Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, thị trấn ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.21 KB, 8 trang )

Xây dựng tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ
chuyên trách và công chức cấp xã, thị trấn ở
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Nguyễn Thùy Trang

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Khoa học Quản lý
Nghd: PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Đội ngũ cán bộ; Công chức, Yên Bái, Khoa học quản lý

Contents:
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quản lý nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước nói riêng là một
hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung: tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà
nước đối với cán bộ; bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển công tác; đánh giá; khen
thưởng, kỷ luật v.v… Mỗi nội dung có một vị trí nhất định và có mối quan hệ mật thiết với
nhau, trong đó đánh giá là khâu tiền đề, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác.
Đánh giá cán bộ, công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả
các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách
đối với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không
ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công
tác của cán bộ. [21]
Trong những năm qua, công tác cán bộ đã có chuyển biến cả về nhận thức và cách làm,
trong đó công tác đánh giá cán bộ có những mặt tiến bộ, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình
và thủ tục, mở rộng dân chủ hơn nên đánh giá cán bộ sát hơn. Tuy vậy, đánh giá cán bộ vẫn là


khâu hạn chế nhưng chậm được khắc phục.
Việc đánh giá cán bộ, công chức ở các địa phương hiện nay chỉ là làm theo kiểu cảm
tính, chung chung với việc đánh giá, xếp loại theo 4 mức: xuất sắc, tốt, hoàn thành và không
hoàn thành. Trong đó, việc đánh giá cán bộ, công chức ở lĩnh vực hành chính sự nghiệp khó
nhất, chỉ mang tính chất định tính, không có định lượng.
Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã hiện nay vẫn
những vấn đề về trình độ và kỹ năng cần nâng cao, nhất là trong quá trình phát triển đất nước
như hiện nay. Việc đánh giá một cách đúng đắn để từ đó có những biện pháp cải thiện chất thiện
đội ngũ cán bộ này là điều hết sức cần thiết.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Xây dựng tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ và công chức cấp
xã, thị trấn ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn nhằm nghiên cứu cụ thể và
sâu sắc về công tác này từ đó có những đề xuất góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá
cán bộ hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn nêu rõ co sỏ lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề xây dựng tiêu chí đánh
giá cán bộ, công chức cấp cơ sở ở Việt Nam nói chung và các xã, thị trấn ở huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái nói riêng. Qua đó, tác giả đã từng bước đề xuất xây dựng nên bộ tiêu chí đánh giá mới
với những điểm khác biệt mà những bộ tiêu chí trước đây chưa đề cập tới như xây dựng tiêu chí
cho từng chức danh cụ thể… Từ đó đóng góp ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với quá trình thực
hiện công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến
lược phát triển cán bộ ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trong những giai đoạn tiếp theo.
3. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay có một số luận văn về vấn đề đánh giá cán bộ công chức nói chung và đội ngũ
cán bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng như:
- “Công tác đánh giá chất lượng cán bộ công chức” – Trường đại học Công nghiệp Hà
Nội
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành
chính của tỉnh Bình Phước hiện nay”
- “Công tác đánh giá công chức qua thực tiễn tại Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm”
Các luận văn này hầu hết chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng công tác đánh giá cán bộ,

công chức chứ không đi sâu vào xây dựng tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là
đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã.
Trên đây mới chỉ là một vài công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề đánh giá cán bộ,
công chức. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về vấn đề này.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức nói chung và
cán bộ công chuyên trách, công chức cấp xã, thị trấn nói riêng
- Khảo sát thực tế chất lượng cán bộ và công chức cấp xã, cũng như thực trạng xây dựng
những tiêu chí đánh giá đội ngũ này ở các xã trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ và công chức cấp xã ở huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực các tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ và công chức cấp
xã từ đó đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với tình hình địa
phương
- Phạm vi không gian: huyện Yên Bình
- Phạm vi thời gian: từ 2010 – 2012
6. Mẫu khảo sát
Khảo sát những tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã ở huyện Yên Bình
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Các lý luận về đánh giá cán bộ công chức và tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cấp cơ sở
hiện nay chưa cụ thể, chưa có những định lượng và tiêu chí rõ ràng gây khó khăn cho quá trình
thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức.
- Thực trạng các tiêu chí đánh giá cán bộ và công chức cấp xã ở huyện Yên Bình hiện nay?
- Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ và công chức cấp xã ở huyện Yên Bình như thế

nào?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Đánh giá cán bộ công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng là hoạt
động nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao từ đó xác định những ưu, nhược điểm của cán bộ, công
chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Các tiêu chí đánh giá cán bộ và công chức cấp xã cơ sở ở huyện Yên Bình hiện nay
mới chỉ dựa trên tiêu chí chung, đánh giá một cách định tính chứ chưa có tiêu chí cụ thể phù hợp
- Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá dựa trên vị trí chức danh, nhiệm vụ được giao đối
với cán bộ, công chức ở xã
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác đánh
giá cán bộ, công chức nói chung và các tiêu chí hiện nay đang áp dụng để đánh giá cán bộ, công
chức xã nói riêng. Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành thu thập nhiều tài liệu liên
quan và các tài liệu được khai thác trên mạng.
- Phương pháp thống kê: Với phương pháp này, tác giả đã liệt kê số lượng, chất lượng,
trình độ chuyên môn… cụ thể của từng đối tượng cán bộ, công chức xã nhằm làm rõ thực trạng
hiện nay của đội ngũ này sao cho khách quan và chính xác nhất.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với các đối tượng
trong phạm vi nghiên cứu bao gồm các chức vụ khác nhau: cán bộ chủ tịch xã, thị trấn; cán bộ,
công chức giữ các chức danh nhất định trên tổng 27 xã, thị trấn của huyện Yên Bình nhằm làm
rõ thêm về các tiêu chí được áp dụng và quá trình thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức
xã, thị trấn hiện nay như thế nào.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Kết hợp thông tin và số liệu thu được tại Ủy ban
nhân dân huyện Yên Bình, tôi tiến hành phân tích, so sánh và đưa ra đánh giá về thực trạng chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2010 – 2012, thực trạng của các tiêu chí
được sử dụng để tiến hành đánh giá cán bộ, công chức xã hiện nay; từ đó đưa ra những thành
công và chưa thành công nhằm tiến hành đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá mới.
10. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phần chính:

 Phần mở đầu
 Phần nội dung: bao gồm 3 chương
o Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ công chức
o Chương 2: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và quá trình áp dụng các tiêu chí đánh giá
đội ngũ này ở huyện Yên Bình
o Chương 3: Đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ và công chức cấp xã ở huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái
 Phần kết luận

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tuyên giáo Trung ương, Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy ban
chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2013
2. Bộ Chính trị, Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 8 tháng 2 năm 2010, Quy chế đánh giá
cán bộ, công chức
3. Bộ Nội vụ, Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn chức trách tiêu chuẩn nhiệm vụ công
chức xã.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày
15 tháng 3 năm 2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP:
Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 117/2003/NĐ-CP
ngày 10 tháng 10 năm 2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các
cơ quan nhà nước.
7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 115/2003/NĐ-CP
ngày 10-10-2003 quy định về chế độ công chức dự bị .
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 114/2003/NĐ-CP
ngày 10 tháng 10 năm 2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định cán bộ chuyên
trách, công chức cấp xã
9. Nguyễn Hữu Đức – Phan Văn Hùng (2010), Xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đánh

giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
10. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành trung ương
khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà
Nội ngày 18 tháng 6 năm 1997.
11. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng nghiệp vụ Công
tác tổ chức – cán bộ của Đảng, Nhà xuất bản chính trị - hành chính, 2013.
12. Nguyễn Khánh (2010), Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước và nhân
dân, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật cán bộ, công chức, Luật số
22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
14. Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Tiền Giang (2011), Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ công chức,
viên chức
15. Phạm Hồng Thái – Nguyễn Đăng Dung – Nguyễn Ngọc Chí (2011), Phân cấp quản lý
nhà nước, Nhà xuất bản công an nhân dân.
16. Cao Văn Thống (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát kỷ luật của Đảng,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.
17. Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình, Báo cáo chất lượng cán bộ công chức năm 2010,
2011, 2012.
18. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998.
19. Website
-
ngày truy cập 20/04/2013
- />nay/144/3291656.epi ngày truy cập 2/4/1013
- />chuc/1843-danh-gia-can-bo-cong-chuc-thuc-trang-va-giai-phap ngày truy cập 2/4/2013



×