Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án Lịch sử 12 HKII năm học 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.02 KB, 3 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2010-2011
MÔN: LỊCH SỬ 12-THPT
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
I. PhÇn chung cho tÊt c¶ häc sinh (8,0 ®iÓm)
Câu Nội dung Điểm
1 Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” (1965-1968)
4,0
a. Âm mưu 2,25
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải
chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và
mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc…
0,5
- “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực
dân mới, được tiến hành bằng quân Mĩ, quân một nước đồng
minh Mĩ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất lên tới gần 1,5 triệu
người
1,25
- Mĩ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có
thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới
“tìm diệt” nhằm cố giành lại thế chủ động trên chiến trường
0,5
b. Thủ đoạn 1,25
- Mĩ cho quân mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ
quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)
0,5
- Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-
1966 và 1966-1967) bằng hàng loạt các cuộc hành quân “tìm
diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”
0,75


c. Chiến thắng của quân dân ta
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của
quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải từ bỏ chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”
0,5
2 Đảng ta chọn Tây Nguyên 4,0
a.Đảng ta chọn Tây Nguyên 1,0
- Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược quan trọng mà cả ta và
địch đều cố nắm giữ…
0,5
- Do nhận định sai hướng tiến công của ta nên địch bố trí lực
lượng ở đây mỏng và sơ hở -> ta quyết định mở chiến dịch Tây
Nguyên. 0,5
b. Diễn diến chính, kết quả 2,0
- Ngày 4/3, ta đánh đòn nghi binh ở KonTum và Plâycu… 0,25
- 10/3, ta đánh trận mở màn Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi 0,5
- 12/3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không
thành
0,5
-14/3, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên
nhưng bị quân ta truy kích và tiêu diệt
0,25
- 24/3, Tây Nguyên được giải phóng, chiến dịch toàn thắng 0,5
c. Ý nghĩa: 1,0
- Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân ngụy
quyền…
0,5
- Chuyển cuộc kháng chiến của ta từ tiến công chiến lược sang
tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam 0,5
II. PHẦN RIÊNG (2,0 ĐIỂM)

3.a Theo chương trình chuẩn
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử
2,0
* Đối với dân tộc:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết
thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải
phóng Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong
kiến ở nước ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước
1,0
- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc- kỉ nguyên đất 0,5
nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Đối với thế giới: Thắng lợi của nhân dân ta đã tác động
mạnh tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ đối với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
0,5
3.b
Theo ch¬ng tr×nh Nâng cao
Kết quả, ý nghĩa của những chiến thắng tiêu biểu nhất trên
mặt trận quân sự của quân dân ta ở hai miền Nam-Bắc trong
năm 1972.
2,0
* Kết quả
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quân ta đã chọc thủng
3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ
0,5
- Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972: Quân dân
ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 B52, bắt sống 43 phi

công
0,5
* Ý nghĩa
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Giáng đòn nặng nề vào
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố
“Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược
0,5
- Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972: Góp phần
quyết định buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động
chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1/1973).
0,5
-Hết-

×