Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

giáo trình điển khiển tàu trong các trường hợp đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 100 trang )














TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN












GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG
CÁC TRƢỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
MÃ SỐ: M Đ04
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ
Trình độ: Sơ cấp nghề




1
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải
để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu
quả cao. Ngƣời làm nghề “Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề đƣợc bố trí làm
việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu
thuyền, về hàng hải, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm
việc trên biển.
Việt nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1
triệu km
2
với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nƣớc ta có
khoảng hơn 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên
90cv, nhƣng số ngƣời làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào
tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác
ven bờ, Nhà nƣớc có chủ trƣơng giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất

nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hóa các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ,
xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô
công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản
lý, vận hành đƣợc các tàu cá hiện đại là rất lớn.
Trƣớc khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều cơ
sở đánh cá ở các địa phƣơng khác nhau. Đối tƣợng học là những lao động nông
thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên cách viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, sử
dụng, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành.
Tuy nhiên, thực tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi
mới. Vì vậy, khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Song, tập
thể Ban biên soạn cũng đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chƣơng trình
đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra
còn có nội dung mở rộng để ngƣời học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình
sản xuất.
Giáo trình “Điều khiển tàu trong các trƣờng hợp đặc biệt” giúp ngƣời học
tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cơ bản khi điều khiển tàu trong các tình huống
đặc biệt, gồm 5 bài:
Bài 1: Điều khiển tàu trong luồng hẹp
Bài 2: Điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế
Bài 3: Điều khiển tàu tránh va trên biển
Bài 4: Điều khiển tàu trong điều kiện sóng gió lớn
Bài 5: Điều khiển tàu cứu nạn
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản Hải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Khai thác Trƣờng Trung học

2
Thủy sản TP HCM; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trƣờng
Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc và những ngƣời đã tham gia góp ý kiến cho
giáo trình này.

Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ
những nội dung cơ bản của từng bài. Nhƣng do trình độ có hạn, nên cuốn sách
không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của bạn
đọc.
Xin chân thành cảm ơn!


Tham gia biên soạn
1. Hồ Đình Hải - Chủ biên
2. Phạm Văn Khoát
3. Đỗ Ngọc Thắng
4. Nguyễn Quý Thạc
5. Nguyễn Văn Bôn






3
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu
2

Mục lục
4


Bài 1: Điều khiển tàu trong luồng hẹp
7

Mục tiêu
7

A. Nội dung
7

1. Kiến thức liên quan
7

1.1. Ảnh hƣởng do nông cạn
7

1.2. Tính năng quay trở trong vùng nƣớc nông
8

1.3. Hiện tƣợng hút nhau giữa hai tàu
8

2. Điều khiển tàu trong luồng hẹp
9

2.1. Quy định chung
9

2.2. Điều khiển tàu đi ngƣợc hƣớng với tàu thuyền khác
10


2.3. Điều khiển tàu vƣợt tàu thuyền khác hoặc tàu lai kéo khác
11

2.4. Điều khiển tàu khi chạy tới gần tàu đang neo đậu
12

2.5. Điều khiển tàu khi chạy qua một tàu đang đậu ở cầu
13

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
14

C. Ghi nhớ
14

Bài 2: Điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế
15

Mục tiêu
15

A. Nội dung
15

1. Kiến thức liên quan
15

1.1. Tầm nhìn xa bị hạn chế
15


1.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn
15

1.3. Phƣơng pháp điều khiển tàu
15

1.4. Quy tắc Hành trình của tàu thuyền khi tầm nhìn xa bị hạn chế
16

2. Điều khiển tàu hành trình khi tầm nhìn xa bị hạn chế
16

3. Điều khiển tàu tránh nguy cơ va chạm
17

3.1. Phân tích nguy cơ va chạm
17

3.2. Hành động của tàu mình
17

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
17

C. Ghi nhớ
17

Bài 3: Điều khiển tàu tránh va trên biển
18


Mục tiêu
18

A. Nội dung
18

1. Kiến thức liên quan
18

1.1. Tính chất đèn hiệu của tàu thuyền
18

1.2. Dấu hiệu ban ngày của các loại tàu thuyền
18

1.3. Quy định mang đèn và dấu hiệu cho tàu thuyền đánh cá
19


4
1.4. Trách nhiệm tƣơng quan giữa các tàu thuyền
22

2. Điều khiển tàu tránh va
22

2.1. Hai tàu thuyền máy gặp nhau
22

2.2. Hai tàu thuyền đang đánh cá gặp nhau

23

2.3. Tàu thuyền máy gặp tàu thuyền đánh cá
24

2.4. Tàu thuyền đánh cá gặp tàu thuyền buồm
24

2.5. Tàu đánh cá gặp tàu bị hạn chế khả năng điều động
25

2.6. Tàu đánh cá gặp tàu mất khả năng điều động
25

2.7. Tàu thuyền khi vƣợt tàu thuyền khác
26

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
27

C. Ghi nhớ
27

Bài 4: Điều khiển tàu trong điều kiện sóng gió lớn
28

Mục tiêu
28

A. Nội dung

28

1. Kiến thức liên quan
28

2. Điều khiển tàu
28

2.1. Đi ngƣợc sóng
28

2.2. Đi xuôi sóng
28

2.3. Đang ngƣợc sóng chuyển về xuôi sóng
29

2.4. Đang xuôi sóng chuyển về ngƣợc sóng
29

3. Thả dầu làm giảm ảnh hƣởng của sóng gió
30

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
32

C. Ghi nhớ
32

Bài 5: Điều khiển tàu cứu nạn

33

Mục tiêu
33

A. Nội dung
33

1. Điều khiển tàu cứu ngƣời rơi xuống nƣớc
33

1.1. Chuẩn bị
33

1.2. Điều khiển tàu cứu ngƣời rơi xuống nƣớc
34

2. Điều khiển tàu cứu thủng
37

2.1. Nguyên nhân
37

2.2. Chuẩn bị
37

2.3. Điều khiển tàu khi bị thủng
42

3. Điều khiển tàu cứu cạn

43

3.1. Nguyên nhân tàu bị cạn
43

3.2. Điều khiển tàu vào cạn
43

3.3. Điều khiển tàu tự ra cạn
45

3.4. Điều khiển tàu ra cạn nhờ trợ giúp của ngoại lực
46

3.5. Kết hợp các phƣơng pháp để đƣa tàu ra cạn
50

4. Điều khiển tàu khi bị hoả hoạn
50

4.1. Nguyên nhân
50


5
4.2. Điều khiển tàu khi bị hoả hoạn
50

5. Điều khiển tàu lai dắt trên biển
51


5.1. Giới thiệu chung
51

5.2. Các loại dây lai
52

5.3. Điều khiển tàu lai kéo và các chú ý
52

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
55

C. Ghi nhớ
55

Phụ lục
56

Hƣớng dẫn giảng dạy mô đun
92

I. Vị trí, tính chất của mô đun
92

II. Mục tiêu
92

III. Nội dung chính của mô đun
92


IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
93

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
98

VI. Tài liệu tham khảo
99

Danh sách Ban chủ nhiệm
100

Danh sách Hội đồng nghiệm thu
100



























6
MÔ ĐUN
ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP ĐẶC BI ỆT
Mã mô đun: MĐ04

Giới thiệu mô đun:
Mô đun ” Điều khiển tàu cá trong các trƣờng hợp đặc biệt” là mô đun chuyên
môn nghề trong chƣơng trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung
cấp cho ngƣời học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản về: Điều khiển tàu trong
luồng hẹp, điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, điều khiển tàu tránh va trên
biển, điều khiển tàu trong điều kiện sóng gió lớn, điều khiển tàu cứu nạn.
Mô đun đƣợc giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu. Việc
đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra
kết thúc môn học phối hợp với đánh giá ý thức của ngƣời học trong quá trình học
tập.


Bài 1: Điều khiển tàu trong luồng hẹp
Mục tiêu:

- Mô tả quy tắc hành trình trong luồng hẹp.
- Nhận biết dấu hiệu, tín hiệu hàng hải trong luồng hẹp.
- Phân tích các thông tin về luồng lạch nơi tàu hoạt động.
- Thực hiện điều khiển tàu trong luồng hẹp.
A. Nội dung:
1. Kiến thức liên quan
1.1. Ảnh hưởng do nông cạn
Một vùng nƣớc đƣợc gọi là vùng nông cạn, khi độ sâu của nó nhỏ hơn 2 dến 3
lần mớn nƣớc của tàu.
Khi con tàu bắt đầu di chuyển trên mặt nƣớc, nó phải chịu sự thay đổi mớn
nƣớc trung bình, đó là hiện tƣợng tàu bị chìm xuống. Việc thay đổi này có thể xuất
hiện tƣơng đƣơng cả về phía trƣớc và phía sau, hoặc là lớn hơn ở phía trƣớc mũi
hoặc lái.
Khi con tàu vào vùng nƣớc nông, dòng nƣớc chiếm chỗ tăng lên, bị hạn chế do
việc giảm khoảng trống cả phía dƣới và trên một hoặc hai mạn tàu.
Lƣợng rẽ nƣớc của tàu quyết định khối lƣợng nƣớc tràn ra xung quanh vỏ tàu
tại tốc độ đã cho.

7


Hình 1-1: Ảnh hƣởng do nông cạn đến thay đổi mớn nƣớc của tàu
Hiện tƣợng tăng mớn nƣớc sẽ xuất hiện ở phía lái hay mũi mạnh hơn. Tàu
càng lớn, mớn nƣớc càng trở nên sâu hơn thì độ chìm thêm càng trở nên quan
trọng.
Ngoài ra, khi đi vào vùng nƣớc nông tốc độ tàu sẽ bị giảm, sóng do tàu chạy
gây ra việc phá hủy lòng, sƣờn dốc kênh luồng, gây mất an toàn cho tàu thuyền
khác hoạt động, neo đậu trong khu vực luồng kênh đó.
1.2. Tính năng quay trở trong vùng nước nông
Khi vào vùng nƣớc nông, độ sâu dƣới ki tàu giảm, làm cho các đặc tính ăn

lái có tốt hơn, một tàu không ổn định trên hƣớng đi trở nên dễ lái hơn và tính không
ổn định giảm.
Đƣờng kính vòng quay trở của tàu tăng khi vào vùng nƣớc nông (độ sâu
bằng 1,2 lần mớn nƣớc của tàu hoặc thấp hơn) đƣờng kính có thể gấp đôi so với
trên biển (chỗ sâu).
Tàu lƣợn vòng nhiều hơn khi lùi.
Độ chúi của tàu thay đổi, mớn nƣớc tăng nhiều hơn ở phía mũi hoặc phía lái.
Những sự thay đổi này xuất hiện khi độ sâu của nƣớc giảm xuống.
1.3. Hiện tượng hút nhau giữa hai tàu
Khi điều động trong luồng lạch hẹp, đôi khi tàu thuyền phải tránh hoặc vƣợt
nhau. Nếu không chú ý thì sẽ xảy ra hiện tƣợng hai tàu va chạm nhau với toàn bộ
thân tàu. Ngƣời ta gọi hiện tƣợng trên là hai tàu hút nhau.
Nguyên nhân của hiện tƣợng hai tàu hút nhau là do hai tàu đi theo hai hƣớng

8
song song với nhau, vƣợt hoặc tránh vƣợt nhau mạn đối mạn gần nhau và đi với tốc
độ lớn.
Khi hai tàu hành trình ở nơi chật hẹp, nếu gần nhau sẽ dễ bị hút nhau.
Nguyên tắc chung để hạn chế hiện tƣợng hút nhau giữa hai tàu:
- Hai tàu nên giữ khoảng cách càng xa nhau càng tốt.
- Tàu nhỏ tránh càng xa tàu lớn càng tốt.
- Hai tàu di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa để lực hút là nhỏ nhất,
duy trì tốc độ máy vừa phải để có thể tăng hiệu quả của bánh lái khi cần thiết.
2. Điều khiển tàu trong luồng hẹp
2.1. Quy định chung
- Tàu thuyền đi trong luồng hẹp, nếu điều kiện thực tế cho phép và đảm bảo
an toàn, phải bám càng sát càng tốt mép bên phải của luồng hay kênh.
- Tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 20m hoặc tàu thuyền buồm không đƣợc
gây trở ngại cho tàu thuyền chỉ có thể hành trình an toàn trong phạm vi giới hạn
của luồng hẹp.

- Tàu thuyền đang đánh cá không đƣợc gây trở ngại cho những tàu thuyền
khác đang hành trình trong phạm vi giới hạn của luồng hẹp.
- Tàu thuyền không đƣợc cắt ngang qua luồng hẹp, nếu việc đó gây trở ngại
cho tàu thuyền chỉ có thể hành trình an toàn trong phạm vi giới hạn của luồng hẹp
đó. Tàu thuyền bị cắt hƣớng có thể sử dụng âm hiệu biểu thị sự nghi ngờ bằng cách
phát ít nhất 5 tiếng còi ngắn nhanh, liên tiếp và có thể phát kèm thêm tín hiệu đèn,
ít nhất là 5 chớp ngắn, nhanh, liên tục nếu nghi ngờ tàu thuyền kia có ý định chạy
cắt ngang qua hƣớng tàu mình.
- Trong luồng hẹp chỉ đƣợc phép vƣợt khi tàu thuyền bị vƣợt đã điều động để
cho phép vƣợt an toàn, tàu thuyền có ý định vƣợt phải báo bằng âm hiệu thích hợp
với ý định của mình nhƣ sau:
Hai tiếng còi dài và tiếp theo là một tiếng còi ngắn ( ) có nghĩa là: “Tôi có ý
định vƣợt về bên mạn phải tàu thuyền của anh”;
Hai tiếng còi dài và tiếp theo hai tiếng còi ngắn ( ) có nghĩa là: “Tôi có ý
định vƣợt về bên mạn trái của tàu thuyền anh”;
Tàu thuyền bị vƣợt nếu đồng ý phải phát tín hiệu gồm 4 tiếng còi: 1 dài, 1
ngắn, 1 dài, 1 ngắn ( ) và phải điều động để cho tàu thuyền kia vƣợt đảm bảo an
toàn. Nếu còn thấy nghi ngờ có thể phát âm hiệu ít nhất 5 tiếng còi ngắn nhanh, liên
tiếp;


9
- Tàu thuyền đi đến gần chỗ ngoặt hoặc một khúc sông hoặc một đoạn luồng
mà ở đó tàu thuyền khác có thể bị các vật chƣớng ngại che khuất, phải phát một
tiếng còi dài. Tàu thuyền ở bên kia chỗ ngoặt hay ở phía sau chƣớng ngại đang che
khuất nghe thấy âm hiệu phải đáp cùng một tiếng còi dài nhƣ thế.
- Nếu hoàn cảnh cho phép, mọi tàu thuyền phải tránh thả neo trong luồng
hẹp.
2.2. Điều khiển tàu đi ngược hướng với tàu thuyền khác
Giai đoạn 1





Giai đoạn 2


Giai đoạn 3


Hình 1-2: Sơ đồ điều khiển tàu đi ngƣợc hƣớng với tàu thuyền khác
trong luồng hẹp

10
- Nếu luồng vừa đủ rộng, thì việc gặp tàu thuyền khác đi ngƣợc hƣớng đơn
giản chỉ là để nó ở mạn bên kia của mình.
- Khi mũi của một tàu đến chính ngang mũi tàu kia, đánh bánh lái sang bên
trái để di chuyển đuôi tàu sang phải cho đến khi nó song song với bờ (giai đoạn 1)
- Sau đó chuyển bánh lái sang phải để chặn việc quay. Khi hai tàu song song
nhau không nên tăng góc lái sang phải ở bƣớc này, nên để cho tàu mình trôi chầm
chậm sang trái sao cho mũi hƣớng ra xa bờ (giai đoạn 2).
- Giai đoạn cuối cùng, khi đuôi của tàu kia qua đuôi tàu mình, do tác dụng
tƣơng hỗ của hiệu ứng bờ sẽ đẩy đuôi tàu ta ra xa bờ hơn và hai tàu sẽ tiếp tục hành
trình an toàn (giai đoạn 3).
2.3. Điều khiển tàu vượt tàu thuyền khác hoặc tàu lai kéo khác
Kỹ thuật điều khiển một con tàu trong khi vƣợt tàu khác thì bình thƣờng và
đảm bảo đƣợc an toàn chừng nào ngƣời điều khiển nhận thức đƣợc rằng tốc độ để
thực hiện việc điều khiển là quan trọng nhất.
Nếu tàu thuyền vuợt ở ngang tàu thuyền hoặc tàu lai kéo khác trong một
khoảng thời gian dài, nó sẽ tạo cho tàu thuyền bị vƣợt khó điều khiển. Đặc biệt, khi

đuôi tàu thuyền đó ở ngang mũi của tàu thuyền đang bị vƣợt. Nên dành cho tàu
thuyền bị vƣợt một khoảng càng rộng càng tốt và duy trì tốc độ vừa phải để làm
giảm tối thiểu khoảng thời gian lúc hai tàu ngang nhau.
Tàu thuyền bị vƣợt giảm tốc độ tới mức thấp nhất nhằm duy trì tính ăn lái
trƣớc khi việc điều động bắt đầu, hơn nữa sẽ giảm thời gian cho việc điều động của
tàu thuyền vƣợt. Khi đang đi qua nhau tàu thuyền có tốc độ thấp hơn, nếu cần có
thể tăng vòng quay của máy, nhằm tăng dòng chảy qua bánh lái và duy trì tính ăn
lái.
Các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
- Khi mũi của tàu vƣợt đi qua phần đuôi tàu bị vƣợt thì xuất hiện lực hút ở
phía mũi làm cho hai tàu quay mũi vào nhau. Khi đó, cả hai tàu đánh bánh lái về
mạn phía bờ của tàu mình để chuyển mũi tàu mình vào bờ cho đến khi nó song
song với bờ (giai đoạn 1)
- Khi hai tàu song song nhau thì xuất hiện lực hút ở phần đuôi của hai tàu,
làm cho phần đuôi của hai tàu dịch chuyển lại gần nhau. Khi đó, cả hai tàu đánh
bánh lái về mạn ngƣợc lại cho mũi hƣớng ra xa bờ (giai đoạn 2).
- Khi phần đuôi của tàu vƣợt đi đến phần mũi của tàu bị vƣợt thì mũi tàu bị
vƣợt bị hút vào phần đuôi của tàu vƣợt và phần đuôi dịch chuyển về phía bờ làm
cho tàu quay ngang rất nguy hiểm. Để khác phục, tàu bị vƣợt đánh bánh lái về mạn
phía bờ cho đến khi đuôi tàu vƣợt đi qua khỏi phía mũi tàu mình (giai đoạn 3).


11












Hình 1-3: Sơ đồ điều khiển tàu đi cùng hƣớng với tàu thuyền khác
trong luồng hẹp
A. Tàu vƣợt; B. Tàu bị vƣợt

2.4. Điều khiển tàu khi chạy tới gần tàu đang neo đậu
Trƣờng hợp này đòi hỏi phải hết sức thận trọng, vì tàu đang neo không có
khả năng tiến hành một động tác tránh né nào cả. Có nguy cơ là đuôi tàu đang neo
sẽ bị hút về phía tàu đang chạy qua.

12
Nếu không có cách gì
tránh đƣợc phải vƣợt qua quá
gần nhau thì phải nhớ rằng tác
động tƣơng hỗ giữa hai con tàu
sẽ đƣợc hạn chế tới mức thấp
nhất bằng cách giảm tốc độ
hoặc cho dừng máy khi chạy
ngang qua.
Ngoài ra, một điều cần
nhớ ở đây là không bao giờ
chạy cắt ngang qua quá gần
phía trƣớc mũi một tàu đang
neo đậu, vì tàu mình có thể sẽ
bị trôi dạt va chạm vào neo
hoặc mũi của tàu neo.





Hình 1-4: Tàu neo bị lực hút
của tàu chạy gần
2.5. Điều khiển tàu khi chạy qua một tàu đang đậu ở cầu
Điều này là thƣờng xảy ra khi tàu chạy trong luồng hẹp, trong sông.
Tàu chạy ngang qua càng gần và tốc độ của nó càng lớn thì lực hút giữa hai
con tàu càng lớn. Chân vịt quay cũng làm lực hút tăng lên, nhƣng không phải lúc
nào cũng có thể dừng máy khi một tàu chạy ngang qua tàu khác.
Các dao động đột ngột của tàu đang đậu trong cầu rất có thể sẽ làm đứt các
dây buộc nếu dây lỏng lẻo, và hậu quả có thể xảy ra thì ai cũng dễ dàng hình dung
đƣợc.
Một tàu chạy ngang qua một tàu khác có thể rơi vào tình trạng rất lúng túng
khi không làm gì đƣợc để giữ cho hai tàu cách xa nhau. Động cơ phải dừng để
giảm cả tốc độ lẫn sức hút của chân vịt. Mũi tàu có xu thế tự nhiên hƣớng ra xa.
Nếu đuôi tàu đến gần tàu kia một cách nguy hiểm thì phải tăng dần tốc độ và
bẻ lái hẳn về phía tàu đang buộc dây.
Càng phải thận trọng hơn nữa khi một tàu chạy ngang qua một tàu khác để
tiến vào cầu tàu gần bên cạnh. Chiếc tàu đang chuyển động phải xin phép khi đến
gần để tránh hút nhau, nhƣng nếu tàu đang đậu trong cầu đƣợc buộc cẩu thả, dây
không căng Nó sẽ trôi đến gần chiếc tàu đang chạy vào. Nếu dây đứt thì rất có
nguy cơ cả hai tàu va chạm vào nhau.



13


Hình 1-5: Dây buộc tàu bị giật đứt khi tàu khác chạy qua


Trong trƣờng hợp trên đây, có ba nguyên tắc quan trọng để tránh tai nạn:
- Chạy chậm ngang qua tàu kia.
- Không chạy quá gần.
- Phải buộc tàu đúng quy cách vào cầu.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi 1: Trình bày quy định chung điều khiển tàu trong luồng hẹp.
Câu hỏi 2: Trình bày hiện tƣợng hút nhau giữ hai tàu
Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu đi trong luồng hẹp trong các
trƣờng hợp đi ngƣợc hƣớng và đi xuôi hƣớng.
Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu đi trong luồng hẹp trong các
trƣờng hợp đi lại gần tàu đang neo và tàu đang đậu cầu
C. Ghi nhớ:
- Ghi nhớ quy định chung điều khiển tàu trong luồng hẹp.
- Ghi nhớ hiện tƣợng hút nhau giữ hai tàu



14
Bài 2: Điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế
Mục tiêu:
- Nhận biết dấu hiệu tầm nhìn xa bị hạn chế.
- Mô tả quy tắc hành trình và điều động khi tầm nhìn xa bị hạn chế.
- Phân biệt tàu thuyền đang đến gần thông qua tín hiệu âm thanh, ánh sáng
- Thực hiện điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hanh chế
A. Nội dung:
1. Kiến thức liên quan
1.1. Tầm nhìn xa bị hạn chế
- Tầm nhìn xa bị hạn chế, hiểu theo Qui tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm

tàu thuyền trên biển 72 và kinh nghiệm những ngƣời đi biển là khi tầm nhìn khoảng
2  3 hải lý, nhƣng khi đang hành trình mà thấy tầm nhìn giảm xuống còn 5 hải lý
ngƣời ta đã bắt đầu quan niệm tầm nhìn xa bị hạn chế.
- Tầm nhìn xa bị hạn chế có nghĩa là bất cứ điều kiện nào mà tầm nhìn bị giảm
xuống nhƣ sƣơng mù, mƣa tuyết, bão cát Tầm nhìn xa bị hạn chế ảnh hƣởng trực
tiếp đến công tác an toàn hàng hải của tàu thuyền.
1.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn
- Do tàu sử dụng tốc độ quá lớn.
- Do thiếu sót và sai lầm của ngƣời điều khiển tàu trong việc quan sát bằng
Radar, mắt
- Không xử lý kịp thời trƣớc các tình huống có thể xẩy ra va chạm
- Không tuân thủ nghiêm chỉnh theo Qui tắc tránh va -72.
1.3. Phương pháp điều khiển tàu
Giai đoạn 1: Cho đến khi phát hiện sự có mặt của tàu thuyền thứ 2 trên màn
ảnh Radar, cần phải đi với tốc độ an toàn, phát tín hiệu sƣơng mù kể cả trƣớc khi
vào sƣơng mù. Tăng cƣờng cảnh giới, theo dõi và xác định các thông số chuyển
động của mục tiêu trên Radar.
Giai đoạn 2: Sơ bộ xác định các thông số tránh va của tàu thuyền mục tiêu
Chƣa hành động khi chƣa xác định rõ các thông tin của tàu mục tiêu.
Giai đoạn 3: Hành động tránh va theo điều 19 của Qui tắc tránh va-72 (có thể
thay đổi hƣớng hoặc tốc độ hoặc kết hợp để tránh va chạm). Nếu nguy cơ 2 tàu đã
quá gần nhau thì tàu thuyền mình phải ngừng máy hoặc cho máy lùi, thậm chí thả
neo để tàu kia đi qua (nếu điều kiện cho phép). Cần chú ý mọi tàu thuyền đều phải
có hành động thích hợp.

15
1.4. Quy tắc Hành trình của tàu thuyền khi tầm nhìn xa bị hạn chế
Tàu thuyền không nhìn thấy nhau bằng mắt thƣờng khi hành trình trong hay
gần những vùng mà tầm nhìn xa bị hạn chế phải thực hiện quy tắc sau.
- Mọi tàu thuyền phải hành trình với tốc độ an toàn phù hợp với hoàn cảnh

thực tế xảy ra và điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế. Tàu thuyền máy phải chuẩn bị
máy sẵn sàng để có thể điều động đƣợc ngay tức khắc khi cần thiết.
- Mọi tàu thuyền phải hết sức thận trọng, cân nhắc hành động cho phù hợp
với hoàn cảnh thực tế và điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế.
- Tàu thuyền chỉ phát hiện đƣợc một tàu thuyền khác bằng radar phải xác
định xem tình huống có dẫn tới quá gần nhau và (hoặc) có xảy ra đâm va không,
nếu có tình trạng đó xảy ra thì phải có những biện pháp xử lý kịp thời, nếu biện
pháp sẽ chọn là thay đổi hƣớng đi thì trong chừng mực có thể đƣợc, tránh:
+ Thay đổi hƣớng đi về phía bên trái, nếu tàu thuyền khác đang ở trƣớc trục
ngang và không phải là tàu thuyền đang bị vƣợt;
+ Thay đổi hƣớng đi về phía tàu thuyền đang ở vị trí chính ngang hoặc ở
phía sau hƣớng chính ngang của tàu mình.
- Trừ khi đã khẳng định đƣợc là không có nguy cơ đâm va, mọi tàu thuyền
khi nghe đƣợc âm hiệu xa mù của một tàu thuyền khác ƣớc chừng ở phía trƣớc trục
ngang của mình hay khi không thể tránh đƣợc tình huống quá gần tàu thuyền khác
đang ở phía trƣớc trục ngang thì phải giảm tốc độ đến mức thấp nhất, đủ để cho tàu
ăn lái. Nếu xét thấy cần thiết phải phá trớn và trong mọi tình huồng phải hết sức
thận trọng cho đến khi không có nguy cơ đâm va nữa.
2. Điều khiển tàu hành trình khi tầm nhìn xa bị hạn chế
- Cảnh giới, quan sát: Phân công ngƣời thƣờng xuyên duy trì công tác cảnh
giới bằng mắt nhìn và tai nghe một cách thích đáng, đồng thời phải sử dụng tất cả
các thiết bị sẵn có phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế để
đánh giá đầy đủ tình huống và nguy cơ đâm va.
- Dẫn tàu đi với tốc độ an toàn.
- Thƣờng xuyên phát tín hiệu âm thanh khi tầm nhìn xa bị hạn chế:
+ Tàu thuyền máy đang còn trớn, cứ cách không quá 2 phút phải phát một
tiếng còi dài.
+ Tàu thuyền máy đang hành trình, nhƣng đã dừng máy và hết trớn, cứ
không quá 2 phút phải phát hai tiếng còi dài liên tiếp, tiếng này cách tiếng kia
chừng 2 giây.

+ Tàu thuyền mất khả năng điều động, tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều
động, tàu thuyền bị mớn nƣớc không chế, tàu thuyền buồm, tàu thuyền đang đánh

16
cá và tàu thuyền đang lai kéo hoặc đẩy một tàu thuyền khác, cứ cách không quá hai
phút phải phát ba tiếng còi liên tiếp gồm 1 tiếng còi dài tiếp theo là 2 tiếng còi
ngắn.
+ Tàu thuyền đánh cá khi neo và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động
đang làm nhiệm vụ của mình khi neo, cứ cách không quá hai phút phải phát ba
tiếng còi liên tiếp gồm 1 tiếng còi dài tiếp theo là 2 tiếng còi ngắn.
3. Điều khiển tàu tránh nguy cơ va chạm
3.1. Phân tích nguy cơ va chạm
Khi nhận đƣợc tín hiệu sa mù từ tàu thuyền khác, cần phải theo dõi tín hiệu đó
một cách liên tục; phân tích, đánh giá tƣơng quan vị trí giữa hai tàu thay đổi nhƣ
thế nào và đƣa ra kết luận:
- Hai tàu tiến lại gần nhau không?
- Nếu hai tàu tiến lại gần nhau thì có dẫn đến nguy cơ va chạm không?
3.2. Hành động của tàu mình
Sau khi phân tích, đánh giá xét thấy có nguy cơ va chạm xẩy ra thì:
- Giảm tốc độ đến mức thấp nhất, đủ để cho tàu ăn lái. Nếu xét thấy cần thiết
phải phá trớn và trong mọi tình huồng phải hết sức thận trọng cho đến khi không có
nguy cơ đâm va nữa.
- Nếu phải thay đổi hƣớng đi, trong điều kiện cho phép, tránh cắt trƣớc mũi
tàu thuyền kia.
- Phát tín hiệu điều động của tàu mình.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi: trình bày Quy tắc Hành trình của tàu thuyền khi tầm nhìn xa bị hạn
chế.
- Bài tập thực hành: Thực hành điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế.
C. Ghi nhớ:

- Ghi nhớ các nguyên nhân xẩy ra tai nạn khi điều khiển tàu trong điều kiện
tầm nhìn xa bị hạn chế.
- Ghi nhớ công tác cảnh giới khi điều khiển tàu trong điều kiện tầm nhìn xa bị
hạn chế.




17
Bài 3: Điều khiển tàu tránh va trên biển
Mục tiêu:
- Phân biệt tàu thuyền đang đến gần thông qua đèn tín hiệu, dấu hiệu, tín hiệu
âm thanh, ánh sáng.
- Mô tả quy tắc điều động tránh va chạm tàu trên biển.
- Thực hiện điều khiển tàu tránh va trên biển
A. Nội dung:
1. Kiến thức liên quan
1.1. Tính chất đèn hiệu của tàu thuyền
Loại đèn
Màu sắc
Cung chiếu
sáng
Cự ly nhìn thấy
L ≥ 50m
20m ≤L < 50m
12m≤ L < 20m
L < 12m
Đèn cột
Trắng
225

0
6
5
3
3
Đèn mạn
Đỏ, xanh
lục
112,5
0
3
2
2
1
Đèn lái
Trắng
135
0
3
2
2
2
Đèn lai kéo
Vàng
135
0
3
2
2
2

Đèn chiếu
sáng khắp
bốn phía
Đỏ, xanh
lục, trắng,
vàng
360
0
3
2
2
2
Đèn chớp
Vàng
360
0
3
2
2
2
Ký hiệu trong bảng đèn hiệu:
L - chiều dài của tàu
1.2. Dấu hiệu ban ngày của các loại tàu thuyền
Hình quả cầu
Hình nón
Hình trụ
Hình thoi
Hai hình nón
châu đỉnh chóp



a > 0,6 mét

a > 0,6 mét

a > 0,6 mét

a > 0,6 mét

a > 0,6 mét


18
1.3. Quy định mang đèn và dấu hiệu cho tàu thuyền đánh cá
1.3.1. Tàu thuyền máy đang hành trình
Tàu thuyền đánh cá lắp máy khi không làm
nhiệm vụ đánh cá thì đƣợc xem là tàu
thuyền máy đang hành trình phải mang:
- Đèn cột, các đèn mạn và đèn lái;
- Nếu tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 12
mét có thể thay thế các đèn nói trên bằng
một đèn chiếu sáng khắp bốn phía treo ở
nơi dễ nhìn thấy nhất.

1.3.2. Tàu thuyền máy đang neo

Ban ngày

Ban đêm


1.3.3. Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét, hết trớn

Nhìn từ mạn phải

Nhìn từ mũi

19

Nhìn từ lái


Dấu hiệu ban ngày
1.3.3. Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét, còn trớn
Nhìn từ mạn phải


Nhìn từ mũi

Nhìn từ lái
Dấu hiệu ban ngày

20
1.3.4. Tàu thuyền đang đánh cá bằng ngư cụ không phải là lưới vét, hết trớn

Nhìn từ mạn phải

Nhìn từ mũi


Nhìn từ lái


Dấu hiệu ban ngày
1.3.5. Tàu thuyền đang đánh cá bằng ngư cụ không phải là lưới vét, còn trớn,
lưới trải dài trên biển cach xa tàu trên 150m

Nhìn từ mạn phải

Nhìn từ mũi

21

Nhìn từ lái

Dấu hiệu ban ngày

1.4. Trách nhiệm tương quan giữa các tàu thuyền
1.4.1. Tàu thuyền máy đang hành trình phải nhường đường cho:
a) Tàu thuyền mất khả năng điều động;
b) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;
c) Tàu thuyền đang đánh cá;
d) Tầu thuyền buồm;.
1.4.2. Tàu thuyền buồm đang hành trình phải nhường đường cho:
a) Tàu thuyền mất khả năng điều động;
b) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;
c) Tàu thuyền đang đánh cá.
1.4.3. Tàu thuyền đang đánh cá và hành trình, với mức độ có thể được phải
nhường đường cho:
a) Tàu thuyền mất khả năng điều động;
b) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động.
2. Điều khiển tàu tránh va

Khi hai tàu tiến lại gần nhau có nguy cơ xẩy ra va chạm, căn cứ trách nhiệm
tƣơng quan giữa hai tàu và Quy tắc tránh va (xem phụ lục) để mỗi tàu chủ động
điều khiển tàu mình tránh va có hiệu quả, dƣới đây là một số trƣờng hợp cụ thể
thƣờng gặp đối với tàu cá:
2.1. Hai tàu thuyền máy gặp nhau (bao gồm cả tàu thuyền đánh cá, nhƣng
không làm nhiệm vụ đánh cá, đang hành trình)

22
Khi hai tàu thuyền máy đi đối
hƣớng hoặc gần nhƣ đối hƣớng
nhau dẫn đến nguy cơ đâm va thì
mỗi tàu thuyền phải chuyển
hƣớng đi về phía bên phải của
mình để cả hai tàu thuyền đi qua
nhau về phía bên trái.


Khi hai tàu thuyền máy đi
cắt hƣớng nhau đến mức có nguy
cơ đâm va thì tàu thuyền nào nhìn
thấy tàu thuyền kia ở bên mạn
phải của mình thì phải nhƣờng
đƣờng cho tàu thuyền đó và nếu
hoàn cảnh cho phép phải tránh đi
qua phía trƣớc mũi của tàu thuyền
đó.

2.2. Hai tàu thuyền đang đánh cá gặp nhau
Khi hai tàu thuyền đang đánh
cá đi đối hƣớng hoặc gần nhƣ đối

hƣớng nhau dẫn đến nguy cơ đâm
va thì mỗi tàu thuyền phải chuyển
hƣớng đi về phía bên phải của
mình để cả hai tàu thuyền đi qua
nhau về phía bên trái.



Khi hai tàu thuyền đang đánh cá đi
cắt hƣớng nhau đến mức có nguy
cơ đâm va thì tàu thuyền nào nhìn
thấy tàu thuyền kia ở bên mạn phải
của mình thì phải nhƣờng đƣờng
cho tàu thuyền đó và nếu hoàn
cảnh cho phép phải tránh đi qua
phía trƣớc mũi của tàu thuyền đó.


23
2.3. Tàu thuyền máy gặp tàu thuyền đánh cá
- Khi tàu thuyền máy và tàu
thuyền đang đánh cá đi đối hƣớng
hoặc gần nhƣ đối hƣớng nhau dẫn
đến nguy cơ đâm va thì:
+ Tàu thuyền máy phải
nhƣờng đƣờng cho tàu thuyền
đang đánh cá và chủ động điều
khiển tàu mình tránh xa tàu
thuyền đó cho đến khi nó ở sau
lái của mình.

+ Tàu thuyền đang đánh cá
giữ nguyên hƣớng đi và tốc độ,
thƣờng xuyên theo dõi hành động
của tàu thuyền kia. Nếu cần thiết
phải điều khiển tàu mình để tránh
nguy cơ va chạm.

- Khi tàu thuyền máy và tàu
thuyền đang đánh cá đi cắt hƣớng
nhau đến mức có nguy cơ đâm va
thì tàu thuyền máy phải nhƣờng
đƣờng cho tàu thuyền đang đánh
cá và nếu hoàn cảnh cho phép
phải tránh đi qua phía trƣớc mũi
của tàu thuyền đó.

2.4. Tàu thuyền đánh cá gặp tàu thuyền buồm
- Khi tàu thuyền buồm và tàu
thuyền đang đánh cá đi đối hƣớng
hoặc gần nhƣ đối hƣớng nhau dẫn
đến nguy cơ đâm va thì:
+ Tàu thuyền buồm phải nhƣờng
đƣờng cho tàu thuyền đang đánh cá
và chủ động điều khiển tàu mình
tránh xa tàu thuyền đó cho đến khi
nó ở sau lái của mình.


24
+ Tàu thuyền đang đánh cá giữ nguyên hƣớng đi và tốc độ, thƣờng xuyên

theo dõi hành động của tàu thuyền kia. Nếu cần thiết phải điều khiển tàu mình để
tránh nguy cơ va chạm.
2.5. Tàu đánh cá gặp tàu bị hạn chế khả năng điều động
- Khi tàu thuyền đang đánh cá
và tàu thuyền bị hạn chế khả năng
điều động đi đối hƣớng nhau hoặc
gần nhƣ đối hƣớng nhau dẫn đến
nguy cơ va chạm thì tàu thuyền
đang đánh cá phải nhƣờng đƣờng
cho tàu thuyền bị hạn chế khả năng
điều động.


- Khi tàu thuyền đang đánh cá
và tàu thuyền bị hạn chế khả năng
điều động đi cắt hƣớng nhau đến
mức có nguy cơ đâm va thì tàu
thuyền đang đánh cá phải nhƣờng
đƣờng cho tàu thuyền bị hạn chế
khả năng điều động và nếu hoàn
cảnh cho phép phải tránh đi qua
phía trƣớc mũi của tàu thuyền đó.

2.6. Tàu đánh cá gặp tàu mất khả năng điều động
- Khi tàu thuyền đang đánh cá
và tàu thuyền mất khả năng điều
động đi đối hƣớng nhau hoặc gần
nhƣ đối hƣớng nhau dẫn đến nguy
cơ va chạm thì tàu thuyền đang đánh
cá phải nhƣờng đƣờng cho tàu

thuyền mất khả năng.


×