Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề KT KH II Văn 6 10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.55 KB, 5 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN 6
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
CộngThấp Cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Chủ đề 1
Văn học:
Truyện hiện đại
Nhận ra
phương thức
biểu đạt, nhớ
tác giả của các
văn bản đã học.
Viết đoạn văn nêu
cảm nhận về nhân
vật Dế Mèn trong
văn bản “Bài học
đường đời đầu
tiên”
Số câu:
Số điểm – TL %
2
0,5
1
2
3
2,5
Chủ đề 2


Tiếng Việt:
–Phó từ
– Các biện pháp tu từ
– Các kiểu câu trần
thuật đơn
– Chữa lỗi về chủ
ngữ, vị ngữ
– Các thành phần
chính của câu
- Nhớ định
nghĩa về phó từ
- Nhận biết cấu
tạo của chủ ngữ
được sử dụng
trong văn bản
- Nắm biện pháp
tu từ
- Các kiểu câu
được sử dụng
trong các văn
bản
- Nhận ra trường
hợp mắc lỗi
thiếu chủ ngữ, vị
ngữ
Số câu:
Số điểm – TL %
4
1
5

1,25
9
2,25
Chủ đề 3
Tập làm văn
– Viết đơn
- Hiểu trường
hợp nào phải
viết đơn
- Tả về một
phiên chợ ở
quê em
– Viết bài văn tả cảnh
Số câu:
Số điểm – TL %
1
0,25
1
5
2
5,25
Tổng số câu:
Tổng số điểm
TL%
6
1,5
15%
6
1,5
15%

1
2
20%
1
5
50%
14
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm: (3đ) (Thời gian làm bài 15 phút)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
“Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở
mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những
chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn
ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.
(Trích Vượt Thác, Ngữ văn 6, tập 2)
1) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
2) Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Tô Hoài. B. Đoàn Giỏi. C. Võ Quảng. D. Nguyễn Tuân.
3) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm
lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
4) Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ trả lời câu hỏi gì?
A. Ai? B. Con gì? C. Cái gì? D. Là gì?
5) Chủ ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

A. Danh từ. B. Cụm danh từ. C. Đại từ. D. Động từ.
6) Điền từ vào chỗ trống:
–Phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
7) Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo lối Ẩn dụ?
A. Mặt trời mọc ở đằng đông. B. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.
C. Thấy anh như thấy mặt trời. D. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao. Mặt trời chân lý chói qua tim.
8) Trong những câu sau, câu nào sử dụng phép so sánh có cấu trúc đầy đủ nhất?
A. Quê hương là chùm khế ngọt B. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ
C. Trẻ em như búp trên cành D. Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.
9) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
C. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.
D. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.
10) Hãy chuyển câu miêu tả sau sang câu tồn tại.
–Từ dưới bờ sông, hai chú bé vụt chạy lên.

11) Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?
A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
12) Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không phải viết đơn?
A. Em bị ốm không đến lớp được.
B. Gia đình gặp khó khăn, muốn xin miễn giảm học phí.
C. Em gây mất trật tự trong giờ học làm cô giáo không hài lòng.
D. Em muốn vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
II. Tự luận: (7đ) (Thời gian làm bài 75 phút)
1) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu

tiên” của nhà văn Tô Hoài. (2đ)
2) Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ ở quê em. (5đ)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
NGỮ VĂN 6
I. Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: C; Câu 5: A;
Câu 6: Động từ, tính từ; Câu 7: D; Câu 8: B; Câu 9: C;
Câu 10: Từ dưới bờ sông, vụt chạy lên hai chú bé.
Câu 11: B; Câu 12: C
II. Tự luận: (7đ)
1) Biết viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật, dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy.
Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn qua một số phương diện: ngoại hình, hành động, tính cách, bài
học đường đời đầu tiên của Dế Mèn (2đ)
2) Tả quang cảnh một phiên chợ ở quê em.
Dàn ý:
a) Mở bài (0,75đ)
Giới thiệu phiên chợ ở quê em (đi chợ với ai? vào lúc nào? địa điểm phiên chợ)
b) Thân bài (3,5đ)
–Tả bao quát (diện tích, âm thanh …)
–Tả cụ thể:
+ Quầy bán quần áo, giày dép, đủ kiểu, đủ màu sắc, người mua tấp nập.
+ Quầy bán bánh mứt thơm ngon, đủ loại.
+ Quầy bán thịt…
+ Nổi bật nhất là quầy bán hoa, quả: tươi ngon, đủ màu sắc, hương thơm.
……………………….
c) Kết bài (0,75đ)
Nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×