Tải bản đầy đủ (.pptx) (48 trang)

Slide kiến trúc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 48 trang )

+
PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC
1. KIẾN TRÚC LÀ GÌ?
Kiến trúc là một nghệ thuật thị giác nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con
người.
Khác với các tác phẩm nghệ thuật khác, tác phẩm kiến trúc được chiêm ngưỡng cả từ bên trong – không gian, lẫn từ bên ngoài –
hình khối.
Cần hiểu rõ 2 cấp độ “không gian sinh tồn của con người”:
-
Ở cấp độ “thực dụng” đó là kết quả thỏa mãn những nhu cầu vật chất như nhà ở, cửa hàng, trường học, công ty…
-
Ở cấp độ không gian sinh hoạt “tinh thần”, kiến trúc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng như rạp hát, bảo tàng,
đình, chùa, nhà thờ…
+
PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC
2. PHÂN LOẠI
Các công trình kiến trúc được phân làm 3 loại :
KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
KIẾN TRÚC NHÀ Ở
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG
CỘNG
+
A. Phân loại theo chức năng
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG
CỘNG
Trường học : Trường mầm non , trường học phổ thông trường trung học
chuyên nghiệp , dạy nghề, trường đại học và các viện nghiên cứu
Y tế : Trạm xá , trung tâm y tế , bệnh viện , nhà điều dưỡng …
Kiến trúc các công trình thương mại dòch vụ : Chợ , siêu thò , trung tâm mua bán


Văn phòng: công sở , hành chính , văn phòng làm việc .
Thể dục thể thao : Nhà thi đấu , hồ bơi , sân vận động
Giao thông : Bến tàu , bến xe , nhà ga cảng hàng không , cảng biển
Văn hoá :
- Câu lạc bộ , nhà văn hoá , cung văn hoá , thư viện .
- Các công trình biểu diễn : nhà hát , rạp chiếu phim , rạp xiếc ,
- Các công trình trưng bày : Nhà truyền thống , trưng bày , triển lãm , bảo tàng
- Các công trình kỷ niệm : Tượng đài quảng trường , công viên , lăng mộ
- Các công trình tôn giáo : đình , chùa , nhà thờ
+
A. Phân loại theo chức năng
KIẾN TRÚC NHÀ Ở
Nhà ở nhỏ - nhà phố
Biệt thự
Căn hộ chung cư thấp & cao tầng
B. Phân loại theo tuổi thọ của công trình : Có 4 cấp độ .
- Công trình cấp I : Rất kiên cố , tuổi thọ đạt từ 50 – 70 năm , công trình đặc biệt hơn 100 năm
- Công trình cấp II : Kiên cố , tuổi thọ đạt từ 25 – 50 năm
- Công trình cấp III : Bán kiên cố , tuổi thọ từ 10 – 25 năm
- Công trình cấp IV : Nhà tạm , tuổi thọ dưới 10 năm .
C. Phân loại theo quy mô của công trình
- Công trình cấp Quận Huyện , Tỉnh thành phố , Quốc gia
- Công trình thấp tầng , cao tầng , nhiều tầng
- Công trình có sức chứa lớn hoặc nhỏ .
+
3. KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG TRONG KIẾN TRÚC
3.1 KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG
Trong một công trình kiến trúc thường chứa đựng rất nhiều không gian, mỗi không gian đó lại có những chức năng phục vụ cho
nhu cầu sử dụng khác nhau của con người . Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà các không gian có hình dáng kích thước và cách tổ chức, bố
trí khác nhau .

Phân loại các không gian trong công trình kiến trúc :
1- Không gian đơn thuần .
2- Không gian chức năng riêng .
3- Các không gian đặc thù .
4- Không gian chức năng đặc biệt .
5- Không gian chức năng hỗn hợp .
+
1- Không gian đơn thuần :
Là loại không gian đơn giản nhất, nhiều khi không xác định rõ, hoặc thể hiện một cách cụ thể.
VD: Một chòi nghỉ chân trong công viên, chỗ chờ xe bus, ban công, hoặc các phần nhô ra của các mái hắt, che mưa
nắng, …
- Không gian đơn thuần thường có chức năng sử dụng cụ thể, song đôi khi cũng không có chức năng rõ ràng, việc tạo dựng
các không gian này thường sinh động, phong phú về hình thức .
2- Không gian chức năng riêng .
Là loại không gian đơn thuần, đơn giản, nhưng có chức năng sử dụng rất rõ ràng.
VD: Không gian lớp học, không gian phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng khám bệnh, phòng thí nghiệm….
- Loại không gian này khi cần có thể thay đổi chức năng sử dụng nhưng không phù hợp lắm vì các thông số kỹ thuật của mỗi
không gian thiết kế có khác nhau như :đồ đạc và trang thiết bị sử dụng của mỗi loại không gian chức năng riêng có
kích thước hoàn toàn khác nhau.
+
3. Không gian đặc thù
- Trong các công trình kiến trúc thường có các không gian rất đặc thù cả về kích thước, kiểu dáng, và cách bố trí như :
Bếp, khu vệ sinh, cầu thang,…
- Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và chỉ sử dụng theo đúng chức năng đã được thiết
kế.
4. Không gian chuyên biệt
-
Là loại không gian có chức năng sử dụng rất đặc biệt, nhiều khi rất đa dạng, rất khác nhau cả về hình dạng, kích
thước, và nhất là các giải pháp kỹ thuật kết cấu, các trang thiết bò phục vụ cho nhu cầu sử dụng .
-

Các loại không gian này phổ biến trong các công trình công cộng như : các khán phòng biểu diễn, các khán đài
công trình TDTT, các không gian trưng bày bảo tàng, triển lãm …
+
5. Không gian ch c n ng h n h p
Thường là không gian lớn mà bên trong chứa đựng nhiều không gian nhỏ có các công năng sử dụng khác nhau.
VD: như sảnh của các khách sạn, các cao ốc văn phòng.
 Trong không gian lớn bao gồm : Không gian đón tiếp, không gian tiếp khách, Bar cà phê, không gian triển lãm, bán
đồ lưu niệm …
KHÁCH SẠN NOVOTEL
SÀI GÒN
+
KIẾN TRÚC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những kiến trúc truyền thống với những nét đặc trưng riêng của mình. Nét đặc trưng đó
được thể hiện trong bố cục không gian kiến trúc, trong việc sử dụng vật liệu để tạo nên công trình kiến trúc với trình độ
khoa học, tư duy thẩm mỹ; bằng công cụ và bàn tay khéo léo của mình.
Những nét đặc trưng đó toát lên từ tỷ lệ hình khối, kết cấu đến các thành phần chi tiết, các hoa văn trang trí, mầu sắc nội
ngoại thất công trình. Và chính từ những yếu tố đó, công trình trở thành tiêu biểu, dấu ấn của thời đại, phản ánh các đặc thù
về kinh tế, chính trị xã hội của dân tộc theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.
+
a. Kiến trúc Việt Nam từ thời kỳ dựng nước và hết giai đoạn Bắc thuộc.
Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời kỳ khởi dựng đất nước, thời kỳ Vua Hùng (trước 207 trước công
nguyên) với nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, hay là nền văn minh lúa nước, với trình độ kỹ thuật đúc đồng nổi tiếng
- thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
+
Đặc điểm kiến trúc của thời kỳ này:
- Kiểu loại nhà sàn là kiến trúc truyền thống lâu đời, phù hợp với môi trường thiên nhiên của đất nước, phù hợp với khí hậu vùng
nhiệt đới nóng ẩm. Trên các trống đồng có thể thấy hai loại hình nhà sàn chủ yếu: Loại hình thuyền và loại hình mai rùa.
- Những di sản kiến trúc trên mặt đất từ thế kỷ X trở về trước đến nay không còn; chỉ còn lại một số di tích dưới lòng đất. Đó là
những ngôi mộ thời Hán, các di tích khảo cổ này nói lên kỹ thuật xây dựng cổ truyền Hán Việt trên đất việt nam thể hiện qua những
viên gạch nung có hoa văn xây trong mộ cổ, cũng như kỹ thuật xây mộ.

- Dấu ấn rõ nét nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam còn để lại cho đến ngày nay phải kể từ đời Lý (XI - XVI), Trần (XIII - XIV), Hồ
(XV), Lê (XV - XVI), Tây Sơn (XVIII), Nguyễn (XIX).
+
Mái cong hình thuyền Mái cong mai rùa
+
a.1.Sự hình thành nước Âu Lạc và thành Cổ Loa.
Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh rằng vào lúc cực thịnh của thời đại đồ đá, trên khắm đất nước đã mở ra nền văn hóa nguyên
thủy đặc sắc.
Đặc điểm:
-Thành Cổ Loa được xây bằng đất. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 Km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km Diện tích trung tâm lên tới
2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng
đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12 m.
-Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một
cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
-Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm
cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng.
-Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo
nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ.
+
a.2.Thành Luy Lâu - Trung tâm cai trị của người phương Bắc
-
Được xây Trong thời kỳ bắc thuộc nhà Đông Ngô. Sĩ Nhiếp, một quan chức người Hán được vua Ngô cử làm thứ sử Giao
Châu, ông đã cho xây dựng lại thành Luy Lâu, Luy Lâu là thủ phủ trị sự của Giao Châu thuộc Đông Ngô (229-280)
Đặc điểm:
-Luy Lâu nằm giữa khu vực giao nhau giữa Sông Dâu và Sông Đuống, giữa trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
- Các công trình của đô thị chủ yếu dựng đặt, xây cất bên bờ Sông Dâu (thành lũy bên một bờ sông). Trung tâm đô thị là tòa Thành
Luy Lâu kiên cố và bề thế - trụ sở chính và căn cứ quân sự của bộ máy cai trị.
- Trong thành là công đường, dinh thất, nhà cửa, đồn trại, kho bãi
- Mặt lũy thành là tháp canh, đồn trại, bao lấy lũy thành là hào sâu, lũy tre dày đặc nhằm bảo vệ bộ máy cai trị của phong kiến

ngoại tộc
- Ngoài thành, ở hai phía Nam - Bắc là nhà ở, dinh thự, lầu gác của quan lại, quý tộc là chủ yếu.
+
a.3. Thành Hoa Lư - kinh đô của nước Đại Cồ Việt
Kinh đô Hoa Lư được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng
đất xen gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10m, hiện vẫn còn dấu vết của nhiều đoạn tường thành.
Đặc điểm kiến trúc:
- Cố đô Hoa Lư là một kiến trúc hài hòa giữa nhân tạo và thiên tạo. Các triều vua đã sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và hệ
thống sông hào làm thành quách để xây dựng cung điện. Qua thời gian, thành nhân tạo chỉ còn là những dấu tích, thành thiên tạo là những
vách núi vẫn còn tồn tại mãi.
-Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi
đá, dựng nên thành Hoa Lư với diện tích hơn 300 ha. Toàn bộ công trình chủ yếu được các vua Đinh, Lê dựa vào thiên nhiên hiểm trở làm
chỗ dựa, mang nặng tính chất quân sự, không câu nệ vào hình dáng, kích thước.
Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có hai
vòng: thành Đông và thành Tây, có đường thông với nhau.
+
Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình
+
a.4 Thành Đại La
Đến năm 866, nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân, sai Cao Biền sang làm Tiết độ sứ. Muốn củng cố thêm căn
cứ thống trị, Cao Biền cho đắp lại thành Đại La.
Thành Đại La là một kiến trúc vĩ đại, có đầu tiên ở trên đất này. La thành không phải là một tên riêng, chỉ có nghĩa là một bức
thành lớn bao quanh một bức thành nhỏ ở bên trong.
Đặc điểm:
-Có chu vi 1.982,5 trượng; thành cao 2,6 trượng, chân thành rộng 2,5 trượng, nữ tường bốn mặt cao 5,5 thước, với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng
môn, 3 hào nước, 34 đường đi.
-Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng đê cao 1,5 trượng chân đê rộng 2 trượng và làm hơn 400.000 gian nhà.
- Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn
dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa
yểm này.

+
b. Kiến trúc Việt Nam trong thời kỳ phong kiến
Đô thị: đã hình thành được một số các đô thị cổ. Trong đô thị cổ có thành cổ (nơi vua quan và binh lính ở), khu thị dân, chợ và hệ thống các công
trình tôn giáo tính ngưỡng. Đô thị được hình thành dựa vào địa hình thiên nhiên và mối quan hệ thiên - địa - nhân.

Kiến trúc nhà ở buôn bán là các nhà hình ống. chủ yếu là 1 tầng và một tầng có kèm gác lửng, hạ tầng kỹ thuật đô thị rất sơ lược. các khu
phố cổ trong đô thị Việt Nam còn đến nay là dấu ấn của các khu thị dân đô thị cổ.
- Kiến trúc công trình từ cung điện đến kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, nhà ở truyền thống đều có chung một đặc điểm là cấu trúc theo gian
trên cơ sở của một hệ khung kết cấu gỗ chịu lực. kích thước không gian của nhà vừa đủ cho sử dụng và phù hợp với tỷ lệ kích thước hoạt động
của người Việt Nam. Sự khác nhau về kiến trúc truyền thống qua các triều đại là ở cấu trúc của các thể loại vì kèo, kẻ hiên, độ cong của mái và kỹ
thuật, nghệ thuật thể hiện các hoa văn trang trí trên các thành phần kiến trúc truyền thống.
-Từ tổng thể đến công trình kiến trúc đều không có bản vẽ thiết kế trước khi xây dựng, phần lớn làm theo kinh nghiệm truyền khẩu - dựa
trên thước tầm. Công trình được xây dựng bằng vật liệu địa phương.
+
b.1.Thành Thăng Long - kinh đô của nước Đại Việt các thời Lý, Trần, Lê (Thăng Long - Đông Đô - Đông Quan - Đông
Kinh)
- Bối cảnh lịch sử:
+ Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Theo một truyền thuyết phổ biến,
khi tới Đại La, Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên, vì vậy đặt tên kinh thành mới là Thăng Long.
+ Năm1230, Thăng Long được chia thành 61 phường,
+Cuối thế kỷ 14 nhà Trần suy thoái, Hồ Quý Ly lên ngôi lập nên nước Đại Ngu, Thăng Long được đổi thành Đông Đô.
+ Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan.
+
Đặc điểm:
- Khu hoàng thành được xây dựng gần hồ Tây với cung điện hoàng gia cùng các công trình chính trị. Phần còn lại của đô thị là những khu
dân cư, bao gồm các phường cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.
- Hoàng thành được củng cố và xuất hiện thêm những cung điện mới vào thời nhà Trần.
- Dấu tích công trình nước rộng 2m, cao 2m, được các nhà khoa học nhận định có thể là đường nước, là bể chứa nước, là giếng nước, là ao
rồng, đường hầm hoặc kiến trúc mang tính tâm linh. Dấu tích này được xây bằng gạch vuông, gạch bìa, cọc gỗ chạy suốt chiều dài đông-
tây.

-
Kiến trúc thời Trần gồm: Dải trang trí hoa chanh nằm trên móng tường thời Lý; hệ thống cống thoát nước gồm 2 nhánh chạy dọc theo
hướng bắc-nam và đông-tây, nằm trên đường nước thời Lý và đổ trực tiếp xuống đường nước thời Lý; dấu tích móng trụ.
+
Đặc điểm:
- Dấu tích kiến trúc thời Lê Sơ phát hiện tại đây: Nền gạch vuông và gạch vồ.
- Dấu tích kiến trúc thời Nguyễn có cống thoát nước dài 2m, rộng 1,1m gồm 2 thành cống được xếp bằng đá xanh và gạch vồ.
- Tại vị trí trung tâm trên đúng trục trung tâm tầng văn hóa Thăng Long - Hà Nội rất dày (ở độ sâu từ 0,5- 4,2m) gồm các lớp văn hóa từ
thời Lý đến thời Nguyễn đan xen lẫn nhau và chồng xếp lên nhau rồn tại qua hàng nghìn năm.
+
b.2 .Tây Đô - Kinh thành của một vương triều ngắn ngủi
Thành Tây Đô là công trình quân sự vững chãi bậc nhất được xây dựng từ thời nhà Hồ vào năm 1397, tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Cho đến nay, cố
đô đá này vẫn được đánh giá là có lối kiến trúc độc đáo bậc nhất Đông Nam Á.
-Đặc điểm
+Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, sông nước bao quanh,
núi non hiểm trở.
+ Thành bao gồm Thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với
một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.
+ Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội
ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất.
+ Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông. ). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam,
gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).
+
Thành Tây Đô – nhà Hồ
+
b.3 Đông Kinh và Lam Kinh của chế độ phong kiến thịnh đạt
- Bối cảnh lịch sử: Lê Thái Tổ tạo lập ra Lam Kinh. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên
ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh Thăng Long, vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương
đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
-

Đặc điểm: Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu mặt, Nam nhìn ra sông Chu- có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên
hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây.
-
Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ
vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua
khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu nguy nga tráng lệ.
-
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái
yết tổ tiên.
+
Sân rồng ở thành Lam Kinh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×