Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

giáo trình mô đun vận hành hệ thống điện tàu cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 78 trang )

1

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN
TÀU CÁ
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ

Trình độ: Sơ cấp nghề


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03


3
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Vận hành hệ thống điện tàu cá” cung cấp cho học viên
những kiến thức cơ bản về máy phát điện, động cơ điện, thiết bị điện; vận hành
máy phát điện và động cơ điện; xử lý các sự cố về điện. Giáo trình “Vận hành hệ
thống điện tàu cá” được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mô đun Vận


hành hệ thống điện, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng vận hành hệ thống điện.
Nội dung giáo trình gồm 6 bài:
Bài 1: Giới thiệu hệ thống điện trên tàu cá
Bài 2: Kiểm tra hệ thống điện
Bài 3: Vận hành máy phát điện
Bài 4: Vận hành động cơ điện
Bài 5: Khắc phục sự cố hệ thống điện
Bài 6: Đảm bảo an toàn trong vận hành hệ thống
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực
tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng
nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người vận hành máy
cũng như bạn đọc để giáo trình này được hồn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.
Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Trung học thủy sản,
các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng
tơi thực hiện Giáo trình này.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Hoàng Đăng Trường


4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU

1


BÀI 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU CÁ

8

1. Máy phát điện

8

1.1. Cấu tạo

9

1.2. Nguyên lý hoạt động

10

2. Động cơ điện

10

2.1. Động cơ điện 1 pha

10

2.2. Động cơ điện 3 pha

11

3. Ký hiệu tổng quát


12

3.1. Ký hiệu nguồn điện

12

3.2. Ký hiệu đường dây

13

3.3. Ký hiệu khí cụ điện

13

BÀI 2: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN

16

1. Kiểm tra cầu dao chính

16

1.1. Khái qt và cơng dụng của cầu dao

16

1.2. Phân loại và cấu tạo cầu dao

16


1.3. Kiểm tra cầu dao trước khi vận hành

19

2. Kiểm tra áp tô mát

19

2.1. Khái quát và công dụng của áp tô mát

19

2.2. Phân loại và cấu tạo của áp tô mát

20

2.3. Nguyên lý làm việc của áptômát

23

2.4. Kiểm tra áp tô mát trước khi vận hành

24

3. Kiểm tra động cơ lai máy phát điện

25

3.1. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ lai


25

3.2. Kiểm tra nước làm mát động cơ lai

26

3.3. Kiểm tra nhiện liệu

27

3.4. Kiểm tra hệ thống khởi động

28

3.5. Kiểm tra các đồng hồ đo

29

3.6. Kiểm tra khí cụ điện, đường dây

30


5
4. Kiểm tra máy phát điện

31

4.1. Kiểm tra sự chạm vỏ


31

4.2. Kiểm tra thiết bị đo

32

4.3. Kiểm tra các đầu nối dây

32

5. Kiểm tra phụ tải

33

5.1 Kiểm tra động cơ một pha

33

5.2 Kiểm tra động cơ ba pha

33

5.3 Kiểm tra thiết bị chiếu sáng

33

BÀI 3: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN

36


1. Chuẩn bị động cơ lai

36

1.1. Công việc chuẩn bị

36

1.2. Kiểm tra động cơ lai

36

2. Khởi động tổ hợp động cơ lai – máy phát điện

37

3. Đóng cầu dao chính

39

4. Ngừng máy phát điện

40

BÀI 4: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN

43

1. Đóng điện cho động cơ hoạt động


43

1.1. Đóng điện cho các động cơ điện

43

1.2. Động cơ kéo máy nén

44

1.3. Động cơ kéo bơm nước làm mát

45

1.4. Động cơ kéo

45

2. Theo dõi động cơ hoạt động

45

3. Ngắt công tắc điện, tắt máy

46

BÀI 5: KHẮC PHỤC SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỆN

48


1. Xử lý chạm vỏ động cơ điện

48

1.1 Nguyên nhân

48

1.2 Cách xử lý

48

2. Xử lý chạm vỏ đường dây điện

49

2.1 Nguyên nhân

49

2.2 Cách xử lý

49

3. Xử lý chạm vỏ máy phát điện

50

3.1 Nguyên nhân


50


6
3.2 Cách xử lý

50

4. Khắc phục sự cố động cơ điện bị quá tải

51

4.1. Nguyên nhân

51

4.2. Cách xử lý

51

5. Khắc phục máy phát điện bị quá tải

52

5.1. Nguyên nhân

52

5.2. Cách xử lý


53

6. Máy phát điện nóng quá mức

53

6.1. Nguyên nhân

53

6.2. Cách xử lý

53

7. Máy phát không phát điện dù quay đủ tốc độ

53

7.1. Nguyên nhân:

53

7.2. Cách xử lý:

54

BÀI 6 : ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN 56
1. Thực hiện an toàn khi vận hành hệ thống điện


56

1.1. Kiểm tra hệ thống điện

56

2. Thực hiện an toàn khi vận hành động cơ điện và máy phát điện

65

3. Thực hiện an tồn phịng chống cháy nổ khi vận hành hệ thống điện

67

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

70


7
MƠ ĐUN: VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TÀU CÁ
Mã mơ đun: MĐ03
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun 03: “ Vận hành hệ thống điện tàu cá ” có thời gian học tập là 64
giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra.
- Học xong mơ đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ
năng thực hành các bước công việc vận hành máy phát điện, vận hành động cơ
điện, xử lý sự cố về điện, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an tồn.
- Mơ đun Vận hành hệ thống điện tàu cá là mô đun chun mơn nghề, mang
tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành vận hành hệ thống điện; nội

dung mơ đun trình bày cách vận hành hệ thống điện, xử lý sự cố về điện, an toàn
trong vận hành hệ thống điện. Đồng thời mơ đun cũng trình bày hệ thống các bài
tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun.
- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và
rèn luyện ý thức an tồn lao động, ý thức bảo vệ mơi trường.
- Trong mơ đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình
ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên các thiết bị
cơ khí tàu cá thực tế.
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài thực
hành.


8
BÀI 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU CÁ
Mã bài: MĐ 03 - 01

Mục tiêu:
-

Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

-

Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên tàu

-

Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong cơng việc

-


Đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp.
A. Nội dung:
1. Máy phát điện

Hình 3.1.1: Máy phát điện
- Máy phát điện là nguồn điện chính đối với những nơi nào có nhu cầu
dùng điện mà khơng thể đưa điện lưới như trên tàu đánh cá...
-

Máy phát điện có hai thành phần chính: phần phát lực và phần phát điện.

+ Bộ phận phát lực là động cơ nổ (còn gọi là động cơ diezel) làm việc theo
nguyên lý động cơ đốt trong. Việc khởi động cơ diezel có thể thực hiện bằng khí
nén hoặc bằng động cơ điện một chiều chạy bằng ắc quy
+ Phần phát điện bao gồm một máy phát đồng bộ có kèm theo bộ phận kích
từ và bộ điều chỉnh điện áp bằng tay hoặc tự động.


9
- Để đảm bảo máy phát điện làm việc bình thường, ngồi các bộ phận
chính trên cịn cần được trang bị các hệ thống phụ trợ như:
+ Hệ thống làm mát
+ Hệ thống bôi trơn
+ Hệ thống nhiên liệu gồm: bình đựng nhiên liệu, ống dẫn, vịi phun
+ Hệ thống điện một chiều: thông thường được trang bị hệ thống điện với
bộ khởi động 24 vôn, hệ thống ắc quy với bộ nạp.
1.1. Cấu tạo

Hình 3.1.2: Cấu tạo của máy phát điện một chiều.

Máy phát gồm 3 bộ phận cơ bản: Phần cảm, phần ứng và vành đổi chiều.
- Phần cảm (Stator) của máy phát điện một chiều là phần cố định, phần
này tạo ra từ thơng chính của máy. Phần này bao gồm có thân máy, hệ thống
cực từ là nguyên khối thép rèn hoặc các lá thép kỹ thuật điện ghép lại gắn vào
thân máy. Cuộn dây kích từ quấn quanh các lõi cực để tạo ra từ thơng chính.
- Phần ứng (Rotor) là phần quay của máy, phần ứng bao gồm có một lõi
thép hình trụ bắt chặt vào trục. Lá thép được làm bằng nhiều lá thép kỹ thuật
điện ghép cách điện với nhau, trên mặt có xẻ rãnh để đặt dây quấn phần ứng.
Thân máy, cực từ và lõi thép phần ứng tạo thành mạch từ của máy điện.
- Vành đổi chiều được đặt trên trục bên cạnh lõi thép phần ứng. Vành
gồm các lá đồng ghép lại thành một hình trụ trịn, giữa các lá đồng có cách
điện với nhau và cách điện với trục bằng lớp mica mỏng.
Ngồi các bộ phận trên cịn có lị xo, chổi than, giá đỡ, nắp trước, nắp sau.


10
1.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 3.1.3 Nguyên lý cấu tạo máy phát điện
Cách tạo ra sức điện động xoay chiều hình sin
Ta tác dụng lực cơ học vào trục làm cho khung dây quay, cắt đường sức từ
trường của nam châm NS (N: là cực bắc; S: là cực nam), trong khung dây sẽ
cảm ứng sức điện động xoay chiều hình sin.
Dịng điện cung cấp cho tải thơng qua vịng trượt và chổi than.
Khi công suất điện lớn, cách lấy điện như vậy gặp nhiều khó khăn ở chỗ
tiếp xúc giữa vành trượt và chổi than
Trong công nghiệp, máy phát điện xoay chiều được chế tạo như sau: dây
quấn đứng yên trong các rãnh của lõi thép là phần tĩnh và nam châm NS là phần
quay. Khi tác dụng cơ học vào trục làm nam châm NS quay, trong dây quấn
phần tĩnh sẽ cảm ứng ra sức điện động xoay chiều hình sin. Dây quấn đứng yên

nên việc lấy điện cung cấp cho tải rất an toàn và thuận lợi.
2. Động cơ điện
2.1. Động cơ điện 1 pha
a. Cấu tạo

Hình 3.1.4 Động cơ điện 1 pha
C. dây chung; S. Dây đề; R. Dây chạy; K. Rơ le đề
C-S: là cuộn dây đề; C-R: là cuộn dây chạy


11
- Động cơ một pha bao gồm hai phần cơ bản đó là phần tĩnh gọi là stato và
một thành phần quay được gọi là rotor
- Stato bao gồm hai cuộn dây điện (cuộn đề và cuộn chạy) và lõi sắt gồm
các lá thép mỏng trở thành nam châm điện khi được cấp điện.
-

Rotor là một lõi kim loại ép với các thanh nhơm dẫn điện đặt trong stator.

-

Ngồi ra cịn có tụ điện, rơ le khởi động.
b. Ngun lý hoạt động

- Ở loại động cơ này ngoài cuộn dây quấn chính (cuộn dây chạy) cịn có
cuộn dây quấn phụ (cuộn dây đề). Cuộn dây đề được thiết kế để mở máy (động
cơ dùng tụ đề) hoặc làm việc lâu dài (động cơ dùng tụ ngậm). Cuộn dây quấn
phụ được đặt trong một số rãnh stator, sao cho sinh ra từ thơng lệch với từ thơng
chính một góc 900 điện trong khơng gian, và dịng điện trong cuộn dây đề lệch
pha với dịng điện trong cuộn dây chạy một góc 900. Dòng điện trong cuộn dây

chạy và cuộn dây đề sinh ra từ trường quay để tạo ra mô men quay cho động cơ.
- Để dòng điện trong cuộn dây chạy và cuộn dây đề lệch pha nhau một góc
90 , ta thường nối tiếp với cuộn dây đề một tụ điện.
0

2.2. Động cơ điện 3 pha
a. Cấu tạo

A

B

C

X

Y

Z

Hình 3.1.5 Động cơ điện 3 pha
1.vỏ thép; 2.Stator; 3.bạc đan; 4.Rotor; 5.trạm đấu dây; 6.nắp
Động cơ ba pha bao gồm hai phần cơ bản đó là phần tĩnh gọi là stato và
một thành phần quay được gọi là rotor
Stato bao gồm các cuộn dây điện và lõi sắt gồm các lá thép mỏng trở thành
nam châm điện khi được cấp điện.
Rotor cũng là một lõi kim loại ép với các thanh nhôm dẫn điện đặt trong
stator.



12
b. Nguyên lý hoạt động
Động cơ 3 pha là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của Rotor chậm
hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator. Ta thường gặp động cơ khơng đồng
bộ Rotor lồng sóc vì đặc tính hoạt động của nó tốt hơn dạng dây quấn.
Stator được quấn các cuộn dây lệch nhau về khơng gian (thường là 3 cuộn
dây lệch nhau góc 120°). Khi cấp điện áp 3 pha vào dây quấn, trong lòng Stator
xuất hiện từ trường Fs quay tròn với tần số S 

60 f
, với p là số cặp cực của dây
P

quấn Stator, f là tần số.
Từ trường này móc vòng qua Rotor và gây điện áp cảm ứng trên các thanh
dẫn lồng sóc của rotor. Điện áp này gây dòng điện ngắn mạch chạy trong các
thanh dẫn. Trong miền từ trường do Stator tạo ra, thanh dẫn mang dòng I sẽ chịu
tác động của lực lơi đi. Có thể nói cách khác: dịng điện I gây ra một từ trường
Fr (từ trường cảm ứng của Rotor), tương tác giữa Fr và Fs gây ra momen kéo
Rotor chuyển động theo từ trường quay Fs của Stator.
3. Ký hiệu tổng quát
3.1. Ký hiệu nguồn điện
Ký hiệu

ý nghóa

Ký hiệu

ý nghóa


Dòng điện 1 chiều

Dòng điện chỉnh lưu

Dòng điện xoay chiều

Dụng cụ và máy
dùng được cả dòng
1 chiều và xoay
chiều.

Bộ nguồn điện 1 chiều

1

Phần tử của pin hay ắc m
quy,

Dòng điện 1 pha

Dòng điện m pha, m
dây

Nét ngắn cực âm, dài
cực dương
Dây nối đất

Cực âm

Cực dương



13
3.2. Ký hiệu đường dây
Ký hiệu

ý nghóa

Ký hiệu

ý nghóa

Dây dẫn điện

Mạch điện 4 dây

Hai dây dẫn chéo nhau

Hai dây dẫn có nối
với nhau về điện

Phân nhánh

3.3. Ký hiệu khí cụ điện

..

Ổ cắm điện

Cầu dao 1 và 3 pha


Phích và ổ 3 cực

Cầu chì

1.Sơ đồ 1 dây
2.Sô đồ nhiều dây
Công tắc thường

p tô mát 1 pha, 3
pha

Chấn lưu

Đèn huỳnh quang

Công tắc 3 cực

Đèn sợi đốt

Chuông điện

Quạt trần


14
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Câu hỏi 2: Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện

2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 3.1.1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng bộ phận
chính máy phát điện
+ Mục tiêu :
-

Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

-

Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên tàu

-

Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong cơng việc

-

Đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp.
+ Nguồn lực : Bảng câu hỏi

+ Cách thức : Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi
một số chức năng, cấu tạo của các phần tử chính trong máy phát điện…Yêu cầu
học viên chọn các chức năng và cấu tạo đúng của các bộ phận. Người dạy nên
viết thêm một số nội dung không đúng vào phiếu kiểm tra bài.
+ Thời gian hoàn thành: 10 phút
+ Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
+ Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các chức năng và cấu
tạo của các bộ phận trong máy phát điện
2.2. Bài thực hành số 3.1.2: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng bộ phận

chính động cơ điện
+ Mục tiêu :
-

Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

-

Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên tàu

-

Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong cơng việc

-

Đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp.
+ Nguồn lực : Bảng câu hỏi

+ Cách thức : Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi
một số chức năng, cấu tạo của các phần tử chính trong máy phát điện…Yêu cầu
học viên chọn các chức năng và cấu tạo đúng của các bộ phận. Người dạy nên
viết thêm một số nội dung không đúng vào phiếu kiểm tra bài.


15
+ Thời gian hoàn thành: 10 phút
+ Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
+ Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các chức năng và cấu
tạo của các bộ phận trong động cơ điện

C. Ghi nhớ
-

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

-

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha, 3 pha


16
BÀI 2: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN
Mã bài: MĐ 03 – 02
Mục tiêu:
-

Mơ tả được tình trạng của thiết bị trước khi vận hành.

-

Kiểm tra được tình trạng các thiết bị trước khi vận hành

-

Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong cơng
việc.
A. Nội dung:
1. Kiểm tra cầu dao chính
1.1. Khái qt và cơng dụng của cầu dao


Hình 3.2.1. Cầu dao tự động 3 pha, cầu dao 3 pha, cầu dao 1 pha
Cầu dao là một loại thiết bị khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện, chuyển
mạch bằng tay đơn giản nhất, được sử dụng trong các mạch điện có điện áp
nguồn cung cấp đến 220 V điện một chiều và 380 V điện xoay chiều. Cầu dao
thường dùng để đóng cắt mạch điện có cơng suất nhỏ, khi làm việc cầu dao
khơng phải thao tác đóng cắt điện nhiều lần.
Trong mạng điện gia dụng, văn phịng, phân xưởng, cơng ty xí nghiệp
ngồi nhiệm vụ đóng cắt mạch điện người ta cịn kết hợp với cầu chì để bảo vệ
mạch điện khi có sự cố ngắn mạch.
1.2. Phân loại và cấu tạo cầu dao
a. Phân loại
Theo kết cấu: cầu dao 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực; cầu dao có tay nắm giữa
hay ở bên; cầu dao đảo.
Theo điện áp định mức có loại 250 V và 500 V.


17
Theo dịng điện định mức có các loại: 15, 20, 25, 30, 40, 60, 75, 100, 150,
200, 350, 600, 1000 A.
Theo vật liệu của đế cách điện có loại bằng sứ, nhựa, bakelit, đế đá.
Theo điều kiện bảo vệ có loại khơng có hộp và có hộp bảo vệ.
Theo u cầu sử dụng có loại có cầu chì và loại khơng có cầu chì bảo vệ.
b. Cấu tạo

Hình 3.2.2.Cấu tạo cầu dao
Cấu tạo của cầu dao gồm: lưỡi dao, hàm dao, đế nắm, vỏ bên ngoài
Lưỡi dao làm bằng vật liệu có tính chất dẫn điện tốt, ít bị ơxy hóa, ít mài
mịn chịu nhiệt độ cao, thường sử dụng đồng và hợp kim của đồng để làm lưỡi
dao.
Hàm dao cũng chế tạo từ đồng và hợp kim của đồng nhưng phải có đặc tính

cơ và đàn hồi tốt.
Đế cầu dao là bộ phận định vị hàm dao và lưỡi dao làm bằng sành, sứ hay
nhựa tổng hợp…
Tay nắm là bộ phận liên kết với một đầu của lưỡi dao để tác động đóng mở
làm bằng gỗ, nhựa, sành, sứ…
Vỏ bên ngoài ngăn chặn tác nhân bên ngoài tác động vào cầu dao.
Ngồi ra nếu cầu dao có u cầu bảo vệ ngắn mạch phía sau lưỡi dao được
lắp qua cầu chì trước khi cung cấp điện cho phụ tải.


18

Hình 3.2.3. Cấu tạo cầu dao hai ngã (đảo)
Để đóng ngắt hai mạch điện khác nhau dùng cầu dao hai ngã (cầu dao đảo
hay cầu dao đổi nối). Cầu dao đảo khác cầu dao thường là ở chỗ có hai hệ thống
tiếp điểm tĩnh 1 và tĩnh 2 mắc vào hai mạch điện khác nhau, việc đổi nối được
thực hiện bằng cách thay đổi trạng thái tiếp xúc giữa lưỡi dao 3 và các tiếp điểm
tĩnh khi quay tay cần 4 quanh trục 5.
 Cầu dao 1 pha

Hình 3.2.4. Cầu dao 1 pha
 Cầu dao 3 pha

Hình 3.2.5. Cầu dao 3 pha


19
1.3. Kiểm tra cầu dao trước khi vận hành
-


Cầu dao phải cịn ngun vẹn, khơng có dấu hiệu bất thường

-

Các cọc nối dây không bị cháy xém

-

Các dầu dây điện khơng có dấu hiệu đã bị cháy

-

Đang ở vị trí OFF

Hình 3.2.6: Cầu dao tự động 3 pha
2. Kiểm tra áp tô mát
2.1. Khái quát và công dụng của áp tơ mát
Áp tơ mát cịn có tên gọi khác là CB(Circuit Breaker), cầu dao tự động.
Áp tô mát là loại khí cụ dùng để tự động ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải,
ngắn mạch, sụt áp, ….
Thường gọi là Áp tơ mát khơng khí vì hồ quang được dập tắt trong khơng
khí.
Áp tơ mát là khí cụ điện làm việc ở chế độ dài hạn nghĩa là trị số dòng điện
chạy qua áp tô mát là tùy ý.
Áp tô mát ngắn mạch được trị số dòng điện lớn đến vài chục KA.


20
2.2. Phân loại và cấu tạo của áp tô mát
a. Phân loại

 Theo kế cấu: Gồm ba loại:
- Loại một cực

Hình 3.2.7: Áp tơ mát một cực
- Loại 2 cực

Hình 3.2.8: Áp tơ mát hai cực
- Loại 3 cực

Hình 3.2.9: Áp tô mát ba cực


21
 Theo thời gian thao tác
Gồm 2 loại :
- Tác động tức thời (nhanh )
- Tác động không tức thời
 Theo cơng cụ bảo vệ
- Cực đại theo dịng điện
- Áptơmát cực tiểu điện áp
- Áptơmát cực tiểu dịng điện
- Áptơmát dịng điện ngược…
b. Cấu tạo Áptơmát

Hình 3.2.10: Cấu tạo áp tô mát


22
 Tiếp điểm
Áptơmát thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và tiếp

điểm hồ quang) hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch áptơmát thì thứ tự đóng tiếp điểm là: hồ quang, phụ, chính,
khi cắt thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng
là tiếp điểm hồ quang. (nhằm bảo vệ tiếp điểm chính).
Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được
tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy
lan vào làm hư tiếp điểm chính.
Tiếp điểm áptơmát thường cấu tạo bằng hợp kim gốm chịu được hồ quang
như Ag-W, Cu-W, Ni ,...
 Hộp dập hồ quang
Để áptômát dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới
điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và
kiểu hở.
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của áptơmát và có lỗ thốt khí. Kiểu
này có dịng điện giới hạn cắt khơng q 50KVA. Kiểu hở được dùng khi giới
hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KVA hoặc điện áp lớn hơn 1000V(cao áp).
Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp
thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành những đoạn ngắn thuận lợi cho
việc dập tăt hồ quang.
Cùng một thiết bị dập tắt hồ quang, khi làm việc ở mạch xoay chiều điện áp
đến 500V, ở có thể dập tắt được hồ quang của dòng điện đến 40KVA; nhưng khi
làm việc ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V, chỉ có thể cắt dịng điện đến
20KVA.
 Cơ cấu truyền động cắt Áp tô mát
Truyền động cắt áptơmát thường có hai cách: bằng tay và bằng cơ điện
(điện từ, động cơ điện).
Điều khiển bằng tay được thực hiện với các áptơmát có dịng điện định
mức khơng lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng
dụng ở các áptơmát có dịng điện lớn hơn đến 1000A.
Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta cịn dùng một tay dài phụ theo

ngun lí địn bẩy. Ngồi ra cịn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí
nén.
 Móc bảo vệ
Áptơmát tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động
khi mạch điện có sự cố q dịng điện và sụt áp. Móc bảo vệ q tải (cịn gọi là
quá dòng điện): để bảo vệ thiết bị điện khỏi bị quá tải, đường thời gian - dòng
điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ.


23
Người ta thường dùng hệ thống điện từ và rơle nhiệt làm móc bảo vệ đặt bên
trong áptơmát.
Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch điện chính. Khi dịng
điện vượt q trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ bị đập vào khớp rơi
tự do, làm tiếp điểm của áptômát mở ra.Điều chỉnh vít để thay đổi lực kháng của
lị xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dịng điện tác động. Để giữ thời gian trong
bảo vệ qúa tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian (ví dụ bánh
xe răng như trong cơ cấu đồng hồ).
Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, loại này có kết cấu tương tự rơle nhiệt
có phần tử phát nóng nối nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở
làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của áptơmát khi có q tải. Kiểu này có
nhược điểm là qn tính nhiệt lớn nên khơng ngắt nhanh được dịng điện tăng
vọt như khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dịng điện q tải.
Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu
rơle nhiệt trong một áptơmát. Loại này thường được dùng ở áptơmát có dịng
điện định mức đến 600A.
Móc bảo vệ sụt áp: (cịn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng kiểu
điện từ. Cuộn dây mắc song song với mạch điện chính, cuộn dây được này được
quấn nhiều vòng với dây tiết diện nhỏ chịu điện áp nguồn.
2.3. Nguyên lý làm việc của áptơmát

Sơ đồ ngun lý của áptơmát dịng điện cực đại và áptơmát điện áp thất
đựoc trình bày như hình sau:

Hình 3.2.11: Sơ đồ ngun lý của áp tơ mát bảo vệ q dịng
1,6. Lị xo; 2,3. Móc; 4. Phần ứng; 5. Nam chân điện


24
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, áptơmát được giữ ở trạng thái
đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một điểm với tiếp điểm động.
Bật áptơmát ở trạng thái ON, với dịng điện định mức nam châm điện 5 và phần
ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5
lớn hơn lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả
móc 3 , móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của
áptômát được mở ra, mạch điện mạch điện bị ngắt.

Hình 3.2.12: Sơ đồ nguyên lý của áp tơ mát bảo vệ sụt áp
1,9. Lị xo; 7,8. Móc; 10. Phần ứng; 11. Nam chân điện
Bật áptơmát ở trạng thái ON, với điện áp nam châm điện 11 và phần ứng
nam châm điện 11 và phần ứng 10 hút lại với nhau.
Khi sụt áp định mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng 10, lò xo 9 kéo
móc 8 bật lên, móc 7 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả mợ các
tiếp điểm của áptômát được mở ra, mạch điện bị ngắt.
2.4. Kiểm tra áp tô mát trước khi vận hành
-

Áp tơ mát phải cịn ngun vẹn, khơng có dấu hiệu bất thường

-


Các cọc nối dây không bị cháy xém

-

Các dầu dây điện khơng có dấu hiệu đã bị cháy


25
3. Kiểm tra động cơ lai máy phát điện

Hình 3.2.13: Động cơ lai máy phát
3.1. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ lai
Kiểm tra dầu bôi trơn trong các te bằng thước thăm dầu, mức dầu thường
nằm giữa hai vạch đã qui định. Nếu thiếu thì cần phải bổ sung đến mức cần
thiết. Cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của các loại dầu bôi trơn để áp dụng trong
các trường hợp cụ thể, phù hợp với môi trường nơi đặt máy. Nếu cao thì phải
điều chỉnh bằng cách tháo ốc rốn cate để xả bớt dầu (tránh máy xục dầu)
Kiểm tra chất lượng của dầu bôi trơn, độ nhớt, xem có lẫn nước, lẫn tạp
chất, cặn bẩn. Nếu thấy một trong các dấu hiệu trên thì phải tìm nguyên nhân và
xử lý
 Các bước thực hiện kiểm tra dầu bơi trơn
-

Rút cây thăm dầu ra ngồi, lau khơ cây thăm dầu

- Đưa cây thăm dầu vào vị trí cũ, sau đó rút cây thăm dầu ra và xem mức
dầu ước trên cây thăm dầu

Hình 3.2.14: Kiểm tra dầu bơi trơn



×