Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Câu hỏi ôn tập môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.84 KB, 25 trang )

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
NHÓM 14: Ngô Hương Quỳnh
Đậu Thị Quỳnh Thơ
Hoàng Thị Phượng
Nông Thị Thuận
Câu 1: Các yếu tố, điều kiện hình thành tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang –
Âu Lạc.
1. Tiền đề kinh tế
- Nền kinh tế nông nghiệp phát triển ở mức độ nhất định.
- Về trồng trọt: cây trồng chủ yếu là trồng lúa nước, nghề trồng rau củ, cây ăn
quả tiếp tục phát triển
- Chăn nuôi cũng được đẩy mạnh theo đà của trồng trọt
- Nghề thủ công phát triển mạnh: làm đồ gốm ngày càng theo hướng thực
dụng, nghề dệt khá phổ biến, nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng
Vương và đạt đỉnh cao ở giai đoạn Đông Sơn
2. Tiền đề xã hội
- Những gia đình nhỏ đã ra đời và trở thành tế bào kinh tết xã hội, sự chuyển
biến từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Gia đình nhỏ là đơn vị kinh tế đồng thời
là đơn vị kinh tế đồng thời là đơn vị tư hữu và tích tụ tư hữu.
- Thừa nhận quyền tư hữu nhà ở và sản vật của người lao động , nhưng không
thừa nhận quyền tư hữu đối với đất đai
- Phân hóa xã hội: xã hội phân chia làm 3 tầng lớp : quý tộc, nông dân công
xã nông thôn và nô tì.
- Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chổ cho công xã nông thôn, kết
hợp cả 3 quan hệ là láng giềng, địa lý và huyết thống
3. Yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm
- Nền nông nghiệp ngày càng phát triển, yêu cầu về các công trình thủy lợi
ngày càng cấp bách.
- Giặc ngoại xâm từ phương Bắc dòm ngó, chuẩn bị xâm lược
- Bắt nguồn từ chổ nền sản xuất phát triển cao, sản phẩm làm ra nhiều, xã hội


phân chia thành giai cấp, sự bóc lột giữa các giai cấp dẫn đến sự đấu tranh
lẫn nhau.
Câu 2: Pháp luật và những hoạt động cơ bản của nhà nước Văn Lang – Âu
Lạc.
1. Pháp luật
- Nguồn luật: Tập tục, lễ giáo
- Về HNGĐ: 1 vợ 1 chồng, người nghèo không được lấy người giàu
- Về Dân sự: hình thành quy định về chia tài sản cho người chết, nếu không
sẽ bị XH lên án
- Về Hình luật: Chúng ta chưa có tài liệu nào cho thấy sự xuất hiện của Hình
luật. Chỉ có 1 chi tiết là An Dương Vương giết Mị Châu khi biết tin nàng
tiếp tay cho giặc
2. Hoạt động cơ bản
- Tập trung phát triển kinh tế, chuyển từ kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản
xuất
- Chú trọng công cuộc trị thủy_thủy lợi, phòng chống lũ lụt
- Xây dụng lực lượng quân đội, rèn vũ khí chuẩn bị cho công cuộc chống giặc
ngoại xâm
Câu 3: Hệ thống chính quyền, pháp luật và hoạt động thời kỳ Bắc thuộc.
1. Hệ thống chính quyền:
- Trong thời kỳ Bắc thuộc này đã có liên tục 5 triều đình thay thế nhau cai trị
đất nước, bao gồm: nhà Triệu, nhà hán, nhà Lương, nhà Tùy và nhà Đường.
- Mô hình tổ chức chính quyền địa phương của nhà nước phong kiến
TrungQuốc được du nhập vào Việt Nam.
- Đô hộ phủ: là cấp hành chính đặc biệt và là cơ quan cai trị bằng bạo lực.
- Cấp Châu và Quận: chia ra làm nhiều quận, châu. Đứng đầu quận châu là
các thái sử, thái thú.
- Cấp Huyện: đứng đầu là huyện lệnh
- Ngoài ra còn có cấp huyện, dưới huyện là hương, dưới cấp hương là cấp xã.
2. Hệ thống pháp luật

Luật hình sự
- Ba nhóm tội phạm xâm phạm đến lợi ích của chính quyền đô hộ bị điều
chỉnh bởi Luật HS, hình phạt nặng nhất là tử hình, đi đày hoặc thích chữ vào
mặt. Cụ thể:
+ Nhóm tội chức vụ như tham ô, ăn hối lộ, tham nhũng
+ Nhóm tội mua bán nô tỳ
+ Nhóm tội phạm kinh tế như mua bán muối, sắt
Luật Dân sự
- Hai hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân.
- Sở hữu nhà nước chỉ xoay quanh đối tượng quan trọng nhất là đất đai.
- Sở hữu tư nhân chỉ liên quan đến 1 số thành phần quan lại và địa chủ người
Hán.
- Quyền sở hữu chia làm 3 quyền rõ ràng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Luật Hôn nhân- Gia đình
- Quan hệ hôn nhân gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo nho giáo.
- Quy định về đồ sính lễ, tuổi tác và các thủ tục tốn kém khác được các Thái
Thú tuyên truyền.
3. Hoạt động chính
Về chính trị:
- Xóa bỏ chủ quyền của Âu Lạc, sáp nhập vào lãnh thổ của Trung Hoa, những
năm sau thì xóa bỏ hẳn cơ sở chính quyền của Âu Lạc.
- Trấn áp phòng trào đấu tranh trong nhân dân
- Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền áp dụng cùng
lúc hai chính sách, giết rất nhiều thủ lĩnh nhưng đồng thời áp dụng chính
sách mua chuộc nhiều quý tộc Lạc Việt.
- Thực hiện triệt để các biện pháp nhằm đồng hóa dân tộc ta.
Về kinh tế:
- Du nhập và áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến
- Chiếm đất đai lập trang trại tư nhân, hình thành tầng lớp địa chủ người Hán
trên lãnh thổ Việt

- Áp đặt các chính sách thuế ruộng, lao dịch,…bên cạnh thủ đoạn truyền
thống là cống nạp.
- Thực hiện chính sách bóc lột nặng nề về kinh tế, thu thuế bạo ngược đối với
cư dân Lạc Việt
Về Văn hóa:
- Chúng cho gia nhập, tuyên truyền các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn như Đạo
nho, đạo lão, đạo phật…
- Coi những tư tưởng, lễ nghi đó là những công cụ để thực hiện chính sách
đồng hóa về mặt tư tưởng đối với ND ta.
- Mở trường dạy học chữ Hán.
Câu 4: Tổ chức bộ máy chính quyền 2 nhà nước tự chủ Vạn xuân và Chăm
Pa.
1. Tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước Vạn Xuân
- Lý Bí sau khi tiêu diệt quân nhà Lương năm 554, dựng nước Vạn Xuân, lấy
hiệu là Lý Nam Đế, kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có hai ban văn võ. Người đứng đầu ban
văn lúc đó là Tinh Thiều, người đứng đầu ban võ là Phạm Tu.
- Nước Vạn Xuân chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, nên cách tổ chức chi
tiết không được ghi chép đầy đủ.
2. Tổ chức bộ máy chính quyền của nhà nước Chăm Pa
- Theo các bi ký, tổ chức bộ máy Chăm Pa không ngừng được củng cố trong
đó quyền lực tối thượng thuộc về nhà vua.
- Cũng như nhiều nước khác ở phương đông, ruộng đất công của các công xã
thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua, mọi hình thức chiếm dụng ruộng
đất, ngay cả của quý tộc quan lại cũng phải được phép của vua.
- Các vua luôn đồng nhất mình với thần thánh, luôn tự cho mình là “đấng
thiêng liêng”, “đấng tối cao”…quyền lực của vua được trưng bày bằng một
cái lọng màu trắng không ai được dùng.
- Vua có quyền tuyệt đối với ruộng đất và thần dân. Giúp việc nhà vua có
một bộ máy quan lại ở trung ượng và địa phương.

- Bộ máy quan lại đã được tổ chức tương đối hoàn chỉnh ngay từ thời
Gangaragia, tùy thư đã có ghi chép khà tỷ mỉ, theo tùy thư , quan lại được
chia làm 3 hạng:
+ Tôn quan là những là những chức quan cao cấp nhất ở triều đình, gồm có 2
người, một đứng hàng ngũ quan Văn, một đứng hàng ngũ quan Võ.
+ Thuộc quan, được chia làm 3 bậc, đây có thể là quan lại trọng triều đình.
+ Ngoại quan, có lẽ là quan lại ở địa phương phụ trách hai cấp hành chính địa
phương cao nhất.
- Do hệ thống quan lại ngày càng được hoàn chỉnh nên có thêm Tể Tướng
đứng đầu hàng ngũ quan chức.
Câu 5: Tổ chức bộ máy chính quyền, pháp luật và những hoạt động cơ bản
của các triều đại nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
1.1. Nhà Ngô (939 – 965)
- Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa.
- Đứng đầu tổ chức bộ máy nhà nước là Vua, dưới Vua là đội ngũ quan lại.
- Tuy nhiên, tổ chức cụ thể thì không rõ, chỉ biết rằng thời kỳ này về mặt tổ chức bộ
máy nhà nước đã “đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục”.
- Tổ chức các cấp chính quyền địa phương như mô hình của họ Khúc, chia cả nước
ra làm Lộ – Phủ – Châu – Giáp – Xã
1.2. Nhà Đinh ( 968 – 980 )
a. Tổ chức chính quyền trung ương
- Đinh Bộ Lĩnh chia đất nước thành 10 đạo, không có tài liệu nào cho thấy tên các
đạo và cấp chính quyền dưới đạo
- Tổ chức quân đội cho mỗi đạo, tăng cường sức mạnh về số lượng cũng như tổ chức
quân đội để tránh khả năng cát cứ địa phương.
- Hoàng đế là người đứng đầu bộ máy nhà nước
- Quy định quan văn, võ trong triều:
+ Định quốc công: viên quan đầu triều, tương đương Tể tướng sau này.
+ Đô hộ phủ sĩ sư: trông coi việc hình án, xét xử.

+ Thập đạo tướng quân: đứng đầu 10 đạo quân trong cả nước.
+ Đô úy: trông coi việc quân đội.
+ Chi hậu nội nhân: trông coi việc tuần phòng ở cung cấm.
+ Tăng thống: phong cho vị sư đứng đầu Phật giáo.
+ Tăng lục: cùng Tăng thống trông coi việc Phật giáo.
+ Sùng chân uy nghi: phong cho đạo sĩ trông coi Đạo giáo.
b. Tổ chức chính quyền ở địa phương:
- Thời kỳ này xuất hiện đơn vị hành chính đạo.
- Năm 974 Đinh Tiên Hoàng chia cả nước ra làm 5 đạo – đạo là cấp hành chính địa
phương cũng đồng thời là đơn vị quân sự.
- Dưới cấp đạo là cấp hành chính cơ sở Giáp – (đứng đầu là Quản giáp và Phó Tri
giáp) Xã (đứng đầu Chánh lệnh trưởng và giúp việc là một Tá lệnh trưởng).
1.3. Nhà Tiền Lê ( 980 – 1009 )
a. Tổ chức chính quyền trung ương
- Năm 980, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng sĩ tôn Lê Hoàn làm Vua, hiệu Lê
Đại Hành.
- Tiến hành tổ chức quan lại:
+ Đại tổng quản quân sự: là viên quan đầu triều, đứng đầu các quan lại
khác.
+ Thái sư: là quan đại thần trong triều, có chức năng tư vấn cao cấp cho nhà
vua.
+ Thái úy: Là quan võ, dưới chức tổng quản.
+ Nha nội đô chỉ huy sứ: cũng là một vị quan võ.
b. Tổ chức chính quyền địa phương
- Lê Hoàn đổi 10 Đạo thời Đinh thành các cấp Lộ – Phủ – Châu. Dưới châu là giáp
và cuối cùng là cấp xã.
2. Pháp luật thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
- Các biện pháp mà pháp luật đưa ra áp dụng là rất tàn khốc, nghiêm khắc,
mang tính nhục hình nhằm răn đe, trừng trị đối với những ai vi phạm pháp
luật, chống đối triều đình trung ương, phá hoại trật tự xã hội.

- Hình phạt mang tính nhục hình và tùy tiện, như: bỏ kẻ phạm tội vào vạc dầu,
cho hổ ăn thịt, róc mía trên đầu nhà sư,…
- Tập quán pháp vẫn được xem là nguồn luật cơ bản để điều chinh các quan
hệ trong xã hội. Tập tục, lệ làng cổ truyền có lẽ vẫn còn được duy trì nhằm
điều chỉnh trong một số lĩnh vực.
Câu 6: Tổ chức bộ máy chính quyền, pháp luật và những hoạt động cơ bản
của triều đại nhà nước Lý – Trần – Hồ.
1. Triều đại nhà Lý – Trần
a) Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
- Trong cơ cấu tổ chức quan lại triều đình thì có phẩm trật các hàng quan văn,
quan võ, có 9 bậc ( cửu phẩm), dưới quan văn, quan võ có các thượng thư.
- Về cơ quan hành chính thì CQ chia đất nước thành 24 lộ, dưới lộ là phủ,
huyện, hương, giáp, thôn.
- Riêng khu vực miền núi thì lãnh thổ chia thành châu, trại.
b) Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần
- Về Bộ máy nhà nước, trên cơ sở của thời trước nhưng nhà Trần bổ sung
thêm các quan chức Thẩm hình viện và Tam ty viện, đây là những chức quan
tư pháp
- Ngoài ra triều Trần còn đặt thêm các chức quan như Tư đồ, Tư mã, Tư
không.
c) Pháp luật trong triều đại Lý – Trần
- Cũng như PLPKTQ nói chung và pháp luật VN nói riêng, PL thời Lý – Trần
mang tính giai cấp công khai, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống
trị.
- Chế độ hình phạt trong lĩnh vực HS mang tính trả thù, nhục mạ, tàn ác, chịu
nhiều ảnh hưởng của PL PKTQ.
- Chế tài HS được áp dụng trong cả luật dân sự (phân tích mặt tích cực & tiêu
cực của vấn đề này)
- Tuy nhiên, pháp luật có những điểm rất tiến bộ.
d) Những hoạt động cơ bản

c. Hoạt động đối nội:
- Kinh tế được chú trọng phát triển
- Sức lao động và sức kéo được bảo vệ bằng các đạo luật
- Nông dân được cấp đất để cày cấy
- Đê điều được tu bổ, xây dựng.
- Công thương nghiệp đạt được những tiến bộ mới.
- Quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng
- Hệ thống giao thông được xây dựng tạo điều kiện cho việc đi lại, lưu thông
hàng hóa
- Nền văn hóa dân tộc được khôi phục và phát triển.
d. Hoạt động đối ngoại:
- Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cứng rắn, chính quyền Lý - Trần
vừa giữ vững được biên giới phía bắc, vừa mở rộng lãnh thổ phía nam.
- Với TQ, CQ thực hiện chính sách mềm dẻo, chịu nộp cống để kéo dài thời
gian củng cố lực lượng để chuẩn bị cho cuộc chiến sau này.
- Với cuộc chiến thắng chống quân Tống 1075 – 1077, triều đình Tống chính
thức công nhận nước ta là Vương quốc độc lập.
- Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông dưới thời Trần đã chứng tỏ chính
sách đối ngoại đúng đắn của nhân dân ta.
2. Triều đại nhà Hồ
a) Tổ chức bộ máy nhà nước
- Duy trì mô hình quân chủ trung ương tập quyền
- Giữ nguyên hế thống tổ chức, quan lại cũ từ triều trước
b) Pháp luật
- Do tồn tại trong thời gian ngắn nên thành tựu về PL trong thời Hồ không có
gì đáng chú ý.
- Một điểm lưu ý là nhà Hồ là nhà nước đầu tiên khai sinh ra tiền giấy thay
tiền đồng. Pháp luật quy định những hình phạt để bảo vệ tiền giấy.
c) Hoạt động
- Nhà Hồ tiến hành củng cố lại sự suy tàn của nhà Trần để lại. Thực hiện

nhiều chính sách cải cách như hạn điền, hạn nô. Ra sức lấn áp phía Nam và
tập trung chuẩn bị chống quân xâm lược phía bắc.
- Tuy nhiên, do thực hiện nhiều sai lầm trong chính sách đối nội nên nội lực
triều Hồ vẫn yếu. Điều đó dự báo kết cục xấu cho cuộc chiến chống quân
xâm lược phía bắc.
Câu 7: Tổ chức bộ máy chính quyền, pháp luật và những hoạt động cơ bản
của các triều đại nhà nước Lê – Mạc – Tây Sơn.
1. Triều đại Lê sơ
a) Tổ chức bộ máy chính quyền
Chính quyền trung ương:
- Đứng đầu là Vua
- Dưới vua có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công , do Vua trực tiếp chỉ đạo
và giúp vua.
- Các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Quốc tử
giám, Thái sử viện.
Chính quyền địa phương:
- Gồm 13 đạo, sứ: Đứng đầu mỗi đạo là các chức quan Hành khiển phụ trách
chung.
- Cấp lộ - trấn - phủ: , đứng đầu lộ là An phủ sứ, đứng đầu trấn là Trấn phủ
sứ, đứng đầu phủ là Tri phủ
- Cấp châu- Huyện: . Các chức quan ở châu là Thiêm phán, Tào vận , Phòng
ngự sứ và Chiêu thảo sứ. Chức quan đứng đầu huyện lúc đầu gọi là Tuần
sát , sau đó được gọi là chuyển vận sứ.
- Cấp xã: Xã là đơn vị hành chính cơ sở. Chia làm ba loại xã : Đại xã, Trung
xã, Tiểu xã.
b) Pháp luật
- Luật hồng đức: Năm 1483, có bộ Luật Hồng Đức. luật có 13 chương được
ghi chép trong 6 quyển gồm 722 điều.
- Luật hình sự:
+ Kế thừa các quy định của Luật thời nhà Lý -Trần

+ Quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung với các khung áp dụng khác
nhau.
+ Quy định các nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc miễn trách nhiệm
hình sự, nguyên tắc chiếu cố.
+ Nguyên tắc lượng hình, phải phân biệt được 2 loại lỗi cố ý và vô ý; phân biệt
đồng phạm.
- Luật dân sự:
+ Những quy định về chế độ tư hữu ruộng đất.
+ Những quy định về tài sản.
+ Các quy định về điều kiện của hoạt động mua bán ruộng đất chúng ta thấy
xuất hiện mầm mống của một số nguyên tắc của pháp luật dân sự việt nam
hiện nay
+ Nguyên tắc tự do, trung thực: Ví dụ như quy định ruộng đất đem ra bán là
của mình và không bị ức hiếp khi bán đất.
+ Một số hợp đồng cần có chứng thực của quan lại địa phương.
- Pháp luật tố tụng:
+ Quốc triều hình luật là bộ luật đầu tiên có những quy định tương đối chặt
chẽ về thủ tục tố tụng. Được quy định trong quyển 6 bộ luật hồng đức.
+ Bộ luật quy định cấp xét xử đối với từng loại việc.Các vụ việc được chia làm
4 loại là rất nhỏ, nhỏ. Trung bình và lớn tương ứng với đó là 4 cấp xét xử xã
quan, huyện quan, phủ quan, triều đình.
+ Trình tự và thời hạn xét xử cũng được quy định tương đối rõ
+ Bên cạnh đó quyền hạn và trách nhiệm của chức quan xét xử cũng được đặt
ra.
+ Pháp luật cho phép tra khảo để hỏi cung.Tuy nhiên, việc tra khảo phải tuân
theo thủ tục nhất định. Vượt quá giới hạn tra khảo bị xem là có tội.
+ Thủ tục xử án: Công khai
c) Hoạt động
- Hoạt động đối nội:
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

+ Sử dụng Nho giáo để tuyên truyền chính sách, pháp luật của NN
+ Xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền tuyệt đối.
- Hoạt động đối ngoại:
+ Không ngừng giữ vững và mở rộng lãnh thổ về phía nam.
+ Kiên quyết đôí với giặc ở phương Bắc: “Một thước đất, một tấc sông đều
được giữ vựng trong suốt thế kỷ XV” bằng chính sách ngoại giao này.
+ Thực hiện đường lối đối ngoại cứng rắn. Tuyên truyền tính tự tôn dân tộc,
bảo vệ chủ quyền bằng cả chính sách, đường lối và pháp luật.
2. Triều Mạc
a) Tổ chức bộ máy
- Về cơ bản duy trì tổ chức bộ máy nhà nước cũ
- Chú trọng xây dựng đến việc tăng cường và xây dựng lực lượng quân đội.
Tổ chức lại các Vệ, dưới vệ có các ty.
b) Hệ thống pháp luật
- Hệ thống luật pháp hoàn bị của nhà Lê về cơ bản vẫn được duy trì .
- Để phù hợp với tình hình mới, nhà Mạc đã đề ra các chính sách liên quan
đến điền chế, lộc chế.
c) Những hoạt động cơ bản.
- Hoạt động đối nội: Chính sách đối nội có một số mặt tích cực, cởi mở, tạo
tiền đề cho sự phát triển đất nước về mặt kinh tế và văn hóa.
- Hoạt động đối ngoại: Chính sách đối ngoại nhất là trong quan hệ với nhà
Minh, nhà Mạc lại tỏ ra hết sức lung túng.
3. Triều đại Tây Sơn
a) Tổ chức bộ máy chính quyền
- Tổ chức bộ máy chính quyền trung ương
+ Đứng đầu là Hoàng đế.
+ Dưới Hoàng đế là một đội ngũ quan lại cao cấp gồm các chức :tam Thái, tam
Thiếu, tam Tư, đại tổng quản…
+ Cơ quan nhà nước có 6 bộ, đứng đầu là thượng thư
- Tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương

+ Đơn vị hành chính vẩn giữ nguyên như thời nhà Lê
+ Đứng đầu trấn là trấn thủ.Mỗi huyện đều đặt hai chức Võ phân suất và Văn
phân chi quản lí. Cấp tổng có cai tổng trưởng, xã có xã trưởng.
b) Hệ thống pháp luật
- Triều Tây Sơn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (1789- 1802), nhưng đã có
những đóng góp nhất định trong lĩnh vực pháp luật. Một số văn bản do
Quang Trung ban hành như : Chiếu lên ngôi (1789), Chiếu cầu hiền , chiếu
khuyến nông và chiếu lập học… Và một số quy định về thuế khóa.
Câu 8: Tổ chức bộ máy chính quyền, pháp luật và những hoạt động cơ bản
của triều Nguyễn 1802 – 1884.
1. Tổ chức bộ máy Nhà nước
a) Tổ chức bộ máy ở trung ương
- Năm 1802, sau khi tiêu diệt Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, xây dựng
chính quyền nhà Nguyễn.
- Vua tức hoàng đế nắm hết mọi quyền binh, đứng đầu triều đình.
- Dưới vua có 6 Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do Thượng thư đứng đầu,
có các tham tri, thị lang.
- Vua trực tiếp nắm các bộ, các viện, các tỉnh
- Giúp việc cho vua có các Quan Đại Thần – gọi là các Đại học sĩ, đây là 4 vị
quan then chốt trong triều bao gồm: Cần Chánh điện, Văn Minh điện, Võ
Hiển điện và Đông Các, đây cũng là các chức quan đứng đầu các Cơ mật
viện – cơ quan cố vấn cho Vua.
- Cửu Khanh là 9 viên quan đứng đầu Triều đình đặt dưới sự kiểm soát trực
tiếp của Hoàng đế, và 3 viên quan đứng đầu Đô sát viện, Đại lý tự và Thông
chính sứ.
- Nội các là cơ quan văn phòng trung ương, trung tâm điều hành chính sự của
các vua Nguyễn. Gồm 4 Tào: Thượng Bảo Tào, Kí Trú Tào, Đồ Thư Tào và
Biểu bạ tào do 4 viên quan có cấp bậc từ tam phẩm đến tứ phẩm lãnh đạo.
- Bên dưới có 28 thuộc viên có phẩm trật từ Chánh ngủ phẫm đến Tòng cửu
phẩm đều gọi " Nội Các Hành Tẩu", do Vua trực tiếp lựa chọn.

b) Tổ chức bộ máy ở địa phương
- CQPK triều nguyễn chia thành các Tỉnh, Phủ Huyện (miền núi gọi là Châu),
Tổng và Xã.
- Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là Các Tổng đốc, phụ trách thêm các tỉnh nhỏ.
- Biên chế mỗi tỉnh từ 40-60 quan chức, do nhà Vua tin dùng.
- Nhìn chung thì CCTCBMNN thời Nguyễn tương đối chặt chẽ, được phân
công cụ thể hóa. Được hoàn thiện và củng cố hơn qua các đời vua.
2. Các hoạt động chính
a) Hoạt động đối nội
Chính trị:
- Quyết tâm xây dựng một Nhà nước phong kiến tập quyền, chuyên chế mạnh,
theo mô hình chính trị của Nhà Thanh.
- Thực hiện chính sách tiêu diệt, trả thù dã man nhà Tây Sơn.
- Đàn áp dã man các cuộc KN của phong trào nông dân.
- Trung thực một cách tuyệt đối với Nho giáo.
Kinh tế:
- Thực thi chính sách trọng nông, khuyến khích khai hoang, lập đồn điền mới,
tu bổ đê điều. Khuyến khích tư hữu ruộng đất.
b) Hoạt động đối ngoại
- Đối với triều Mãn Thanh thì thần phục, cứ 3 năm nộp cống 1 lần.
- Đối với nước nhỏ ở biên giới Tây Nam thì thi hành chính sách lấn áp.
- Các nước khác trong khu vực thì thực thi chính sách đóng cửa.
- Nhà Nguyễn đã đánh mất chính sách ngoại giao cổ truyền gọi là chính sách
Nhu viễn, khôn khéo của các triều đại trước với các nước lân bang.
3. Hệ thống pháp luật
- Hoàng triều luật lệ ban hành 1815, gọi khác là Bộ luật Gia Long hoặc Hoàng
Việt Luật lệ.
- Về hình thức, Bộ luật gồm 938 điều, chia làm 22 quyển, sắp xếp theo chức
năng của các bộ: Danh lệ, Luật lại, Luật hộ, Luật lễ, Luật binh, Luật hình,
Tỷ dẫn điều luật.

- Pháp luật của triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX là nền pháp luật phong kiến,
phản ánh và củng cố những quan hệ sản xuất và quan hệ phong kiến ở mức
độ cao nhất của chế độ phong kiến Việt Nam.
- Bên cạnh những hạn chế của PLPK nói chung như mang đậm nét tính giai
cấp, nhục hình, xúc phạm nhân phẩm…. Thì LGL mất đi hoàn toàn tính dân
tộc.
- Về hình thức thì giống với pháp luật nhà Thanh
- Về nội dung thì sao chép Luật nhà Thanh nên mất đi các chế định thừa kế,
tài sản chung của vợ chồng.
- Với những hạn chế này của PL nên câu trả lời cho nhiệm vụ lịch sử thế kỷ
thứ XIX đã được báo trước.
Câu 9: Toàn quyền Đông Dương, bộ máy chính quyền, pháp luật và hoạt động
cai trị của thực dân Pháp tại Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
1. Bắc kỳ
a) Bộ máy cai trị của Pháp ở Bắc Kỳ
- Quyền lực chính trị ở Bắc Kỳ đều tập trung vào viên Thống sứ người Pháp
và Bắc kỳ là đất “nửa bảo hộ” nên chính quyền của Pháp chỉ tổ chức tới cấp
tỉnh.
- Thống sứ Bắc Kỳ là người đứng đầu hệ thống chính quyền của người Pháp ở
Bắc kỳ.
- Các cơ quan phụ tá của Thống sứ BK: phủ thống sứ BK, các phòng thương
mại, phòng canh nông, Hội đồng bảo hộ, Hội đồng giáo dục, Viện dân biểu,
Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở BK, BK cố vấn hội
đồng và Ủy ban khai thác thuộc địa BK.
- Đến cuối năm 1919, ở Bắc kỳ có 21 tỉnh, 2 thành phố Hà Nội và Hải phòng,
4 đạo binh.
- Đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc kỳ là 1 viên Công sứ (hoặc Phó sứ) người Pháp
- Đứng đầu mỗi thành phố là viên Đốc lý người Pháp do Thống sứ đề cử và
Toàn quyền bổ nhiệm
- Đạo quan binh là cấp hành chính mang tính quân sự đặc biệt, chỉ có ở Bắc

kỳ và tương đương với cấp tỉnh.
b) Hệ thống pháp luật ở Trung kỳ
- Bộ dân luật Bắc kỳ tên đầy đủ của nó là “Bộ dân luật thi hành tại các tòa
Nam án Bắc kỳ”.
- Bộ dân luật Bắc kỳ gồm có thiên đầu và bốn quyển, mỗi quyển lại được
chia thành nhiều thiên, mỗi thiên lại được chia thành nhiều chương ngắn,
tổng cộng có 1455 điều
- Sau đây là một số chế định chủ yếu của Bộ dân luật Bắc kỳ: Chế định sở
hữu, Chế định khế ước, Chế định hôn nhân và gia đình, Chế định thừa kế.
2. Trung kỳ
a) Bộ máy cai trị của Pháp ở Trung kỳ
- Trung kỳ là đất “bảo hộ” và có kinh đô của Nam triều nên chức danh của
viên quan chức người Pháp đứng đầu Trung kỳ được gọi là Khâm sứ.
- Khâm sứ TK có các cơ quan phụ tá: Tòa khâm sứ TK, Phòng tư vấn liên hợp
thương mại – canh nông, Hội đồng bảo hộ, Hội đồng học chánh, Viện dân
biểu, Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở TK, Ủy ban
khai thác thuộc địa TK.
- Cuối năm 1919, ở Trung ky có 13 tỉnh và 1 thành phố cấp II là Đà Nẵng, tuy
vậy chúng vẫn là những cấp hành chính tương đương nhau.
- Đứng đầu mỗi tỉnh là viên Công sứ Pháp, thành phố là Đốc lý
- Ở Trung kỳ cũng có những thành phố cấp III
b) Hệ thống pháp luật ở Trung kỳ
- Bộ luật hình Trung kì vừa kế thừa nhiều điều khoản của Bộ luật Gia Long,
vừa tiếp thu không ít về bố cục, nội dung, hình thức và khái niêm pháp lý
của Bộ luật hình sự của Pháp
- Bộ Luật có điều khoản mở đầu và 29 chương, với tổng số 424 điều.
- Điều khoản mở đầu và 10 chương đầu quy định những vấn đề chung về tội
phạm và hình phạt, bao gồm: định nghĩa tội phạm, các loại hình và phân loại
tội phạm, tái phạm, đồng phạm, tòng phạm, trách nhiệm hình sự, trách
nhiệm bồi thường dân sự, v.v

- Các chương còn lại quy định về các nhóm tội phạm cụ thể, những tội cụ thể
3. Nam kỳ
a) Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam kỳ
- Nam kỳ là đất “thuộc địa” nên viên quan chức đứng đầu gọi là Thống đốcvà
chính quyền của người Pháp được tổ chức tới tất cả các cấp
- Thống đốc Nam kỳ có những cơ quan phụ tá: Tòa Thống đốc NK, Hội đồng
tư mật NK, Hội đồng thuộc địa NK, Phòng thương mại NK, Phòng canh
nông, Hội đồng học chánh, Ủy ban khai thác thuộc địa NK.
- Đến cuối năm 1919, Nam kỳ có 20 tỉnh, 1 thành phố cấp I là Sài Gòn và 1
thành phố cấp II là Chợ Lớn.
- Đứng đầu mỗi tỉnh là là 1 viên Chủ tịch người Pháp
- Đứng đầu thành phố là viên Đốc lý người Pháp
- Mỗi tỉnh được chia thành 1 số trung tâm hành chính. Đứng đầu những trung
tâm hành chính là Đốc phủ sứ hoặc Tri phủ hay Tri huyện người Việt.
- Tỉnh được chia thành các tổng do Chánh tổng và Phó chánh tổng người Việt
cai quản.
- Mỗi tổng bao gồm 1 số xã. Đứng đầu xã là Xã trưởng.
b) Hệ thống pháp luật ở Nam kỳ
- Các bộ luật được Pháp xây dựng ngay tại Việt Nam như Bộ hình luật Nam
kỳ và Dân luật Nam kỳ.
Nhìn chung pháp luật của thực dân Pháp và chính quyền nhà nước đều xoay
quanh 3 mục đích sau:
- Củng cố nền thống trị của bọn xâm lược và tay sai chống lại nhân dân Việt
Nam
- Phục vụ cho thực dân trong việc áp bức, bóc lột nhân dân, chủ yếu là công
nhân và nông dân.
- Bảo đảm nên độc quyền của tư bản Pháp, bắt nền kinh tế Việt Nam phụ
thuộc hoàn toàn vào Pháp.
Câu 10: Tổ chức bộ máy chính quyền, pháp luật và những hoạt động cơ bản
của triều đình nguyễn 1884 – 1945.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước
a) Chính quyền trung ương
- Đứng đầu là vua Nguyễn, bên cạnh vua còn có những phụ tá cao cấp:
+ Tứ trụ triều đình, Hội đồng phụ chính
+ Các bộ
+ Viện cơ mật và Hội đồng thượng thư
+ Viện đô sát
+ Hội đồng phủ tôn nhân
+ Văn phòng của nhà vua
b) Chính quyền địa phương:
- Cấp tỉnh: đứng đầu các tỉnh lớn, tỉnh vừa, tỉnh nhỏ có quan phụ trách chung
và đều có Bố chánh và Án sát.
- Cấp phủ - huyện – đạo – châu: đứng đầu là Tri phủ, Tri huyện, Quản đạo, Tri
châu
- Cấp tổng: mỗi tổng gồm vài xã, do Chánh tổng đứng đầu và có Phó chánh
tổng
- Cấp xã: đứng đầu là Lý trưởng
2. Pháp luật
- Bên cạnh những hạn chế của pháp luật phong kiến nói chung như mang đậm
nét tính giai cấp, nhục hình, xúc phạm nhân phẩm…. Thì LGL mất đi hoàn
toàn tính dân tộc.
- Về hình thức thì giống với pháp luật nhà Thanh
- Về nội dung thì sao chép Luật nhà Thanh nên mất đi các chế định thừa kế,
tài sản chung của vợ chồng.
3. Hoạt động
a) Hoạt động đối nội
- Chính trị:
+ Ngay từ đầu, Nhà Nguyễn thực hiện chính sách tiêu diệt, trả thù dã man nhà
Tây Sơn. Đàn áp dã man các cuộc KN của phong trào nông dân. Trung thực
một cách tuyệt đối với Nho giáo.

- Kinh tế:
+ Thực thi chính sách trọng nông, khuyến khích khai hoang, lập đồn điền mới,
tu bổ đê điều. Khuyến khích tư hữu ruộng đất
+ Tuy nhiên, tư tưởng của CQ nhà Nguyễn vẫn kìm chế nền kinh tế phát triển
theo hướng hàng hóa , “bế quan tòa cảng”, cộng với đó là thiên tai liên tục
xảy ra nên nhìn chung nền KT thời kỳ này vẫn bế tắc.
b) Hoạt động đối ngoại
- Nhìn chung, chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn thể hiện sự mù quáng,
phản động, không nhìn được xu thế phát triển của thời đại
- Cụ thể: Đối với triều Mãn Thanh thì thần phục, cứ 3 năm nộp cống 1 lần.
- Đối với nước nhỏ ở biên giới Tây Nam thì thi hành chính sách lấn áp.
- Các nước khác trong khu vực thì thực thi chính sách đóng cửa.
Câu 11: Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam DCCH.
Với bản Tuyên ngôn độc lập 1945, Hồ Chủ Tịch đã khai sinh ra nước việt nam dân
chủ chủ cộng hòa. Một nhà nước dân chủ, độc lập.
Chính quyền trung ương:
- Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
- Chính phủ,cơ quan điều hành tối cao của nhà nước, bao gồm:
- Thủ tướng
- Chủ tịch nước
- Phó thủ tướng
- Phó chủ tịch nước
- Ủy ban thường vụ quốc hội
- hội đồng quốc phòng
- tòa án nhân nhân tối cao
- 20 bộ
Chính quyền địa phương:
- Tỉnh/thành phố trự thuộc trung ương
- Hội đồng nhân dân
- Ủy ban nhân

Câu 12: Những nhiệm vụ chính của nhà nước Việt Nam DCCH.
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
- 1/06/1946, tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra quốc hội khóa đầu
tiên
- 2/03/1964, quốc hội họp kỳ đầu tiên bầu ra chính phủ cách mạng do HCM
đứng đầu
- Ngày 09/11/196, quốc hội họp kỳ thứ hai thông qua hiến pháp của nước
VNDCCH
- Gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang gồm các lực lượng giải phóng quân
và dân quân tự vệ
2. Giải quyết nạn đói
- Biện pháp trước mắt kêu gọi cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “hũ gạo đói”
cho dân…
- Biện pháp lâu dài kêu gọi nhân dân “tăng gia sản xuất”, bãi bỏ các loại thuể
vô lý và giảm tô thuế cho nhân dân,
- Kết quả: nạn đói được đẩy lùi nhân dân phấn khởi, và tin vào chính quyền
cách mạng.
3. Giải quyết nạn dốt
- Biện pháp trước mắt: tổ chức các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ
cho nhân dân.
- Biện pháp lâu dài: khai giảng hệ thống trường học từ phổ thông đến đại học,
áp dụng nội dung và phương pháp dạy học mới.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính
- Biện pháp trước mắt kêu gọi nhân dận hưởng ứng phong trào “tuần lễ
vàng”, “quỹ độc lập” .
- Biện pháp lâu dài : ngày 23/11/1946, quốc hội cho lưu hành tiền việt nam
trong cả nước
- Kết quả: đên năm 1946, nhà nước căn bản cân bằng thu chi.
5. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
- Kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược nam bộ

- Đấu tranh với bọn trung hoa dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền
Bắc.
Câu 13: Tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật và hoạt động đối nội, đối ngoại
của nhà nước từ 1946 – 1959
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
- Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao thực thi nhánh quyền lập pháp.
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước thực thi nhánh quyền hành pháp.
- Tòa án là cơ quan xử lý, thực thi nhánh quyền tư pháp.
- Ở địa phương có:
+ HĐND, UBND cấp tỉnh
+ HĐND, UBND cấp huyện
2. Các hoạt động
a) Hoạt động đối nội:
- Bộ nhiệm cán bộ có năng lực để phục vụ đất nước.
- Xóa bỏ các loại thuế, tô do chế độ cũ để lại.
- Thực hiện chính sách xóa nạn mù chữ, nạn đói.
- Thành lập và củng cố lại quân đội để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.
- Người đứng đầu chính phủ ra nhiều sắc lệnhđể điều hành đất nước. Như sắc
lệnh chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử tự do, Sắc lệnh thành lập và củng cố chính
quyền cách mạng lâm thời.
- Sau khi cuộc tổng tuyển cử thành công, Quốc hội thông qua HP 1946, đây là
bản HP do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo.
b) Hoạt động đối ngoại:
- Ra tuyên bố, gửi điện tới các nước có liên quan tuyên bố chủ quyền, nền độc
lập của Nhà nước Việt Nam.
- Thực hiện kép 2 chiến lược với Tưởng Giới Thạch và Quân Pháp.
- Tranh chống âm mưu của các thế lực thù địch trong nước.
3. Hệ thống pháp luật
- Trong thời kỳ này, hệ thống pháp luật bước đầu được hình thành nhưng chưa
hoàn chỉnh.

- Pháp luật thời kỳ này là pháp luật thời chiến, mân tính dân chủ nhân dân,
phục vụ kịp thời những công việc cấp bách thiết yếu cho cách mạng.
Hiếp pháp đầu tiên 1946
- Hình thức, cơ cấu: Bằng văn bản, gồm 7 chương, 70 điều
- Nội dung: Quy định những vấn đề chung nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà
nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về chế độ kinh tế, chính trị,
xã hội.
Câu 14: Tổ chức bộ máy chính quyền, hệ thống pháp luật và hoạt động đối
nội, đối ngoại của nhà nước từ 1959 – 1980
1. Tổ chức bộ máy
 Theo hiến pháp năm 1959:
a) Chính quyền trung ương
- Đứng đầu nhà nước là chủ tịch nước, đứng đầu chính phủ là Thủ tướng
chính phủ
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử duy nhất
- Viện kiểm sát được quốc hội lập ra để thức hiện quyền giám sát đối với các
cơ quan nhà nước từ Bộ trở xuống
b) Chính quyền địa phương
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
- Ủy ban là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương
 Theo hiến pháp năm 1980:
Chính quyền trung ương:
- Quốc hội được xây dựng một cách đầy đủ hơn về mặt tổ chức cũng như
thẩm quyền theo cơ quan có toàn quyền
- Hội đồng chính phủ đổi thành Hội đồng bộ trưởng với tính chất là cơ quan
chấp hành và hành chính cao nhất
- Hội đồng bộ trưởng – cơ quan trước đấy vốn có nhiều độc lập đã lệ thuộc
hoàn toàn vào cơ quan quyền lực

2. Pháp luật
a) Giai đoạn 1960 - 1975 chủ yếu tập trung vào một vài lĩnh vực sau đây:
- Ban hành các văn bản về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội
động nhân dân; các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
trong bộ máy nhà nước; về nghĩa vụ quân sự; các pháp lệnh về trừng trị một
số tội
- Hoạt động lập pháp mới chỉ quan tâm đến lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà
nước (thuộc lĩnh vực luật hiến pháp), nghĩa vụ quân sự (để huy động thanh
niên nhập ngũ tham gia chống Mỹ cứu nước) và pháp luật hình sự (như là
công cụ không thể thiếu để bảo vệ chế độ).
- Các lĩnh vực khác của đời sống xã hội hoặc ít được quan tâm điều chỉnh
hoặc được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản dưới luật như nghị định,
quyết định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Hội đồng Chính phủ, của các
Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ .
b) Giai đoạn từ năm 1976 đến trước thời điểm ban hành Hiến pháp năm
1980
- Hệ thống hóa pháp luật hiện hành nhằm loại bỏ những văn bản, quy định đã
lỗi thời, chồng chéo, mâu thuẫn, tạo ra một hệ thống các văn bản pháp luật
tương đối thống nhất để áp dụng trong cả nước.
- Kế hoạch hóa việc xây dựng luật pháp mới
- Hội đồng Chính phủ đã tiến hành rà soát, hệ thống hoá và công bố (qua 2
đợt) gần 700 văn bản pháp luật để thi hành trong cả nước.
3. Hoạt động của nhà nước
a) Hoạt động đối nội:
- Tiếp quản vùng giải phóng: chính quyền cách mạng đã chuẩn bị chu đáo về
lực lượng cán bộ và một số hàng hóa cần thiết cho việc tiếp quản.
- Hoàn thành cải cách ruộng đất.
- Khôi phục kinh tế
- Đấu tranh với những hoạt động gián điệp, phản cách mạng.
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội:

- Củng cố lực lượng vũ trang, bước đầu chi viện sức người sức của cho cách
mạng miền Nam.
- Trong nhữn năm kháng chiến chống Mỹ, Nhà nước huy động hàng ngàn cán
bộ bổ sung cho chính quyền cách mạng và vùng giải phóng ở miền Nam,
hàng chục vạn lao động và hàng triệu tấn lương thực để đảm bảo cho nhu
cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
- Đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện việc chuyển hướng quản lý kinh tế - xã
hội, nhằm giữ vững công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong
chiến tranh.
- Trong hoạt động đối nội, nhìn chung, nhà nước phải chuyển sang lối quản lý
hành chính – cung cấp, để huy động kịp thời và có hiệu quả sức người sức
của cho việc thực hiện chức năng hàng đầu là chống
- Mỹ cứu nước. Những nhu cầu thiết yếu nhất của chiến đấu, sản xuất và đời
sống được đảm bảo, sự nghiệp giáo dục – y tế phát triển mạnh hơn cả thời
bình trước đó.
b) Hoạt động đối ngoại:
- Đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ
- Đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt”
và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam.
- Đấu tranh chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ.
- Sau khi thành lập, uy tín quốc tế và quan hệ đối ngoại của Nhà nước Cộng
hòa miền nam Việt Nam ngày càng được tăng cường. Chính phủ lâm thời đã
đặt đại sứ quán tại gần 20 nước, cử đại diện của mình ở một số tổ chức quốc
tế, đặt cơ quan thông tin của Chính phủ ở Pháp, Thụy Điển, Nauy, Đan
Mạch, Phần Lan.
Câu 15: tổ chức bộ máy chính quyền, hệ thống pháp luật và hoạt động đối nội,
đối ngoại của nhà nước từ 1980-1992.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
- Quốc hội: cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao
nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và pháp luật.

- Chủ tịch nước
- Hai phó chủ tịch nước
- Ủy ban thường vụ quốc hội
- Hội đồng chính phủ
+ Hội đồng quốc phòng
+ Tòa án nhân dân tối cao
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Chính quyền hành chính nhà nước ở địa phương
+ Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương
+ Huyện, khu phố
+ Quận, thị xã
+ Thành phố trực thuộc tỉnh
+ Xã và cấp tương đương
2. Hệ thống pháp luật
- Hiến pháp 1980 là bản hiến pháp đầu tiên của nước việt nam dộc lập, thống
nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bản hiến pháp đầu tiên của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
- Đầu năm 1980, hội đồng chính phủ đã thông qua hai đợt gồm gần 700 văn
bản pháp luật hiện hành.
- Các bộ luật lớn như:
+ Bộ luật hình sự: gồm lời nói đầu và 12 chương, với 280 điều. đây là bộ luật
đầu tiên của nhà nước ta.
+ Bộ luật tố tụng hình sự,
+ Bộ luật lao động
+ Các đạo luật
+ Các văn bản quy phạm pháp luật
- Ngoài Hiến pháp 1980: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
xây dựng và ban hành được một Bộ luật, 15 pháp lệnh và hàng trăm văn bản
pháp quy của cơ quan hành pháp.
- Tại kỳ họp thứ 11 vào ngày 15/4/1992, Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp

của thời kỳ đổi mới.
3. Hoạt động chính của nhà nước
a) Hoạt động đối nội
- Về xây dựng kinh tế - xã hội
+ Kinh tế thị trường trư bản chủ nghĩa
+ Sản xuất nhỏ là phổ biến
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu
- Về bảo vệ tổ quốc
+ Kịp thời phát hiện và đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của bọn
phản động
+ Bảo vệ vững chắc an ninh, chính trị
+ Trật tự và an toàn xã hội
+ Ổn định mọi mặt đời sống xã hội
b) Hoạt động đối ngoại
- Ký kết các hiệp ước hữu nghị với các nước anh em.
- Việt nam được kết nạp vào Liên hợp quốc.
- Thu hút được nguồn hợp tác và đầu tư từ bên ngoài.
Câu 16. Tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật và hoạt động đối nội đối ngoại
của nhà nước từ năm 1992 cho đến nay.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hiến pháp năm 1992
(18/04/1992), và sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp năm 1992 của năm
2002 về cơ bản cơ cấu bộ máy nhà nước gồm 5 loại cơ quan có những thay đổi về:
nguyên thủ quốc gia, cơ quan dân cử, cơ quan hành pháp – hành chính, cơ quan
kiểm sát, cơ quan xét xử
- Từ năm 1992, Nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước.
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan
quyền lực cao nhất của nước CNXHVN.
- Các cơ quan quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban quốc hội.

- Các cơ quan hành chính - hành pháp gồm: chính phủ, các cơ quan ngang
bô, các cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan kiểm sát, xét xử.
2. Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật phải đạt được cơ sở pháp lý để đạt được mục tiêu:
- Xây dựng hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam của dân, do dân
và vì dân.
- Tăng cường dân chủ và đảm bảo công bằng xã hội, bảo đảm sự hài hòa
giữa kinh tế với các vấn đề xã hội.
- Giữ vững ổn định chính trị và tăng cường quốc phòng an ninh.
- Hình thành đồng bộ các thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và đảm bảo sự vận hành thông suốt có hiệu quả của cơ chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN.
- Phục vụ đắc lực cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cải cách cơ chế thi hành pháp luật, đổi mới tư duy pháp lý, nâng cao ý
thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật trong cán bộ công chức nhà nước và
nhân dân, bảo đảm hiệu lực hiệu quả của pháp luật.
Tính nguyên tắc của hệ thống pháp luật:
- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, đổi mới nhà nước và pháp
luật phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn
và phải luôn luôn sáng tạo.
- Bảo đảm bảo tính kế thừa và phát triển, kết hợp yếu tố truyền thống và
hiện đại.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của đảng , yếu tố quyếtđịnh thành công của sự
nghiệp đổi mới.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm
phù hợp.
- Gắn đổi mới và pháp luật với đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới kinh tế.


×