2 trục đường quốc lộ chạy qua là QL 32 và 37 với chiều dài 18 km.
* Về đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình đặc trưng của vùng núi cao;
3

- Tổng diện tích tự nhiên 9.244,25ha.
- Nhóm đất nông nghiệp ( gồm cả diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,
đất lâm nghiệp, đất thuỷ sản) có; 8.677,16 ha, chiếm 93,86 %.
- Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 275,65 ha, chiếm 2,98 %,
- Nhóm đất chưa sử dụng có 101,44 ha, chiếm 1,0 %,
- Đất lâm nghiệp; 6.717,61 ha,
+ Đất rừng tự nhiên và phòng hộ; 3.164,16 ha, chiếm 34,18 %,
Xã Thượng Bằng La là xã có diện tích rừng rộng lớn và có đủ các loại rừng: Tự nhiên phòng
hộ, tự nhiên sản xuất, rừng trồng…. trong đó rừng tự nhiên sản xuất khá lớn. Trước đây, loại
rừng này do Lâm trường Ngòi Lao quản lý, khai thác và trồng bổ sung, năm 2011 rừng này
được giao lại cho địa phương, UBND huyện Văn Chấn giao cho nhóm cộng đồng tại các thôn
quản lý, bảo vệ và hưởng lợi thông qua sổ đỏ. Do thời gian giao đất còn ngắn nên việc lập kế
hoạch xin khai thác và trồng bổ sung cũng như các tác động của Nhà nước vào quá trình phát
triển loại rừng này chưa có. Diện tích rừng sản xuất kinh doanh được giao sổ đỏ cho các hộ

tương đối sớm, trên đất này được trồng chủ yếu các loại cây: Mỡ, bồ đề, keo, quế, …
*Tình hình và lịch sử giao đất rừng của xã Thượng Bằng La:
- Rừng tự nhiên phòng hộ được giao cho các nhóm cộng đồng (327) từ 1995 cho 121 hộ/17
nhóm.
- Rừng tự nhiên sản xuất được giao cho các nhóm cộng đồng từ năm 2011 cho 1084 hộ trong 17
nhóm
- Đất rừng trồng được giao sổ đỏ cho các hộ từ năm 1999 trên cơ sở đất khai phá của hộ từ
trước đây đã được Hạt Kiểm lâm cấp sổ bìa vàng.
+ Đất rừng sản xuất; 3.553,45 ha, chiếm, 38 % ( trong đó rừng sản xuất tự nhiên 1.341,56 ha,
rừng trồng sản xuất kinh doanh, 1.186,88 ha, đất có khả năng trồng rừng sản xuất, 1.025 ha)
Với các đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội có tính đại diện như trên, Nhóm tham vấn của
Carten đã thống nhất với Ban điều phối VNGO&FLEGT chọn xã Thượng Bằng La làm địa
bàn tham vấn về tính hợp pháp gỗ phục vụ cho việc hoàn thiện tài liệu đàm phán hiệp định
song phương với EU
2. Mục tiêu và nội dung tham vấn
4

2.1. Mục tiêu chung
Thu thập các ý kiến của người dân/cộng đồng về những vấn đề liên quan đến tính hợp
pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nhằm đóng góp cho dự thảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Nâng cao nhận thức của người dân về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam;
• Khảo sát sự hiểu biết/nhận thức của người dân/cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và
sản phẩm gỗ;
• Phân tích việc thực thi lâm luật và ảnh hưởng của nó đến quyền lợi và nghĩa vụ của
người dân/cộng đồng;
• Tổng hợp các nguyện vọng/đề xuất của người dân liên quan đến việc đảm bảo tính
hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ gắn kết với cải thiện sinh kế.

3. Phương pháp và tiến trình tham vấn
3.1 Phương pháp:
- Thảo luận nhóm cộng đồng có sự tham gia
- Quan sát thực địa kết hợp phỏng vấn sâu 1 số đối tượng
- Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp


3.2 Tiến trình tham vấn
3.2.1 Xây dựng và thống nhất kế hoạch với các bên liên quan (SRD, PanNature, Viet
3.2.2 Gặp gỡ tham vấn lãnh đạo UBND huyện Văn Chấn để xác định địa điểm (xã), xin
phép
3.2.3 Làm việc với UBND xã Thượng Bằng La thống nhất kế hoạch, tiến hành chọn đối
tượng, địa điểm, cử cán bộ địa phương phối hợp dẫn đường. Đảm bảo yêu cầu:
- Tham vấn trên 3 thôn được chọn: Thôn Đá Đỏ, thôn Mỏ và thôn Bắc
- Mỗi thôn 5 nhóm
- Mỗi nhóm từ 7-10 người
- Thành phần các nhóm:
• Nhóm 1A: Các cộng đồng (nhóm, tổ) được giao, cho thuê rừng tự nhiên (Nhóm
chủ rừng),
• Nhóm 1B: Các cộng đồng (nhóm, tổ) nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hoặc tham
gia đồng quản lý rừng và tổ bảo vệ (bên nhận khoán)
• Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng
không thuộc 2 nhóm trên (nhóm người thường xuyên kiếm củi, lấy măng,
vận chuyển gỗ thuê và buôn bán gỗ)
Cả 3 Nhóm trên liên quan đến các hoạt động Rừng tự nhiên phòng hộ
• Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng
(Chủ rừng)
5

• Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng trồng hoặc

tham gia đồng quản lý rừng trồng (bên nhận khoán)
2 Nhóm trên liên quan đến rừng trồng

Tổng số cuộc tham vấn: 15
Họp 3 thôn: 3cuộc
3.3 Thực hiện tham vấn cộng đồng với 15 nhóm đối tượng và 3 thôn đã chọn
3.4 Tổng hợp thông tin, viết báo cáo
4. Nội dung tham vấn cộng đồng
4.1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước (Nguyên tắc 1 của Dự thảo 5)
4.1.1. Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của chủ rừng là Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng
• Khai thác chính ở rừng tự nhiên
• Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên
• Khai thác gỗ ở rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư
4.1.2. Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng nhận khoán
quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng với các chủ rừng nhà nước
• Khai thác chính ở rừng tự nhiên
• Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên
• Khai thác gỗ từ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư
4.1.3. Quy trình khai thác gỗ hợp pháp (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh
giới, diện tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác)
• Gỗ rừng tự nhiên
• Gỗ rừng trồng
4.2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (Nguyên tắc 3 của Dự thảo 5)
Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng vận chuyển gỗ khai thác trong nước trong các trường
hợp sau:
• Gỗ mua
• Gỗ đem bán
4.3. An toàn về môi trường (bổ sung)
4.3.1. Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng ở những khu rừng được phép khai thác gỗ
4.3.2. Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống của các cộng đồng dân cư

• Khu vực khai thác gỗ
• Tuyến đường vận chuyển gỗ
4.4. An toàn về xã hội (bổ sung)
6

4.4.1. Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai
thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ
• Kế hoạch khai thác gỗ đạt được sự đồng thuận của cộng đồng sống ven khu rừng
được phép khai thác
• Người dân/Cộng đồng sống ven rừng tham gia thiết kế và giám sát quá trình khai thác
ở những khu rừng đó
4.4.2. Cơ chế chia sẻ lợi ích
• Sự hưởng lợi của người dân/cộng đồng sống ven khu rừng được khai thác gỗ
• Tính minh bạch trong việc hưởng lợi từ khai thác và vận chuyển gỗ
5. Chọn mẫu và xác định lộ trình thực hiện
5.1 Mẫu tham vấn
Căn cứ vào cách tiến hành đã được thống nhất trong Ban điều hành mạng lưới
VNGO-FLEGT, nhóm tham vấn của Carten tại Yên Bái đã chọn xã Thượng Bằng La
là một khu vực tiến hành tham vấn thỏa mãn các tiêu chí:
• Khu vực có rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất, rừng trồng với diện tích
khá lớn
• Có đủ các đối tượng: Chủ rừng, nhóm nhận khoán, cá nhân, cộng đồng, tập thể đang
thực hiện quản lý, khai thác, và những người không có rừng nhưng có các sinh kế dựa
vào rừng
Mang tính đại diện cho khu vực tỉnh/huyện, có các chỉ số bình quân so với toàn tỉnh: Diện
tích rừng tự nhiên, rừng trồng, số hộ, cá nhân, cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ khai thác
Tại xã Thượng Bằng La, khi đưa ra các tiêu chí lựa chọn địa điểm thôn tham vấn, địa
phương thống nhất chọn thôn Bắc, thôn Mỏ và thôn Đá Đỏ; về đặc điểm địa hình cả 3 thôn
này đều nằm trên các trục đường giao thông liên tỉnh và liên huyện. Thôn Đá đỏ nằm sát chân
đèo Lũng Lô, gần với khu rừng phòng hộ giáp địa phận Sơn La nhất, thôn Mỏ nằm phía dưới

gần khu vực rừng trồng, xa rừng phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất còn thôn Bắc tiếp giáp
với khu trung tâm của xã, cả 3 thôn có đủ các loại rừng và các hoạt động lâm nghiệp trên địa
bàn đảm bảo tính đại diện cho các thôn trong xã Thượng Bằng La.
Trong cả 3 thôn đều có các thành phần chủ rừng quản lý bảo vệ, chủ rừng trồng, bên nhận
khoán, mua bán và vận chuyển gỗ và cả các thành phần không có rừng nhưng sống phụ thuộc
vào rừng. Vì vậy, ở mỗi thôn đều có 5 nhóm tham vấn với 5 nội dung như đã dự định.
Tổng hợp số mẫu tham vấn
TT
Đặc điểm mẫu tham vấn
Số nhóm/
cuộc họp
Số người
tham gia
Địa điểm
1 Nhóm 1A: các cộng đồng ( nhóm, tổ) được
giao, cho thuê rừng tự nhiên - Chủ rừng
3
Để sau
3 thôn (Đá Đỏ,
Bắc, Mỏ)
2 Nhóm 1B: các cộng đồng ( nhóm, tổ) nhận
khoán quản lý, bảo vệ rừng, hoặc tham gia
đồng quản lý bảo vệ rừng và tổ bảo vệ -
Bên nhận khoán
3 21
3 thôn (Đá Đỏ,
Bắc, Mỏ)
3 Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng,
ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng
không thuộc 2 nhóm trên (nhóm người

thường xuyên kiếm củi, lấy măng, vận
chuyển gỗ thuê và buôn bán gỗ)
3 23
3 thôn (Đá Đỏ,
Bắc, Mỏ)
4 Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được
nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng
(Chủ rừng)
3 20
3 thôn (Đá Đỏ,
Bắc, Mỏ)
5 Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán quản lý, bảo vệ rừng trồng hoặc
tham gia đồng quản lý rừng trồng (bên
nhận khoán)
3 23
3 thôn (Đá Đỏ,
Bắc, Mỏ)
6 Hộ gia đình tham gia thu mua, chế biến
lâm sản (làm mộc)
3
Thôn Đá Đỏ,
thôn Mỏ

Cộng

151
`

Trong tổng số người tham gia tham vấn có:

- Người dân tộc thiểu số: 122/151=80,7%
- Nữ giới: 56/151 = 27,1%
- Hộ nghèo: 43/151 = 28,4%
5.2 Lộ trình thực hiện
 Quá trình tham vấn chúng tôi tiến hành theo chuỗi hành trình của sản phẩm gỗ để
tìm hiểu đầy đủ các đối tượng liên quan có ý kiến, quan điểm, đề xuất và chịu
những tác động khi Việt Nam áp dụng định nghĩa gỗ hợp pháp

7






Cá nhân, tổ chức,
cộng đồng trồng
rừng, tham gia
quản lý, bảo vệ
khai thác
Người thu gom,
buôn bán,
vận chuyển,
hái măng…

Xưởng mộc tại
địa phương
8




6. Kết quả tham vấn
6.1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước
Nội dung này được tham vấn tại 9 nhóm cộng đồng (1A, 1B, 2A) của 3 thôn (Bắc,
Mỏ, Đá Đỏ) với sự tham gia của 52 người là trưởng, phó thôn, đại diện các đoàn thể, cộng
đồng dân cư trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 30 % và phụ nữ là 45 %, đảm bảo tính đại diện của
các thành phần dân cư trong thôn, xã (có danh sách ở Phụ lục 1). Cũng phải nói thêm rằng:
Trong số chủ rừng tham gia họp nhóm có nhiều người thuộc cả 3 loại chủ rừng (gia đình họ
nằm trong nhóm nhận rừng tự nhiên phòng hộ, thuộc cả nhóm nhận rừng tự nhiên sản xuất,
lại có được giao đất trồng rừng sản xuất kinh doanh) vì thế việc thảo luận của họ có thể ở
nhiều vai khác nhau, khi họ đang ở nhóm 1A nhưng nếu hỏi thông tin của nhóm 1B họ cũng
có thể cung cấp thêm.
+ Tình hình quản lý rừng tự nhiên ở địa phương hiện nay:
Rừng tự nhiên phòng hộ trước đây do Lâm trường Ngòi Lao quản lý, từ năm 1995 địa
phương giao cho các nhóm hộ trong thôn (gọi là nhóm 327) quản lý bảo vệ. Khi giao rừng chỉ
còn 1 số ít cây gỗ, còn lại do Lâm trường đã khai thác trước đây. Số cây gỗ quý như Lim,
Lát, Trai, Nghiến còn rất ít, kích thước nhỏ nhưng cũng không được bàn giao về số lượng cụ
thể. Rừng tự nhiên phòng hộ không được khai thác gỗ và các lâm sản khác. Đến nay việc
giao đất rừng tự nhiên đã được chính thức hóa hợp đồng giữa các nhóm cộng đồng (nhóm
327) với Hạt Kiểm lâm (được UBND huyện ủy quyền), thù lao bảo vệ được Kiểm lâm chi trả
mức 90 000 đ/năm. Toàn xã Thượng Bằng La có 17 nhóm 327 trên 17 thôn (hiện nay đã tách
thành 20 thôn nhưng số nhóm rừng 327 vẫn giữ nguyên).
Ở xã Thượng Bằng La, mỗi thôn đều có 2 nhóm cộng đồng theo hình thức “Nhóm
cộng đồng thôn”: Một nhóm quản lý bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ và một nhóm quản lý bảo
vệ rừng tự nhiên sản xuất, còn đất rừng trồng sản xuất kinh doanh được giao cho từng hộ gia
đình tùy theo điều kiện, khả năng của hộ từ những năm 1999. Như vậy, riêng 2 loại nhóm
cộng đồng nhận rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất sẽ có nhiều trường hợp 1
hộ tham gia cả 2 nhóm. Quá trình hình thành nhóm cộng đồng ở đây là quá trình tự nguyện
chứ không chọn lọc và bắt buộc, tuy nhiên đến nay khi đã ổn định hoạt động, các hộ không
tham gia nhóm từ đầu thì không có cơ hội tham gia sau nữa và cũng đồng nghĩa với không có

rừng.
Đối với rừng tự nhiên sản xuất được các Nhóm hộ nhận quản lý bảo vệ, trong cam kết
có được hưởng lợi từ rừng nhưng đa số chưa có sản phẩm cho người dân hưởng lợi. Trước
đây theo quy định cũ, hàng năm được hưởng từ 50 000-100 000 đ/ha, hiện nay không có tiền
nữa. Có 1 số nhóm hộ đã được hưởng lợi từ sản phẩm măng tre Bát độ do trồng xen, trồng bù
vào khu vực đất trống, sản lượng măng hàng năm đến gần trăm tấn, giá trung bình 4 500 đ/kg
(đất này đã được cấp sổ đỏ một phần, thời gian tới đang triển khai cấp tiếp cho các nhóm
cộng đồng).



Quyết định giao đất rừng tự nhiên sản xuất cho Nhóm cộng đồng tại Văn Chấn









Quyết định số: 375/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND huyện Văn Chấn về việc cấp sổ đỏ (Quyền sử
dụng) đất rừng tự nhiên sản xuất cho các nhóm cộng đồng thôn.
Căn cứ vào:
‐ Nghị định 181/2004-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
‐ Nghị định 23/2006-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ
‐ Thông tư 38/2007-BNN&PTNT ngày 25/4/2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
‐ Thông tư 07/2011-Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
Tại xã Thượng Bằng La, UBND huyện đã giao: 1 772,25 ha đất rừng TN sản xuất cho 1084 hộ thuộc 17 nhóm
cộng đồng thôn. Nội dung quyết định quy định rõ trách nhiệm và quyền hưởng lợi từ rừng TN sản xuất của các

nhóm chủ rừng: Được khai thác tỉa thưa các loại lâm sản theo các văn bản quy định thủ tục khai thác, được
trồng bổ sung các loại cây vào các khoảng rừng còn trống trên cơ sở thiết kế của ngành tại địa phương và được
khai thác củi cùng với các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khác một cách hợp lý.
Nhận thức của người dân về tính hợp pháp của gỗ và Lâm luật:
- Có 14 ý kiến nắm được các quy định pháp lý cần có khi khai thác gỗ rừng trồng/52
người tham dự tại 6 nhóm tham vấn (27%), chủ yếu là người tham gia công tác địa
phương từ cấp trưởng, phó thôn, chi hội các đoàn thể thường xuyên được họp hành và
nghe phổ biến về văn bản pháp luật và đặc biệt là có 1 người tham gia mua bán, vận
chuyển gỗ (thương lái) nắm rất chắc, trong đó thôn Đá Đỏ có số người nắm được các
quy định nhiều hơn (6 người) còn lại mỗi thôn có 4 người. Số người còn lại của 6
nhóm tham vấn (38 người chiếm 73%) không nắm được hoàn toàn hoặc biết là phải
có giấy phép nhưng không biết những loại gì, xin ở đâu.
Những quy định khi khai thác gỗ rừng trồng đối với hộ gia đình hoặc nhóm hộ tại địa phương
theo cung cấp của những người có hiểu biết, đã tham gia mua/bán gỗ gồm:
• Có đơn xin khai thác nêu rõ diện tích, loại cây, tuổi cây gửi UBND xã
• Bản coppy sổ đỏ rừng để chứng minh diện tích và vị trí khai thác gửi UBND xã
• UBND xã chứng nhận vào đơn sau khi đã cử cán bộ kiểm lâm thẩm định khu vực
khai thác và xác định khối lượng gỗ được khai thác
Nếu có cây chết trong rừng tự nhiên phòng hộ cần khai thác tận thu và rừng tự nhiên sản xuất
phải có đầy đủ các thủ tục:
- Quyết định khai thác của UBND xã, huyện (Giấy phép khai thác)
- Hồ sơ khai thác rừng tự nhiên (bản đăng ký khai thác, bản thiết kế hoặc dự án lâm
sinh, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc
cán bộ lâm nghiệp xã)
- Hồ sơ tận thu gỗ rừng tự nhiên (tờ trình xin khai thác, bản dự kiến sản phẩm, sơ
đồ khu khai thác, phiếu bài cây)
9

Với những người nắm được các quy định về khai thác gỗ, khi được hỏi có khó khăn gì trong
việc thực hiện các quy định, thủ tục giấy tờ… Họ đều cho rằng không có khó khăn gì, việc

chuẩn bị và xin cấp phép với chính quyền cấp xã, hạt kiểm lâm đều có thể thực hiện được.
Việc giám sát, kiểm tra của cán bộ xã và kiểm lâm chặt chẽ cũng hợp lý nhằm bảo vệ nghiêm
luật pháp chống gian lận.
* Những người không nắm được các thủ tục khai thác gỗ chủ yếu nằm trong 1 số trường hợp
sau:
a) Là người dân bình thường, chưa có gỗ bán hoặc không có rừng
b) Khi đi họp không tập trung nghe mà chỉ nói chuyện, ngủ gật nên không biết cán bộ
phổ biến về Luật/quy định… và cả 1 số người thường bán thẳng cho người mua tự lo
thủ tục, giấy tờ.
- Có 100% người tham gia đều biết Nhà nước đã cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên.
Câu trả lời dành cho người dám nghĩ dám làm












Những khó khăn và đề xuất của cộng đồng:
Chị Đinh Thị Lan thuộc thôn Mỏ là người nhận đất trồng rừng từ khi địa phương có chủ trương giao
đất, lúc đó dân làng đều rất lo sợ không dám nhận vì họ nghĩ trồng rừng xong Nhà nước lại thu hồi,
hoặc không biết bán cho ai. Mặc những lời thị phi, chị Lan nhận 7 ha đất rừng còn bỏ trống cách nhà
khoảng 2km. Nhận đất xong chị cùng gia đình bắt tay vào khai khẩn để trồng cây, chị dành 3 ha
trồng Keo, 2 ha trồng Mỡ, còn lại chị trồng tre măng Bát độ xen với Mỡ. Sau 1 năm miệt mài chăm
sóc kể cả phải thay phiên canh gác trâu bò vào phá hoại, kết quả đem lại cho chị là những hàng cây

lớn nhanh thẳng tắp trải dải từ chân lên đến lưng chừng núi, cây nào cây nấy to bằng bắp chân nhìn
mà thích mắt. Gỗ Mỡ là cây trồng có giá trị cao nhưng với thời gian từ 10-12 năm mới được thu
hoạch. Ba năm trở lại đây chị được thu hoạch măng Bát độ với thu nhập trung bình hàng năm là 8-10
triệu đồng, năm 2011 chị cùng gia đình bán lứa Keo đầu, do chưa được hướng dẫn chuẩn bị các thủ
tục giấy tờ hợp pháp nên phải bán cho người thu mua với hình thức cây đứng, giá của 3 ha được 180
triệu đồng. Khi tìm hiểu ra nếu bán rừng cây sau khi làm đủ giấy tờ hợp pháp với UBND xã và kiểm
lâm thì 3 ha rừng của chị sẽ bán được 201 triệu đồng; đối với người dân lao động thì 30 triệu đồng là
1 khoản tiền đáng kể trong thu nhập hàng năm của họ.
Chị nói với giọng tiếc rẻ: “Giá như chúng tôi biết được khi bán gỗ phải xin phép UBND xã và Kiểm
lâm thì có mất công sức gì đâu mà lại không phải mất đi 30 triệu đồng, từ nay đã biết các thủ tục
g
i

y

t


r

i, tôi sẽ chu

n bị tr
ư

c khi bán
g
ỗ đ

có đ

ư

c thu nhậ
p
cao hơn”
- Hiện nay, rừng tự nhiên phòng hộ đã được giao cho các nhóm cộng đồng quản lý thông qua
hợp đồng, phần lợi ích thu được từ quản lý, bảo vệ rừng rất ít. Có 1 số ý kiến đề nghị Chính
phủ xem xét cho thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng vì đây là khu vực đầu
nguồn sông Đà, sông Hồng… có như vậy mới đảm bảo lợi ích và trách nhiệm của người giữ
rừng (Ý kiến của các Trưởng thôn).
Theo quy định, các sản phẩm lâm sản trong rừng tự nhiên phòng hộ các chủ rừng không được
phép khai thác, chỉ được phép khai thác tận thu cây chế đứng nhưng thực ra chưa có việc khai
thác này, chỉ được hưởng tiền thù lao quản lý bảo vệ với số lượng ít (90 000 đ/ha/năm).
10

11

Khi nói về các loại lâm sản kể cả ngoài gỗ ở trên rừng phòng hộ khai thác như thế nào, ai cho
phép… Các ý kiến cho biết: Trên rừng đó ngoài gỗ ra thì không lấy được thứ gì vì trèo lên
đến nơi rất xa, hơn nữa các loại khác như củi, lá dong, măng…vv thì ở rừng tự nhiên sản xuất
đã có, đi lấy gần hơn.
- Đối với rừng tự nhiên sản xuất: Địa phương chuẩn bị cấp sổ đỏ cho các nhóm cộng đồng,
nhưng qua 1 năm thực hiện thấy rằng việc giao cho nhóm quản lý không đạt hiệu quả do
trách nhiệm không cao, muốn trồng bổ sung loại cây gì trên đất có khả năng thì các hộ trong
nhóm khó thống nhất, cứ để rừng như hiện nay thì không có gì đáng kể để hưởng lợi từ rừng
trong khi loại hình rừng này Nhà nước đã cắt tiền chi cho bảo vệ rừng chuyển sang quy định
chủ nhóm hộ được hưởng lợi từ rừng như khai thác gỗ và lâm sản tận thu, nhưng trên thực tế
năm 2012 vừa qua các nhóm hộ chỉ có lấy măng nứa, 1 số có măng Bát độ (vì trước đây có 1
dự án trồng măng Bát độ xen vào diện tích rừng tự nhiên sản xuất) và lấy củi. Còn việc khai
thác sử dụng gỗ chưa thực hiện vì mới giao sổ đỏ mới được hơn1 năm nên chưa thể tiến hành

và hơn nữa rừng qua nhiều năm bị khai thác cạn kiệt chưa phục hồi được. Các ý kiến đều
thống nhất đề nghị Nhà nước các cấp nghiên cứu chính sách giao đất này cho các hộ gia đình
để đảm bảo cho rừng được làm giàu và người giữ rừng có lợi ích thực sự
Một vấn đề khá ổn là ở địa phương tuy hiện trạng giao đất rừng diễn ra nhiều giai
đoạn, mốc giới khó xác định chính xác, nhưng trong hoạt động lâm nghiệp hàng ngày chưa
xảy ra tranh chấp về đất đai giữa các nhóm hoặc các hộ với nhau.
Trong quá trình tham vấn, có 1 trường hợp ở thôn Mỏ được các thúc đẩy viên tiến hành
phỏng vấn sâu phản ánh gần như trùng nhau với 2 ý kiến từ thôn Đá Đỏ, 2 ý kiến từ thôn Bắc
sau đây:














Điều trăn trở của ông Hiển





























Kiến nghị quan trọng nhất của Ông Hiển- Trưởng thôn Mỏ (đồng thời cũng là kiến nghị
khi họp dân) đó là: Cần giao rừng nguyên sinh cho cá nhân quản lý và có hợp đồng, biên bản
kiểm tra gỗ, rừng hàng năm ghi rõ trách nhiệm, (tuy nhiên ông Trưởng thôn vẫn phân vân)…
nhưng dù sao đây cũng là biện pháp cuối cùng. Có như vậy may ra còn giữ được rừng tự nhiên và
chi phí sẽ giảm, ít tốn kém hơn cho nhà nước.
Vai trò của Kiểm lâm địa bàn còn mờ nhạt, thậm chí thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và phối
hợp quản lý rừng với Nhóm 327 của Xã
Cần phải quy định và thi hành mạnh hơn và quyết liệt hơn đối với Lâm tặc, nếu chỉ tịch thu tang

vật mà không bị xử phạt (ở Xã chưa có trường hợp nào phải đi tù). Vì vậy mỗi năm trôi qua thì
rừng nguyên sinh bị mất dần và hiện nay thì rừng nguyên sinh hầu như đã hết.
Nhóm 327 hiện vào thời điểm này có 27 người do ông Hoàng Văn Quân làm trưởng nhóm và
được chia làm 3 tổ (3 nhóm nhỏ)
Trước năm 1975: ở Xã Thượng Bằng La có Lâm trường, việc quản lý, khai thác, vận chuyển gỗ
do Lâm trường đảm nhiệm.
Sau năm 1975: Lâm trường giải tán (giải thể) rừng nguyên sinh giao lại cho Kiểm lâm và sau đó
là giao cho dân trông coi, gìn giữ (quản lý)
Nhiều năm qua công tác quản lý rừng không được tốt, rất khó quản lý vì là giao cho Nhóm (tập
thể) – Cha chung không ai khóc. Vào những năm 2010, 2011, Nhóm 327 đã lập 1 số biên bản về
khai thác trộm gỗ trong rừng tự nhiên và thu được nhiều tang vật và gỗ đưa về Kiểm lâm (đặc
biệt là gỗ Trai để sấy chè).
Trước đây không có cưa máy, từ năm 2002, 2003 trở lại đây, cưa máy bán sẵn ngoài chợ (cưa lớn
khoảng 1.5 triệu đên 3 triệu/cái, cưa nhỏ từ 1 triệu đến 1.2 triệu/cái) nếu có tịch thu cưa thì họ lại
mua cái khác
Vấn đề điện thoại di động từ năm 2005 đến nay cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Những nhóm
người chặt trộm gỗ rừng có phương tiện để báo cho nhau khi có Kiểm lâm hoặc Nhóm 327 nên
thường là trốn thoát.
Cán bộ Kiểm lâm thường không đi vào rừng mà họ chỉ đi bên ngoài và gác ở ngoài rừng. Vì vậy,
rừng không giữ được (theo nhận xét của Trưởng thôn và đã hết rừng nguyên sinh) mà hàng năm
nhà nước vẫn phải chi cho Nhóm 327 khoảng 50 – 60 chục triệu đồng (Nhóm 327 vẫn được chia
trên 1 triệu đồng/người/năm)
Theo ước tính của ông Trưởng thôn hàng năm, Chính phủ phải chi cho việc quản lý rừng ở xã (kể
cả chi cho Kiểm lâm và các khoản chi khác) có lẽ phải từ 200 – 300 triệu đồng/năm chứ không ít.
Ông Hiển Dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên tại thôn Mỏ, Xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Ông Hiển đã tham gia vào nhóm 327 (Nhóm quản lý rừng tự nhiên) từ những ngày đầu tiên. Năm
2011, ông được bầu làm Trưởng thôn (thôn Mỏ). Nhóm 327 mà ông tham gia được giao quản lý
rừng tự nhiên từ năm 1998 với diện tích rừng tự nhiên là 520 ha, ông cho biết nhóm thường thay
đổi số người tham gia và thông thường một năm thay đổi ký hợp đồng. Hợp đồng do Trưởng
nhóm ký với Hạt Kiểm lâm Huyện.



12

13

5.2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước)
Các hoạt động của cộng đồng thuộc nhóm này gồm: có người mua gỗ, vận chuyển gỗ, chế
biến gỗ, kiếm củi bán, lấy măng rừng để bán…. Lý do các hộ gia đình không có đất rừng là
vì: Khi địa phương giao rừng họ không nhận do tâm lý “sống dựa vào rừng đã quen rồi” và
có những hộ chuyển từ nơi khác đến sau khi giao rừng. Theo các ý kiến tham luận cho biết là:
Các hoạt động nói trên của họ đều được Kiểm lâm giám sát chặt chẽ.
Nhận thức về các quy định vận chuyển gỗ trong nước:
- Có 1 ý kiến của 1 người dự tham vấn – Ông Đại ở thôn Đá Đỏ (là người làm nghề vận
chuyển gỗ cho Lâm trường) nắm khá chắc về các quy định:
* Thủ tục để vận chuyển gỗ phải gồm các giấy tờ đầy đủ như của hộ bán gỗ, nhưng khi xếp
xong mỗi chuyến xe đều có Kiểm lâm xác nhận tại bến gỗ, sau đó qua Trạm Kiểm lâm xác
nhận khớp với số lượng khi bốc tại bến thì mới được coi là đủ thủ tục.
Các thủ tục này đều do chủ hàng hoặc ủy quyền cho lái xe thực hiện, với cách làm như ở địa
bàn xã Thượng Bằng La thì không thể có gỗ mua, bán, vận chuyển mà không có chứng nhận
được.
Những năm trước đây khi chưa có quy định cấm khai thác rừng tự nhiên thì còn gỗ rừng vận
chuyển, từ khi có quy định mới cấm khai thác rừng tự nhiên thì ở đây chỉ còn vận chuyển,
mua bán gỗ rừng trồng như: Mỡ, keo, xoan, bồ đề… cũng đều thực hiện theo quy trình trên.
- Những người dự họp còn lại chưa biết hoặc biết là cần có thủ tục để vận chuyển gỗ nhưng
không biết cụ thể là giấy tờ gì. Họ nói rằng không phải vận chuyển gỗ bao giờ nên không cần
phải biết.
- Các ý kiến của những người biết các thủ tục giấy phép cần có để vận chuyển đều nhất trí
cho rằng: Đối với các thủ tục quy định của các cấp về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ đều
có thể thực hiện được mà không có gì là quá khó khăn, vấn đề là làm sao cho mọi người cùng

nắm được không chỉ có với những người buôn bán, vận chuyển gỗ.
- Ý kiến các hộ nghèo không có rừng: Cho đến nay đã nhận thức ra nếu không nhận rừng và
đất rừng thì đời sống gặp nhiều khó khăn vì thu nhập từ rừng cũng đóng góp đáng kể cho gia
đình. Ở địa phương vẫn còn 1 số đất rừng do UBND xã quản lý, nếu giao cho các hộ này thì
họ sẽ cố gắng quản lý bảo vệ tốt đồng thời địa phương cũng còn diện tích đất rừng tự nhiên
sản xuất ở rất xa dân, đi lại khó khăn nếu có thể thì nên giao cho số hộ này nhận để trồng
rừng có thêm thu nhập.
Các khó khăn của cộng đồng và kiến nghị:
a. Đối với các hộ gia đình chưa có đất rừng nhưng có lao động, có nguyện vọng nhận đất
rừng đề nghị với các cấp có thẩm quyền nghiên cứu có chính sách giao cho họ số đất rừng
hiện do UBND xã quản lý để họ có đất sản xuất và hưởng lợi từ đất rừng
b. Đối với các hộ nghèo đã được giao đất còn thiếu vốn trồng rừng, đề nghị có chính sách cho
vay vốn ưu đãi dành cho trồng rừng, bởi chu kỳ sản xuất của rừng kéo dài, trồng rừng đạt
nhiều mục đích nên vốn vay kinh doanh không đáp ứng được với các hộ trồng rừng.
14

5.3. An toàn về môi trường
Sau khi Thúc đẩy viên nêu ra vấn đề ảnh hưởng Môi trường trong và sau khi khai thác gỗ, tất
cả các ý kiến được tham vấn đều cho rằng: Khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ đều có tác
động xấu đến môi trường sống của các hộ xung quanh.
• Ảnh hưởng đối với đa dạng sinh học:
- Việc khai thác gỗ trong rừng để lấy gỗ làm nhà theo chính sách ưu tiên hộ nghèo xóa nhà
tạm của Chính phủ thì bà còn chỉ chặt những cây gỗ được phép khai thác (gỗ nhóm 6 - gỗ
tạp), mỗi gia đình được khai thác tối đa 2-3m
3
gỗ (bổ sung với gỗ vườn) khi làm nhà, phải
làm đơn xin phép từ UBND tỉnh trở xuống. Tuy nhiên trên thực tế, xin phép khai thác 2-3 m
3
thì lấy đến 4-5 m
3

có cả gỗ nhóm quý hiếm

, sự giám sát của Kiểm lâm và cán bộ địa phương
vì nể nang nên không làm đúng quy định được. Vì vậy nếu cứ tiếp diễn tình trạng này sẽ làm
suy giảm số lượng lượng cũng như các loài gỗ,
- Khai thác gỗ còn làm cho các loài chim thú phải di chuyển môi trường sống, nếu không còn
chỗ cư trú nữa có loài sẽ biến mất trong vùng, một số loài cây cũng bị chặt phá mất giống,
tính đa dạng sinh học bị ảnh hưởng. Trong 3,4 năm trước đây thường gặp các loài thú lớn
hoang dã như Gấu, hươu, nai… trên rừng đi kiếm ăn ở các khu vực bìa rừng, nay không thấy
xuất hiện nữa mà chỉ thấy dấu vết ở trong rừng sâu. Chim đại bàng và các loài chim lạ trước
đây thường kiếm ăn xung quanh khu vực nương rẫy đã không còn xuất hiện. Một số loài gỗ
quý hiếm: Pơmu, lim, lát… bị khai thác hết từ lâu, không còn hạt giống để sinh ra cây con
nên có khả năng biến mất ở khu vực này.
• Ảnh hưởng đối với môi trường sống:
- Đối với việc khai thác gỗ rừng tự nhiên trước đây: Làm giảm độ che phủ của rừng dẫn đến
sự xuất hiện của nhiều thiên tai như mưa lũ, bão… Tháng 9 năm 2011 xảy ra trận lũ ống trên
1 số khu vực của xã, thiệt hại khoảng hơn 20ha lúa và hoa màu, cuốn trôi 2 cầu gỗ của thôn
Bắc và thôn Vằn.
- Đối với việc khai thác rừng hiện nay (rừng trồng): Nếu không có kế hoạch khai thác theo
từng khu vực và nhất là khai thác trắng cũng không những sẽ gây tác hại như trên mà còn gây
nên sạt lở đất nguy hiểm cho con người và mùa màng. Thực tế cho thấy năm 2005, chưa có
quy định chặt chẽ về bảo vệ rừng tự nhiên nên rừng bị tàn phá nhiều, cơn lũ quét Ngòi Lao
gây sạt lở vùi lấp cả 1 xóm ở Ba Khe-Cát Thịnh làm hàng chục người chết và nhiều người
mất nhà cửa, tài sản.
- Khai thác, vận chuyển gỗ cũng sẽ gây tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh
hoạt của cộng đồng vì ở vùng này bà con vẫn phải phụ thuộc vào nước lấy từ nguồn trên núi.
Thực tế của địa phương (Thượng Bằng La) có 100% các hộ dân sinh hoạt nhờ nguồn nước
lấy trên núi.
Như vậy, cộng đồng người dân ở đây đã có nhận thức khá tốt về vai trò của rừng đối
với môi trường, họ cho rằng việc trồng rừng/bảo vệ rừng là rất cần thiết song việc khai thác

gỗ rừng cũng cần được làm 1 cách khoa học để tránh khai thác trắng gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường.
15

Những khó khăn và kiến nghị:
a) Cần có nhiều hoạt động tuyên truyền hơn nữa về để người dân cùng nắm được và thực
hiện các biện pháp khai thác, vận chuyển gỗ không hoặc ít ảnh hưởng đến môi trường
sống của cộng đồng
b) Có các chương trình giáo dục về bảo vệ đa dạng sinh học trong vùng rừng tự nhiên và
rừng trồng, và nên có chính sách đầu tư cho phát triển ngành du lịch sinh thái ở đây,
là vùng có nhiều điều kiện: Thắng cảnh, vùng cây đặc sản (cam, quýt…), di tích lịch
sử.
5.4 An toàn về xã hội
5.4.1 Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình khai thác và ảnh hưởng về xã hội:
- Tất cả các ý kiến đều cho thấy người dân và cộng đồng đều không có sự tham gia nào vào
quá trình lập kế hoạch, thiết kế và giám sát khai thác. Ở đây quyền khai thác là của các hộ có
rừng và phê duyệt giấy phép khai thác là của UBND xã và Kiểm Lâm tham gia giám sát.
Việc này chưa có trong tiền lệ.
- Còn đối với Lâm trường Ngòi Lao (nay là Công ty Lâm nghiệp Ngòi Lao) quản lý diện tích
nhỏ (hơn 200ha) khi khai thác họ cũng không bao giờ tham khảo ý kiến người dân xung
quanh, mà chỉ thông báo cho công nhân của họ và theo kế hoạch đã được xây dựng.
- Khai thác gỗ không đúng quy trình (khai thác trắng) gây hạn hán, lụt lội, lũ quyét làm mất
ruộng canh tác sau các cơn mưa làm ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng, mất nhà cửa
buộc người dân phải di chuyển chỗ ở, có những vùng chịu ảnh hưởng nặng bị mất mùa liên
tục gây nên tình trạng tăng số lượng hộ nghèo.
- Vận chuyển gỗ cũng làm ảnh hưởng hư hại đến hoa màu trên nương, làm hỏng đường xá
trong khu vực dân cư. Hiện nay toàn bộ đường giao thông nông thôn của các khu dân cư chưa
được xây dựng kiên cố nên xe vận chuyển gỗ gây nên tình trạng xói lở, lầy lội … việc đi lại
của người dân gặp nhiều khó khăn,
- Khai thác không khoa học cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ sống phụ thuộc

vào rừng: Mất nguồn măng rau, củi… Trước mắt sẽ gây khó khăn cho bộ phận dân cư này
trong khi chưa có sinh kế nào giúp họ có thu nhập bền vững.
5.4.2 Sự hưởng lợi và chia sẻ lợi ích từ khai thác rừng
* Các nhóm thảo luận hầu như không xác định được lợi ích từ việc khai thác rừng, trừ 1 số ít
có thể có như: Lao động làm thuê khai thác gỗ có thêm việc làm và thu nhập, các gia đình
sống gần khu vực khai thác có thể kiếm được 1 ít củi đun nhưng rất ít vì khu vực khai thác
thường ở xa, vị trí không thuận lợi (Lưng chừng núi cao)
* Cộng đồng xung quanh chưa có được sự chia sẻ lợi ích nào, ngược lại phải chịu nhiều tác
động không mong muốn từ việc khai thác rừng, vận chuyển gỗ: Hư hại đường xá chưa có
nguồn kinh phí được trích ra từ mua bán, vận chuyển gỗ để tu bổ cho nên cộng đồng sống
gần rừng, trong rừng vẫn chịu nhiều thiệt thòi.
* Các cộng đồng quản lý bảo vệ và các hộ trồng rừng thu được lợi nhuận từ rừng còn thấp
nên việc huy động đóng góp xây dựng cầu cống, đường xá rất khó khăn. Họ cho rằng: Nhìn
vào rừng thấy bạt ngàn tưởng rằng lợi ích lớn lắm nhưng thực tế thu về có đáng là bao???
Những khó khăn của cộng đồng và kiến nghị
- Do tình trạng vận chuyển gỗ hư hại đường giao thông mà không có nguồn kinh
phí tu sửa, đề nghị các cấp có thẩm quyền có chính sách cho thu 1 phần lệ phí từ
vận chuyển để đảm bảo giao thông cho cả cộng đồng và hoạt động vận chuyển.
- Việc trồng rừng và khai thác gỗ rừng trồng là liên hệ mật thiết, tiến hành song
song với nhau, thiên tai diễn ra có thể 1 phần từ hoạt động đó mà cộng đồng phải
gánh chịu không báo trước được. Đề nghị chính quyền có tổ chức tuyên truyền,
diễn tập phòng tránh thiên tai cho các cộng đồng người dân sống trong vùng nguy
hiểm.
- Nhà nước nên có những nguồn ưu đãi, hỗ trợ cho người dân sống dựa vào rừng cải
thiện các sinh kế khác để họ bớt đi sự lệ thuộc vào rừng.
Câu chuyện của Ông Đại





























16

Đứng trong ngôi nhà xây cấp 4 tuy đơn sơ nhưng ấm cúng của gia đình ông, tôi thấy điều quý nhất
của cuộc đời người “tiều phu” này là nhận thức. Từ nhận thức đúng đắn về luật pháp sẽ cho ta
hành động đúng theo pháp luật và đạo đức. Tôi nhớ lại trong buổi tham vấn về tính hợp pháp của
gỗ và thực thi lâm luật hôm nay, khi nghe ông nói về các quy định khi mua bán và vận chuyển gỗ,

mọi người đều nói: Giá như các cuộc họp thôn trước đây mọi người được nghe đầy đủ nội dung
này thì mọi việc tốt biết mấy.
Ông Đại, một người đã đứng tuổi, bề ngoài trông ông toát lên vẻ phong trần bởi nước da ngăm đen
và thân hình rắn chắc. Thoạt nhìn ai cũng đoán trước đây ở cái thời sung sức chắc ông phải là 1 tay
anh chị rất ngang tàng, ngỗ ngược. Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược, ông kể: Trong cuộc đời
bôn ba kiếm sống, ông đã từng làm nhiều nghề khác nhau nhưng cuối cùng cái nghiệp đã gắn bó
ông với sự nghiệp mua bán, vận chuyển gỗ cho Lâm trường Ngòi Lao.
Thời ấy, mọi người dân ở đây sống hồn nhiên dựa vào rừng là chính, rừng cho họ các loại lâm sản
từ thức ăn đến mọi thứ sinh hoạt thường ngày, nhưng với ông Đại sẵn có cái tính cách xông pha,
tháo vát, ông vào làm công nhân đi mua bán kiêm vận chuyển gỗ cho Lâm trường. Hàng ngày với
túi tiền và chiếc ô tô tải cũ kỹ, ông bươn chải đi thu mua gỗ, nứa của người dân về nhập kho. Thời
ấy người dân được tự do khai thác gỗ nhưng ít người làm nghề này lắm, mãi đến năm 1976 sau
giải phóng miền Nam người ta phá rừng hàng loạt để lấy gỗ và lấy đất canh tác thì gỗ rừng dần cạn
kiệt. Từ ngày rừng bị tàn phá nhiều, Nhà nước hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên thì các quy định
về mua bán, vận chuyển gỗ dần đi vào nghiêm ngặt cũng là lúc mà các hiện tượng tiêu cực trong
lĩnh vực này trở nên sôi động. Với ông Đại, tuy gia đình còn nhiều khó khăn: đông con, nhà
nghèo… nhưng ông quyết không theo con đường kiếm tiền không chính đáng. Những chuyến hàng
ông thu mua, vận chuyển đều được tuân theo các quy định, đầy đủ giấy phép, được kiểm tra kỹ
càng, ông nói rằng phải làm ăn chính đáng mới bền, nếu mọi người cũng như ông thì bọn lâm tặc
và kiểm lâm gian dối không còn đất làm ăn.
Quả đúng như vậy, những người dân làm nghề rừng ở đây đều mến phục, quý trọng ông bởi đức
tính cẩn thận, nghiêm túc, sòng phẳng trong làm ăn, mua bán. Hiện nay tuy đã nhiều tuổi nhưng
sức khỏe vẫn còn, trong thôn, xã nếu ai có nhu cầu bán gỗ rừng trồng ông vẫn mua về và đem bán
để lấy công và lời phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
17

6. Kết luận và những đề xuất đóng góp cho định nghĩa gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp
6.1 Kết luận
Quá trình tham vấn cộng đồng tại xã Thượng Bằng La diễn ra thuận lợi, có sự tham gia tích
cực của toàn thể những người dự tham vấn, đúng theo kế hoạch đã đề ra.

Qua tham vấn, chúng tôi thấy:
* Nhận thức của người dân trong các cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ còn
hạn chế; cụ thể là:
- Số người nắm được các quy định pháp luật về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ còn rất ít
so với tổng số người dân trong cộng đồng. Số đông còn lại hầu như chưa có hiểu biết hoặc
biết không cụ thể. Từ đó dẫn đến việc người dân thu lợi nhuận từ hoạt động trồng, chăm sóc
và bảo vệ rừng còn ít trong khi diện tích rừng và đất trồng rừng của địa phương chiếm phần
rất lớn trong tổng diện tích đất của địa phương.
- Số người nắm được các quy định pháp luật về rừng, tính hợp pháp của gỗ hầu hết là cán bộ
địa phương và những người đã tham gia mua bán, khai thác và vận chuyển gỗ. Điều đó chứng
tỏ những ai thực sự quan tâm và có nhu cầu hiểu biết thì họ sẽ nắm được, ví dụ những người
mua bán, khai thác, vận chuyển gỗ phải có hiểu biết về quy định, luật pháp thì mới hoạt động
được, nếu không sẽ sai phạm và bị xử lý…, hoặc những người là cán bộ địa phương cũng
phải nắm được quy định, luật pháp mới tuyên truyền, phổ biến cho người dân trong cộng
đồng hoặc tham gia giải quyết, xử lý các vụ việc sai phạm được.
- Mọi người tham gia tham vấn đều cho rằng: Các quy định, luật pháp liên quan đến tính hợp
pháp của gỗ và thương mại gỗ đều không quá phức tạp, khó khăn cho người thực hiện (kể cả
những người chưa có hiểu biết khi được nghe nói về các quy định này), khi đã nắm đầy đủ thì
mọi người dân có thể thực hiện được, chỉ có điều việc phổ biến/tuyên truyền cho cộng đồng
chưa đều, chưa sâu, chưa đúng thời điểm và phương pháp nên cộng đồng chưa tiếp nhận
được.
- Cũng nhờ qua hoạt động tham vấn, các hộ gia đình trong thôn tham gia đã hiểu và nắm
được các thủ tục, hồ sơ pháp lý trước và trong khi khai thác, vận chuyển, mua bán mà hộ gia
đình phải có để khi gia đình có gỗ bán sẽ đỡ thiệt thòi hơn so với bán thẳng cho thương lái tự
lo thủ tục giấy tờ.
6.2 Một số khuyến nghị
• Đối với nhóm, tổ, cộng đồng, người dân là chủ rừng, đang nhận khoán quản lý bảo vệ:
- Cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu các quy định về gỗ hợp pháp trên nhiều
kênh thông tin: đài, báo, truyền hình…. Và phổ biến lại cho nhau trong nội bộ
nhóm nhận quản lý bảo vệ rừng nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng, cá nhân khi

có sản phẩm được khai thác cả với rừng trồng và rừng tự nhiên sản xuất trong
tương lai.
- Phải có sự kết nối thông tin thường xuyên giữa nội bộ, các tổ, nhóm trong cùng
khu vực để khai thác có kế hoạch, đúng quy trình với số lượng phù hợp nhằm đảm
bảo độ che phủ của rừng, phòng tránh các rủi ro thiên tai
• Đối với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn
- Chú trọng đa dạng các hình thức, phương pháp thông tin truyền thông về các chủ
trương, chính sách, pháp luật liên quan đến rừng, gỗ, lâm sản… cho người dân
trong cộng đồng, đặc biệt chú ý tới đặc điểm văn hóa, xã hội của người dân tộc
18

thiểu số - những người liên quan, ảnh hưởng, chịu tác động lớn nhất tới rừng và
các sản phẩm.
- Địa phương (cấp tỉnh, huyện) cần có các tổng kết, đánh giá thường xuyên đối với
việc áp dụng các quy định về gỗ hợp pháp, thực thi lâm luật trên địa bàn để có
những điều chỉnh đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các đối tượng liên quan.
- Nên có các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sinh kế cho người dân làm rừng,
nhất là rừng tự nhiên sản xuất có thể lồng ghép bảo vệ rừng với kinh doanh du lịch
sinh thái đối với những nơi có điều kiện (Thác nước, suối nước nóng, rừng đã
trồng cây đặc sản…)
7. Phần phụ lục
Phụ lục 1: Kế hoạch tham vấn
Phụ lục 2: Danh sách các thành viên tham gia tham vấn (bao gồm cả các CSO)


×