Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

giáo trình mô đun sản xuất cây giống cà phê từ hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 76 trang )

DN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
CÀ PHÊ TỪ HẠT
MÃ SỐ: MĐ04
NGHỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU
Trình độ: Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
2
LỜI GIỚI THIỆU
Chương trình đào tạo nghề “Sản xuất cây giống các cây cao su, cà phê, hồ
tiêu” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng
cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản
xuất cây giống tại các địa phương trong cả nước, do vậy giáo trình này là một tài
liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ làm nghề
sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu.
Bộ giáo trình này gồm 7 quyển:
1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị vườn ươm
2) Giáo trình mô đun Sản xuất gỗ ghép cao su
3) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cao su
4) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê từ hạt
5) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê ghép
6) Giáo trình mô đun Sản xuất hồ tiêu giống
7) Giáo trình mô đun Tiêu thụ cây giống


Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ
quản lý của các Trung tâm, các cán bộ khuyến nông và những nông dân trực tiếp
làm nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu, Ban Giám Hiệu và các thầy
cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên. Chúng tôi xin được gửi lời
cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề,
Ban lãnh đạo các Trung tâm, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo
điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà
phê, hồ tiêu”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết
kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng
cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào tạo
nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô đun
này có 07 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng
3
góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc giả để giáo
trình ngày một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1) Nguyễn Quốc Khánh - Chủ biên
2) Phạm Thị Bích Liễu
3) Lê Thị Nga
4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Bài 1: Chọn quả giống cà phê 06
Bài 2: Xử lý quả cà phê giống 15
Bài 3: Bảo quản, vận chuyển hạt giống 19
Bài 4: Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm 22
Bài 5: Gieo hạt và cấy cây 31
Bài 6: Chăm sóc cây con và xuất vườn 44
Bài 7: Chuyển cây giống sang túi bầu lớn 59
Hướng dẫn giảng dạy mô đun 65
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 67
Tài liệu tham khảo 76
Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn
giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp
77
Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy
nghề trình độ sơ cấp
77
5
MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CÀ PHÊ TỪ HẠT
Mã số mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun:
Mô đun 04:“Sản xuất cây giống cà phê từ hạt” có thời gian học tập là 76 giờ,
trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra.
Nội dung mô đun bao gồm các công việc cần thực hiện để sản xuất được
cây giống cà phê đạt tiêu chuẩn như chọn quả giống cà phê, xử lý quả cà phê
giống, bảo quản, vận chuyển hạt giống, xử lý và ủ hạt thúc mầm, gieo hạt và cấy
cây, chăm sóc cây con và xuất vườn. Đồng thời mô đun này cũng trình bày hệ
thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy.
Học xong mô đun này, học viên sẽ thực hiện được các khâu kỹ thuật sản

xuất cây giống cà phê đủ tiêu chuẩn để trồng mới.
Bài 1: CHỌN QUẢ GIỐNG CÀ PHÊ
Mã bài: MĐ 04-01
Mục tiêu:
- Trình bày được tiêu chuẩn của hạt giống tốt
- Nêu được kỹ thuật thu hái, chọn lựa và bảo quản quả giống cà phê
- Thu hái, chọn lựa và bảo quản quả giống đúng kỹ thuật
- Có trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra
A. Nội dung:
1.Tiêu chuẩn hạt giống tốt
- Vườn tốt : vườn cây sinh trưởng phát triển tốt năng suất cao, ổn định,
không sâu bệnh.
6
Hình 4.1.1. Vườn cà phê tốt
- Cây tốt : cây sinh trưởng phát triển tốt năng suất cao, ổn định, cây có bộ
tán cân đối, không sâu bệnh, ra hoa quả tập trung và ít nhất phải kinh doanh từ
năm thứ 4 trở đi ( sau khi trồng 8 – 15 năm)
Hình 4.1.2. Cây cà phê tốt
- Quả tốt : quả phải to mập và có 2 hạt bình thường, không dị hình, phải loại
bỏ quả 1 hạt và quả 3 hạt, khi hái phải đúng độ chín. (thường 600 – 800 quả/1kg).
7
Hình 4.1.3. Quả cà phê vối
Hình 4.1.4. Quả cà phê chè
- Hạt tốt : hạt phải to, cân đối, còn nguyên vỏ thóc.
8
Hình 4.1.5. Hạt cà phê tốt
Hiện nay việc sử dụng hạt giống của cây thực sinh từ hạt lai đa dòng ưu tú
sẽ giúp khắc phục bớt những nhược điểm của hiện tượng tạp giao đối với cây cà
phê vối ( vì cà phê vối là cây thụ phấn chéo).
Hình 4.1.6.Vườn sản xuất hạt lai đa dòng của Viện KHKT NLN Tây Nguyên

2. Xác định lượng hạt giống cần chuẩn bị
2.1 Căn cứ để xác định lượng hạt giống cần chuẩn bị:
9
- Tổng số cây con phải có theo các hợp đồng mua bán đã ký.
- Tổng số cây con phải có để phục vụ cho các nhu cầu khác: Trồng trong gia
đình hoặc để bán lẻ.
- Số lượng cây con cần dự phòng vì trong quá trình gieo ươm, cây con sẽ bị
hao hụt đi do:
+ Nhiều hạt không nảy mầm
+ Cây con bị chết do sâu bệnh, do chăm sóc…
+ Cây con bị hao hụt trong quá trình bốc xếp
+ Cây con không đủ tiêu chuẩn xuất vườn
2.2 Lượng hạt giống cần chuẩn bị
- Tuỳ vào ẩm độ trong hạt và kích thước hạt mà số lượng hạt giống trong 1
kg hạt cà phê thóc làm giống sẽ khác nhau:
+ Cà phê vối : 2.000 – 2.500 hạt/1kg
+ Cà phê chè thấp cây : 3.000 – 3.500 hạt/1kg
+ Cà phê chè cao cây : 2.000 – 2.500 hạt/1kg.
- Như vậy lượng hạt giống cần chuẩn bị sẽ bằng:
N = n + (n x % tỉ lệ hạt giống không nảy mầm)
3. Thu hái và chọn lựa quả giống
3.1 Thu hái
- Phải hái đúng độ chín : quả cà phê tươi có màu đỏ tự nhiên trên cây.
Hình 4.1.7. Quả cà phê chín
10
- Không được hái quả cà phê còn xanh, chín nẫu, còn ương, quả khô hoặc bị
dị dạng…
- Cà phê hái không được lẫn tạp chất như đất đá, cành lá
- Chỉ thu hái quả chín, không được tuốt cả chùm, không được làm gẫy cành,
rụng lá, nụ, hoa ảnh hưởng đến vụ sau.

3.2 Chọn lựa quả giống
- Chỉ chọn các quả đúng độ chín
- Nếu khi hái lẫn nhiều quả chưa chín đầy đủ hoặc quả già thì phải chọn và
để riêng.
Hình 4.1.8. Loại bỏ quả còn xanh
- Loại bỏ tạp chất như đất, đá, cành, lá…
Hình 4.1.9. Loại bỏ, cành, lá và tạp chất
11
4. Bảo quản quả giống
- Quả giống đã chín hoàn toàn sau khi hái đem về cần được chế biến trong
vòng 24 giờ (chế biến ngay là tốt nhất).
- Nếu chưa có điều kiện để chế biến ngay thì phơi rải mỏng dày từ 8 – 10
cm nơi râm mát.
- Cần bảo quản quả giống tốt để đảm bảo được chất lượng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1 Hãy nêu tiêu chuẩn của hạt giống tốt
1.2 Việc sử dụng hạt giống của cây thực sinh từ hạt lai đa dòng ưu tú có ưu điểm
gì?
1.3 Quả giống cà phê sau khi hái đem về nên:
a. Để 24 giờ rồi chế biến
b. Để 30 giờ rồi chế biến
c, Để 36 giờ rồi chế biến
d. Chế biến ngay là tốt nhất
2. Các bài thực hành
2.1 Bài thực hành số 4.1.1: Thu hái quả cà phê giống
- Nguồn lực cần thiết:
+ Các vườn cà phê đủ tiêu chuẩn để lấy giống của người dân tại địa phương gần
nơi tổ chức lớp học.
+ Thúng, rổ, bao, thang, ghế, …

- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
12
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm: vườn cà phê đủ tiêu chuẩn để lấy giống.
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Cây cà phê được thu hái lấy giống không bị gãy cành, rụng lá, rụng hoa
+ Quả cà phê to mập, có 2 hạt, nhân hạt to, đủ tiêu chuẩn để chế biến làm giống
2.1 Bài thực hành số 4.1.2: Chọn lựa và bảo quản quả cà phê giống
- Nguồn lực cần thiết:
+ 10 kg quả giống cà phê
+ Thúng, rổ, bao, …
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm: lớp học, hộ gia đình học viên.
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Quả cà phê to mập, có 2 hạt, nhân hạt to, đủ tiêu chuẩn để chế biến làm giống
+ Không có quả cà phê già, xanh, ương
+ Phơi rải mỏng quản cà phê, nơi râm mát
13
C. Ghi nhớ
- Lấy giống theo phương pháp 4 tốt
- Chuẩn bị đủ lượng giống để gieo ươm
- Hạt giống cần được chế biến sớm
- Bảo quản quả giống cẩn thận
14
Bài 2: XỬ LÝ QUẢ CÀ PHÊ GIỐNG
Mã bài: MĐ04-02
Mục tiêu:
- Nêu được các bước công việc để xử lý quả cà phê giống
- Thực hiện được kỹ thuật xử lý quả giống
- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng quả giống
A. Nội dung:
1. Loại bỏ vỏ thịt
- Sử dụng máy các loại máy xát đĩa, trống hoặc trục côn để tách lớp vỏ quả
- Bóc tách vỏ thịt bằng tay
- Yêu cầu khi loại bỏ vỏ thịt:
+ Vỏ thịt tách rời khỏi nhân hạt
+ Không làm trầy xước nhân hạt cà phê

- Lưu ý: không nên dùng chân đạp để tách lớp vỏ quả vì dễ làm tổn thương
nhân hạt.
2. Ủ hạt
- Tác dụng: làm sạch lớp nhớt bám xung quanh vỏ hạt sau khi tách lớp vỏ
quả.
- Dụng cụ ủ: thúng, rổ, rá, bao gai…
- Kỹ thuật ủ:
+ Cho hạt giống vào trong bao
+ Đặt bao vào thúng, rổ, rá
+ Đậy bao lại
+ Đặt nơi khô ráo, ấm áp
+ Đảo trộn khối hạt giống ủ từ 2 – 3 lần
+ Thời gian ủ từ 10 – 12 giờ
15
3. Rửa chua
- Đem hạt giống đã ủ đãi bằng nước sạch trong nhiều lần để sạch nhớt.
- Khi sờ lên bề mặt hạt giống không còn thấy lớp nhớt là được.
4. Phơi hạt
- Phơi nơi râm mát, thoáng gió hoặc nắng nhẹ
- Rải mỏng từ 2 – 3 cm.
- Có thể phơi trên nong, cót để cho dễ thoát nước và dễ vận chuyển từ nơi
nắng vào nơi mát.
- Thường xuyên đảo từ 1 – 2 giờ một lần để hạt giống khô đều, ít nứt nẻ.
5. Kiểm tra độ ẩm hạt giống
- Trong quá trình phơi cần kiểm tra độ ẩm hạt giống thường xuyên.
- Mẫu hạt giống lấy để xác định độ ẩm cần đại diện cho toàn bộ lượng hạt
giống đã xử lý.
- Dùng máy để đo độ ẩm để kiểm tra hoặc có thể kiểm tra bằng cách dùng
răng cắn nếu thấy hạt hơi dẻo là đã đủ độ ẩm để cung cấp làm giống.
- Khi độ ẩm trong hạt còn từ 20 – 30 % là có thể đem đi xử lý để gieo ươm

ngay. Gieo ươm càng sớm tỷ lệ nảy mầm càng cao, cây con mọc khoẻ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1 Hãy nêu kỹ thuật ủ hạt cà phê.
1.2 Khi phơi hạt giống cà phê cần phải:
a. Phơi nơi râm mát, thoáng gió hoặc nắng nhẹ
b. Rải mỏng từ 2 – 3 cm.
c. Thường xuyên đảo từ 1 – 2 giờ một lần để hạt giống khô đều, ít nứt nẻ.
d. Cả 3 ý trên
2. Các bài thực hành
2.1 Bài thực hành số 4.2.1: Loại bỏ vỏ thịt, ủ hạt và rửa chua
- Nguồn lực cần thiết:
16
+ 10 kg quả giống cà phê
+ Máy xát tươi cà phê loại nhỏ
+ Thúng, rổ, bao, thau, chậu, nước sạch
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành,
giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ

- Địa điểm: lớp học, hộ gia đình học viên
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Vỏ thịt và nhân hạt cà phê được tách rời, nhân hạt không bị xây xát
+ Nhân hạt cà phê được ủ nơi khô ráo, ấm áp
+ Cà phê được đãi sạch nhớt, không còn bị chua
2.2 Bài thực hành số 4.2.2: Phơi hạt giống và kiểm tra độ ẩm hạt giống
- Nguồn lực cần thiết:
+ Nong, nia, mẹt, sàng, hạt giống cà phê
+ Máy đo độ ẩm
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu.
17
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ
- Địa điểm: lớp học, hộ gia đình học viên
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Hạt giống khô đều, không nứt nẻ
+ Độ ẩm hạt giống từ 20 – 30%
C. Ghi nhớ
- Khi loại bỏ vỏ thịt cà phê không được làm trầy xước nhân hạt
- Không được phơi hạt giống nơi nắng to, mà phải phơi nơi râm mát

- Cần kiểm tra độ ẩm hạt giống trong khi phơi
18
Bài 3: BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN HẠT GIỐNG
Mã bài: MĐ04-03
Mục tiêu:
- Nêu được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống
- Thực hiện được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống
- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng hạt giống
A. Nội dung:
1. Bảo quản hạt giống
1.1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi bảo quản
- Dụng cụ bảo quản: Nong, nia, mẹt, dần, sàng, khung giá đỡ… chắc chắn,
sạch sẽ.
- Nơi bảo quản: Khô ráo, thoáng mát
- Điều kiện bảo quản: Hạt giống cần được bảo quản trong môi trường có độ
ẩm không khí 85-90%, nhiệt độ 22-25
o
C và độ ẩm của hạt 20-22% thì sau 2-3
tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn có thể đạt trên 80%. Quá thời gian đó thì tỷ lệ nảy mầm
sẽ giảm đi một cách rất nhanh chóng.
1.2. Rải và để hạt giống lên giá đỡ
- Rải hạt giống trên nong nia có độ dày từ 5 – 7 cm
- Đưa nong nia đựng hạt giống lên giá đỡ
1.3. Cào đảo và kiểm tra hạt giống
- Hàng ngày phải cào đảo để tránh thối mốc.
- Kiểm tra loại bỏ kịp thời những hạt thối mốc
1.4. Lưu ý khi bảo quản
- Không nên đổ hạt vào bao tải vì độ ẩm của hạt còn cao, dễ gây nấm mốc
làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
- Không rải hạt giống trực tiếp xuống nền xi măng hay nền gạch, không để

trong kho có mái lợp bằng tôn kẽm.
19
- Thời gian bảo quản không nên quá 2 tháng. Hạt giống càng để lâu càng
mất sức nảy mầm.
- Ảnh hưởng của thời gian bảo quản và phương pháp phơi tới tỷ lệ nảy mầm
(%).
TT Thời gian
Xử lý
Phơi nắng Phơi nơi râm
mát
Gieo
ngay
1 Gieo ngay 19,2 60 72,6
2 Gieo sau 1 tháng 15,2 54
3 Gieo sau 2 tháng 4,6 54
4 Gieo sau 3 tháng 4,0 52
5 Gieo sau 4 tháng 1,6 43
2. Vận chuyển hạt giống
- Khi vận chuyển đi xa hạt giống phải đựng trong các bao đay, bao dệt bằng
PE với khối lượng không quá 30kg/bao.
- Phương tiện vận chuyển phải có mui che mưa, nắng, thoáng mát và sạch
sẽ.
- Không để hạt giống bị hấp hơi khi vận chuyển, bảo quản.
- Thường xuyên kiểm tra khi thấy nhiệt độ trong bao đựng hạt lên đến
khoảng 40
o
C thì phải tạm thời cho hạt ra khỏi bao.
- Để tránh bị nhiễm bệnh trong quá trình bảo quản, vận chuyển có thể dùng
các loại thuốc trừ nấm dạng bột như Benomyl, Captan, Captafol, benlat trộn đều
với hạt giống.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1 Tại sao hạt giống sau khi chế biến xong không nên cho vào bao tải?
2. Các bài thực hành
20
2.1 Bài thực hành số 4.3.1: Bảo quản hạt giống cà phê
- Nguồn lực cần thiết:
+ Nong, nia, mẹt, dần, sàng, thang, ghế, khung giá đỡ, hạt giống cà phê
+ Máy đo độ ẩm
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Địa điểm: lớp học, hộ gia đình học viên
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Hạt giống được bảo quản đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng
C. Ghi nhớ
- Không đổ hạt giống vào bao
- Kiểm tra hạt giống thường xuyên, loại bỏ hạt thối mốc
- Thời gian bảo quản không nên quá 2 tháng
21

Bài 4: XỬ LÝ HẠT GIỐNG VÀ Ủ HẠT THÚC MẦM
Mã bài: MĐ04-04
Mục tiêu:
- Nêu được các bước công việc xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm
- Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm đúng kỹ thuật
- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng hạt giống
A. Nội dung:
1. Yêu cầu khi xử lý hạt giống và thúc nảy mầm
- Thời gian xử lý hạt giống và thúc nảy mầm vào thường tháng 11,12 để kịp
thời vụ trồng vào tháng 6 – 8 năm sau.
- Có rất nhiều phương pháp xử lý thúc mầm miễn là đáp ứng được các yêu
cầu chính sau : hạt đủ ẩm, nhiệt độ từ 30 – 32
0
C và đủ oxy cho hạt hô hấp.
- Mỗi cách xử lý hạt giống và thúc nảy mầm đều có những ưu nhược điểm
khác nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn cách xử lý và ủ cho phù
hợp.
2. Xử lý hạt giống và ủ thúc mầm
2.1 Tác dụng
- Tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh và đều
- Loại bỏ được hạt có sức nảy mầm kém
- Rút ngắn được thời gian nuôi cây trong vườn ươm, đặc biệt là khi giai
đoạn nảy mầm gặp nhiệt độ thấp hoặc hạt giống đã bảo quản quá lâu, nếu không
thúc mầm có khi cả tháng hạt mới nảy mầm.
2.2 Phương pháp bóc vỏ trấu
Phương pháp này thường được áp dụng khi số lượng hạt giống ít.
2.2.1 Xử lý hạt giống
- Phơi lại hạt giống trong nắng nhẹ để cho vỏ thóc hơi giòn.
22
Hình 4.4.1. Xử lý hạt giống

- Bóc hoặc xát vỏ thóc bằng tay.
Hình 4.4.2. Hạt cà phê đã được bóc vỏ thóc
- Loại bỏ hạt hư còn sót lại trong quá trình chế biến trước đây (đen, nứt, xây
xát, có lỗ mọt ).
23
Hình 4.4.3. Loại bỏ hạt cà phê không đủ tiêu chuẩn
- Đem ngâm vào trong nước ấm 45 – 50
0
C trong thời gian 14 – 16 giờ.
- Đãi thật sạch vỏ lụa
Hình 4.4.4. Đãi, rửa hạt giống đã bóc vỏ thóc
24
2.2.2 Ủ hạt thúc mầm (ủ trong thúng)
- Cho hạt giống đã xử lý vào bao tải sạch.
- Để vào thúng có đậy kín để giữ nhiệt.
- Ban ngày có thể mang ra phơi ngoài nắng, ban đêm mang vào phòng ấm
hoặc gần bếp, gần bóng đèn thường xuyên cung cấp nhiệt vừa phải.
- Hàng ngày phải kiểm tra, nếu thấy khối hạt giống lạnh và thiếu ẩm thì tưới
nước ấm.
- Thường xuyên đãi rửa hạt thật sạch, để loại trừ hoàn toàn tàn dư vỏ lụa
nhũn dễ gây thối khối hạt.
- Nhặt bỏ hạt thối, mốc, những hạt có màu xám sẫm hoặc màu xanh dương.
- Thường sau 5 – 7 ngày một số hạt bắt đầu nhú mầm thì cần nhặt ra để đem
gieo ngay.
2.2.3 Ưu nhược điểm của phương pháp bóc vỏ trấu
- Ưu điểm: hạt nảy mầm nhanh
- Nhược điểm:
+ Tốn thời gian, tốn công do vậy khó áp dụng đồng loạt khi lượng hạt giống
quá nhiều
+ Hay bị nấm bệnh hơn so với phương pháp không bóc vỏ.

2.3 Phương pháp không bóc vỏ trấu
Phương pháp này thường được áp dụng khi số lượng hạt giống nhiều.
2.3.1 Xử lý hạt giống
- Hoà 1 kg vôi bột tốt trong 50 lít nước (2,0%)
- Gạn lấy phần nước vôi trong đem đun nóng ở nhiệt độ 55 - 60
0
C
- Cho hạt giống vào ngâm từ 18 – 20 giờ, nếu hạt giống quá khô có thể
ngâm lâu hơn.
- Đãi thật kỹ cho sạch lớp nhớt bám ở vỏ hạt bằng nước lã sạch rồi đem đi
ủ.
2.3.2 Ủ hạt thúc mầm
25

×