Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả công tác công an tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.48 KB, 7 trang )

Xây dựng chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình
ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng
cao hiệu quả công tác công an tỉnh Bạc Liêu

Lê Quốc Cường

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý khoa học và công nghệ; Mã số: 60.34.04.12
Người hướng dẫn: TS. Đào Thanh Trường
Năm bảo vệ: 2013

Abtracts: Trình bày cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng
CNTT trong công tác công an Bạc Liêu. Đánh giá chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình
ứng dụng CNTT trong công tác công an Bạc Liêu. Nghiên cứu chính sách phát triển nhân
lực theo hướng hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả
công tác công an tại tỉnh Bạc Liêu. Đưa ra các nhóm giải pháp được xem là phù hợp và
có hiệu quả cao như sau: Thay đổi triết lý của các chính sách tuyển dụng nhân lực CNTT
là ưu tiên tuyển chọn công dân có trình độ CNTT cao. Tăng cường các nguồn lực và chế
độ khen thưởng nhằm động viên, kích thích sự nỗ lực của cán bộ, tập trung chủ yếu vào
những cán bộ kỹ thuật và những người làm công tác nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp
nhằm hỗ trợ tích cực cho việc nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT. Nâng cao và cải
thiện điều kiện làm việc bằng những đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
nghiên cứu, và những chế độ xã hội ngày càng tốt hơn. Tạo điều kiện để nhóm nhân lực
hỗ trợ cho việc nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT được thể hiện đa vị thế, đa vai trò,
có như vậy mới có thể mới thỏa mãn được nhu cầu “tự khẳng định mình” của nhóm nhân
lực này. Đổi mới công tác quản lý cán bộ phục vụ cho việc nghiên cứu lập trình ứng dụng
CNTT trong công tác công an, đặc biệt, đối với nhân lực này cần phải thiết lập quy tắc,
quy trình, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ. Định hướng nhu cầu về số lượng và
chất lượng nhân lực trước khi thực hiện công tác tuyển dụng để đảm bảo nhân lực CNTT
được tuyển dụng sẽ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao phục vụ cho việc nghiên cứu
lập trình ứng dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả công tác công an.



Keywords: Công nghệ thông tin; Công tác công an; Phát triển nhân lực; Lập trình ứng
dụng

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, ứng dụng CNTT trong lực lượng CAND trên nhiều lĩnh vực công tác,
chiến đấu và cải cách hành chính phục vụ nhân dân, mang lại nhiều kết quả thiết thực như giải
quyết công việc nhanh hơn, hạn chế bớt thời gian, giảm bớt một số khâu trung gian trong các quy
trình công tác góp phần nâng cao hiệu quả công tác Công an và phục vụ nhân dân ngày càng tốt
hơn. Tại Công an Bạc Liêu, đa số phần mềm ứng dụng CNTT đều do các Cục nghiệp vụ cung
cấp và triển khai ở địa phương; Lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sỹ nhận thức về lập trình ứng
dụng CNTT còn rất hạn chế, không có đội ngũ cán bộ có khả năng tự nghiên cứu lập trình phần
mềm ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn nghiệp vụ; Công an tỉnh Bạc Liêu chưa có
chính sách phát triển NNL nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT vào công
tác công an đặc biệt là việc bố trí sử dụng NNL này tại Công an tỉnh Bạc Liêu có nhiều bất cập,
chưa phù hợp, điển hình là cán bộ có trình độ CNTT không được sắp xếp bố trí vào các vị trí
công tác đòi hỏi sử dụng, khai thác ứng dụng CNTT; tuyển dụng công dân có trình độ CNTT
không đảm bảo về chất lượng; chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT
phục vụ việc nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực công tác công an đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu “Xây
dựng chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả công
tác công an Bạc Liêu” là rất cần thiết và cấp bách.
Qua kết quả nghiên cứu nhằm bổ sung một số vấn đề về hoạch định chính sách tổ chức cán bộ
của Công an Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu này sẽ định hướng phát triển NNL hỗ trợ cho việc
nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT theo nhu cầu của từng lĩnh vực công tác góp phần nâng cao
hiệu quả công tác công an, xây dựng lực lượng công an Bạc Liêu chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, ở các nước trên thế giới có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chứng
minh rằng NNL là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của việc ứng dụng CNTT
để phát triển kinh tế – xã hội trong bất kì quốc gia nào. Việc sử dụng nhân lực một cách chiến
lược sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực hoặc ngược lại. Đây là vấn đề cần xem xét nghiêm túc
bởi hiện nay tại Việt Nam, có quá nhiều dự án ứng dụng CNTT không mang lại hiệu quả do chưa
nghiên cứu khía cạnh này.
Nghiên cứu về nhân lực nói chung nhằm thu hút hay phát triển NNL trên thực tế đã có
không ít các tác giả, các công trình nghiên cứu.
Có thể kể đến ở đây một số công trình đã viết về vấn đề thu hút nguồn nhân lực như bài
viết của tác giả Đào Thanh Trường “Giải pháp chính sách điều chỉnh di động xã hội của cán bộ
khoa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” đã trình
bày những đặc điểm chung về di động xã hội trong cộng đồng khoa học tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, tác giả đã đưa ra một số giải pháp về tác động đến nguồn lực và
phần thưởng để giữ chân cán bộ ở lại trường. Luận văn cao học của học viên Đoàn Đức Vinh
“Đổi mới chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải
Dương)” cũng trình bày những khó khăn trong việc thu hút nhân lực KH&CN hiện nay, đồng
thời đưa ra giải pháp về thu hút theo dự án, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Minh An “Xây
dựng chính sánh lương theo thoả thuận nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực khoa học
trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm”đã đưa ra giải pháp quản lý nguồn nhân lực KH&CN
bằng chính sách lương theo thỏa thuận, luận văn “Chính sách phát triển công nghệ theo hướng
thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghiên
cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương)” của tác
giả Nguyễn Hữu Dương cũng trình bày về định hướng thị trường kéo để tạo ra sức cạnh tranh
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Dương Ngoài ra, viết về chính sách thu hút nhân lực
còn cần kể đến tác giả Nguyễn Thị Anh Thu với bài viết “Kinh nghiệm về thu hút cán bộ nghiên
cứu có trình độ cao” đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học số 9-2004, tác giả Phạm Huy Tiến
“Nhân tài và trọng dụng nhân tài” đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học số 5-2004,…
Nhiều Luận văn đã phân tích nhiều trường hợp và chứng minh chính sách nhân lực theo nhu cầu
sẽ nâng cao hiệu quả, đặc biệt đối với các vùng, các tỉnh có những điều kiện đặc thù riêng biệt.
Các bài viết đều đề cập đến những vấn đề cụ thể của từng địa phương và theo cách giải quyết

khác nhau, trong giới hạn tài liệu tác giả tìm hiểu và tiếp xúc, tác giả chưa tìm thấy công trình
nào viết về phát triển nhân lực theo hướng hỗ trợ phục vụ cho việc nghiên cứu lĩnh vực nào đó,
cho nên, đề tài tiếp cận theo hướng phát triển nhân lực chất lượng cao theo định hướng hỗ trợ
cho việc nghiên cứu ở lĩnh vực ngành cụ thể có thể coi là một hướng đi mới trong nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp phát triển nhân lực theo hướng hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT
góp phần nâng cao hiệu quả công tác Công an tại tỉnh Bạc Liêu.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn sẽ đi giải quyết 03 nhiệm vụ chính:
+ Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác Công an hiện nay.
+ Đánh giá chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT tại Công an tỉnh Bạc
Liêu.
+ Đề xuất chính sách phát triển nhân lực theo hướng bổ sung biên chế cơ hữu cho nhân lực
CNTT phục vụ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực công tác công an.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất chính sách phát triển nhân lực
theo hướng bổ sung biên chế cơ hữu cho lực lượng nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT nhằm
đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực
công tác công an.
- Phạm vi không gian: Công an Tỉnh Bạc Liêu.
- Phạm vi thời gian: Đề tài luận văn giới hạn nghiên cứu chính sách phát triển nhân lực
CNTT trong lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu trong 5 năm gần đây.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 9/2012 - 9/2013
5. Mẫu khảo sát
- Khảo sát kết quả điều tra cơ bản tiềm lực KH&CN phục vụ công tác công an tại tỉnh Bạc Liêu
gồm 28 đơn vị trực thuộc công an tỉnh và kết quả điều tra tiềm lực KH&CN ở các ban, ngành
cấp tỉnh.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Phải chăng xây dựng chính sách bổ sung biên chế cơ hữu cho lực lượng làm công tác
nghiên lập trình ứng dụng CNTT và thay đổi triết lý tuyển dụng nhân lực CNTT sẽ hỗ trợ cho
việc nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực công tác góp phần nâng cao hiệu quả

công tác công an tại tỉnh Bạc Liêu?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Việc xây dựng chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT theo định hướng phát
triển nhân lực CNTT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác công an của tỉnh Bạc Liêu.
8. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả đã tiến hành nghiên cứu và phân tích những
tài liệu về KH&CN, về nhân lực KH&CN, nhân lực CNTT, về thu hút nhân lực KH&CN… của
các nhà nghiên cứu trước để tìm kiếm luận cứ lý thuyết và thực tiễn cho đề tài. Các tài liệu được
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính khách quan cho nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng để thu thập thông tin tại các
đơn vị có sử dụng nhân lực CNTT trong các Phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh để đánh giá
thực trạng nhân lực CNTT trong lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu hiện nay với 100 phiếu hỏi.
Đối tượng điều tra bảng hỏi: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các đơn vị nghiệp vụ trực
thuộc Công an tỉnh.
+ Phương pháp chuyên gia: Đề tài phỏng vấn sâu 20 chuyên gia có trình độ CNTT cao
trong ngành và ngoài ngành công an, cán bộ lãnh đạo chỉ huy làm công tác tổ chức cán bộ của
Công an tỉnh Bạc Liêu, các lãnh đạo chỉ huy, nhà quản lý tại các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh để tìm
kiếm giải pháp phát triển nhân lực theo hướng hỗ trợ cho nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT
trong công tác công an.
9. Luận cứ
9.1. Luận cứ lý thuyết
- Chính sách hỗ trợ hay ưu đãi đặc biệt nào đó cho nhân lực CNTT như chế độ lương,
thưởng, bồi dưỡng đặc thù, môi trường làm việc, phương tiện, công cụ,…phục vụ cho việc
nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT vào thực tiễn công tác thì chắc chắn sẽ tuyển dụng được
nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao.
- Phát triển nhân lực theo định hướng nhu cầu của công tác chuyên môn nói chung và sự
cần thiết để hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT, đảm bảo tuyển chọn nhân lực CNTT
với chất lượng cao và sắp xếp bố trí nhân lực đúng chuyên môn, đúng khả năng và phát triển tốt
nhân lực.

9.2. Luận cứ thực tế
- Các số liệu thu thập được về nhân lực có trình độ CNTT của Công an tỉnh Bạc Liêu, thực
trạng chính sách huy động nhân lực KH&CN phục vụ công tác công an của tỉnh Bạc Liêu nói
chung, chính sách hỗ trợ cho nhân lực CNTT thực hiện việc nghiên cứu lập trình ứng dụng
CNTT trong các lĩnh vực công tác công an và ý kiến của các chuyên gia đề xuất về giải pháp
phát triển nhân lực theo hướng hỗ trợ cho nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT góp phần nâng
cao hiệu quả công tác công an tại tỉnh Bạc Liêu.
- Chính sách tuyển dụng nhân lực CNTT của Công an Bạc Liêu đã thu hút được nhân lực
CNTT phục vụ trong ngành là khá đông đảo, song rất nhiều trong số đó lại không được bố trí
công việc đúng chuyên ngành hoặc vị trí thích hợp dẫn đến việc nhân lực được tuyển dụng vào
ngày càng bị mai một, tư tưởng không còn mục tiêu phấn đấu, động lực làm việc, từ đó một số
cán bộ chuyên ngành CNTT làm việc với tinh thần làm cho xong việc giao đến ngày nhận lương,
đồng thời một số người muốn phát triển bản thân phải bỏ đi cái chuyên môn lĩnh vực CNTT và
tiếp tục học chuyên ngành nghiệp vụ cảnh sát hoặc an ninh của ngành công an hoặc cũng có một
số người phải đành ngậm ngùi bỏ ra đi. Xây dựng Chính sách phát triển nhân lực theo hướng hỗ
trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT sẽ giải quyết được vấn đề tồn tại nói trên và sử dụng
nhân lực CNTT một cách hiệu quả.
10. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, tài liệu đính kèm, luận văn
có kết cấu 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT trong
công tác công an Bạc Liêu
Chương 2. Đánh giá chính sách hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng dụng CNTT trong công tác
công an Bạc Liêu
Chương 3. Chính sách phát triển nhân lực theo hướng hỗ trợ nghiên cứu lập trình ứng
dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả công tác công an tại tỉnh Bạc Liêu.

References
1. Vũ Cao Đàm (2010) Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
2. Vũ Cao Đàm (2003), Lý thuyết hệ thống, Hà Nội.

3. Vũ Cao Đàm, Bài giảng Phân tích Chính sách.
4. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá Nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
5. Vũ Cao Đàm (2006), Lý thuyết Xã hội học KH&CN, Hà Nội
6. Trần Xuân Định (2002), Giáo trình Phát triển nguồn nhân lực KH&CN.
7. Nguyễn Trọng Điều (2002), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Trần Khánh Đức (2002), Nhân lực khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ ưu
tiên của nước ta, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 3/2002.
9. Phạm Minh Hạc (2006) Chính sách phát triển nhân tài khoa học - công nghệ phục vụ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Hà Nội.
10. Đào Thanh Trường: “Giải pháp chính sách điều chỉnh di động xã hội của cán bộ khoa
học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
11. Đào Thanh Trường (2004), Di động xã hội của cán bộ khoa học Trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQGHN (luận văn ThS xã hội học), Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV.
12. Bộ Chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
13. Bộ trưởng Bộ Công an, Chỉ thị số 12/2001/CT-BCA(E11) về tăng cường ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác đảm bảo an ninh chính trị và giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
14. Bộ trưởng Bộ công an, Quyết định số 1804/QĐ-BCA-H41-H49 ngày 27/5/2011 ban hành
kèm theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong công an nhân dân giai đoạn 2011
– 2015 và tầm nhìn đến 2020.
15. UBND tỉnh Lào Cai, Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông
thành phố Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015.
16. , bài “Đảm bảo an ninh thông tin là nhiệm vụ trọng tâm trong
thời kỳ mới”.
17. , bài “Một thập kỷ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
công an”.
18. />hoach-ke-hoach/THUC_TRANG_KHOA_HOC_VA_CONG_NGHE_VIET_NAM,

bài “Thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam”.

×