Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Vấn đề tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.97 KB, 20 trang )

Vấn đề tha hóa lao động trong tác phẩm " Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844"

Trương Thị Kim Oanh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Phân tích cơ sở thực tiễn và lý luận cho sự ra đời quan niệm của C. Mác về
tha hóa lao động và giới thiệu tổng quan về tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844.
Phân tích quan niệm của C. Mác về biểu hiện, nguyên nhân và con đường khắc phục tha hóa
lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844. Bước đầu chỉ ra ý nghĩa quan
niệm của C. Mác về tha hóa lao động với việc nhận thức tha hóa lao động trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Keywords. Triết học; Tha hóa; Lao động; Tư tưởng triết học; Tư tưởng Các mác

Content

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
3. Mục đích và nhiệm vụ 10
4. Đối tƣợng nghiên cứu 10


5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp của luận văn 11
7. Kết cấu của luận văn 11
NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI
QUAN NIỆM THA HÓA LAO ĐỘNG CỦA C. MÁC TRONG TÁC
PHẨM BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844 12
1.1 Cơ sở thực tiễn cho sự ra đời quan niệm tha hóa lao động của C. Mác -
Phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX. 12
1.2 Tiền đề lí luận cho sự ra đời quan niệm tha hóa lao động của C.
Mác…16
1.2.1 Quan niệm của Hêghen về tha hóa 17
1.2.2 Quan niệm về tha hóa của Phoiơbắc 21
1.3 Giới thiệu tổng quan về tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844 24
Kết luận Chƣơng 1: 27
CHƢƠNG 2: SỰ PHÂN TÍCH CỦA C. MÁC VỀ BIỂU HIỆN CỦA
THA HÓA LAO ĐỘNG VÀ CON ĐƢỜNG KHẮC PHỤC THA HÓA
LAO ĐỘNG TRONG TÁC PHẨM BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT
HỌC NĂM 1844 29
2.1 Sự phân tích của C. Mác về biểu hiện của tha hóa lao động 29
2.1.1 Sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động 30
2

2.1.2 Tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi sản xuất,
trong bản thân hoạt động lao động 34
2.2 Quan niệm của C. Mác về hậu quả, nguyên nhân và con đƣờng khắc
phục tha hóa lao động 37
2.2.1 Hậu quả của tha hóa lao động 37
2.2.2 Quan niệm của C. Mác về nguyên nhân của tha hóa lao động trong

chủ nghĩa tư bản 42
2.2.3. Quan niệm của C. Mác về con đường khắc phục tha hoá lao động . .47
2.3. Ý nghĩa quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động với việc nhận thức
tha hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay 56
Kết luận Chƣơng 2: 66
KẾT LUẬN: 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69












3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Thời kỳ tư bản chủ nghĩa” bắt đầu từ cách mạng tư sản Hà Lan vào
thế kỷ XVI, đã nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và tác động sâu
rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội các nước trên thế giới. Chủ
nghĩa tư bản cùng với phương thức sản xuất của nó đã giải phóng loài người
khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến, chuyển từ nền sản xuất
nhỏ sang nền sản xuất hiện đại. Dưới tác động của các quy luật kinh tế của
sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra

khối lượng của cải vật chất khổng lồ: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống
trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều
hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế kỷ trước kia gộp lại”
[51, tr. 603]. Quá trình đó đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển với trình
độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa
phát triển mạnh. Sự phát triển của nền sản xuất vật chất dưới chủ nghĩa tư
bản đã tạo ra những tiền đề vật chất thiết yếu để phát triển xã hội và con
người.
Bên cạnh đóng góp tích cực nói trên, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
bộc lộ mặt hạn chế của nó như: của cải vật chất trong xã hội chủ yếu thuộc về
giai cấp tư sản, người công nhân bị bóc lột sức lao động, điều kiện sinh hoạt và
làm việc tối thiểu của họ không được đảm bảo: “Những máy móc có một sức
mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của người công nhân và làm cho
lao động của người công nhân hiệu quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng
kiệt quệ đến cho công nhân. Những nguồn của cải mới, từ xưa đến nay chưa ai
biết, dường như do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn
gốc của sự nghèo khổ” [53, tr. 10]. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lao động bị
tha hóa, sự tha hóa lao động là cơ sở dẫn đến sự tha hóa trên các lĩnh vực khác
và tha hóa bản chất con người. Trước C. Mác, một số nhà tư tưởng đã phát
4

hiện hiện tượng tha hóa tồn tại trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ đến
học thuyết C. Mác thì cội rễ, căn nguyên của tha hóa mới được làm sáng tỏ.
Những nghiên cứu của C. Mác về tha hóa lao động được trình bày lần
đầu tiên một cách tương đối hệ thống trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844. Thông qua lý luận về tha hóa lao động, C. Mác thể hiện sự
phê phán của ông đối với xã hội tư bản chủ nghĩa từ góc độ kinh tế học.
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu sự vận động của lao động tha hóa và chế
độ tư hữu, C. Mác đi sâu tìm hiểu sự phát triển của lịch sử xã hội và rút ra
kết luận chủ yếu về sự phát triển của lịch sử, về chủ nghĩa cộng sản. Có thể

nói “lý luận tha hóa của Mác về bản chất là lý luận phát triển xã hội” [44, tr.
174].
Sau hơn 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam đã
thu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, được bạn bè thế giới ghi nhận. Đời sống của phần lớn nhân dân được
cải thiện, đất nước ổn định và phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được
thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những vấn đề nổi cộm thu
hút sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những bất cập được mọi người
quan tâm là có hay không sự tồn tại của hiện tượng tha hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Để có nhận thức đúng đắn về vấn đề
này, từ đó có thái độ ứng xử đúng với nó thì việc quay trở lại nghiên cứu lý
luận của C. Mác về tha hóa, đặc biệt là tha hóa lao động có ý nghĩa thực tiễn
cấp bách.
Nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động góp phần
khẳng định giá trị của lý luận tha hóa nói riêng và học thuyết Mác nói
chung, đồng thời là cơ sở lý luận giúp chúng ta nhận thức về hiện tượng tha
hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
5

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn “Vấn đề tha hóa lao động
trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” làm đề tài luận văn
của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khoa học về
tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, về vấn đề tha hóa lao động
và biểu hiện của nó trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Có thể phân
chia các công trình nghiên cứu thành các nhóm như sau:
Thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về tư tưởng của C. Mác
trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 nói chung:

+ Trước hết là các bài viết: “Mấy tư tưởng lớn về con người trong
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, đăng trong Con người và phát triển
con người trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2003 của tác giả Hồ Sĩ Qúy; “Khái niệm con người trong
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, đăng trong Tạp chí Triết học, (số 3),
năm 2003, tr 20-22 của Bùi Bá Linh; “Khái niệm “con người nhân đạo” trong
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 của C. Mác”, đăng trong Tạp chí Triết
học, (số 2), năm 2001 của Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp & Đặng Hữu
Toàn.
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, các tác giả tập trung phân
tích khái niệm “con người” và “con người nhân đạo” của C. Mác trong tác
phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844.
+ Tiếp theo là bài viết: “Tư tưởng của C. Mác về con người và giải
phóng con người trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, đăng trong
Kỷ yếu Hội thảo khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 10, Nxb Đại
học Quốc gia, năm 2005 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền.
6

Nghiên cứu phân tích quan niệm của C. Mác về bản chất con người,
về sự tha hóa con người trong chủ nghĩa tư bản và sự giải phóng con người,
để từ đó thấy được giá trị nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác.
+ Ngoài ra trong công trình nghiên cứu: Quan niệm của C. Mác và
Ph. Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính
trị Quốc gia, năm 2003 của Bùi Bá Linh, đã đề cập đến quan niệm của C.
Mác về bản chất con người, về sự giải phóng con người trong tác phẩm Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844…
Có thể nói các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến
quan niệm của C. Mác về con người, bản chất con người và sự giải phóng
con người trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844. Trong đó
vấn đề tha hóa đã được nhắc tới nhưng chưa được nghiên cứu hệ thống.

Thứ hai: Những công trình nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha
hóa nói chung và tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844 nói riêng:
+ Tác giả Nguyễn Anh Tuấn, với các bài viết: “Bước đầu tìm hiểu
quan niệm của C. Mác về tha hóa”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1 &
2), năm 2003; “Quan niệm của C. Mác về tha hóa”, đăng trong tác phẩm
“Con người và phát triển con người trong quan niệm của C. Mác và Ph.
Ăngghen”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003; “Quan niệm của C.
Mác về tha hóa và bản chất con người (qua Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844)”, Tạp chí Triết học, (số 10), năm 2003, tr 24- 28.
Trong các công trình nghiên cứu trên, tác giả đã đi sâu phân tích quan
niệm của C. Mác về tha hóa lao động và bản chất con người trong tác phẩm
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; đồng thời phân tích sự phát triển tư
tưởng của C. Mác về tha hóa trong những tác phẩm của ông theo thời gian.
Những nghiên cứu của tác giả luận giải, đánh giá một cách tương đối có hệ
thống quan niệm của C. Mác về tha hóa.
7

+ Tiếp theo là cuốn sách Quan niệm của C. Mác về tha hóa và ý
nghĩa của quan niệm đó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền.
Nội dung cuốn sách đã nghiên cứu một cách hệ thống quan niệm của C.
Mác về tha hoá bằng việc đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quan
niệm về tha hóa, chỉ rõ nguyên nhân, bản chất của tha hóa, con đường khắc
phục tha hóa con người trong chủ nghĩa tư bản và luận giải một cách sâu sắc
quan niệm của C. Mác về bản chất con người. Cuốn sách bước đầu tìm hiểu
về hiện tượng tha hoá ở nước ta trên các lĩnh vực: kinh tế; chính trị; đạo đức,
lối sống… Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục và đi đến xóa bỏ tình
trạng tha hóa để phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, trong bài viết “Quan niệm của C. Mác về các hình thức tha

hóa”, Tạp chí Giáo dục lí luận, (số 3), năm 2007, tr 11-16, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Huyền đã đi sâu phân tích quan niệm của C. Mác về các hình
thức tha hóa: Tha hóa tôn giáo, tha hóa chính trị - xã hội, tha hóa lao động.
Đồng thời thông qua sự phân tích đó, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa các
hình thức tha hóa trong quan niệm của C. Mác.
+ Tác giả Ngụy Tiểu Bình, với bài viết “Mối quan hệ giữa sở hữu tư
nhân và hiện tượng tha hóa”, Tạp chí Triết học, (số 2), năm 2008, tr 53- 60,
đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân và hiện tượng tha hóa
trên cơ sở phân tích các khái niệm tha hóa ngoại sinh và tha hóa nội sinh.
+ Tiếp đến là bài viết của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa, “Quan niệm của C.
Mác về tha hóa và sự nghiệp giải phóng con người khỏi tha hóa trong Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844”, Tạp chí Triết học, (số 10), năm 2003, tr 18-23.
Trong công trình nghiên cứu trên đây, tác giả đã đi sâu khai thác quan
niệm về bản chất con người, về tha hóa lao động và gắn liền với nó là sự tha
hóa bản chất con người trong chủ nghĩa tư bản của C. Mác trong tác phẩm
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844.
8

+ Tiếp theo là bài viết: “Quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về
lao động bị tha hóa và sự tha hóa của tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn
giáo, năm 2001, (số 6), tr 3-6 của Trương Hải Cường.
Tác giả phân tích tiền đề lí luận cho sự ra đời quan niệm về tha hóa
của C. Mác là từ quan niệm tha hóa của Hêghen và Phoiơbắc. Đồng thời
trình bày sự giống và khác nhau giữa tha hóa tôn giáo và tha hóa lao động.
+ Tác giả Phạm Văn Chung trong cuốn sách Triết học Mác về lịch sử,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006, đã phân tích sự hình thành, phát
triển quan niệm triết học về lịch sử qua các tác phẩm của C. Mác và Ph.
Ăngghen. Khi phân tích quan niệm của C. Mác trong tác phẩm Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844, tác giả đã dành một thời lượng nhất định cho
việc nghiên cứu quan niệm về lao động bị tha hóa. Những nghiên cứu của

tác giả tập trung vào quan niệm triết học về lịch sử, chứ chưa đặt ra việc
nghiên cứu chuyên sâu quan niệm tha hóa của C. Mác.
Ngoài các công trình nghiên cứu trực tiếp về quan niệm tha hóa của
C. Mác, liên quan đến quan niệm tha hóa trong lịch sử còn có các công trình
sau:
+ “Vấn đề tha hóa trong “Hiện tượng học tinh thần” của Hêghen”,
Tạp chí Triết học, (số 10), năm 2008 của tác giả Nguyễn Anh Tuấn và
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Với nghiên cứu này, các tác giả đã luận giải quan niệm của Hêghen
về “tha hóa” trong Hiện tượng học tinh thần theo các cách tiếp cận triết học.
Trong bài viết, các tác giả không chỉ làm rõ quan niệm của Hêghen về “tha
hóa” với tư cách là một phạm trù mang tính hệ thống và năng động, về tiến
trình biện chứng của sự tha hóa và sự “vượt bỏ” tha hóa, mà còn bước đầu
chỉ ra những hạn chế trong quan niệm của ông.
+ Tác giả Ngô Đình Xây, với bài viết “Quan niệm của G.V. Ph
Hêghen về “tha hóa” qua sự đánh giá của C. Mác”, Tạp chí Triết học, (số
10/233), năm 2010, tr 16-23. Bài viết thông qua sự đánh giá của Mác để chỉ
ra quan niệm cơ bản của Hêghen về tha hóa và về vấn đề giải “tha hóa”…
9

Thứ ba: Những công trình nghiên cứu hoặc liên quan đến vấn đề tha
hóa trong chủ nghĩa xã hội hiện thực và Việt Nam:
+ Trước hết là bài viết: “Sự tha hóa quyền lực ở một số bộ phận cán
bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay và một số giải pháp ngăn ngừa, khắc
phục nó”, Tạp chí Triết học, (số 7/230), năm 2010, tr 68 - 72 của tác giả
Nguyễn Văn Thiện. Tiếp đến là bài viết: “Quyền lực và sự tha hóa quyền
lực”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu khoa học - Viện Khoa học pháp lý, năm
2009 của Bùi Xuân Phái.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến quan điểm mácxít về sự
tha hóa và phân tích sự tha hóa quyền lực ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo,

quản lý có biểu hiện thoái hóa, biến chất ở nước ta. Trên cơ sở đó, các tác
giả luận chứng một số giải pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục sự tha hóa
quyền lực ở nước ta hiện nay.
Cũng về đề tài tha hóa trong chủ nghĩa xã hội và Việt Nam, Hồ Ngọc
Hương có bài: “Tha hóa và chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết học, (số 3), năm
1989, tr 32 - 38.
Trên cơ sở phân tích sự tha hóa trong chủ nghĩa xã hội hiện thực, tác
giả đã phác thảo một số biểu hiện của tha hóa ở Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Những phân tích của tác giả chủ yếu giới hạn ở
những biểu hiện của tha hóa trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, quan liêu, bao cấp ở nước ta.
Ngoài ra liên quan ít nhiều đến quan niệm của C. Mác về xóa bỏ chế
độ tư hữu và vấn đề sở hữu tư nhân ở nước ta có bài viết của Vũ Kiều
Phương “Từ quan niệm của C. Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” suy nghĩ về
vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (số 8/207), năm 2008…
Có thể khẳng định đã có nhiều công trình nghiên cứu quan niệm của
C. Mác về tha hóa và tha hóa lao động. Tuy nhiên, mới chỉ có rất ít công
trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về quan niệm tha hóa của C.
Mác. Còn các công trình nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha hóa lao
10

động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 chủ yếu mới chỉ
dừng ở các bài viết. Việc đi sâu nghiên cứu hệ thống quan niệm của C. Mác
về tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844
góp phần khẳng định giá trị của học thuyết Mác trong thời đại ngày nay,
đồng thời góp thêm một ý kiến về lý luận tha hóa lao động của C. Mác cũng
như ý nghĩa hiện thời của nó.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích của luận văn: làm rõ quan niệm cơ bản của C. Mác về tha

hóa lao động và con đường xóa bỏ tha hóa lao động trong tác phẩm Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844; từ đó chỉ ra ý nghĩa của quan niệm đó đối
với nhận thức tha hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích này, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích cơ sở thực tiễn và lý luận cho sự ra đời quan niệm của C.
Mác về tha hóa lao động và giới thiệu tổng quan về tác phẩm Bản thảo kinh
tế - triết học năm 1844.
+ Phân tích quan niệm của C. Mác về biểu hiện, nguyên nhân và con
đường khắc phục tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844.
+ Bước đầu chỉ ra ý nghĩa quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động
với việc nhận thức tha hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin về con người và xã hội và tham khảo có chọn lọc các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài.
11

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu văn bản, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống nhất
lịch sử và lôgic, phương pháp so sánh, đối chiếu…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu chuyên sâu quan niệm của C. Mác về tha hóa
lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; từ đó góp
phần khẳng định giá trị khoa học của học thuyết Mác trong thời đại ngày

nay. Và bước đầu chỉ ra ý nghĩa của quan niệm đó đối với nhận thức tha hóa
lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai tiếp tục đi sâu
nghiên cứu về vấn đề tha hóa và tha hóa lao động.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm hai chương, 6 tiết.





















69



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăngghen, (1995), Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh, C. Mác và
Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
2. Ph. Ăngghen, (1995), Chống Đuy-rinh. Ông Oi-đuy-rinh đảo lộn khoa
học, C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội.
3. Nguyễn Đức Bình (chủ biên), (2002), Về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Ngụy Tiểu Bình, (2008), “Mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân và hiện tượng
tha hóa”, Tạp chí Triết học, (số 2), tr 53-60.
5. Michel Beaud (2002), Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Nxb
Thế giới.
6. Chu Văn Cấp, (2004), “Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị
trường ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (số 71).
7. Phong Cầm - Hữu Cẩm, (2011), “Gần 2000 công nhân đình công”, đăng
trên Tiềnphong online số ra ngày 15 tháng 4.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức & Hồ Sỹ Quý, (1997), Những
quan điểm cơ bản của C. Mác, Ph. Ăngghen và Lê Nin về chủ nghĩa xã hội
và về thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị Quốc gia.
9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp & Đặng Hữu Toàn, (2001), “Khái
niệm “con người nhân đạo” trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 của
C. Mác”, Tạp chí Triết học, (số 2).
10. Phạm Văn Chung, (2005), Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và
lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
11. Phạm Văn Chung, (2006), Triết học Mác về lịch sử, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
70


12. Bùi Ngọc Chưởng, (2005), “Ý nghĩa ngày nay của học thuyết về giá trị
thặng dư của C.Mác”, Tạp chí Cộng sản, (số 82), tr 42-46.
13. Trương Hải Cường, (2001), “Quan điểm của C. Mác & Ph. Ăngghen
về lao động bị tha hóa và tha hóa của tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn
giáo, (số 6), tr 3-6.
14. Phạm Văn Dũng, (2009), “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Tuyên giáo, (số 3).
15. Phạm Văn Dũng, (2009), Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
16. Nguyễn Sĩ Dũng, (2005), “Thử nhận diện bóc lột”, Tạp chí Nhà quản
lý, số ra ngày 9 tháng 7.
17. Trần Trọng Đăng Đàn, (2006), “Bóc lột” - “Giá trị thặng dư”, Báo Sài
Gòn Giải phóng Điện tử, số ra ngày 30 tháng 3.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ lên CNXH, Nxb Sự thật Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 Ban
CHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
71


25. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2005), Về xây dựng và hoàn thiện nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Văn kiện Đảng thời kì đổi mới, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII
BCHTW (khóa IX), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
27. H.Đạt - H.Bình, (2011), “Hơn 4000 công nhân đình công đòi tăng
lương”, đăng trên Thanhnien online số ra ngày 25 tháng 2.
28. Ngô Đạt, (2004), “Sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay”, Tạp chí Khoa học Pháp luật, (số 1).
29. Phạm Văn Đức & Đặng Hữu Toàn, (2008), Văn kiện Đại hội X của
Đảng Cộng sản Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
30. Phạm Văn Đức, Nguyễn Đình Hòa & Đặng Hữu Toàn, (2009), Triết học
Mác và thời đại, Nxb Khoa học Xã hội.
31. Lê Thị Thanh Hà, (2001), “Một số vấn đề triết học về con người trong
Hệ tư tưởng Đức”, Tạp chí Triết học, (số 1), tr 15-18.
32. Hêghen, (2006), Hiện tượng học tinh thần, Nxb Văn học Hà Nội.
33. Phạm Hòa, (2011), “Công nhân may Minh Anh - Kim Liên, Vinh nghỉ
làm đòi quyền lợi”, đăng trên báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 23 tháng 4.
34. Đỗ Huy, (2008), "Công bằng xã hội ở Việt Nam: Nhận diện và giải pháp
thực hiện”, Tạp chí Triết học, (số 5/204).
35. Nguyễn Huy, (2002), "Bóc lột và hướng giải quyết vấn đề bóc lột trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí
Triết học, (số 12), tr 48-55.
36. Nguyễn Văn Huyên, (2002), Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển
con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2001), C. Mác và Ph. Ăngghen về giải
phóng con người, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2005), Tư tưởng của C. Mác về con người
và giải phóng con người trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Kỉ yếu

72

Hội thảo Khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 10, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Thanh Huyền & Nguyễn Anh Tuấn, (2008), “Vấn đề tha
hóa trong “Hiện tượng học tinh thần” của Hêghen”, Tạp chí Triết học, (số
10).
40. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2010), Quan niệm của C. Mác về tha hóa và
ý nghĩa của quan niệm đó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
41. Hồ Ngọc Hương, (1989), “Tha hoá và chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết
học, (số 3), tr 32-36.
42. Đặng Thị Lan, (2010), “Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, Lê Nin về
vấn đề xóa bỏ tư hữu”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa
học Xã hội và Nhân văn, (số 26), tr 40-45.
43. Tá Lâm, (2011), “Đình công tăng vọt là do lương quá thấp”, đăng trên
VnExpress số ra ngày 30 tháng 8.
44. Lịch sử chủ nghĩa Mác, (2003), tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia.
45. Bùi Bá Linh, (2003), Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về con
người và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Bùi Bá Linh, “Khái niệm con người trong Bản thảo kinh tế - triết học
năm 1844”, Tạp chí Triết học, (số 3), tr 20-22.
47. C. Mác, (1995), Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen.
Lời nói đầu, C. Mác & Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
48. C. Mác & Ph. Ăngghen, (1995), Gia đình thần thánh hay là phê phán sự
phê phán có tính phê phán. Chống Bruno và đồng bọn, sđd, tập 2, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
49. C. Mác, (2002), Luận cương về Phoiơbắc, sđd, tập 3, Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội.

50. C. Mác & Ph. Ăngghen, (1995), Hệ tư tưởng Đức, sđd, tập 3, Nxb Chính
trị Quốc gia.
73

51. C. Mác & Ph. Ăngghen, (2004), Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, sđd, tập 4,
Nxb Chính trị Quốc gia.
52. C. Mác & Ph. Ăngghen, (1993), Lao động làm thuê và tư bản, sđd, tập
6, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
53. C. Mác, (1993), Lời nói đầu (trích các bản thảo kinh tế năm 1857-1858),
sđd, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
54. C. Mác, (1994), Tiền công, giá cả và lợi nhuận, sđd, tập 16, Nxb Chính
trị Quốc gia Hà Nội.
55. C. Mác & Ph. Ăngghen, (1995), Phê phán cương lĩnh Gôta, sđd, tập 19,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
56. C. Mác, (1995), Tư bản: Phê phán khoa kinh tế chính trị, tập thứ nhất,
sđd, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. C. Mác, (2000), Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, sđd, tập 42, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58. Linh Nhâm, (2011), “2000 công nhân Hải Phòng ngừng việc tập thể”,
đăng trên báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 14 tháng 4.
59. Nguyễn Thế Nghĩa, (2003), “Quan niệm của C.Mác về tha hóa và sự
nghiệp giải phóng con người khỏi mọi tha hóa trong Bản thảo kinh tế - triết
học 1844”, Tạp chí Triết học, (số 10), tr 18-23.
60. Nguyễn Văn Ngọc, (2000), Quan hệ biện chứng giữa các loại hình sở
hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS
Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
61. Nguyễn Thị Tú Oanh, (1996), “Về tư tưởng giải phóng con người của
học thuyết Mác”, Tạp chí Nghiên cứu lí luận, (số 9), tr 37-40.
62. Bùi Xuân Phái (2009), “Quyền lực và sự tha hóa quyền lực”, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học - Viện khoa học pháp lý số ra ngày 15 tháng 10.

63. Vũ Kiều Phương, (2008), “Từ quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ
tư hữu” suy nghĩ về vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (số 8).
74

64. Hồ Sĩ Quý, (2003), “Mấy tư tưởng lớn về con người trong Bản thảo kinh tế
- triết học năm 1844”, đăng trong Con người và phát triển con người trong
quan niệm của C . Mác và Ph. Ăngghen, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
65. Hồ Sĩ Quý, (2007), Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục.
66. Lê Quyết, (2011), “Nghệ An: 1000 công nhân đình công đòi quyền lợi”,
đăng trên Việtbáo.vn số ra ngày 30 tháng 8.
67. Lê Công Sự, (2005), “Quan niệm về con người trong triết học
Phoiơbắc”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1), tr 16-26.
68. Lê Công Sự, (2006), “Triết học tôn giáo của Phoiơbắc”, Tạp chí Nghiên
cứu tôn giáo, (số 1), tr 3-11.
69. Lê Công Sự, (2006), “Triết học tôn giáo của Phoiơbắc”, Tạp chí Nghiên
cứu tôn giáo, (số 2), tr 15-21.
70. Vũ Quang Tạo, (2011), “C. Mác và sự nghiệp giải phóng con người
trong thời đại hiện nay”, Tạp chí Triết học, (số 1/236).
71. Tạ Ngọc Tấn, (2008) “Từ tư tưởng giải phóng con người trong Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản đến mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số ra ngày 23 tháng 2.
72. Nguyễn Thanh, (2011), “Bản chất nhân văn của Triết học Mác, Chủ
nghĩa Mác”, Tạp chí Triết học, (số 1/236).
73. Trần Đức Thảo,(1988), Về quan điểm triết học của sự đổi mới, của sự
cải tổ có tính cách mạng, (nguồn: Sài gòn giải phóng, tp HCM, số ra ngày
24 tháng 4).
74. Nguyễn Đức Thắng, (2011), “Quan điểm của C. Mác về sở hữu và việc
vận dụng ở Việt Nam dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp
chí Tuyên giáo số ra ngày 5 tháng 5.

75. Dương Văn Thịnh & Trịnh Trí Thức (chủ biên) (2003), Học thuyết Mác
với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
76. Nguyễn Văn Thiện, (2010), “Sự tha hóa quyền lực ở một số bộ phận
lãnh đạo quản lí nước ta hiện nay và một số giải pháp ngăn ngừa, khắc phục
nó”, Tạp chí Triết học, (số 7 /230), tr 68-72.
75

77. Đoàn Quang Thọ, (2002), “Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết
học,(số 6/133).
78. Đặng Hữu Toàn, (1993), “Tìm hiểu tư tưởng giải phóng con người của
C. Mác”, Tạp chí Triết học, (số 4), tr 90-92.
79. Đặng Hữu Toàn, (2006), “Toàn cầu hóa, Nguy cơ tha hóa và vấn đề định
hướng giá trị văn hóa tinh thần”, Tạp chí Triết học, (số 5), tr 20-27.
80. Đặng Hữu Toàn, (2006), “Học thuyết Mác về con người và phát triển
con người với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã
hội, (số 7), tr 3-6.
81. Nguyễn Phú Trọng, (2007), “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa: Quan niệm và giải pháp phát triển”, Tạp chí Cộng sản, (số 1/122).
82. Nguyễn Tú, (2010), “Gần 500 công nhân đình công vì lương không rõ
ràng”, đăng trên báo Thanhnien online số ra ngày 15 tháng 1.
83. Nguyễn Anh Tuấn, (2003), “Bước đầu tìm hiểu quan niệm của C. Mác
về tha hóa”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1 và 2).
84. Nguyễn Anh Tuấn, (2003), “Quan niệm của C. Mác về tha hóa và bản
chất của con người qua Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, Tạp chí Triết
học, (số 10), tr 24-28.
85. Hoàng Tuấn, (2010), “8000 công nhân công ty TaeKwang Vina đình
công”, đăng trên báo Thanhnien online số ra ngày 13 tháng 1.
86. Đặng Ngọc Tùng - chủ nhiệm đề tài, (2010): “Xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, đề tài NCKH cấp nhà nước, (mã số

KX04.15/06-10.
87. Đặng Ngọc Tùng, (2008), “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững
mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước”, Tạp chí Cộng
sản, (số 784), tr 24.
88. Đỗ Thế Tùng, (2005), “Quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về
cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa”, Tạp chí Lí
luận chính trị, (số 10), tr 3-8.
76

89. Phạm Thị Ngọc Trầm, (1994), “Tính nhân bản trong triết học của L.
Phoiơbắc”, Tạp chí Triết học, (số 4), tr 25-28.
90. Đức Vượng (chủ nhiệm đề tài): Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai
đoạn 2011-2020, đề tài NCKH cấp nhà nước, (Mã số: KX.04.16/06-100).
91. Ngô Đình Xây, (2010), “Quan niệm của G.V.Ph. Hêghen về “tha hóa”
qua sự đánh giá của C. Mác”, Tạp chí Triết học, số 10 (233), tr 16-23.




×