Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kiem tra Van 8 co ma tran chuan KTKN Tiet 35 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.63 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 24/3/1011
Ngữ văn 8: Tiết 35 - 36

KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương
trình từ tiết 13 đến tiết 34 môn Ngữ văn 8 theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt và Tập
làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh
thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II. Hình thức kiểm tra.
- Hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Cách tổ chức: cho học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 90phút rồi sau đó thu bài.
III. Thiết lập ma trận.
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình Ngữ văn 8 từ tiết 13 đến
tiết 34.
- Chọn nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN, THỜI GIAN: 90phút
Tên chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu Vận dụng
Cộng
TN TL TN TL
MĐthấp
MĐcao
Chủ đề1:Văn
học
Truyện ký Việt
Nam (1930-


1945) và truyện
nước ngoài
Nhớ được
tên Tg-Tp,
thể loại
Hiểu được
nội dung
và giá trị
nghệ thuật
của Tp
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
3
0,75=7,5%
2
0,5=5%
5
1,25=12,5%
Chủ đề 2: Tiếng
việt
- Từ tượng thanh
- Từ tượng hình
- Trợ từ
- Thán từ
- Nói quá
- Tình thái từ
Nhận biết
được từ
tượng
thanh, từ

tượng hình,
trợ từ, thán
từ, tình thái
từ
Nắm được
khi sử
dụng tình
thái từ cần
lưu ý
những gì
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ
5
1,25=12,5%
1
0,25=2,5%
6
1,5=15%
Chủ đề 3: Tập
làm văn
- Phương thức
biểu đạt văn bản.
- Tóm tắt văn
bản tự sự
- Viết bài văn tự
sự
Nắm được
phương
thức biểu
đạt của

doạn văn
Tóm tắt
được
văn bản
(Chiếc
lá cuối
cùng)
Viết bài
văn tự
sự kết
hợp với
biểu
cảm
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0,25=2,5%
1
2=20%
1
5=50%
3
7,25=72,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
9
2,25
22,5%
3

0,75
7,5%
1
2
20%
1
5
50%
14
10
100%
IV. Biên soạn đề kiểm tra
A. Phần trắc nghiệm(3đ). Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh
tròn vào chữ cái có đáp án đúng.
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn
theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn
nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hành xóm đến trước tôi
đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường,
đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra,
khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng
phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật
dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình đến như vậy. Chỉ
có tôi với Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo
gì cho cái vườn của lão.Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại
cho hắn và bảo hắn: "Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh
trọn vẹn;cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào."
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Lão Hạc B. Tức nước vỡ bờ
C. Tôi đi học C. Trong lòng mẹ

Câu 2: Tác giả của đoạn trích là ai?
A. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng
C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố
Câu 3: Tác phẩm "Lão Hạc" được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ký B. Truyện ngắn
C. Truyện vừa D. Tiểu thuyết
Câu 4: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả + biểu cảm B. Tự sự + miêu tả + biểu cảm
C. Biểu cảm + tự sự + lập luận D. Lập luận + biểu cảm
Câu 5: Nhận định nào thể hiện đúng nội dung đoạn văn?
A. Tái hiện lạu cái chết dữ dội của lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo.
B. Miêu tả cái chết dữ dội của lão Hạc.
C. Lòng xót xa, thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc.
D. Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của lão Hạc thật dữ dội.
Câu 6: Nghệ thuật nổi bật nhất trong truyện ngắn"Lão Hạc" là?
A. Miêu tả tâm lý nhân vật B. Xây dựng nhân vật
C. Kết cấu đảo ngược D. Xây dựng và giải quyết xung đột
Câu 7: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
A. vật vã B. rũ rượi
C. xôn xao D. xộc xệch
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. rũ rượi B. hu hu
C. xộc xệch D. vật vã
Câu 9: Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?
A. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi
B. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu.
C. Nó vợ con chưa có.
D. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng như nó cả
Câu 10: Những từ in đậm trong các câu sau, từ nào là thán từ?

A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?
B. Vâng, cháu cũng đã ngfhix như cụ.
C. Không, ông giáo a.!
D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng tình thái từ?
A. Những tên khổng lồ nào cơ?
B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đáy ư!
C. Giups tôi với, lạy Chúa!
D. Nếu vây, tôi chẳng biết trả lời làm sao.
Câu 12: Khi sử dụng tình thái từ, cần lưu ý điều gì?
A. Tính địa phương
B. Không được sử dụng biệt ngữ
C. Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
D. Phải có sự kết hợp với trợ từ
B. Phần tự luận(7đ)
Câu 1: Hãy tóm tắt truyện Cô bé bán diêm" khoảng 10 - 12 dòng?
Câu 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến bố mẹ buồn?
V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm
A. Phần trắc nghiệm(3đ): Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
A C B B A A C B D B D B
B. Phần tự luận(7đ)
Câu 1(2đ): Bài viết yêu cầu đạt được
- Hình thức: + Không quá 12 dòng
+ Chữ viết rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, đúng ngữ pháp
Nội dung: đảm baao được các ý sau
+ Giới thiệu về các nhân vật(nơi sống, nghề nghiệp )
+ Lần 1 Xiu ra lệnh kéo mành

+ Cụ Bơ- men vẽ chiếc lá vào đêm mưa gió
+ Lần 2 kéo mành
+ Cụ Bơ- men chết, Giôn- xi sống
+ Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.
Câu 2(5đ):
- Mở bài: giới thiệu tình huống dẫn đến mắc lỗi(1đ)
- Thân bài(3đ): + Kể diễn biến tình huống
+ Thái độ của bố mẹ
+ Bố mẹ góp ý
+ Bản thân tự nhận thấy như thế nào
+ Nhận ra khuyết điểm và cố gắng sửa chữa
- Kết bài: nêu quyết tâm của bản thân để sửa chữa khuyết điểm, không tái phạm để bố
mẹ vui lòng(1đ)
* Bài làm chữ viết rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, đúng ngữ pháp

×