Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.11 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ Sử 9
Bài 5- Các nước Đông Nam Á
Sử 9 - Bài 5- Các nước Đông Nam Á


Lược đồ các nước Đông Nam Á .
1.Lược đồ các nước Đông Nam Á.
*Nội dung.
Nhìn vào lược đồ, các em thấy Đông Nam Á là một khu vực thống nhất gồm hai bộ phận:
vùng bán đảo (còn gọi là Đông Nam Á lục địa hay bán đảo Trung Ấn) và quần đảo Mã Lai
(Đông Nam Á hải đảo). Diện tích của Đông Nam Á rộng 4,5 triệu km
2
, gồm 11 nước với
số dân 527 triệu người ( số liệu năm 2002).
Các nước trong khu vực Đông Nam Á gồm có: Phi- lip- pin, Thái Lan, Lào, Cam- pu-
chia, Việt Nam, Mi-an- ma, Bru- nây, Ma- lai- xi- a, Xin- ga- po, In- đô- nê- xi- a và
Đông- ti- mo. Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc
địa của các nước thực dân phương Tây, trừ Xiêm (Thái Lan ngày nay).
Tháng 8-1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, các dân
tộc ở khu vực đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền về tay mình, lật đổ chế độ thực
dân phong kiến.
-Đầu tiên là In- đô- nê- xi- a ( thuộc địa của Hà lan), giành được độc lập ngày 17-8-
1945.
-Tiếp đến Việt Nam (thuộc địa của Pháp từ cuối thế kỷ XIX), tiến hành Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong toàn quốc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (ngày
2/9/1945).
-Lào (thuộc địa của Pháp) giành độc lập ngày 12-10-1945
-Cam- pu- chia (thuộc địa của Pháp) giành độc lập ngày 9-11-1953.
-Mi- an- ma (Miến Điện) lật đổ ách thống trị của Anh, giải phóng khỏi sự chiếm đóng
của phát xít Nhật (4-1-1948).


-Phi- líp- pin, ban đầu là thuộc địa của Tây Ban Nha, từ năm 1898 trở thành thuộc địa
của Mĩ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Phi- lip- pin bị Nhật Bản chiếm đóng và đã
giành được độc lập sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (4-7-1946).
-Ma- lai- xi- a (Mã Lai), thuộc địa của Anh cũng bị Nhật chiếm đóng trong chiến tranh
thế giới thứ hai, giành độc lập ngày 31-8-1957.
-Xin- ga- po (thuộc địa của Anh), bị phát xít Nhật chiếm đóng trong chiến tranh thế giới
thứ hai, gìanh độc lập ngày 22-12-1957.
-Bru- nây chịu sự bảo hộ của Anh, bị Nhật chiếm đóng trong chiến tranh, giành độc lập
ngày 1-7-1979.
-Thái Lan, do chính sách đối ngoại khôn khéo nên là nước duy nhất trong khu vực không
chịu sự thống trị của tư bản phương Tây.
-Đông Ti- mo, tách ra từ In- đô- nê- xi- a và trở thành nước độc lập (2002).
Từ giữa những năm 50 trở đi, bên cạnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao
mạnh mẽ, thì tình hình Đông NamÁ ngày càng trở nên căng thẳng do chích sách can thiệp
của Mĩ vào khu vực, đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở ba nước Đông Dương
( Việt Nam, Lào và Cam- pu- chia). Năm 1975, ba nước Đông Dương đã giành thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và cúng từ đó quan hệ giữa các nước trong
khu vực dần dần được cải thiện.
Đến nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều đã trở thành các nước độc lập, có nền
kinh tế tương đối ổn định ,10/11 nước (trừ Đông Ti- mo) than gia vào hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASAEN) để cùng giúp đỡ nhau phát triển. Một số nước đã vươn lên và trở
thành nước công nghiệp mới (NIC) như Xin- ga- po.

Tên quốc gia Thủ đô
Ngày
độc lập
Ngày gia
nhập
ASEAN
1 .In-đô-nê-xi-a Gia-các-ta 17.08.1945 8-8-1967

2.Thái Lan Băng Cốc 8-8-1967
3. Xing-ga-po Xing-ga-po xi-
ti
06.1959 8-8-1967
4. Ma-lay-xi-a Cua- la -Lum-
pua
31.08.1957 8-8-1967
5. Phi-líp-pin Ma-ni-la 04.07.1946 8-8-1967
6.Việt Nam Hà Nội 02.09.1945 7-1995
7.Lào Viêng - Chăn 12.10.1945 9-1997
8.Campuchia Nông – Pênh 09.11.1953 4-1999
9. Mi-an-ma Ran-gun 4-1-1948 9-1997
10. Bru-nây
Ban-da Seri
Be ga oan
1-7-1979 1984
11.Đông Timo Đi – li
20.05.2002.

Quan sát viên
Ngày 1/7/1979, Anh và Quốc Vương Bru-nây đã ký một hiệp định, theo đó Anh sẽ trao trả
độc lập hoàn toàn cho Bru-nây vào ngày 31/12/1983. Bru-nây lấy ngày 1/1/1984 là ngày
tuyên bố độc lập.
*Phương pháp sử dụng:
Đây là lược đồ các nước Đông Nam Á. GV sử dụng lược đồ này để dạy mục I- Tình hình
Đông Nam á trước và sau 1945.
Trước khi khai thác kênh hình, GV cho HS quan sát lược đồ, gợi mở bằng một số câu hỏi
để tập trung sự chú ý của các em vào chủ đề cần khai thác:
-Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia ?
-Quá trình giành độc lập của các dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào ? Kết quả?

Sau khi HS trả lời, GV tiến hành khai thác nội dung lược đồ như hướng dẫn ở trên.
2. Trụ sở ASEAN ở Gia- các- ta (In- đô- nê- xi- a)

Trụ sở chính ASEAN tại Jakarta - Indonesia
*Nội dung:
Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào quá trình phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội …
Bước vào những năm 60 của thế kỷ XX, trước những yêu cầu của phát triển và hội nhập
kinh tế thế giới, nhiều nước Đông Nam Á đã trủ trương thành lập một tổ chức liên minh
khu vực, nhằm “cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước
lớn”.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt ASEAN) đã được thành lập tại
Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của năm nước thành viên: In- đô- nê- xi- a, Ma- lai-
xi- a, Phi- lip- pin, Xin- ga- po và Thái Lan.
Từ khi thành lập đến nay, tổ chức ASEAN đã tiến hành nhiều hội nghị quan trọng để bàn
về các vấn đề phát triển kinh tế, giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các nước trong khu vực.
Nhiều tuyên bố và văn kiện quan trọng đã được kí kết. Tại hội nghị thưởng đỉnh ASEAN
lần thứ nhất được tổ chức tại Ba- li ( In- đô- nê- xi- a) từ ngày 23 đến 24-2-1976, các nước
ASEAN đã cùng nhau kí hiệp định thành lập ban thư kí ASEAN.
Hình ảnh mà các em đang được xem trong SGK (tr.23) chính là mặt trước của toà nhà được
chọn làm trụ sở của ban thư kí ASEAN, đặt tại Gia- các- ta (In- đô- nê- xi- a). Nhìn từ xa,
toà nhà rất to, cao, nó được xây dựng ngay tại trung tâm của thành phố Gia- các- ta – thủ đô
của nước In- đô- nê- xi- a ,trụ sở này là nơi làm việc của ban thư kí ASEAN.
Ban thư kí ASEAN được lập ra năm 1976- tức 9 năm sau tổ chức ASEAN được thành lập
và hoạt động, do một Tổng thư kí đứng đầu. Tổng thư kí do các bộ trưởng ngoại giao các
nước thành viên bổ nhiệm theo nhiệm kì 2 năm một lần trên cơ sở luân phiên theo trình tự
chữ các tiếng Anh. Ban thư kí được thành lập nhằm mục đích tăng cường sự phối hợp các
hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, cụ thể là phối hợp giữa các uỷ ban và
dự án hợp tác ASEAN.
*Phương pháp sử dụng :

Đây là bức ảnh chụp trụ sở của ASEAN tại Gia- các- ta (In- đô- nê-xi- a). GV sử dụng bức
ảnh này để dạy mục II- Sự ra đời của tổ chức ASEAN
Trước khi khai thác nội dung bức ảnh, GV chỉ cho HS quan sát toàn bộ bức ảnh, gợi ý một
số câu hỏi sau đây:
- Em biết gì về ngôi nhà này?
- Nó được chọn làm trụ sở của ASEAN từ khi nào?
- Mục đích lập ra trụ sở này để làm gì?
Sau khi HS trả lời, GV tiến hành miêu tả khái quát, kết hợp với việc cung cấp kiến thức của
mục II trong SGK để HS hiểu rõ.

3.Hình. Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội .

Các vị đứng đầu Nhà nước, Chính phủ câc nước thành viên ASEAN dự Hội nghị cấp cao
lần thứ 6 tổ chức tại Hà Nội (12/1998).

* Nội dung:
Hội nghị cấp cao ASEAN VI được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam), từ ngày 15 đến 16-12-
1998 dưới sự chủ toạ của thủ tướng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam- Phan Văn
Khải. Tham gia hội nghị gồm có nước chủ nhà Việt Nam, Bru- nây, Thái Lan, In-đô-nê-xi-
a, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin và Lào. Hội nghị đã tổng kết 31 năm phát
triển của ASEAN, đề ra các biện pháp để đối phó với những thách thức trong khu vực khi
bươc vào thế kỷ XXI.
Chủ đề của hội nghị cấp cao lần này là “Đoàn kết cà hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn
định và phát triển đồng đều” hội nghị cũng đưa ra tuyên bố Hà Nội cùng một văn kiện
quan trọng, được các nguyên thủ quốc gia ASEAN thông qua là “Chương trình Hà Nội-
bước triển khai cụ thể của tầm nhìn ASEAN năm 2020” (đã được các nguyên thủ quốc gia
thông qua tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Cua-la- lăm-pơ cuối năm 1997).
Chương trình này bao gồm những kế hoạch hợp tác của ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, kể
cả chính trị, kinh tế, hợp tác chuyên ngành và quan hệ ngoại giao.
Ngày 15-12-1998, tại hội nghị VI, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí kết nạp Cam-pu-

chia trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội. Như vậy, quá trình phát triển từ ASEAN 6
đến ASEAN 10 đã được lịch sử ghi nhận. Trong ảnh là 9 thành viên đại diện cho 9 nước
tham dự hội nghị ( thủ tươnga Phan Văn Khải- người đứng thứ 5 từ trái sang) cùng nắm
tay nhau giơ lên cao thể hiện một tinh thần hợp tác, hoà bình và cùng nhau phát triển, vì
một ASEAN “hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều”
Những thành viên của hội nghị cấp cao lần thứ VI một lần nữa đã khẳng định vai trò, vị trí
của nước Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Điều đáng lưu ý ở đây là trong hội nghị
này Việt Nam đã bước đầu cho thấy khả năng tập hợp và dàn xếp những vấn đề nội bộ của
hiệp hội các nước Đông Nam Á.

*Phương pháp sử dụng:
Đây là bước ảnh chụp chín đại diện cho chín nước tham dự hội nghị cấp cao ASEAN VI
họp tại Hà Nội (Việt Nam ). GV sử dụng bức ảnh này để dạy mục III-Từ “ASEAN 6” phát
triển thành “ASEAN 10”.
Trước khi tiến hành khai thác kênh hình, GV cho HS quan sát toàn cảnh bức ảnh, tập trung
sự chú ý của các em bằng một số câu hỏi:
- Có bao nhiêu đại biểu trong bức ảnh này?
- Họ đại diện cho những quốc gia nào?
- Bức ảnh này được chụp khi nào, tại đâu? va nói lên điều gì?
Sau khi đặt câu hỏi cho HS trả lời, GV tóm tắt và kết.

Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp .


×