Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ giữa Đảng và nhân dân ở Thị xã Sơn Tây –
Thành phố Hà Nội hiện nay
Phạm Thị Hoa
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Chính trị học: 60 31 27
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuấn
Năm bảo vệ: 2013
110 tr .
Abstract. Luận văn góp phần hệ thống hóa những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí
Minh về dân và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân.Trên cơ sở tư tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luận văn làm rõ kết quả
và hạn chế trong xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở Thị xã Sơn Tây –
Thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 2000 đến nay.Đưa ra các nhóm giải pháp nhằm
củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân trong tình hình nhiệm vụ
của Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội hiện nay.
Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thị xã Sơn Tây; Hà Nội; Chính trị
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Người đã kế
thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng “lấy dân làm gốc” của cha ông ta, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” vào xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng mác xít. Người đặt nền móng tư tưởng
cách mạng về mối quan hệ và sự cần thiết phải gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa
Đảng - nhân dân của Đảng ta. Nghiên cứu, vận dụng bài học của Đảng về “lấy dân làm
gốc” cũng như mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với nhân dân hiện nay, đang là vấn
đề có ý nghĩa quan trọng góp phần thắng lợi trọn vẹn của cách mạng nước ta.
Trải qua 83 năm xây dựng và trưởng thành, với bản lĩnh một Đảng cách mạng
chân chính, gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta đã lãnh đạo, tổ chức và phát huy
sức mạnh to lớn của toàn dân tộc đứng lên làm cách mạng lập nên những thắng lợi vĩ
đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ máu thịt
giữa Đảng và nhân dân, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã nêu lên bài học kinh
nghiệm hàng đầu “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng
“lấy dân làm gốc” [13,29]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng định hướng “Sự nghiệp cách mạng là
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những
thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân.
Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với
vận mệnh của đất nước, của chế độ XHCN và của Đảng” [18,65].
Vì vậy, giữ gìn mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân là vấn đề
sống còn của sự nghiệp cách mạng.
Thực tiễn cách mạng những năm qua cho thấy vai trò của Đảng và mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng - nhân dân được khẳng định, quyền làm chủ của nhân dân được phát
huy, dân chủ được mở rộng, nhân dân đã thực sự cống hiến được nhiều tài năng, trí tuệ
cho sự nghiệp phát triển đất nước; điều đó góp phần to lớn vào thắng lợi các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần cường thịnh. Song, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập: không ít cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương mất đoàn kết thống nhất; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên thoái hóa biến chất, lạm dụng quyền lực, hách dịch, nhũng nhiễu, xa rời, thiếu quan
tâm đời sống quần chúng nhân dân, làm giảm uy tín Đảng và lòng tin của nhân dân vào
Đảng, Nhà nước; đó là những thách thức, trở lực, rào cản lớn đối với sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta. Trước thực tiễn đó, ngày 16/1/2012, Hội nghị
lần thứ tư BCH TW Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết đã lựa chọn đúng vấn đề, đánh giá đúng thực
trạng và đề ra đúng các giải pháp để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân. Nghị quyết chỉ rõ “công tác xây dựng Đảng
vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài
qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự
tồn vong của chế độ” [19,1]. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh báo trong bối cảnh
hiện nay: “nếu Đảng ta không giữ được bản chất cách mạng của mình, không thật vững
vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch
về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì không
thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên” [20,11].
Thời gian qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang triệt để lợi dụng,
khoét sâu những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng và Nhà nước để chống phá Đảng, chia
rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng
của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Việc nghiên cứu sâu sắc, tìm những giải pháp thuyết phục đầy đủ về lý luận và
thực tiễn để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là vấn đề trọng yếu, cần
thiết trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta hiện nay.
Sơn Tây là thị xã trực thuộc Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội phía Tây Bắc Thủ đô; nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời giành quan tâm
đặc biệt, đã từng về thăm và căn dặn với Đảng bộ và nhân dân nơi đây: “Vào Đảng, vào
Đoàn không phải để làm “quan” cách mạng, hay là để nói chính trị suông. Tất cả đảng
viên và đoàn viên phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành các chính sách của Đảng và
Chính phủ,… làm gương mẫu, làm đầu tàu lôi cuốn quần chúng ” [42, 202-204]. Rõ
ràng, vấn đề giáo dục cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, đảng viên thị xã Sơn Tây nói
riêng nhằm xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân luôn được Người chú trọng.
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiệm vụ phát triển toàn
diện của thị xã ngày càng đòi hỏi cao; đặc biệt là nhiệm vụ thực hiện thắng lợi Nghị
quyết TW 4 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
ở thị xã đang được đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thì việc
tăng cường, củng cố xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân thị xã Sơn
Tây dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng
quyết định thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của thị xã.
Vì vậy, trở lại tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân, về Đảng
cầm quyền, về mối quan hệ giữa Đảng với dân vừa có giá trị lý luận, vừa là chỉ dẫn quý
báu cho hoạt động thực tiễn của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay nói chung và
Đảng bộ thị xã Sơn Tây nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn Tây - thành phố
Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu
thịt giữa Đảng và nhân dân có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo, bài nói,
bài viết của các nhà nghiên cứu lý giải ở các góc độ khác nhau. Các tác giả phân tích, lý
giải thực trạng, nguyên nhân của mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, đồng thời đưa ra những yêu cầu, con đường, biện pháp để tăng cường mối quan
hệ giữa Đảng và nhân dân.
- Về sách gồm có:
+ Các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói về vai trò của
dân, về mối quan hệ giữa Đảng với dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc
biệt nhấn mạnh tư tưởng vì dân, gần dân, kính trọng dân, tin tưởng nhân dân của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Như đồng chí Lê Duẩn viết cuốn “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam” (1976), tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, nhấn mạnh quan điểm “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”; Võ Nguyên Giáp với cuốn sách “Tư tưởng dân vận của Chủ
tịch Hồ Chí Minh” (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã chỉ rõ “Thực chất công
tác dân vận là xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Dân”
+ Lê Văn Lý (ch.b), Mạch Quang Thắng, Đặng Đình Phú viết cuốn “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm
quyền”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2002; Tác giả Trần Đình
Huỳnh, Ngô Kim Ngân viết cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền”, năm
2004. Các tác giả đã khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của
Đảng, phương hướng nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trên cơ sở
tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ TS. Phạm Ngọc Anh, PGS.TS. Bùi Đình Phong với các cuốn “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
xuất bản năm 2005 và cuốn “Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong thời kỳ đổi mới” của Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2006.
Các tác giả đã phân tích, lý giải tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch
vững mạnh: Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định thành công của cách mạng, giữ vững
và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, cốt lõi là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân.
+ GS.TS. Nguyễn Văn Huyên viết cuốn “Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung
và phương thức cầm quyền của Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011.
Tác giả đã khái quát quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Đảng Cộng sản cầm quyền, vận dụng phương thức cầm quyền của Đảng trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước.
+ Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong thời kỳ đổi mới bàn
trực tiếp về mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân ở nước ta. Như tác giả
Vũ Oanh với cuốn “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”, Nxb Sự thật, Hà
Nội xuất bản năm 1990; tác giả đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân, khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, chỉ rõ sự cần thiết và đưa ra một số
giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Tác giả Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng với cuốn sách “Mối quan hệ giữa Đảng và dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1997.
Cuốn sách là kết quả trực tiếp của luận án PTS Triết học của hai tác giả, đã trình bày:
Khái niệm về dân và những quan điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử. Quá
trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và dân. Nội dung chủ yếu của mối
quan hệ Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực trạng và nguyên nhân tồn tại
của mối quan hệ Đảng và dân hiện nay. Tăng cường mối quan hệ Đảng và dân trong
thời kỳ mới trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dương Xuân Ngọc (ch.b), Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Chí Dũng (1998) viết cuốn
“Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước ta hiện
nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặc biệt là cuốn “Mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước: Vấn đề và kinh nghiệm” của T.S Nguyễn Văn
Sáu, PGS. T.S Trần Xuân Sầm, PGS. T.S Lê Doãn Tá (đồng ch.b). Cuốn sách đã đi sâu
nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng
ta về mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân trong sự nghiệp cách mạng,
đồng thời nêu một số giải pháp nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
- Về báo, (tạp chí) có các bài:
+ Nguyễn Thị Mai Anh (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân chủ”,
Tạp chí Dân vận, Số 12, tr.14-15.
+ PGS. TS. Lê Doãn Tá (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ máu
thịt giữa Đảng và nhân dân”, Thứ ba, ngày 03/ 2/ 2004.
+ Tác giả Lê Hữu Nghĩa “Củng cố và tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng với
nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Cộng sản, Số 21-2005.
+ Đại tá, PGS.TS Bùi Đình Bôn với bài “Nhiệm vụ cấp bách là củng cố mối quan
hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân”, Báo QĐND, số Thứ hai, ngày 30/05/2011 v.v.
- Về Luận án tiến sĩ, luận văn có:
+ Tác giả Đàm Văn Thọ với đề tài: “Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong
di sản tư tưởng Hồ Chí Minh”, Luận án PTS khoa học (1996), đã làm sáng tỏ những
quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
+ Vũ Hùng, với đề tài “Dân và mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân trong
tư tưởng Hồ Chí Minh”, Luận án PTS triết học (1996). Tác giả đã khái quát quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân, về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân, vận
dụng xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa -
hiện đại hóa của đất nước.
- Hội thảo khoa học:
+ “Hội thảo khoa học kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” (3
/2/ 1930 - 3/ 2/ 2000), bao gồm: các báo cáo khoa học đề cập đến cương lĩnh và đường
lối chính trị, khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của Đảng Cộng sản Việt
Nam; các chặng đường lịch sử của Đảng và những thành tựu xây dựng, phát triển của
Đảng; những thành tựu của đất nước trên mọi lĩnh vực dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Hội thảo về “Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân” diễn ra ngày
21/10/2009, tại Hà Nội, do Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, đã làm rõ quá trình nhận thức và tình hình thực
tiễn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong hơn
20 năm đổi mới của đất nước.
Với những góc độ, khía cạnh, và mục đích nghiên cứu khác nhau, các công
trình nghiên cứu trên đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong tư tưởng Hồ
Chí Minh khá sâu sắc và toàn diện. Các công trình khoa học trên là nguồn tư liệu giá
trị để tác giả tiếp thu, kế thừa nhằm hoàn chỉnh đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Song chưa có một công trình nào nghiên cứu, luận giải vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân ở thị xã Sơn Tây. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng với các công trình nghiên
cứu đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
- Hệ thống hóa, khẳng định tính đúng đắn và giá trị to lớn tư tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng cầm quyền với nhân dân.
- Làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây hiện nay.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng bộ và nhân dân
thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, làm rõ những quan điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân”,
“nhân dân” và mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
- Đánh giá khách quan, khoa học giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, ý nghĩa với sự nghiệp đổi
mới hiện nay.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân
dân thị xã Sơn Tây; chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, khuyết điểm, yếu kém; đề ra
những giải pháp nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị
xã Sơn Tây - TP. Hà Nội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân; nghiên cứu đánh giá thực trạng, phương hướng và giải pháp tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội hiện
nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn không nghiên cứu toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam, mà chỉ nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa Đảng cầm quyền và nhân dân. Vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng, tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong phạm vi một địa phương cụ thể là thị xã Sơn
Tây của thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 2000 đến nay.
Bởi vì:
- Tổng kết sau 15 năm đổi mới, và 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, cả nước đã
giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội, an ninh quốc phòng. Song những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã bước đầu
thâm nhập vào đời sống xã hội, bộc lộ nhiều tiêu cực, tệ nạn, làm suy giảm niềm tin của
quần chúng nhân dân đối với Đảng.
- Ở thị xã Sơn Tây, tháng 11/2000 diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần
thứ XVII (nhiệm kỳ 2000 - 2005), đã đề ra những chủ trương lớn, nhằm đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đô thị hóa gắn liền với xóa đói giảm nghèo
- Từ năm 2000 đến nay, thị xã Sơn Tây có bước chuyển biến rõ rệt và phát triển
mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.
Song những tệ nạn, tiêu cực diễn ra ở nơi này, nơi khác, làm giảm niềm tin của quần
chúng nhân dân.
Vì vậy, thực tiễn đặt ra cần phải củng cố, xây dựng Đảng, chính quyền thị xã
trong sạch, vững mạnh; tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa Đảng bộ và nhân dân
thị xã.
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận:
+ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân,
về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, về mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân.
+ Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân.
+ Quan điểm của Đảng ta qua các kỳ Đại hội về xây dựng mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân.
+ Các Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Sơn Tây về tình hình thị xã.
- Cơ sở thực tiễn: luận văn dựa trên thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
trong phạm vi cả nước và ở thị xã Sơn Tây hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp cụ thể: luận văn sử dụng phương pháp logic - lịch sử và các
phương pháp liên ngành khác như: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá
thực tiễn, điều tra xã hội học (điều tra 300 phiếu, thời gian tháng 8/2013, tại phường
Quang Trung, xã Thanh Mỹ, xã Xuân Sơn của thị xã Sơn Tây) để luận giải một cách
khoa học những vấn đề thực tiễn đặt ra được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận của Hồ Chí Minh về dân, nhân dân và
về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân.
- Chỉ ra những kết quả đạt được, những yếu kém, khuyết điểm và nguyên
nhân trong xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn Tây - TP. Hà
Nội.
- Đưa ra các nhóm giải pháp nhằm củng cố, tăng cường, phát triển mối quan
hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội trong tình hình nhiệm vụ
của thị xã hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài gồm 2
chương, 6 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thị Mai Anh (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân chủ,
Tạp chí Dân vận, Số 12, tr.14-15.
2.
TS. Phạm Ngọc Anh, PGS. TS Bùi Đình Phong (2005), Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
3.
GS.TS. Hoàng Chí Bảo (2011), Từ “dân” đến “dân chủ” và “dân vận”
trong tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, in trong cuốn
“Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh”, tr. 139.
4.
Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên (đồng chủ biên) (1999), Đổi mới và
tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5.
Bộ quốc phòng (2004), Danh nhân quân sự Việt Nam, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
6.
Đại tá, PGS.TS Bùi Đình Bôn (2011), “Nhiệm vụ cấp bách là củng cố mối
quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân”, Báo QĐND, số Thứ hai, ngày
30/05/2011.
7.
C. Mác - Ph.Ăng ghen (1983), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
8.
C. Mác - Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 44, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
9.
Bảo Cầm - Anh Vũ (2013), Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh
đạo cao cấp, 11/06/2013, .
10.
Dịch giả Đoàn Trung Còn, Luận ngữ, Sài Gòn, 1950.
11.
Công ty văn hóa Trí Tuệ Việt (2007), Sơn Tây - Thành phố Xứ Đoài, Nxb
Văn hóa thông tin, HN.
12.
Lê Duẩn (1976), Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Trong cuốn
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác phẩm chọn lọc, tập I, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
13.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
14.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI), Nxb Sự thật, Hà Nội.
15.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ
sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH
Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay”, Số 12-NQ/TW.
20.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị (2012), Chỉ thị số 15 về việc thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng (khóa XI),
Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 24/12/2012.
21.
Đảng Cộng sản Việt Nam - Thị ủy Sơn Tây (1999), Lịch sử Đảng bộ thị xã
Sơn Tây 1930-1995, Hà Nội.
22.
Đảng bộ thị xã Sơn Tây (2010), Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thị
xã Sơn Tây khóa XVIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ XIX
(nhiệm kỳ 2010-2015), Sơn Tây - Hà Nội.
23.
Phạm Văn Đồng (2012), Học quan điểm nhân dân của Hồ Chủ tịch, trong
cuốn “Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc”, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
24.
Võ Nguyên Giáp (1995), Thực chất công tác dân vận là xây dựng mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng và Dân. Trong sách “Tư tưởng dân vận của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25.
Nguyễn Thạc Hân (2005), Mối quan hệ Đảng - dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân
vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện xây dựng Đảng (1999),
Xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27.
Vũ Hùng (1996), Dân và mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án PTS triết học, Viện nghiên cứu chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
28.
Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn
tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội.
29.
GS.TS. Nguyễn Văn Huyên (2011), Đảng cộng sản cầm quyền, nội dung
và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30.
Trần Đình Huỳnh, Ngô Kim Ngân (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng
cầm quyền, Nxb. Hà Nội, Hà Nội.
31.
Đặng Xuân Kỳ (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32.
Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, Nguyễn Văn Khánh (2000), Hội thảo khoa
học kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-
2000), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
33.
Lê Văn Lý (ch.b), Mạch Quang Thắng, Đặng Đình Phú (2002), Tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều
kiện Đảng cầm quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46.
Đỗ Mười (1991), Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, gắn bó với nhân
dân, Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 11, tr.7.
47.
Đỗ Hoài Nam (2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong điều kiện mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48.
Dương Xuân Ngọc (ch.b), Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Chí Dũng (1998), Mối
quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49.
Lê Hữu Nghĩa (2005), Củng cố và tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng
với nhân dân trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Cộng sản, Số 21, tr. 9-13.
50.
Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn (2008), Đổi mới quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51.
Vũ Oanh (1990), Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
52.
Hoàng Phê chủ biên (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội.
53.
Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh (ch.b.), Lý Thị Bích Hồng (2006), Vận
dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời kỳ
đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54.
GS.TS. Phùng Hữu Phú, Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó máu thịt
giữa Đảng - Nhà nước - nhân dân, in trong cuốn “Bí quyết thành công Hồ
Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55.
Rôdentan chủ biên (1986), Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ.
56.
TS. Nguyễn Văn Sáu, PGS, TS. Trần Xuân Sầm, PGS, TS. Lê Doãn Tá
(đồng ch.b) (2002), Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong giai đoạn
đổi mới. Vấn đề và kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57.
Sở văn hóa thông tin Hà Tây (2007), Địa chí Hà Tây, Công ty cổ phần in
và Thương mại Hà Tây.
58.
PGS. TS. Lê Doãn Tá (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ máu
thịt giữa Đảng và nhân dân, Thứ ba, ngày 03/
2/ 2004.
59.
Song Thành, Học tập vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổi mới. Chương XII, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh.
60.
Thị ủy Sơn Tây (2001), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm
2000; phương hướng, nhiệm vụ năm 2001, Sơn Tây - Hà Nội.
61.
Thị ủy Sơn Tây (2006), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm
2005; phương hướng, nhiệm vụ năm 2006, Sơn Tây - Hà Nội.
62.
Thị ủy Sơn Tây (2012), Báo cáo Tổng kết công tác dân vận năm 2012;
phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013; Sơn Tây - Hà Nội.
63.
Thị ủy Sơn Tây (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm
2012; phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Sơn Tây - Hà Nội.
64.
Đàm Văn Thọ (1996), Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong di sản
tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án PTS triết học, Viện nghiên cứu CN Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.
65.
Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng (1997), Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
66.
V.I. Lênin (1970), Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva.
67.
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva.
68.
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva.
69.
La Trấn Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1964.
70.
http:// sontay.gov.vn.