A - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Mục tiêu của dạy học hiện nay không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh một
khối lượng kiến thức lý thuyết do nội dung chương trình Sách giáo khoa đã quy
định, mà còn phải tổ chức hoạt động học tập cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách
tích cực, chủ động, độc lập để phát triển tư duy khoa học, rèn luyện trí thông minh,
óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt. Đó là phẩm chất trí tuệ của người lao động mới
theo đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học khi mà đại bộ phận học
sinh tốt nghiệp bậc học này có thể tham gia lao động.
- Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn
phương pháp giảng dạy để học sinh huy động vốn hiểu biết đã có, sử dụng các thao
tác tư duy, phân tích, so sánh, đối chiếu rồi khái quát hóa rút ra kết luận và giải đáp
các vấn đề mà nhiệm vụ nhận thức đặt ra. Nghĩa là học sinh tự dành lấy tri thức
dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên.
- Mục tiêu giáo dục cấp trung học cơ sở đã được mở rộng. Nhấn mạnh tính
toàn diện “ Dạy chữ, dạy người, dạy nghề ” Các kiến thức và kĩ năng thực hành
được củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu sau:
+ Năng lực hành động
+ Năng lực cùng sống và làm việc
+ Năng lực thích ứng
+ Năng lực tự khẳng định mình
phù hợp với bốn trụ cột giáo dục thế giới thế kỉ XXI.
+ Học để biết
+ Học để làm người
+ Học để làm việc
+ Học để hòa nhập
Vì vậy tính tích cực hóa của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với mục tiêu của
giáo dục vẫn còn có nhiều hạn chế vì có nhiều giáo viên chưa hiểu sâu sắc bản chất
của đổi mới phương pháp giáo dục là: “Giáo viên phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh” thậm chí hiểu là chỉ cần dạy khác trước là được, chưa quan tâm đến
đối tượng yếu và không mạnh dạn, chỉ chú trọng đến học sinh khá và năng động.
Đặc biệt là những giáo viên có tuổi rất ngại đổi mới, chưa kết hợp hài hòa giữa các
1
phương pháp. Với các bài lí thuyết dạng thực hành ở sinh học 6 giáo viên dạy
thường không thành công, có thể cháy giáo án hoặc học sinh ồn ào không đi đến
trọng tâm của bài hay học sinh không hiểu bài.
Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài ”Kinh nghiệm dạy thành công
các bài lí thuyết dạng thực hành ở sinh học 6” làm đề tài nghiên cứu.
B - TÀI LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Tài liệu tham khảo gồm:
- Sách giáo khoa
- Sách giáo viên
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
* Thời gian nghiên cứu: 6 tháng từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011.
* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 6 (Lớp 6A, lớp 6B) Trường THCS
Phúc Thịnh.
C - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I - TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẠY KHÔNG THÀNH CÔNG CÁC BÀI HỌC
LÝ THUYẾT DẠNG THỰC HÀNH Ở SINH HỌC 6.
- Qua thực tế giảng dạy nhiều năm và qua dự giờ thăm lớp của các đồng
nghiệp tôi đã tìm hiểu được những lí do dẫn đến chưa thành công khi dạy các bài
học lý thuyết dạng thực hành ở Sinh học 6 như sau:
* Đối với giáo viên: Với dạng bài này phương pháp chủ đạo là phương pháp
thực hành, ngoài ra phải có sự kết hợp với các phương pháp khác. Nhưng đa số
giáo viên chưa biết kết hợp hài hòa giữa các phương pháp như:
+ Quan sát hiện tượng, sự vật, thiết bị dạy học để hình thành khái niệm mới.
+ Xây dựng chương trình tự nghiên cứu, báo cáo kết quả thí nghiệm.
+ Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Thuyết trình vấn đề.
+ Tổ chức học theo nhóm v.v.
Giáo viên ngại tổ chức vì rất mất nhiều thời gian để chuẩn bị mẫu vật, đồ
dùng, khó tổ chức, khó quản lý học sinh trong giờ học vì học sinh hiếu động hay ồn
2
ào mất trật tự. Vì vậy giáo viên thường dùng phương pháp thuyết trình cho nhanh
gọn.
* Đối với học sinh:
+ Trình độ không đồng đều, có học sinh khá, năng động thích hoạt động,
nhận thức nhanh nhưng cũng có nhiều học sinh nhận thức chậm, ngại hoạt động
hay ngồi ì
+ Tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này rất hiếu động, ngoài việc tìm kiếm kiến
thức ở đồ dùng dạy học các em còn nghịch ngợm, quậy phá làm mất trật tự trong
giờ học nếu giáo viên không định hướng cụ thể.
+ Học sinh lớp 6 mới chuyển cấp chưa quen với phương pháp dạy học mới ở
cấp Trung học cơ sở nên năng lực nhận thức, tìm tòi kiến thức từ mẫu vật, kênh
hình, kênh chữ và các đồ dùng dạy học khác còn kém, học sinh ghi chép vẫn chậm
chạp mất thời gian.
+ Một số đồ dùng dạy học đã cũ, hoặc thiếu độ chính xác nên việc khai thác
kiến thức từ đồ dùng còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm nhỏ và
mạnh dạn trình bày để mọi người cùng tham khảo và góp ý.
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH NGHIỆM DẠY THÀNH CÔNG BÀI LÝ
THUYẾT DẠNG THỰC HÀNH Ở SINH HỌC 6
Để dạy thành công các bài học dạng này theo tôi cần thực hiện trình tự các
bước sau:
Đọc kỹ nhiều lần nội dung bài học, chuẩn bị bài, soạn bài chu đáo với các
việc làm sau:
- Chọn phương pháp chủ đạo cho bài ( ưu tiên phương pháp thực hành)
- Tìm các phương pháp khác phù hợp để kết hợp hài hòa trong bài học.
- Nghiên cứu kỹ nội dung của bài, tìm kiến thức trọng tâm cần truyền tải.
- Đọc thêm tài liệu tham khảo để tìm kiến thức mở rộng có liên quan đến bài
học và những câu trả lời cho các câu hỏi khó trong bài cần giải đáp.
- Soạn thảo các câu hỏi, bài tập khó dành cho học sinh khá giỏi, các câu hỏi
và bài tập vừa dành cho học sinh trung bình và yếu kém.
3
- Tìm hiểu học sinh để phân luồng kiến thức và giao các bài tập thực hành
cho hợp lý đến từng đối tượng nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho tất cả
học sinh.
- Nghiên cứu cách tổ chức, định hướng hoạt động cho học sinh để tập trung
vào nội dung bài học, tránh lan man mất thời gian và mất trật tự.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Phân công cụ thể đến từng tổ, nhóm và từng học sinh mang theo vật mẫu và
đồ dùng phục vụ cho giờ học. Giáo viên cần chuẩn bị đủ mẫu vật, đồ dùng có dự
phòng khi học sinh không mang đi hoặc mang không đúng, không đủ để phát cho
học sinh.
- Chuẩn bị phiếu học tập, báo cáo thực hành để định hướng cho học sinh
hoạt động.
- Đánh giá hoạt động của học sinh sau khi thực hành, báo cáo kết quả thực
hành có khuyến khích cho điểm.
- Lồng ghép giáo dục ý thức, thái độ cho học sinh qua từng nội dung có liên
quan, kết hợp kể chuyện, mở rộng kiến thức để gây hứng thú học tập cho học sinh.
Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm ở học sinh khối
6 qua 3 tháng với các bìa học lý thuyết dạng thực hành: (Tôi chọn lớp 6A dạy thử
nghiệm và chọn lớp 6B làm đối chứng ).
Ví dụ: Tiết 9 - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
Tôi dạy tại lớp 6A theo mẫu giáo án sau:
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
- Học sinh phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng khi thảo
luận về cách chia cây thành 2 nhóm căn cứ vào cấu tạo của rễ.
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin.
3. Thái độ:
4
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II - ĐỒ DÙNG
* Học sinh: Chuẩn bị cây có rễ: Cây rau cải, cây mít, cây hành, cây cỏ dại,
cây đậu.
* Giáo viên:
- Chuẩn bị một số cây có rễ: Rau cải, cây nhãn, cây rau rền, cây hành
- Tranh phóng to Hình 9.1,2,3 SGK
- Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ.
- Phiếu học tập, mô hình các miền của rễ
III - PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp chủ đạo: Thực hành
- Phương pháp kết hợp: + Vấn đáp tìm tòi.
+ Trực quan tìm tòi
+ Hoạt động nhóm.
IV - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A - Hoạt động 1: Các loại rễ
Vấn đề 1: Tìm hiểu các loại rễ, phân loại rễ
- Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ phiếu
học tập vào vở và học tập theo nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia rễ
cây thành hai nhóm, hoàn thành bài
tập 1 trong phiếu.
- Học sinh kiểm tra quan sát thật kĩ
mẫu vật mang đến tìm những rễ
giống nhau đặt vào một nhóm.
Học sinh trao đổi nhóm thống nhất ý
kiến tên cây của từng nhóm ghi vào
phiếu học tập ở bài tập 1
- Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh
làm bài tập 2 đồng thời giáo viên treo
tranh hình 9.1 để học sinh quan sát.
- Giáo viên chữa bài tập 2, sau khi
nghe phần phát biểu và bổ sung giáo
viên chọn một nhóm hoàn chỉnh nhất
BT Nhóm A B
1 Tên cây
2
Đặc điểm chung
của rễ
3 Đặt tên rễ
5
nhắc lại cho cả lớp nghe.
- Giáo viên gợi ý bài taapj3, dựa vào
đặc điểm của rễ để gọi tên rễ.
? Giáo viên hỏi: Có mấy loại rễ? Đặc
điểm của rễ cọc, rễ chùm?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm
nhanh bài tập số 2 (SGK).
- Có 2 loại rễ: rễ cọc và rễ chùm
- Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu suống
đất và có nhiều rễ con mọc xiên.
- Rễ chùm gồm nhiều rễ to, dài gần bằng
nhau, mọc tỏa ra từ đốt gốc của thân
thành một chùm.
Vấn đề 2: Nhận biết các loại rễ cọc, rễ chùm qua tranh và mẫu vật
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ
hình 9.2. Cho học sinh làm bài tập ở
dưới hình.
- Tiếp theo giáo viên cho học sinh
nhận dạng rễ cọc, rễ chùm ở mẫu vật
do học sinh mang đến.
Giáo viên mở rộng kiến thức: đa số
cây 2 lá mầm có rễ cọc, cây một lá
mầm có rễ chùm.
- Tiếp theo giáo viên cho học sinh
theo dõi phiếu chuẩn kiến thức -> sửa
những chỗ còn sai.
- Giáo viên cho điểm những nhóm
nào tốt hay nhóm trung bình có tiến
bộ để khuyến khích.
- Cây có rễ cọc: ây bưởi, cây cải, cây hồng
xiêm.
- Cây có rễ chùm: Cây mạ, cây tỏi tây.
B - Hoạt động 2: Các miền của rễ
Vấn đề 1: Xác định các miền của rễ
GV cho HS tự nghiên cứu SGK trang
30.
- Giáo viên treo tranh câm các miền
của rễ đặt các miếng bìa ghi sẵn có
miền của rễ trên bàn. -> Học sinh
chọn và gắn vào.
? Rễ có mấy miền? kể tên?
- Rễ gồm 4 miền.
+ Chóp rễ
+ Miền sinh trưởng
+ Miền hút
+ Miền trưởng thành.
6
- Giáo viên cho học sinh quan sát mô
hình yêu cầu 2 học sinh xác định các
miền của rễ trên mô hình.
Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng các miền của rễ
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng
Tr.30
? Nêu chức chính của các miền của
rễ ?
? Miền nào quan trọng nhất? Vì sao?
- Chóp rễ: Che chở cho đầu rễ
- Miền sinh trưởng: Làm cho rễ dài ra.
- Miền hút: Hút nước và muối khoáng
- Miền trưởng thành: Dẫn truyền.
Giáo viên mở rộng kiến thức: Miền sinh trưởng làm cho rễ cây dài ra. Khi
miền này đứt thì rễ không dài ra nữa mà phát triển các rễ phụ vì vậy trong sản xuất
nông nghiệp nhân dân thường nhổ cây đem trồng mục đích làm cho bộ rễ phát triển
tốt hơn.
V - KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
GV củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh kể tên 10 cây có rễ cọc, 10 cây
có rễ chùm.
- Cho học sinh làm bài tập sau:
Đánh dấu X vào ô cho câu trả lời đúng.
Trong các miền sau đây của rễ miền nào có chức năng dẫn truyền.
a) Miền trưởng thành
b) Miền chóp rễ
c) Miền hút
d) Miền sinh trưởng.
Với phương pháp và mẫu giáo án này tôi đã thu được kết quả như sau:
- Lớp 6A: + Sĩ số: 30
+ Số học sinh hiểu bài và làm bài tập tốt: 11
+ Số học sinh hiểu bài nhưng chưa chắc chắn: 08
Cũng bài này tôi dạy đối chứng ở lớp 6B với phương pháp giảng giải minh
họa, có sử dụng tranh vẽ và mẫu vật nhưng không dùng phiếu học tập, không phân
nhóm thì kết quả học tập thu được như sau:
- Lớp 6B: + Sĩ số: 27
+ Số học sinh hiểu bài: 05
+ Số học sinh hiểu bài nhưng chưa chắc chắn: 06
7
+ Số học sinh chưa hiểu bài: 16
Ngoài ra trong giờ học do không định hướng hoạt động cho học sinh nên học
sinh còn ồn, tranh nhau mẫu vật, nắm kiến thức hời hợt không nhớ lâu.
D - KẾT LUẬN
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé mà tôi đã đúc kết được trong quá
trình giảng dạy và dự giờ thăm lớp. Với thời gian ngắn ngũi và năng lực còn hạn
chế, chắc chắn những kinh nghiệm đó còn ít ỏi và có những sai sót, mong các bạn
đồng nghiệp góp ý để tôi có được nhiều kinh nghiệm hơn, nhằm dạy tốt môn học
của mình./.
Phúc Thịnh, ngày 31 tháng 03 năm 2011
NGƯỜI VIẾT
8