Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại Trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.46 KB, 25 trang )

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại
Trường Đại học Khoa học
Đại học Thái Nguyên.

Trần Thị Hồng

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ: Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Luân
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận của xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa
học ngành khoa học xã hội (thao tác hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài như khái niệm
khoa học, nghiên cứu khoa học, tiêu chí, đánh giá, kết quả nghiên cứu khoa học,…. làm rõ đặc
điểm hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội, yêu cầu về tiêu chí đánh kết quả nghiên cứu khoa
học xã hội). Làm rõ thực trạng việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường Đại
học Khoa học (ĐHKH), Đại học Tự nhiên (ĐHTN). Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học xã hội ở trường ĐHKH, ĐHTN.
Keywords: Kinh doanh; Quản lý khoa học; Quản lý công nghệ; Tiêu chí đánh giá; Nghiên cứu
khoa học.
Content:


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................................................. 8


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................................12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................................12
4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................................12
5. Mẫu khảo sát.......................................................................................................................................13
6. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................................................13
7. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................................................13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................................................13
8.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp ...........................................................................................14
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi........................................................................................14
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.......................................................................................................14
8.4. Phương pháp quan sát...................................................................................................................15
8.5. Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia..............................................................................15
9. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................................15
PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................................16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................16
1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học ...........................................................................................16
1.1.1. Khoa học.........................................................................................................................................16
1.1.2. Nghiên cứu khoa học (NCKH)................................................................................................18
1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu
khoa học ....................................................................................................................................................24
1.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ................................................................................24
1.2.2.Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học..................................................................31
1.3. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội và yêu cầu về tiêu chí đánh giá .32
1


1.3.1. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội .........................................................................32
1.3.2. Yêu cầu về tiêu chí đánh giá..............................................................................................35
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN........38
2.1. Khái quát về trƣờng ĐHKH, ĐHTN.....................................................................................38
2.2. Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học tại trường ĐHKH,
ĐHTN ........................................................................................................................................................40
2.2.1. Tình hình các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội của
trường ĐHKH .........................................................................................................................................40
2.2.2. Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội tại
trường ĐHKH................................................................................................................................................................. 46
2.3. Hiện trạng công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trƣờng ĐHKH................52
2.3.1. Đội ngũ đánh giá và quy trình đánh giá................................................................................52
2.3.2. Tiêu chí đánh giá..........................................................................................................................56
CHƢƠNG 3.XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
NGHIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN........................................................................................................66
3.1. Căn cứ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội ở
trƣờng ĐHKH .......................................................................................................................................66
3.1.1. Tính mới của KQNC...................................................................................................................66
3.1.2. Giá trị của kết quả nghiên cứu.................................................................................................69
3.1.3. Tính logic, hệ thống và sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu ...............73
3.2. Hệ thống tiêu chí và ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí...................76
3.2.1. Hệ thống tiêu chí ..........................................................................................................................76
3.2.2. Ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí .........................................................79
3.3. Kết quả áp dụng hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá thử nghiệm KQNC.........81
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................84
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................89
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................91

2



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 603472
Tên đề tài:
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH KHOA
HỌC XÃ HỘI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội đã và đang góp
phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng tư tưởng, xác lập cơ sở
khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách
của Đảng và Nhà nước, cũng như trong việc khơi nguồn, xây dựng
và phát triển con người và bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá chất lượng các kết quả
nghiên cứu khoa học xã hội vẫn chỉ là những đánh giá mang tính
ước lệ, tuỳ thuộc vào nhãn quan của người đánh giá và thời điểm
lịch sử của những điều kiện chính trị-xã hội quy định. Mặt khác,
do chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá cơng trình khoa học xã hội
khách quan và tồn diện, cơng tác nghiệm thu đánh giá KQNC của
các đề tài, dự án về khoa học xã hội vẫn còn thiếu khách quan, chưa
chính xác và khơng thật sự nghiêm túc. Điều này làm cho hoa học xã
hội phần nào mất đi động lực phát triển của nó.
Việc đánh giá kết quả các cơng trình nghiên cứu khoa học xã hội
hiện nay của trường ĐHKH vẫn còn những hạn chế. Điều này thể hiện
ở khoảng cách hay sự khác nhau giữa kết quả của hoạt động đánh giá
với giá trị thực sự của kết quả nghiên cứu. Xuất phát từ những lí do
trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh

giá kết quả nghiên cứu ngành khoa học xã hội tại trường Đại học
Khoa học, Đại học Thái Nguyên” để nghiên cứu. Hệ thống các tiêu
chí được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nhận dạng chất lượng
các kết quả nghiên cứu, làm cơ sở để nghiệm thu các sản phẩm và
kết quả nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH.

3


2. Lịch sử nghiên cứu
Ngoài nước: Phải kể đến P. Fasella, trong cuốn “Đánh giá các
chương trình nghiên cứu và triển khai của Cộng đồng Châu Âu”
A.M.T Rouban, trong cuốn “Đánh giá các chương trình R&D
của Pháp” Hay trong cuốn “Đánh giá R&D: kinh nghiệm và suy nghĩ”
Ở Việt Nam: Quyết định số 19/2007/QĐ-BKHCN ngày 18
tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc
đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản trong khoa
học tự nhiên. Đặc biệt cuốn “Đánh giá nghiên cứu khoa học”
(NXB Khoa học và Kỹ thuật năm 2007) của Vũ Cao Đàm đã đưa ra
một hệ thống phương pháp luận về việc đánh giá nghiên cứu khoa
học. Hay những cơng trình nghiên cứu và cho cơng bố về đánh giá
nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm, Nguyễn Văn An, Hồ Tú
Bảo,… Vấn đề này cũng đã được một số học viên chuyên ngành
Quản lý Khoa học và công nghệ quan tâm lựa chọn nghiên cứu. Tuy
nhiên, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở những
cách tiếp đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học nói chung, chứ chưa
đề cập đến khía cạnh xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu
khoa học xã hội.
Do đó, đề tài “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường Đại học

Khoa học, Đại học Thái Nguyên”là hướng tiếp cận mới bởi những
tiêu chí đánh giá cụ thể áp dụng cho đánh giá các kết quả nghiên cứu
khoa học xã hội của một trường đại học cụ thể.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các kết quả
nghiên cứu khoa học xã hội ở trường ĐHKH, ĐHTN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài
- Làm rõ thực trạng việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa
học xã hội tại trường ĐHKH, ĐHTN.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu
khoa học xã hội ở trường ĐHKH, ĐHTN.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: trường ĐHKH, ĐHTN.

4


- Phạm vi về thời gian khảo sát số liệu: 5 năm trở lại đây (từ năm
2007 đến 2011).
5. Mẫu khảo sát
Các cơng trình nghiên cứu khoa học xã hội; Các luận văn
thạc sĩ; Cán bộ, giảng viên trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội; Các chuyên gia; Cán
bộ quản lý, chuyên viên phụ trách hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường
ĐHKH.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường
ĐHKH, ĐHTN hiện nay như thế nào?

Một hệ thống tiêu chí như thế nào để nhận dạng được đúng
chất lượng các cơng trình nghiên cứu xã hội ở trường ĐHKH,
ĐHTN?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Việc đánh giá chất lượng kết quả các cơng trình nghiên cứu
khoa học xã hội của trường ĐHKH, ĐHTN chưa phản ánh đúng
chất lượng các cơng trình nghiên cứu.
Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả nghiên cứu khoa học
xã hội cần bao hàm những nội dung để nhận dạng chất lượng của kết quả
nghiên cứu như tính mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, tính hệ
thống, tồn diện trong nghiên cứu, tính phù hợp của phương pháp nghiên
cứu.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
8.2. Phương điều tra bằng bảng hỏi
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.4. Phương pháp quan sát
8.5. Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia
9. Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chƣơng:
Chương1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa
học xã hội tại trường ĐHKH, ĐHTN
Chương3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên
cứu khoa học ngành khoa học xã hội trường ĐHKH, ĐHTN

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1.1. Khoa học
Khoa học được hiểu là: hệ thống tri thức về mọi loại quy luật
của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự
nhiên, xã hội, tư duy. Đây cũng là khái niệm được sử dụng rộng rãi
và được UNESSCO sử dụng trong các văn bản chính thức của mình.
1.1.2. Nghiên cứu khoa học (NCKH)
Theo Vũ Cao Đàm: nghiên cứu khoa học “là một hoạt động xã
hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc
là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới;
hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải
tạo thế giới”. [9, tr.20]. Về mặt thao tác, nghiên cứu khoa học là quá
trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật
hoặc hiện tượng cần khám phá”. [8, tr.35].
Trong khuôn khổ luận văn này NCKH được hiểu là một hoạt
động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên
những số liệu, tài liệu, kiến thức,…đạt được từ các thí nghiệm
nghiên cứu khoa học để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật, về
thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và
phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn nhằm ứng dụng vào
thực tiễn phục vụ mục đích của con người.
1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh
giá kết quả nghiên cứu khoa học
1.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
a. Đánh giá
Khái niệm “Đánh giá” tương đương với khái niệm “Evaluer”
trong tiếng Pháp và “Evaluate” trong tiếng Anh:
Trong tiếng Việt: “Đánh giá” được hiểu theo một số nghĩa như
sau: Xem xét một cơng việc sau khi đã hồn tất, xem xét mức độ
đạt yêu cầu so với dự kiến ban đầu; Xem xét một con người theo một

tiêu chuẩn đã đặt ra; Xem xét một đề tài nghiên cứu về mặt số
lượng và chất lượng kết quả nghiên cứu, hiệu quả nghiên cứu,
đồng thời là cơ sở để xem xét có nghiệm thu kết quả nghiên cứu
hay khơng.

6


Vũ Cao Đàm đưa ra khái niệm đánh giá: “Đánh giá là một sự so
sánh, dựa trên một chuẩn mực nào đó, để xem xét một sự vật là tốt hơn
hoặc xấu hơn một sự vật được chọn làm chuẩn, trong đó có những chỉ
tiêu về chuẩn mực”. [10, tr.77].
Tóm lại : Đánh giá là một hoạt động nhằm xem xét, so sánh
sự vật cần đánh giá với những tiêu chí chuẩn mực để xác định giá
trị của sự vật đó.
b. Kết quả nghiên cứu (KQNC)
KQNC“là sản phẩm được tạo ra nhờ hoạt động nghiên cứu
khoa học. Bản chất của kết quả nghiên cứu là những thông tin về
bản chất của sự vật – đối tượng nghiên cứu”. [10, tr.89]. KQNC có
thể là những thơng tin về một quy luật bản chất của sự vật được phát
hiện từ trong tự nhiên, xã hội, tư duy; có thể là những giải pháp trong
cơng nghệ, trong tổ chức và quản lý; có thể là những vật mẫu với
những thơng số có giá trị khả thi về mặt kỹ thuật,…
c. Đánh giá KQNC
Đánh giá KQNC “là lượng định giá trị của kết quả nghiên cứu”.
[10, tr.93]. Như vậy, việc đánh giá kết quả nghiên cứu trên thực tế là
đánh giá những thông tin chứa đựng trong các loại vật mang KQNC.
d. Quan điểm về đánh giá KQNC
Trong quá trình đánh giá KQNC của đề tài, cần phải thống
nhất quan điểm sau: Giá trị của KQNC trước hết thể hiện ở giá trị tri

thức; Không lấy tiêu chuẩn “đã được áp dụng” để đánh giá KQNC;
Khơng dựa theo cấp hành chính để đánh giá KQNC của đề tài. Việc
thống nhất quan điểm này trong đánh giá KQNC giúp chúng ta loại
bỏ được tư tưởng hành chính hóa khi đánh giá KQNC – một trong
những tư tưởng dễ dẫn đến những sai lầm “méo mó” trong cộng
đồng khoa học.
e. Tiếp cận đánh giá KQNC
*Tiếp cận phân tích: được thực hiện trên cơ sở chia nhỏ
cơng trình nghiên cứu theo cấu trúc logic, tính bắt đầu từ sự kiện
khoa học. Sau đó xem xét giá trị của KQNC theo từng yếu tố cấu
thành cấu trúc logic. (1). Sự kiện khoa học (2) Vấn đề khoa học
(3). Luận điểm khoa học(4). Luận cứ khoa học (5). Phương pháp.
Đây là 5 yếu tố của cấu trúc logic của một đề tài nghiên cứu khoa
học được đưa ra theo phương pháp tiếp cận phân tích.

7


*Tiếp cận tổng hợp: được sử dụng để đánh giá kết quả của
một đề tài nghiên cứu khoa học trong cả hai trường hợp thành
công hoặc thất bại.
- Một kết quả nghiên cứu được đánh giá thành công thể hiện ở
các yếu tố sau: Tính mới; Tính tin cậy; Tính khách quan; Tính trung
thực
- Một kết quả nghiên cứu được xem là thất bại, cần phải
được xem xét ở các khía cạnh sau: Thất bại ở những yếu tố nào trong
cấu trúc logic, do khách quan hay chủ quan.; Nguyên nhân của thất bại
trong nghiên cứu; Luận cứ để kết luận một kết quả nghiên cứu thất
bại: Phải đủ tin cậy.
1.2.2.Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Tiêu chí đánh giá KQNC chính là những dấu hiệu dùng để làm
căn cứ nhận biết, xếp loại một KQNC có chất lượng hay khơng có
chất lượng.
1.3. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội và yêu cầu về tiêu
chí đánh giá
1.3.1. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội
- Nghiên cứu KHXH cơ bản dựa trên tư duy sáng tạo và kết quả
của nó chủ yếu mang tính phát hiện và sáng tạo
- KHXH rất khó lượng hóa các sản phẩm và kết quả nghiên cứu
- KHXH khó đánh giá về chất lượng nhưng không phải là không
đánh giá được
- Hiệu quả của nghiên cứu KHXH là tổng hợp của nhiều hiệu
quả, trong đó quan trọng nhất là hiệu quả chính trị - xã hội
- Hoạt động KHXH gắn rất chặt với hoạt động chính trị
- KHXH vừa bao hàm nghiên cứu cơ bản, vừa nghiên cứu ứng
dụng
1.3.2. Yêu cầu về tiêu chí đánh giá
- Các tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội phải thể hiện
được tính khách quan, logic và phù hợp với định hướng của nội
dung nghiên cứu và đặc điểm riêng của nhóm ngành KHXH.
- Các tiêu chí dùng để đánh giá KQNC khoa học xã hội
phải rõ ràng, cụ thể, định lượng được. Ngồi ra, cần có tiêu chí rõ
ràng, cụ thể trong việc tuyển lựa người đánh giá kết quả nghiên cứu.

8


* Kết luận chƣơng:
1. Thống nhất cách hiểu về một số khái niệm cơ bản được sử
dụng trong luận văn.

2. Hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của khoa học xã hội để đánh
giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội phải thể hiện được tính khách
quan, logic, phù hợp với định hướng các nội dung nghiên cứu.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC XÃ HỘI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về trƣờng ĐHKH, ĐHTN
Trường ĐHKH, ĐHTN tiền được thành lập trên cơ sở nâng
cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc Đại học Thái
Nguyên, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở khu vực
trung du và miền núi phía Bắc
2.2. Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học tại
trƣờng ĐHKH, ĐHTN
2.2.1. Tình hình các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu
khoa học xã hội của trường ĐHKH
a. Nguồn nhân lực khoa học cho nghiên cứu khoa học
Nguồn nhân lực khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
của trường ĐHKH hiện nay: gồm 89 người, có độ tuổi cịn rất trẻ
từ 25 đến 45 tuổi, chủ yếu là nữ, đây cũng làm một đặc trưng cơ
bản của lĩnh vực khoa học xã hội.
Bảng 2.1: Trình độ chun mơn của nhân lực thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội tại trường ĐHKH
STT Trình độ, học vị và học hàm
Số lƣợng
1
GS, PGS
0

2
Tiến sĩ
06
3
Đang học NCS
13
4
Thạc sỹ
18
5
Đang học thạc sỹ
34
6
Cử nhân
18
Tổng
89

9


(Nguồn: Phịng Hành chính – Tổ chức – ĐHKH)
b. Các nguồn lực khác
- Nguồn lực tài chính
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học
2.2.2. Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học
thuộc nhóm ngành khoa học xã hội tại trường ĐHKH
Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: Một là: Xây dựng
giáo án điện tử cho các môn học nhằm đổi mới phương pháp giảng
dạy. Hai là: Xây dựng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính cho các

học phần nhằm đánh giá chất lượng của người học….
Bảng 2.5. Nội dung nghiên cứu chính của các đề tài cấp cơ sở
thuộc khoa KHXH tại trường ĐHKH
Xây dựng giáo án
Xây dựng câu hỏi thi
điện tử mơn học
trắc nghiệm trên máy
STT Năm
tính cho môn học
Khoa học
Khoa
Khoa học
Khoa
xã hội
học tự
Xã hội
học
nhiên
tự nhiên
1
2007
01
05
0
02
2
2008
0
01
0

11
3
2009
01
14
02
09
4
2010
03
0
0
09
5
2011
0
10
08
23
Tổng cộng
05
30
10
54
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, Đại học Khoa học)
Còn các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học hướng đến giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực
khoa học xã hội.
2.3. Hiện trạng công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại
trƣờng ĐHKH

2.3.1. Đội ngũ đánh giá và quy trình đánh giá
a. Đội ngũ đánh giá
- Mức độ tham gia vào quá trình đánh giá KQNC của các cán bộ, giảng
viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội chủ yếu ở mức từ 1 đến 3 lần.

10


Bảng 2.7. Số lần các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá KQNC
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH
STT Số lần tham gia đánh giá KQNC Số người Tỉ lệ (%)
của các thầy/cô
Từ 1 đến 3 lần
23
51.1%
1.
Từ 3 đến 5 lần
12
26.7%
2.
Trên 5 lần
10
22.2%
3.
Tổng cộng
45
100%
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
- Cấp đề tài mà các cán bộ, giảng viên tham gia thẩm định chủ yếu
là cấp trường. Với cấp Đại học, cấp Bộ và cấp Nhà nước chỉ

chiếm một tỉ lệ nhỏ
Bảng 2.8: Cấp đề tài mà các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH
Tỉ lệ (%)
STT
Cấp đề tài
Số người
Cấp trường
38
84.4%
1.
Cấp Đại học
03
6.6%
2.
Cấp Bộ
04
8.8%
3.
Cấp Nhà nước
01
2.2%
4.
Tổng cộng
45
100%
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
- Trình độ chun mơn của cán bộ, giảng viên đã từng tham gia đánh
giá KQNC khoa học xã hội của trường ĐHKH là không đồng đều.
Bảng 2. 9. Trình độ chun mơn và cấp đề tài mà thầy cơ đã từng tham gia

đánh giá
STT

1
2
3

Trình độ chuyên
Cấp đề tài tham gia đánh giá
môn của đội ngũ đã Cấp
Cấp
Cấp Cấp
từng tham gia đánh
trường Đại
Bộ
Nhà
giá KQNC
học
nước
Đang học thạc sỹ: 17
X
Thạc sỹ, NCS: 22
X
X
X
TS: 06
X
X
X
X

(Nguồn: Từ kết quả điều tra)

11


b. Quy trình đánh giá
+ Đối với đề tài NCKH cấp Bộ thuộc khoa hội xã hội tại
trường ĐHKH được tiến hành qua hai lần nghiệm thu:
- Lần 1: Nghiệm thu cấp cơ sở được tiến hành tại trường ĐHKH;
- Lần 2: Nghiệm thu cấp Bộ được thực hiện tại ĐHTN
+ Đối với đề tài NCKH cấp cơ sở được thực hiện giống với
lần nghiệm thu cấp cơ sở của đề tài cấp Bộ.
=>Đánh giá KQNC đều được thông qua hoạt động đánh giá
của một hội đồng khoa học. Do đó, chất lượng của cơng tác đánh
giá phụ thuộc vào điều kiện, cách làm việc của hội đồng đánh giá;
phục thuộc vào trình độ chun mơn, tinh thần, ý thức trách nhiệm
của các thành viên trong hội đồng
2.3.2. Tiêu chí đánh giá
- Việc đánh giá, nghiệm thu KQNC khoa học xã hội cấp Bộ tại
trường ĐHKH đang được áp dụng mẫu phiếu đánh giá, nghiệm thu do
ĐHTN quy định ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-ĐHTN
ngày 27/01/2011 của Giám đốc ĐHTN có một tiêu chí tỏ ra khơng phù
hợp: Chẳng hạn: Tiêu chí “Tính mới”chưa được thể một cách tồn diện
trong KQNC. Coi tiêu chí “Hiệu quả nghiên cứu” là một tiêu chí cứng
để đánh giá KQNC khoa học xã hội là chưa thật sự phù hợp. Tiêu chí:
“Các kết quả, giá trị và hiệu quả mang tính vượt trội” chưa được lượng
hóa bằng những chỉ báo cụ thể.
- Các tiêu chí dùng để đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp
cơ sở hiện nay của trường ĐHKH vẫn cịn chung chung, khơng
được cụ thể, cũng khơng có quy định về mức điểm tối đa cho từng

tiêu chí.
=> Điều này, dẫn đến việc đánh giá chất lượng các công trình
nghiên cứu khoa học vẫn dựa vào ý kiến chủ quan của các chuyên
gia đánh giá.
Theo kết quả trưng cầu ý kiến thì hầu hết giảng viên trả lời
rằng những đề tài mà họ đã từng tham gia đánh giá chủ yếu được
xếp loại “Tốt” (với 77.8% tương ứng với 35/45 người); tiếp đến là
những đề tài được xếp loại “Xuất sắc” (11.1.% tương ứng với 5
người). Còn số đề tài được xếp loại “Khá” và xếp loại “Đạt”
chiếm một con số rất nhỏ (8.9% tương đương với 4 người và 2.2%

12


tương đương với 01 người), đặc biệt là khơng có đề tài nào xếp
loại “Khơng đạt”. Điều đó được thể hiện ở bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.10. Chất lượng của đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội đã được nghiệm thu tại trường ĐHKH
Mức
xếp loại
đề tài
Số
ngƣời
Trả lời

Xếp loại các đề tài mà các thầy cô giáo
Đã từng tham gia đánh giá
Tổng
(%)
Xuất

Tốt
Khá
Đạt
Không
sắc
đạt
5
35
4
1
0
45
(11.1%) (77.8%) (8.9%) (2.2%) ( 0%) (100%)

(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
Theo kết quả thống kê số liệu thì đề tài NCKH các cấp thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH chủ yếu được xếp loại
“Tốt” và “Xuất sắc”, được thể hiện ở bảng biểu dưới đây.
Bảng 11: Bảng xếp loại đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội đã được nghiệm thu giai đoạn 2007 – 2011 tại
trường ĐHKH
STT Năm
Cấp đề tài
Xếp loại
1
2007 - 01 đề tài cấp cơ sở - Khá
- 01 đề tài cấp Bộ
- Xuất sắc
- Xuất sắc
2

2008 - 01 đề tài cấp Bộ
3
2009 - 03 đề tài cấp cơ sở - Tốt
- 03 đề tài cấp Bộ
- 01 xuất sắc và 02 tốt
4
2010 - 03 đề tài cấp cơ sở - Tốt
- 01 đề tài cấp Bộ
- Xuất sắc
- 08 đề tài cấp cơ sở - 07 Tốt và 01 khá
5
2011
- 02 đề tài cấp Đại học - Chưa nghiệm thu
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, trường ĐHKH)
Qua số liệu thống kê, có thể thấy đề tài NCKH các cấp thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội chủ yếu được xếp loại “Tốt” và “Xuất
sắc”. Trong số đề tài NCKH các cấp của lĩnh vực khoa học xã hội
đã được đánh giá, nghiệm thu thì khơng có một đề tài nào xếp loại
ở mức khơng đạt nhưng trên thực tế, chất lượng của các cơng trình

13


nghiên cứu này không cao. Để làm rõ hơn hiện trạng này, chúng tơi
cịn tiến hành khảo sát thêm về cách thức làm việc, cho điểm của các
thành viên trong hội đồng đánh giá qua câu hỏi “Trong quá trình tham
gia chấm đề tài, có trường hợp các thành viên trong hội đồng có điểm
chênh lệch >= 2/10 điểm trở lên không?” kết quả thu được như sau:
Bảng 12. Trường hợp các thành viên trong hội đồng có điểm chênh lệch >= 2/10
điểm trở lên

Câu hỏi
Trong quá trình tham gia chấm đề tài, Tổng Tỷ lệ
(%)
có trường hợp các thành viên trong hội số
đồng có điểm chênh lệch >= 2/10 điểm
trở lên khơng?
Trả lời
1
Thường xun
0
0%
2
Ít khi
35
77.8%
3
Khơng bao giờ
10
22.2%
4
Ý kiến khác
0
0%
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
Với 35/45 người trả lời ít khi có trường hợp các thành viên
trong hội đồng có điểm chênh lệch từ 2 điểm trở lên chiếm 77.8%.
Số người trả lời rằng không bao giờ là 10/45 người chiếm 22.2%.
Việc các thành viên trong hội đồng đánh giá, nghiệm thu ít xảy ra
tình trạng có sự chênh lệch điểm cũng cho thấy một điều các
thành viên trong hội đồng đánh giá, nghiệm thu KQNC có quan

điểm đánh giá tương đồng với nhau.
Như vậy, bộ tiêu chí đánh giá KQNC khoa học nêu trên vẫn
còn tại một số tiêu chí chưa hợp lý phần nào gây ảnh hưởng khơng
nhỏ đến cơng tác đánh giá chất lượng các cơng trình nghiên cứu
khoa học các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH.
Kết quả điều ra cho thấy đã có tới 77.8% (tương ứng với 35 người)
cho rằng bộ tiêu chí dùng để đánh giá KQNC khoa học hiện nay là
chưa phù hợp cần phải có sự sửa đổi. Trong đó, có 16/35 người cho
rằng nên sửa đổi bộ tiêu chí theo hướng bổ sung tiêu chí mới. 10/35
người cho rằng nên cụ thể tiêu chí cụ theo hướng chi tiết và lượng
hóa (chẳng hạn như tiêu chí giá trị kết quả nghiên cứu vượt trội;
tiêu chí hiệu quả nghiên cứu chỉ cần KQNC thỏa mãn một trong số
những chỉ tiêu nêu ra thì được điểm tối đa). 4/35 người cho rằng

14


thay đổi bộ tiêu chí hồn tồn mới. 5/35 người cho rằng bỏ đi một
số tiêu chí khơng phù hợp (chẳng hạn như tiêu chí hiệu quả kinh tế
khơng nhất thiết phải là một tiêu chí “cứng”), bởi đối với khối
ngành khoa học xã hội việc ứng dụng các nghiên cứu
Từ những hạn chế trên, có thể thấy cơng tác đánh giá KQCN
khoa học xã hội hiện nay của trường ĐHKH đang còn tồn tại một
số vấn đề sau:
- Việc đánh giá KQNC khoa học xã hội chưa thể hiện được những
yêu cầu cần thiết về tính mới, tính logic, khoa học, khách quan của
đề tài mà còn nặng về cảm tính của người đánh giá.
- Những sản phẩm nghiên cứu vốn có chất lượng khác nhau
nhưng bị đánh đồng, cào bằng các kết quả nghiên cứu với nhau.
- Tính chuyên nghiệp trong đánh giá còn hạn chế, nhất là đánh giá đề

cương nghiên cứu và đánh giá nghiệm thu KQNC.
- Quan tâm nhiều đến hình thức hơn là nội dung khoa học của
cơng trình.
- Coi nhẹ chất lượng khoa học của cơng trình nghiên cứu.
* Ngun nhân của những hạn chế trên
- Do những hạn chế của bộ tiêu chí đánh giá mà ĐHKH đang
áp dụng như đã được trình bày ở phần trên.
- Do chưa có các chuẩn mực mang tính thống nhất cho từng
tiêu chí đánh giá đề tài cụ thể mang đặc điểm riêng của nhóm
ngành khoa học xã hội.
- Hạn chế trong việc tổ chức đánh giá.
- Hạn chế về trình độ chun mơn của đội ngũ đánh giá KQNC.
Kết luận chƣơng:
1. Trường ĐHKH đã có rất nhiều đầu tư các nguồn lực cho
hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.
2. Trường ĐHKH đang có những chiến lược phát triển hoạt động
nghiên cứu khoa học, định hướng nội dung nghiên cứu phù hợp với thực tiễn
đào tạo theo hình thức tín chỉ.
3. Nghiên cứu về tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả nghiên
cứu khoa học của trường ĐHKH nói chung nhằm nâng cao chất
lượng các cơng trình khoa học.

15


CHƢƠNG 3
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
NGHIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
3.1. Căn cứ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã

hội ở trƣờng ĐHKH
3.1.1. Tính mới của KQNC
“Tính mới” là tiêu chí quan trọng để nhận dạng giá trị của một
KQNC. Một KQNC sẽ khơng có giá trị khi bản thân KQNC khơng
có tính mới. Đã có 71.1% ý kiến (tương ứng với 32 người) đồng tình
giá trị của KQNC trước tiên là tính mới của nghiên cứu đó.
Xây dựng tiêu chí tính mới thành một tiêu chí mang tính điều
kiện tiên quyết khi đánh giá KQNC. Nghĩa là, khi xem xét một
KQNC nếu khơng có tính mới thì ngừng đánh giá các tiêu chí cịn lại
và khơng nghiệm thu KQNC đó.
Tính mới của KQNC phải được thể hiện trong: sự kiện khoa
học; vấn đề khoa học và luận điểm khoa học. Đây là ba chỉ tiêu quan
trọng nhất khi xem xét tính mới. Có 80% ý kiến được khảo sát (tương
ứng với 36/45 người) cho rằng “vấn đề nghiên cứu phải cấp thiết và
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn”. (3) Luận điểm khoa học phải thể
hiện rõ được tính mới trong tư tưởng của nhà nghiên cứu biểu
trưng cho tính độc lập và tính chân thực của một nghiên cứu, thể
hiện được sự đóng góp về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn của tác giả
đối với xây dựng tri thức và biến đổi thế giới. Đã có tới 91.1% ý
kiến của người được hỏi (tương ứng 41/45 người) đồng ý với tiêu
chí “kết quả sơ bộ phải dẫn đến một luận điểm khoa học mới mẻ,
không sao chép của đồng nghiệp” là một bằng chứng rõ ràng về
sự đổi mới và thống nhất trong nhận thức và hành động của các
giảng viên khi đánh giá một cơng trình khoa học.
3.1.2. Giá trị của kết quả nghiên cứu
Giá trị của KQNC có thể được hiểu là mức độ quan trọng
trong tính hữu ích về số lượng và chất lượng của những thông tin
chứa đựng trong KQNC đó. Nhận dạng giá trị của một KQNC giá
trị trong và giá trị ngồi. Trong đó: Giá trị trong, được hiểu là giá
trị của bản thân KQNC, chưa xét tới những giá trị phái sinh, xuất

hiện trong và sau một giai đoạn đưa vào áp. Giá trị ngoài được

16


hiểu là giá trị xuất hiện sau khi áp dụng KQNC và những giá trị
phái sinh, tiếp tục xuất hiện sau một giai đoạn đưa vào áp dụng
Đánh giá KQNC của một cơng trình nghiên cứu trước hết:
+ Lượng định được giá trị tri thức mới chứa đựng trong
KQNC của cơng trình đó.
+ Tiếp đến là phải lượng định giá trị khoa học của KQNC
được thể hiện ở những phát hiện mới, hệ thống dữ liệu mới, phương
pháp nghiên cứu mới, những đóng góp mới cho lý thuyết khoa học.
+ Cuối cùng lượng định được giá trị thực tiễn của KQNC được
thể hiện ở lĩnh vực công nghệ, kinh tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa –
xã hội và mơi trường.

3.1.3. Tính logic, hệ thống và sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu
Tính logic của KQNC được thể hiện qua sự logic của 5 bộ
phận cấu thành đó là: Sự kiện khoa học; vấn đề khoa học; luận
điểm khoa học; luận cứ khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Năm yếu tố trên tạo thành cấu trúc logic của một KQNC. Do vậy,
khi đánh giá KQNC chúng ta cần đi xem xét tính logic của 5 yếu
tố trên, tính logic của 5 yếu tố này cũng phải được coi là một tiêu
chí quan trọng cần đưa vào trong hệ thống tiêu chí đánh giá.
Chất lượng của một cơng trình nghiên cứu còn thể hiện ở việc
người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu có phù
hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu hay không?
Các chuẩn mực quan trọng để xem xét chất lượng của
KQNC thông qua 5 yếu tố cấu thành cấu trúc logic của KQNC là:

+ Sự kiện khoa học: là phải tồn tại khách quan, không bịa đặt chủ quan.
+ Vấn đề khoa học: là phải có tính cấp thiết và thực sự là vấn đề
khoa học.
+ Luận điểm khoa học: là phải mới về khoa học, không “ăn cắp”
+ Luận cứ khoa học: là khách quan, không ăn cắp, không gian lận.
+ Phương pháp nghiên cứu: là phải đảm bảo đưa ra những luận cứ tin cậy.
- Các chỉ báo để đánh giá các bộ phận cấu thành KQNC
+ Sự kiện khoa học: Có dựa trên quan sát khách quan hay khơng?
+ Vấn đề: Có thật sự cấp thiết khơng?
+ Giả thuyết: Có dẫn đến một luận điểm mới hay không?
+ Luận cứ: Có thật sự khách quan và đủ minh chứng giải quyết hay không?

17


+ Phương pháp: Các phương pháp được sử dụng có đủ đảm bảo
cho luận cứ đáng tin cậy hay khơng?
Ngồi những căn cứ cơ bản trên, khi đánh giá kết quả nghiên
cứu, chúng ta cũng cần căn cứ vào những cam kết trong hợp
đồng như số lượng, khối lượng và chủng loại các sản phẩm của
đề tài nghiên cứu.
3.2. Hệ thống tiêu chí và ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ
thống tiêu chí
3.2.1. Hệ thống tiêu chí
Hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường
ĐHKH, ĐHTN và được lượng hóa như sau:
Điểm Điểm
TT
Nội dung đánh giá
tối đa đánh

giá
1
Tính mới của KQNC
20
- Sự kiện khoa học: Tồn tại khách quan,
5
không bịa đặt
- Vấn đề khoa học: Phải có tính cấp thiết và
7
thực sự là vấn đề khoa học
- Luận điểm khoa học: Phải thể hiện được sự
8
đóng góp của tác giả về mặt lý thuyết hoặc thực
tiễn
Ngừng đánh giá khi KQNC khơng có tính mới
0
2.

3.

Tính logic, hệ thống của 5 bộ phận cấu
thành cấu trúc của KQNC: Sự kiện khoa
học, vấn đề khoa học, luận điểm khoa học,
luận cứ khoa học và phương pháp nghiên
cứu. (Các bộ phận này phải đảm bảo tính logic
về tồn bộ những vấn đề trong phương hướng
nghiên cứu)
Sự phù hợp của các phƣơng pháp nghiên
cứu sử dụng đối với đối tƣợng nghiên cứu,
nội dung nghiên cứu

- Mức độ mô tả cụ thể, rõ rang các phương

18

10

15

7


4

pháp nghiên cứu đã được sử dụng để đạt
được kết quả nghiên cứu.
- Sự phù hợp của cách tiếp cận, phương pháp
nghiên cứu sử dụng trong quá trình triển khai
thực hiện nội dung nghiên cứu để đạt được
mục tiêu của đề tài.
Giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của KQNC
4.1. Giá trị khoa học của KQNC
- Phát hiện những vấn đề mới, tạo ra hệ thống
dữ liệu mới có giá trị khoa học và thực tiễn;
- Hồn thiện phương pháp nghiên cứu hiện có
để giải quyết vấn đề nghiên cứucủa đề tài;
- Có đóng góp mới vào việc phát triển lý thuyết, lý
luận hiện có.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của KQNC (*)
- Lĩnh vực KH&CN (đưa ra được: khái niệm
mới, phạm trù mới, phát hiện mới, giải pháp

mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, công nghệ
mới,..)
- Lĩnh vực kinh tế (tạo ra sản phẩm mới về
giá trị kinh tế, triển vọng làm biến đổi cơ cấu
một ngành kinh tế, triển vọng phát triển một
ngành kinh tế mới; phương án cụ thể làm cơ
sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch, đề
án phát triển kinh tế - xã hội)
- Lĩnh vực giáo dục (đem lại tri thức mới
trong nội dung bài giảng, nội dung mới trong
chương trình đào tạo, phương pháp mới
trong công nghệ giáo dục, công cụ, phương
tiện mới trong giảng dạy,…)
- Lĩnh vực đào tạo (nâng cao năng lực nghiên
cứu của những người tham gia)
- Bổ sung trang thiết bị thí nghiệm, sách tham
khảo,…cho đơn vị
- Lĩnh vực văn hóa – xã hội (tác động gây

19

8

25
15
6
3
6
10
10


10

10

10
10
10


hiệu ứng tích cực đến truyền thống, văn hóa,
tác động nâng cao dân trí, xóa đói giảm
nghèo, khắc phục bất bình đẳng xã hội, tác
động đến sức khỏe cộng đồng,…)
- Môi trường (khả năng cải tạo môi trường do công
10
nghệ tạo ra)
5.
Mức độ đạt mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
25
và các yêu cầu về sản phẩm của đề tài đã
cam kết trong Hợp đồng khoa học, đƣợc
thể hiện qua báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu, báo cáo tóm tắt và bản kiến
nghị của đề tài.
6.
Giá trị vƣợt trội của KQNC (**)
5
- Có bài báo khoa học được cơng bố trên tạp
5

trí khoa học chun ngành quốc tế có uy tín.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối
5
với thực tiễn, đã được chuyển giao và ứng dụng
(có văn bản xác nhận).
- Có luận án Tiến sĩ của NCS đã bảo vệ thành
5
công phù hợp với hướng và vận dụng nghiên
cứu của đề tài.
- Có số các cơng trình được cơng bố vượt trội
5
so với đăng ký (ít nhất là 02 cơng trình hoặc
sách chun khảo...)
Tổng cộng
100
Ghi chú:
(*)Tổng số điểm của các mục 4.2 không quá 10 điểm
(**) Tổng số điểm của các mực 6 không quá 5 điểm
Xếp loại Đề tài (đánh dấu √ vào ô tương ứng phù hợp, bắt buộc):
Xuất sắc (Đạt tổng điểm từ 95 đến100điểm)
Tốt (Đạt tổng điểm từ 85 đến 94điểm)
Khá (Đạt tổng điểm từ 70 đến 84 điểm)
Trung bình (Đạt tổng điểm từ 60 đến 69điểm)
Không đạt (Dưới 60 điểm)

20


3.2.2. Ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí
Hệ thống tiêu chí đề xuất được gửi tới 10 chuyên để xin ý kiến

đánh giá về sự phù hợp cũng như tính khả thi của hệ thống tiêu chí
mới. Kết quả cụ thể như sau: 9/10 chuyên gia cho rằng các tiêu chí
đề xuất là phù hợp:7/10 chun gia cho rằng hệ thống tiêu chí đề
xuất có tính tính khả khi áp dụng vào thực tiễn.
3.3. Kết quả áp dụng hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá thử
nghiệm KQNC
Áp dụng hệ thống tiêu chí đề xuất đánh giá thử một cơng trình
nghiên cứu ở hai tiêu chí tính mới và tính logic của KQNC kết quả
cho thấy chất lượng của công nghiên cứu nêu trên là chưa cao.
Luận văn mắc lỗi logic nặng trong quá trình triển khai nội dung
nghiên cứu.
* Kết luận chƣơng:
1. Xây dựng quan điểm thống nhất, các chỉ tiêu chuẩn mực
trong đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội dựa trên các
căn cứ khoa học.
2. Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội tại
trường ĐHKH.
3. Trưng cấu ý kiến đánh giá của các chuyên gia về hệ thống
tiêu chí này.
4. Áp dụng thử nghiệm hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá chất
lượng của một cơng trình nghiên cứu cụ thể.
KẾT LUẬN
- Đánh giá kết quả nghiên cứu là việc xem xét về mặt số lượng và
chất lượng các kết quả nghiên cứu được tạo ra trong hoạt động
nghiên cứu khoa học.
- Trường ĐHKH, ĐHTN là một trường mới, quy mô đào tạo và nghiên
cứu, đặc biệt là nghiên cứu khoa học xã hội còn nhỏ. Do đó, việc đánh giá
kết quả nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH chưa sát, đơi khi
cịn mang tính chủ quan, cảm tính của người đánh giá.
- Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu xây dựng mới một hệ thống

quan điểm thống nhất trong đánh giá KQNC nói chung và nhóm
ngành khoa học nói riêng tại trường ĐHKH.
- “Hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC” được xây dựng trong
chương 3 mang tính thực tiễn cao, có thể xem như công cụ hữu

21


ích để nhận dạng chất lượng KQNC nhóm ngành khoa học xã hội
tại trường ĐHKH, ĐHTN.
- Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá để nhận diện chất lượng KQNC
của từng ngành cụ thể vẫn cịn bỏ ngỏ, cần có những nghiên cứu, khảo
sát và đề xuất cụ thể hơn sau này.
KHUYẾN NGHỊ
- Đối với Ban lãnh đạo ĐHKH: cần phải thấy được hoạt động
NCKH của Trường có những nét đặc thù so với các trường đại học
thành viên khác của trường ĐHTN nên cần phải xây dựng hệ thống
các tiêu chí đánh giá KQNC khoa học mang tính đặc thù cho từng
nhóm ngành là vơ cùng cần thiết, từ đó giúp nâng cao chất lượng của
các cơng trình nghiên cứu được nghiệm thu ở trường ĐHKH.
- Đối với Phòng Đào tạo, NCKH và Quan hệ quốc tế: lấy ý
kiến nhận xét của các giảng viên, chuyên gia khi họ thực hiện việc
đánh giá KQNC theo hệ thống tiêu chí mới. Dựa vào ý kiến của
các chuyên gia đã từng đánh giá KQNC theo hệ thống tiêu chí này
để có thể đề xuất với Ban lãnh đạo nhà trường quyết định dùng
hoặc khơng dùng hệ thống tiêu chí này ở trường ĐHKH.
- Đối với các cán bộ, giảng viên, chuyên gia trực tiếp làm
công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH cần
phải thống nhất quan điểm trong đánh giá KQNC. Bản thân mỗi
cán bộ, giảng viên, chuyên viên khi tham gia đánh giá một đề tài

nghiên cứu khoa học hãy làm việc một cách khách quan, cơng
minh để đưa ra những ý kiến nhận xét chính xác nhất, nhằm đánh
giá đúng chất lượng các cơng trình nghiên cứu khoa học.

22


References
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn An: Một số vấn đề trong đánh giá và nghiệm thu kết quả nghiên
cứu khoa học tạp chí “Hoạt động khoa học” số 4/2005;
2. Hồ Tú Bảo: Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học tạp chí “Hoạt
động khoa học”, số 7/2010;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 19/2005/QĐ-BGD&ĐT Quy định về
hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng trực
thuộc, 2005;
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03
năm 2010 Ban hành Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ
cấp Bộ (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), 2010;
6. Bộ khoa học và công nghệ: Quyết định số 19/2007/QĐ-BKH&CN Quy định
đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, 2007;
7. Bộ Khoa học và Công nghệ: Thông tư số 07/2009/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm
2009 Hướng dẫn việc đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước;
8. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà
Nội, (1999);
9. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, (2003);

10. Vũ Cao Đàm: Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, (2007);
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật khoa học và công
nghệ, 2000;

89


12. Trường Đại học Khoa học: Quyết định số 84/QĐ-ĐHTN ngày 27 tháng 01
năm 2011 Ban hành Quy định về công tác quản lý Khoa học và Công nghệ của
Đại học Thái Nguyên, 2001;
13. Trường Đại học Khoa học: Quy định về công tác quản lý Khoa học và công
nghệ của Đại học Thái Nguyên (Ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐĐHTN ngày 27/01/2011 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên);
14. Trường Đại học Khoa học: Báo cáo thống kê công bố kết quả nghiên cứu
giai đoạn 2007 – 2011;
15. Trường Đại học Khoa học: Tình hình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
xã hội và phát triển công nghệ gắn với đào tạo sau đại học giai đoạn 2007 – 2011;
16. Trường Đại học Khoa học: Báo cáo thống kê cơng bố cấp phát kinh phí thực
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giai đoạn 2007 – 2011;
17. Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005;
18. Từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện, Nhà xuất bản thế giới, 1994;
19. Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, 2003;

20. www. most.gov.vn: Bộ Khoa học và Công nghệ;
21. www. edu.net.vn: Bộ giáo dục và Đào tạo;
22. www. tiasang.com.vn;
23. www. khoahoc.baodatviet.vn;
24. www. khoavanhoc-ngonngu.edu.vn;
25. www. thuvienkhoahoc.com.vn;
26. www.ebook.edu.vn.


90


×