Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài lòng yêu nước của i li a ê ren bua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.04 KB, 6 trang )

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua
Bài tham khảo 1:
I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báo
xuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấm
gương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cống
hiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.
Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942,
giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài ca
bất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.
Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân
Xô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài
văn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường
nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định của
nhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm
thường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sức
quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắc
thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định khái
quát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi
ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành một
chân lí ở cuối đoạn văn.
Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đã
lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nước
Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềm
xứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ
mộng,…
Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng
và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.


I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thành
một khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm
thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm
chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòng
yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh ta
trong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộc
con người với làng mạc, quê hương, xứ sở.
Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi
người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt,
mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Người
vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là là
mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu.
Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của
trưa hè vàng ánh… Người ở thành Lê-nin-grát… nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đường
bệ như nước Nga… Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn
ngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là
điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga… Như
vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dù
nông thôn hay thành thị… đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn rau
cắt rốn của mình.
Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng
yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó
là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại
trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở
rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.
Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từ
lòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh
lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh
Vệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và
số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước của

nhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.
Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải đi
đôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạn
chiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nước
của mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên
bang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Nga
thiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.
Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Nga
càng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòng
căm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháo
đài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.
Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người lính
Hồng quân – người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức – đứa hung phạm,
kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đã
khiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.
Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệ
Xê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau
lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ là
những người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dâng
sự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cái
chết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mới
vào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãi
giữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa
muôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất
của một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớ
công ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.
Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọi
suy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-a
Ê-ren-bua không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chông
phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêu

nước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chung nhân loại trên trái đất này.
Bài tham khảo 2:
I-li-a Ê-ren-bua là một nhà văn – nhà báo nổi tiếng của Liên Xô trước đây. Cuộc đời
cầm bút của ông đã gắn bó với một giai đoạn thử thách đầy ác liệt và cam go của đất
nước Xô Viết: cuộc đụng đầu quyết liệt giữa nhà nước Xô Viết chân chính với bọn phát
xít Hít-le trong cuộc chiến tranh vệ quốc vỉ dại (1941- 1945). Lửa thử vàng, chính trong
lúc cam go nhất của lịch sử, lòng yêu nước của công dân Xô Viết được thử thách. Là một
nhà báo, I-li-a Ê-ren-bua đã ghi lại được những thời khắc lịch sử vô cùng quý báu và
thiêng liêng của dân tộc. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã ra đời trong thời kì này mà
Thử lửa là một sáng tác đặc sắc.
Thử lửa là một bài báo rất độc đáo. Chính chất văn và chất báo trong con người ĩ-li-a
Ê-ren-bua đã kết tinh nên thiên tuỳ bút – chính luận này.
Bài văn Lòng yêu nước (Ngữ văn 6, tập II) là một phần của thiên tuỳ bút chính luận
Thử lửa. Chỉ mấy chục dòng nhưng bài văn cũng đủ đem đến cho người đọc những cảm
xúc, ấn tượng khó quên. Bài văn đã hội tụ được trong nó chất chính luận sắc sảo với chất
trữ tình đằm thắm, vì thế, việc khẳng đinh chân lí. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu
những vật tầm thường nhất… Lòng yêu nhà, yèu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng
yêu Tổ quốc trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Bài văn được bố cục thành hai phần với hai ý lớn. Ở phần đầu của bài viết, tác giả đề
cập tới ngọn nguồn của lòng yêu nước. Để thể hiện nội dụng này, tác giả sử dụng một
trình tự lập luận khá chặt chẽ.
Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên một nhận định được đúc kêt từ thực tiễn: Lòng yêu
nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, cụ thể là yêu cái cây trồng ở trước
nhà, yêu cái phô nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lè mùa thu hay mùa cỏ
thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Tiếp đó, tác giả mở rộng chứng minh nhận định, đề cập đến tình yêu quê hương trong
một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú
của chốn quê hương.
Cuối cùng, tác giả khái quát thành một chân lí. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào
dải trường giang Vôn- ga, con sông Vôn- ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yếu

miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.
Tuy nhiên, sức thuyết phục của bài văn chủ yếu không phải bằng lí lẽ, mà bằng tình
cảm thiết tha, sâu đậm và sự hiểu biết sâu sắc về Tổ quốc Liên bang Xô viết của nhà văn.
Chính tình cảm và sự hiểu biết ấy đã khiến tác giả cảm nhận được những “nét thanh tú”,
những vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của mỗi miền đất nước.
Ngòi bút của tinh tế I—li—a Ê-rẽ -ri-bua đưa người đọc đến những vùng miền khác
nhau của đất nước Liên Xô rộng lớn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thiên nhiên, thưởng
thức những đặc sản, cảm nhận những tình cảm bình dị, ngọt ngào. Đây miền Bắc của
Liên Xô với những cánh rừng bên dòng sông, có nhừng thản cây mọc là là mặt nước,
những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Đây xứ U-crai-na
êm đềm với bóng thuỳ dương tư lự bèn đường, trưa hè vàng ánh. Đây sứ Gru-di-a với
những triền núi cao có khí trời trong lành, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ảnh bạc,
có vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay, những lời thân ái giản dị Thật thú vị biết
bao! Và đây, thành Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng, với những tượng đồng tạc những
con chiến mã lồng lên, lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, những phố phường mà mỗi
căn phòng là một trang lịch sử. Và đây nữa thành Mát-Xcơ-va cổ kính với những phố cũ
ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, với diện Krem-li, nhừng tháp cổ có ánh sao đỏ.
Ngòi bút miêu tả cùa I-li-a Ê-ren-bua mang đậm sác thái trữ tình, thể hiện tình cảm
yêu mến và tự hào sâu sắc của ông về quê hương đất nước của mình.
Có thể nói, chưa bao giờ khái niệm về lòng yêu nước lại được diễn tả chính xác và
gợi cảm đến thế.
Ngay chân lí về lòng yêu nước cũng được thể hiện bằng một hình ảnh so sánh rất ấn
tượng. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi
ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Sau khi nêu ra ngọn nguồn của lòng yêu nước, I-li-a Ê – ren- bua chuyển sang khắng
định: Lòng yêu nước chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ nhất, cao đẹp nhất khi được thử thách
trong lửa đạn chiến tranh: Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yèu /mà
không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc một
mất một còn này, mỗi người dân Xô Viết hiểu cuộc sống và số phận của họ và gắn liền
với vận mệnh Tổ quốc. Và vì thế, họ sẵn sàng rời xa quê hương tươi đẹp, thơ mộng xiết

bao trìu mến để lên đường chiến đấu vì Tổ quốc.
Bài văn kết thúc bằng một câu nói đã trở thành phương châm sống của công dân Xô
Viết lúc bấy giờ: Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.
Phương châm ấy đã trở thành lí tưởng sống của mọi dân tộc.

×