Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê-đê qua tác phẩm Mdrong Dăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749 KB, 29 trang )

Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê-đê
qua tác phẩm Mdrong Dăm


Nguyễn Thu Thủy



Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Văn học dân gian; Mã số: 60 22 36
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính
Năm bảo vệ: 2013




Abstract: Sử thi Ê Đê đã được nghiên cứu sâu trên nhiều phương diện, một trong số đó phải kể
đến những tìm hiểu về hệ thống nhân vật của thể loại này. Tìm hiểu những nét đặc sắc trong
miêu tả nhân vật tù trưởng, nhân vật phụ nữ chính và các nhân vật khác qua ngoại hình, hành
động, tính cách… trong sáng tác của nghệ nhân dân gian Ê Đê trên cơ sở nghiên cứu tác phẩm
Mdrong Dăm. So sánh, đối chiếu để thấy điểm khác biệt cũng như bước phát triển trong việc
miêu tả con người giữa sử thi Ê Đê và sử thi Mơ nông, qua đó thấy được đặc trưng thi pháp miêu
tả con người trong sáng tác sử thi được lựa chọn nói riêng và sử thi Ê Đê nói chung.

Keywords: Văn học dân gian; Sử thi Ê Đê; Nghiên cứu văn học; Văn học Việt Nam; Sử thi

Content:



MỤC LỤC


Mục lục 0
Mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê và sử thi Ê Đê… 8
1.1. Thiên nhiên, xã hội, con người Tây Nguyên 8
1.2. Dân tộc Ê Đê và sử thi Ê Đê 12
1.2.1. Dân tộc Ê Đê 12
1.2.2. Sử thi Ê Đê 15
Tiểu kết 18
Chương 2: Các dạng nhân vật và thi pháp thể hiện nhân vật trong sử
thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm…………….…… 20
2.1. Các dạng nhân vật 20
2.1.1. Nhân vật trung tâm (nhân vật anh hùng) 20
2.1.2. Nhân vật phụ nữ (nhân vật người đẹp) 34
2.1.3. Nhân vật Mtao 45
2.1.4. Nhân vật bà Duôn Sun và cháu gái 51
2.1.5. Nhân vật thần linh 52
2.2. Thi pháp 54
2.2.1. Ngôn ngữ miêu tả 54
2.2.2. Ngôn ngữ trần thuật 58
2.2.3. Công thức tả - kể mang tính chất lặp đi lặp lại 62
2.2.4. Biện pháp nghệ thuật 65
Tiểu kết 70
Chương 3: So sánh việc thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê với sử thi
Mơ Nông…………………………………….……………….71
3.1. Nhân vật trong sử thi Mơ Nông 71
3.2.So sánh việc thể hiện nhân vật trong sử thi ÊĐê với sử thi MơNông .83
3.2.1. So sánh 83
3.2.2. Lí giải 89
Tiểu kết 93
Kết luận 94

Tài liệu tham khảo 97

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bàn về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam không thể không kể đến sử thi
Tây Nguyên – các tác phẩm dân gian có quy mô phản ánh hiện thực rộng lớn, có
nghệ thuật “không thể nào bắt chước”, được “sản sinh ra trong những điều kiện xã
hội không bao giờ trở lại” (Các Mác)
1
. Chủ nhân của một trong những kho tàng đó
chính là tộc người Ê Đê cùng các sáng tác vô giá.

Sử thi Ê Đê là nội dung hấp dẫn, đã được nghiên cứu sâu trên nhiều phương
diện, một trong số đó phải kể đến những tìm hiểu về hệ thống nhân vật của thể loại
này. Bằng cách miêu tả đặc biệt, với lối diễn đạt ấn tượng, các tác giả dân gian đã
khiến cho tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, cuốn hút; khiến nhân vật trong sử thi
Ê Đê có những nét đẹp riêng về ngoại hình, hành động khó phai mờ trong lòng
người nghe, người đọc. Trong khuôn khổ yêu cầu của luận văn thạc sĩ, với thời gian
cho phép, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua
tác phẩm Mdrong Dăm” để tìm hiểu việc thể hiện từ ngoại hình đến hành động, tính
cách, phẩm chất của nhân vật trong sử thi Ê Đê.
Lựa chọn đề tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm
Mdrong Dăm”, một mặt chúng tôi kế thừa những nghiên cứu đi trước đồng thời dựa
trên những nguồn tư liệu mới được công bố về một số tác phẩm sử thi để tìm hiểu kĩ
hơn vấn đề của đề tài. Qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ thu nhận được thêm nhiều tri
thức về loại hình tự sự dân gian không hẳn mới mẻ, song chắc chắn còn nhiều điều
lý thú này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử thi Tây Nguyên thực sự là một mảnh đất màu mỡ mà ở đó nhiều nhà

nghiên cứu đã “cày xới” tạo nên những công trình có giá trị tiêu biểu. Chỉ tính riêng
ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử thi đã bắt đầu từ cách đây khá nhiều năm gắn với
tên tuổi các tác giả Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật, Đỗ Hồng Kỳ Chúng tôi đã
tiếp cận được một số công trình như: Sử thi anh hùng Tây Nguyên – Võ Quang
Nhơn, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Sử thi Ê Đê , Vùng sử thi Tây
Nguyên, Nghiên cứu sử thi Việt Nam cùng của tác giả Phan Đăng Nhật; Sử thi Tây
Nguyên của nhiều tác giả; Hệ thống nghệ thuật cuả sử thi Tây Nguyên – Phạm Nhân
Thành
Ngoài những công trình trên có nghiên cứu hoặc đề cập đến vấn đề thể hiện
nhân vật trong các sáng tác sử thi nói chung thì chúng tôi cũng tiếp cận được các
công trình nghiên cứu riêng về sử thi Ê Đê như cuốn Sử thi Ê Đê – Phan Đăng Nhật,
Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông – Trương Bi (chủ biên), Văn học dân gian Ê Đê,
Mơ Nông – Đỗ Hồng Kỳ, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam,
Tập 9, Sử thi Ê Đê – Viện khoa học xã hội Việt Nam

(1)
Ở bản tóm tắt, khi trích dẫn, chúng tôi chỉ nêu tên tác giả. Tất cả các yếu tố xuất xứ
đã có ở trong toàn văn luận văn.



4
Trong những nghiên cứu trên, vấn đề mà chúng tôi lựa chọn tìm hiểu đều ít
nhiều được nói đến. Ở cuốn Sử thi anh hùng Tây Nguyên, tác giả Võ Quang Nhơn đã
đề cập đến việc thể hiện nhân vật thông qua một hệ thống nghệ thuật liên hoàn, có
quan hệ hữu cơ với nhau. Vẻ đẹp ngoại hình của con người được giới thiệu với cách
nói ví von, giàu hình ảnh “khi mô tả chàng trai thì người nghệ sĩ kể khan nói như
sau: “Anh đi trên đường cái thoăn thoắt như con rắn prao huê. Anh đi trong đám cỏ
tranh lanh như rắn prao howmat Mỗi khi anh giẫm mạnh vào ngạch cửa làm sàn
nhà rung rinh bảy lần ”. Đó là vừa nhanh nhẹn, mềm mại, vừa khỏe khoắn của

chàng trai”. Còn khi mô tả cô gái thì sử thi dùng những lời như sau: “Nàng đi đủng
đỉnh, thân hình uyển chuyển như cành cây blô sai quả, mềm dẻo như những cành
trên ngọn cây, gió đưa đi đưa lại Nàng đi như chim phượng bay, như chim diều
lượn trên không, như nước chảy dưới suối ” Lối nói ví von của khan, khắc họa một
cách sắc sảo, rõ ràng vẻ đẹp duyên dáng nhẹ nhàng, uyển chuyển của các cô gái
Tây Nguyên như bay lượn trên không, chứ không phải đi dưới đất nữa”. Ngoài ra,
tác giả Võ Quang Nhơn cũng đề cập đến những đặc điểm thi pháp khác giúp xây
dựng nhân vật anh hùng trong sử thi như ngôn ngữ kịch, tình thế tương phản Với
điểm tựa này, chúng tôi mong muốn có thể nghiên cứu được cách thể hiện của nhiều
dạng nhân vật trong sử thi.
Tác giả Phan Đăng Nhật trong cuốn Sử thi Ê Đê có nghiên cứu kĩ nhân vật
anh hùng như một hình ảnh thẩm mỹ tiêu biểu của sử thi. Vấn đề thể hiện nhân vật
theo tác giả không chỉ tập trung ở việ miêu tả ngoại hình mà còn cả ở hành động,
tâm lý, tính cách.
Tiếp tục vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đọc được cuốn Văn học dân gian Ê đê,
Mơ nông của tác giả Đỗ Hồng Kỳ. Trong cuốn sách này tác giả đã phân chia hệ
thống nhân vật trong sử thi Ê Đê gồm: nhân vật trung tâm, nhân vật mtao (tù
trưởng), nhân vật nữ tài sắc, nhân vật bà Duôn Sun và cháu gái, nhân vật Aê Du, Aê
Diê (ông trời). Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến hệ thống thi pháp của sử thi Ê Đê.
Kế thừa nghiên cứu của tác giả, chúng tôi mong muốn sẽ triển khai được vấn đề của
luận văn một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
Đa dạng và đầy đủ hơn, tác giả Phạm Nhân Thành trong cuốn Hệ thống nghệ
thuật của sử thi Tây Nguyên đã trình bày về đặc điểm các nhân vật chính trong sử thi
Tây Nguyên trong chương hai khá rõ nét Nghiên cứu đã chia nhân vật chính trong
sử thi ra làm bốn loại: nhân vật anh hùng, nhân vật người đẹp, nhân vật đối địch,
nhân vật tượng trưng. Đồng thời, trong chương ba, các biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong quá trình xây dựng nhân vật cũng được bàn tới. Cuốn sách đã giúp chúng
tôi nhiều trong việc tìm hiểu về các dạng nhân vật trong sử thi Mdrong Dăm của
người Ê Đê.
Gần đây, tác giả Phạm Văn Hóa với bài báo “Hình tượng người đẹp Tây

Nguyên trong sử thi” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã bàn riêng về
vẻ đẹp bên ngoài cũng như vẻ đẹp phẩm chất của những nhân vật phụ nữ trong các
sáng tác sử thi Tây Nguyên. Tuy nhiên, do khuôn khổ của một bài báo, lại tìm hiểu
trên nhiều nhân vật nên chỉ mới là điểm qua chứ chưa phân tích sâu vào một nhân

5
vật phụ nữ cụ thể của một tác phẩm. Nhưng đây cũng là gợi dẫn để chúng tôi khai
thác về nhân vật người phụ nữ nói riêng cũng như các nhân vật khác nói chung trong
sử thi Mdrong Dăm của dân tộc Ê Đê.
Những nghiên cứu đã tiếp cận được điểm qua trên đây cũng như những
nghiên cứu chưa được đề cập đến (do phạm vi có hạn của luận văn) chính là điểm
tựa, là gợi dẫn để chúng tôi tiếp thu, kế thừa trong quá trình triển khai đề tài “Vấn đề
thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm”, Chúng tôi cũng
mong muốn tìm hiểu sâu việc thể hiện nhân vật trong một tác phẩm sử thi Ê Đê cụ
thể và có sự so sánh đối chiếu về vấn đề này với sử thi Mơ Nông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong
Dăm”, chúng tôi nghiên cứu cách thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê thông qua tác
phẩm Mdrong Dăm - được sưu tầm và công bố thời gian gần đây (năm 2006). Với
việc lựa chọn của mình, chúng tôi hi vọng có thể nghiên cứu tốt một vấn đề cũ
nhưng trên một nguồn tư liệu mới.
Để nhận diện cái riêng của sử thi Ê Đê trong vấn đề nghiên cứu, chúng tôi
tìm hiểu, so sánh đối chiếu nội dung liên quan ở tác phẩm của sử thi Mơ Nông: Lêng
giành lại cây nêu ở bon Ting, Yông con Gâr. Đây cũng là tác phẩm rất mới, được
sưu tầm và công bố gần đây (năm 2011).
4. Mục đích nghiên cứu
- Thấy được những nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật tù trưởng, nhân vật phụ
nữ chính và các nhân vật khác qua ngoại hình, hành động, tính cách… trong sáng tác
của nghệ nhân dân gian Ê Đê trên cơ sở nghiên cứu tác phẩm Mdrong Dăm.
- So sánh, đối chiếu để thấy điểm tương đồng, khác biệt cũng như bước phát

triển trong việc miêu tả con người giữa sử thi Ê Đê và sử thi Mơ nông.
- Thấy được đặc trưng thi pháp miêu tả con người trong sáng tác sử thi được
lựa chọn cũng như sử thi Ê Đê nói riêng và sử thi Tây Nguyên nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1. Đọc, phân loại
2. Thống kê
3. Phân tích
4. So sánh
5. Tổng hợp, khái quát
6. Cấu trúc:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của
luận văn được triển khai qua ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Tây Nguyên và sử thi Ê Đê
Chương 2: Các dạng nhân vật và thi pháp thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê
qua tác phẩm Mdrong Dăm
Chương 3: So sánh việc thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê với sử thi Mơ
Nông.


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÂY NGUYÊN VÀ SỬ THI Ê ĐÊ

1.1. Thiên nhiên, xã hội, con ngƣời Tây Nguyên
Tây Nguyên là một vùng cao nguyên liền kề có thời tiết chia hai mùa rõ rệt.
Mảnh đất này được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Nơi đây có khoảng 20 dân tộc
khác nhau cùng sinh sống.
Trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền, vẫn còn rất đậm nét cho đến tận ngày nay,
làng là đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Ở đây ý thức về cá nhân chưa phát triển,
không có cá nhân độc lập đối với làng. Con người là một bộ phận nhỏ chìm trong

cộng đồng làng, hòa tan trong làng, không thể tách rời khỏi làng. Con người Tây
Nguyên có nhiều phẩm chất đẹp, để lại những ấn tượng sâu sắc cho ai đã từng tiếp
xúc với họ.
Hiểu được về vùng đất và cuộc sống của con người nơi đại ngàn Tây Nguyên
sẽ giúp ta hiểu về những dân tộc sống ở nơi đây nói chung cũng như tộc người Ê Đê
và nền văn hóa của họ nói riêng.
1.2. Dân tộc Ê Đê và sử thi Ê Đê
1.2.1. Dân tộc Ê Đê
Dân tộc Ê Đê là một trong số những dân tộc đông ở Tây Nguyên. Người Ê
Đê làm rẫy là chính. Họ có rất nhiều hiểu biết về những biến đổi thời tiết hàng năm,
về đất đai, cây cỏ, muông thú. Song song với việc canh tác nương rẫy, người Ê Đê
còn tiến hành các lễ nghi nông nghiệp, tìm sự trợ giúp của thần linh với ước mong
về mùa màng bội thu sung túc.
Sống giữa thiên nhiên, núi rừng hoang dã, người Ê Đê từ xa xưa có nghề săn
bắn. Ngoài ra họ hái lượm, săn bắt những thứ rau quả, măng nấm, cá tôm, một số côn
trùng ăn được… Trong xã hội Ê Đê truyền thống dòng họ đóng vai trò hết sức quan
trọng. Người Ê Đê có tập tục chuê nuê. Việc chuê nuê giúp cho con trẻ, người già góa
bụa có nơi nương tựa, có được cái không khí thân mật, ấm cúng của gia đình. Đó
chính là tính nhân văn của hiện tượng này. Ngày nay, tục lệ này vẫn còn tồn tại ở
những mức độ khác nhau.
Vì còn phát triển ở trình độ tiền chữ viết, nền văn hoá của người Ê Đê về cơ
bản vẫn là văn hoá dân gian. Kho tàng văn hoá dân gian của đồng bào nơi đây bao
gồm khá nhiều thể loại truyện thơ, ngụ ngôn và đặc biệt là những tấc phẩm sử thi –
klei khan được truyền miệng từ đờì này sang đời khác. Khan của người Ê Đê là
những tác phẩm văn học dân gian được các nhà nghiên cứư phát hiện sớm nhất trong
số những di sản văn hoá còn lại của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
1.2.2. Sử thi Ê Đê
Trong tiếng Ê Đê, klei là lời, bài, còn khan là hát kể. tuy nhiên hát ở đây
không phải là hát thông thường, mà là hát bao hàm ý nghĩa ngợi ca. Klei khan là một
hình thức truyện kể tổng hợp được thông qua hát kể.

Về phương diện nội dung, klei khan là bức tranh rộng lớn về cuộc sống vật
chất và tinh thần của người Ê Đê. Nội dung cơ bản của khan - sử thi là kể chuyện

7
các nhân vật anh hùng trong mối quan hệ với con người và thần linh, trong đó chủ
yếu là tường thuật các trận đánh nhau giữa hai lực lượng đối lập nhau về quyền lợi.
Về phương thức thể hiện, khan – sử thi kết hợp phương thức trần thuật khách quan
và phóng đại hiện thực, mạch văn nhịp nhàng, đôi khi ào ạt, có sức lôi cuốn, hấp dẫn
người khác.
Klei khan được kể trong các buổi sinh hoạt công cộng có cúng lễ hoặc không
có cúng lễ vào giai đoan vui chơi của buổi sinh hoạt. Klei khan được hát kể tại ba
địa điểm: trong chòi, ở trên rẫy, lễ bỏ mả và trong gian khách của ngôi nhà dài.
Khan thường được diễn xướng trước đám đông. Sự có mặt đông đúc của công chúng
sẽ làm cho nghệ nhân càng thêm hứng khởi. Công chúng khan đa dạng hơn công
chúng của các hình thức văn học dân gian khác, cảm xúc thẩm mĩ của họ khi nghe
khan cũng phong phú, đa dạng hơn. Sinh hoạt khan dẫu có được tổ chức sau buổi
sinh hoạt công cộng có cúng lễ hay không thì nó cũng không mang tính chất nghi lễ
tín ngưỡng mà mang tính chất văn học nghệ thuật. Đặc biệt để có xúc cảm và niềm
tin chân thành về toàn bộ các hoạt động thần kì và không khí thần thoại trong khan,
toàn bộ quá trình sang tạo, trình diễn và thưởng thức khan đều phải tắm trong quan
niệm mà các nhà nghiên cứu gọi là quan niệm về sự huyền ảo có thật.

Tiểu kết

Sống ở mảnh đất Tây nguyên, dân tộc Ê Đê mang trong mình những nét
chung của đại ngàn và cả những điểm riêng khác biệt. Sản xuất nương rẫy chiếm vị
trí trọng yếu, là nguồn sống chính của người Ê Đê. Bên cạnh trồng lúa, người Ê Đê
còn trồng ngô, khoai, sắn. Ngoài việc làm rẫy, đồng bào còn vào rừng chặt đọt mây,
kiếm các loại rau quả về làm thức ăn. Việc đánh bắt cá, săn bắn chim muông mang
lại cho người Ê Đê một nguồn thực phẩm khá dồi dào. Việc chăn nuôi gia cầm, gia

súc rất được chú trọng phát triển trong từng gia đình.
Một tập tục tồn tại từ lâu và khá bền vững trong xã hội Ê Đê phải kể đến là
chuê nuê. Mục đích quan trọng của tập tục này là kế thừa tài sản, cũng là để duy trì
mối quan hệ thông gia. Chuê nuê còn tìm lại sự hài hòa cho gia đình, dòng họ.
Trong quan niệm của mình, người Ê Đê cho rằng thế giới có ba tầng: tầng
đất, tầng trời và tầng dưới mặt đất. Ở ba tầng đó đều có các vị thần trú ngụ. Họ tin
rằng con người, chim muông, cây cỏ, đồ vật trong nhà… đều có hồn. Vì vậy, cuộc
sống của người Ê Đê gắn bó mật thiết với những tập tục tôn giáo, tín ngưỡng.
Người Ê Đê có thể loại văn học dân gian tổng hợp gọi là klei khan, theo thuật
ngữ chuyên ngành thì gọi là sử thi dân gian. Klei khan là món ăn tinh thần quan
trọng của người Ê Đê. Có thể nói mỗi người Ê Đê yêu thích khan đều có một Dăm
Săn, Sing Nhã, Dăm Yi, Mdrong Dăm, Hñi, Brơ Tang, Hbia Blao, Hbia Sun….của
mình. Tuy nhiên, ở đây người Ê Đê không đơn thuần chỉ coi hát kể khan là sinh hoạt
văn nghệ giải trí mà qua đó còn là sự truyền dạy và tiếp thu lịch sử của tộc người họ.
Đồng bào luôn tin rằng các nhân vật trong khan là có thật.


8
Chƣơng 2
CÁC DẠNG NHÂN VẬT VÀ THI PHÁP THỂ HIỆN
TRONG SỬ THI Ê ĐÊ QUA TÁC PHẨM MDRONG DĂM

2.1. Các dạng nhân vật
2.1.1. Nhân vật trung tâm (nhân vật anh hùng)
Người anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Do vậy xây dựng
kiểu mẫu nhân vật anh hùng chính là yếu tố quan trọng nhất. Nhân vật anh hùng
trong sử thi Ê Đê được nghệ nhân hướng tới sự “hoàn tất” (với ý nghĩa ở các mặt
đều có phẩm giá cao nhất) và “toàn vẹn” (với ý nghĩa giữa bản chất thật của nó và sự
biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may khác biệt). Đó là một trong những
dấu hiệu tiêu biểu, là bản chất của sử thi khi viết về những người anh hùng – nhân

vật trung tâm của tác phẩm.
Nhân vật trung tâm của “Mdrong Dăm” chính là chàng trai Mdrong Dăm.
Trong tiếng Ê Đê thì Mdrong nghĩa là giàu có, còn Dăm chỉ chàng trai tài giỏi, hùng
mạnh. Như vậy, Mdrong Dăm được hiểu là “chàng trai giàu có, tài giỏi và hùng
mạnh”. Ngay tên gọi của tác phẩm cũng đã nói lên khát vọng, sự ngưỡng mộ của
cộng đồng Ê Đê gửi gắm qua nhân vật này.
Sự ra đời của Mdrong Dăm mang vẻ khác thường, dù mẹ chàng đã tình tự với
Dăm Bhu trong rừng, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhân vật anh hùng
này còn là do mẹ chàng “ăn trái cây giữa thân, uống nước giữa dòng thác, ăn trái
dại trong rừng nên bụng mới ngày một to lên”. Việc chàng chào đời cũng đặc biệt
hơn những đứa trẻ khác, chàng làm mẹ mình đau đớn khủng khiếp, chẳng như cái đau
đớn của sự sinh đẻ bình thường. Khi đã được sinh ra, cậu bé con cũng thể hiện sự
khác thường của mình khi cứ khóc mãi không thôi. Cuối cùng, phải đến khi vị thần
tối cao của người Ê Đê - Aê Du - đặt tên nó là Mdrong Dăm thì nó mới thôi khóc.
Mdrong Dăm khi còn nhỏ đã thật đẹp, chàng “có đôi chân như người ta tạc,
miệng như quả mlue, mắt như sao hôm, thân thể thơm mãi mùi hoa quả rừng”. Lớn
lên, Mdrong Dăm có vẻ đẹp nổi bật “bắp chân như người ta chạm, ngắm bắp đùi như
người tạc có, tiếng nói, tiếng cười của chàng giòn tan”. Trang phục của Mdrong
Dăm thật rực rỡ, tương xứng với sự giàu sang và vẻ đẹp oai hùng của chàng: “khăn
nhiễu thắt hai ba mối tua, quấn khăn hoa, để ba mối, làm Mdrong Dăm càng đẹp
trai, khỏe mạnh, tái trai chàng đeo vòng pha bạc, tay trái đeo vòng vàng, thân thể
chàng sáng như lông của chim trĩ trống trên núi”. Lúc này, trang phục thể hiện sự
giàu có, sang trọng, nó tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng. Nó vượt qua ngoài ý nghĩa
là những vật dụng thông thường mà để bao hàm những khía cạnh văn hóa, xã hội
nhất định.
Nghệ nhân khan đã dồn hết cái khác thường và phi thường vào nhân vật
Mdrong Dăm. Từ ngoại hình, trang phục đến bước đi, dáng đứng, sức mạnh đều nổi
trội hơn người. Mdrong Dăm là người thông minh, tài trí, tài cưỡi ngựa, săn bắn,
giỏi múa khiên, lia đao, đàn hát.


9
Mdrong Dăm từ bé đã tỏ ra là một đứa bé có tài trí. Cậu bé đã biết đi tìm cha
về để cả nhà đoàn tụ. Cậu biết dùng lời lẽ thấu tình đạt lý của mình để thuyết phục,
giảng hòa cho mọi người xung quanh.
Sau này, mỗi lấn chiến đấu đòi lại vợ mình, Mdrong Dăm lại có những cách
xử lí khác nhau. Với Mtao Ak, Mdrong Dăm chưa vội đánh ngay mà chàng gọi năm
lần bảy lượt, dọa lên dọa xuống, rồi xin cúng. Đến khi không có kết quả thì chàng
mới ra tay. Với Mtao Anur thì chàng đàng hoàng vào trong nhà nói chuyện, sẵn sàng
nếu “Bác trả Hbia Sun cho tôi, tôi sẽ cúng cho bác một con bò, cúng cầu sức khỏe
cho bác bằng con trâu, đền cho bác một cái thanh la”. Chàng kiên trì và chấp nhận
nâng mức chuộc để không đổ máu“Ba lần rồi tôi nói chuyện này với bác: bác trả
nàng Hbia Sun cho tôi, tôi sẽ cúng cho bác bằng một con trâu đực, sừng dài bằng
một cánh tay, tôi đền cho bác một thanh la to bằng một cánh tay và thêm một gang
tay nữa. Tôi trả công chân bác đến nhà, voi ngựa của bác cũng đổ mồ hôi vì đi cướp
Hbia Sun sinh đẹp về đây!”. Với Mtao Kwat, kẻ ngang ngược chỉ muốn có Hbia Sun
xinh đẹp thì Mdrong Dăm không nói lí lẽ nhiều mà sẵn sàng đánh nhau ngay! Với
Mtao Kông thì Mdrong Dăm phân tích rõ ràng hơn thiệt: “Mtao Kông ơi, ông và
Hbia Sun tuổi tác khác nhau, Hbia Sun con trẻ, như tre non, như măng mới nhú. Còn
ông, tóc trên đầu đã trắng như hoa cỏ tranh, cằm nhọn như cà phơi để nấu canh,
nhăn nheo dài ngoẵng như cằm ngựa. ông và Hbia Sun sao có thể chồng bằng mặt,
vợ bằng trán được”, khi không thể nói được thì chàng mới đánh. Nhưng đặc biệt, đã
đánh nhau rồi thì chàng không tha mạng cho bất kì một ai, kể cả kẻ đó có van xin, có
chấp nhận nộp phạt nhiều.
Trong sử thi Ê Đê, Mdrong Dăm thuộc về số những người anh hùng dành cho
vợ mình nhiều tình cảm. Ngay từ lúc mới nhìn thấy người con gái này lần đầu tiên
chàng đã không kìm nổi lòng mình trước vẻ đẹp của nàng. Chàng đã về tương tư đến
héo mòn “mặt mũi như dài thêm, người gầy nhom như cụ già. Chàng ăn cơm không
ngon, ăn canh không vị, lời nói, tiếng cười không như xưa”. Chàng rất thật lòng khi
đến với Hbia Sun “Anh đã gặp Gông Guê và nàng môi đỏ. Họ nói anh và họ như ná
với tên. Nhưng cái bụng anh không ưng, cái lưng không thuận, lời nói tiếng cười anh

không thích. Anh chỉ một lòng thương em Hbia Sun xinh đẹp”. Chàng luôn muốn
những điều tốt đẹp nhất cho vợ mình, chàng không muốn vợ phải ra đồng làm lụng.
Sau này, khi phải đánh nhau với những tù trưởng khác để giành lại vợ thì Mdrong
Dăm cũng chỉ mong muốn “trước khi chúng ta đánh nhau, ông cho Hbia Sun ra
ngoài hiên, tôi muốn ngắm khuôn mặt xinh đẹp của nàng”. Có thể nói, tình cảm mà
Mdrong Dăm dành cho Hbia Sun thật nhiều biết bao. Hình ảnh người tù trưởng hiện
lên không chỉ đẹp, tài năng, mạnh mẽ mà còn thật đáng ngưỡng mộ vì tình yêu chàng
dành cho vợ mình. Chính điều này đã làm hoàn thiện thêm nét đẹp của Mdrong Dăm.
Mdrong Dăm còn là người có nghĩa có tình. Mỗi khi chiến thắng được một tù
trưởng, chàng đều trả ơn cho bà Duon Sun và cháu gái bà một nửa gia tài mà chàng
có để tạ ơn sự giúp đỡ của với mình.
Hầu hết các tác phẩm sử thi Ê Đê đều có chung một môtip về chiến tranh:
người anh hùng cùng dân làng đi vào rừng, ở nhà vợ chàng bị các tù trưởng tới bắt

10
cóc. Họ đi tìm và đánh thắng kẻ thù để giành lại vợ. Trong các cuộc chiến tranh đó,
dù không phải là ác liệt, cam go với cảnh đầu rơi máu chảy, nhưng đã thể hiện được
sự vững vàng về tinh thần, sức mạnh của người anh hùng. Mặc dù chiến thằng của
họ có thể có sự trợ giúp của thần linh nhưng sức mạnh, lòng can đảm của con người
mới là thứ được đề cao. Có thể nói, chiến tranh là nơi để các anh hùng chứng tỏ
được phẩm chất, sự phi thường của mình. Người được coi là vĩ đại nhất phải là
người chiến thắng trên chiến trường.
Theo nghĩa đó, Mdrong Dăm chính là một trong những nhân vật tiêu biểu
nhất cho kiểu mẫu người tù trưởng anh hùng, người thủ lĩnh quân sự trong số các
nhân vật anh hùng của sử thi Ê Đê. Mdrong Dăm tám lần đi giành lại vợ từ tay các
tù trưởng khác. Hết lần này qua lần khác, chàng luôn chiến thắng.
Hình ảnh Mdrong Dăm hiện lên trong những trận chiến giành lại vợ thật đẹp
“Mdrong Dăm vừa ăn cơm nếp, vừa lia đao, múa khiên, gặp bảy hòn núi chàng chỉ
nhảy một lần là qua, gặp bảy thác nước, chàng chỉ nhún người một cái là vượt qua,
nhảy từ đồi cao này đến đồi cao kia. Mdrong Dăm nhảy từ ngọn ênat tới ngọn cây

knia, chàng luồn qua đám mây đen, loáng thoáng thấy tua khố bay theo trong đám
đen”. Chàng còn “vừa chạy vừa nhảy, nhảy như người ta ném thớt, múa như người
ta vứ vỏ bầu, chân chàng không lúc nào đụng đất. Mỗi lần nhảy vượt qua đắm rẫy
gieo lúa drô, chàng nhảy nhẹ nhàng lướt sang phía đông, qua phía tây, như chim nay
diều lượn. Ôi, Mdrong Dăm nhảy đẹp, múa giỏi quá ! Chàng bận khố của người
Hdrung để tua ba gấp, mặc khố người Gia Rai mối thả ba tua, mặc áo đỉ ngực,khuy
dày, thân hình gọn ghẽ. Mdrong Dăm nhảy qua ngọn enăt, qua ngon cây knung,
chàng khi hiện, khi mất, dải khố áo chơn vờn trong đám mây xanh. Đó chỉ mới là một
vài hình ảnh mà người Ê Đê dành để miêu tả cho “đứa con tinh thần” của mình. Thật
đẹp đẽ, tự tin, mạnh mẽ, tài giỏi! Chính điều này đã khiến vẻ đẹp của Mdrong Dăm
trở nên hoàn thiện và lí tưởng và truyệt vời trong lòng người đọc.
Các nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê đã vượt qua mọi khó khăn, nguy
hiểm để đạt được mục đích là giành lại người phụ nữ bị chiếm đoạt về cho gia đình,
dòng họ. Dường như nhiệm vụ này rất khó khăn, nên trong một số trường hợp thế hệ
đầu không thực hiện được. Phải đến thế hệ thứ hai được sự chỉ dẫn của thần linh thì
mới hoàn tất được công việc mà thế hệ trước đó không làm được. Thế hệ thứ hai của
Mdrong Dăm chính là Kdăm Jhong, cháu trai chàng. Mặc dù chết nhưng hình ảnh
của Mdrong Dăm không hề sứt mẻ trong lòng người. Có được điều đó là bởi người
anh hùng này vồn là hiện thân cho lí tưởng của cả cộng đồng. Hơn thế, cái chết của
chàng cũng là để cho lần tái sinh mạnh mẽ hơn.
Bàn về nhân vật trung tâm của tác phẩm tức là ta bàn về người tù trưởng
đóng vai trò là nhân vật chính, người xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối đại diện
cho tư tưởng của cả cộng đồng. Tuy nhiên, do đề tài là “Vấn đề thể hiện nhân vật
trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm” nên chúng tôi cũng muốn dành một
phần nhỏ của đề tài để nói thêm về những nhân vật tuy không phải là trung tâm
nhưng cũng là những tù trưởng có tài. Từ đó nhìn ra được điểm chung trong cách thể
hiện nhân vật từ trưởng của sử thi Ê Đê.

11
Kdăm Jhong, cháu trai của Mdrong Dăm cũng là một anh hùng. Vì vậy, theo

đúng môtip, chàng cũng phải có những điều khác thường ngay từ nguồn gốc. Và đứa
trẻ này cũng cần đến thần linh – ông Du – đặt tên như bác của nó. Kdăm Jhong
cũng có tài năng khác thường “Khi mặt trời lặn, nó sẽ biết nhìn lửa; nửa đêm nó
biết ngồi dậy; gà gáy sáng, nó đã biết đứng dậy; trời sắp trưa nó biết đi, biết chạy.
Nó sẽ lớn nhanh như quả dưa gang, dưa hấu, đến xế chiều nó biết lên xuống cầu
thang, chạy vào gian trong lại ra gian ngoài, nó biết gọi tên mẹ, gọi tên cha”. Trong
chiến trận, Kdăm Jhong cũng chứng tỏ mình là người anh hùng. Chàng đòi đi đánh
Mtao Msei khi nhỏ, nhưng chàng không vội vã hấp tấp mà đã biết đến hỏi để tìm sự
trợ giúp của thần linh. Khi đánh trận Kdăng Jhong khôn ngoan. Chàng còn “biết chỗ
hiểm để giết chết Mtao Msei, nó cầm búa nhưng chưa muốn chém, cầm khúc cây
nhưng chưa muốn đập. Kdăm Jhong còn muốn học cách Mtao Msei múa khiên, lia
đao”. Cuối cùng, Kdăm Jhong cũng chiến thắng và cứu sống được bác Mdrong
Dăm.
Cha của Mdrong Dăm là Dăm Bhu dù không được nhắc đến ở vẻ bên ngoài
nhưng qua cách nói năng, ta biết chàng có một tình yêu chân thành, thật lòng. Qua lời
Hbia Knhí kể về cho Mdrong Dăm biết về cha mình thì hiện lên trước mắt người
nghe là một người tài giỏi: “Cha Dăm Bhu là người hùng mạnh, quăng dây trâu bò
không bao giờ bị rối, là người giàu sang, đầu đội khăn đỏ, chân đặt trên bụng voi,
bàn chân không bám bùn đất”; yêu lao động “ăn không ngon, ngủ không yên, đi giữ
rẫy ông mới yên lòng và vui vẻ làm nhà biết đặt cây trước, cây sau, cây trên, cây
dưới. Ông đã già như cây thuốc lá trong vườn héo dần mà vẫn ngồi xe dây gai làm
võng. Ông là người chăm làm rẫy, trồng dưa, tỉa bắp, gieo lúa đầy kho”. Khi
Mdrong Dăm chuẩn bị lấy vợ, là một người cha, Dăm Bhu cũng có lắm nỗi băn
khoăn. Dăm Bhu đã có những lời dạy bảo, dặn dò con đầy yêu thương, chân thành.
Trong mắt người cha này thì đứa con luôn bé bỏng.
Như vậy, với việc nghiên cứu về nhân vật Mdrong Dăm – nhân vật trung tâm
- nói riêng và những nhân vật anh hùng – dù chỉ là nhân vật phụ - nói chung thì ta có
thể thấy những nhân vật này được các nghệ nhân dân gian Ê Đê khắc họa khá chân
thực, rõ nét ở nhiều góc độ khác nhau của đời sống. từ nguồn gốc ra đời, từ cuộc sống
lao động hằng ngày đến khi ra chiến trận. Họ có suy nghĩ, tâm tư, tình cảm rất đời, rất

người nhưng cũng mang cả nét khác thường, đặc biệt riêng. Ngay trong những sáng
tác sử thi từ ngàn năm trước, các nghệ nhân dân gian Ê Đê đã thổi hồn vào các nhân
vật để họ có những nét cá tính, suy nghĩ riêng – dù chỉ là ít ỏi. Chính những nhân vật
như Mdrong Dăm là những người mang lý tưởng thẩm mỹ. Ở họ tập trung toàn bộ
sức mạnh về vẻ đẹp, tài năng, sức mạnh và phẩm chất của cả cộng đồng. Họ chính là
niềm tin, hi vọng của cả dân tộc.
2.1.2. Nhân vật phụ nữ (người đẹp)
Trong các sử thi Ê Đê, nhân vật người phụ nữ chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng
số các nhân vật. Họ là mục tiêu hàng đầu của các cuộc chiến tranh và cũng là biểu
tượng của hòa bình, hạnh phúc. Họ là biểu tượng của vẻ đẹp con người và buôn làng
Ê Đê. Ở họ còn toát lên tình cảm nhân ái bao dung, tinh thần bền bỉ nhẫn nại luôn

12
hướng tới khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Trong tác phẩm “Mdrong Dăm” người
đọc có thể kể tên những người phụ nữ Ê Đê như thế. Trước hết là nàng Hbia Knhí,
Hbia Sun. Sau là hai chị em nàng Hbia Gong Guê, nàng môi đỏ, các cháu của bà
Duon Sun (Hbia HLui, Hbia Ling Kpang, Hbia Ring Djâo, Hbia Ring Djăn, Hbia
Mnga Êyan, Hbia HLur), em gái Mdrong Dăm – mẹ của Kdăm Jhong (nàng Hbia
Băng Êra)
Đúng như quan niệm vẻ đẹp bên ngoài là hiện thân của cái đẹp bên trong, vẻ
đẹp ngoại hình của cô gái Ê Đê trong sử thi thường hiện lên một cách khá rõ nét, tỉ
mỉ và đầy gợi cảm. Phải chăng đây là cách xã hội Ê Đê thể hiện niềm ưu ái đối với
người phụ nữ? Đọc “Mdrong Dăm”, chúng ta không thể không trầm trồ trước vẻ
đẹp của nàng Hbia Knhí - mẹ của Mdrong Dăm. Chính vẻ đẹp của nàng đã khiến
chàng Dăm Bhu ngơ ngẩn, nàng “đẹp rực rỡ như chim băng êyuôr trên núi”. Nàng
“xinh đẹp không ai sánh bằng, da nàng ửng như nghệ pha tro, như màu quả cà chin,
mặtt mũi như quả trứng gà vừa lọt ổ. Thân thể nàng như nặn mà nên, ngón tay thon
như lông chim, chân bước, tay đưa nhịp, uốn mình như con cá trê lượn dưới nước,
nàng uốn người đung đưa như diều mừng gặp gió lên.
Mặc dù chỉ là một nhân vật phụ, chỉ xuất hiện trong tác phẩm một lần nhưng

nàng môi đỏ cũng được miêu tả thật ấn tượng. Hai chị em nàng Gông Guê và nàng
môi đỏ có vẻ ngoài thật đẹp. Hay như nàng Hbia Hlui – một trong số những người
cháu của bà Duôn Sun – cũng khiến Mdrong phải thốt lên vì vẻ ngoài của nàng.
Nhưng ấn tượng hơn cả là phải nói đến vẻ đẹp của nàng Hbia Sun. Vẻ đẹp đó
đã khiến Mdrong Dăm về nằm tương tư suốt mấy ngày và sau đó đã nằng nặc đòi mẹ
cho mình được cưới nàng. Các nghệ nhân Ê Đê đã khắc họa nên một nàng “Hbia Sun
xinh đẹp là do mẹ nàng đúc trong khuôn, tắm bằng nước vàng, thoa người bằng nước
bạc. Môi nàng mỏng như lá lúa, ngon tay thon thả, nhọn như lông nhím, mềm mại
như là hành”. Nàng có “thân thể nàng trẻ trung, ngực nở nang. Nàng lại mặc váy jih
thêu hoa cây knăm, mặc váy thêu hoa me rừng, áo váy ông Du cho, ông Diê phú từ
trước. Nàng Sun đẹp quá! thân thể nàng như có anh hồng, như được trời cho nước
tắm… Bắp chân, bắp đùi nõn nà, làm mắt người ta nhìn mãi không thấy chán. Cái tai
óng ả ngà voi, cổ mềm mại chuỗi cườm dài”
Đó là vẻ đẹp hình thể tuyệt vời của một thiếu nữ miền sơn cước, được nghệ
nhân dân gian nhấn mạnh ở những đường nét tưởng như rất bình thường. Điều dễ
nhận thấy khi mô tả sắc đẹp của các thiếu nữ, người nghệ nhân sử thi thường nhấn
mạnh ở dáng đi và đôi chân. Quả thật, vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên hiện
lên trong sử thi là vẻ đẹp của thiên tính nữ cao nguyên.
Để hoàn thành vẻ đẹp, tác giả sử thi Ê Đê còn đề cao người đẹp ở những tài
năng mà họ có. Có nghiên cứu thì mới nhận ra rằng người Ê Đê chấp nhận người
phụ nữ đẹp, nhưng không chấp nhận người phụ nữ chỉ có đẹp. Người đẹp còn có tài
khéo, đảm đang: lời ăn tiếng nói, ca múa, thêu thùa, bếp núc, nương rẫy… Mặc dù
nhiều người đẹp xuất thân trong gia đình giàu có, bên cạnh cũng không ít người hầu
hạ nhưng họ rất giỏi chăm sóc, quản lí gia đình, nấu nướng và lao động thủ công

13
khác. Với nàng Hbia Sun thì đó là tài dệt vải, thêu thùa, chăm sóc gia đình khi
Mdrong Dăm đi rừng liên miên.
Các thiếu nữ Tây nguyên trong sử thi thường là những người rất chủ động,
táo bạo trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho mình. Nàng Hbia Sun đã yêu Mdrong

Dăm ngay từ lần đầu gặp gỡ, nàng đã trực tiếp thổ lộ điều này. Tình yêu dành cho
Mdrong Dăm quá lớn nên Hbia Sun sẵn sang làm cả những việc nàng chưa bao giờ
làm.
Khao khát tình yêu đến cháy bỏng, nhưng người đẹp Tây Nguyên không biết
ghen tị bởi trong trái tim của họ tình yêu bao la chan chứa cả cộng đồng. Bởi vậy,
nàng Gông Guê rồi đến những người cháu của bà Duôn Sun dù biết Mdrong Dăm đi
tìm vợ, biết chàng chỉ yêu một mình Hbia Sun nhưng vẫn một lòng ăn nằm với
chàng, giúp chàng đạt được ước nguyện vô điều kiện. Những điều này không có gì
lạ lùng với hiện thực và quan niệm về hạnh phúc của con người Ê Đê.
Vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ còn là ở thiên tính mà họ luôn mang
trong mình. Họ có tình mẫu tử tha thiết. Khi Hbia Knhí đi suốt bảy ngày bảy đêm với
Dăm Bhu mới về rồi có thai, mẹ nàng thay vì la mắng đã an ủi con Sau này, khi
Mdrong Dăm đã lớn, đã đi ở rể nhưng khi thấy con đi bảy ngày rồi vẫn chưa về, Hbia
Knhí đã cùng chồng đi tìm con. Còn Hbia Sun, khi bị Mtao Msei bắt, biết mình đang
mang thai đứa con của Mdrong Dăm, để bảo vệ đứa trẻ, để hợp thức hóa sự tồn tại
của con mình, nàng đã tìm cách để không thất thân nhưng vẫn bảo vệ được con trong
khi Mdrong Dăm chưa đến cứu được nàng.
Hành động Hbia Sun tự bảo vệ mình và con trước Mtao Msei còn cho thấy trí
thông minh của nàng. Hoặc như việc bị các tù trưởng bắt hết lần này đến lần khác
cũng thể hiện Hbia Sun có tài trí. Lần đầu nàng chỉ biết sợ hãi, giãy giụa, khóc than
gọi cha mẹ. Nhưng sau đó nàng đã bình tĩnh nói với búi tóc biến thành chim cu đi báo
tin cho Mdrong Dăm. Đến những lần sau, khi bị bắt, nàng đã ngay lập tức tháo búi
tóc để báo tin chứ không khóc lóc như trước. Ngoài ra, mỗi lần nhà có khách đến khi
chồng đi vằng, Hbia Sun đều cảnh giác cao hơn lần trước (nhưng dù có cảnh giác cao
thì tất nhiên lần nào nàng cũng vẫn bị bắt!). Lần đầu nàng trực tiếp tiếp khách, uống
rượu, mang ra cho khách thứ họ để quên, những lần sau nàng không tiếp hoặc chỉ
ngồi cho có mặt hoặc vẫn mang ra thứ khách bỏ quên nhưng đấy là sau khi đã thử
những cách khác mà không được.
Trong “Mdrong Dăm”, người phụ nữ còn là người sống có trách nhiệm, hết
lòng vì gia đình. Mặc dù sống trong xã hội mẫu hệ nhưng Hbia Sun vẫn có ý thức lo

cho gia đình nhà chồng. Chính Hbia Sun giục Mdrong Dăm đi thăm rẫy thay cha mẹ:
Mặc dù Mdrong Dăm viện đủ lí do để không ở lại, chàng còn dọa sẽ chém chết nàng
tại rẫy nhưng Hbia Sun vẫn thuyết phục được Mdrong Dăm ở lại trông rẫy
Bên cạnh những nét tính cách như mạnh mẽ, chủ động, đầy tài năng và dũng
cảm, những nét nữ tính khó lẫn của người đẹp Tây Nguyên cùng góp phần giúp họ
làm tròn bổn phận của một thành viên đối với cộng đồng. Mang thiên chức làm vợ,
làm mẹ, những người đẹp trong sử thi Tây Nguyên vẫn đậm nét đảm đang, dịu dàng,
chung thủy… Tất cả những nét tính cách ấy đã làm cho họ trở thành người “đồng

14
hành” có một không hai cùng nhân vật anh hùng trên chặng đường đấu tranh không
mệt mỏi của cả cộng đồng.
2.1.3. Nhân vật Mtao (tù trưởng)
Song hành với nhân vật anh hùng đại diện cho khát vọng về mẫu người lý
tưởng của người Ê Đê là nhân vật các tù trưởng (Mtao). Nhân vật Mtao trong khan
sử thi của người Ê Đê không độc ác và đáng căm ghét như nhân vật Mtao trong
truyện cổ tích của họ (cho dù các Mtao trong truyện cổ tích Ê Đê cuối cùng
thường hòa đồng với cuộc sống chung của mọi người) nhưng đa số cũng đều là
những kẻ tham lam, háo sắc. Trong sử thi “Mdrong Dăm” thì có thể kể tên các tù
trưởng như: Mtao Hwik, Mtao Go, Mtao Ak, Mtao Anur, Mtao Kwat, Mtao Kông,
Mtao Gruw, Mtao Êa, Mtao Msei, Mtao Tuôr.
Trong số các tù trưởng kể trên thì có lẽ mỗi Mtao Go là tù trưởng tốt.
Ngoài Mtao Go thì những nhân vật tù trưởng khác của sử thi “Mdrong Dăm” đều
là kẻ xấu. Thực ra, Mtao Hwik trước kia cũng là một người công bằng. Ông ta đã
giúp đòi lại công bằng cho Mdrong Dăm. Công bằng là vậy nhưng Mtao Hwik lại
ích kỉ, tham lam cướp trắng voi của bạn
Khi xây dựng một nhân vật, tác giả dân gian bao giờ cũng đem đặt bên cạnh
nhân vật mình yêu mến trong thế tương phản đối lập với những nhân vật phản diện.
Sự đối lập được miêu tả từ hình dáng, phóng thái đến tính cách càng làm cho chân
dung nhân vật thể hiện rõ nét hơn. Các nhân vật này thường đại diên cho hai bên thế

lực giao tranh, là kẻ thù không đội trời chung với nhau. Hình tượng chàng Mdrong
Dăm thật mạnh mẽ oai hùng đối lập với vẻ gian trá hiểm độc, thấp hèn của các tù
trưởng. Sự đối lập đó thể hiện trên rất nhiều phương diện như dáng vẻ, hình thức đến
tài năng và đặc biệt là khí chất, phẩm cách con người.
Mdrong Dăm đẹp và tài giỏi bao nhiêu thì các tù trưởng lại xấu xí và bất tài
bấy nhiêu. Trong số họ có những người đã gần đất xa trời rồi mà vẫn còn thích đi
cướp vợ trẻ trung, xinh đẹp của người anh hùng về làm vợ bé. Hình ảnh họ hiện ra
thật đáng cười, thảm hại. Tiêu biểu nhất cho vẻ ngoài phải kể đến Mtao Kông “Mtao
Kông già nua, mắt kém,thân đang héo dần như cây thuốc lá trong vườn, đầu Mtao
Kông tóc bạc trắng như hoa có tranh, miệng mồm trơ xương, người hom hem, gầy
nhom”, “cằm nhọn như cà phơi để nấu canh, nhăn nheo dài ngoẵng như cằm ngựa”.
Có thể nói, người anh hùng càng uy dũng bao nhiêu thì kẻ thù dường như
càng hèn nhát đến bấy nhiêu. Đối lập ngay từ trong động cơ của hành động. Trong
lúc Mdrong Dăm cùng mọi người vào rừng lao động thì các tù trưởng lợi dụng tình
thế của chàng để cướp Hbia Sun. Trong hành động, nếu như Mdrong Dăm hiên ngang
đến buôn làng của các Mtao với lí do rõ ràng là đòi lại vợ thì các tù trưởng lại gian
dối khi đến gặp Hbia Sun.
Trong số những tù trưởng đến bắt cóc Hbia Sun thì có lẽ Mtao Msei là kẻ
thông minh nhất. Mtao Msei cũng là người thương Hbia Sun nhất “Mtao Msei rất
thương yêu Hbia Sun, không lấy gì ra để đo được.Mtao Msei lấy hai ba tấm chăn đắp
cho Hbia Sun, ông ta sợ nàng bị lạnh”. Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó. Hành

15
động cướp vợ của các tù trưởng bản chất là sai trái nên không thể bao biện được dù là
bằng những việc làm tốt.
Hành động của họ khi đánh trận thì thật thảm hại. Cách nói năng của các
Mtao thì luôn huênh hoang, ngang ngược “Ta là Mtao Anur, người ta đều nói Mtao
Anur hung hăng hùng mạnh nhất. Ta đánh trận nào thắng trận đó, dẹp nơi nào, nơi
đó tan nát. Bảy vợ người khác đã thành vợ ta. Cháu là tre non mới nhú, trán chưa
khô máu mẹ, sao dám lên nhà người hùng mạnh, giàu có. Hỡi lũ chim chích, chim

cu, nô lệ của ta, hãy lấy dây thừng trói thằng Mdrong Dăm lại, buộc nó vào dưới
gầm, chỗ ta vẫn đái hằng ngày.”. Ngay đến cả lúc thất trận thì Mtao Ak vẫn cố giữ sĩ
diện cho mình “Mdrong Dăm chém trúng chân Mtao Ak, máu chảy tràn bắp chân.
Mtao Ak bảo bằng đó không phải máu, mà là màu đỏ của chiếc váy vợ ông ta.
Mdrong Dăm chặt trúng bắp đùi, máu chảy. Mtao Ak nói đó là chăn hoa của vợ ông
ta. Mdrong Dăm chặt trúng cánh tay Mtao Ak, Mtao Ak ngã gục xuống đất”
Cái chính nghĩa, cao đẹp đối lập hoàn toàn với cái ác, cái xấu. Chính vì lẽ đó,
khi tiếp nhận sử thi Ê Đê, cụ thể là khan “Mdrong Dăm”, người nghe dành rất nhiều
thiện cảm đối với nhân vật anh hùng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, người anh
hùng bao giờ cũng được sự đồng lòng, tán thưởng của mọi người, trái ngược với các
tù trưởng có hành vi cướp vợ của người khác, không được sự đồng lòng, tán thưởng
của cộng đồng.
2.1.4. Nhân vật bà Duôn và cháu gái
Theo truyền tụng của người Ê Đê, bà Duôn Sun là một người đàn bà góa,
sống cô quạnh trong một ngôi nhà rách nát. Trong truyện cổ Ê Đê, bà Sun thường
hay nhận người mồ côi về ở cùng. Trong khan - sử thi, bà Sun là người biết nhiều
chuyện ẩn hiện trong con người, trong thiên hạ. Nhà bà Sun là nơi nghỉ ngơi tiếp sức
cho người anh hùng đi đánh các tù trưởng, cứu vợ, là nơi mà những tù trưởng xấu
đến hỏi thăm nhưng sẽ chẳng thu được gì.
Trong sử thi “Mdrong Dăm” thì bà Sun được miêu tả là người “cứ lẩn thẩn
một mình, tóc trắng như bông cỏ tranh, cằm dài, răng mọc to nhu quả câu knôk, khi
hững nước tôi để bầu nước dựng ngược, nên nước không vào”. Bà là người chỉ
đường cho Prong Mưng Hdăng đi tìm người đỡ đẻ cho Hbia Knhí, là người giúp đỡ,
chỉ bảo cho Mdrong Dăm mỗi khi chàng đi đòi lại Hbia Sun từ tay các tù trưởng
khác. Người phụ nữ này giúp đỡ người nhiều đến nỗi “mỗi lần bà đi xuống bến
nước đều có khách bán muối, buôn hành, luôn có người mua heo, gà về theo”
Bà Duôn Sun luôn giúp đỡ người khác, nhà bà luôn có các cô cháu gái nuôi
hiền lành, tốt bụng, xinh đẹp. Đó là các nàng Hbia HLui, Hbia Ling Kpang, Hbia
Ring Djâo, Hbia Ring Djăn, Hbia Mnga Êyan, Hbia HLur.
2.1.5. Nhân vật thần linh

Ông Du và ông Diê không được miêu tả cụ thể về hình dáng. Khi Aê Du, Aê
Diê xuất hiện thì bao giờ Aê Du cũng “cầm gậy bằng cây mây”, Aê Diê “cầm gậy
bằng cây song”. Họ sống trên trời, trong một ngôi nhà. Như vậy, cuộc sống của họ
cũng không khác con người là bao. Tuy nhiên, họ có khả năng đặc biệt. Họ biết hết

16
mọi việc trong cuộc đời, họ là lời giải đáp cho mọi vấn đề khúc mắc, mọi lời cầu
khẩn của con người.
Khi Dăm Bhu muốn gặp Hbia Knhí, chàng đã cầu khấn các thần linh để được
gặp nàng và được đáp ứng. Khi Hbia Knhí sinh con, đứa trẻ sẽ dừng khóc chỉ khi
được ông Du, ông Diê đặt tên. Kdăm Jhong cũng được ông Du, ông Diê đặt tên mới
thôi khóc. Mdrong Dăm thực ra cũng chính là con cháu của ông Du, ông Diê nên sau
này được dự đoán sẽ trở thành một người hùng mạnh. Ông Du chỉ cho Mdrong Dăm
chỗ tìm được con quay tốt được ông bà để lại từ xưa. Đây cũng là người ban váy áo
đẹp cho nàng Hbia Sun.
Khi Mdrong Dăm đi cứu vợ bị Mtao Msei bắt, vì quá bực tức nên chàng đã
vô cớ chém chết nhiều người của buôn làng Mtao Msei. Hành động này đã dẫn đến
cái chết của người anh hùng. Theo lời Aê Du, Mdrong Dăm chết vì đã hung bạo giết
người hiền lành một cách vô cớ. Sau đó, vị thần này đã bày cho Kdăm Jhong cách
giết chết Mtao Msei, cứu được bác gái Hbia Sun, Aê Du cũng đã cho Kdăm Jhong
cục thuốc để nối xương Mdrong Dăm, giúp cho người anh hùng phạm “quy chế của
thần linh”, đã qua trừng phạt, được sống lại.
Ngoài các nhân vật đã nói ở trên gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động thẩm mỹ
khá phong phú tới người nghe, chúng ta còn có thể kể tới các nhân vật tài giỏi trong
ăn nói và ứng xử như Y Suh Sah, Mprong Mưng Hdăng. Sự có mặt của các nhân vật
này đã giúp mở ra nhiều diễn biến tiếp theo của câu chuyện, đồng thời còn tạo hứng
thú cho người nghe.
Y Suh Sah và Prong Mưng Hdăng thường đi cặp đôi với nhau: Y Suh Sah
“như ngọn lửa thắp sáng lòng người giàu”, Prong Mưng Hdăng “có tài đoán ý kẻ
sang”. Còn bà Sun thì “tóc bà trắng như hoa cỏ tranh ,cầm bà nhọn,má bà tóp ”.

Đây là các nhân vật phụ nhưng đều là nhân vật có khả năng hành động tháo gỡ
những điểm “thắt nút” trong cốt truyện.
2.2. Thi pháp
2.2.1. Ngôn ngữ miêu tả
Ngôn ngữ miêu tả chiếm tỉ lệ rất lớn trong các khan sử thi Ê Đê. Đặc điểm
của loại ngôn ngữ này là dùng lớp từ mang sắc thái tu từ có khả năng gây ấn tượng
mạnh. Ngôn ngữ miêu tả thường được dùng để diễn tả vẻ đẹp của trang phục, vẻ đẹp
của cô gái, hình dáng khác thường của nhân vật. Ngôn ngữ miêu tả đã tạo nên những
nhân vật và quang cảnh làm nhân vật đó hiện lên sống động, hấp dẫn.
Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ miêu tả của sử thi Ê Đê đó là sự chi tiết tỉ
mỉ, tỉ mỉ tới từng đường nét. Nhất là trong khi xây dựng hình ảnh người anh hùng,
tác giả dân gian đã đi vào miêu tả những đường nét chạm khắc rất tỉ mỉ. Trong sử thi
“Mdrong Dăm” hình ảnh người anh hùng, những cô gái đẹp đều được miêu tả một
cách tỉ mỉ. Cách tả đó phần gợi sự liên tưởng đối với người nghe, người đọc chứ
không chỉ đơn thuần phô diễn các chi tiết rồi ghép chúng lại theo những mảng khối
nhất định. Sự vật, con người được miêu tả vì vậy mà trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn
rất nhiều.

17
Ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong sử thi Tây Nguyên là ngôn ngữ bình dân,
đại chúng. Nó là “lời ăn, tiếng nói” hằng ngày của mọi người. Giá trị của nghệ thuật
lời nói trong sử thi Tây Nguyên nhìn chung là tính thô ráp, chất hồn nhiên phù hợp
với đặc điểm nhân vật.
Số lượng biện pháp miêu tả trong sử thi Tây Nguyên dĩ nhiên có hạn chế vì
chủ thể sáng tác không phải là cá nhân chuyên nghiệp. Với nhân vật đàn ông, bất
luận là nhân vật anh hùng hay nhân vật đối địch đều được miêu tả cùng một công
thức. Đó là sức mạnh thể chất, vẻ đẹp trang phục, khẩu khí lời nói, tài năng, sự giàu
có… Tất nhiên tùy vào nhân vật, sự miêu tả theo công thức trên cững có gia giảm ít
nhiều trong chi tiết. Điều này cho phép người nghe sử thi phân biệt được hệ thống
nhân vật chính với các nhân vật khác. Đối với nhân vật phụ nữ, họ đều được khắc

họa giống nhau ở một số đặc điểm chủ yếu (dung nhan, quần áo, dáng đi, lời nói…)
và tài năng (thêu thùa, dệt vải…). Khó có thể tìm thấy công thức miêu tả tương tự
trong các thể loại gần gũi.
Cũng cần nói thêm rằng không phải tất cả nhân vật trong hệ thống sử thi Ê Đê
đều được xây dựng chân dung rõ nét. Trong “Mdrong Dăm” so số nhân vật được
miêu tả chi tiết với số nhân vật chỉ được phác thảo đôi ba nét thì hệ thống nhân vật
được miêu tả nói chung chiếm rất ít trong tổng số nhân vật. Đa số các nhân vật còn
lại chỉ gọi tên và miêu tả hành động của họ. Không có gì ngạc nhiên vì đây cũng là
vấn đề thuộc phương diện thể loại.
Tóm lại, lời miêu tả nhân vật sử thi Tây Nguyên không tự do như một số thể
loại khác mà chúng trở thành một công thức miêu tả cố định. Tính chất công thức
một mặt đã “hạn chế sự tự do tạo tác” trong quá trình lưu truyền lâu dài của sử thi.
Nhưng mặt khác, tính chất công thức cho phép nghệ nhân diễn kể dễ nhớ, dễ phổ
biến. Rõ ràng đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vấn đề vì sao một
thể loại hình thành cách nay hàng mấy thế kỉ vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn mặc
dù nó không tồn tại trên những văn bản viết như các bộ sử thi cổ điển quen thuộc.
2.2.2. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật trong khan sử thi Ê Đê có thể chia làm hai loại:
ngôn ngữ trần thuật khách quan và ngôn ngữ trần thuật cường điệu. Ngôn ngữ trần
thuật khách quan thường được dùng để nói về phong tục tập quán và một số mặt của
cuộc sống. Còn ngôn ngữ trần thuật cường điệu được sử dụng rộng rãi hơn. Đó là
việc tường thuật những trận đánh, không khí “ăn năm uống tháng”, hành động của
nhân vật… Trong phạm vi mà đề tài nghiên cứu thì đó là hành động, tâm lý của nhân
vật.
Các tác giả dân gian đã rất tinh tế khi kể về những suy nghĩ, lo sợ của nàng
Hbia Sun khi cứ hết lần này đến lần khác Mdrong Dăm đi vào rừng để lại nàng một
mình ở nhà. Bị bắt, nhưng nàng Hbia Sun vẫn ở trong nói vọng ra khi nghe những lời
xuyên tạc, nói sai về mình. Đôi khi, nàng còn chính là người yêu cầu Mdrong Dăm
phải đánh chứ không cần nói nhiều lời.
Trong một số hành động lao động, sử thi Ê Đê nghiêng về việc kể không khí

náo nhiệt, số lượng người và vật tham gia đông đúc, hăm hở… hơn là miêu tả chi tiết

18
các phương tiện, cách thức, thao tác tiến hành công việc. Kể việc canh chòi, giữ rẫy,
làm quay, săn voi, bắt thú rừng… của Mdrong Dăm không rõ phương cách, tiến trình
cụ thể của sự việc. Kể lại một hành động đi săn bắn, đi buôn bán cũng chỉ kết
quả“Mdrong Dăm bắt đầu đi săn bắn. Chàng đi từ sáng đến tối mới về lán. Bắn con
bò rừng chết nằm la liệt ở ba đồi tranh, băn scon nai chết nhiều vô kể, bắn bò rừng,
con min chết khắp núi đá”. Rõ ràng là trong các hành động, lời kể chú trọng đến quá
trình chuẩn bị và kết quả công việc hơn là đi sâu vào diễn biến chi tiết, các thao tác
tiến hành, phương thức thực hiện hành động….
Trong rất nhiều trường hợp ngôn ngữ trần thuật biểu hiện sự phóng đại, có
nhiều phóng đại phi lý (tất nhiên là qua cái nhìn của người hiện đại). Chính sự phóng
đại phi lý khác thường ấy đã tạo nên âm hưởng và không khí bừng bừng của sử thi,
tạo nên nét khác thường của nhân vật. Chúng tôi sẽ bàn về việc phòng đại trong sử
thi ở phần sau.
Trong sử thi Tây Nguyên ngôn ngữ của người kể chuyện có khi đơn giản,
khách quan cũng có khi kèm theo những sắc thái biểu cảm nhất định. Đó có khi
niềm tự hào trước sự giàu mạnh của buôn làng. Cũng có khi là sự xót thương trước
hi sinh của người anh hùng mà họ hằng yêu mến. Nhiều khi lại là tiếng cười, mỉa
mai trước sự thất bại của kẻ thù…. Rất nhiều sắc thái biểu cảm được thể hiện qua
ngôn ngữ của người kể chuyện càng làm cho các pho sử thi thêm sống động và gần
gũi, dễ đi vào lòng người nghe.
Riêng với sử thi “Mdrong Dăm”, có sự xuất hiện với tần số khá lớn của các
lời bình luận, cảm thán của người kể chuyện. Qua những đoạn miêu tả, người dẫn
chuyện không chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu nhân vật mà còn góp phần nói rõ đặc
điểm, phẩm chất, tính hiện tượng, thể hiện quan điểm thẩm mỹ của người kể. Đây là
lời của người kể chuyện nói về nhan sắc của Hbia Sun:“Hbia Sun thật là xinh đẹp!”.
Khi nói về sự giàu sang, hùng mạnh của người tù trưởng hay lúc miêu tả hình ảnh
nhân vật trên chiến trận. Những lời bình luận, cảm thán thể hiện tâm lý ngợi ca,

ngưỡng mộ của người kể đối với các nhân vật mà mình yêu quý.
Qua giọng kể của nghệ nhân pôkhan, lời của người kể chuyện vừa đóng vai
trò dẫn dắt, lôi cuốn người đọc theo dõi từng chặng phát triển của câu chuyện, hứng
thú với những cuộc giao tranh quyết liệt của người anh hùng. Đồng thời, nghe trong
đó, ta cảm nhận được sự ngưỡng mộ, yêu mến và tự hào đối với nhân vật của cả một
cộng đồng thông qua âm hưởng ngợi ca trong từng lời cảm thán của người kể.
2.2.3. Công thức tả - kể mang tính chất lặp đi lặp lại
Trong sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi Ê Đê nói riêng chúng ra đều có
thể nhận thấy sự có mặt của một số câu, đoạn miêu tả hoặc kể về nhân vật được lặp
đi lặp lại như một công thức. Xuất phát từ nhu cầu truyền miệng, người viết phải
viết làm sao để người nghe nắm được nói dung câu chuyện, các tình tiết, diễn biến.
Có nhiều khi câu chuyện bị ngắt quãng vì quá dài. Và việc lặp đi lặp lại từ, các hình
ảnh cũng xuất hiện từ yêu cầu gây ấn tượng với người đọc mà các đồ vật, con người,
sự việc, hiện tượng thường được mô tả bằng các định ngữ quen thuộc đó.

19
Khảo sát “Mdrong Dăm” ta gặp rất nhiều những đoạn như vậy. Trong việc
miêu tả hình tượng người anh hùng, tác giả dân gian cũng sử dụng những đoạn tả kể
lặp đi lặp lại. Điều đó được chấp nhận như một nét riêng biệt trong nghệ thuật kể sử
thi. Đó là hình ảnh Mdrong Dăm khi lấy vợ, là vẻ đẹp của người phụ nữ, là cách tù
trưởng tìm đến và cướp Hbia Sun, là hình ảnh Mdrong Dăm khi đánh nhau với các
tù trưởng, là hình ảnh các tù trưởng khi thua trận….
Việc lặp được triển khai trong cả toàn bộ cấu trúc của tác phẩm. “Mdrong
Dăm” lần lượt kể về các cuộc giao tranh giữa Mdrong Dăm với các tù trưởng Mtao
Ak, Mtao Anur, Mtao Kwat, Mtao Kông, Mtao Gruw, Mtao Êa, Mtao Msei, Mtao
Tuôr. Tất cả các cuộc giao tranh lần lượt được kể lại có một kiểu kết cấu, nhân vật
gần giống với nhau. Ban đầu, nhân vật chính đi vào rừng cùng buôn lang để lao
động , người vợ ở nhà bị kẻ xấu đến lừa làm khách trọ bắt đi. Người anh hùng nhận
được tin báo thường là do vợ tìm cách nhắn lại bèn đi tới tìm kẻ thù. Trên đường đi,
chàng lưu lại nhà bà Duôn Sun và các cháu của bà Duon Sun (Hbia HLui, Hbia Ling

Kpang, Hbia Ring Djâo, Hbia Ring Djăn, Hbia Mnga Êyan, Hbia HLur). Người anh
hùng ở lại qua đêm, thăm dò kẻ thù. Hôm sau, chàng tới thẳng buôn làng của kẻ thù
và đòi lại vợ.
Việc lặp còn thể hiện trong những đoạn kể hoặc tả cuộc giao tranh giữa
Mdrong Dăm và các tù trưởng. Tám lần giao tranh của Mdrong Dăm với các tù
trưởng đều giống nhau ở trong cấu trúc: Mdrong Dăm nói chuyện với các tù trưởng
để gạn hỏi lí do -> Mdrong Dăm thách đồi phương xuống sàn hoạc mang khiên hoặc
nhảy múa -> đối phương không làm được những điều đó -> Mdrong Dăm sẵn sàng
chịu chuộc -> đối phương không cho chuộc -> hai bên đánh nhau -> Mdrong Dăm
đánh giỏi còn đối phương luôn mệt mỏi và xin nghỉ -> Mdrong Dăm chấp nhận ->
Nhưng đối phương vẫn không chiến thắng được và bị giết chết. Tuy cùng một cấu
trúc được định sẵn nhưng tám cuộc giao tranh của sử thi “Mdrong Dăm” vẫn có
những nét khác biệt.
Hình ảnh Mdrong Dăm, Hbia Sun dù vẫn có những điểm tương đồng với
các nhân vật khác như Khing Ju, Đam San, Hơ Nhi, Ho Bhi… song vẫn có những
nét riêng khu biệt. Vẻ đẹp của họ hiện lên vừa mang cái chung của mẫu người tù
trưởng anh hùng, người phụ nữ đẹp vừa có nét độc đáo, khác biệt so với các nhân
vật trong cùng hệ thống sử thi Ê Đê.
2.2.3. Các biện pháp nghệ thuật
2.2.3.1. Phóng đại
Phóng đại là thủ pháp phổ biến, trong khan sử thi Ê Đê. Ở đây không phải
nghệ nhân bị chi phối bởi tư duy thần thoại, mà cảm quan về thế giới của họ là cảm
quan “hiện thực huyền ảo” nên dẫn đến hiện tượng này.
Nhìn chung thủ pháp phóng đại trong thể hiện nhân vật của sử thi Ê Đê
thường là cách nói cường điệu, gây ấn tượng mạnh. Khi Mdrong Dăm vừa được sinh
ra, thoáng chốc đã “biết bò. Trời rạng sáng hôm sau đã biết vịn đi theo phên nhà, đến
trưa đã biết chạy từ gian trong ra gian ngoài. Ôi, con của ai mà lớn như thổi. Nó rất

20
nhanh tay, nhanh mắt, nó chưa biết chạy mà đã biết nhảy”. Hbia Sun thật tài giỏi

“kéo chỉ sợi nhỏ bằng lông con trâu, dệt áo sợi nhỏ như lông con bò”
Phóng đại sự vật, lối diễn tả khoa trương làm cho các pho tượng sử thi anh
hùng mang một vẻ mạnh mẽ, phi thường. Hình tượng nhân vật đạt tới một tầm kích
lớn lao mang theo cả vẻ hoành tráng, kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Cách kể
phóng đại sự vật đó kích thích sức tưởng tượng của người nghe, người đọc biết bao
thế hệ. Nó là biểu hiện cho óc tưởng tượng phong phú thể hiện qua phong cách sáng
tạo lý tưởng hóa mang đậm chất lãng mạn của con người xa xưa
Lối phóng đại trong sử thi Ê Đê nói chung và khan “Mdrong Dăm” nói riêng
nhiều khi gần với tư duy thần thoại thông qua các hình ảnh kỳ vĩ, mang màu sắc
huyền ảo. Phóng đại mang tính chất lý tưởng, cường điệu hóa rất nhiều song lại tạo
nên vóc dáng kì vĩ của nhân vật sử thi, tạo âm hưởng và không khí bừng bừng của
những tác phẩm sử thi.
2.2.3.2. So sánh
So sánh là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện của sử thi Tây
Nguyên. Xuất phát từ khả năng nhận thức một cách trực quan của người xưa. Dù có
phần thơ ngây, chất phác trong cách tư duy song người đọc vẫn phải ghi nhận rằng
nó đã làm nên những giá trị, hấp dẫn lâu bền của các pho sử thi đối với đông đảo
người nghe.
So sánh là thủ pháp tu từ phổ biến trong khan sử thi Ê Đê. Đây là so sánh
nhằm diễn tả vẻ đẹp của nhân vật. Hbia Knhí“xinh đẹp không ai sánh bằng, da nàng
ửng như nghệ pha tro, như màu quả cà chin, mặt mũi như quả trứng gà vừa lọt ổ.
Thân thể nàng như nặn mà nên, ngón tay thon như lông chim, chân bước, tay đưa
nhịp, uốn mình như con cá trê lượn dưới nước, nàng uốn người đung đưa như diều
mừng gặp gió lên”. So sánh là để kể rõ hơn hành động của nhân vật: “Hbia Knhí rên
mỗi lúc một mạnh, như con trâu bị thần linh ám hại. Nàng nằm như thân cây bị dây
chằng, đầu đau như có ai kéo đi đâu, chân tê cứng, vùng rốn như bị ai khoét mà
không chết”. So sánh còn là để làm nổi bật vấn đề “Mtao Kông ơi, ông và Hbia Sun
tuổi tác khác nhau, Hbia Sun còn trẻ, như tre non, như măng mới nhú. Còn ông, tóc
trên đầu đã trắng như hoa cỏ tranh, cằm nhọn như cà phơi để nấu canh, nhăn nheo
dài ngoẵng như cằm ngựa. Ông và Hbia Sun sao có thể chồng bằng mặt, vợ bằng

trán được”. Những so sánh này chỉ mang giá trị hình thức, thường là không thực.
Tuy nhiên nó phản ánh lí tưởng thẩm mĩ của nghệ nhân về một cái gì đó thật to lớn,
hoàn mĩ .
Nghệ thuật so sánh trong sử thi Ê Đê đã đạt tới mức độ khác nhuần nhuyễn,
điêu luyện, tô điểm thêm vẻ đẹp cho “viên ngọc quý” như lời người ta đã dùng để ca
ngợi về các sử thi nói chung và khan “Mdrong Dăm” nói riêng. Tất cả những hình
ảnh đẹp đẽ đó trường tồn trong văn học như những hành ảnh nên thơ, kỳ thú nhất,
rực rỡ nhất.




21
Tiểu kết

Nhân vật trong sử thi Ê Đê nói chung và sử thi “Mdrong Dăm” nói riêng
bao gồm có nhân vật trung tâm (nhân vật anh hùng), nhân vật phụ nữ (nhân vật
người đẹp), nhân vật tù trưởng (Mtao), nhân vật bà Duôn Sun và nhân vật thần
linh (A Du, A Diê).
Nhân vật trung tâm của sử thi dân gian bao giờ cũng đại diện cho mơ ước
và khát vọng về sức mạnh, tài năng và phẩm chất của cộng đồng. Nói cách khác,
qua hình ảnh nhân vật trung tâm, người ta gửi gắm mơ ước và khát vọng của
mình. Nhân vật trung tâm của sử thi Ê Đê chính là những người tù trưởng anh hùng,
những người thủ lĩnh quân sự tài ba không chỉ trong chiến trận mà còn xứng đáng là
người chăm lo cho sự giàu mạnh của muôn làng. Các nhân vật này đã vượt qua
những khó khăn, nguy hiểm trong các cuộc chiến tranh với kẻ thù. Sử thi Ê Đê bên
cạnh âm hưởng ngợi ca cuộc sống của cộng đồng còn đề cao hình tượng người anh
hùng bằng những lời lẽ trang trọng nhất, đẹp đẽ nhất. Nghệ thuật sử thi của người Ê
Đê cũng đạt tới một trình độ phát triển khá cao với những nhân vật, những hình ảnh
đẹp và sinh động khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng và thán phục

Nhân vật phụ nữ đẹp được khắc họa chân dung tương đối chi tiết. Mặc dù
không tham gia chiến trận, không trực tiếp tổ chức hoạt động và sinh hoạt nhưng họ
giữ một vai trò quan trọng đối với quyền lợi vật chất và tinh thần của cộng đồng. Về
mặt vị trí, họ chưa hẳn là một nhân vật chính nhưng hoàn toàn không phải là nhân
vật phụ. Sử thi Ê Đê cũng lí tưởng hóa họ ở nhiều khía cạnh như nhan sắc và tài đảm
đang của một phụ nữ. Cũng như thế giới nhân vật trong sử thi Tây Nguyên, người
phụ nữ là hình bóng của cuộc sống người dân nơi núi rừng Tây Nguyên, là người
không thể thiếu giữa buôn làng.
Nhân vật tù trưởng trong khan sử thi mang dấu ấn đặc thù của xã hội Ê Đê
truyền thống. Đối với nhân vật Mtao trong khan sử thi, thái độ của người Ê Đê là
vừa ghen ghét, vừa thương tâm, vừa pha chút cười cợt
Nhân vật bà Duôn Sun cùng các cô cháu gái luôn xuất hiện giúp nhân vật
chính khi họ gặp khó khăn. Nhân vật thần linh là Aê Du, Aê Diê luôn chế ngự cái
ác, đem lại may mắn và hạnh phúc cho mọi người, trực tiếp hoặc gián tiếp điều
hành diễn biến truyện kể.
Các nhân vật được khắc họa bằng nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, công thức tả
- kể lặp lại độc đáo của người Ê Đê. Với cách thể hiện của mình (phóng đại, so
sánh), sử thi Ê Đê nói chung và khan “Mdrong Dăm” nói riêng đã xây dựng thành
công và thuyết phục hệ thống nhân vật trong sử thi. Chính những biên pháp nghệ
thuật này đã giúp cho những nhân vật trong các tác phẩm sử thi ghi lại dấu ấn trong
lòng người nghe và tạo nên nét riêng khác biệt của thể loại một đi không trở lại này.

22
CHƢƠNG 3

SO SÁNH VIỆC THỂ HIỆN NHÂN VẬT
TRONG SỬ THI Ê ĐÊ VỚI SỬ THI MƠ NÔNG

3.1. Nhân vật trong sử thi Mơ Nông
Nhân vật Tiăng vừa biểu hiện sự tiến hóa của con người để kết thúc bản thân

về mặt sinh học, vừa biểu hiện sự khám phá, thâm nhập vào thiên nhiên nhằm mang
lại lợi ích cho con người, đồng thời, nhân vật này còn là người xây dựng, người tổ
chức và điều hành hình thái xã hội đầu tiên của lịch sử loài người, hình thái công xã
thị tộc.
Sử thi Mơ Nông tập trung ca ngợi các anh hùng trong chiến trận như Lêng,
Mbong, Kră, Năng, Lông, Doi, v.v Các nhân vật anh hùng chiến trận là những
người khỏe mạnh, tài giỏi và dũng cảm một cách phi thường. Trong cộng đồng, họ
hơn mọi đồng tộc, bản thân họ rất tự tin về sức mạnh của mình.
Hình ảnh chàng dũng sĩ Lêng được xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm.
Đặc biệt có những tác phẩm vai trò của người dũng sĩ này được xây dựng một cách
nổi bật. Dù vậy, bên cạnh Lêng, còn có rất nhiều những nhân vật tài giỏi, hùng mạnh
khác. Đó là một nhóm người, được gọi chung bằng đại từ "họ". Họ hợp thành sức
mạnh chung của cả cộng đồng và điều đó mới quyết định phần thắng trong những
cuộc giao tranh.
Ngoài người anh hùng, sử thi Mơ Nông cũng khắc họa về người phụ nữ. Đó là
nàng Bing, vợ của Yang. Nàng mang vẻ đẹp ngoại hình với những trang phục đặc
biệt, Trang phục thì cũng chủ yếu ở vòng đeo tay, đeo chân, ở hoa tai Dù không
được nói nhiều, những nhân vật phụ nữ Mơ Nông cũng để lại ấn tượng trong lòng
người nghe. Họ chưa được miêu tả rõ nét là xinh đẹp hay diễn biến tâm lý ra sao
nhưng cách họ được thể hiện trong tác phẩm sử thi cũng cho ta hiểu một chút về vẻ
ngoài, tính cách linh hoạt của họ.
Trong ot ndrong, xác định nhân vật là thần linh, bán thần, con người là một
việc làm không dễ. Các vị thần trong sử thi Mơ Nông chiếm vị trí khá đông đảo:
Ting, Mbong con Jri (thần cây đa), hai nữ thần Deh, Dai là em của thần Ting, Mbong;
thần Krong, Dong là các thần âm thanh chiêng, đồng la, thần Vah, Vănh là các nữ
thần ngải Mỗi thần lại có những chức năng riêng của mình: thần thì trông giữ chân
trời (Deh, Dai), thần trông giữ bầu trời (Bing, Jông con Lêt), thần Kêng, Kăng con
Unh lại làm nhiệm vụ coi giữ lửa
3.2. So sánh và lí giải việc thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê với sử thi
Mơ Nông

3.2.1. So sánh
3.2.1.1. Tương đồng
Cách thể hiện nhân vật trong sử thi của hai dân tộc Ê Đê và Mơ Nông có
những điểm tương đồng.

23
Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi của hai dân tộc đều hiện lên thật
đẹp, là trung tâm của cộng đồng. Sự phi thường của nhân vật nằm ngay trong hình
thức vô cùng đẹp đẽ của họ. Họ đều là những nhân vật tiêu biểu, trung tâm giải
quyết mọi mối quan hệ của cộng đồng. Tài năng của họ đều thể hiện trên những bình
diện khác nhau như chiến đấu, lao động sản suất, cai quản buôn làng. Tập trung nhất
và tiêu biểu nhất cho tài năng của người anh hùng chính là trong những cuộc giao
tranh với các kẻ thù nhằm bảo vệ cộng đồng, đoạt lấy những gì đã bị kẻ thù cướp
mất.
Người phụ nữ trong sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông đều là những người phụ
nữ đẹp. Họ được miêu tả chủ nhiều ở nét đẹp ngoại hình, trang phục. Trong đời sống
hằng ngày họ cũng có những phẩm chất tốt đẹp như yêu thương chân thành, tha
thiết; chủ động, tự bảo vệ mình.
Nhân vật thần linh là người luôn ủng hộ những người anh hùng trong cuộc
chiến tranh. Thần linh đóng vai trò là tuyến sinh lực, hỗ trợ cho nhân dân chính mỗi
khi gặp khó khăn, bày cho họ cách chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Thần linh tác
động vào cuộc sống của con người.
Tương đồng về thể loại, sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông có những điểm
tương đồng nhất định về mặt thi pháp sáng tác. Đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật
như: phóng đại, khoa trương, so sánh, lối miêu tả chi tiết,việc sử dụng các yếu tố lặp
đi lặp lại đều xuất hiện trong sử thi của hai dân tộc
3.2.1.2. Khác biệt
Ra đời trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau nên ngoài những đặc điểm
chung đã phân tích ở trên, qua so sánh, chúng ta nhận thấy được giữa hai hệ thống
thể hiện nhân vật của sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông có sự khác biệt nhất định. Nghệ

thuật xây dựng hình tượng hay rộng hơn là nghệ thuật sử thi của hai dân tộc đã có
nhiều thay đổi.
Nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê là nhân vật duy nhất trong cả tác phẩm
có vai trò quyết định đối với mọi biến cố của cộng đồng, tập trung toàn bộ sức
mạnh. Trong khi đó, ở sử thi của người Mơ Nông, hình tượng người anh hùng chiến
trận dù được đề cao, ca ngợi song họ chưa phải là đối tượng duy nhất của tác phẩm.
Bên cạnh họ, còn nhiều cá nhân xuất sắc khác, về sự tài giỏi, lòng dũng cảm được ca
ngợi không kém gì. Nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê được xây dựng nhất quán
hơn trong tài năng và tính cách so với nhân vật anh hùng trong sử thi Mơ Nông.
Người phụ nữ trong sử thi Ê Đê được miêu tả cụ thể, có suy nghĩ, tình cảm ,
thái độ rõ nét. Họ mang trong mình tình mẫu tử tha thiết và cả những nỗi băn khoăn,
lo sợ rất rõ ràng. Vẻ đẹp của họ được gợi lên rất cụ thể. Họ xuất hiện với tần suất
nhiều. Họ là nguyên nhân gây nên những cuộc chiến giữa các tù trưởng. Còn người
phụ nữ trong sử thi Mơ Nông thì rất đơn giản cả về ngoại hình lẫn tính cách. Họ
hiện khá mờ nhạt. Đặc biệt, những suy nghĩ, tâm tư, tính cách thì gần như rất hạn
chế, ít được đề cập đến. Người phụ nữ trong sử thi Mơ Nông xuất hiện không nhiều,
chỉ ở một dung lương vừa phải của tác phẩm. Vẻ bên ngoài của họ chủ yếu được gợi
ra từ trang phúc và chỉ tập trung ở trang sức.

24
Nhân vật thần linh trong sử thi Ê Đê và Mơ Nông đều can thiệp vào đời sống
của con người. Tuy nhiên, thần linh trong sử thi Ê Đê ít can thiệp hơn. Còn trong sử
thi Mơ Nông thì thần linh gần với cuộc sống của con người, cũng có những nét tâm
tư, tình cảm, cũng có cuộc sống như con người. Thần linh can thiệp khá sâu vào đời
sống con người. Đôi khi, thần linh chính là nguyên nhân của một cuộc chiến tranh
nào đó.
Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong sử thi mỗi dân tộc lại tồn tại
ở những cấp độ khác nhau. Chúng phản ánh một phần trình độ tư duy nghệ thuật,
trình độ phát triển văn hóa và thế giới quan của mỗi tộc người có những nét không
tương đồng trong mối quan hệ so sánh với nhau. Ngôn từ trong sự thi Ê Đê giàu tính

biểu cảm được gọt dũa công phu. Trong khi đó, ở sử thi Mơ Nông ngôn ngữ vẫn giữ
vẻ thô ráp, đơn giản, mộc mạc của nếp nghĩ, nếp cảm nhận trực quan. Ngôn từ trong
sử thi Mơ Nông mang sắc thái trần thuật, ít sự biểu cảm và thường thiếu tính chọn
lọc.
Nhiều câu văn khiến chúng ta không khỏi ngỡ ngàng vù sự thú vị, hấp dẫn
trong cách liên tưởng.
3.2.2. Lí giải
Sự tương đồng về hoàn cảnh xã hội chính là cơ sở để tạo nên sự giao thoa
nhất định giữa sử thi của hai dân tộc. Hình tượng người anh hùng, nhân vật trung
tâm của những pho sử thi đó có khá nhiều điểm giống nhau. Họ đều là những nhân
vật ưu tú đại diện cho sức mạnh, nguyện vọng và ý chí của cả cộng đồng.
Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa những hình tượng nhân vật
trong sử thi của hai dân tộc này có lẽ xuất phát chính từ đời sống, trình độ phát triển
về mặt văn hóa của hai cộng đồng Ê Đê và Mơ Nông. Đó chính là cơ sở cho những
vấn đề được phản ánh trong sử thi.
Ra đời trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau nên ngoài những đặc điểm
chung đã phân tích ở trên, qua so sánh, chúng ta nhận thấy được giữa hai hệ thống
thể hiện nhân vật của sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông có sự khác biệt nhất định. Nghệ
thuật xây dựng hình tượng hay rộng hơn là nghệ thuật sử thi của hai dân tộc đã có
nhiều thay đổi.
Nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê là nhân vật duy nhất trong cả tác
phẩm. Trong khi đó, ở sử thi của người Mơ Nông, ngoài hình tượng người anh hùng
chiến trận còn nhiều cá nhân xuất sắc khác, về sự tài giỏi, lòng dũng cảm được ca
ngợi không kém gì. Có điều này là do xã hội Ê Đê nhấn mạnh về vai trò của một cá
nhân, xã hội Mơ Nông đề cao sức mạnh của tập thể chứ không riêng của một cá
nhân.
Nhân vật anh hùng trong sử thi Ê Đê được xây dựng nhất quán hơn trong tài
năng và tính cách so với nhân vật anh hùng trong sử thi Mơ Nông. Điều này một
phần xuất phát từ bản chất của các cuộc chiến tranh trong sử thi Mơ Nông không
phải là sự đối lập giữa người tốt và kẻ xấu, càng không phải là sự đáp trả thích đáng

của cái thiện đối với cái ác. Các cuộc chiến trong sử thi Mơ Nông không nhấn mạnh
đến ranh giới đó mà chỉ phản ánh một sự thật của xã hội. Đó là sự va chạm quyền

25
lợi, tranh chấp giữa các bon làng với nhau theo nghĩa những ai làm việc xấu sẽ bị
phía bên kia đáp trả thích đáng. Về thời điểm ra đời, dù cùng trong một hình thái xã
hội, nhưng sử thi Mơ Nông, có lẽ, xuất hiện sớm hơn sử thi Ê Đê một khoảng thời
gian nhất định. Giai đoạn những pho sử thi của người Mơ Nông ra đời, những thiết
chế xã hội của chế độ thị tộc bộ lạc đang ở giai đoạn phát triển nhất. Khi đó tính bền
vững chắc chắn hơn. Sử thi Ê Đê ra đời muộn hơn sử thi Mơ Nông khi mà chế độ thị
tộc, bộ lạc đang trong giai đoạn suy tàn.
Vai trò của cá nhân trong cộng đồng xã hội của sử thi mỗi dân tộc cũng
được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Vào giai đoạn phát triển của chế độ thị
tộc - bộ lạc khi mà sự cố kết cộng đồng tập thể còn chặt chẽ, khăng khít. Nằm vào
chặng cuối của con đường hình thành, phát triển và suy tàn của chế độ xã hội thị tộc,
cái cá nhân trong sử thi Ê Đê dường như phát triển cao hơn, mạnh hơn thể hiện qua
những nhân vật anh hùng tiêu biểu. Các cuộc chiến tranh của người Mơ Nông, nơi
tập trung sức mạnh của nhiều cá nhân giỏi giang, mạnh mẽ, phần nào phản ánh được
vai trò của tập thể cộng đồng. Sự nhấn mạnh vào sức mạnh tập thể cho thấy rõ trong
xã hội nảy sinh sử thi Mơ Nông, mức độ phân hóa chưa rõ ràng. Cái cá nhân mờ
nhạt trong cái chung. Vai trò của tập thể được nhấn mạnh và đề cao.
Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong sử thi mỗi dân tộc lại tồn tại ở
những cấp độ khác nhau. Chúng phản ánh một phần trình độ tư duy nghệ thuật, trình
độ phát triển văn hóa và thế giới quan của mỗi tộc người có những nét không tương
đồng trong mối quan hệ so sánh với nhau.


Tiểu kết

Các nhân vật là con người và thần linh trong sử thi Mơ Nông hoạt động xen

cài vào nhau, tạo nên cái ồn ào, sôi động của cuộc sống sử thi. Các nhân vật có thể
hoạt động một cách dễ dàng trong cả ba tầng thế giới đó. Nhân vật thần linh xuất hiện
như hai lực lượng kiềm chế và thúc đẩy lẫn nhau.
Sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông có những điểm tương đồng nhất định về mặt
thi pháp sáng tác. Đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật như: phóng đại, khoa trương, so
sánh, lối miêu tả chi tiết,việc sử dụng các yếu tố lặp đi lặp lại đều xuất hiện trong
cách thể hiện nhân vật của hai dân tộc.
Tuy nhiên sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông cũng có những nét tương đồng và
khác biệt rõ ràng trong việc thể hiện nhân vật. Lí giải cho sự tương đồng và khác
biệt này là do hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử và nền văn hóa của hai dân tộc.
Có thể dễ dàng nhận thấy cách thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê phức tạp và sâu
sắc hơn sử thi Mơ Nông.
Sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông ra đời vào những thời diểm khác nhau trong
quá trình phát triển của chế độ thị tộc bộ lạc. Hai thời điểm với những nhận thức,
tầm văn hóa khác nhau đã in bóng xuống những tác phẩm rất rõ ràng.

×