Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.86 KB, 9 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ Sử 9
Bài 4 : Các nước Châu Á
Sử 9- Bài 4 : Các nước Châu Á


Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa
ngày 1-10-1949 tại Quảng Trường Thiên An Môn
1.Hình. Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước cộng hoà nhân dân
Trung Hoa.
*Nội dung :
Mao Trạch Đông (1893- 1976), quê ở Hồ Nam, xuất thân trong một gia đình nông dân
nghèo, sau dần chuyển thành phú nông kiêm buôn bán thóc gạo. Sau này ông tốt nghiệp
trung học sư phạm.
Mao Trạch Đông là một trong những nhân vật chính trị nổi tiếng trong lịch sử hiện đại
Trung Quốc. Ông là một những người sáng lập ra Đảng cộng sản Trung Quốc (7-1921)
và là người có công lao to lớn trong việc thống nhất lục địa Trung Quốc như một quốc
gia.
Trong cuộc Vạn lí trường chinh phá vòng vây của quân đội Tưởng Giới Thạch để tiến lên
khu căn cứ phía Bắc, tại hội nghị Tuân nghĩa ( tỉnh Lí Châu), tháng 11-1945 Mao Trạch
Đông được cử nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cũng kể từ đó,ông lãnh
đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937-1945), và cuộc đấu tranh
chống Tưởng Giới Thạch (1945-1949), hoàn thành thắng lợi cuộc Cách mạng dân tộc dân
chủ ở Trung Quốc.
Ngày 1- 10- 1949, trong không khí mít tinh ăn mừng chiến thắng của hơn 30 vạn nhân
dân thủ đô Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn, chủ tich Mao Trạch Đông trịnh
trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Cũng từ đó ông trở thàng Chủ tịch nước đầu tiên của nước CHND Trung Hoa.
Năm 1958, Mao Trạch Đông phát động phong trào “Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân
dân”. Năm 1966, phát động “Đại cách mạng văn hoá vô sản”. Năm 1974 đề xướng
thuyết “Ba thế giới”.


Trong quá trình hoạt động cách mạng Mao Trạch Đông viết nhiều tác phẩm về triết học,
quân sự, chính trị như: vấn đề chiến lược của chiến tranh cách mạng Trung Quốc, bàn về
đánh lâu dài, bàn về công nghiệp dân chủ mới… nhằm phục vụ cách mạng va xây dựng
nước Trung Hoa mới.
Sau này, Đảng Cộng Sản Trung Quốc coi tư tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở tư tưởng
đầu tiên của cách mạng Trung Quốc. Năm 1976, Mao Trạch Đông mất, thọ 84 tuổi.

*Phương pháp sử dụng :
Đây là bức ảnh chụp chủ tịch Mao Trạch Đông đọc tuyên bố thành lập nước CHND
Trung Hoa ngày 1-10-1949. Vì vậy, GV sử dụng bức ảnh này để dạy mục II, ý 1- sự ra
đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, GV cũng có thể sử dụng bức ảnh này để
dạy cả ý 2- mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959).
Khi dạy đến nội dung này, GV cho HS quan sát bức ảnh, đặt một số câu hỏi cho các em
suy nghĩ và tập trung trả lời:
-Bức ảnh trong SGK chụp Mao Trạch Đông đang làm gì
-Sự kiện này diễn ra vào thời điểm nào ?
-Mao Trạch Đông có vai trò và ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử phát triển của đất
nước Trung Hoa ?
Cuối cùng GV tiến hàng khai thác nội dung bức ảnh như đã giới thiệu ở trên và đặt câu
hỏi để HS nhận xét về vai trò của Mao Trạch Đông đối với cách mạng Trung Hoa.

2. Lược đồ nước CHND Trung Hoa sau ngày thành lập.


Lược đồ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
*Nội dung :
Sau những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, lực lượng cách mạng của Trung
Quốc do Đảng Cộng Sản - đứng đầu là Mao Trạch Đông lãnh đạo ngày càng lớn mạnh,
các khu giải phóng không ngừng được mở rộng.
Ngày 21-4-1949, quân giải phóng Trung Quốc mở cuộc tiến công vượt sông Trường

Giang, ngay sau đó giải phóng Nam Kinh- trung tâm thống trị của tập đoàn Tưởng Giới
Thạch. Nền thống trị của quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu đến đây chính
thức diệt vong. Đến cuối năm 1949, toàng bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, trừ
Tây Tạng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan.
Ngày 1-10-1949, Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, do
Mao Trạch Đông làm Chủ tịch.
Như vậy cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một
trong những sự kiện thắng lợi to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc
nói riêng và lịch sử thế giới thời kì sau chiến tranh thế giới thứ 2 nói chung. Thắng lợi
này đã kết thúc hơn 100 năm ách nô dich và thống trị của đế quốc, phong kiến, tư sản mại
bản, đưa nhân dân Trung Quốc vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội .
Với diện tích hơn 9,5 triệu km
2
, bằng 1/4 Châu Á và chiếm gần 1/4 dân số thế giới, thắng
kợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi thế giới, hình thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa kéo dài từ Âu sang Á.
Đồng thời, thằng lợi này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trao giải
phóng dân tộc ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.
Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, Trung Quốc bước vào thời kì cách mạng
xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ đưa Trung Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo
nàn , lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
*Phương pháp sử dụng :
Đây là lược đồ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập (1949). GV sử
dụng kênh hình này để giảng dạy mục II, ý 1- sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân
Trung Hoa. GV cũng có thể khai thác nội dung lược đồ này kết hợp với hình 5- Chủ tịch
Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa để giảng dạy cho HS.
Trước khi khai thác kênh hình, GV cho HS quan sát toàn bộ lược đồ, hướng dẫn các em
nhận biết một số kí hiệu, vùng đất trên lược đồ, để phân biệt với các kí hiệu và lãnh thổ
của nước khác. Cuối cùng, GV tiền hành khai thác nội dung lược đồ và kết luận.
3.Hình. Thành phố Thượng Hải ngày nay


*Nội dung :
Thành phố Thượng Hải nằm ở vĩ độ 31
0
,14’ Bắc và kinh độ 121
0
,29’ Đông, đúng điểm
giữa tuyến bờ biển của Trung Quốc, là nơi sông Trường Giang đổ ra biển. Phía Đông
Thượng Hải giáp với Đông Hải, phía Bắc giáp sông Trường Giang, phía Nam giáp vịnh
Hàng Châu, phía Tây giap tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Diện tích toàn thành phố là 6
341 km
2
, dân số 13,04 triệu người ( số liệu thống kê 2001).
Thượng Hải được coi là một thành phố lớn, có đầu mối giao thông và cửa khẩu buôn bán
với bên ngoài, là thành phố công nghiệp lớn nhất ở Trung Quốc, nó cùng với Bắc Kinh,
Thiên Tân, Trùng Khánh trở thành những thành phố trực huộc trung ương của Trung
Quốc.
Hiện nay, Thượng Hải là trung tâm công nghiệp, kinh tế lớn nhất của Trung Quốc. Các
ngành công nghiệp chính của thành phố này là sắt thép, hoá dầu, ô tô, máy bay. Thiết bị
các nhà máy điện và công nghiệp điện tử. Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng của Thượng
Hải cũng rất có uy tín. Thượng Hải nổi tiếng với các khu phố Đông, khu phố Nam, đặc
biệt la khu Hoàng Phố- trung tâm chính trị, tiền tệ, thương mại, văn hoá của Thượng Hải.
Không những là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá của Trung Quốc, mà
với vị trí như trên, Thượng Hải cũng được coi là nơi thu hút hàng triệu khách du lịch trên
thế giới đến tham quan mỗi năm.
Trong ảnh là một góc nhỏ của thành phố Thượng Hải hơn 20 năm Trung Quốc tiến hành
công cuộc cải cách- mở cửa, những toà nhà lớn, cao kéo dài suốt thành phố chính là
những trung tâm công nghiệp, thương mại, khu tiền tệ, văn hoá mọc lên san sát. Đặc biệt
ở đây có hệ thống giao thông dày đặc với nhiều làn đường giành cho các loại xe ô tô, xe
máy… tất cả đều toát lên sự sầm uất và nhộn nhịp của thành phố.

Hiện nay, với việc mở rộng thành phố ra ngoại vi, xây dựng khu kinh tế tổng hợp phố
Đông, chắc chắn không lâu nữa, Thượng Hải sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính
có tầm cỡ bậc nhất của Trung Quốc và ven bờ biển Thái Bình Dương.
*Phương pháp sử dụng :
Đây là bức ảnh chụp một góc thành phố Thượng Hải của Trung Quốc sau hơn 20năm đất
nước này tiến hành công cuộc cải cách- mở cửa (1978-2001). GV sử dụng bức ảnh này để
dạy mục II, ý 4- công cuộc cải cách – mở cửa (1978 đến nay) trong bài.
GV yêu cầu HS quan sát toàn diện bức ảnh một cách khái quát, rồi đặt câu hỏi gợi mở,
kích thích sự suy nghĩ của HS:
-Nhìn vào bức ảnh, các em có nhận xét gì về thành phố Thượng Hải ?
-Thành phố này nằm ở đâu ?
-Thượng Hải có ý nghĩa như thế nào đối với công việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
của Trung Quốc ?
Sau khi đặt câu hỏi, GV tiến hành miêu tả bức ảnh có phân tích như nội dung khai thác ở
trên.
4.Hình. Hà Khẩu- thủ phủ tỉnh Hải Nam, đặc khu kinh tế lớn nhất Trung Quốc.

Hải khẩu - thủ phủ tỉnh Hải Nam, đặc khu kinh tế lớn nhất Trung Quốc. "
*Nội dung :
Hà Khẩu là thành phố nằm ở bờ Nam eo biển Quỳnh Châu, thuộc phía Bắc đảo Hải Nam,
do con sông lớn của tỉnh đảo Hải Nam- sông Nam Độ, đổ ra biển tại thành phố này nên
có tên là Hà Khẩu. Đây là đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc, thủ phủ tỉnh Hải
Nam. Đồng thời đây cũng là thành phố mở cửa du lịch ở vùng biên giới phía Nam, một
cảng biển quan trọng về mậu dịch đối ngoại. Diện tich của thành phố này theo quy hoạch
là 1 127 km
2
, song hiện nay mới chỉ có 240 km
2
với dân số 66 vạn người ( số liệu thống
kê năm 2001 ).

Thành phố Hà Khẩu có lịch sử lâu đời, đến năm 1998 được chính phủ chính thức công
nhận và trở thành thủ ưhủ của tỉnh Hải Nam.
Trước ngày giải phóng, kinh tế Hà Khẩu vô cùng lạc hậu, chỉ gồm hai ngành kinh tế
chính là thương nghiệp và thủ công nghiệp. Lúc đó, diện tích thành phố này chỉ có 1,5
km
2
, nhà cửa cũ kĩ và đổ nát, toàn thành phố chỉ có một trạm nhiệt điện với công suất 250
000W. Từ khi tiến hành cải cách- mở cửa cho đến nay, đặc biệt là sau khi Hải Nam trở
thành tỉnh, nền kinh tế của Hà Khẩu đã phát triển nhảy vọt. Đường cao tốc được xây
dựng nhiều thêm, ngày càng mở rộng, khu “mở cửa hợp tác kinh tế” đua nhau xuất hiện,
quy mô của đo thị quốc tế ven biển đã từng bước được hình thành.
Hiện nay, Hà Khẩu đã xây dựng được “ bốn khu mở cửa” lớn, gồm: khu tài chính tiền tệ,
khu cảng áo, Kim Bàn và Hải Điện, với hai khu công nghiệp “khu công nghiệp quốc tế
cảng áo” và “khu mở cửa công nghiệp Kim Bàn” nằm ở trung tâm thành phố. Thành phố
Hà Khẩu đã xây dựng được ngành công nghiệp khá hoàn chỉnh và có quy mô như thực
phẩm, đồ uống, điện tử, chế tạo cơ khí, chất dẻo,…nhiều mặt hàng kinh tế nổi tiếng của
thành phố cũng được nhiều nơi biết đến như nước khoáng, đường, sữa nhẵn hiệu Châu
Giang…trong ảnh một góc Hà Khẩu được hiện lên với những toà nhà cao ốc xen lẫn các
khu biệt thự có kiền trúc mới mẻ và hệ thống đường giao thông phát triển với danh lam
thăng cảnh nổi tiếng, thành phố Hà Khẩu trở thành một trung tâm kinh tế, địa danh thu
hút hàng chục nghìn người đến du lịch mỗi năm.

*Phương pháp sử dụng :
Đây là bức ảnh chụp một góc của Hà Khẩu- thủ phủ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Vì vậy
căn cứ vào nội dung bài học GV sử dụng kênh hình này để dạy mục II, ý 4- công cuộc
cải cách- mở cưả ( từ năm1978 đến nay)
Trước khi miêu tả, GV cần cho HS quan sát bức ảnh, có thể đặt câu hỏi để gây sự chú ý
cho các em: em biết gì về Hà Khẩu- thủ phủ của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ?

9.Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông


Thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông( 7-1997)
Sau thất bại trong Chiến tranh thuốc phiện, triều đình Mãn Thanh đã buộc phải kí hiện
ước Nam Kinh (tháng 8/1842) “nhượng” đảo Hồng Công cho đế quốc Anh tháng 6/1898,
triều đình Mãn Thanh lại buộc phải cho Anh “thuê” khu Bắc Cửu Long (về sau gọi là Tân
giới) cùng các đảo nhỏ xung quanh, có tổng diện tích 975,3km
2
với thời hạn 99 năm.
Trong qúa trình khai thác thuộc địa, đế quốc Anh đã biến Hồng Công thành một thương
cảng quốc tế quan trọng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công đã phát triển, trở
thành một trong bốn “con rồng” nhỏ Châu Á, là một trung tâm quốc tế về tài chính,
thương mại, giao thông, thông tin, du lịch. Năm 1995, GDP của Hồng Công đạt 143,7 tỉ
USD, Năm 1996, dự trữ ngoại tệ của Hồng Công là 60 tỉ USD.
Sau ngày nước CHND Trung Hoa ra đời, Chính phủ Trung Quốc chưa đặt vấn đề thu hồi
chủ quyền đối với Hồng Công, Hồng Công trở thành cửa ngõ của Trung Quốc lục địa gia
liên với thế giới phương Tây trong điều kiện Trung Quốc bị Mĩ cấm vận về kinh tế, cô
lập về ngoại giao. Cho tới đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi bối cảnh quốc tế và trong
nước đã có những thay đổi thuận lợi, và thời gian Anh “thuê” Hồng Công (1898-1997)
cũng sắp mãn hạn, chính phủ Trung Quốc mới đặt vấn đề thu hồi chủ quyền đối với Hồng
Công.
Quá trình đàm phán Trung – Anh được bắt đầu từ năm 1982. Ngày 19/12/1984. Thủ
tướng Trung Quốc Triệu Từ Dung và Thủ tướng Anh Mác-ga-rít Thát-chơ đã kí tuyên bố
chung Trung –Anh, về việc Anh trao trả Hồng Công cho Trung Quốc.Tuyên bố chung
quy định ngày 1/7/1997. Anh sẽ trao trả chủ quyền Hồng Công cho Trung Quốc, về phần
mình, Trung Quốc cam kết sau khi thu hồi chủ quyền sẽ thực hiện nguyên tắc “một nước
hai chế độ”, tiếp tục duy trì chế độ chính trị, thể chế kinh tế, luật pháp và lối sống vốn có.
Để Hồng Công có “quyền tự trị cao độ” với phương châm “Người Hồng Công cai quản
Hồng công”. Chính phủ trung ương của Trung Quốc chỉ nắm quyền ngoại giao và quốc
phòng ở Hồng Công. Ngày 4/4/1990. Quốc hội khoá VII Trung Quốc đã thông qua Luật
cơ bản của Khu hành chính đặc biệt Hồng Công nước CHND Trung Hoa, sẽ được thực

thi từ ngày 1/7/1997, khẳng định bằng luật pháp và thể chế hoá những thoả thuận trong
Tuyên bố chung Trung- Anh.
Từ năm 1984 đến năm 1997 là thời kì quá độ. Trong 13 năm đó, căn cứ vào tuyên bố
chung Trung – Anh và những quy định trong Luật cơ bản, Trung Quốc đã chuẩn bị những
công việc để tiến hành chuyển giao chủ quyền và thành lập Khu Hành chính đặc biệt
Hồng Công (gọi tắt là Đặc khu Hồng Công). Đúng 0 giờ ngày 1/7/1997, lễ trao trả chủ
quyền Hồng Công đã được tiến hành trọng thể tại Trung tâm triển lãm và hội nghị quốc
tế ở Hồng Công. Thái tử Anh Sác-lơ đọc diễn văn tuyên bố: “… Buổi lễ này đã đánh dấu
việc Hồng Công trở về nước CHND Trung Hoa …” Quốc kỳ Anh từ từ hạ xuống, Quốc
kỳ CHND Trung Hoa được kéo lên.
Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đọc diễn văn tuyên bố: Trung Quốc đã khôi phục
chủ quyền đối với Hồng Công đúng 1 giờ 30 phút ngày 1/7/1997, chính quyền Khu Hành
chính đặc biệt Hồng Công đã tiến hành lễ nhận chức trước sự chứng kiến của Chủ tịch
nước Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, Trưởng khu Đổng Kiến Hoa tuyên thệ
trước quốc kì CHND Trung Hoa và khu kì Khu Hành chính đặc biệt Hồng Công. Sau khi
Trung Quốc khôi phục chủ quyền, nguyên tắc “một nước hai chế độ” được thực hiện
nghiêm chỉnh, Hồng Công vẫn giữ được sự ổn định và sự phồn vinh về kinh tế.
(Theo: Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý
lịch sử Trung Quốc, sđd 377-378

Sưu tầm

×