Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ CHO NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.45 KB, 36 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN










ĐỀ ÁN
ĐẦU TƯ CHO NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN Ở KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG















Hà Nội, 2014
2



PHẦN I: CĂN CƯ
́
ĐÊ
̉
XÂY DƯ
̣
NG ĐỀ Á N ĐẦU TƯ TRONG KHAI THÁC HẢI
SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4
1. Tính cấp thiết 4
2. Căn cứ pháp lý 5
II. HIÊ
̣
N TRA
̣
NG ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG , KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN
LỢI THỦY SẢN 6
1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL 6
2. Hiện trạng về sản xuất giống thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL 7
3. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 7
4. Khai thác hải sản 9
4.1. Tàu cá và nghề khai thác hải sản 9
4.2. Lao động khai thác hải sản 9
4.3. Công nghệ khai thác hải sản và bảo quản 10
5. Cở sở hậu cần và dịch vụ nghề cá phục vụ khai thác hải sản 10
6. Một số chính sách hỗ trợ cho hoạt động thủy sản 13
6.1. Về hỗ trợ khai thác hải sản 13
6.2. Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong thủy sản 15
6.3. Chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp

tốt trong thủy sản 15
6.4. Chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 15
6.5. Chính sách hỗ trợ giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh (Quyết đi
̣
nh 142/2009/QĐ-TTg) 15
6.6. Chính sách tín dụng cho nuôi tôm, cá tra 16
III. HIỆN TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16
1. Đầu tư cảng cá 16
2. Đầu tư cho khai thác 17
3. Đầu tư phát triển cho nuôi trồng thủy sản: 17
4. Đầu tư hệ thống thông tin thủy sản. 17
5. Đầu tư cơ sở vật chất đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 18
6. Đầu tư cho cơ sở đóng sửa tàu cá 18
7. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 19
7.1. Đầu tư bảo tồn vùng nước nội địa 19
7.2. Đầu tư cho bảo tồn biển 19
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ ÁN 20
I. ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU 20
1. Định hướng 20
a) Về kinh tế 20
b) Về xã hội 20
c) Về an ninh quốc phòng 20
2. Quan điểm đầu tư 20
3. Mục tiêu đến năm 2020 21
a) Mục tiêu chung 21
b) Mục tiêu cụ thể 21
III. Nhiệm vụ 22
1. Đầu tư lĩnh vực khai thác hải sản 22

2. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 26
3. Đầu tư cho nuôi trồng thủy sản 29
3

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 31
I. CÁC GIẢI PHÁP 31
1. Giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch 31
2. Giải pháp về khoa học công nghệ 31
3. Giải pháp về vốn 32
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 32
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách 33
6. Tổ chức lại sản xuất 34
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 35
1. Tổng cục Thủy sản 35
2. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính 35
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển 35
III. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 35
1. Giám sát 35
2. Đánh giá 36
























4

PHẦN I: CĂN CƯ
́
ĐÊ
̉
XÂY DƯ
̣
NG ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KHAI
THÁC HẢI SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tính cấp thiết
Ngành thủy sản nước ta trong những năm qua đã có những bước phát
triển vượt bậc, đóng góp đánh kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần đảm
bảo an ninh, chủ quyền biển, đảo.
Năm 2010, số lượng tàu thuyền khai thác trên cả nước khoảng 130.000
tàu, với tổng công suất khoảng hơn 6 triệu CV. Sản lượng khai thác đạt khoảng
2.2 triệu tấn đóng góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Tính riêng các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 22.000 tàu cá, chiếm
18% so với số lượng tàu cá cả nước.
Trong những năm gần đây tàu cá được đóng với công suất lớn hơn, các
thiết bị trên tàu được trang bị hiện đại hơn nhằm phục vụ cho chuyến biển dài
ngày nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đánh bắt.
Tính đến cuối năm 2013, số lượng tàu thuyền giảm còn 117.024 chiếc,
công suất máy tàu khoảng 10 triệu CV (tăng 4 triệu CV so với năm 2010). Trong
đó, số lượng tàu cá ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long khoảng 23.000 chiếc,
chiếm khoảng 4.9 % tổng số tàu thuyền cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh:
Bến Tre, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và
Cà Mau.
Nuôi trồng thủy sản sản của Việt Nam 10 năm trở lại đây phát triển một
cách đột phá, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, việc chuyển đổi
diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đã làm tăng
nhanh diện tích các loại hình mặt nước và sản lượng thuỷ sản nuôi.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước năm 2010 là 1.096.722 ha; năm 2012
đạt 1.195.367 ha; năm 2013 đạt 1.200.000 ha, trong đó diện tích nuôi thuỷ sản
của các tỉnh ĐBSCL là 826.129 ha (chiếm 69% tổng diện tích nuôi trồng thủy
sản của cả nước).
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 đạt 2.800.000 tấn; năm 2012 đạt
3.273.018 tấn; năm 2013 đạt 3.340.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi của các tỉnh
ĐBSCL là 2.325.413 tấn (bằng 71% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả
nước).
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ĐBSCL năm 2012 đạt khoảng
4,5 tỷ USD/6,15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước; năm 2013
đạt 4,7/6,7 tỷ USD.
Đối tượng nuôi chủ lực xuất khẩu của nước ta chủ yếu tập trung tại các tỉnh
ĐBSCL đó là tôm sú, tôm chân trắng và cá tra.
5


Có thể nói trong thời gian qua ngành thủy sản của cả nước nói chung và
của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao đối với
các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên sự tăng trưởng còn ở
mức thấp, chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có của vùng, nguyên nhân chính là
do:
- Nghề khai thác hải sản phát triển tự phát không kiểm soát được; tổ chức
sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa có sự liên kết và hợp tác
trong tổ chức sản xuất; công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
trên tàu còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; tình trạng cạnh tranh trong
khai thác ngày càng tăng, đánh bắt bất hợp pháp vẫn diễn ra đã làm suy giảm
nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ. Mặt khác, chúng ta còn thiếu thông tin về
nguồn lợi, cơ sở dữ liệu nghề cá để phục vụ cho công tác quản lý, qui hoạch khai
thác hải sản
- Hạ tầng phục vụ nuôi trồng, khai thác thủy sản, đầu tư còn thiếu và dàn
trải,thiếu đồng bộ. (hệ thống thủy lợi, xử lý nước thải, điện, khu neo đậu, bến cá,
chợ cá, …).
- Sản xuất nguyên liệu nghề cá vẫn còn lạc hậu, thủ công; các lĩnh vực cơ
khí thủy sản, khai thác hải sản đều bị tụt hậu.
Để phát huy hết tiềm năng và khai thác thế mạnh của các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản nhằm góp phần
vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước cũng như ổn định kinh tế, tăng thu
nhập. Việc xây dựng đề án đầu tư trong nuôi trồng và khai thác hải sản vùng
đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết
2. Căn cứ pháp lý
Luật Thủy sản Việt Nam ban hành tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 và các văn bản dưới luật.
Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ
về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Nghị định số
14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nghị
định số 59/NĐ-CP;

Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản. Căn cứ Quyết định
1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020;
6

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng
Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Quyết định 375/QĐ-TTG ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản;
Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành
thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững";
Căn cứ Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận 28-KL/TW về phương hướng, nhiệm
vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Căn cứ Quyết định 61/QĐ-BNN-KH ngày 10/01/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch hành động của Bộ
Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013.
II. HIÊ
̣
N TRA
̣
NG ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO

VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL
1.1. Diện tích nuôi
Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng
ĐBSCL là 1.366.430 ha, trong đó nuôi mặn lợ 886.249 ha (chiếm 89% so với
diện tích tiềm năng nuôi mặn lợ của toàn quốc), nuôi ngọt khoảng 480.181 ha
(chiếm 52% so với diện tích tiềm năng nuôi ngọt của toàn quốc).
Diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh ĐBSCL năm 2013 là 826.129
ha (chiếm 2/3 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước), trong đó:
- Diện tích nuôi tôm mặn lợ là 604.653 ha/664.783 ha (bằng 91% diện tích
nuôi tôm của cả nước).
- Diện tích nuôi cá tra là 5.200 ha (chiếm 100% diện tích nuôi cá tra của
cả nước).
- Diện tích nuôi ngọt là 131.049 ha.
- Diện tích nuôi các đối tượng khác là 112.390 ha
1.2. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của các tỉnh ĐBSCL năm 2013 đạt
2.325.413 tấn (bằng 71% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước), trong
đó:
- Sản lượng tôm mặn lợ là 394.777 tấn/520.020 tấn (bằng 76% sản lượng
tôm nuôi của cả nước).
- Sản lượng cá tra đạt 1.150.000 tấn.
7

- Sàn lượng nuôi ngọt và các đối tượng khác là 780.636 tấn
1.3. Đối tượng nuôi chính: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng và một số đối
tượng cá nước ngọt.
2. Hiện trạng về sản xuất giống thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL
2.1. Về sản xuất giống cá tra
Sản xuất giống cá Tra bột cung cấp cho toàn vùng ĐBSCL chủ yếu ở hai

tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu là Đồng Tháp và An Giang, trong khi hoạt
động ương cá Tra bột lên cá hương phục vụ nuôi thương phẩm được thực hiện
tại các tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang và Trà
Vinh.
- Năm 2013, tô
̉
ng số cơ sơ
̉
sa
̉
n xuất giống cá tra là 133 trại, trong đó Đồng
Tháp có 90 trại, An Giang 23 trại, Cần Thơ 6 trại, Bến Tre 5 trại và các tỉnh
Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Tiền Giang có 9 trại; cung cấp gần 26,4 tỉ cá

̣
t va
̀
gần 2,4 tỉ cá giống.
- Về chất lượng: sản xuất giống cá Tra tuy đã đáp ứng đủ số lượng cho
nhu cầu nuôi thương phẩm, nhưng chất lượng con giống chưa đảm bảo. Chất
lượng đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh
giữa các cơ sở sản xuất cá bột, cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm.
- Đê
̉
ca
̉
i thiê
̣
n chất lươ
̣

ng con giống, trong 3 năm từ 2010 - 2012, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã hoàn thành và phát tán 101.000 con cá bố mẹ hậu bị. Hiện
tại đàn cá tra bố mẹ chuyển giao cho các tỉnh đạt khối lượng từ 3,5 kg đến 5,0
kg và bước đầu đã tham gia sinh sản.
2.2. Về sản xuất giống tôm nước lợ
- Năng lực sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng tăng dần trong giai
đoạn 2009 - 2013. Tuy nhiên sản xuất giống tôm sú có xu hướng giảm dần trong
giai đoạn này, do nhiều diện tích nuôi tôm sú đã được chuyển sang nuôi tôm thẻ
chân trắng. Những cơ sở nhỏ, chất lượng giống thấp không cạnh tranh được dần
đóng cửa, để đáp ứng yêu cầu của thị trường và của cơ quan quản lý nhà nước các
cơ sở sản xuất giống được đầu tư nâng công suất và đầu tư trang thiết bị hiện đại
nên số cơ sở sản xuất giảm đi nhưng sản lượng giống tăng lên.
- Năm 2013, cả nước có 2.465 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó cơ
sở sản xuất tôm sú giống là 1.987 cơ sở, sản lượng giống đạt 29.233 triệu post, số
cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng là 20 cơ sơ, sản lượng giống đạt 5.760 triệu
post.
3. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của cả nước nói chung
và tại khu vực ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó
khăn, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn lợi đã có những ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do trong
một thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề khai thác, nuôi trồng còn
8

công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản chưa được quan tâm
đúng mức. Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung cho phát triển lĩnh vực
khai thác và nuôi trồng đã tạo áp lực lên nguồn lợi thủy sản tự nhiên, dẫn đến
các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, môi trường sống của các loài thủy sản bị
thu hẹp, nhiều loài thủy sản không thích ứng kịp với sự thay đổi môi trường đã
bị tuyệt chủng, các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên đang có nguy cơ suy

thoái.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
phục vụ phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản của cả nước nói chung và
khu vực ĐBSCL, trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã những sự
quan tâm đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhiều văn bản lien
quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được ban hành
nhằm tăng cường tính pháp lý và tạo điều kiện để triển khai các hoạt động lien
quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như: Quyết định số
485/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2105, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số
1479/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội
địa đến năm 2020; Quyết định số 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ
thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 188/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm
2020…
Việc ban hành các văn bản pháp lý trên đã tạo điều kiện để các Bộ, ngành
và địa phương triển khai các hoạt động đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản. Một số dự án đã được đầu tư triển khai như: Dự án điều tra
nguồn lợi thủy hải sản tại khu vực ĐBSCL, Quy hoạch các khu bảo tồn vùng
nước nội địa, Quy hoạch các khu bảo tồn biển…Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho
lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn rất hạn chế.
Bảng: Tổng hợp kinh phí đầu tư cho các dự án
Stt
Tên dự án
Năm đầu tư
Tổng kinh
phí (triệu)
Nguồn kinh
phí
1

Quy hoạch chi tiết KBT
VNNĐ ven biển Cà Mau
2009 - 2011
601,986
NSNN
2
Quy hoạch chi tiết KBT
VNNĐ Sông Hậu
2009 - 2011
756,497
NSNN
3
Đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng và hoạt động của
KBTB Phú Quốc
2010 - 2014
9,600
NSNN

9

4. Khai thác hải sản
4.1. Tàu cá và nghề khai thác hải sản
Đội tàu khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung
ở các tỉnh: Bến tre, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc trăng, Tiền Giang, Trà Vinh. Một
số lượng rất ít tàu cá cở nhỏ (công suất < 20 CV) khai thác thủy sản nội đồng ở
các tỉnh như: An Giang, Đồng tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An.
Tính đến tháng 12/2013, tổng số tàu cá của các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long là 23.269 chiếc (phụ lục 1); tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ vẫn chiếm đa số
hơn 70% tổng số cá cá các tỉnh đồng bằng Sông cửu Long, tỉnh có số lượng tàu

cá nhiều nhất là tỉnh Kiên Giang chiếm 45%.
Các nghề khai thác chủ yếu của ngư dân các tỉnh là nghề lưới kéo, lưới rê,
chiếm tỷ lệ lần lượt là 34.9% và 36.4% tổng số tàu thuyền các tỉnh đồng bằng
Sông cửu Long (phụ lục 2).
4.2. Lao động khai thác hải sản
Lao động nghề cá phần lớn được đào tạo theo phương thức "cha truyền
con nối"; đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hầu hết ít được đào tạo qua
trường lớp chính qui, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết
bị hàng hải, khai thác; thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động
khai thác ở những vùng biển quốc tế.
Trình độ văn hoá đối với lao động nghề cá cả nước rất thấp: 8,4% mù chữ,
55,2% tốt nghiệp tiểu học, chỉ có 34,5% tốt nghiệp trung học cơ sở, 1,9% trung
học phổ thông và 0,1% được đào tạo qua các trường đại học và trung học
chuyên nghiệp (Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu
nghề nghiệp khai thác hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, Nguyễn Văn Kháng,
2011).
Do trình độ văn hóa thấp, phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng, điều
kiện kinh tế đa phần còn khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật
mới, khả năng tiếp nhận trình độ công nghệ… bị hạn chế.
Tỷ lệ ăn chia mỗi chuyến biển phụ thuộc vào hình thức khai thác khác
nhau; khai thác thủy sản theo hình thức ngư dân làm chủ thì tỷ lệ ăn chia thường
là chủ tàu 50% và thuyền viên 50% lợi nhuận (tổng doanh thu – chi phí (dầu,
lương thực, thực phẩm, nước đá)). Không thực hiện theo phương thức trả lương
cố định
Hầu như các chủ tàu cá không có hợp đồng lao động với ngư dân đi biển,
chỉ hợp đồng thông qua thảo thuận miệng với nhau. Vì vậy, khi tàu cá đánh bắt
không hiệu quả thường người lao động chuyển sang các tàu cá đánh bắt hiệu quả
hơn. Cho nên, tình trạng lao động trên tàu cá thiếu, không ổn định xẩy ra ở hầu
hết các tỉnh.
10


4.3. Công nghệ khai thác hải sản và bảo quản
Công nghệ khai thác hải sản: Trong hơn một thập kỷ qua, đã có sự thay
đổi về công nghệ khai thác ở nước ta, ngoài việc cải tiến các loại nghề như lưới
kéo, rê, vây trong nước, việc du nhập một số nghề khai thác thủy sản khác cũng
đã được thực hiện, như: Câu cá rạn (mú, hồng) từ Hồng Kông (1990); câu cá
ngừ đại dương từ Đài Loan, Nhật Bản (1992-1993); chụp mực kết hợp ánh sáng
từ Thái Lan (1993); lưới kéo có độ mở miệng lưới cao từ Trung Quốc (Giã cào
bay, 1997-1998); đặc biệt là lưới kéo đáy, nghề lưới vây sử dụng máy dò ngang,
rê 3 lớp khai thác mực nang, chụp cá, công nghệ bảo quản cá ngừ bằng nước
biển.
Các trang thiết bị trên tàu như máy thông tin, định vị, dò cá đã được trang
bị hầu hết trên các tàu cá xa bờ tùy theo từng nghề khác nhau; tuy nhiên, các
trang thiết bị khai thác như tời thu thả lưới, máy lái tự động, cẩu được sản xuất
thủ công nên tuổi thọ thấp và hiệu quả không cao dẫn đến nguy cơ mất an toàn;
việc trang bị các thiết bị hiện đại co
̀
n thấp và chậm, chỉ đạt từ 1,09 – 3,98%.
Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác có tính chọn lọc còn yếu,
chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ cá tạp trong mẻ lưới còn cao, chất
lượng sản phẩm thấp.
Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch: Phương thức bảo quản sản
phẩm sau khai thác phổ biến là dùng đá xay, ướp muối theo phương pháp truyền
thống, sự hiểu biết của ngư dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sơ
chế và bảo quản sản phẩm khai thác còn rất hạn chế; một số tàu câu cá ngừ hiện
nay sử dụng vật liệu Polyurethane (PU) để làm hầm bảo quản, công nghệ bằng
nước biển lạnh nhưng còn ít và đang thử nghiệm.
Hiện nay, chưa có tàu nào sử dụng công nghệ cấp đông ngay trên tàu,
thời gian lên cá và vận chuyển chậm dẫn đến hao hụt lớn sau khai thác, gây lãng
phí nguồn lợi và hiệu quả kinh tế thấp.

5. Cở sở hậu cần và dịch vụ nghề cá phục vụ khai thác hải sản
5.1.Về cảng cá, bến cá
a) Kết quả đạt được
Ngày 15/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
346/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch, đến năm 2020 cả nước có 211 cảng
cá, bến cá, gồm:
- Tuyến bờ có 178 cảng cá và bến cá, trong đó có 14 cảng cá loại I, 74
cảng cá loại II và 90 bến cá; với tổng lượng thuỷ sản qua cảng, bến là 2.145.000
tấn/năm;
- Tuyến đảo có 33 cảng cá và bến cá, trong đó: có 01 cảng cá loại I, 22
cảng cá loại II và 10 bến cá. với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến cá là
215.000 tấn/năm.
11

Đến nay cả nước đã đầu tư xây dựng được 83 cảng cá từ nhiều nguồn vốn
(ODA, Biển Đông-Hải Đảo, ngân sách nhà nước…), trong đó:
- Tuyến bờ đã xây dựng được 65 cảng, bến cá; trong đó có 14 cảng cá loại
I và 51 cảng cá loại II và bến cá.
- Tuyến đảo đã xây dựng được 18 cảng cá. Trong đó: có 01 cảng cá loại I
(Cát Bà-Hải Phòng) và 17 cảng cá loại II (từ CôTô-Quảng Ninh đến Thổ Chu-
Kiên Giang).
Trong thời gian 2010 đến nay, thực hiện quy hoạch, Bộ và các địa phương
tập trung nâng cấp, mở rộng các cảng cá để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá
và dịch vụ hậu cần cho tàu cá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm
bảo các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Cụ thể, trong các năm 2010 - 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã và đang đầu tư nâng cấp, mở rộng 7 cảng cá loại I /15 cảng cá loại I theo
quy hoạch (hoàn thành 3 cảng đưa vào sử dụng)


từ nguồn vốn do Bộ trực tiếp
quản lý (vốn đã giải ngân là khoảng 160 tỷ đồng/2.303 tỷ đồng nhu cầu của quy
hoạch, tỷ lệ đạt 7% so với nhu cầu).
Đáp ứng cho khoảng 82.000 tàu cá cập cảng, trong đó toàn bộ khối tàu
khai thác hải sản xa bờ gồm 27.876 tàu. Sản lượng thủy sản lên cảng đạt khoảng
1,6 triệu tấn và trên 3,3 triệu tấn nước đá, dầu các các hàng hóa khác xuống tàu.
Tổng giá trị hàng thủy sản thông qua cảng khoảng 50,7 ngàn tỷ đồng. Việc đầu
tư xây dựng cảng cá góp phần nâng cao hiệu quả chuyến biển, giảm tổn thất,
thời gian lên, xuống hàng hóa phục vụ tàu khai thác.
b) Những hạn chế
- Công tác xây dựng quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cảng cá chưa
theo kịp sự phát triển đội tàu khai thác hải sản (số lượng và công suất, kích
thước của tàu cá ), quy trình dự báo thiên tai trên biển và tình hình biến đổi khí
hậu.
- Công tác khảo sát, lập dự án, thiết kế kỹ thuật và công tác thẩm định
thiết kế công trình của các dự án của một số địa phương chưa sát với đặc thù
công trình cảng cá, các thông số kỹ thuật tàu thuyền nghề cá;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế cảng cá còn thiếu và chưa phù
hợp.
- Công tác duy tu bảo dưỡng chưa được các địa phương quan tâm thực
hiện thường xuyên, kịp thời. Chưa xây dựng được quy trình duy tu bảo trì công
trình theo quy định tại Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính
phủ về bảo trì công trình xây dựng đã dẫn đến công trình nhanh xuống cấp,
luồng lạch bị bồi lắng gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào; cơ sở hạ tầng bị
xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.
- Việc phân bổ vốn trung ương hỗ trợ đầu tư các dự án còn dàn trải, chưa
tập trung cho vùng có tần suất bão cao, các tỉnh còn thiếu chủ động cho việc huy
động nguồn vốn để đầu tư, chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương nên không
đầu tư đồng bộ các hạng mục để phát huy hiệu quả tối đa của dự án.
12


- Cơ chế quản lý sau đầu tư còn nhiều bất cập, công tác công bố cảng cá
theo Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý
cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá chưa được các địa phương quan
tâm thực hiện.
- Công tác quản lý, vận hành cảng cá chưa thực hiện đúng quy định: thiếu
quy chế điều động, phối hợp quản lý các cảng cá,
- Chưa tổ chức tuyên truyền, phổ biến, công bố thông tin các cảng cá để
ngư dân trong tỉnh cũng như các địa phương khác biết.
5.2. Về khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
a) Kết quả đạt được
Ngày 09/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1349/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong tổng số 131 khu neo đậu tránh trú bão theo quy hoạch, số khu neo
đậu tránh trú bão đã và đang đầu tư xây dựng là 65 khu; đã hoàn thành đưa vào
sử dụng và công bố theo quy định của Nghị định 80/2012/NĐ-CP ngày
08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đối với
35 khu (Quyết định 1044/QĐ-BNN-TCTS ngày 14/5/2014). Ngoài ra còn có 06
khu neo đậu đã hoàn thành đưa vào sử dụng hiện đang thực hiện thủ tục công bố
theo quy định. Tổng cộng có 41 khu với công suất 30.776 tàu neo đậu theo yêu
cầu (đạt 36,6% so với quy hoạch).
Tổng vốn ngân sách Trung ương của Chương trình tránh trú bão được cấp
từ 2002 đến hết năm 2013 là 1.559,8 tỷ đồng (riêng giai đoạn 2010-2013 là
1.278 tỷ đồng, đạt 20% so với nhu cầu giai đoạn 2010-2015 của quy hoạch là
6.393 tỷ đồng). Các khu neo đậu tránh trú bão kết hợp dịch vụ hầu cần đã phát
huy hiệu quả cả khi có bão và không có bão, đảm bảo phát triển kinh tế với an
sinh xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân; thiệt hại về người, phương
tiện nghề cá do bão đã giảm hơn so với trước.
b) Những hạn chế

- Công tác xây dựng quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu
tránh trú bão chưa theo kịp sự phát triển đội tàu khai thác hải sản (số lượng và
công suất, kích thước của tàu cá ), quy trình dự báo thiên tai trên biển và tình
hình biến đổi khí hậu.
- Công tác khảo sát, lập dự án, thiết kế kỹ thuật và công tác thẩm định
thiết kế công trình của các dự án của một số địa phương chưa sát với đặc thù
công trình khu neo đậu tránh trú bão, các thông số kỹ thuật tàu thuyền nghề cá;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế khu neo đậu tránh trú bão còn
thiếu và chưa phù hợp.
- Công tác duy tu bảo dưỡng chưa được các địa phương quan tâm thực
hiện thường xuyên, kịp thời. Chưa xây dựng được quy trình duy tu bảo trì công
trình theo quy định tại Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính
phủ về bảo trì công trình xây dựng đã dẫn đến công trình nhanh xuống cấp,
13

luồng lạch bị bồi lắng gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào; cơ sở hạ tầng bị
xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.
- Việc phân bổ vốn trung ương hỗ trợ đầu tư các dự án còn dàn trải, chưa
tập trung cho vùng có tần suất bão cao, các tỉnh còn thiếu chủ động cho việc huy
động nguồn vốn để đầu tư, chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương nên không
đầu tư đồng bộ các hạng mục để phát huy hiệu quả tối đa của dự án.
- Cơ chế quản lý sau đầu tư còn nhiều bất cập, công tác công bố khu neo
đậu tránh trú bão theo Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính
phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá chưa được các địa
phương quan tâm thực hiện.
- Công tác quản lý, vận hành khu neo đậu tránh trú bão chưa thực hiện
đúng quy định: thiếu quy chế điều động, phối hợp quản lý các khu neo đậu tránh
trú bão.
- Chưa tổ chức tuyên truyền, phổ biến, công bố thông tin các khu neo đậu
để ngư dân trong tỉnh cũng như các địa phương khác biết để đưa tàu vào tránh

trú bão; thiếu hướng dẫn, tổ chức diễn tập kỹ thuật neo đậu tàu thuyền cho ngư
dân
5.3. Dịch vụ hậu cần nghề cá
Dịch vụ hậu cần trên biển hiện nay do các hộ gia đình, chủ nậu vựa tự bỏ
vốn đóng tàu, tổ chức cung ứng lương thực, thực phẩm, dầu, nước đá và thu mua
hải sản trên biển; bước đầu cho thấy hoạt động dịch vụ hậu cần trên biển hiệu
quả và đang có xu hướng phát triển nhanh.
Sau khi tàu về cảng cá và lên cá, hầu hết các chủ tàu đều bán cá cho các
chủ nậu vựa, sau đó chủ nậu vựa bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, một
phần bán các chợ cá bán lẻ; do phụ thuộc vào nậu vựa trong việc cung cấp xăng
dầu, vốn đóng tàu, mua các trang thiết bị nên các chủ tàu thường hay bị ép
giá khi được mùa; trong khi các doanh nghiệp không mua được sản phẩm của
các chủ tàu mà phải thông qua nậu vựa nên giá sản phẩm hải sản cao, sản xuất
chế biến gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, các khu kinh doanh nguyên liệu hải sản tại các cảng cá còn
thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, chưa có biện pháp quản lý; vệ sinh an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, công tác bảo quản sản phẩm và giảm tổn
thất sau thu hoạch chưa được chú trọng.
6. Một số chính sách hỗ trợ cho hoạt động thủy sản
6.1. Về hỗ trợ khai thác hải sản
a) Quyết định 393/1997/QĐ-TTg ngày 9/6/1997 của Thủ Tướng Chính
phủ ban hành về vay vốn tín dụng để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt xa bờ,
thời gian hỗ trợ từ năm 1997 đến năm 2000
Những kết quả đã đạt được:
- Tổng kinh phí hỗ trợ ngư dân khoảng 1.300 tỷ VNĐ;
14

- Số tàu được hỗ trợ đóng mới có công suất từ 90CV trở lên: 1.365 tàu.
- Chương trình đã tạo được lực lượng tàu cá lớn đánh bắt xa bờ, góp phần
chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp khai thác, giảm áp lực khai thác đối với vùng

biển ven bờ.
- Tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống ngư dân.
- Nhờ có chính sách này, đến nay cả nước đã phát triển được trên 28.000
tàu cá có công suất trên 90CV.
Những hạn chế:
Do việc tổ chức cho vay thiếu tính đồng bộ; cho vay đóng tàu chưa tính
đến cho vay để mua sắm ngư lưới cụ và trang thiết bị; đội ngũ thuyền trưởng,
thuyền viên chưa được đào tạo phù hợp để đủ khả năng vận hành, sử dụng
phương tiện lớn, hiện đại, do vậy các dự án khó thu hồi được vốn do hiệu quả
thấp.
b) Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện
chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, trong đó có hỗ trợ ngư dân mua
mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản, hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu và bảo
hiểm tai nạn cho thuyền viên, hỗ trợ dầu. Thời gian thực hiện từ năm 2008 đến
năm 2010.
Kết quả đạt được: Quyết định 289/QĐ-TTg ra đời trong bối cảnh kinh tế
thế giới và kinh tế Việt Nam rơi vào đà suy giảm, Chính phủ ban hành quyết
định lúc này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với ngư dân; về cơ bản, chính
sách đã kịp thời giúp ngư dân khắc phục khó khăn để bám biển sản xuất, duy trì
khai thác thuỷ, hải sản, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống ngư dân, góp phần
bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảm bảo ổn định nguồn thực
phẩm cũng như nguyên liệu cho các nhà máy chế biến phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu; góp phần ổn định giá tiêu dùng trong nước, kiềm
chế lạm phát, ổn định đời sống xã hội. Qua ba năm triển khai thực hiện Quyết
định số 289/QĐ-TTg, công tác quản lý tàu cá được tăng cường, đa số tàu cá đã
được đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác thủy sản. Trên cơ sở đó,
các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương đánh giá được thực trạng năng
lực đánh bắt, cơ cấu tàu thuyền và loại nghề khai thác hải sản, tạo điều kiện cho
công tác quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi, sắp xếp bố trí lại lực

lượng sản xuất nghề cá tại địa phương.
Những hạn chế:
- Quyết định 289/QĐ-TTg nặng về giải quyết an sinh xã hội trong điều
kiện kinh tế khó khăn, vì vậy tàu cá nhỏ tỷ lệ hỗ trợ dầu/công suất được hỗ trợ
cao hơn tàu lớn cho nên số lượng tàu nhỏ khai thác hải sản ven bờ tăng đột biến.
- Chính sách hỗ trợ mua mới, đóng mới, thay máy mới tàu cá xa bờ còn
cứng nhắc, thiếu hợp lý so với thực tế phát triển nghề cá các địa phương nên
15

chưa đạt được hiệu quả.
6.2. Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong thủy sản
c) Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về có chế,
chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản; Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày
02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất
sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản (hiện nay đã được thay thế bằng Quyết
định Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày
14/11/2013). Trong đó có hỗ trợ lãi suất vay cho việc đầu tư các trang biết bị
nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đóng mới tàu thu mua chế biến hải sản.
Kết quả đạt được: Một số mô hình bảo quản sản phẩm tiên tiến đã được
ngư dân áp dụng tại các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang … đã góp phần tích
cực nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác và giá trị của sản phẩm thủy sản
khai thác.
d) Quyết định 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ rủi ro thiên tai trên biển đối với các tổ
chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá trên
biển, ven biển khắc phục rủi ro do thiên tai gây ra như: bão lốc, áp thấp nhiệt
đới, sóng thần xảy ra trên biển, ven biển, hải đảo.
Đây là chính sách thiết thực, được người dân ủng hộ nhiệt tình. Tuy
nhiên, chính sách không quy định về định mức hỗ trợ đối với các trường hợp

gặp rui ro do thiên tai gây ra nên các địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong
quá trình triển khai thực hiện.
6.3. Chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong thủy sản
Đã công nhận 09 tổ chức chứng nhận, bước đầu đã cấp chứng nhận cho
15 cơ sở nuôi trồng thủy sản.
6.4. Chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013
Đã đươ
̣
c triển khai thí điểm bảo hiểm đối với tôm va
̀
ca
́
tra tại mô
̣
t số tỉnh
đồng bằng sông Cư
̉
u Long. Đã có 15.796 hộ với diện tích 5.618 ha đã tham gia
bảo hiểm.
Khó khăn vướng mắc: Đối với thí điểm bảo hiểm cá tra do mức phí đóng
bảo hiểm cao, rủi ro do dịch bệnh không lớn nên thiếu hấp dẫn người nuôi tham
gia. Bảo hiểm tôm nuôi, qua áp dụng thí điểm phát hiện một số bất cập về kỹ
thuật, cơ chế quản lý và do thua lỗ trong chi trả bảo hiểm nên năm 2013 các tổ
chức bảo hiểm đã triển khai rất chậm.
6.5. Chính sách hỗ trợ giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị
thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Quyê
́
t đi
̣

nh 142/2009/QĐ-TTg)
Đã thường xuyên cập nhật và bổ sung các bệnh nguy hiểm phải công bố
dịch trong nuôi trồng thủy sản để có biện pháp ngăn chăn kịp thời lây lan dịch
16

bệnh và làm căn cứ để có chính sách hỗ trợ, căn cứ để triển khai thực hiện bảo
hiểm nông nghiệp dịch bệnh xảy ra.
Khó khăn vướng mắc: Đối tượng được hỗ trợ chưa nhiều, mức hỗ trợ còn
thấp, một số bệnh chưa được đưa vào danh mục.
6.6. Chính sách tín dụng cho nuôi tôm, cá tra
Ngày 19/3/2014, Ngân hàng Nhà nước có công văn số 1691/NHNN-TD
yêu cầu 5 ngân hàng giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn,
gia cầm, cá tra và tôm về mức tối đa 8%/năm, để tiếp tục triển khai có hiệu quả
chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012,
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Viê
̣
t Nam đã có tờ trình số 22/TTr-NHNN
trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá
tra và dự thảo Quyết định của thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng này.
III. HIỆN TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ
BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
1. Đầu tư cảng cá
a) Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, gồm
có:
- 6 cảng cá loại I: Cảng cá khu dịch vụ hậu cần nghề cá Mỹ Tho, Tiền
Giang; Cảng cá Bình Đại, Bến Tre; Cảng cá Trần Đề, Sóc Trăng; Cảng cá và

trung tâm DVHCNC Gành Hào Bạc Liêu; Cảng cá sông Đốc, Cà Mau; Cảng cá
Tắc Cậu, Kiên Giang.
- 17 cảng cá loại II: Cảng cá Vàm Láng, Tiền Giang; Cảng cá Ba Tri,
Cảng cá An Nhơn, tỉnh Bến Tre; Cảng cá Láng Chim, Cảng cá Định An, tỉnh
Trà Vinh; Cảng cá và khu neo đậu tàu Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu; Cảng cá Cà
Mau, Cảng cá Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau; Cảng cá Dương Đông, Cảng cá An
Thới, Cảng cá đảo Nam Du, Cảng cá đảo Thổ Châu, Cảng cá Bãi Dong, Cảng cá
Ba Hòn, Cảng cá Xẻo Nhào, Cảng cá Lình Huỳnh, Cảng cá Hòn Ngang, tỉnh
Kiên Giang.
- 31 bến cá, trong đó: Tiền Giang: 2 bến cá; Bến Tre: 3 bến cá; Trà Vinh:
2 bến cá; Sóc Trăng: 3 bến cá; Bạc Liêu: 1 bến cá; Cà Mau: 7 bến cá; Kiên
Giang: 13 bến cá.
Đến nay, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã đầu tư xây dựng và đưa
vào hoạt động 6 cảng cá loại I và 5 cảng cá loại II, cụ thể như sau:
- Cảng cá loại I, bao gồm: Cảng cá khu dịch vụ hậu cần nghề cá Mỹ Tho,
Tiền Giang; Cảng cá Bình Đại, Bến Tre; Cảng cá Trần Đề, Sóc Trăng; Cảng cá
17

và trung tâm DVHCNC Gành Hào Bạc Liêu; Cảng cá sông Đốc, Cà Mau; Cảng
cá Tắc Cậu, Kiên Giang.
Kinh phí đầu tư xây dựng cảng cá loại I khoảng 300 tỷ đồng, bao gồm các
hạng mục: cầu tàu, kè bờ, đường giao thông trong cảng, nhà tiếp nhận phân loại
sản phẩm thủy sản, nhà điều hành cảng, hệ thống cấp thoát nước, nhà vệ sinh
công cộng
- Cảng cá loại II, bao gồm: Cảng cá Vàm Láng, Tiền Giang; Cảng cá Ba
Tri, tỉnh Bến Tre; Cảng cá Định An, tỉnh Trà Vinh; Cảng cá Cà Mau, tỉnh Cà
Mau; Cảng cá An Thới, tỉnh Kiên Giang.
Kinh phí đầu tư xây dựng cảng cá loại II khoảng 200 tỷ đồng, bao gồm
các hạng mục: cầu tàu, kè bờ, đường giao thông trong cảng, nhà tiếp nhận phân
loại sản phẩm thủy sản, nhà điều hành cảng, hệ thống cấp thoát nước, nhà vệ

sinh công cộng
2. Đầu tư cho khai thác
Trong những năm qua, đầu tư cho khai thác chỉ tập trung hỗ trợ phát triển
khai thác xa bờ như: cho vay vốn ưu đãi đóng tàu khai thác xa bờ khoảng 132 tỷ
đồng và 553 tỷ đồng hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định 289/QĐ-TTg
3. Đầu tư phát triển cho nuôi trồng thủy sản:
Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các chương trình dự án giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2013 đã cấp khoa
̉
ng 1.909 tỷ đồng/2.500 tỷ đòng. Trong đó
vốn đầu tư do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là 530,7 tỷ đồng (vốn đầu tư
cho chương trình giống là 113, 5 tỷ đồng, cho chương trình nuôi trồng thủy sản
là 397,2 tỷ đồng), còn lại là vốn do địa phương quản lý
4. Đầu tư hệ thống thông tin thủy sản.
Để giúp ngư dân yên tâm sản xuất trên biển, đặc biệt mở rộng khai thác ở
vùng khơi, vùng biển quốc tế giảm áp lực khai thác vùng bờ, Đảng và Nhà nước
cần ban hành các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho lĩnh vực thủy sản để góp phần
nâng cao đời sống ngư dân, tăng cưởng kinh tế đất nước và bảo vệ an ninh chủ
quyền biển đảo, một số kết quả như sau:
- Quyết định số 878/QĐ-BTS ngày 31/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy
sản phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên
biển giai đoạn I; Quyết định số 890/QĐ-BNN ngày 4/5/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt dự án điều chỉnh xây dựng
công trình hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn I.
- Tổng kinh phí đầu tư cho dự án hơn 34 tỷ đồng với các hạng mục đã
được đầu tư như: thiết kế cải tạo, sửa phòng lắp đặt thiết bị của Trung tâm; lắp
đặt máy thu trực canh trên tàu cá (7.000 máy thu trực canh đã được lắp đặt trên
tàu cá). Dự án đã mang lại lợi ích thiết thực cho bà con ngư dân như trao đổi
thông tin hàng hải xuyên suốt giữa đài bờ và tàu; ngư dân dễ dàng năm bắt các
thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, thời tiết nguy hiểm, thông tin cứu

18

hộ cứu nạn trên biên biển. Do đó, tình hình tai nạn trên biển do thiên tai giảm
đáng kể so với trước đây.
- Quyết định số 302/QĐ-BNN-HTQT ngày 3/2/2010 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án “Hệ thống quan
sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh -
MOVIMAR”: Với tổng mức kinh phí đầu tư hơn 361 tỷ đồng; nguồn vốn vay
của Chính phủ Pháp, các hạng mục đầu tư: nâng cấp, xây dựng trụ sở chính của
Trung tâm tại Hà Nội, mua sắm thiết bị máy móc, trang thiết bị văn phòng, chi
phí lắp đặt, vận chuyển. Đến nay, Trung tâm đã bắt đầu đi vào hoạt động và
được xem là trung tâm quan sát tàu cá hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện
nay.
5. Đầu tư cơ sở vật chất đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hàng năm, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản. Đồng thời kết hợp với nguồn kinh phí
từ các dự án hỗ trợ tăng cường năng lực trong quản lý thủy sản để đào tạo, bồi
dưỡng cho các bộ làm công tác quản lý thủy sản ở địa phương.
Tổng kinh phí đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý thủy sản
ước tính khoảng 3 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ODA).
6. Đầu tư cho cơ sở đóng sửa tàu cá
Hiện nay cả nước có khoảng gần 400 cơ sở đóng sửa tàu cá, trong đó ở
khu vực Đồng Bằng sông cửu long có 106 cơ sở, các cơ sở trang thiết bị bao
gồm mặt bằng, nhà xưởng có mái che, trang bị máy móc còn đơn giản, nhiều cơ
sở đóng sửa tàu cá trên cả nước cũng như tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-
BNNPTNT ngày 25/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy
định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải
hoán tàu cá.

Nhà nước cần đầu tư Quy hoạch phát triển đóng, sửa tàu cá trên toàn quốc
đến năm 2020 và định hướng năm 2030 làm cơ sở để các tỉnh, thành phố ven
biển và các tổ chức, cá nhân quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và năng lực
cho các cơ sở đóng mới, duy tu, sửa chữa các loại tàu cá góp phần nâng cao hiệu
quả, an toàn trong khai thác thủy sản, đáp ứng được năng lực đóng tàu cá bằng
vật liệu mới, đóng tàu cá vỏ thép theo chủ trương của Nhà nước.
Như vậy, cần phải có thiết kế quy hoạch phát triển đóng, sửa tàu thuyền
theo đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại các tỉnh Đồng bằng sông
cửu long, cần tập trung đầu tư:
- Phát triển hệ thống các cơ sở đóng, sửa tàu cá vỏ gỗ truyền thống tại địa
phương;
- Phát triển hệ thống các cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá hiện đại bằng các vật
liệu mới thay thế tàu vỏ gỗ.
19

- Phát triển hệ thống các cơ sở cung cấp nguyên liệu gỗ, thép đóng tàu,
các vật liệu mới, sản xuất chế tạo các máy móc, thiết bị hảng hải, thiết bị khai
thác thủy sản và sản phẩm công nghiệp phụ trợ sản xuất trong nước hoặc nhập
khẩu cung cấp cho các nhà máy, cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá.
- Phát triển nguồn nhân lực cho đóng, sửa chữa tàu cá
(Phụ lục 3: Tổng hợp cơ sở đóng sửa tàu cá khu vực đồng bằng sông Cử
Long)
7. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
7.1. Đầu tư bảo tồn vùng nước nội địa
Giai đoạn từ năm 2009 – 2011, Nhà nước đã đầu tư qui hoạch, phát triển
khu bảo tồn cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như sau:
- Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nguồn lợi ven biển tỉnh Cà Mau;
mức vốn đầu tư là 601.986.000;
- Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn sông Hậu, tổng mức vốn đầu tư:
756.497.000.

7.2. Đầu tư cho bảo tồn biển
Khu bảo tồn biển Phú Quốc – Kiên Giang: Giai đoạn từ năm 2007 -
2014, tổng kinh phí đầu tư cho các hoạt động của khu bảo tồn biển Phú Quốc ức
đạt khoảng 15 tỷ, trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 7 tỷ,
kinh phí tài trợ của các tổ chức nước ngoài khoảng 8 tỷ.












20

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Định hướng
a) Về kinh tế
Tập trung đầu tư cho khai thác và tận dụng tốt lợi thế tiềm năng của
ngành thủy sản; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh thủy sản quy mô
lớn theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP và
các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giảm thiểu tàu nhỏ ven bờ, tàu khai thác không thân thiện với môi trường.
Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác để xây dựng
các nhãn hàng hóa sinh thái.

b) Về xã hội
Cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân trên
cơ sở tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là nhóm người
nghèo ở các xã bãi ngang ven biển, và hải đảo, vùng sâu, vùng xa, được tham
gia vào quá trình tăng trưởng ngành thủy sản thông qua các chương trình hỗ trợ
giảm nghèo, hỗ trợ duy trì sản xuất và thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị
trường lao động phi thủy sản, đa dạng hóa sinh kế cho ngư dân, giải quyết tốt
vấn đề an ninh thực phẩm.
Điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư nghề cá, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công
nghệ ngày càng cao, gắn với xây dựng, phát triển nông thôn mới, xây dựng các
làng cá giàu đẹp, văn minh.
c) Về an ninh quốc phòng
Khuyến khích các địa phương phát triển hình thức kinh tế tập thể tham gia
khai thác trên biển (tổ, đội đoàn kết, Hợp tác xã, tổ Hợp tác…), đặc biệt là khai
thác xa bờ, nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách, tạo điều kiện để nâng cao vai
trò hiện diện dân sự thường xuyên của ngư dân ở vùng biển xa nhằm bảo vệ chủ
quyền vùng biển đảo của Tổ quốc. Thường xuyên tập huấn về Luật biển, Luật
Hàng hải quốc tế, giải quyết các sung đột trên biển, tuyên truyền bổ biến về chủ
quyền an ninh biển đảo sâu rộng đến cộng đồng ngư dân làm nghề cá.
2. Quan điểm đầu tư
- Đầu tư cho nuôi trồng và khai thác hải sản vùng ĐBSCL là một nhiệm
vụ của tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển và hải đảo của Tổ
quốc;
21

- Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động
của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển
giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

và đời sống, cung cấp thông tin và dịch vụ, đặc biệt là hỗ trợ hình thành một số
trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm làm động lực cho nghề cá
phát triển.
3. Mục tiêu đến năm 2020
a) Mục tiêu chung
Phát triển mạnh kinh tế biển và xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành
sản xuất hàng hóa lớn của Quốc gia gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020: (i) Nâng cao giá trị, hiệu
quả và khả năng cạnh tranh của ngành, (ii) Cải thiện nhanh đời sống của ngư
dân và lao động thủy sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo, (iii) Bảo vệ môi
trường, sinh thái. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hiện đại,
hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong
nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
b) Mục tiêu cụ thể
Đối với khai thác thủy sản
- Hoàn thiện và nâng cấp một số cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão nhằm
đáp ứng nhu cầu cho 80% số lượng tàu thuyền các tỉnh đồng bằng Sông Cửu
Long lưu trú trong mùa mưa bão.
- Nâng cao giá trị sản phẩm khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch xuống
còn 10%.
- Thu nhập của cộng đồng ngư dân ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
tăng gấp 2 lần so với năm 2010.
- Hoàn thiện các khu vùng nước nội địa, bảo tồn biển theo qui hoạch.
- Số lượng tàu cá theo hướng công nghiệp hóa.
Đối với nuôi trồng thủy sản
- Cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, thủy lợi, đường điện của
các vùng nuôi tập trung được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp 70-80% vào năm
2020.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản 7,5-8%; cơ cấu giá trị sản xuất
43,3%; giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 260-270

triệu đồng/ha/năm.
22

II. NHIỆM VỤ
1. Đầu tư lĩnh vực khai thác hải sản
* Dự án 1: Nâng cấp, mở rộng cảng cá Bình Đại, xã Bình Thắng,
huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
- Mục tiêu dự án:
+ Nhằm đáp ứng nhu cần thiết cho nghề khai thác tại địa phương và các
vùng lân cận;
+ Nơi tiếp nhận, bảo quản, phân phối tiêu thụ các sản phẩm đánh bắt và
cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá;
+ Thông tin dự báo ngư trường đánh bắt, tổ chức các hoạt động khuyến
ngư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần cùng với địa phương thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh.
- Nội dung dự kiến:
+ Đầu tư hệ thống mái che cầu cảng và mái che đường dẫn từ cầu cảng vào
nhà phân loại
+ Nâng cấp, mở rộng cầu tàu
+ Nạo vét vùng nước trước cầu cảng và luồng ra vào cảng cá
+ Nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải, rác thải
+ Nâng cấp nhà phân loại và mua bán hải sản.
- Thời gian thực hiện: 2015-2017
- Kinh phí dự kiến: 50 tỷ đồng.
* Dự án 2: Nâng cấp, mở rộng cảng cá Trần Đề, xã Trung Bình,
huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
- Mục tiêu dự án:
+ Nhằm đáp ứng nhu cần thiết cho nghề khai thác tại địa phương và các
vùng lân cận;
+ Nơi tiếp nhận, bảo quản, phân phối tiêu thụ các sản phẩm đánh bắt và

cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá;
+ Thông tin dự báo ngư trường đánh bắt, tổ chức các hoạt động khuyến
ngư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần cùng với địa phương thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh.
- Nội dung dự kiến:
+ Đầu tư hệ thống mái che cầu cảng và mái che đường dẫn từ cầu cảng vào
nhà phân loại
+ Nâng cấp, mở rộng cầu tàu
+ Nạo vét vùng nước trước cầu cảng và luồng ra vào cảng cá
23

+ Nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải, rác thải
+ Nâng cấp nhà phân loại và mua bán hải sản.
- Thời gian thực hiện: 2015-2017
- Kinh phí dự kiến: 50 tỷ đồng.
* Dự án 3: Nâng cấp, mở rộng cảng cá Tắc Cậu, xã Vĩnh Hòa Hiệp,
xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
- Mục tiêu dự án:
+ Nhằm đáp ứng nhu cần thiết cho nghề khai thác tại địa phương và các
vùng lân cận;
+ Nơi tiếp nhận, bảo quản, phân phối tiêu thụ các sản phẩm đánh bắt và
cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá;
+ Thông tin dự báo ngư trường đánh bắt, tổ chức các hoạt động khuyến
ngư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần cùng với địa phương thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh.
- Nội dung dự kiến:
+ Đầu tư hệ thống mái che cầu cảng và mái che đường dẫn từ cầu cảng vào
nhà phân loại
+ Nâng cấp, mở rộng cầu tàu
+ Nạo vét vùng nước trước cầu cảng và luồng ra vào cảng cá

+ Nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải, rác thải
+ Nâng cấp nhà phân loại và mua bán hải sản.
- Thời gian thực hiện: 2015-2017
- Kinh phí dự kiến: 50 tỷ đồng.
b) Đầu tư khu neo đậu tránh trú bão
* Dự án 4: Đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Gành Hào,
huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
- Mục tiêu:
+ Đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của tỉnh Bạc Liêu
và cho tàu cá các tỉnh lân cận hoạt động trong vùng, với quy mô khu neo đậu trú
bão đáp ứng cho khoảng 800 tàu cá, tàu cá lớn nhất có công suất máy đến 600cv
có thể trú đậu;
+ Góp phần xây dựng và củng cố an ninh trật tự trong hoạt động đánh bắt,
neo đậu tàu của ngư dân;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc giải quyết nguồn nguyên liệu thủy
sản của tỉnh và các tỉnh lân cận theo chương trình phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao chất lượng và giá trị của sản phẩm thủy sản; hỗ trợ cho cụm công nghiệp
trên bờ, dịch vụ nghề cá và làng cá, phối hợp với các dự án liên quan để cùng có
giải pháp tốt trong việc quản lý và bảo vệ môi trường.
- Nội dung dự kiến:
24

+ Xây dựng Khu đậu tàu I: Trụ neo bờ; nạo vét; phao báo hiệu; cột báo
hiệu.
+ Xây dựng Khu đậu tàu II: Trụ neo bờ; phao báo hiệu; Cột báo hiệu.
+ Xây dựng cầu tàu phục vụ trú bão;
+ Xây dựng Kè bảo vệ bờ.
+ San lấp mặt bằng; Đường giao thông;
+ Xây dựng hệ thống cấp thoát nước;
+ Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng.

+ Nhà điều hành; Cổng, tường rào; nhà bảo vệ; nhà để xe; Cây xanh.
+ Trang thiết bị văn phòng: Bàn ghế làm việc; tủ đựng hồ sơ; máy in; máy
vi tính văn phòng; máy điện thoại bàn; dụng cụ sinh hoạt
+ Thiết bị thông tin liên lạc Trạm – tàu 1 hệ thống; thiết bị bơm chữa cháy
cho tàu 1 bộ; máy phát điện dự phòng; phao ngăn sự cố tràn dầu 1 bộ; tàu cứu
hộ; cano cao tốc; bồn chứa nước
- Thời gian thực hiện: 2015-2018
- Kinh phí dự kiến: 150 tỷ đồng
* Dự án 5: Đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Cửa Định An,
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Mục tiêu:
+ Đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của tỉnh Trà Vinh
và cho tàu cá các tỉnh lân cận hoạt động trong vùng;
+ Góp phần xây dựng và củng cố an ninh trật tự trong hoạt động đánh bắt,
neo đậu tàu của ngư dân;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc giải quyết nguồn nguyên liệu thủy
sản của tỉnh và các tỉnh lân cận theo chương trình phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao chất lượng và giá trị của sản phẩm thủy sản; hỗ trợ cho cụm công nghiệp
trên bờ, dịch vụ nghề cá và làng cá, phối hợp với các dự án liên quan để cùng có
giải pháp tốt trong việc quản lý và bảo vệ môi trường.
- Nội dung dự kiến:
+ Xây dựng Khu đậu tàu I: Trụ neo bờ; nạo vét; phao báo hiệu; cột báo
hiệu.
+ Xây dựng Khu đậu tàu II: Trụ neo bờ; phao báo hiệu; Cột báo hiệu.
+ Xây dựng cầu tàu phục vụ trú bão;
+ Xây dựng Kè bảo vệ bờ.
+ San lấp mặt bằng; Đường giao thông;
+ Xây dựng hệ thống cấp thoát nước;
+ Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng.
+ Nhà điều hành; Cổng, tường rào; nhà bảo vệ; nhà để xe; Cây xanh.

+ Trang thiết bị văn phòng: Bàn ghế làm việc; tủ đựng hồ sơ; máy in; máy
vi tính văn phòng; máy điện thoại bàn; dụng cụ sinh hoạt
25

+ Thiết bị thông tin liên lạc Trạm – tàu 1 hệ thống; thiết bị bơm chữa cháy
cho tàu 1 bộ; máy phát điện dự phòng; phao ngăn sự cố tràn dầu 1 bộ; tàu cứu
hộ; cano cao tốc; bồn chứa nước
- Thời gian thực hiện: 2015-2018
- Kinh phí dự kiến: 150 tỷ đồng
c) Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ khai thác thủy sản

+ Dự án 6: Đầu tư phát triển ngành đóng, sửa tàu cá khu vực đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL).


Mục tiêu: đầu tư phát triển ngành đóng, sửa tàu cá khu vực đồng bằng
sông Cửu Long đủ năng lực để đóng mới đội tàu cá hiện đại, đóng mới tàu cá vỏ
thép và vật liệu mới góp phần hoàn thành các mục tiêu đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg về chiến lược phát triển
thủy sản.
Nội dung
+ Đầu tư nâng cấp nhà xưởng, cải tạo nâng cấp hệ thống triền đà, âu thuyền
và các máy móc, thiết bị phục vụ đóng, sửa tàu cá đáp ứng theo Thông tư số
26/2014/TT-BNN-TCTS.
+ Đầu tư kỹ thuật về ứng dụng tiến bộ trong công tác thiết kế thi công, đóng
mới các loại tàu cá, đảm bảo yếu tố kỹ thuật chất lượng theo Tiêu chuẩn, Quy
chuẩn kỹ thuật và môi trường.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân đóng tàu có kỹ năng tay nghề
cao trong công tác đóng mới, sửa chữa tàu cá theo các loại vật liệu khác nhau.
+ Đầu tư xây dựng một số cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu khai thác thủy sản

xa bờ hiện đại bằng các vật liệu thay thế tàu vỏ gỗ tại ĐBSCL.
Thời gian: 2016-2020
Kinh phí: 600 tỷ
- Đầu tư cơ sở sản xuất máy móc thiết bị phục vụ khai thác, bảo quản sản
phẩm
+ Dự án 7: Đầu tư cơ sở sản xuất máy móc thiết bị phục vụ khai thác, bảo
quản sản phẩm

Mục tiêu: Hình thành các cơ sở sản xuất, chế tạo một số phụ tùng thay
thế, các máy móc, thiết bị hàng hải, thiết bị khai thác hải sản góp phần đẩy mạnh
cơ giới hóa và chủ động trong khâu sản xuất đóng mới và dịch vụ sửa chữa tàu.

Nội dung: Ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất, chế
tạo một số phụ tùng thay thế, các máy móc, thiết bị hàng hải, thiết bị khai thác
hải sản.

×